Read more
Osho - Thuyền rỗng
Chương 9. Phương tiện và Mục đích
Mục đích của nơm
là để bắt cá,
Khi được cá rồi
thì hãy quên nơm
Mục đích của lời
là để chuyển ý
Khi đã được ý
thì hãy quên lời
Ta sao tìm đặng
người biết quên lời?
hầu cùng nhau bàn luận
Khó quên được lời. Chúng níu
bám lấy tâm trí. Khó vứt cái lưới này đi không phải bởi vì cá bị mắc trong nó,
người đánh cá cũng bị mắc. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất. Làm việc với
lời là chơi với lửa, bởi vì lời trở thành quan trọng đến mức ý nghĩa bị mất
nghĩa. Biểu tượng trở thành nặng nề đến mức nội dung hoàn toàn bị mất; bề ngoài
thôi miên bạn và bạn quên mất nội dung.
Điều này đã xảy ra khắp trên thế
giới. Christ là nội dung, Ki tô giáo chỉ là lời; Phật là nội dung, dhammapada -
pháp lộ - chỉ là lời; Krishna là nội dung, Gita không gì khác ngoài cái bẫy.
Nhưng Gita được ghi nhớ và Krishna bị quên lãng - hay nếu bạn nhớ Krishna, bạn
nhớ ông ấy chỉ bởi vì Gita. Nếu bạn nói về Christ đấy là vì nhà thờ, thượng đế
học, Kinh Thánh, lời. Mọi người mang cái lưới này trong nhiều kiếp không hiểu rằng
đấy chỉ là một cái lưới, cái bẫy.
Phật hay kể một câu chuyện:
Vài người lội qua sông. Con
sông này nguy hiểm, đang mùa lụt lội - phải đang trong mùa mưa - và con thuyền
đã cứu họ. Họ phải là những người rất, rất thông minh bởi vì họ nghĩ, “Chiếc
thuyền này đã cứu chúng ta, làm sao bây giờ chúng ta có thể bỏ nó được? Đây là
cứu tinh của chúng ta và chúng ta sẽ vô ơn mà bỏ nó !” Cho nên họ vác con thuyền
trên đầu để đi vào thành phố.
Ai đó hỏi họ, “Các anh làm gì vậy?
Chúng tôi chưa hề thấy bất kì ai vác thuyền như vậy cả.”
Họ nói, “Bây giờ chúng tôi sẽ
phải mang con thuyền này trong các kiếp sống còn lại, bởi vì con thuyền này đã
cứu chúng tôi và chúng tôi không thể vô ơn.”
Những người có vẻ thông minh
đó phải là đần độn. Cám ơn chiếc thuyền nhưng bỏ nó lại đó. Đừng vác nó theo. Bạn
đã từng vác nhiều chiếc thuyền trong đầu - có thể không trên đầu bạn, nhưng
trong đầu bạn. Nhìn vào trong đi. Thang, thuyền, con đường, lời - đây là nội
dung của đầu bạn, của tâm trí bạn.
Bình chứa trở thành quá quan trọng,
phương tiện trở thành quá quan trọng, thân thể trở thành quá quan trọng - và thế
thì bạn trở thành người mù. Phương tiện chỉ cho bạn thông điệp - nhận lấy thông
điệp và quên phương tiện đi. Người đưa tin chỉ trao cho bạn thông điệp - nhận lấy
thông điệp và quên người đưa tin đi. Cám ơn người đó, nhưng đừng mang người đó
trong đầu bạn.
Mohammed đã nhấn mạnh đi nhấn mạnh
lại, gần như hàng ngày trong cuộc sống của ông ấy, “Tôi chỉ là người đưa tin, một
paigamber. Đừng tôn thờ tôi, tôi chỉ mang một thông điệp từ điều thiêng liêng.
Đừng nhìn tôi, nhìn vào điều thiêng liêng, người đã gửi thông điệp cho bạn.”
Nhưng người Mô ha mét giáo đã quên mất ngọn nguồn. Mohammed đã trở thành quan
trọng, thành phương tiện.
Trang Tử nói:
Ta sao tìm đặng
người biết quên lời?
hầu cùng nhau bàn luận
Một người đã quên lời, người đó
đáng nói chuyện với, bởi vì người đó có thực tại bên trong nhất, trung tâm của
bản thể bên trong người đó. Người đó có thông điệp. Im lặng của người đó thật
hàm chứa. Việc nói của bạn là bất lực. Bạn đang làm gì khi bạn nói? Bạn không
nói điều gì đặc biệt cả. Bạn đã không thu được thông điệp nào, chẳng có gì được
trao cả. Lời của bạn trống rỗng, chúng không hàm chứa điều gì, chúng không mang
điều gì. Chúng chỉ là biểu tượng. Và khi bạn đang nói, bạn đơn giản tống rác rưởi
của mình ra. Nó có thể là việc làm thanh tâm tốt cho bạn, nhưng nó có thể nguy
hiểm cho người khác. Và làm sao bạn có thể nói với người đang tràn đầy những lời?
Không thể được. Lời không để lại chỗ. Lời không tạo ra cánh cửa, lối mở. Lời
quá nhiều, bạn không thể thấm nhuần vào được.
Việc nói với một người tràn đầy
lời là gần như không thể được. Người đó không thể lắng nghe được, bởi vì để lắng
nghe, người ta phải im lặng, để lắng nghe người ta phải tiếp nhận. Lời không
cho phép điều đó - lời là hùng hổ, chúng chưa bao giờ tiếp nhận. Bạn có thể nói
nhưng bạn không thể lắng nghe, và nếu bạn không thể lắng nghe, việc nói của bạn
là việc nói của người điên. Bạn đang nói chẳng biết tại sao, bạn đang nói chẳng
biết cái gì. Bạn cứ nói bởi vì nó đem cho bạn một loại làm nhẹ.
Bạn cảm thấy thoải mái sau việc
tán gẫu vui. Bạn cảm thấy thoải mái bởi vì bạn được nhẹ bớt: việc nói là một phần
sự căng thẳng của bạn. Nó không tới từ bạn, nó chỉ là sự khuấy động; nó không
phải là bài ca, nó không có cái đẹp của riêng nó. Đó là lí do tại sao bất kì
khi nào bạn nói, bạn đơn giản làm người khác chán ngán. Nhưng tại sao người đó
nghe? Người đó đâu có nghe, người đó chỉ muốn đợi để làm chán bạn, chỉ đợi để đến
đúng lúc người đó có thể nắm dây cương trong tay bạn.
Tôi đã từng nghe, có lần chuyện
xảy ra là một chính khách lớn, một nhà lãnh đạo, đang nói, và ông ta cứ nói đi
nói lại mãi mà trời đã gần nửa đêm. Dần dần thính giả bỏ về hết chỉ còn lại mỗi
một người trong phòng. Vị lãnh đạo cám ơn anh ta và nói, “Anh dường như là người
yêu chân lí duy nhất, một tín đồ đích thực duy nhất. Tôi cảm thấy biết ơn anh.
Khi mọi người khác đã bỏ về rồi, thế anh vẫn còn ở đây.”
Người này nói, “Xin ông chớ có
bị lừa, tôi là diễn giả tiếp đấy.”
Khi bạn lắng nghe, bạn lắng
nghe bởi vì bạn là diễn giả tiếp. Bạn có thể tha thứ cho người này - đây là mặc
cả. Nếu bạn muốn làm người khác chán, bạn phải cho phép họ làm bạn chán. Thực sự,
khi bạn nói rằng người nào đó là chán, bạn ngụ ý rằng người đó sẽ không cho bạn
cơ hội nào để làm diễn giả tiếp. Người đó cứ nói mãi và bạn không thể nào tìm
ra được khe hở để từ đó bạn có thể đi vào bắt đầu làm chán. Người đó có vẻ
thích làm chán bạn, nhưng mọi tâm trí đều tràn đầy với lời thì đều đáng chán cả.
Khi nào bạn sẽ hiểu ra điều
này? Tại sao một người là chán? - bởi vì chỉ toàn lời, không có cá trong chúng,
chỉ có nơm… vô dụng, vô nghĩa, không có nội dung. Điều đó cũng giống như huyên
náo về cái gì đó, tiếng ồn; chẳng mang ý nghĩa gì cả. Bất kì khi nào có ý
nghĩa, nó đều đẹp; bất kì khi nào có ý nghĩa, bạn đều trưởng thành qua nó; bất
kì khi nào có ý nghĩa, khi bạn gặp một người có ý nghĩa, điều đó cho bạn sự bột
phát năng lượng. Đấy không phải là việc lãng phí, đấy là học hỏi, đấy là kinh
nghiệm. Hiếm hoi và khó khăn lắm mới tìm thấy được một người im lặng.
Nếu bạn có thể tìm thấy được một
người im lặng và thuyết phục người đó nói với bạn, bạn sẽ được lợi nhiều - bởi
vì khi tâm trí không bị chất đầy bằng lời, trái tim sẽ nói với trái tim. Khi mọi
thứ tới từ im lặng, khi lời được sinh ra từ im lặng, nó là đẹp, nó là sống động,
nó chia sẻ cái gì đó với bạn. Khi lời tới từ đám đông lời, nó là điên, nó có thể
làm cho bạn điên.
Một cậu nhỏ năm tuổi bị cô giáo
hỏi, “Em cháu đã học nói chưa?”
Đứa trẻ nói, “Có, nó học nói rồi
- và bây giờ chúng cháu đang dạy nó yên tĩnh.”
Đây là khổ. Bạn phải dạy lời,
nó là một phần của cuộc sống, và thế rồi bạn phải học cách im lặng, và cách
thành vô lời. Đại học, bố mẹ, thầy giáo, họ đều dạy bạn lời, và thế rồi bạn phải
tìm ra một người thầy có thể dạy bạn cách giữ yên tĩnh.
Một học giả Đức tới Ramana
Mahrshi và nói, “Tôi đã tới từ nơi rất xa xôi để học điều gì đó từ ông ấy.”
Raman cười to và nói, “Thế thì
ông tới nhầm chỗ rồi. Ông tới các đại học ấy, tới học giả nào đó, tới nhà phê
bình vĩ đại nào đó; tại đó ông sẽ có thể học. Nếu ông tới tôi thế thì nhận biết
rằng việc học là không thể có ở đây, chúng tôi chỉ dạy việc gạt bỏ. Tôi có thể
dạy ông cách gạt bỏ, cách vứt lời đi, để tạo ra không gian bên trong ông. Và
không gian đó là điều thiêng liêng, không gian đó là Thượng đế.”
