Chương 8. Dũng cảm của tình yêu

Chương 8. Dũng cảm của tình yêu

Price:

Read more

Osho - Dũng cảm – Vui sống hiểm nguy
Chương 8. Dũng cảm của tình yêu

Sợ không là gì ngoài việc thiếu tình yêu. Làm điều gì đó với tình yêu, quên sợ đi. Nếu bạn yêu sâu sắc, sợ biến mất.
Nếu bạn yêu sâu sắc, bạn không tìm được sợ hãi đâu. Sợ là cái phủ định của yêu, việc thiếu tình yêu. Điều này phải được hiểu rất, rất sâu sắc. Nếu bạn lỡ ở đó, bạn sẽ không bao giờ có khả năng hiểu được bản chất của sợ hãi. Nó giống như bóng tối. Bóng tối không tồn tại, nó chỉ dường như hiện hữu thôi. Thực tế nó là việc thiếu ánh sáng. Ánh sáng tồn tại; bỏ ánh sáng đi - có bóng tối.
Bóng tối không tồn tại, bạn không thể bỏ bóng tối đi được. Làm bất kì cái gì bạn muốn làm, bạn cũng chẳng thể nào bỏ được bóng tối đi. Bạn không thể đem nó tới, bạn không thể vứt nó đi. Nếu bạn muốn làm điều gì đó với bóng tối, bạn sẽ phải làm cái gì đó với ánh sáng, bởi vì chỉ cái gì đó có sự tồn tại mới có thể được đặt quan hệ với. Tắt đèn đi, bóng tối có đó; bật đèn lên, bóng tối không có đó - nhưng bạn làm điều gì đó với ánh sáng. Bạn không thể làm được cái gì với bóng tối.
Sợ hãi là bóng tối. Nó là việc thiếu tình yêu. Bạn không thể làm bất kì cái gì về nó được, và bạn càng làm nhiều, bạn sẽ càng trở nên sợ hãi hơn bởi vì thế thì bạn sẽ càng thấy nó là không thể được hơn. Vấn đề sẽ ngày một trở nên phức tạp. Nếu bạn tranh đấu với bóng tối bạn sẽ bị thất bại. Bạn có thể mang gươm và cố gắng giết bóng tối: bạn sẽ chỉ kiệt sức. Và chung cuộc tâm trí sẽ nghĩ, "Bóng tối mạnh thế, đó là lí do mình thất bại."
Đây là chỗ logic đi sai. Nó tuyệt đối logic - nếu bạn đã từng vật lộn với bóng tối và bạn không thể nào đánh bại được nó, không thể nào phá huỷ được nó, thì điều tuyệt đối logic là đi tới kết luận rằng "Bóng tối là rất, rất mạnh. Mình bất lực trước nó." Nhưng thực tại lại chính là điều đối lập. Bạn không bất lực, bóng tối bất lực. Thực tế bóng tối không có đó - đó là lí do tại sao bạn không thể đánh bại được nó. Làm sao bạn có thể đánh bại được cái gì đó không hiện hữu?
Đừng tranh đấu với sợ hãi; bằng không bạn sẽ trở nên ngày một sợ hơn và sợ hãi mới sẽ đi vào trong con người bạn: đó là nỗi sợ về cái sợ, điều rất nguy hiểm. Ngay điều đầu tiên sợ hãi là sự thiếu, và điều thứ hai nỗi sợ cái sợ là nỗi sợ của việc thiếu cái thiếu. Thế thì bạn vào nhà thương điên thôi!
Sợ không là gì ngoài thiếu tình yêu. Làm điều gì đó với tình yêu, quên sợ đi. Nếu bạn yêu sâu sắc, sợ biến mất. Nếu bạn yêu sâu sắc, bạn không tìm thấy sợ hãi.
