Read more
Osho – Đại Thủ Ấn
Chương 8. Chặt đứt gốc rễ
“Như chặt đứt rễ của cây
Thì bao nhiêu lá sẽ rơi rụng
Cắt đứt gốc rễ phiền não trong tâm
Thì bao nhiêu hành nghiệp đều tiêu tan.
Như ánh sáng của ngọn đèn được thắp lên
Sẽ đẩy lùi bóng tối của u mê dầy đặc
Ánh sáng giác ngộ chiếu diệu mạnh mẽ trong tâm
Chỉ một lóe sáng cũng thiêu hủy hết màn vô minh
Kẻ nào còn bám chắc vào cái thấy do vọng tâm
Sẽ không thấu rõ được sự thật Vượt ngoài tâm
Kẻ nào còn cố chấp vào các Pháp thực hành
Sẽ không tìm thấy chân lý Bên Kia Sự Thực Hành.
Để biết được điều gì Siêu Việt
qua sự đối đãi giữa tâm và sự tu tập
Phải cắt sạch gốc rễ của vọng tưởng trong tâm.
Bằng con mắt chân thật
Con phải phá vỡ mọi sự phân biệt
Và lắng yên trong an lạc…”
Bám chắc là vướng mắc, không bám chắc là tự do. Giây phút bạn chọn lựa, bạn đã rơi vào bẫy sập của thế gian. Nếu bạn cưỡng lại sự cám dỗ để lựa chọn, nếu bạn không lựa chọn tỉnh thức, bẫy sập biến mất theo sự hài hoà của nó. Khi bạn không lựa chọn, bạn không giúp cái bẫy tồn tại nơi đó… Cái bẫy tạo ra bởi sự lựa chọn của bạn. Vì vậy, từ ngữ “lựa chọn” phải thấu hiểu sâu sắc. Chỉ xuyên qua sự thấu hiểu này, thì sự vô chọn lựa này khai hoa trong bạn.
Tại sao bạn vẫn vô lựa chọn? Tại sao nó xảy ra giây phút bạn nhận thấy người hay vật, lập tức đợt sóng vi tế của sự lựa chọn tràn ngập trong bạn? Thậm chí, bạn không nhận biết bạn đang lựa chọn? Một người con gái đi ngang qua, bạn nói rằng cô xinh đẹp. Bạn không đề cập gì về sự lựa chọn của bạn, nhưng sự lựa chọn đã đi vào. Đề cập người con gái là xinh đẹp, có ý rằng “Tôi muốn được chọn cô.” Thật ra, tận đáy lòng, bạn đã chọn. Bạn trong cái bẫy rồi. Hạt giống rơi xuống mảnh đất.
Không sớm thì muộn sẽ nẩy mầm. Sẽ có thực vật và cây cối. Giây phút bạn nói “Chiếc xe này đẹp”, sự lựa chọn đã bước vào. Có lẽ, bạn không nhận thức bạn đã lựa chọn, rằng bạn muốn được chiếc xe đó. Trong tâm, ảo tưởng đã nẩy sinh. Khi bạn khen một cái gì đẹp, ý của bạn là bạn muốn nó. Khi bạn chê cái gì xấu, ý bạn là bạn không muốn nó.
Sự lựa chọn là vi tế. Hành giả phải nhận biết nó chính giây phút đó. Mỗi khi bạn muốn khen chê, hãy nhớ đến điều này: Sự phát biểu không phải đơn thuần chỉ phát biểu, có một cái gì đã xảy ra trong vô thức. Đừng phân biệt. Giữa sự xa lạ. Đừng cho cái này đẹp, cái kia xấu, cái này tốt, cái kia không tốt. Phẩm tính tốt và xấu được đặt để bởi bạn. Mọi sự không có gì tốt hay không có gì là xấu. Chúng như thực tướng của chúng… Phẩm tính của bản thể… tốt hay xấu đều tạo ra bởi bạn. Nó là sự dịch giải của bạn. Ý của bạn là gì khi bạn khen nó đẹp? Có tiêu chuẩn nào đặt ra cho vẻ đẹp? Bạn có thể chứng minh nó là đẹp chăng? Khi đứng cạnh bạn, có người suy nghĩ, “Thật là xấu quá.” Không khách quan lắm. Không một ai có thể chứng minh những gì được gọi là đẹp. Hàng nghìn tác phẩm được viết về sự chân thiện mỹ. Nó là một hành trình gian nan, dai dẳng cho trí thức gia, tư duy và triết gia để định nghĩa “đẹp” là gì. Họ vẫn chưa đủ khả năng để diễn đạt nó. Họ sáng tác nhiều đại tác phẩm, những luận lý. Họ diễn đạt vòng vòng, nhưng không một ai đủ khả năng diễn tả đẹp là gì. Thật không thể nào…Không có cái gì hiện hữu như là đẹp và xấu.
Nó là sự dịch giải của bạn. Trước tiên, bạn tạo nên sự đẹp. Vì vậy, tôi mới nói rằng, bạn tự giăng cái bẫy và sau đó bạn rơi trong nó. Trước tiên, bạn cho là khuôn mặt này đẹp. Đây là sự cấu tạo của bạn. Nó chỉ là sự tưởng tượng của bạn, là sự dịch giải của bạn, không phải hiện thực. Chỉ là tâm lý… Chính bạn rơi vào bẫy. Bạn đào cái hố, bạn rơi vào nó, rồi bạn kêu cứu. Bạn kêu cứu, mong chờ sự cứu rỗi. Không có gì cần phải lo, Mật Tông dạy, bạn đơn thuần nhận thức toàn bộ mưu mẹo. Tất cả đều là sự sáng tạo của bạn. Nếu không có loài người trên trái đất này, sẽ có xấu và đẹp hay không? Cây cối sẽ có đó, dĩ nhiên. Chúng sẽ nở hoa, dĩ nhiên. Mưa sẽ rơi xuống, và xuân hạ thu đông tiếp diễn hết mùa này đến mùa khác, nhưng sẽ không có gì xấu và đẹp.
Nó sẽ biến mất với loài người và tâm của họ. Mặt trời sẽ mọc. Màn đêm sẽ tràn ngập các vì sao, nhưng sẽ không có gì đẹp, không có gì xấu. Chỉ có loài người gây nên náo động. Loài người không hiện hữu nữa, sự dịch giải cũng chấm dứt. Trong thiên nhiên, không có gì là tốt, không có gì là xấu. Nên nhớ, Mật Tông là con đường buông xả và tự nhiên. Nó muốn mang bạn vào hiện tượng tự nhiên và sâu thẳm nhất của sự sống. Nó muốn bạn buông bỏ từ tâm. Tâm tạo quá nhiều phân biệt.
Tâm muốn chọn cái này, không chọn cái kia. Từ đó, bạn bám víu. Hãy nhận biết toàn bộ hiện tượng. Chỉ cần quán sát, không cần gì hết. Không cần tu tập gì cả. Chỉ quan sát toàn bộ bối cảnh. Vấng trăng đẹp, tại sao? Hằng bao nhiêu thế kỷ qua, bạn đã bị điều kiện hóa vấng trăng là đẹp. Hằng bao thế kỷ, các thi sĩ ca tụng mặt trăng. Hằng thế kỷ, mọi người tin như vậy. Nó đã ăn sâu. Dĩ nhiên, có một vài điều về mặt trăng. Nó rất tịnh tĩnh. Bạn cảm giác an lạc. Ánh trăng mang đến cảm giác hương vị huyền bí toàn khắp thiên nhiên. Nó như sự thôi miên. Bạn cảm giác có một chút buồn ngủ, tỉnh dậy và mọi sự đều thật đẹp. Nó tạo nên sự huyền ảo với thế gian này. Vì vậy, chúng ta gọi người mất trí là “Lunatics”. Từ ngữ “Lunatic” bắt nguồn từ từ ngữ “vầng trăng”. “Moonstruck” Họ đã bị gàn dở vì trăng.. Mặt trăng tạo nên loại mất trí, hội chứng loạn thần kinh. Có lẽ nó liên quan đến nước trong thân… như đại dương bị ảnh hưởng với mặt trăng, tạo nên thủy triều. Thân bạn có chin mươi phần trăm là nước biển. Nếu bạn hỏi các nhà sinh lý học gia, họ sẽ nói rằng có những gì xảy ra trong thân gây ra bởi mặt trăng, bởi thân bạn vẫn là một thành phần của biển. Nhân loại khởi nguyên từ đại dương đi vào đất liền. Nền tảng sự sống sinh ra từ biển. Khi toàn bộ đại dương ảnh hưởng, dĩ nhiên, tất cả các loài thủy vật đều bị mặt trăng ảnh hưởng. Chúng là một phần của đại dương. Nhân loại cũng bắt nguồn từ biển cả. Họ đã du hành rất xa, nhưng không khác biệt. Thân họ vẫn phản ứng như nhau. Chín mươi phần trăm thân bạn là nước biển, không chỉ nước, với hóa chất giống nhau, với mùi mặn như vậy.