Bạn đang tìm kiếm ở đâu? Trong
lời, trong kinh sách? Thế thì ngày này hay ngày khác bạn sẽ trở thành kẻ vô thần.
Nhà phê bình, học giả, không thể vẫn còn là kẻ hữu thần lâu được. Nhớ lấy, tuy
ông ta biết, bất kì cái gì ông ta biết về Kinh Thánh và Gita và Koran, học giả
nhất định trở thành kẻ vô thần một ngày nào đó bởi vì đó là hệ quả logic của việc
thu thập lời nói. Chẳng chóng thì chầy người đó sẽ hỏi: Thượng đế ở đâu? Không
Kinh Thánh nào có thể trả lời, không Gita nào có thể cung cấp câu trả lời. Thay
vì thế, Kinh thánh và Gita và Koran, khi chúng quá nhiều trong tâm trí bạn, sẽ
làm cho bạn lỡ điều thiêng liêng bởi vì toàn bộ không gian tâm trí bạn đã tràn
đầy… quá nhiều đồ đạc trong bạn. Thượng đế không thể vào. Thượng đế có thể
không có khả năng tạo ra tiếp xúc nào với bạn nếu tâm trí quá nhiều lời. Thế
thì nó không thể nào lắng nghe được, và nếu bạn không thể lắng nghe được, làm
sao bạn có thể cầu nguyện được? Không thể chờ đợi được, lời là quá sốt ruột,
chúng đang gõ cửa từ bên trong để chui ra,
Tôi đã từng nghe:
Có lần chuyện xảy ra là vào ba
giờ sáng Mulla Nasruddin gọi điện tới người phục quầy rượu và nói, “Tiệm rượu mấy
giờ thì mở cửa?”
Người phục vụ quầy nói, “Không
có thời gian để hỏi điều như vậy. Ông là khách quen, Nasruddin, và ông biết rằng
chúng tôi không mở cửa trước chín giờ sáng. Quay về ngủ và đợi đến chín giờ.”
Nhưng mười phút sau ông ấy lại
gọi điện tới và nói. “Đây là việc khẩn. Xin cho tôi biết khi nào thì tiệm rượu
mở cửa.”
Bây giờ thì người phục vụ quầy
cảm thấy bực mình. Ông ta nói, “Ông nghĩ ông đang làm gì vậy? Tôi đã bảo ông
không sớm hơn chín giờ sáng. Và đừng có gọi điện cho tôi nữa.”
Nhưng mười phút sau anh ta lại
gọi điện lần nữa. Người phục vụ quầy nói, “Ông có điên không đấy? Ông sẽ phải đợi
cho tới chín giờ.”
Nasruddin nói, “Ông không hiểu.
Tôi bị khoá trong phòng khách và tôi muốn ra!”
Nếu tâm trí bạn quá nặng gánh với
lời, lí thuyết, kinh sách, chúng sẽ gõ cửa liên tục: Mở lối ra đi, chúng tôi muốn
ra! Và khi tâm trí muốn ra, Thượng đế không thể vào trong bạn được. Khi tâm trí
muốn ra, nó không mở cho bất kì cái gì đi tới. Nó đóng, nó là giao thông một
chiều - giao thông hai chiều không thể có được.
Khi bạn hùng hổ qua lời nói đi
ra, chẳng cái gì có thể thấm vào bạn được, không tình yêu, không thiền, không
Thượng đế. Và tất cả những điều đẹp đẽ xảy ra như một quá trình đi vào. Khi bạn
im lặng, không từ nào gõ cổng bên trong để đòi ra, khi bạn chờ đợi - trong khoảnh
khắc đó của chờ đợi, cái đẹp xảy ra, tình yêu xảy ra, lời cầu nguyện xảy ra,
Thượng đế xảy ra. Nhưng nếu một người quá nghiện ngập lời nói, người đó sẽ bỏ lỡ
tất cả. Đến cuối cùng người đó sẽ có một bộ sưu tập dài những lời và lí thuyết,
logic, mọi thứ - nhưng chẳng cái gì đáng giá bởi vì thiếu nội dung.
Bạn có cái lưới, cái nơm, những
chẳng có cá. Nếu bạn đã bắt được cá, bạn sẽ vứt cái lưới đi ngay. Ai còn quan
tâm? Nếu bạn đã thực sự dùng chiếc thang, bạn quên nó. Ai nghĩ về nó? Bạn đã
siêu việt lên trên nó, nó đã được dùng.
Cho nên bất kì khi nào một người
thực sự đi tới hiểu biết, tri thức bị quên lãng. Đó là điều chúng ta gọi là trí
huệ. Người trí huệ là người đã có khả năng gạt bỏ tri thức. Người đó đơn giản
loại bỏ đi tất cả những cái vô nghĩa.
Trang Tử nói:
Ta sao tìm đặng
người biết quên lời?
hầu cùng nhau bàn luận
Ông ấy đáng nói tới. Có thể
không dễ dàng để thuyết phục ông ấy nói, nhưng chỉ ở gần ông ấy, chỉ ngồi cạnh
ông ấy sẽ là giao cảm, sẽ là trao đổi, điều sâu sắc nhất là có thể. Hai trái
tim sẽ tan chảy vào lẫn nhau.
Nhưng tại sao có việc nghiện lời
này? - bởi vì biểu tượng dường như là thực. Và nếu nó cứ được lặp đi lặp lại
mãi, qua việc lặp lại bạn trở nên bị tự thôi miên. Lặp lại bất kì cái gì, và dần
dần bạn sẽ quên mất rằng bạn không biết. Việc lặp lại sẽ cho bạn cảm giác rằng
bạn biết.
Nếu bạn vào đền đài lần đầu
tiên, bạn đi vào trong dốt nát. Đó là một giả định dù ngôi đền này có thực sự
chứa cái gì hay không, dù Thượng đế có đó hay không. Nhưng hàng ngày bạn cứ tới,
tới đi tới lại, và cứ lặp lại mãi thánh lễ, lời cầu nguyện; bất kì cái gì tu sĩ
nói, bạn cứ làm ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Bạn sẽ quên trạng
thái giả định của tâm trí đã có đó ngay từ đầu. Với việc lặp lại liên tục sự việc
sẽ đi vào trong tâm trí và bạn bắt đầu cảm thấy rằng đây là ngôi đền, Thượng đế
sống ở đây, đây là chỗ trú ẩn của Thượng đế. Bây giờ bạn đã đi vào trong thế giới
của dáng vẻ.
Đó là lí do tại sao mọi tôn
giáo cứ nhấn mạnh vào việc dạy trẻ con khi chúng còn non dại nhất, bởi vì một
khi bạn bỏ lỡ thủa thiếu thời, rất khó để chuyển đổi mọi người sang những điều
ngu xuẩn, rất khó. Các nhà tâm lí nói rằng mọi người nên bị thu hút trước bẩy
tuổi. Trẻ con có thể được huấn luyện thành người Hindu, người Mô ha mét giáo,
người Ki tô giáo hay bất kì cái gì, người cộng sản, người hữu thần hay vô thần,
cũng chẳng có gì khác biệt - nhưng phải nắm bắt trẻ con trước bẩy tuổi. Cho đến
bẩy tuổi trẻ con học gần năm mươi phần trăm của tất cả những gì nó sẽ học trong
cả đời mình.
Và năm mươi phần trăm này là rất
có ý nghĩa bởi vì nó trở thành cơ sở. Nó sẽ học nhiều điều, nó sẽ tạo ra một cấu
trúc lớn về tri thức, nhưng tất cả những cấu trúc đó sẽ được dựa trên tri thức
mà nó nhận được khi nó còn là trẻ con. Vào thời điểm đó, trước bẩy tuổi, đứa trẻ
còn chưa có logic, biện luận. Nó tin cậy, thám hiểm; nó tin tưởng. Nó không thể
hoài nghi, bởi vì nó không biết niềm tin là gì, hoài nghi là gì.
Khi đứa trẻ được sinh ra, nó
không có tâm trí để biện luận. Nó không biết biện minh là gì. Bất kì điều gì bạn
nói cũng dường như là đúng với nó, và nếu bạn lặp lại điều đó cho đứa trẻ thì
nó bị thôi miên. Đó là cách thức tất cả các tôn giáo đã khai thác loài người. Đứa
trẻ phải bị buộc tuân theo những mẫu hình, và một khi mẫu hình này được bắt rễ
sâu sắc, chẳng thể làm được gì cả. Thậm chí nếu về sau đứa trẻ có đổi tôn giáo,
cũng chẳng có gì nhiều thay đổi cả. Ngược lại, Ki tô giáo của nó sẽ chỉ giống
như Hindu giáo, bởi vì cơ sở này.
Chuyện xảy ra, ngày xưa có một
bộ lạc ăn thịt người ở gần Amazon. Dần dần họ giết hầu hết các thành viên của
mình cho tới khi chỉ còn lại quãng hai trăm người. Họ đã giết và ăn lẫn nhau. Một
nhà truyền giáo tới đó làm việc. Viên tù trưởng nói với ông ta bằng tiếng Anh
trơn tru. Nhà truyền giáo ngạc nhiên và nói, “Cái gì! Ông nói tiếng Anh trơn
tru thế, và với âm điệu Oxford chính cống, nhưng ông vẫn là một kẻ ăn thịt người
ư?”
Người này nói, “Vâng, tôi đã từng
ở Oxford, và tôi đã học nhiều. Vâng, chúng tôi vẫn là kẻ ăn thịt người, nhưng
bây giờ tôi dùng dao và dĩa. Tôi đã học điều đó ở Oxford.”
Mỗi thay đổi này xảy ra thôi -
chẳng gì nhiều. Chuyển đổi một người Hindu thành người Ki tô giáo và tính chất
Ki tô giáo của anh ta sẽ chỉ giống như Hindu giáo. Chuyển đổi một người Ki tô
giáo sang Hindu giáo; anh ta sẽ vẫn còn là người Ki tô giáo sâu bên dưới, bởi
vì bạn không thể thay đổi cái cơ sở. Bạn không thể làm cho anh ta thành trẻ con
trở lại lần nữa, bạn không thể làm cho anh ta thành hồn nhiên. Khoảnh khắc đó
đã mất.