Bất kì khi nào bạn trong tình yêu với ai đó, cho dù một khoảnh khắc thôi, có sợ hãi nào không? Nó chưa bao giờ được tìm thấy trong bất kì mối quan hệ nào nơi mà, cho dù một khoảnh khắc thôi hai người đang trong tình yêu sâu sắc và sự gặp gỡ xảy ra, họ hài hoà lẫn nhau - trong khoảnh khắc đó sợ hãi không bao giờ được tìm thấy. Cũng như nếu đèn được bật lên và bóng tối không thể được tìm thấy - có chìa khoá bí mật đấy: yêu nhiều hơn đi.
Nếu bạn cảm thấy có sợ trong con người mình, yêu nhiều hơn đi. Dũng cảm trong tình yêu, nhận lấy dũng cảm. Mang tính phiêu lưu trong tình yêu; yêu nhiều hơn, và yêu vô điều kiện, bởi vì bạn càng yêu nhiều thì sợ hãi sẽ càng ít hơn.
Và khi tôi nói yêu tôi ngụ ý tất cả bốn tầng của yêu, từ dục tới samadhi.
Yêu sâu sắc vào.
Nếu bạn yêu sâu sắc trong mối quan hệ dục, nhiều sợ hãi sẽ biến mất khỏi thân thể. Nếu thân thể bạn run rẩy trong sợ hãi, đó là nỗi sợ của dục; bạn đã không trong mối quan hệ dục sâu sắc. Thân thể bạn run rẩy, thân thể bạn không thoải mái, không như ở nhà.
Yêu sâu sắc - cực thích dục sẽ xua đuổi mọi sợ hãi khỏi thân thể. Khi tôi nói nó sẽ xua đi mọi sợ hãi tôi không ngụ ý rằng bạn sẽ trở nên bạo dạn, bởi vì người bạo dạn không là gì ngoài kẻ hèn nhát lộn ngược. Khi tôi nói mọi sợ hãi sẽ biến mất tôi ngụ ý sẽ không có tính hèn nhát và không có tính bạo dạn. Đó là hai khía cạnh của sợ hãi.
Nhìn người bạo dạn: bạn sẽ thấy rằng sâu bên trong họ đều sợ sệt, họ đã tạo ra chỉ áo giáp quanh mình. Bạo dạn không phải là vô sợ hãi, nó là sợ hãi được bảo vệ chắc, được phòng bị chắc, được bọc sắt.
Khi sợ hãi biến mất bạn trở thành vô sợ hãi. Và người vô sợ hãi là người không bao giờ tạo ra nỗi sợ trong bất kì ai, và là người không bao giờ cho phép bất kì ai tạo ra nỗi sợ trong mình.
Cực thích dục sâu sắc cho thân thể trạng thái như ở nhà. Lành mạnh rất, rất sâu sắc xảy ra trong thân thể bởi vì thân thể cảm thấy cái toàn thể.
Thế rồi bước thứ hai là yêu. Yêu mọi người - vô điều kiện. Nếu bạn có điều kiện nào đó trong tâm trí, bạn sẽ không bao giờ có thể yêu được; những điều kiện đó sẽ trở thành rào chắn. Bởi vì yêu là có ích lợi cho bạn, sao lại bận tâm tới điều kiện? Nó ích lợi thế, nó là sự hiện hữu tốt lành sâu sắc thế - yêu vô điều kiện đi, đừng đòi hỏi cái gì đáp lại cả. Nếu bạn có thể đi tới hiểu biết rằng chỉ bằng việc yêu mọi người, bạn trưởng thành trong vô sợ hãi, bạn sẽ yêu vì niềm vui vô cùng của nó!
Người thường chỉ yêu khi các điều kiện của họ được thoả mãn. Họi nói, bạn phải giống thế này, chỉ thế thì tôi mới yêu. Mẹ nói với con, mẹ chỉ yêu con nếu con cư xử phải phép. Vợ nói với chồng, anh phải theo cách này, chỉ thế thì em mới có thể yêu anh được. Mọi người đều tạo ra điều kiện; tình yêu biến mất.