Trong tử cung, ấu nhi bơi lội khoảng chín tháng. Tử cung của người mẹ đầy ngập nước biển. Vì vậy, khi phụ nữ mang thai, họ ăn nhiều muối hơn. Tử cung họ cần nhiều muối, để giữ quân bình lượng muối. Ấu nhi sẽ trải qua tất cả mọi giai đoạn nhân loại trải qua. Khởi đầu, nó như một hải ngư, chuyển động trong buồng trứng của người mẹ. Mỗi giây phút, trong chín tháng, nó trải qua hàng triệu năm so với sự sống phát triển bên ngoài. Các nhà sinh lý học nhận thức rằng một ấu nhi trải qua tất cả giai đoạn của sự sống trong chín tháng. Có lẽ, mặt trăng ảnh hưởng bạn, nhưng không có gì gọi là cái đẹp…
Nó là hiện tượng hóa chất. Có những đôi mắt bạn cảm giác cực kỳ quyến rũ. Chuyện gì xảy ra? Đôi mắt đó nhất định có phẩm tính gì đó, phẩm tính hóa chất, phẩm chất điện lực trong chúng. Chúng nhất định thả ra luồng lực lượng nào đó… và bạn bị ảnh hưởng. Bạn cho rằng những đôi mắt đó đầy sự thôi miên, như đôi mắt Hitler. Bạn nói rằng những đôi mắt đó đầy ma lực. Ý của bạn là gì khi gọi là đẹp?
Bạn đã bị ảnh hưởng. Thật sự, khi bạn nói những gì đẹp, bạn không nói nó là đẹp. Bạn đang có ý rằng bạn bị ảnh hưởng trong chiều hướng tốt. Khi bạn nói điều gì xấu xa, bạn đang nói bạn bị ảnh hưởng trong chiều hướng xấu. Bạn khó chịu hay bạn bị hấp dẫn. Khi bạn bị hấp dẫn, đó là đẹp. Khi bạn khó chịu, đó là xấu. Nó là bạn, không thể đối tượng, bởi vẫn đối tượng đó có thể hấp dẫn người khác. Xảy ra hàng ngày. Mọi người luôn kinh ngạc bởi người khác. Họ nói “Người này lại đi yêu người phụ nữ đó! Thật lạ lùng!” Không ai có thể tin điều đó lại xảy ra. Người con gái này vô cùng xấu xí, nhưng đối với người đàn ông này, cô lại là một giai nhân tuyệt thế49. Làm sao bây giờ? Không có đối tượng tiêu chuẩn. Thật sự không có.
Mật Tông dạy: Nên nhớ, mỗi khi bạn chọn điều gì, mỗi khi bạn quyết định thuận hay chống một điều gì, tâm bạn đang giở trò mưu mẹo. Đừng khen một cái gì đẹp, chỉ đơn giản nói “Tôi bị ảnh hưởng trong chiều hướng tốt.” Nhưng căn bản cái “Ta” vẫn hiện diện. Nếu một khi bạn hoán đổi toàn bộ hiện tượng trên đối tượng, từ đó, không thể nào giải quyết được nữa bởi ở bước khởi đầu, bạn đã sai rồi. Bạn lỡ mất gốc rễ của nó. Gốc rễ là bạn. Nếu bạn bị ảnh hưởng, có nghĩa là tâm bạn bị ảnh hưởng theo đường lối nhất định nào đó. Từ sự mến chuộng đó, bản thể bị ảnh hưởng, tạo nên cái bẫy, bạn bị rơi vào đó, và từ đó, bạn vận hành. Trước tiên, bạn tạo nên hình ảnh một người thanh niên khôi ngô tuấn tú, sau đó, bạn chạy đuổi theo anh. Sau một vài ngày sống với người thanh niên khôi ngô tuấn tú hay một người con gái xinh đẹp tuyệt thế, mọi giấc mơ lả tả rơi xuống đất. Đột nhiên, bạn tỉnh thức hơn, hình như bạn mới bị lường gạt, rằng người con gái này thật ra rất tầm thường. Bạn tư duy cô là Laila hay là Juliet, hay bạn tư duy anh là Majnu hay Romeo. Bất ngờ, sau một vài ngày, những cơn huyễn mộng đều tan biến thành mây khói. Người con gái diễm kiều, người thanh niên tuấn tú biến thành tầm thường. Bạn cảm thấy ghê tởm! Như có ai đang lường gạt bạn.
Không một ai lường gạt bạn. Không có gì rơi rớt từ người nam hay người nữ này. Chỉ giấc mộng đẹp của bạn bị tan vỡ mà thôi. Ảo ảnh không thể tồn tại lâu. Bạn có thể có ảo tưởng về chúng, nhưng bạn không thể giữ chúng lâu dài. Ảo tưởng vẫn là ảo tưởng! Nếu bạn thật sự muốn tiếp diễn giấc mộng đẹp của bạn, nếu bạn thấy một người con gái đẹp, lập tức trốn tránh cô càng nhanh càng tốt. Từ đó, bạn sẽ luôn nhớ mãi cô là người con gái xinh đẹp nhất thế gian. Như vậy, ảo tưởng sẽ không bao giờ tìm đến thực tại. Sẽ không có sự tan vỡ. Bạn có thể ca hát vang trời, hay khóc lóc vì nàng, nhưng đừng bao giờ đến gần nàng! Bạn càng đến gần nàng, thực tại càng rõ rệt, tự tại của đối tượng càng rõ ràng, tự nó hiển lộ. Khi có sự xung đột giữa thực tại đối tượng và ảo tưởng, dĩ nhiên, bạn nhận biết ai là kẻ thất bại… ảo tưởng của bạn. Đối tượng thực tại không thể tiêu tan. Đây là bối cảnh. Mật Tông dạy rằng hãy nên tỉnh thức: Không ai lừa dối bạn ngoại trừ chính bạn. Người con gái không nỗ lực cực kỳ diễm kiều. Cô không tạo nên ảo tưởng chung quanh cô. Bạn tạo nên nó chung quanh cô. Bạn tin nó. Bây giờ, bạn không biết bạn phải làm gì, bởi ảo tưởng không thể tiếp tục chống đối thực tại. Giấc mơ phải tan vỡ... Tiêu chuẩn là vậy.
Ấn Độ giáo tại Đông phương đặt ra tiêu chuẩn Sự thật. Họ bảo rằng sự thật là điều sẽ vĩnh viễn tồn tại, tồn tại mãi mãi và mãi mãi. Điều không thật sẽ thoáng qua trong chốc lát và sự bất diệt tức là Chân lý. Sự sống là bất diệt. Vạn pháp là bất diệt. Tâm là chốc lát…Vì vậy, bất cứ những gì tâm mang đến sự sống chỉ thoáng qua trong chốc lát. Nó là mầu sắc mà tâm muốn mang đến cho sự sống. Nó là sự dịch giải. Sau khi sự dịch giải thành toàn, tâm thay đổi. Tâm là dòng tuôn chảy. Nó phải thay đổi. Vào lúc, bạn nhận thức người thanh niên này khôi ngô tuấn tú, tâm đã thay đổi rồi. Bạn yêu một cái gì vốn không còn hiện hữu, thậm chí cả tâm bạn.
Mật Tông dạy: Thấu hiểu cơ cấu của tâm và chặt đứt mọi gốc rễ. Đừng lựa chọn, bởi khi bạn lựa chọn, bạn đồng hóa. Bất cứ điều gì bạn chọn lựa, bạn trở thành, trong đường lối nhất định, thành một với nó. Nếu bạn thích một chiếc xe, bạn trở thành phụ thuộc chiếc xe đó theo đường lối nhất định. Bạn gần gũi với chiếc xe đó hơn. Nếu chiếc xe bạn mất cắp, có một cái gì trong bạn bị mất cắp. Nếu máy xe bị hư hỏng, có điều gì hư hỏng trong bạn. Nếu bạn yêu thích một căn nhà, bạn trở thành lệ thuộc với căn nhà. Yêu có nghĩa là đồng hóa. Như bạn đặt hai cây đèn cầy gần nhau, gần nhau hơn nữa… chúng trở thành một. Độ nóng, sự cháy của lửa… và chúng tan chảy thành một. Đây là sự đồng hóa. Với mỗi phần của bạn phải trở thành sự vật.