Nếu trái đất này mà có thành
tôn giáo thực sự thế thì chúng ta sẽ không dạy Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha
mét giáo, Phật giáo: đó là một trong những tội lỗi lớn nhất đã phạm phải. Chúng
ta sẽ dạy về lời cầu nguyện, chúng ta sẽ dạy thiền, nhưng không dạy về giáo
phái. Chúng ta sẽ không dạy về lời và niềm tin, chúng ta sẽ dạy cách sống,
chúng ta sẽ dạy hạnh phúc, chúng ta sẽ dạy cực lạc. Chúng ta sẽ dạy cách nhìn
vào cây cối, cách nhảy múa với cây cối, cách nhạy cảm hơn, cách sống động hơn
và cách tận hưởng hạnh phúc Thượng đế đã trao… nhưng không lời, không niềm tin,
không triết lí, không thượng đế học. Không, chúng ta sẽ không đưa chúng tới nhà
thờ hay tới đền đài hay tới chùa chiền, bởi vì những nơi này là nguồn gốc của
thoái hoá. Chúng làm thoái hoá tâm trí. Chúng ta sẽ để cho trẻ con được tự
nhiên; đó là chính là đền đài, nhà thờ thực.
Chúng ta sẽ dạy trẻ con nhìn
vào mây trôi nổi, vào mặt trời lên, vào mặt trăng trong đêm. Chúng ta sẽ dạy
chúng cách yêu, và chúng ta sẽ dạy chúng không tạo ra rào chắn chống lại tình
yêu, thiền, lời cầu nguyện; chúng ta sẽ dạy chúng cởi mở và mong manh, chúng ta
sẽ không đóng tâm trí của chúng. Và tất nhiên chúng ta sẽ dạy về lời nhưng đồng
thời chúng ta sẽ dạy im lặng, bởi vì một khi lời đi vào cơ sở, im lặng trở
thành khó khăn.
Bạn tới với tôi, vấn đề của bạn
là thế này: tại cơ sở có lời và bây giờ bạn đang cố gắng thiền và im lặng - và
cơ sở thì bao giờ cũng có đó. Bất kì khi nào bạn im lặng, cơ sở bắt đầu vận
hành. Cho nên bạn trở nên nhận biết về suy nghĩ quá nhiều khi bạn thiền - thậm
chí còn nhiều hơn bạn cảm thấy thông thường. Tại sao? Điều gì đang xảy ra? Khi
bạn im lặng, bạn đi vào trong và bạn trở thành nhạy cảm hơn với cái vô nghĩa
bên trong vẫn cứ diễn ra. Khi bạn không trong thiền, bạn đi ra ngoài, hướng ngoại;
bạn tham dự với thế giới và bạn không thể lắng nghe tiếng động bên trong vẫn diễn
ra. Tâm trí bạn không có đó.
Tiếng động là liên tục có đó
nhưng bạn không thể nghe thấy nó, bạn đang bận bịu. Nhưng bất kì khi nào bạn nhắm
mắt lại và nhìn vào trong, ngôi nhà điên lại mở ra. Bạn có thể thấy và cảm thấy
và nghe thấy, và thế rồi bạn trở thành sợ hãi và hoảng hốt. Điều gì đang xảy
ra? Và bạn đã nghĩ rằng qua thiền bạn sẽ trở nên im lặng hơn! Và điều này đang
xảy ra - chỉ là cái đối lập!
Ban đầu nhất định điều đó xảy
ra bởi vì cơ sở sai đã được trao cho bạn. Toàn bộ xã hội, bố mẹ bạn, thầy giáo
bạn, đại học, nền văn hoá, đã trao cho bạn cơ sở sai. Bạn đã bị làm thoái hoá,
ngọn nguồn của bạn bị đầu độc. Đó là vấn đề - làm sao khử độc cho bạn. Điều đó
cần thời gian, và một trong những điều khó nhất là gạt bỏ tất cả những điều bạn
đã biết, gạt bỏ đi.
Trang Tử nói:
Ta sao tìm đặng
người biết quên lời?
hầu cùng nhau bàn luận
Chỉ hiền nhân mới đáng nói chuyện
với. Chỉ hiền nhân mới đáng lắng nghe. Chỉ hiền nhân mới đáng sống cùng.
Hiền nhân là gì? Con thuyền rỗng
- không lời bên trong, bầu trời trống rỗng không gợn mây. Không âm thanh, không
tiếng động, không ai điên, không hỗn loạn bên trong, hài hoà liên tục, thăng bằng,
cân bằng. Người đó sống dường như người đó không hiện hữu. Người đó hiện hữu dường
như người đó vắng mặt. Người đó di chuyển, nhưng không có cái gì di chuyển bên trong
người đó. Người đó nói, nhưng im lặng bên trong vẫn có đó. Nó chưa bao giờ bị
khuấy động; người đó dùng lời, nhưng những lời đó chỉ là phương tiện - qua những
lời đó người đó đang gửi đến bạn điều gì đó vượt ra ngoài lời. Và nếu bạn bắt
giữ, nắm giữ lấy lời, bạn sẽ lỡ.
Khi bạn lắng nghe hiền nhân, đừng
lắng nghe lời của người đó; chúng là phụ, chúng là nông cạn, chúng chỉ là ngoại
vi. Lắng nghe người đó, đừng nghe lời của người đó. Khi lời đạt tới bạn, gạt
chúng sang bên, như lữ khách vẫn làm, người đi qua biển cả - người đó bỏ lại
chiếc thuyền ở đó và đi tiếp. Bỏ lại chiếc thuyền và đi tiếp đi. Nếu bạn mang
chiếc thuyền, bạn điên. Thế thì cả cuộc sống của bạn sẽ trở thành gánh nặng, bạn
bị chiếc thuyền đè nặng. Không phải mang chiếc thuyền trên đầu đâu. Cảm thấy biết
ơn đi, điều đó đẹp, nhưng mang chiếc thuyền trên đầu là quá thể.
Bạn đang mang bao nhiêu chiếc
thuyền trên đầu mình? Toàn bộ cuộc sống của bạn đã trở thành tĩnh tại bởi vì trọng
lượng này. Bạn không thể bay được, bạn không thể nổi được, bởi vì bạn đang mang
gánh nặng chết như thế, không chỉ một kiếp, kiếp này, mà còn từ nhiều kiếp. Bạn
thu thập tất cả những thứ vô dụng, vô ích. Tại sao điều này xảy ra? Phải có một
lí do sâu sắc nào đó, nếu không thì mọi người sẽ không làm điều đó.
Tại sao điều này xảy ra? Ngay
chỗ đầu tiên, bạn nghĩ lời là thực tại - lời thượng đế là Thượng đế, lời tình
yêu là tình yêu - lời là thực. Lời không phải là thực. Lời chỉ là biểu tượng,
chỉ dẫn; nó không phải là thực. Một khi bạn bị mắc bẫy trong việc tin rằng lời
là thực, thế thì khi ai đó nói, “Anh yêu em,” bạn sẽ thất vọng. Bởi vì người đó
nói người đó yêu bạn, bạn tin người đó yêu bạn - với bạn lời là thực.
Nếu bạn không thể thấy thực tại
vô lời, bạn sẽ bị thất vọng trong mọi con đường của bạn trong cuộc sống, ở mọi
nơi bạn sẽ thất vọng bởi vì bạn sẽ coi lời là thực tại.
Nhiều người tới tôi và nói, “Cô
gái này đã yêu tôi, chính bản thân cô ấy nói điều đó.” “Người đàn ông này đã
yêu tôi và bây giờ tình yêu đã biến mất.” Họ cả hai đều bị lời nói lừa dối.
Dale Carnegie gợi ý rằng thậm
chí nếu bạn đã xây dựng gia đình hai mươi năm rồi, đừng quên dùng cùng những lời
bạn đã dùng khi tán tỉnh vợ bạn - liên tục. Mọi sáng nói cùng những điều bạn đã
làm khi tán tỉnh. Đừng vứt bỏ những lời này. Mọi ngày cứ nói, “Hiện thời không
ai được như em cả. Em là người đẹp nhất trên thế giới này, và anh sẽ chết nếu
thiếu em.” Dale Carnegie nói rằng cho dù bạn không cảm thấy điều đó, cứ nói nó,
bởi vì lời là thực tại. Và vợ sẽ bị lừa và chồng sẽ bị lừa, bởi vì chúng ta sống
bằng mỗi lời thôi.
Bạn không biết gì cả, bạn không
biết gì thực cả. Làm sao bạn có thể trong tiếp xúc với thực tại được? Khi ai đó
nói, “Anh yêu em (Em yêu anh)” - sự việc kết thúc! Khi ai đó nói, “Anh ghét em
(Em ghét anh)” - sự việc kết thúc. gạt lời sang bên và nhìn vào con người đó
đi. Khi ai đó nói, “Anh yêu em (Em yêu anh)”, bạn chớ có bị mắc vào lời, gạt
chúng sang bên. Nhìn vào con người đó, vào cái toàn bộ của người đó. Thế thì
không ai có thể lừa dối được bạn. Tình yêu là ngọn lửa mà bạn sẽ có khả năng thấy
nó, bạn sẽ có khả năng chạm vào nó, bạn sẽ có khả năng biết được liệu nó có đó
hay không.
Tình yêu không thể bị che giấu.
Nó có đó, thực sự, lời không cần thiết. Khi ai đó thực sự yêu bạn, người đó sẽ
không nói, “Anh yêu em.” Điều đó là không cần. Tình yêu tự bản thân nó là đủ -
nó không cần chào bán. Nó không cần ai thuyết phục, khuyên nhủ; nó là đủ, nó là
ngọn lửa. Chẳng cái gì nồng nàn hơn tình yêu, nó là ngọn lửa. Và khi có ngọn lửa
trong bóng tối, bạn không cần nói điều gì về nó cả. Nó có đó. Không cần quảng
cáo nào cả, không cần tuyên truyền gì.
Cố tách lời ra khỏi thực tại
đi. Trong cuộc sống đời thường của bạn khi ai đó nói, “Tôi ghét anh,” đừng tin
vào lời này. Điều này có thể chỉ là điều nhất thời, nó có thể chỉ là một giai
đoạn. Đừng nhảy vào lời, nếu không bạn sẽ tạo ra một kẻ thù cho cuộc sống. Như
bạn đã làm bạn bởi lời nói thì bạn cũng tạo ra kẻ thù bởi lời nói. Đừng nhảy
vào lời, nhìn vào con người đó, nhìn vào đôi mắt ấy, cảm thấy cái toàn bộ - nó
có thể chỉ là một phản ứng nhất thời. Chín mươi chín trong số một trăm lần nó sẽ
chỉ là những điều nhất thời. Người đó cảm thấy bị tổn thương bởi điều gì đó,
người đó phản ứng lại và nói, “Tôi ghét anh.” Đợi đã, đừng quyết định vội, đừng
nói, “Đây là kẻ thù.” Nếu bạn nói điều đó, bạn không chỉ bị lừa dối bởi lời của
người khác, bạn cũng còn bị lừa dối bởi lời của riêng mình nữa. Nếu bạn nói,
“Đây là một kẻ thù,” bây giờ lời này sẽ đeo bám. Và cho dù ngày mai người đó
thay đổi, bạn sẽ không thật sẵn sàng hay thật sẵn lòng thay đổi, bạn sẽ mang điều
đó bên trong mình. Và thế thì qua cố chấp của mình bạn sẽ tạo ra kẻ thù. Kẻ thù
của bạn là giả tạo, bạn bè của bạn là giả tạo, bởi vì lời là không thực.