Tình yêu là bầu trời vô hạn! Bạn không thể ép nó vào không gian chật hẹp, có điều kiện, bị giới hạn. Nếu bạn đem không khí trong lành vào nhà mình rồi đóng cửa lại ở mọi chỗ - tất cả các cửa sổ đều đóng lại, tất cả các cửa ra vào đều đóng lại - chẳng mấy chốc nó trở thành tù đọng. Bất kì khi nào tình yêu xảy ra nó đều là một phần của tự do; thế rồi chẳng mấy chốc bạn đem không khí tươi tắn đó vào trong nhà và mọi thứ trở thành tù đọng, bẩn thỉu.
Đây là vấn đề sâu sắc cho toàn thể nhân loại - nó đã từng là vấn đề cho tới giờ. Khi bạn yêu mọi thứ đều có vẻ đẹp, bởi vì trong những khoảnh khắc đó bạn không đặt điều kiện nào. Hai người tới gần nhau một cách vô điều kiện. Một khi họ đã ổn định cuộc sống, một khi họ đã bắt đầu coi nhau như được cho không, thì điều kiện được áp đặt: "Anh phải giống thế này, anh phải cư xử như thế kia - chỉ thế thì em mới yêu" - cứ dường như tình yêu là thứ mặc cả.
Khi bạn không yêu từ sự tràn đầy của trái tim, bạn đang mặc cả. Bạn muốn buộc người khác làm cái gì đó cho bạn, chỉ thế thì bạn mới yêu; bằng không bạn sẽ phản bội lại tình yêu của mình. Bây giờ bạn đang dùng tình yêu của mình như sự trừng phạt, hay như sự ép buộc, nhưng bạn không yêu. Hoặc bạn cố gắng kìm nén tình yêu của mình hoặc bạn đem cho tình yêu của mình, nhưng trong cả hai trường hợp tình yêu trong bản thân nó không phải là mục đích, mà là cái gì đó khác.
Nếu bạn là chồng, bạn đem quà về cho vợ - cô ấy hạnh phúc, cô ấy bám lấy bạn, hôn bạn; nhưng khi bạn không đem cái gì về nhà thì có khoảng cách; cô ấy không bám bạn, cô ấy không tới gần bạn. Khi bạn làm những điều như vậy bạn quên mất rằng khi bạn yêu đó là ân huệ cho bạn, không chỉ cho người khác.
Điều đầu tiên, việc yêu giúp cho người yêu. Điều thứ hai, nó giúp cho người được yêu.
Và như tôi thấy nó... mọi người tới tôi, họ bao giờ cũng nói, "Người kia không yêu tôi." Chẳng ai tới và nói, "Tôi không yêu người kia." Yêu đã trở thành một yêu cầu: "Người kia không yêu tôi." Quên người kia đi! Yêu là hiện tượng tuyệt vời thế, nếu bạn yêu, bạn sẽ tận hưởng.
Và bạn càng yêu, bạn càng trở nên đáng yêu hơn. Bạn càng ít yêu và bạn càng đòi hỏi rằng người khác phải yêu bạn, và bạn ngày càng ít đáng yêu hơn, bạn ngày càng trở nên khép kín hơn, bị hạn chế vào bản ngã mình. Và bạn trở thành hay tự ái - cho dù ai đó có tiếp cận bạn để yêu bạn, bạn cũng trở nên sợ, bởi vì trong mọi tình yêu đều có khả năng bác bỏ, rút lui.
Không ai yêu bạn - điều này đã trở nên ăn sâu vào bên trong bạn. Làm sao người này lại cố gắng thay đổi tâm trí bạn được? Người đó đang cố gắng yêu bạn sao? - phải có cái gì đó giả tạo rồi, người đó có đang định lừa dối bạn không? Phải là một người tinh ranh đây, gian xảo đây. Bạn tự bảo vệ mình. Bạn không cho phép bất kì ai yêu bạn và bạn không yêu người khác. Thế thì có sợ hãi. Thế thì bạn một mình trong thế giới, một mình thế, đơn độc thế, không được nối liền.