Sự lựa chọn mang đến sự đồng hóa. Sự đồng hóa mang đến trạng thái thôi miên của giấc ngủ. Gurdjieff có một bài học dạy dỗ cho học trò của ông, và bài học đó là đừng bị đồng hóa. Toàn học viện của ông, tất cả thiện xảo phương tiện của ông, phương pháp, môi trường, căn bản dựa trên một nền tảng duy nhất, và nền tảng này: Đừng bị đồng hóa.
Bạn đang khóc. Khi bạn đang khóc, bạn trở thành một với sự khóc. Không ai quan sát. Không ai thấy. Hãy cảnh giác và nhận biết nó. Bạn đang đánh mất bạn trong sự khóc. Bạn trở thành một với đôi dòng nước mắt và đôi mắt sưng đỏ. Trái tim bạn trong cơn khủng hoảng. Các vị thầy như Gurdjieff, khi họ dạy đừng bị đồng hóa, họ có ý rằng, “ Hãy khóc đi. Không có gì sai hết. Chỉ đứng một bên và trực diện nó… Đừng bị đồng hóa.” Đây là một kinh nghiệm tuyệt vời nếu bạn có thể đứng một bên. Hãy khóc! Hãy để dòng lệ tuôn chảy. Đừng đè nén nó bởi sự đè nén này không giúp đỡ được ai. Hãy đứng một bên. Điều này có thể thực hành, bởi bản thể nội tại là một chứng nhân. Không bao giờ là người hành.
Mỗi khi bạn tư duy đây là người hành, bạn bị đồng hóa. Không bao giờ là người hành. Bạn có thể đi bộ hết trái đất... bản thể nội tại không bao giờ bước một bước nào. Bạn có thể mơ hàng triệu giấc mơ, bản thể nội tại bạn không bao giờ mơ đến một giấc mơ. Mọi vận hành đều trên bề mặt. Tận cùng chiều sâu bản thể nội tại không có sự huyển động nào.
Mọi vận hành đều nằm ở ngoài vòng ngoại biên, chỉ như bánh xe di động, nhưng tại trung tâm, không có gì chuyển động. Tại trung tâm, mọi sự tồn tại như thực tướng của nó. Trên trung tâm, bánh xe vận hành. Hãy nhớ trung tâm này! Quán chiếu mọi cử chỉ, mọi hành động, mọi đồng hóa, và khoảng cách được tạo ra. Mỗi giây phút trôi qua, khoảng cách hiện diện trong sự sống… Người cảnh giác và tâm hành thành hai. Bạn có thể nhận thấy chính bạn đang cười. Bạn có thể nhận biết chính bạn đang khóc. Bạn có thể nhận thấy chính bạn đang tản bộ, đang ăn, đang hành xử nhiều việc. Bất cứ những gì xảy ra chung quanh, bạn vẫn là người thấy. Bạn không lao mình vào và trở thành một với bất cứ những gì bạn đang nhận thấy.
Đây là một khó khăn. Bất cứ những gì xảy ra, bạn bắt đầu tự nhủ: Bạn đang đói. Bạn nói “Tôi đang đói.” Bạn đồng hóa với sự đói. Chỉ trực diện nội tại, bạn đói, hay là sự đói đang xảy ra với bạn? Bạn đói hay là bạn nhận biết sự đói đang xảy ra trong thân? Bạn không thể đói. Nếu không, khi cơn đói chấm dứt, bạn sẽ ở đâu? Khi bạn ăn ngon, bụng no nê, bạn thoả mãn, bạn sẽ an trú nơi nào trong sự đói trước đó? Tan biến? Không, ngay khi đó, bạn trở thành một với sự thoả mãn này. Trước đó, cơn đói chấm dứt, một sự đồng hóa mới đã được tạo ra.
Bạn trở thành sự thoả mãn… Bạn là một đứa bé. Bạn tư duy bạn là một đứa bé. Bây giờ, nơi chốn nào bạn biết bạn không còn là một đứa bé nữa? Bạn trở thành một người thiếu niên hay là một cụ già, bây giờ bạn là ai đây? Lần nữa, bạn đồng hóa với tuổi trẻ hay tuổi già. Tận cùng cốt lõi của bản thể chỉ như một tấm gương. Bất cứ những gì hiển lộ trước nó, nó phản chiếu. Nó đơn thuần biến thành chứng nhân. Bệnh tật, sức khoẻ, cơn đói khát hay thoả mãn, hạ hay đông, trẻ hay già, sinh hay tử…bất cứ những gì xảy đến, xảy ra trước gương. Nó không bao giờ xảy ra đến với tấm gương. Đây là sự vô đồng hóa. Đây là sự cắt đứt mọi gốc rễ, chính gốc rễ… trở thành tấm gương. Đối với tôi, đây là hành giả: Trở thành một tấm gương. Đừng trở thành nhậy cảm như bức ảnh tạo hình. Đó là sự đồng hóa. Bất cứ những gì hiển thị trước mặt máy chụp hình, bước ảnh sẽ chụp nguyên dạng, trở thành một với nó. Trở thành như một tấm gương trong. Mọi sự đến rồi qua đi, và tấm gương vẫn trống rỗng, trong suốt…
Đây là sự Vô Ngã của Tilopa. Tấm gương không có tự ngã để đồng hóa. Nó đơn thuần phản chiếu. Nó không phản ứng. Nó không nói rằng. “Cái này đẹp, cái kia xấu.” Một người con gái xấu xí đứng soi gương, chiếc gương vẫn hạnh phúc như khi có một người con gái xinh đẹp đứng trước nó. Không có gì khác biệt. Nó phản chiếu bất cứ những gì đối diện với nó, nhưng không dịch giải. Tấm gương không nói gì hết. Nó không bảo “Đi chỗ khác. Đừng làm phiền tôi”, hay là “Đến gần hơn một chút, cô thật là xinh đẹp quá.” Chiếc gương không thốt lên một lời nào. Chiếc gương phản chiếu mà không có sự phân biệt, thù hay địch. Chiếc gương không có tâm phân biệt để khen chê.
Khi có người đi ngang qua, biến mất từ chiếc gương. Chiếc gương không bám víu với nó. Chiếc gương không có quá khứ. Không phải là khi bạn đi ngang, chiếc gương bám víu vào một chút hồn còn lại của bạn. Không phải do chiếc gương nỗ lực giữ lại sự phản chiếu trong nó. Không, bạn đi ngang qua, sự phản chiếu cũng biến mất. Thậm chí không một giây phút nào, chiếc gương giữ nó lại. Đây là tâm Phật. Bạn đối diện với ngài. Ngài tràn đầy bạn. Bạn đi rồi, bạn biến mất. Thậm chí, không có một thoáng ký ức thoáng qua. Chiếc gương không quá khứ, không có cả Phật. Chiếc gương không có tương lai, không có cả một vị Phật. Chiếc gương không chờ đợi, “Có người sắp đến để soi gương, ta phải phản chiếu ai đây? Tôi chỉ muốn phản chiếu người này. Tôi không muốn phản chiếu người kia.”
Chiếc gương không có sự lựa chọn. Nó vẫn hiển thị trong sự bất lựa chọn. Nỗ lực hiểu ẩn dụ của tấm gương bởi đây là bối cảnh thật của tâm thức nội tại. Đừng đồng hóa với mọi biến chuyễn đang xảy ra chung quanh bạn. Bạn vẫn an trú nơi tâm…vẫn bám rễ vào bản thể của bạn. Mọi sự đang biến chuyển, và chúng sẽ không ngừng biến chuyển. Nhưng nếu BẠN có thể an trú trong tâm thức như tấm gương, sẽ không cái gì như cũ. Toàn bộ đang thay đổi. Bạn vẫn luôn thanh tịnh, vô tội, trong sạch. Không có gì làm bạn ô nhiễm.
Tuyệt đối không có gì được giữ lại. Bạn phản chiếu, một khoảnh khắc, có người ở đó, và sau đó, mọi vật đều biến mất. Sự trống rỗng của bạn vẫn không bị ô nhiễm. Thậm chí, chiếc gương phản chiếu ai, không có gì xảy ra với chiếc gương. Chiếc gương vẫn không thay đổi. Chiếc gương vẫn như vậy. Đây là sự chặt bỏ ngay tận gốc rễ.