Lời có thể chỉ làm được một việc:
nếu bạn cứ lặp lại chúng mãi thì chúng cho bạn cái vẻ thực. Adolf Hitler nói
trong tiểu sử của mình, Mein Kampf: tôi chỉ biết một khác biệt giữa chân lí và
dối trá - đó là, điều nói dối được lặp lại nhiều lần thì trở thành chân lí. Và
ông ta biết điều đó bằng kinh nghiệm, ông ta nói rằng ông ta đã làm điều đó -
ông ta liên tục lặp lại lời nói dối, và cứ lặp lại chúng mãi.
Ban đầu chúng có vẻ ngu xuẩn.
Ông ta bắt đầu nói rằng bởi vì người Do Thái nước Đức mới bị thất bại trong cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều đó hoàn toàn là ngớ ngẩn.
Có lần ông ta đã nói trong một
cuộc mít tinh và ông ta hỏi, “Ai chịu trách nhiệm cho sự thất bại của nước Đức?”
Một người đứng lên và nói, “Người
đi xe đạp.”
Hitler sửng sốt. Ông ta nói,
“Cái gì? Sao vậy?”
Người này nói, “Thế thì sao lại
người Do thái?” Ông ta là người Do thái. Tại sao lại người Do thái?
Ngay cả khi Hitler chết và lần
nữa nước Đức lại thất bại và hoàn toàn bị phá huỷ, ông ta cũng vẫn không tin rằng
đấy là vì Stalin, Churchill và Roosevelt. Ông ta đã không tin rằng ông ta bị thất
bại bởi vì kẻ thù của ông ấy là cao siêu hơn, mạnh hơn ông ấy. Nhận định cuối
cùng của ông ấy vẫn như cũ: rằng đó là âm mưu của người Do thái, rằng người Do
thái hoạt động dưới nền tảng và bởi vì họ nước Đức đã bị thất bại. Và toàn bộ
nước Đức tin vào ông ấy - một trong những người thông minh nhất trên trái đất!
Nhưng người thông minh có thể
cũng ngu đần bởi vì người thông minh bao giờ cũng tin vào lời. Đó là vấn đề.
Người Đức, là người thông minh cao, có học thức cao, đã sản sinh ra các giáo
sư, triết gia vĩ đại nhất; toàn bộ nước này đều thông minh. Làm sao một người
ngu đần như Adolf Hitler có thể thuyết phục được họ rằng luận cứ của ông ta là
logic?
Nhưng điều này có thể xảy ra bởi
vì mảnh đất của các giáo sư, giới trí thức, cái gọi là các trí thức, bao giờ cũng
nghiện lời. Nếu bạn cứ lặp lại một lời mãi và mãi, cứ gõ búa và gõ búa mãi, mọi
người cứ nghe mãi và bắt đầu cảm thấy rằng điều đó là đúng. Chân lí có thể được
tạo ra từ dối trá nếu bạn cứ lặp lại chúng. Lặp lại là phương pháp để chuyển điều
dối trá thành chân lí. Nhưng bạn có thể chuyển điều dối trá thành chân lí được
không? Bạn chỉ có thể có vẻ làm được điều đó thôi. Thử nó mà xem. Bạn cứ lặp lại
điều gì đó mãi và bạn sẽ bắt đầu tin vào nó. Có thể là bạn không khổ như bạn có
vẻ thế. Bởi vì bạn đã lặp lại, “Tôi khổ, tôi đang khổ, tôi đang khổ,” và bạn đã
lặp lại điều đó quá thường xuyên đến mức bây giờ bạn trông có vẻ khổ.
Nhìn vào cái khổ của mình mà
xem. Bạn có thực sự khổ không? Bạn có thực sự trong địa ngục như bạn bầy tỏ
trên khuôn mặt không? Để một giây suy nghĩ đi. Lập tức bạn sẽ không cảm thấy khổ
thế bởi vì chẳng ai có thể khổ như bạn trông thế cả. Đấy là điều không thể có.
Thượng đế không cho phép điều đó! Đấy là sự lặp lại, nó là tự thôi miên.
Một nhà tâm lí Pháp, Emile
Coué, rất hay nghiên cứu mọi người. Phương pháp của ông ấy đơn giản là lặp lại,
gợi ý, tự thôi miên. Bạn có thể tới với ông ấy và nói, “Tôi đau đầu, đau đầu
thường xuyên, và không thuốc nào có ích cả. Tôi đã thử mọi ‘liệu pháp,’ thậm
chí cả thiên nhiên liệu pháp, chẳng ích gì.”
Ông ấy sẽ nói rằng không cần phải
trị liệu bởi vì không có đau đầu. Bạn đơn giản đã tin vào điều đó. Và trong khi
đi tới hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, tất cả họ đều giúp cho bạn tin rằng có,
đau đầu có đó - bởi vì nếu họ không tin vào đau đầu của bạn thì họ không thể sống
được. Các bác sĩ không thể nói rằng bạn không đau đầu. Khi bạn tới bác sĩ, cho
dù bạn chẳng có gì sai lạc thì ông ấy sẽ vẫn tìm thấy cái gì đó. Bác sĩ tồn tại
là bởi điều đó.
Việc nói với Coué sẽ giúp bạn
ngay lập tức, gần như năm mươi phần trăm chứng đau đầu sẽ biến mất chỉ bởi việc
nói với ông ấy - chẳng cần thuốc men nào. Và ông ấy sẽ cảm thấy sự thảnh thơi tới
trên khuôn mặt bạn và thế thì ông ấy sẽ biết rằng cái mẹo đó đã có tác dụng. Thế
thì ông ấy sẽ cho bạn một công thức bạn phải lặp lại liên tục suốt ngày đêm, bất
kì khi nào bạn nhớ tới - rằng không đau đầu. Mọi sáng khi bạn dậy bạn đều phải
lặp lại: “Tôi ngày một khá hơn.” Và trong vòng hai hay ba tuần, đau đầu biến mất.
Đau đầu thực không thể biến mất
theo cách đó. Ngay chỗ đầu tiên, đau đầu đã do lời tạo ra; ngay chỗ đầu tiên, bạn
đã tự thôi miên mình rằng bạn bị đau đầu, và thế rồi bạn tự giải thôi miên cho
mình. Bệnh thật không thể biến mất. Nhưng bệnh tật của bạn - chín mươi phần
trăm trong chúng - là không thật. Qua lời bạn đã tạo ra chúng. Coué đã giúp cho
hàng nghìn người, Mesmer đã giúp cho hàng nghìn người, chỉ bằng việc tạo ra cảm
giác rằng bạn không ốm yếu. Điều đó không chứng tỏ rằng việc tự thôi miên chữa
khỏi bệnh, nó chỉ chứng tỏ rằng bạn đã là nhà tự thôi miên vĩ đại đến mức bạn tạo
ra bệnh tật! Bạn tin vào chúng.
Và các bác sĩ không thể nói rằng
bệnh của bạn là bệnh tinh thần. Bạn cảm thấy không khoẻ nếu ai đó nói rằng bệnh
của bạn là bệnh tinh thần, bạn cảm thấy tồi tệ, và bạn lập tức thay bác sĩ. Bất
kì khi nào bác sĩ nói rằng bạn mang một bệnh nặng, rất trầm trọng, bạn cảm thấy
rất thoả mãn - bởi vì một người như bạn, vĩ đại thế, một ai đó, người đó phải
mang một bệnh nặng! Bệnh xoàng là dành cho người xoàng, bệnh thông thường dành
cho người bình thường. Khi bạn bị ung thư, bị lao, hay bị bệnh nguy hiểm nào
đó, bạn cảm thấy cao giá, bạn là ai đó. Ít nhất khi có liên quan tới bệnh tật bạn
cũng không phải là người thường.
Một bác sĩ vừa mới tốt nghiệp đại
học, trở về nhà. Bố anh ta cũng là một bác sĩ - rất mệt mỏi vì làm việc mãi,
cho nên ông ta đi nghỉ. Ông ta nói, “Bố cần kì nghỉ ít nhất là ba tuần và bố định
đi lên đồi núi, cho nên con có thể kế tục công việc của bố.”
Khi người bố quay lại sau ba tuần,
người con nói, “Con có một điều làm bố ngạc nhiên. Cái bà bố đã chữa trong nhiều
năm không thể chữa được, con đã chữa cho bà ấy trong ba ngày.”
Ông bố cốc vào đầu đứa con và
nói, “Con ngu lắm, bà ấy đã trả tiền cho con ăn học và bố còn hi vọng rằng qua
bà ấy tất cả các con sẽ học hết đại học. Bệnh đau dạ dầy của bà ấy không phải
là thực. Và bố đã lo nghĩ khi bố ở trên đồi bởi vì bố đã quên mất không bảo con
đừng có đụng vào bà ấy. Bà ấy giầu có và bà ấy cần phải đau dạ dầy, và bố vẫn
đang giúp cho bà ấy. Trong nhiều năm bà ấy đã là nguồn lợi tức chính của chúng
ta.”
Chín mươi phần trăm của mọi bệnh
tật đều là tâm lí. Chúng có thể được chữa bằng mật chú, chúng có thể được chữa
bằng gợi ý, chúng có thể được chữa bằng Satya Sai Baba, bởi vì ngay chỗ đầu
tiên bạn đã thực hiện phép màu thực sự trong việc tạo ra chúng. Bây giờ bất kì
ai cũng có thể chữa lành chúng.
Liên tục lặp lại một lời sẽ tạo
ra thực tại, nhưng thực tại này là ảo giác. Nó là ảo tưởng, và bạn không thể đi
tới thực tại chừng nào mà tất cả lời còn chưa biến mất khỏi tâm trí. Thậm chí một
lời cũng có thể tạo ra ảo giác. Lời là những lực lớn. Nếu thậm chí chỉ có một lời
trong tâm trí, tâm trí bạn cũng không trống rỗng. Bất kì cái gì bạn thấy, bạn cảm,
đều là qua lời, và lời đó sẽ làm thay đổi thực tại.
Bạn phải hoàn toàn vô lời, vô ý
nghĩ. Bạn phải chỉ là tâm thức.