Vậy sợ hãi là gì? Sợ hãi là cảm giác về không tiếp xúc với sự tồn tại. Để đây là định nghĩa về sợ hãi: trạng thái không tiếp xúc với sự tồn tại là sợ hãi. Bạn bị bỏ lại một mình, đứa trẻ kêu khóc trong nhà, mẹ và bố và cả gia đình đi xem hát. Đứa trẻ kêu và khóc trong chiếc nôi. Bị bỏ lại một mình không tiếp xúc, không ai bảo vệ, không ai cho sự an ủi, không ai yêu; đơn độc, đơn độc bao la khắp xung quanh. Đây là trạng thái của sợ hãi.
Điều này xảy tới bởi vì bạn được nuôi lớn theo cách bạn không cho phép tình yêu xảy ra. Toàn thể nhân loại đã được huấn luyện về những thứ khác, không về tình yêu. Giết người, chúng ta đã được huấn luyện. Và quân đội tồn tại, nhiều năm huấn luyện giết người! Tính toán, chúng ta đã được huấn luyện; các trường cao đẳng, đại học tồn tại, nhiều năm huấn luyện chỉ để tính toán sao cho không ai có thể lừa được bạn và bạn thì có thể lừa được người khác. Nhưng không ở đâu có cơ hội nào sẵn đấy để bạn được phép yêu - và yêu trong tự do.
Thực tế, không chỉ có thế, xã hội đã ngăn cản mọi nỗ lực để yêu. Bố mẹ không thích con cái họ yêu. Không ông bố nào thích điều đó, không bà mẹ nào thích điều đó; dù đòi hỏi của họ là bất kì cái gì thì không người bố nào, không người mẹ nào lại thích con mình yêu cả. Họ thích hôn nhân được thu xếp.
Tại sao? Bởi vì một khi một thanh niên yêu một phụ nữ hay một cô gái, anh ta đang rời khỏi gia đình; anh ta đang tạo ra một gia đình mới, gia đình của riêng mình. Tất nhiên anh ta chống lại gia đình cũ, anh ta nổi dậy, anh ta đang nói, "Bây giờ tôi đi đây, tôi sẽ tạo ra gia đình riêng của mình." Và anh ta chọn người đàn bà riêng của mình; người bố chẳng liên quan gì tới điều đó, người mẹ chẳng liên quan gì tới điều đó, họ dường như bị cắt rời hẳn.
Không, họ muốn thu xếp cho điều đó: "Con tạo ra gia đình, nhưng để chúng ta thu xếp cho điều đó, để cho chúng ta có lời nói trong đó chứ. Và đừng có yêu - bởi vì khi con yêu, tình yêu trở thành cả thế giới." Nếu nó là hôn nhân được thu xếp, nó chỉ là vấn đề xã hội thôi, con không trong tình yêu, vợ con không phải là toàn thể thế giới của con, chồng con không phải là toàn thể thế giới của con. Cho nên bất kì khi nào hôn nhân được thu xếp còn tiếp tục thì gia đình còn tiếp tục. Và bất kì khi nào hôn nhân vì tình đã đi vào hiện hữu, gia đình biến mất.
Ở phương Tây gia đình đang biến mất. Bây giờ bạn có thể thấy toàn thể logic của việc tại sao lại có hôn nhân được thu xếp: gia đình muốn tồn tại. Nếu bạn bị phá huỷ, nếu chính khả năng yêu của bạn bị phá huỷ, điều đó không thành vấn đề; bạn phải bị hi sinh vì gia đình. Nếu hôn nhân được thu xếp thì gia đình chung tồn tại. Thế thì trong một gia đình một trăm người có thể sống được - nếu hôn nhân được thu xếp. Nhưng nếu đứa con trai nào đó lại yêu hay đứa con gái nào đó lại yêu, thế thì tự chúng trở thành một thế giới. Chúng muốn đi một mình, chúng muốn tính riêng tư của mình. Chúng không muốn một trăm người xung quanh, bác rồi bác của bác và anh họ rồi anh họ của anh họ và... chúng không muốn toàn thể cái chợ này xung quanh; chúng muốn có thế giới riêng của mình. Cái toàn thể này dường như quấy rối.