Có hai loại người. Một, người vật lộn với mọi triệu chứng, người luôn tranh đấu, không phải với nguyên nhân gốc rễ, nhưng với mọi triệu chứng của căn bệnh. Thí dụ, bạn bị sốt, một trăm lẽ năm độ. Bạn có thể làm một điều: Bạn có thể đi tắm dưới vòi sen lạnh. Nó sẽ giúp cơ thể mát lại, và độ sốt sẽ giảm xuống thấp, nhưng bạn vật lộn với cơn sốt bởi độ sốt không phải là căn bệnh. Độ sốt cho thấy thân bạn có vấn đề gì rồi. Thân đang trong sự hỗn loạn. Vì vậy, cơn sốt lên cao. Thân đang trong cơn khủng hoảng. Vì vậy, cơn sốt lên cao. Trong thân có chiến tranh đang xảy ra. Mấy con siêu vi trùng chiến đấu lẫn nhau. Nếu bạn chữa trị triệu chứng, bạn sẽ giết chết người bệnh. Đặt đá lạnh trên đầu cũng không giúp đỡ gì được. Cho ông đi tắm, cũng không giúp được. Nó chỉ tạo ra sự mát mẻ giả tạo ở bề mặt. Nhưng bằng cách nào, chỉ đi tắm cho dịu cơn sốt, bạn hy vọng là sự rối loạn bên trong và sự vật lộn của các siêu vi trùng sẽ chấm dứt? Chúng sẽ tiếp tục và chúng sẽ giết chết bạn.
Người vô minh luôn chữa trị các triệu chứng. Người trí tuệ sẽ tìm kiếm gốc rễ, tận cùng nguyên nhân. Ông không giúp thân dịu lại. Ông nỗ lực thay đổi nguyên nhân tận cùng của gốc rễ tại sao cơ thể lại bị nóng sốt. Khi gốc rễ thay đổi, nguyên nhân được điều trị, nhiệt độ tự nó giảm xuống. Nhiệt độ không phải là vấn đề. Nhưng trong cuộc đời có nhiều kẻ vô minh hơn trí tuệ. Trong ngành y khoa, chúng ta vô cùng thông thái, nhưng trong cuộc đời, vẫn chưa trí tuệ lắm. Trong sự sống, chúng ta hành xử nhiều điều ngu muội. Nếu bạn nổi giận, bạn bắt đầu tranh đấu với cơn giận. Cơn giận không là gì ngoài nhiệt độ. Nó chính xác là nhiệt độ. Nó là cơn sốt. Nếu bạn thật sự giận dữ, cơ thể bạn nóng lên.
Điều này cho thấy hóa chất trong huyết mạch tiết ra. Nhưng đó cũng không phải là gốc rễ… Những hóa chất được tiết ra với lý do nhất định… Bởi bạn đã tạo ra hoàn cảnh mà bạn một là phải vật lộn, hai là trốn tránh nó. Khi động vật trong một hoàn cảnh nguy hiểm, nó có hai lựa chọn: Một là tranh đấu, hai là trốn thoát. Cả hai sự lựa chọn, cần có loại hóa chất trong huyết quản, bởi khi bạn tranh đấu, bạn sẽ cần nhiều năng lượng hơn lúc bình thường. Khi bạn tranh đấu, luồng huyết mạch cần lưu thông nhiều hơn. Khi bạn tranh đấu, bạn cần nguồn năng lượng cấp bách để làm việc, để hoạt động… Cơ thể có nguồn năng lượng dự trữ dành cho lúc khẩn cấp. Nó tích tụ độc chất, hóc môn, hóa chất trong tuyến. Khi thời cơ thuận lợi đến, nó tiết ra trong huyết mạch. Vì vậy, khi bạn giận dữ, bạn trở thành mạnh mẽ giúp ba lần hơn bình thường. Nếu cơn giận bạn bùng nổ, bạn có thể làm nhiều sự việc mà lúc bình thường, bạn không bao giờ làm. Bạn có thể ném một tảng đá lớn. Thậm chí, bạn có thể di chuyển nó. Trong mọi sự tranh đấu, điều này cần phải có. Thiên nhiên…cung cấp. Nếu bạn muốn trốn thoát và bỏ chạy, năng lượng cũng phải cần khi kẻ thù rượt đuổi bạn.
Mọi sự đều thay đổi. Nhân loại tạo ra nền văn minh, xã hội, văn hoá, nơi mọi môi trường loài vật không còn tồn tại. Nhưng trong tận cùng bên trong, cơ cấu vẫn như vậy. Mỗi khi bạn trong hoàn cảnh, khi bạn cảm giác có người nào hung hăng với bạn, muốn đánh đập bạn, muốn sỉ nhục bạn, hãm hại bạn, lập tức, cơ thể bài chế độc tố trong giòng máu, nhiệt độ lên cao. Đôi mắt bạn đỏ lên, mặt bạn đầy mầu máu…Bạn sẵn sàng ra trận hoặc trốn thoát. Sự kiện này cũng không phải là sự vật tận cùng bởi nó chỉ giúp thân mà thôi. Cơn giận trên mặt, trên thân, không phải là sự vật thật. Chúng theo sau tâm, theo sau sự dịch giải. Nó có thể không là gì hết. Trên con đường vắng vào một đêm khuya, bạn thấy một cây đèn đường, bạn tưởng là một hồn ma… Ngay lúc đó, trong thân tiết chế ra một loại hóa chất trong huyết quản, thân chuẩn bị đánh nhau với hồn ma hay là chạy trốn. Tâm bạn dịch giải cây đèn đường là hồn ma, bạn tư duy là người nào đó là thân hữu, thân thể lập tức bị kích hoạt hay biến động theo sự diễn giải của tâm.
Vì vậy, nguyên nhân cội rễ là ở tâm, trong sự dịch giải của bạn. Đức Phật dạy “Hãy tư tưởng rằng toàn bộ trái đất là bạn bè của con.” Tại sao? Đức Chúa Giê Su cũng dạy “Thậm chí, hãy tha thứ cho kẻ thù của con.” Không những vậy, “Thậm chí, yêu thương kẻ thù của con.” Tại sao? Đức Phật và Đức Chúa Giê Su, nỗ lực thay đổi mọi sự dịch giải của bạn, nhưng Tilopa càng đi sâu hơn. Ngài khai thị: Thậm chí nếu con cho rằng tất cả đều là bạn của con, con hãy tiếp diễn suy nghĩ theo chiều hướng thân hữu hay bạn bè. Thậm chí, nếu con yêu kẻ thù, con hãy tư duy rằng ông là kẻ thù.” Bạn yêu bởi Đức Chúa Giê Su dạy. Dĩ nhiên, bạn sẽ trong hoàn cảnh tốt hơn người bình thường người hận thù kẻ thù, cơn giận sẽ ít hơn với bạn. Nhưng Tilopa dạy rằng: Tư duy người nào là một kẻ thù, tư duy người nào là thân hữu, tức là phân biệt. Bạn đã rơi vào cái bẫy rồi. Không có ai là bạn bè, và không một ai là thân hữu. Đây là pháp tối thượng…
Có đôi lúc, Tilopa thậm chí, vượt trên cả Đức Chúa Giê Su và Đức Phật. Có lẽ lý do là, Đức Phật giảng thuyết cho số đông, còn Tilopa chỉ nói riêng với Naropa. Khi bạn dạy một môn đồ đang tăng trưởng, bạn có thể đem sự tối thượng xuống thấp. Khi bạn giảng thuyết với số đông, bạn phải thoả hiệp. Tôi giảng thuyết với số đông không ngừng hơn mười lăm năm qua, tôi cảm giác tôi phải xả ly nó. Tôi giảng thuyết cho hàng nghìn người, nhưng khi bạn giảng thuyết với hơn hai mươi ngàn người, bạn phải thoả hiệp. Bạn phải kéo bạn xuống. Nếu không, không thể nào họ hiểu được. Nhận thức sự kiện này, tôi xả ly nó. Bây giờ, tôi chỉ muốn dạy chỉ riêng Naropa. Có lẽ bạn không nhận thức, thậm chí một người mới đến đây, anh sẽ thay đổi toàn bộ không khí. Anh đem bạn xuống thấp. Đột nhiên, tôi cảm giác tôi phải thoả hiệp. Bạn càng lên cao, năng lượng càng tăng. Pháp tối thượng mới có thể giảng dạy cho bạn. Giây phút đến, khi Naropa trở nên toàn hảo… Tilopa trở thành tịnh tĩnh. Không cần giảng dạy gì nửa. Thậm chí đến sự thoả hiệp. Vì vậy, sự thinh lặng đã đủ rồi. Chỉ tham thiền cạnh nhau cũng đã đủ rồi. Từ đó, minh sư tĩnh tọa với môn đồ. Họ không trao đổi gì hết. Họ chỉ tồn tại cạnh nhau… Sau đó, chỉ có sự nhận biết tối thượng xảy ra…
Tuỳ thuộc vào môn đồ. Tuỳ thuộc vào bạn. Bạn cho phép tôi mang đến cho bạn bao nhiêu. Không những chỉ cho sự hiểu biết của bạn… dĩ nhiên, điều đó đã sắn có rồi… nhưng vẫn tuỳ thuộc là tôi có thể mang về trái đất này cho bạn bao nhiêu, bởi nó sẽ xuyên suốt qua bạn. Đức Chúa Giê Su có những môn đồ rất là bình thường. Ngài khởi sự với họ, và ngài phải thoả hiệp với họ… trong nhiều sự việc.