Khi bạn chỉ là tâm thức thế thì
con thuyền là rỗng và thực tại được lộ ra cho bạn. Bởi vì bạn không lặp lại bất
kì cái gì hay bạn không tưởng tượng bất kì cái gì, nên bạn không tự thôi miên
mình. Chỉ thế thì cái thực mới xuất hiện, mới lộ ra.
Trang Tử là phải. Ông ấy nói:
Ta sao tìm đặng
người biết quên lời?
hầu cùng nhau bàn luận
Mục đích của nơm
là để bắt cá…
Bạn đã quên hoàn toàn mục đích.
Bạn đã thu thập quá nhiều nơm cá và thường xuyên lo nghĩ về chúng - rằng ai đó
có thể đánh cắp chúng, rằng chúng có thể bị hỏng hay mục nát - đến mức bạn đã
hoàn toàn quên mất cá!
Mục đích của nơm
là để bắt cá,
Khi được cá rồi
thì hãy quên nơm
Nếu bạn không thể quên nơm, điều
đó có nghĩa là vẫn còn chưa bắt được cá. Nhớ lấy, nếu bạn liên tục bị ám ảnh bởi
nơm, điều đó chứng tỏ rằng cá còn chưa bị bắt. Bạn đã hoàn toàn quên mất chúng
và trở nên quá dính líu với nơm đến mức bạn đã rơi vào tình yêu với chúng!
Có thời tôi có một người hàng
xóm, một giáo sư, một con người của lời nói. Ông ấy mua một chiếc xe ô tô. Mọi
sáng ông ấy cứ lau chùi xe hoài. Nó bao giờ cũng được giữ trong điều kiện của
phòng trưng bầy, và ông ấy chưa bao giờ cho nó chạy trên đường. Trong nhiều năm
tôi đã quan sát. Sáng nào ông ấy cũng băn khoăn, lau chùi, đánh bóng nó.
Một lần chúng tôi du hành trên
cùng toa tầu hoả, cho nên tôi hỏi, “Có gì không ổn với xe của ông sao? Ông chẳng
bao giờ đem nó ra dùng cả. Nó bao giờ cũng trong chỗ để xe.”
Ông ta nói, “Không, tôi đã đâm
yêu mến nó. Tôi yêu nó lắm đến mức tôi bao giờ cũng sợ là nếu tôi lái nó đi thì
cái gì đó có thể xảy ra - tai nạn, va quệt, bất kì cái gì cũng có thể xảy ra.
Và chỉ nghĩ đến điều đó là đã không thể chịu đựng nổi.”
Chiếc xe, lời nói, cái nơm,
chúng là phương tiện chứ không phải là mục đích. Bạn có thể yêu quí chúng và thế
thì bạn chẳng bao giờ dùng chúng.
Tôi hay ở trọ một ngôi nhà. Bà
chủ nhà có ba trăm đôi đũa nhưng bà ấy bao giờ cũng chỉ dùng hai - bà ấy để
dành phần kia cho cơ hội đặc biệt nào đó. Khi nào thì cơ hội đặc biệt này tới?
Như tôi biết, và tôi đã biết bà ấy từ mười lăm năm nay, cơ hội đặc biệt đó vẫn
chưa tới. Nó không định tới, bởi vì bà ấy cứ ngày một già hơn; chẳng chóng thì
chầy bà ấy sẽ chết còn ba trăm đôi đũa đó vẫn sẽ còn.
Điều gì đã xảy ra? Yêu với đũa
ư? Bạn có thể yêu đồ vật. Khó yêu người, rất dễ yêu đồ vật bởi vì chúng là chết,
bạn có thể thao túng chúng. Đũa sẽ không bao giờ nói, “Làm cũ chúng tôi đi!
Chúng tôi muốn đi ra ngoài và ngắm xung quanh.” Chiếc xe sẽ không bao giờ nói,
“Lái tôi đi, tôi đang chán.”
Với con người điều đó là khó
khăn. Họ sẽ yêu cầu, họ sẽ đòi hỏi, họ sẽ đi ra ngoài, họ có ham muốn của riêng
mình cần được hoàn thành. Khi bạn yêu một người, bao giờ cũng có xung đột, cho
nên những người thông minh chẳng bao giờ yêu con người, họ bao giờ cũng yêu đồ
vật: nhà, xe, quần áo. Chúng bao giờ cũng dễ dàng, quản lí được, và bạn bao giờ
cũng vẫn còn là người chủ còn chúng không bao giờ tạo ra rắc rối. Hay, nếu bạn
yêu một người, bạn lập tức cố gắng cải đổi người đó thành một vật, một vật chết.
Vợ là một vật chết, chồng là một vật chết, và họ hành hạ lẫn nhau. Tại sao người
này hành hạ người kia? Phỏng có ích gì trong việc đó? Qua hành hạ họ làm cho
người kia chết để cho người kia thành một vật, thao tác được. Thế thì họ không
lo nghĩ.
Hai bà có chồng nhìn qua cửa sổ
hiệu sách. Một người nói với người kia, “Trông kìa, có cuốn sách mang tiêu đề
Cách hành hạ chồng bạn.”
Nhưng người kia chẳng quan tâm.
Cô ấy thậm chí chẳng thèm nhìn vào cuốn sách - cô ấy nói, “Tôi không cần nó,
tôi có hệ thống của riêng mình.”
Mọi người đều có hệ thống của
riêng mình để hành hạ người khác, bởi vì chỉ qua hành hạ và huỷ diệt, người ta
mới có thể bị thay đổi thành một vật.
Có lần chuyện xảy ra là Mulla
Nasruddin bước vào quán cà phê trông rất giận dữ, rất hùng hổ và nguy hiểm, và
anh ta nói, “Tôi nghe nói ai đó đã gọi vợ tôi là mụ phù thuỷ già xấu xí. Ai là
kẻ này?”
Một người đứng dậy, một người rất
cao to, vạm vỡ và như người khổng lồ. Anh ta nói, “Tôi nói điều đó về vợ anh đấy,
còn gì nữa về điều đó đây?”
Nhìn người này, Nasruddin lập tức
dịu xuống; người đó thật nguy hiểm. Anh ta lại gần người đó và nói, “Xin cám ơn
anh, đây cũng là cảm giác của tôi nữa, nhưng tôi không có đủ dũng cảm để nói
như vậy. Anh đã làm điều đó, anh là người bạo dạn.”
Điều gì xảy ra trong mối quan hệ?
Tại sao nó bao giờ cũng xấu đi? Tại sao không thể yêu được? Tại sao mọi thứ trở
nên bị đầu độc?… Bởi vì tâm trí bao giờ cũng thích thao túng mọi vật, bởi vì mọi
vật không bao giờ nổi loạn: chúng bao giờ cũng nghe lời, chúng chưa hề không
nghe lời. Người là sống động, bạn không thể dự đoán người đó sắp làm gì. Và bạn
không thể thao túng… tự do của người khác trở thành vấn đề.
Tình yêu là vấn đề đến thế bởi
vì bạn không thể cho phép người khác được tự do. Và nhớ điều này: nếu bạn thực
sự yêu, tình yêu thực là có thể chỉ khi bạn cho phép người kia hoàn toàn tự do
được là chính mình. Nhưng thế thì bạn không thể sở hữu, thế thì bạn không thể
đoán trước, thế thì bạn không thể an toàn, thế thì mọi thứ phải di chuyển từ
khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia. Và tâm trí muốn lập kế hoạch, muốn an ninh
và an toàn.
Tâm trí muốn cuộc sống chạy
theo đường mòn bởi vì tâm trí là cái chết nhất trong bạn. Cứ dường như là bạn
là dòng sông và một phần của dòng sông là tảng băng. Tâm trí bạn hệt như tảng
băng đó, nó là phần đông cứng của bạn, và nó muốn làm cho bạn đông cứng hoàn
toàn để cho thế thì sẽ không có sợ nữa. Bất kì khi nào có cái mới, có sợ - với
cái cũ thì không có sợ. Tâm trí bao giờ cũng hạnh phúc với cái cũ.
Đó là lí do tại sao tâm trí bao
giờ cũng chính thống, không bao giờ cách mạng. Chưa bao giờ có một tâm trí có
thể được gọi là cách mạng cả. Tâm trí không thể nào là cách mạng được. Phật là
cách mạng, Trang Tử là cách mạng - bởi vì họ không có tâm trí. Lenin không cách
mạng, Stalin hoàn toàn không. Họ không thể là cách mạng được. Với tâm trí, làm
sao bạn có thể là cách mạng được? Tâm trí bao giờ cũng chính thống, tâm trí bao
giờ cũng tuân thủ, bởi vì tâm trí là phần chết trong bạn. Điều này cần phải được
hiểu.
Có nhiều phần chết trong bạn để
thân thể tống ra. Tóc bạn là chết, đó là lí do tại sao bạn có thể cắt chúng dễ
dàng và không đau, không bị thương. Thân thể cứ đùn chúng ra. Tâm thức cũng ném
ra nhiều thứ, nếu không thì chúng sẽ tích luỹ. Tâm trí là phần chết giống như
tóc. Và điều này là biểu tượng. Phật đã bảo các đệ tử của mình phải cạo trọc đầu
chỉ như một biểu tượng: như bạn cạo hết tóc, cho nên bạn cũng cạo cả tâm thức
bên trong nữa, bạn cạo hoàn toàn hết tâm trí.
Cả tóc và tâm trí đều chết, bạn
đừng mang chúng. Điều đó là đẹp! Đừng cho phép phần chết được tích luỹ lại. Tâm
trí là gì? Kinh nghiệm quá khứ của bạn, việc học hành của bạn, tất cả những cái
đang đó. Tâm trí chưa bao giờ trong hiện tại - làm sao nó có thể thế được? Tại
đây và bây giờ, tâm trí không thể hiện hữu.
Nếu bạn đơn giản nhìn vào tôi,
tâm trí ở đâu? Nếu bạn đơn giản ngồi ở đây và lắng nghe tôi, tâm trí ở đâu? Nếu
bạn bắt đầu biện luận, tâm trí đi vào; nếu bạn bắt đầu phán xét, tâm trí đi
vào. Nhưng làm sao bạn phán xét được? Bạn đem quá khứ vào hiện tại, quá khứ trở
thành quan toà của hiện tại. Làm sao bạn biện minh? Bạn đem quá khứ tới như luận
cứ, và khi bạn đem quá khứ tới thì tâm trí bước vào.
Tâm trí là phần chết của bạn,
nó là cặn bã. Và hệt như có những người táo bón, những người phải chịu đựng rất
nhiều, cũng có táo bón tâm trí, cặn bã tích luỹ. Bạn chưa bao giờ vứt nó ra.