Gia đình chống lại tình yêu. Bạn phải đã nghe nói rằng gia đình là cội nguồn của tình yêu, nhưng tôi bảo bạn: gia đình chống lại tình yêu. Gia đình đã tồn tại bằng việc giết chết tình yêu, nó không cho phép tình yêu xảy ra.
Xã hội không cho phép tình yêu bởi vì nếu một người thực sự trong tình yêu sâu sắc thì người đó không thể bị thao túng. Bạn không thể đẩy người đó vào chiến tranh; người đó sẽ nói, "Tôi hạnh phúc thế ở nơi tôi đang sống đây! Các ông đưa tôi đi đâu vậy? Và sao tôi lại phải đi và giết người lạ, người có thể hạnh phúc trong gia đình họ? Và chúng tôi đâu có xung đột, không va chạm quyền lợi..."
Nếu thế hệ trẻ đi ngày càng sâu vào tình yêu, chiến tranh sẽ biến mất bởi vì bạn sẽ không có khả năng tìm ra đủ người điên đi vào chiến tranh. Nếu bạn yêu, bạn đã nếm trải cái gì đó của cuộc sống; bạn sẽ không thích chết và giết người. Khi bạn không yêu bạn không nếm trải điều gì đó của cuộc sống; bạn yêu cái chết.
Sợ hãi giết hại, muốn giết hại. Sợ hãi mang tính huỷ diệt, tình yêu là năng lượng sáng tạo. Khi bạn yêu bạn muốn sáng tạo - bạn có thể thích hát bài ca, hay vẽ, hay sáng tác thơ, nhưng bạn sẽ không cầm lưỡi lê, hay bom nguyên tử, và điên cuồng xông ra giết những người bạn hoàn toàn chẳng biết gì, người đã chẳng làm gì; những người bạn không biết tới cũng như bạn chẳng biết gì về họ cả.
Thế giới sẽ vứt bỏ chiến tranh chỉ khi tình yêu đi vào trong thế giới này lần nữa. Các chính khách không muốn bạn yêu, xã hội không cho phép bạn yêu. Họ tất cả đều muốn kiểm soát năng lượng của bạn bởi vì đó là năng lượng duy nhất có đó. Đó là lí do tại sao lại có sợ hãi.
Nếu bạn hiểu rõ tôi, vứt bỏ mọi sợ hãi và yêu nhiều hơn đi - và yêu vô điều kiện. Đừng nghĩ rằng bạn đang làm điều gì đó cho người khác khi bạn yêu; bạn đang làm điều gì đó cho bản thân mình đấy. Khi bạn yêu nó là ích lợi cho bạn. Cho nên đừng chờ đợi; đừng nói rằng khi người khác yêu, bạn sẽ yêu - điều đó không thành vấn đề chút nào.
Cứ vị kỉ. Yêu là nghĩ tới ích lợi cho mình. Yêu mọi người - bạn sẽ được hoàn thành qua nó, bạn sẽ ngày một được phúc lạc hơn qua nó.
Và khi tình yêu đi sâu hơn, sợ hãi biến mất; yêu là ánh sáng, sợ là bóng tối.
Và thế rồi có giai đoạn thứ ba của yêu - nguyện. Nhà thờ, các tôn giáo, các giáo phái có tổ chức - họ dạy bạn lời nguyện. Nhưng thực tế họ cản trở bạn không cho lời nguyện vì nguyện là hiện tượng tự phát, nó không thể được dạy. Nếu bạn đã được dạy từ thời thơ ấu, bạn đã bị ngăn cản không cho kinh nghiệm đẹp có thể đã xảy ra. Nguyện là hiện tượng tự phát.
Tôi phải kể cho bạn một câu chuyện tôi thích. Leo Tolstoy đã viết một câu chuyện nhỏ: Ở một phần nào đó của nước Nga cổ có một cái hồ, và nó đã trở nên nổi tiếng bởi vì ba vị thánh. Cả nước trở nên quan tâm. Hàng nghìn người tới, du hành tới cái hồ này để gặp ba vị thánh đó.