Đức Chúa Giê Su bị bắt gặp trong một đêm và môn đồ hỏi. “Thưa thầy, xin ngài cho chúng con biết, trong Thiên Quốc, dĩ nhiên là thầy, sẽ là người ngồi bên phải của Thượng Đế, bên phải của ngôi cao, nhưng chúng con đến mười hai người, vậy bối cảnh đẳng cấp cao thấp ra sao? Chúng con sẽ ngồi như thế nào? Ai sẽ ngồi bên cạnh thầy? Ai sẽ là người tiếp theo sau đó?” Đức Chúa Giê Su sẽ bị đóng đinh, và các môn đồ vô minh này lại hỏi vấn đề phi lý. Họ lo lắng tại Thiên Quốc, đẳng cấp cao thấp ra sao, và ai sẽ ngồi bên cạnh Đức Chúa Giê Su. Dĩ nhiên, Đức Chúa Giê Su… Họ có thể chỉ nhìn thấy chừng đó, rằng Đức Chúa Giê Su sẽ tĩnh tọa bên Thượng Đế, nhưng ai sẽ ngồi bên cạnh Đức Chúa Giê Su?
Những ngã tính vô minh. Đức Chúa Giê Su phải thoả hiệp với họ. Vì vậy, giáo pháp của Đức Chúa Giê Su không thể lên cao hơn khi Đức Phật thì có thể giảng dạy dễ dàng bởi ngài không trao đổi với những kẻ vô minh như vậy. Không bao giờ trong cuộc đời của ngài, có một người nào hỏi một câu hỏi ngu muội như vậy. Nhưng không có gì có thể so sánh được với Tilopa… Ngài chưa bao giờ giảng thuyết với số đông. Ngài tìm kiếm chỉ một người, một linh hồn tận tụy đã tăng trưởng, Naropa, và dạy: “Bởi vì con, Naropa…Ta sẽ dạy cho con những gì không thể diễn đạt, bởi vì con và sự trung thành của con, ta phải…” Vì vậy, khi pháp không còn nữa, hãy bay đến tận chân trời xa thẳm nhất của bầu trời.
Hãy nỗ lực hiểu lời kinh này:
“Như chặt đứt rễ của cây
Thì bao nhiêu lá sẽ rơi rụng
Cắt đứt gốc rễ phiền não trong tâm
Thì bao nhiêu hành nghiệp đều tiêu tan.
Như ánh sáng của ngọn đèn được thắp lên
Sẽ đẩy lùi bóng tối của u mê dầy đặc
Ánh sáng giác ngộ chiếu diệu mạnh mẽ trong tâm
Chỉ một lóe sáng cũng thiêu hủy hết màn vô minh.”
Như chặt đứt rễ của cây… thì bao nhiêu lá sẽ rơi rụng… Người bình thường thì hay cắt lá. Không phải bằng cách đó. Gốc rễ không thể bị rơi rụng. Ngược lại, nếu bạn chặt đứt lá, sẽ có nhiều lá hơn mọc trên cây. Bạn cắt một chiếc lá, ba chiếc lá sẽ mọc lên. Vì bạn cắt lá, cội rễ hoạt động mạnh hơn để bảo vệ. Cho nên, mỗi một người làm vườn nào cũng biết cách làm sao cho cây được dầy và lan rộng ra hơn. Họ chỉ cắt tỉa… Nó sẽ trở nên dày đặc hơn, và dày đặc hơn. Bạn đem đến sự thử thách cho cội rễ. Bạn cắt đi một chiếc lá, gốc rễ sẽ gởi đến ba để bảo vệ thân cây, bởi các chiếc lá là mặt trên của thân cây.
Những chiếc lá hiện diện không chỉ cho bạn thưởng thức, để nhận thấy, và mang lại bóng mát cho bạn. Không, lá là mặt trên của thân cây. Xuyên qua những chiếc lá, thân cây hút ánh sáng mặt trời; xuyên qua lá, cây tiết chế hơi, xuyên qua lá, cây liên lạc với vũ trụ. Những chiếc lá là da của cây. Bạn cắt đứt một chiếc lá, cách nhánh rễ sẽ đón nhận thử thách, chúng sẽ sinh ra ra ba. Chúng trở nên cảnh giác hơn. Chúng không thể mê ngủ… Chuyện như vậy, cũng xảy đến cho sự sống, bởi sự sống cũng là cây. Nếu bạn chặt bỏ cơn giận, ba chiếc lá lại mọc lên. Bạn sẽ càng giận dữ hơn. Chặt bỏ bất cứ cái gì, quan sát và bạn sẽ thấy nó tăng gấp ba.
Khi tâm nói, “Chặt đứt nó đi. Chưa đủ.” Vì vậy, sẽ có nhiều lá mọc lên hơn. Bạn có thể cắt tất cả lá, vẫn không tạo nên khác biệt nào, bởi cây tồn tại trong rễ, không trong lá. Đồng hóa là cội rễ, mọi sự khác đều là lá. Đồng hóa có tham ái, đồng hóa với cơn giận, đồng hóa với dục đều là gốc rễ. Nên nhớ, như tham cầu, dục, hay thậm chí thiền định, tình thương, Mosksha (giải thoát), Thượng Đế, không khác nhau. Nó vẫn là đồng hóa. Đồng hóa là cội rễ, mọi sự khác đều là lá. Đừng cắt bỏ lá. Đừng để ý chúng. Chúng không có vấn đề gì cả. Vì vậy, tại sao Mật Tông lại không tin ở sự cải thiện cá tính của bạn. Có lẽ nó cho bạn một hình tướng tốt…. Nếu bạn cắt tỉa cây, bạn sẽ có hình dáng tốt hơn, nhưng cây vẫn như vậy. Nhân cách chỉ là bề ngoài… nhưng bạn vẫn vậy, không có sự hoán đổi xảy ra. Mật Tông đi sâu vào hơn, nó dạy: “Chặt đứt gốc rễ!” Vì vậy, Mật Tông bị hiểu lầm trầm trọng. Và Mật Tông bảo, “Nếu bạn tham ái, hãy tham ái. Đừng bận tâm đến tham ái. Nếu bạn tầm cầu, hãy tầm cầu, đừng bận tâm về sự tầm cầu.” Họ không hiểu rằng Mật Tông không chỉ thay đổi xã hội, con người, tâm thức, mà Mật Tông còn mang đến trật tự thật sự, trật tự tự nhiên, sự khai phóng tự nhiên của kỷ luật nội tại; nhưng nó là một quá trình cực kỳ sâu sắc… Bạn phải chặt đứt gốc rễ.
Quán chiếu tham cầu, quán chiếu dục, quán chiếu sở hữu, quán chiếu ganh tỵ. Chỉ nhớ một điều: Bạn đừng đồng hóa. Bạn đơn thuần quán chiếu. Bạn đơn thuần tìm kiếm. Bạn trở thành người quan sát. Thời gian trôi qua, phẩm chất của sự quan sát càng tăng trưởng. Bạn có khả năng để nhận thấy tất cả mọi sự phiền hà của tham ái. Nó cực kỳ vi tế. Nó không phải là vật thô thiển. Nó vô cùng vi tế, mỏng manh, và ẩn tàng sâu kín. Bạn càng quán chiếu, đôi mắt bạn càng nhận thấy, bạn càng vận hành sâu thẳm hơn, và khoảng cách được tạo ra giữa bạn và bất cứ điều gì bạn làm. Khoảng cách giúp được bởi nếu không có khoảng trống nơi đó, sẽ không có cảm quan. Làm sao bạn có thể nhìn thấy một sự vật quá gần? Nếu bạn đứng quá sát cạnh gương, bạn không thể nhìn sự phản chiếu của bạn. Một khoảng cách cần phải có. Không có gì có thể cho bạn khoảng cách ngoại trừ sự đang quan sát. Bạn thử nó và nhận thấy ngay.