Trong tâm trí của bạn, mọi thứ chỉ đi vào; bạn chưa bao giờ vứt ra.
Thiền là việc vứt ra khỏi tâm
trí, làm nhẹ gánh bản thân bạn. Cặn bã không nên mang theo, nếu không thì bạn sẽ
trở thành ngày càng đờ đẫn hơn. Đó là lí do tại sao đứa trẻ có tâm trí tươi tắn
- bởi vì nó không tích luỹ. Cho nên đôi khi trẻ con có thể nói những điều triết
gia của bạn không thể nói ra được. Đôi khi chúng nhìn và xuyên thấu vào trong
các thực tại mà con người tri thức của bạn thì lại lỡ. Trẻ con là rất, rất
xuyên thấu. Chúng có sự sáng tỏ, cái nhìn của chúng tươi tắn, mắt chúng không
tràn đầy. Hiền nhân lại là một đứa trẻ. Ông ấy đã làm trống rỗng con thuyền của
mình, ông ấy đã làm trống rỗng bản thân mình khỏi tất cả các hàng hoá. Cặn bã
đã bị tống ra, ông ấy không bị táo bón. Tâm thức ông ấy là một luồng, nó không
có phần đông cứng.
Mục đích của nơm
là để bắt cá,
Khi được cá rồi
thì hãy quên nơm
Mục đích của lời
là để chuyển ý
Khi đã được ý
thì hãy quên lời
Nếu bạn thực sự hiểu tôi, bạn sẽ
không có khả năng nhớ được điều tôi đã nói. Bạn sẽ bắt được cá nhưng bạn sẽ bỏ
nơm. Bạn sẽ là cái tôi nói nhưng bạn sẽ không nhớ điều tôi đã nói. Bạn sẽ được
biến đổi qua nó nhưng bạn sẽ không trở thành con người hiểu biết hơn qua nó. Bạn
sẽ trống rỗng hơn qua nó, ít tràn đầy đi; bạn sẽ đi xa khỏi tôi mà được tươi tắn,
không bị nặng gánh.
Bạn đừng thu thập điều tôi nói
bởi vì bất kì cái gì bạn thu thập thì cũng sẽ sai. Thu thập là sai: đừng tích
luỹ, đừng trút đầy kho báu của bạn bằng lời của tôi. Lời là cặn bã, chúng chẳng
đáng giá gì. Ném chúng đi, thế thì ý nghĩa sẽ có đó, và ý nghĩa không cần phải
nhớ, nó chưa bao giờ trở thành một phần của kí ức, nó trở thành một phần của
cái toàn thể của bạn. Bạn phải nhớ một điều chỉ khi nó là một phần của kí ức, của
trí tuệ. Bạn chẳng bao giờ cần nhớ một điều thực đã xảy ra cho bạn. Nó xảy ra
cho bạn, nó có đó - cần gì phải nhớ? Đừng lặp lại, bởi vì việc lặp lại sẽ cho bạn
khái niệm giả tạo.
Lắng nghe, nhưng không phải là
lời - chính ngay bên cạnh lời, cái vô lời đang được trao cho bạn. Đừng bị quá tập
trung vào lời, chỉ nhìn một chút sang bên bởi vì điều thực đang được trao ở đó.
Đừng lắng nghe điều tôi nói, lắng nghe bản thân tôi! Tôi cũng đang ở đây, không
chỉ lời. Và một khi bạn lắng nghe tôi, thế thì tất cả mọi lời sẽ bị quên đi.
Phật đã chết và các khất sĩ,
các đệ tử đều rất bối rối bởi vì không một lời nào của ông ấy đã được thu thập
khi ông ấy còn sống. Họ đã quên hoàn toàn việc ghi lại lời ông ấy và đã không
nghĩ rằng ông ấy sẽ chết sớm thế, bất ngờ thế. Các đệ tử chưa hề nghĩ về điều
đó - rằng thầy có thể biến mất một cách bất ngờ.
Thế rồi bỗng nhiên một hôm Phật
nói, “Ta sắp ra đi.” Không còn thời gian và ông ấy đã nói trong suốt bốn mươi
năm. Khi ông ấy chết, làm sao có thể thu thập được lời ông ấy nữa? Kho báu sẽ bị
mất, nhưng có gì làm?
Và điều hay là Mahakashyapa
không thể nhắc lại được lời của Phật. Ông ấy nói, “Tôi nghe thấy ông ấy, nhưng
tôi không nhớ điều ông ấy đã nói. Tôi quá nhiều trong đó, nó chưa bao giờ trở
thành một phần của kí ức tôi, tôi không biết.” Và ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Sariputra, Moggalyan, tất cả những
người này đã trở nên chứng ngộ, đều nhún vai và nói, “Thật là khó, ông ấy đã
nói nhiều thế, nhưng chúng tôi không nhớ nó.” Và những người này là các đệ tử
đã đạt tới chứng ngộ.
Thế rồi Ananda tiến lại. Ông ấy
vẫn chưa trở nên chứng ngộ khi Phật còn sống; khi Phật chết, thế rồi ông ấy trở
nên chứng ngộ. Ông ấy đã nhớ mọi thứ. Ông ấy đọc từng lời những nội dung của bốn
mươi năm ông ấy đã ở với Phật. Ông ấy đọc ra từng lời - một người vẫn còn chưa
chứng ngộ! Điều này có vẻ như nghịch lí. Nhưng người đã đạt tới thì đáng phải
nhớ, không phải con người này, người còn chưa đạt tới bờ bên kia. Nhưng khi đã
đạt tới bờ bên kia rồi, bờ bên này phải bị quên đi chứ, và khi bản thân người
ta đã trở thành phật, ai còn quan tâm để nhớ điều Phật đã nói?
Mục đích của nơm
là để bắt cá,
Khi được cá rồi
thì hãy quên nơm
Lời của Phật là cái nơm,
Mahakashyapa đã bắt được cá. Ai còn quan tâm tới nơm bây giờ? Nơi thuyền đã
qua, ai bận tâm? Ông ấy đã đi qua suối. Mahakashyapa nói, “Tôi không biết người
này nói gì. Và bạn không thể dựa vào tôi được, bởi vì với tôi khó tách bạch điều
ông ấy đã nói và điều tôi nói.”
Tất nhiên điều đó sẽ là như vậy.
Khi Mahakashyapa tự mình đã trở thành vị phật, làm sao họ có thể tách biệt? Hai
không phải là hai. Nhưng Ananda nói, “Tôi sẽ kể lại lời ông ấy,” và một cách rất
chân thực ông ấy kể lại. Nhân loại phải rất biết ơn anh chàng Ananda này, người
vẫn còn dốt nát. Ông ấy vẫn chưa bắt được cá cho nên ông ấy nhớ cái nơm. Ông ấy
vẫn nghĩ về việc bắt cá cho nên ông ấy phải mang nơm.
Mục đích của lời
là để chuyển ý
Khi đã được ý
thì hãy quên lời
Nhớ điều này như một luật cơ bản
của cuộc sống - rằng cái vô dụng, vô nghĩa, ngoại vi, trông có vẻ có ý nghĩa thế
bởi vì bạn còn chưa nhận biết về trung tâm. Thế giới này trông có vẻ có ý nghĩa
thế bởi vì bạn còn chưa nhận biết về Thượng đế. Khi Thượng đế được biết tới, thế
giới bị quên đi. Và không bao giờ ngược lại.
Mọi người đã cố gắng quên thế
giới để cho họ có thể biết tới Thượng đế - điều đó chưa hề xảy ra và nó sẽ
không bao giờ xảy ra cả. Bạn có thể cứ cố gắng và cố gắng để quên thế giới,
nhưng bạn không thể quên được. Mọi nỗ lực của bạn để quên đi sẽ trở thành việc
ghi nhớ liên tục. Chỉ khi Thượng đế được biết tới thì thế giới mới bị quên đi.
Bạn có thể cứ vật lộn để vứt bỏ suy nghĩ, nhưng bạn không thể vứt bỏ suy nghĩ
chừng nào tâm thức còn chưa được đạt tới. Suy nghĩ là cái thay thế. Làm sao bạn
có thể vứt bỏ cái nơm khi còn chưa bắt được cá? Tâm trí sẽ nói, “Đừng ngu xuẩn.
Cá đâu nào?”
Làm sao bạn có thể vứt bỏ lời
khi bạn còn chưa hiểu được ý nghĩa? Đừng tranh đấu với lời, cố đạt tới ý nghĩa.
Đừng cố gắng đánh nhau với ý nghĩ. Đó là lí do tại sao tôi cứ nhấn mạnh đi nhấn
mạnh lại rằng nếu các ý nghĩ quấy rầy bạn, đừng tạo ra bất kì cuộc vật lộn nào
với chúng, đừng cố moi chúng ra. Nếu chúng tới, cứ để chúng tới. Nếu chúng đi,
cứ để chúng đi. Đừng làm gì cả, chỉ dửng dưng, chỉ là người quan sát, người
theo dõi, không bận tâm. Đó là tất cả những điều bạn có thể làm ngay bây giờ -
không quan tâm.
Đừng nói, “Chớ tới.” Đừng mời
chào, đừng bác bỏ, đừng kết án và đừng ca ngợi. Đơn giản vẫn còn dửng dưng.
Nhìn vào chúng, chúng tới như mây trôi nổi trên bầu trời - thế rồi chúng đi,
như mây biến mất. Cứ để chúng tới và chúng đi, không đi vào con đường của
chúng, không chú ý tới chúng. Nếu bạn chống lại chúng thế thì bạn bắt đầu chú ý
tới chúng, và thế thì lập tức bạn bị quấy rối: “Việc thiền của mình bị mất.” Chẳng
cái gì mất cả. Thiền là bản tính cố hữu của bạn. Chẳng cái gì mất cả. Liệu bầu
trời có bị mất khi mây tới không? Chẳng cái gì mất cả.
Dửng dưng, đừng bận tâm bởi ý
nghĩ, cách này cách nọ. Và chẳng chóng thì chầy bạn sẽ cảm thấy và bạn sẽ hiểu
rằng việc tới và việc đi của chúng đã trở nên chậm hơn. Chẳng chóng thì chầy bạn
sẽ thấy rằng bây giờ chúng tới, nhưng không nhiều lắm; đôi khi giao thông dừng
lại, con đường vắng lặng. Một ý nghĩ đã qua, ý nghĩ khác còn chưa tới; có khoảng
hở. Trong khoảng hở đó bạn sẽ biết bầu trời bên trong của mình trong niềm vinh
quanh tuyệt đối của nó. Nhưng nếu một ý nghĩ đi vào, để nó vào; đừng bị khuấy động.