Linh mục cấp cao của đất nước trở nên e ngại: Chuyện gì xảy ra thế nhỉ? Ông ta chưa bao giờ nghe nói tới những 'vị thánh' này và họ chưa bao giờ được nhà thờ xác nhận cả; ai đã phong họ thành thánh? Người Ki tô giáo đã từng làm - một trong những điều ngu xuẩn nhất - họ cho xác nhận: "Người này là thánh." Cứ dường như bạn có thể làm một người thành thánh bằng việc xác nhận người đó!
Nhưng mọi người ào ào đổ tới, và nhiều tin mới lại đưa tới rằng phép màu đã xảy ra, cho nên linh mục này phải đi để xem tình hình là như thế nào. Ông ta đi thuyền ra đảo mà ba người nghèo này đang sống; họ chỉ là những người nghèo thôi, nhưng rất hạnh phúc - bởi vì chỉ có một nghèo nàn thôi và nghèo nàn đó là trái tim không thể yêu. Họ nghèo, nhưng họ lại giầu, người giầu nhất bạn có thể tìm được.
Họ hạnh phúc ngồi dưới gốc cây cười đùa, tận hưởng, sung sướng. Thấy linh mục họ cúi đầu chào, còn linh mục nói, "Các ông làm gì ở đây vậy? Có những tin đồn rằng các ông là những vị thánh vĩ đại. Các ông có biết cách cầu nguyện không?" - bởi vì thấy ba người này viên linh mục có thể cảm nhận ngay rằng họ đều hoàn toàn thất học, vô giáo dục, có chút ít ngu xuẩn - hạnh phúc nhưng ngu xuẩn.
Thế là họ nhìn nhau rồi họ nói, "Rất tiếc thưa ngài, chúng tôi không biết lời cầu nguyện đúng được phép của nhà thờ bởi vì chúng tôi dốt nát. Nhưng chúng tôi đã tạo ra lời cầu nguyện của riêng mình - nó là do con người làm ra. Nếu ông không cảm thấy bị xúc phạm thì chúng tôi có thể trình nó cho ông."
Thế là linh mục nói, "Được, trình diễn nó cho ta xem, các ông đang làm cầu nguyện gì." Thế là họ nói, "Chúng tôi đã cố gắng và nghĩ hoài - nhưng chúng tôi không phải là những nhà tư tưởng lớn, chúng tôi là những người ngu, dân làng dốt nát. Thế rồi chúng tôi quyết định một lời nguyện đơn giản. Trong Ki tô giáo, Thượng đế được quan niệm là ba ngôi, ba người: Thượng đế Cha, Con và Thánh Thần. Và chúng tôi cũng có ba người. Cho nên chúng tôi quyết định lời nguyện: 'Ngài ba, chúng tôi ba, nhân từ với chúng tôi.' Đây là lời nguyện của chúng tôi: 'Chúng tôi ba, ngài cũng ba, nhân từ với chúng tôi.'"
Linh mục rất, rất giận, giận lắm gần phát rồ. Ông ta nói, "Vô nghĩa làm sao! Chúng ta chưa bao giờ nghe thấy bất kì lời cầu nguyện nào như thế này. Dừng nó lại ngay! Theo cách này các ông không thể là thánh được. Các ông đơn giản ngu si." Họ cúi rạp mình dưới chân ông ta và họ nói, "Xin ông dạy cho chúng tôi lời cầu nguyện thực, đích thực đi."
Thế là ông ta nói cho họ phiên bản có thẩm quyền của Nhà thờ chính thống Nga. Nó dài lắm, rắc rối phức tạp lắm; toàn những từ đao to búa lớn, khoa trương. Ba người kia nhìn lẫn nhau - điều đó dường như là không thể được, cánh cửa trời đã đóng lại với họ. Họ nói, "Xin ông nói lại cho chúng tôi một lần nữa, vì nó dài thế, mà chúng tôi thì vô giáo dục." Ông ta lại nói lại nó. Ông ta nói, "Thêm một lần nữa nhé các ngài, bởi vì tôi sẽ quên mất, và cái gì đó sẽ đi sai." Thế là lần nữa ông ấy nói lại nó. Họ cám ơn ông ta một cách thành tâm và ông ta cảm thấy rất tự hào rằng mình đã làm được một hành vi tốt, và đã mang ba kẻ ngốc ngày trở về với nhà thờ.