Hãy vận hành, nhưng hãy luôn là một chứng nhân. Quán chiếu tất cả mọi sự chuyển động của thân, quán chiếu luồng năng lượng ra vào. Quán chiếu nhịp đập của tim… huyết mạch luân chuyển. Quán chiếu hơi thở. Mọi sự tạo nên trôi chảy. Quan sát viên là người ngoài. Bằng chính tự tánh, quan sát viên không thể trở thành người bên trong. Khám phá nhân chứng này, sau đó, bạn đứng trên đỉnh đồi cao. Mọi sự đang tiến trình trong thung lũng nhưng bạn không bận tâm. Bạn đơn thuần nhận thấy. Sự bận tâm của bạn là gì? Như nó đang xảy ra với người khác. Vẫn như vậy với tham ái, với cơn giận.
Mọi sự vô cùng phức tạp. Bạn sẽ tận hưởng nó nếu bạn có thể quán chiếu… phủ định, khẳng định, tất cả mọi cảm thọ. Bạn đơn thuần nhớ đến một điều, rằng bạn là một chứng nhân, từ đó, sự đồng hóa tan vỡ, và cội rễ bị chặt đứt. Sự thay đổi đột ngột. Khi bạn không còn là người hành , mọi sự bất ngờ thay đổi. Sự thay đổi này là đột ngột, không có sự từ từ đến...
“Như chặt đứt rễ của cây
Thì bao nhiêu lá sẽ rơi rụng
Cắt đứt gốc rễ phiền não trong tâm
Thì bao nhiêu hành nghiệp đều tiêu tan…”
Giây phút bạn chặt đứt mọi cội rễ của tâm, sự đồng hóa với nó, hành nghiệp tiêu trừ. Toàn thế giới rơi xuống như ngôi nhà được xếp bằng những lá bài. Chỉ một ngọn gió nhẹ của tỉnh thức, và toàn bộ căn nhà bằng lá bài này sụp đổ. Đột nhiên, bạn nơi đây, nhưng không còn trong thế gian… Bạn đã chuyển hoá. Bạn có thể sống theo lối sống cũ, nhưng không còn gì là cũ, bởi bạn không là cũ nữa.
Bạn là một bản thể hoàn hảo… Đây là sự tái sinh. Ấn Độ giáo gọi là DWIJ, tái sinh hai lần. Một người chứng ngộ là được tái sinh. Đây là sự sinh ra thứ hai… Đây là sự tái sinh linh hồn. Đây là điều mà Đức Chúa Giê Su gọi là phục sinh. Phục sinh không là sự tái sinh của thân. Nó là sự tái sinh của ý thức…
“Cắt đứt gốc rễ phiền não trong tâm
Thì bao nhiêu hành nghiệp đều tiêu tan.
Như ánh sáng của ngọn đèn được thắp lên
Sẽ đẩy lùi bóng tối của u mê dầy đặc…”
Đừng bận tâm làm thế nào mà ngọn đèn sẽ đẩy lùi bóng tối của hằng vô lượng kiếp. Nó bị đẩy lùi bởi bóng tối thiếu độ dày, và vô thực chất. Dù là một giây phút hay hàng nghìn tuổi, nó vẫn như nhau. Sự thiếu vắng không thể tăng trưởng nhiều hơn hay ít hơn. Sự thiếu vắng luôn như vậy. Ánh sáng là thực chất. Nó là một hữu thể… Bóng tối chỉ là sự khiếm diện. Ánh sáng tồn tại, và bóng tối không còn nữa. Không phải là bóng tối thật sự bị đẩy lùi, bởi không có gì để đẩy lùi. Không có gì để đi ra ngoài. Thực tế, không có gì hết, chỉ là sự vắng bặt ánh sáng. Ánh sáng đến, nhưng bóng tối thì không.
Phật tử sử dụng “tâm” với hai ý: Tâm với chữ T nhỏ, và T với chữ hoa lớn. Khi họ sử dụng tâm với chữ hoa lớn, ý của họ là chứng nhân, ý thức. Khi họ dùng T với chữ nhỏ, ý của họ là sự quán chiếu. Cả hai đều là tâm. Tại sao dùng từ giống nhau? Tại sao lại tạo ra sự rắc rối? Có lý do với nó. Bởi khi Tâm với chữ Hoa T, tâm với chữ thường t, đơn thuần bị hấp thụ trong nó. Như dòng sông tuôn về biển cả, hàng triệu tâm “t” quanh đại Tâm “T”, tất cả đều rơi vào trong nó, năng lượng lại được tái hấp thụ.
Tham ái, giận dữ, ganh tỵ… Chúng là năng lượng vận hành ra ngoài. Chúng trở thành lực ly tâm, hướng về ngoại biên. Bất ngờ, chúng quay về, chúng trở thành lực ly tâm, chúng khởi sự rơi xuống Đại Tâm… mọi sự được hấp thụ…Vì vậy, vẫn từ đó được sử dụng.
“Ánh sáng giác ngộ chiếu diệu mạnh mẽ trong tâm
Chỉ một lóe sáng cũng thiêu hủy hết màn vô minh.”
Chỉ trong khoảnh khắc nhỏ, mọi bức màn vô minh bị thiêu huỷ…
Đây là Đốn ngộ…
“Kẻ nào còn bám chắc vào cái thấy do vọng tâm
Sẽ không thấu rõ được sự thật Vượt ngoài tâm.”
Nếu bạn bám chắc tâm, cảm thọ, tư tưởng, bạn sẽ không đủ khả năng để nhận thấy những gì vượt ngoài tâm… Đại Tâm… bởi nếu bạn bám chắc, làm sao bạn có thể thấy nó? Nếu bạn bám chắc, đôi mắt bạn nhắm kín bởi sự bám chắc của bạn. Nếu bạn bám chắc vào đối tượng, làm sao bạn có thể thấy được chủ thể? Sự “bám chắc” này… phải cần buông xả...
“Kẻ nào còn bám chắc vào cái thấy do vọng tâm
Sẽ không thấu rõ được sự thật Vượt ngoài tâm
Kẻ nào còn cố chấp vào các Pháp thực hành
Sẽ không tìm thấy chân lý Bên Kia Sự Thực Hành.”
Các pháp thực hành là do tâm. Bất cứ những gì bạn hành đều do tâm. Chỉ có sự đang quán sát là không do tâm. Nên nhớ kỹ điều này… Vì vậy, thậm chí, khi bạn tọa thiền, vẫn luôn là chứng nhân, liên tục nhận biết những gì đang xảy ra. Bạn đang bị cuốn hút trong vòng quay của thiền định?... Hãy bị cuốn hút càng nhanh càng tốt, nhưng vẫn luôn là một chứng nhân bên trong, liên tục nhận biết thân đang bị cuốn hút. Thân vẫn không ngừng chìm sâu, nhanh hơn, và nhanh hơn nữa. Thân càng trôi nhanh, bạn càng cảm giác trung tâm của bạn không chuyển động. Bạn vẫn đứng bất động. Thân như bánh xe, bạn đứng giữa trung tâm của nó. Thân càng đi xa hơn, bạn càng nhận thức một sự thật sâu sắc là bạn không vận hành. Khoảng cách được tạo ra…
Bất cứ những gì bạn làm, thậm chí dù đến thiền… Tôi không loại trừ bất cứ điều gì, đừng bám víu vào thiền, bởi ngày đó đến khi thậm chí sự bám chắc phải xả bỏ. Thiền định trở nên hoàn hảo khi nó cũng được buông bỏ. Khi thiền định hoàn hảo, bạn không cần thiền nữa. Hãy lưu giữ nó trong sự tỉnh thức rằng thiền định chỉ là chiếc cầu. Nó phải được buông bỏ. Một chiếc cầu không phải là nơi để bạn xây nhà của bạn. Bạn phải vượt qua nó, và vượt trên nó. Thiền định là chiếc cầu. Bạn phải tròn đầy sự quán chiếu với nó. Nếu không, có lẽ bạn sẽ chấm dứt đồng hóa với cơn giận, tham ái. Bạn khởi sự đồng hóa với thiền định, từ bi. Vì vậy, bạn sẽ rơi vào vẫn cái bẫy đó, xuyên qua một cánh cửa khác, bạn vào vẫn căn nhà cũ.
Nó đã xảy ra: Mulla Narasruddin tìm đến một quán bảo. Anh đã quá say. Người chủ quán bảo anh, “Anh về đi! Anh đã quá say rồi. Tôi không thể bán rượu cho anh nữa. Anh phải trở về nhà của anh.” Nhưng anh vẫn khăng khăng, cuối cùng, chủ quán đuổi anh ra. Anh đi bộ thật lâu đến một quán rượu khác. Anh bước vào quán rượu cũ bằng cánh cửa khác, nhìn người đàn ông với vẻ thắc mắc bởi ông trong thật quen thuộc. Anh hỏi: “Có vấn đề gì không? Bộ anh là chủ của tất cả tiệm rượu ở thành phố này hả?”