Bạn có thể làm điều này nhiều,
và chỉ điều này có thể được làm thôi; không cái gì khác có thể cả. Không chú ý,
dửng dưng, không quan tâm. Chỉ còn là nhân chứng, quan sát, không can thiệp, và
tâm trí sẽ đi, bởi vì chẳng cái gì có thể còn lại bên trong nếu bạn dửng dưng.
Dửng dưng là cắt tận gốc rễ,
chính gốc rễ. Đừng cảm thấy đối nghịch bởi vì rằng điều đó lại là nuôi dưỡng. Nếu
bạn phải nhớ tới bạn bè, bạn phải nhớ tới kẻ thù còn nhiều hơn thế. Bạn bè bạn
có thể quên, làm sao bạn có thể quên được kẻ thù? Bạn phải thường xuyên nhớ tới
chúng bởi vì bạn sợ.
Mọi người bị khuấy động bởi các
ý nghĩ, những người thường. Người tôn giáo bị khuấy động hơn bởi vì họ thường
xuyên tranh đấu. Nhưng qua tranh đấu bạn lại chú ý - và chú ý là thức ăn. Mọi
thứ trưởng thành nếu bạn chú ý, trưởng thành nhanh, trở thành sống động. Chỉ dửng
dưng.
Phật đã dùng từ upeksha; nó có
nghĩa là hoàn toàn dửng dưng, không thế này cũng chẳng thế nọ - chỉ ở giữa -
không bạn bè cũng chẳng thù địch, không ủng hộ cũng chẳng chống đối, chỉ ở giữa,
nhìn cứ dường như là chúng chẳng liên quan, dường như những ý nghĩ này không
thuộc về bạn, dường như chúng là một phần của thế giới lớn lao. Cứ để chúng ở đấy.
Thế thì một hôm bỗng nhiên, khi sự dửng dưng là toàn bộ, tâm thức dịch chuyển từ
ngoại vi vào trung tâm.
Nhưng điều đó không thể nào dự
đoán được và không thể nào lập kế hoạch được: người ta phải cứ làm việc và chờ
đợi. Bất kì khi nào nó xảy ra, bạn có thể cười: những ý nghĩ đó có đấy bởi vì bạn
đã nuôi dưỡng chúng liên tục, và những ý nghĩ đó có đấy bởi vì cá còn chưa bị bắt.
Làm sao bạn có thể vứt nơm đi được? Bạn phải mang nó.
Tôi nhớ rằng có lần chuyện xảy
ra ở đất nước của Mulla Nasruddin rằng nhà vua đi tìm người trí huệ. Ông già
trí huệ của nhà vua trước khi chết có nói, “Khi bệ hạ thay thế thần, xin tìm một
người khiêm tốn nhất trong vương quốc, bởi vì bản ngã là phản trí huệ. Khiêm tốn
là trí huệ, cho nên xin tìm người khiêm tốn nhất.”
Các thám tử bí mật được phái đi
khắp vương quốc để dò la về người khiêm tốn nhất. Cuối cùng họ tới làng của
Nasruddin. Anh ta đã nghe thấy tin rằng người trí huệ đã chết, cho nên anh ta
nghĩ rất vất vả về điều có thể là chỉ dẫn của người trí huệ. Anh ta đã đọc, và
anh ta biết qua tri thức cổ rằng người khiêm tốn nhất là trí huệ nhất. Cho nên
anh ta suy diễn, kết luận logic, rằng ông già đó phải đã nói việc tìm người
khiêm tốn nhất.
Thế rồi người của nhà vua tìm tới.
Mulla Nasruddin rất giầu, nhưng khi họ thấy anh ta, người giầu nhất thành phố,
anh ta đã mang một chiếc lưới đánh cá, đi từ sông về. Đánh cá là công việc
khiêm tốn trong thành phố. Cho nên họ nghĩ, “Người này dường như rất khiêm tốn,”
và họ hỏi Nasruddin, “Sao anh mang lưới đánh cá này? Anh là người giầu có thế,
anh không cần phải đi đánh cá.”
Nasruddin nói, “Tôi trở thành
giầu có thế này là qua việc đánh cá. Tôi đã bắt đầu cuộc đời mình là người đánh
cá. Tôi đã trở nên giầu có, nhưng chỉ để tỏ lòng kính trọng với nghề nghiệp ban
đầu đã đem lại cho tôi nhiều thứ thế, tôi bao giờ cũng mang cái lưới này trên
vai.”
Một người thực sự khiêm tốn.
Nói chung, nếu người nghèo trở nên giầu thì anh ta bắt đầu xoá sạch toàn bộ quá
khứ của mình để cho không ai biết rằng anh ta đã từng là người nghèo cả. Anh ta
loại bỏ tất cả các tiếp xúc chứng tỏ rằng có thời anh ta đã là người nghèo. Anh
ta không muốn gặp họ hàng mình, anh ta không muốn được nhắc nhở về quá khứ. Anh
ta đơn giản vứt bỏ quá khứ hoàn toàn. Anh ta tạo ra quá khứ mới cứ dường như là
anh ta được sinh ra là quí tộc. Nhưng con người này khiêm tốn. Cho nên sứ giả
đã thông báo cho nhà vua rằng Mulla Nasruddin là người khiêm tốn nhất mà họ đã
từng gặp và anh ta được bổ nhiệm làm người trí huệ.
Vào ngày bổ nhiệm, anh ta vứt
cái lưới đi. Người đã giới thiệu anh ta hỏi, “Nasruddin, bây giờ cái lưới của
anh đâu rồi?”
Anh ta nói, “Khi bắt được cá rồi
thì lưới phải vứt đi chứ.”
Nhưng bạn không thể vứt nó đi
trước đó - điều đó là không thể được, bạn phải mang nó. Nhưng mang nó một cách
dửng dưng. Đừng bị gắn bó với nó, đừng yêu nó, bởi vì một ngày nào đó nó phải bị
vứt đi. Nếu bạn yêu nó thế thì bạn có thể chẳng bao giờ bắt được cá, bạn sẽ chỉ
sợ rằng nếu bạn bắt cá, bạn sẽ phải vứt lưới đi.
Đừng yêu tâm trí. Nó cần phải
được dùng và nó có đó bởi vì bạn còn chưa biết vô trí, bạn không biết cốt lõi
bên trong nhất của bản thể mình. Ngoại vi có đó và bạn phải mang nó nhưng mang
nó một cách dửng dưng. Đừng trở thành nạn nhân của nó.
Một câu chuyện nữa:
Có một người hay đi ra trường
đua ngựa hàng năm nhân dịp ngày sinh của mình. Cả năm anh ta tích luỹ tiền bạc
chỉ để đặt cọc một lần nhân dịp sinh nhật này. Và anh ta thua rất nhiều năm.
Nhưng hi vọng bao giờ cũng sống lại mãi! Mỗi lần anh ta đi thì anh ta đều quyết
định không bao giờ đến lại đó lần nữa… nhưng một năm là thời gian dài thế!
Trong vài ngày anh ta sẽ nhớ và thế rồi hi vọng lại quay trở lại. Anh ta nghĩ,
“Ai biết được, năm nay mình có thể giầu lên cho nên tại sao lại không thử thêm
một lần nữa?”
Trước lúc sinh nhật của anh ta
tới tròn, anh ta lại sẵn sàng đi ra trường đua ngựa. Và đó là sinh nhật lần thứ
năm mươi của anh ta, cho nên anh ta nghĩ, “Mình nên thử một cách toàn tâm.”
Thế là anh ta bán hết của cải,
thu được một gia sản nhỏ, tất cả những gì anh ta đã kiếm được trong cả đời, tất
cả những gì anh ta có, và anh ta nói, “Bây giờ mình phải quyết định cách này
hay cách nọ. Hoặc là mình trở thành người ăn xin hoặc là một hoàng đế; không ở
lưng chừng nữa, thế là đủ rồi!”
Anh ta tới đó, tới cửa sổ, và
nhìn vào tên của ngựa và thấy một con ngựa mang tên Adolf Hitler. Anh ta nghĩ,
“Nó phi cũng được đấy. Một người vĩ đại như vậy, một người thắng lợi như vậy,
ông ta đe doạ cả thế giới. Con ngựa này phải hung tợn và mạnh mẽ lắm.” Thế là
anh ta cá tất, và anh ta mất tất - cũng như tất cả những người đã đặt cọc vào
Hitler đều mất. Bây giờ anh ta chẳng còn đâu đi nữa, ngay cả ngôi nhà của anh
ta cũng mất. Cho nên chẳng cái gì còn lại để làm ngoài việc tự tử.
Thế là anh ta lên một tảng đá,
chỉ để nhảy xuống và kết thúc tất cả. Khi anh ta sắp nhảy thì anh ta bỗng nhiên
nghe thấy một tiếng nói, anh ta không thể biết được tiếng nói đó tới từ bên
ngoài hay từ bên trong. Nó nói, “Dừng lại! Lần tiếp ta sẽ cho anh tên của con sẽ
thắng - thử một lần nữa. Đừng tự giết mình.”
Hi vọng sống lại, anh ta quay
trở lại. Anh ta làm việc thật vất vả trong năm đó, bởi vì sắp có thắng lợi mà
anh ta đã chờ đợi cả đời. Giấc mơ phải được hoàn thành. Anh ta làm việc vất vả
cả ngày lẫn đêm, anh ta kiếm được nhiều. Thế rồi với trái tim run rẩy anh ta tiến
tới cửa sổ và chờ đợi. Tiếng nói cất lên, “Được rồi, hãy chọn con Churchill
này.” Không biện luận gì, không nghĩ về nó, không có tâm trí bước vào, anh ta đặt
cọc tất cả và thắng. Churchill về trước nhất.
Anh ta quay lại cửa sổ, và đợi.
Tiếng nói lại nói, “Bây giờ quay sang Stalin.” Anh ta lại đặt cọc tất cả.
Stalin về trước nhất. Bây giờ anh ta có một tài sản lớn.
Lần thứ ba anh ta chờ đợi, và
tiếng nói lại nói, “Hết rồi.”
Nhưng anh ta nói, “Im nào, ta
đang thắng, ngôi sao chiếu mệnh của ta đang sáng và chẳng ai có thể đánh bại ta
bây giờ.” Thế là anh ta chọn Nixon và Nixon về cuối.
Tất cả tài sản của anh ta đều mất,
anh ta lại thành ăn xin. Đứng đó, anh ta lầm bầm với mình, “Bây giờ mình phải
làm gì đây?”