Ông ta giương buồm con thuyền mình ra đi. Ngay giữa hồ ông ấy không thể nào tin được vào mắt mình - ba người kia, ba người ngu kia, đang chạy trên nước! Họ nói, "Hãy đợi đã... thêm một lần nữa đi... chúng tôi đã quên mất rồi!"
Bây giờ điều này không thể nào tin được! Linh mục cúi rạp mình dưới chân họ và ông ta nói, "Tôi xin lỗi. Các ông cứ tiếp tục lời cầu nguyện của mình đi."
Năng lượng yêu thứ ba là nguyện. Các tôn giáo, các nhà thờ có tổ chức, đã phá huỷ nó. Họ đã trao cho bạn lời nguyện làm sẵn. Nguyện là tình cảm tự phát. Nhớ câu chuyện này khi bạn nguyện. Để cho nguyện của bạn là hiện tượng tự phát. Nếu như nguyện của bạn không thể tự phát được, thế thì nó sẽ là cái gì? Ngay cả với Thượng đế mà bạn cũng phải có lời nguyện làm sẵn thì bạn sẽ đích thực và chân thực và tự nhiên ở đâu?
Nói những điều bạn muốn nói. Nói với Thượng đế như bạn sẽ nói với người bạn trí huệ. Nhưng đừng mang tính nghi thức vào. Mối quan hệ hình thức không phải là mối quan hệ chút nào. Và bạn đã trở nên hình thức với cả Thượng đế nữa sao? Bạn bỏ lỡ tất cả tự phát.
Đem tình yêu vào lời nguyện đi. Thế thì bạn có thể nói được! Đó là điều đẹp đẽ, đối thoại với vũ trụ.
Nhưng bạn có quan sát không? Nếu bạn thực sự tự phát, mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Nếu bạn đi tới cây và bắt đầu nói, hay đi tới bông hoa, bông hồng, mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Nếu bạn đi tới nhà thờ và nói với cây thánh giá hay với bức ảnh, chẳng ai coi bạn là điên cả, họ sẽ coi bạn là người tôn giáo. Bạn đang nói với tảng đá trong ngôi đền và mọi người coi bạn là người tôn giáo bởi vì đây là hình thức được phép.
Nếu bạn nói với bông hồng, cái còn sống động hơn bất kì ảnh đá nào... Nếu bạn nói với cây cối, cái bắt rễ sâu sắc vào Thượng đế sâu sắc hơn bất kì cây thánh giá nào bởi vì không cây thánh giá nào có rễ cả, nó là thứ chết - đó là lí do tại sao nó mang tính chết... Cái cây sống động, với rễ ăn sâu vào đất, cành vươn cao lên trời, được nối với cái toàn thể, với ánh mặt trời, với các vì sao - nói với những cây này! Đó có thể là điểm tiếp xúc với điều thiêng liêng.
Nhưng nếu bạn nói theo cách đó mọi người sẽ coi bạn là điên. Tự phát bị coi là điên khùng. Nghi thức được coi là lành mạnh. Chính cái đối lập mới là thực tại. Khi bạn đi vào đền và bạn đơn giản lặp lại lời cầu nguyện đã ghi nhớ nào đó, bạn đơn giản ngu xuẩn. Làm việc nói từ tim qua tim đi! Và lời nguyện là đẹp, bạn sẽ bắt đầu nở hoa qua nó.