Điều này xảy ra. Bạn bị ném ra từ một cánh cửa, bạn chui vào bằng cánh cửa khác. Bạn đồng hóa với cơn giận của bạn, tham ái của bạn. Bây giờ, bạn đồng hóa với thiền định. Bạn đã đồng hóa với niềm phúc lạc, bây giờ bạn đồng hóa với sự an lạc mà thiền định mang đến cho bạn. Không khác nhau… Thành phố chỉ có một quán rượu. Đừng thử chui vào quán rượu bằng cánh cửa khác. Từ bất cứ nơi nào, bạn chui vào, bạn vẫn gặp chủ cũ… Đây là một chứng nhân. Hãy chánh niệm về nó. Nếu không, nhiều năng lượng sẽ bị phí phạm. Bạn du hành trên một tuyến đường quá dài, để chỉ đi vào một con đường cũ.
“Kẻ nào còn bám chắc vào cái thấy do vọng tâm
Sẽ không thấu rõ được sự thật Vượt ngoài tâm.”
Bất cứ pháp nào bạn thực hành, nên nhớ, sự thực hành không hướng dẫn bạn đến sự tự nhiên, buông xả và tự nhiên, bởi thực hành có nghĩa đang thực hành những gì không có đó. Đang thực hành có nghĩa là đang thực hành những gì nông cạn.
Thiên nhiên không cần phải thực hành. Không cần. Nó đã sẵn có rồi! Bạn sinh ra với nó. Không cần phải tìm kiếm bất cứ vị thầy nào mà bạn có thể được dạy… Đó là sự khác nhau giữa một vị thầy và một minh sư. Một vị thầy là một người dạy dỗ bạn một pháp nào đó. Một minh sư là người giúp đỡ bạn buông bỏ tất cả những gì bạn đã học hỏi. Minh sư cho bạn hương vị của sự Vô Hành. Nó đã sẵn có rồi, xuyên qua sự thực hành, bạn đánh mất nó. Xuyên qua sự vô học, bạn sẽ lấy lại nó…
Chân lý không là một sự khám phá. Nó là tái khám phá. Nó đã sẵn có ở đó trước tiên rồi. Khi bạn đến thế gian này, nó đã hiện hữu với bạn. Khi bạn sinh ra trong cuộc đời này, nó đã tồn tại với bạn, bởi vì bạn là Chân Như… Nó không là gì khác. Nó không phải là cái gì nằm bên ngoài. Nó là thực chất trong bạn. Nó là tự tánh của bạn. Nếu bạn thực hành, Tilopa dạy, bạn sẽ không tìm thấy bên kia sự thực hành… Hãy nhắc nhở bạn nhiều lần, rằng bất cứ thực hành điều gì cũng thuộc về tâm, tâm nhỏ, ‘t’, vòng ngoại biên. Bạn phải vượt trên nó. Làm sao vượt trên nó? Thực hành, không có gì sai hết, nhưng tỉnh thức, tham thiền, nhưng cảnh giác… bởi trong ý nghĩa cuối cùng của định nghĩa, thiền định tức là đang quán chiếu.
Mọi thiện xảo phương tiện có thể giúp đỡ đầy đủ, nhưng chúng không chính xác là thiền. Chúng chỉ dò dẫm trong bóng tối. Bất ngờ, có một ngày, đang làm một cái gì đó, bạn sẽ trở thành người chứng nhân. Hành thiền như thiền động, hay KUNDALANI (Hỏa tam muội), hay quay vòng tròn. Bất ngờ, có một ngày, bạn sẽ quán chiếu nó…
Ngày mà thiền xảy ra, ngày mà phương tiện không còn là chướng ngại, không còn sự giúp đỡ. Bạn tận hưởng nó nếu bạn muốn, như buổi thể dục. Nó mang đến sinh khí, nhưng bây giờ không cần đến nữa…. Chân thiền đã xảy ra. Thiền là sự quán sát. Thiền có nghĩa là trở thành một chứng nhân. Thiền định không là một pháp. Điều này sẽ rắc rối nếu tôi tiếp tục dạy bạn mọi pháp. Trong ý nghĩa tối hậu của thiền, không là thiền định: Thiền là sự thấu triệt, tỉnh thức. Nhưng bạn cần phương tiện bởi sự thấu hiểu cuối cùng với bạn quá xa xăm, ẩn tàng thật sâu trong bạn, nhưng vẫn xa thẳm với bạn. Ngay chính giây phút này, bạn có thể đạt nó, nhưng bạn không diệt nó, bởi giây phút tiếp diễn, tâm bạn tiếp diễn. Ngay giây phút này có thể nhưng vẫn không thể. Mọi phương tiện sẽ nối liền khoảng cách. Chúng chỉ nối liền khoảng cách.
Lúc khởi đầu, mọi phương tiện là thiền. Cuối cùng, bạn sẽ cười. Mọi phương tiện không phải là thiền. Thiền hoàn toàn là một phẩm tính khác hơn của tự tánh. Nó không liên hệ đến bất cứ cái gì. Nhưng nó sẽ xảy ra nơi bước cuối cùng. Đừng nghĩ rằng nó xảy ra ở bước đầu. Nếu không, khoảng cách sẽ không được nối liền. Đây là vấn đề với Krishnamurti và vấn đề của Maharishi Mahesh Yogi… Họ là hai đối cực. Mahesh Yogi cho rằng phương tiện là thiền. Khi bạn hài hoà với phương tiện rồi… Thiền chuyển hoá hay phương tiện nào khác… thiền đã xảy ra. Điều này đúng và sai. Đúng, bởi sự thấu hiểu của ông, người bắt đầu phải hài hoà với vài phương tiện, bởi sự thấu hiểu của anh chưa đủ chín mùi để thấu hiểu sự Vô thượng. Vì vậy, phương tiện là độ chừng của thiền. Như một đứa trẻ học mẫu tự. Chúng ta dạy đứa trẻ rằng “k” vẫn là từ ngữ như khi chúng ta dùng từ “Khỉ”. Con khỉ biểu thị cho “k”. Với từ “k”, con khỉ ở đó, đứa bé bắt đầu học hỏi. Không có sự liên quan giữa con khỉ và “m”. Từ “M” có thể biểu thị hàng triệu thứ, nó vẫn khác biệt tự mọi vật. Nhưng một đứa bé cần được chỉ dẫn. Khỉ gần với đứa bé hơn. Nó có thể hiểu khỉ, không hiểu “k”. Thông qua khỉ, nó sẽ đủ khả năng để thấu hiểu “m”… nhưng điều này là mới là bước đầu, không phải là bước cuối cùng. Mahesh Yogi đúng ngay ở bước khởi đầu, đẩy bạn trên đường đạo, nhưng nếu bạn bám chắc vào ông, bạn rơi vào sai lầm. Ông là hữu. Ông dạy trường sơ cấp, nhưng hành giả không phải luôn trụ ở trường sơ cấp. Trường sơ cấp không phải là đại học. Hành giả phải vượt qua nó. Đây là sự hiểu biết sơ cấp rằng thiền là phương tiện.
Krishnamurti thì ở đối cực khác. Ông dạy không có phương tiện. Bạn đi vào thiền, nhưng tỉnh thức vô lựa chọn. Hoàn toàn đúng! Nhưng ông giúp bạn vào đại học mà không học lớp sơ cấp trước. Ông có thể nguy hiểm bởi ông chỉ đề cập đến bước tối hậu. Bạn không thể hiểu. Trong hiện tại, sự hiểu biết của bạn rất kém cỏi. Bạn sẽ nổi điên. Một khi bạn lắng nghe Krishnamurti, bạn sẽ bị lạc loài, bởi bạn luôn tri kiến rằng ông đúng. Trong bản thể của bạn, bạn sẽ nhận biết không có gì xảy ra hết. Có nhiều người theo Krishnamurti viếng thăm tôi. Họ nói rằng, về tri kiến, họ hiểu. “Dĩ nhiên là đúng. Không có phương tiện và thiền tức là tỉnh thức… nhưng phải làm gì bây giờ?” Tôi bảo họ “Giây phút mà ngài hỏi phải làm sao, có nghĩa là ngài phải cần phương tiện rồi.” “Phải làm gì?” Bạn hỏi phải làm sao, bạn đang hỏi về phương tiện. Krishnamurti sẽ không giúp bạn. Thay vì vậy, hãy tìm đến Maharishi Mahesh Yogi… sẽ tốt hơn.” Nhưng họ bám chắc vào Krishnamurti. Có người bị bám chắc vào Maharishi Mahesh Yogi. Một là tôi… hai là tôi… hay là cả hai đây? Vì vậy, tôi rất là rối rắm. Cả hai đều rõ ràng. Quan điểm của họ rất đơn giản. Không có sự phức tạp nào trong sự hiểu biết của Maharishi Mahesh Yogi hay Krishnamurti. Nếu bạn thấu hiểu ngôn ngữ, bạn có thể hiểu họ. Không có vấn đề gì.