Tiếng nói bên trong cất lên,
“Bây giờ thì anh có thể lên tảng đá mà nhảy xuống.”
Trong những khoảnh khắc khi bạn
định chết, tâm trí dừng lại bởi vì chẳng còn gì cho nó làm việc nữa. Tâm trí là
một phần của cuộc sống, nó không phải là một phần của cái chết. Khi không còn
cuộc sống phía trước nữa, tâm trí dừng lại; không có công việc, nó thất nghiệp
ngay lập tức. Và khi tâm trí dừng lại, tiếng nói bên trong tới. Nó bao giờ cũng
có đó, nhưng tâm trí đang tạo ra nhiều tiếng ồn đến mức một tiếng nói nhỏ bé
tĩnh lặng không thể được nghe thấy.
Tiếng nói ấy không tới từ phía
bên kia, chẳng có ai ở phía bên kia cả, mọi thứ đều ở bên trong. Thượng đế
không phải ở trên trời, điều đó ở trong bạn. Anh ta sắp chết - quyết định cuối
cùng do tâm trí đưa ra. Nhưng khi tâm trí thôi làm việc, vì bây giờ chẳng còn
việc nữa, tiếng nói tới từ cốt lõi bên trong nhất bao giờ cũng phải.
Thế thì điều gì xảy ra? Hai lần
tiếng nói này có tác dụng, nhưng thế rồi tâm trí lại đi vào và tâm trí nói, “Đừng
nghe điều vô nghĩa thế, ngôi sao chiếu mệnh đang sáng tỏ và ta đang thắng.”
Nhớ điều này: bất kì khi nào bạn
thắng, bạn thắng là vì tiếng nói bên trong. Nhưng tâm trí bao giờ cũng đi vào
và nhận trách nhiệm. Bất kì khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc, nó bao giờ cũng tới
từ bên trong. Thế thì tâm trí lập tức nhảy vào và nắm quyền điều khiển và nói,
“Đấy là bởi vì ta.” Khi bạn đang trong tình yêu, tình yêu trở thành giống như
cái chết, bạn cảm thấy phúc lạc. Thế rồi ngay lập tức tâm trí đi vào và nói,
“Được đấy, đây là ta, điều này là bởi vì ta.”
Bất kì khi nào bạn thiền, đều
có những thoáng nhìn. Thế thì tâm trí đi vào và nói, “Hạnh phúc đi! Nhìn đây,
ta đã làm điều đó.” Và ngay lập tức mối tiếp xúc bị mất.
Nhớ điều này: với tâm trí bạn
bao giờ cũng sẽ là kẻ thua cuộc. Cho dù bạn đang thắng, thắng lợi của bạn sẽ chỉ
là thất bại. Với tâm trí thì không có thắng lợi; với vô trí thì không có thất bại.
Bạn phải dịch chuyển toàn bộ
tâm thức mình từ tâm trí sang vô trí. Một khi vô trí có đó, mọi thứ đều thắng lợi.
Một khi vô trí có đó thì chẳng cái gì đi sai cả, chẳng cái gì có thể đi sai được.
Với vô trí mọi thứ đều tuyệt đối như nó phải như vậy. Người ta mãn nguyện,
không một phần bất mãn nào còn lại, người ta hoàn toàn ở nhà. Bạn là người
ngoài bởi vì tâm trí.
Dịch chuyển này là có thể chỉ nếu
bạn trở thành dửng dưng; ngoài ra dịch chuyển này sẽ không bao giờ có thể có.
Cho dù bạn có những thoáng nhìn, những thoáng nhìn đó sẽ bị mất. Bạn đã có những
thoáng nhìn trước đó - không chỉ trong lời cầu nguyện và thiền mà thoáng nhìn
đó xảy ra. Những thoáng nhìn xảy ra trong cuộc sống đời thường nữa. Làm tình với
người đàn bà, tâm trí dừng lại. Đó là lí do tại sao dục hấp dẫn thế: nó là cực
lạc tự nhiên. Trong một khoảnh khắc bỗng nhiên tâm trí không có đó, bạn cảm thấy
phúc lạc và mãn nguyện - nhưng chỉ một khoảnh khắc thôi. Ngay lập tức tâm trí
len vào và bắt đầu làm việc về cách để được nữa, làm sao kéo dài lâu hơn. Lập kế
hoạch, kiểm soát, thao túng đi vào, và bạn đã lỡ.
Đôi khi, chẳng có lí do hay vần
điệu gì, bạn đang bước đi trên phố dưới cây cối và bỗng nhiên một tia nắng mặt
trời chiếu vào bạn, một làn gió thoảng qua mặt bạn. Bỗng nhiên cứ dường như là
toàn bộ thế giới đã thay đổi và trong một khoảnh khắc bạn cực lạc. Điều gì đã xảy
ra? Bạn đang bước đi, không lo nghĩ, không đi đâu cả, chỉ đi dạo, cuộc đi dạo
buổi sáng hay tối. Trong khoảnh khắc thanh thản đó, bỗng nhiên, không có hiểu
biết của bạn, tâm thức dịch chuyển từ tâm trí sang vô trí. Ngay lập tức có cái
đẹp. Nhưng tâm trí đi vào và nói, “Ta phải có thêm nhiều khoảnh khắc như thế
này.” Thế thì bạn có thể đứng đó nhiều năm, nhiều kiếp, nó sẽ chẳng bao giờ xảy
ra lần nữa. Nó chẳng bao giờ xảy ra bởi vì tâm trí.
Trong cuộc sống thường ngày,
không chỉ trong đền đài, trong cửa hiệu và văn phòng nữa, các khoảnh khắc đều tới
- tâm thức dịch chuyển từ ngoại vi vào trung tâm. Nhưng tâm trí kiểm soát ngay
lập tức. Tâm trí là kẻ kiểm soát lớn lao. Bạn có thể là người chủ nhưng nó là
người quản lí, và người quản lí đã chiếm dụng quá nhiều kiểm soát và quyền lực
đến mức người quản lí cứ nghĩ mình là người chủ. Và người chủ thì hoàn toàn bị
quên lãng.
Dửng dưng với tâm trí đi. Bất
kì khi nào khoảnh khắc tới mà vô lời, im lặng, nếu tâm trí đi vào, đừng giúp và
đừng hợp tác với nó. Nhìn. Để nó nói bất kì cái gì nó nói, đừng chú ý nhiều. Nó
sẽ rút lui.
Trong thiền, các khoảnh khắc xảy
ra hàng ngày cho bạn. Nhiều người tới tôi và nói, “Nó đã xảy ra vào ngày thứ nhất
nhưng từ đó nó không xảy ra.”
Tại sao nó đã xảy ra vào ngày
thứ nhất? Bây giờ bạn đã chuẩn bị nhiều hơn, vài ngày đầu bạn không được chuẩn
bị đến thế. Tại sao nó đã xảy ra vào ngày đầu? Nó đã xảy ra vào ngày đầu bởi vì
người quản lí đã không nhận biết về điều sắp xảy ra. Điều đó không thể lập kế
hoạch được. Ngày tiếp theo thì người quản lí biết rõ điều phải làm: thở nhanh,
rồi kêu khóc, rồi Hu, Hu. Bây giờ thì người quản lí biết, và người quản lí làm
điều đó. Thế thì khoảnh khắc ấy sẽ không xảy ra, người quản lí đã nhận trách
nhiệm.
Nhớ điều này: bất kì khi nào một
khoảnh khắc phúc lạc xảy ra, đừng tìm nó lần nữa. Đừng tìm nó được lặp lại, bởi
vì tất cả mọi lặp lại đều là của tâm trí. Đừng tìm nó lần nữa. Nếu bạn hỏi, thế
thì tâm trí sẽ nói, “Mình biết cái mẹo rồi. Mình sẽ làm điều đó cho mình.”
Khi nó xảy ra, cảm thấy hạnh
phúc và biết ơn và quên đi. Cá đã bắt được rồi, quên nơm đi. Nghĩa đã nắm được
rồi, quên lời đi.
Và điều cuối cùng: bất kì khi
nào thiền hoàn tất, bạn sẽ quên thiền. Và chỉ thế thì, khi bạn đã quên thiền, bạn
mới tới mãn nguyện, với việc đạt tới cực đỉnh. Bây giờ bạn thiền trong hai mươi
bốn giờ một ngày. Chẳng phải làm điều gì cả; nó có đó, nó là bạn, nó là bản thể
bạn.
Nếu bạn có thể làm được điều
này, thế thì thiền trở thành một luồng liên tục, không nỗ lực nào về phần bạn -
bởi vì tất cả mọi nỗ lực đều là của tâm trí.
Nếu thiền trở thành cuộc sống tự
nhiên của bạn, cuộc sống tự phát của bạn, Đạo của bạn, thế thì tôi bảo bạn, một
ngày nào đó Trang Tử sẽ bắt giữ bạn. Bởi vì ông ấy hỏi
Ta sao tìm đặng
người biết quên lời?
hầu cùng nhau bàn luận
Ông ấy vẫn đang tìm kiếm đấy.
Tôi đã thấy ông ấy ở đây nhiều lần vẩn vơ quanh bạn, chỉ chờ đợi, chờ đợi. Nếu
bạn quên lời, ông ấy sẽ nói với bạn. Và không chỉ Trang Tử đâu - cả Krishna,
Christ, Lão Tử, Phật, họ tất cả đều đang tìm bạn đấy, tất cả những người đã chứng
ngộ đều đang tìm kiếm người dốt nát. Nhưng họ không thể nói bởi vì họ biết ngôn
ngữ của im lặng, còn bạn biết ngôn ngữ của điên khùng. Họ không thể đi đâu cả.
Họ vẫn đang tìm kiếm. Tất cả chư phật đã từng tồn tại đều đang tìm kiếm. Bất kì
khi nào bạn im lặng, bạn sẽ cảm thấy rằng họ bao giờ cũng ở quanh bạn.
Người ta nói rằng bất kì khi
nào đệ tử đã sẵn sàng, thầy xuất hiện. Bất kì khi nào bạn sẵn sàng, chân lí sẽ
được trao cho bạn. Thậm chí không có lấy một lỗ hổng khoảnh khắc nào. Bất kì
khi nào bạn sẵn sàng, điều đó xảy ra ngay lập tức. Không có lỗ hổng thời gian
nào.
Nhớ về Trang Tử đi. Bất kì khoảnh
khắc nào ông ấy cũng có thể bắt đầu nói với bạn, nhưng trước khi ông ấy bắt đầu
nói, việc nói của bạn phải ra đi.