Nguyện là trong tình yêu - trong tình yêu với cái toàn thể. Và đôi khi bạn bực mình với cái toàn thể và bạn không nói; điều đó là đẹp! Bạn nói, "Tôi sẽ không nói, thế là đủ rồi, và ngài đã không nghe tôi!" Một cử chỉ đẹp, không chết. Và đôi khi bạn vứt bỏ việc cầu nguyện hoàn toàn, bởi vì bạn cứ nguyện và Thượng đế lại không nghe. Đó là mối quan hệ với sự tham dự sâu sắc trong nó, bạn phát bực mình. Đôi khi bạn cảm thấy rất thoả mãn, cảm thấy biết ơn, cám ơn; đôi khi bạn cảm thấy tắt ngóm cả. Nhưng cứ để điều đó là mối quan hệ sống. Thế thì lời nguyện là thực. Nếu bạn làm như chiếc máy hát và lặp lại cùng một điều mọi ngày, đấy không phải là nguyện.
Tôi đã nghe nói về một luật sư là một người rất tính toán. Mọi đêm ông lên giường, nhìn lên trời và nói, "Như trước. Lại giống như các ngày khác," rồi đi ngủ. Chỉ một lần ông ấy nguyện - lần đầu tiên trong đời ông ấy - và thế rồi, "Như trước." Điều đó giống như một việc hợp thức; phỏng có ích gì mà nói đi nói lại cùng lời nguyện mãi? Dù bạn nói như trước hay bạn lặp lại cả câu thì sự việc vẫn như nhau.
Lời nguyện nên là kinh nghiệm sống, đối thoại từ tim qua tim. Và chẳng mấy chốc, nếu nó là từ trái tim, bạn sẽ cảm thấy rằng không chỉ bạn đang nói mà sự đáp ứng cũng có đó. Thế thì lời nguyện đã tới theo cách riêng của nó, tới đúng độ. Khi bạn cảm thấy sự đáp ứng, rằng đấy không chỉ là bạn nói - nếu nó là độc thoại thì nó vẫn không phải là lời nguyện - nó trở thành đối thoại. Bạn không nói, bạn lắng nghe.
Và tôi bảo bạn toàn thể sự tồn tại này sẵn sàng đáp ứng. Một khi trái tim bạn cởi mở thì cái toàn thể đáp ứng.
Không có gì giống như lời nguyện. Không yêu nào có thể đẹp như nguyện. Cũng như không dục nào có thể đẹp như yêu, không yêu nào có thể đẹp như nguyện.
Nhưng thế rồi còn có giai đoạn thứ tư, điều tôi gọi là thiền. Tại đó, đối thoại dừng lại. Thế thì bạn có đối thoại trong im lặng. Lời bị vứt bỏ, bởi vì khi trái tim thực sự đầy bạn không thể nói được. Khi trái tim quá tràn đầy chỉ im lặng mới có thể là trung gian. Thế thì không có "người khác". Bạn là một với vũ trụ. Bạn không nói gì cũng không nghe gì. Bạn là cùng với cái một, với vũ trụ, với cái toàn thể. Cái một - đây là thiền.
Có bốn giai đoạn của yêu, và ở từng giai đoạn đều có biến mất của sợ hãi. Nếu dục xảy ra một cách đẹp đẽ thì sợ thân thể sẽ biến mất. Thân thể sẽ không bị tác động thần kinh. Thông thường - tôi đã quan sát hàng nghìn thân thể - chúng đều bị thần kinh, thân thể phát điên. Không được hoàn thành, không được thoải mái như ở nhà.
Nếu yêu xảy ra, sợ sẽ biến mất khỏi tâm trí. Bạn sẽ có cuộc sống tự do, thoải mái, như ở nhà. Không sợ hãi nào tới, không ác mộng.
Nếu nguyện xảy ra, sợ hoàn toàn biến mất, bởi vì với nguyện bạn trở thành cái một - bạn bắt đầu cảm thấy mối quan hệ sâu sắc với cái toàn thể. Từ tâm linh, sợ biến mất; sợ chết biến mất khi bạn nguyện, chưa bao giờ trước đó.
Và khi bạn thiền thì ngay cả không sợ cũng biến mất. Sợ biến mất, không sợ biến mất. Chẳng cái gì còn lại. Hay, duy nhất cái không là còn lại. Thuần khiết bao la, trong trắng, hồn nhiên.
Xem tiếp Chương 9 - Quay về Mục lục

Ads Belove Post