Vấn đề phát sanh với tôi là tôi luôn giảng thuyết về bước khởi sự, và sẽ không cho phép bạn quên bước cuối cùng. Tôi sẽ luôn giảng thuyết về bước cuối cùng, và luôn giúp đỡ bạn ở bước khởi sự. Bạn sẽ vô cùng rối rắm bởi bạn sẽ nói “Ngài nói như vậy là ý gì? Nếu thiền đơn giản là tỉnh thức, vì vậy, tại sao phải thực hành nhiều như vậy?” Bạn phải tu tập chúng. Chỉ có vậy, thiền mới giúp đỡ bạn… Điều đó sẽ xảy đến với bạn là sự hiểu biết đơn thuần. Hay bạn nói, “Nếu mọi phương tiện là tất cả, tại sao ngài lại luôn nhắc đi nhắc lại nhiều lần là mọi phương tiện phải nên xả bỏ hết?” Bạn sẽ suy nghĩ, “Học cho cố, với tất cả nỗ lực và bao nhiêu chuyên cần gian nan, bây giờ lại buông bỏ hết à?” Bạn sẽ bám víu vào bước khởi sự. Tôi sẽ không cho phép bạn. Một khi bạn trên con đường pháp, tôi sẽ tiếp tục đẩy bạn đến bước cuối cùng. Đây là là vấn đề. Với tôi, vấn đề phải trực diện, đối đầu, và thấu hiểu. Tôi sẽ tìm kiếm sự mâu thuẫn. Tôi là… sự nghịch lý… bởi tôi cố gắng cho bạn cả hai, bước khởi sự và bước cuối cùng. Tilopa dạy về bước tối hậu.
Ngài khai thị: “Kẻ nào còn cố chấp vào các Pháp thực hành
Sẽ không tìm thấy chân lý Bên Kia Sự Thực Hành.
Để biết được điều gì Siêu Việt
qua sự đối đãi giữa tâm và sự tu tập
Phải cắt sạch gốc rễ của vọng tưởng trong tâm.
Bằng con mắt chân thật…”
Đó là cái mà tôi gọi là quán chiếu. Bằng con mắt chân thật... Chỉ Bằng con mắt chân thật… cũng đủ rồi. Gốc rễ bị chặt đứt. Sự nhận biết chân thật này như một lưỡi gươm sắc bén…
“Con phải phá vỡ mọi sự phân biệt
Và lắng yên trong an lạc…”
Buông xả, tự nhiên, trực diện chân thật trong nội tại bạn… Đó là lời dạy cuối cùng… Nhưng hãy bước từ từ. Tâm là một hệ thống cơ cấu rất là mẫn cảm. Nếu bạn quá hối hả, bạn dùng thuốc của Tilopa quá liều lượng, bạn sẽ không để khả năng hấp thụ và tiêu hóa nó. Thực hành từ từ, chỉ học phần nào mà bạn có thể hấp thụ và tiêu hóa. Chỉ mới ngày hôm kia, một hành giả đến viếng, một người tầm đạo chân thành, nhưng bối rối bởi tôi giảng thuyết về du già và Mật Tông, rằng Du già là phương tiện thấp nhất và Mật Tông là tối thượng nhất. Ông tu tập Hatha Yoga đã hai năm và tiến trình rất là khả quan. Ông thắc mắc là ông không biết phải làm sao. Đừng bị khó xử quá dễ dàng như vậy. Nếu bạn cảm giác thích hợp với Du già, hãy tu tập theo trực giác tự nhiên của bạn. Đừng để tôi làm bạn bối rối. Tôi có thể rất là rối rắm với bạn. Bạn đơn giản theo trực giác của bạn… buông xả và tự nhiên. Nếu nó tốt, nó tốt với bạn. Tại sao lại bận tâm pháp này thấp pháp kia cao? Hãy xuống thấp. Tự ngã tự nhủ “Nếu đây là pháp thấp, tại sao ta phải tu tập?” Nó không giúp gì được. Tu tập phương tiện nào thích hợp với bạn. Thậm chí, nếu nó sơ cấp hơn thì cái gì là sai? Giây phút bạn tu tập pháp sơ cấp rồi thì tu tập pháp Vô thượng.
Cầu thang có hai đầu. Một đầu thấp nhất, một đầu cao nhất. Mật Tông và Du già không phải là đối cực…. Nó bổ túc cho nhau. Du già là sơ cấp, căn bản, nơi chốn bạn nên bắt đầu. Nhưng sau đó, hành giả không bám víu vào nó. Sau khi thành quả xong, hành giả đã chuyển hoá từ Du già, vận hành qua Mật Tông. Cuối cùng, bạn buông bỏ toàn bộ cầu thang, Du già và Mật Tông. Đơn độc chính bạn. Sâu sắc trong sự yên nghỉ, hành giả quên hết mọi sự.
Hãy quan sát tôi: Tôi không là hành giả Du già hay Mật Tông. Tôi không hành gì hết… Vô hành, không Vô hành. Tôi không bám víu vào pháp hay vô pháp. Tôi đơn thuần yên nghỉ tại đây. Không hành gì hết. Cầu thang không hiện hữu với tôi bây giờ. Con đường Đạo đã biến mất. Không còn sự vận hành. Nó là sự tuyệt đối yên nghỉ. Khi hành giả đã về nhà, không còn gì để hành. Hành giả tuyệt đối quên hết tất cả mọi sự và yên nghỉ… Thượng Đế là sự yên nghỉ tối hậu…
Nên nhớ kỹ, có đôi lúc tôi giảng dạy về Mật Tông bởi nhiều chúng sinh sẽ được giúp đỡ xuyên suốt qua nó. Có đôi lúc tôi đề cập Du già, vì sẽ có nhiều chúng sinh lợi lạc qua nó. Bạn nên tu tập theo trực giác của bạn, cảm giác của bạn, hành nó. Tôi hiện diện tại đây để hỗ trợ chính bạn, không phải làm bạn phân tâm. Tôi giảng thuyết nhiều thứ vì lợi lạc của nhiều chúng sinh. Vậy bạn sẽ làm gì? Bạn vẫn tiếp tục lắng nghe tôi. Hành bất cứ cái gì đem đến lợi lộc cho bạn. Bạn có thể tiêu hóa, biến nó thành dòng huyết mạch, xương tủy của bạn… nhưng hãy lắng nghe trực giác của bạn.
Khi tôi dạy Mật Tông, tôi hấp thụ nó. Đó là cách của tôi. Tôi không thể nửa vời. Tôi trọn vẹn trong tất cả hành động. Nếu tôi giảng dạy Mật Tông, tôi hoàn toàn trong nó. Không có vấn đề gì, chỉ có Mật Tông là quan trọng. Có lẽ nó cho bạn ấn tượng giả tạo. Tôi không so sánh. Đối với tôi không thành vấn đề. Mật Tông là cao đẳng, cánh hoa Vô thượng. Bởi nếu tôi nhận biết nó trọn vẹn, nó là như vậy. Khi tôi giảng thuyết Du già, vẫn trong sự vận hành đó, tôi nhận biết trọn vẹn. Điều này không liên quan đến Mật Tông hay Du già. Đây là sự trọn vẹn mà tôi mang đến cho tất cả. Khi tôi mang nó đến Mật Tông hay Du già và Patanjali. Tôi sẽ giảng dạy nó là bước cuối cùng.
Vì vậy, đừng phân tâm. Luôn nhớ rằng đây là sự trọn vẹn của tôi và phẩm hạnh của tôi mang vào nó. Nếu bạn có thể nhớ được điều đó, bạn sẽ được giúp. Thậm chí, xuyên suốt bản thể nghịch lý của tôi, bạn sẽ không còn bị rối rắm…
Chú thích:
49 Nhà văn nỗi tiếng của Pháp, Voltaire (1694 -1778) có nói một cách hóm hỉnh và thâm thúy như sau: “Cái Đẹp trong tình yêu giữa người đàn ông và đàn bà cũng giống như là con cóc đực đối với con cóc cái của nó vậy.”
Xem tiếp Chương 9 – Quay về Mục lục