Read more
Chân lí là một - không thể khác được bởi vì sự tồn tại là một vũ trụ, nó không phải là 'đa vũ trụ'. Nó là một. Nó được dính lại với nhau. Nó là tính cùng nhau. Nó là hài hoà. Cái giữ cho vũ trụ gắn với nhau là điều chúng ta gọi là chân lí, hay Đạo, hay Thượng đế. Đạo không phải là người, không là thượng đế người, nhưng là sự hài hoà chạy qua mọi thứ, như sợi chỉ chạy qua vòng hoa. Vũ trụ không phải là một đống các thứ, tách rời, cá nhân, như hòn đảo. Không, vũ trụ là một, cùng nhau, và thỉnh thoảng giữ nó cùng nhau... nó không rời ra. Cái mà giữ nó gắn cùng nhau là Thượng đế, Đạo.
Nhưng con người có thể tiếp cận qua hai cách tới chân lí này. Hai cách này phải được hiểu. Chân lí là một nhưng con đường là hai. Con đường thứ nhất là qua khẳng định, con đường khẳng định, con đường của 'người nói có'. Con đường của người sùng kính. Jesus, Mohammed, Krishna-họ đã theo con đường của khẳng định. Con đường của khẳng định dường như là con đường của nỗ lực, nỗ lực lớn lao: người ta cố gắng đạt tới Thượng đế, người ta phải làm mọi nỗ lực có thể, người ta phải làm nỗ lực tối đa, người ta phải đưa bản thân mình vào lâm nguy.
Trong thời hiện đại, Gurdjieff, Ramakrishna - họ đã theo con đường của khẳng định, qua khẳng định. Con đường kia là qua phủ định, qua phủ nhận, qua cái 'không'. Lão Tử, Phật, Nagarjuna - họ đã theo con đường của phủ định. Trong thời hiện đại, Ramana Maharshi, J. Krishnamurti - họ theo con đường của cái 'không'.
Hai con đường này phải được hiểu rõ ràng nhất có thể được bởi vì nhiều điều sẽ phụ thuộc vào nó; bạn sẽ phải chọn ngày này hay ngày khác. Chúng đi theo các chiều hướng khác nhau; chúng đạt tới cùng đích, nhưng chúng đi theo các hướng khác nhau. Con đường khẳng định là cách tiếp cận khẳng định tới Thượng đế, việc đạt tới Thượng đế, việc tìm kiếm, cuộc truy hỏi. Con đường phủ định là chờ đợi Thượng đế, không tìm kiếm. Con đường phủ định chỉ giữ cửa để mở, không đi, không tìm; không truy hỏi, chỉ cảm nhận, như bụng mẹ.
Con đường thứ nhất là dương, con đường thứ hai là âm. Con đường thứ nhất là con đường hướng nam tính, con đường thứ hai là con đường hướng nữ tính. Người ta chỉ phải trong buông bỏ ở con đường thứ hai: không ý chí, nhưng buông xuôi. Người ta chỉ phải cho phép Thượng đế hiện hữu; không đạt tới ngài, để ngài đạt tới bạn. Đơn giản im lặng, trống rỗng. Cho không gian để cho nếu ngài tới bạn sẵn có; bạn vẫn còn sẵn có.
Trên con đường của ý chí bạn có nhiều điều để làm; trên con đường của buông xuôi bạn không có gì làm cả, đích xác không cái gì để làm, chỉ không cái gì làm. Những con đường này có thể được đặt tên theo cách khác nữa. Con đường thứ nhất có thể được nói là con đường của khổ hạnh. Từ 'ascetic-khổ hạnh' bắt nguồn từ gốc Hi Lạp ascesis có nghĩa là tập luyện. Nhiều phương pháp, nhiều tập luyện, Yoga, phương pháp luận, kĩ thuật, là có thể. Con đường thứ hai có thể được gọi là con đường của huyền môn: không luyện tập, không phương pháp, không công nghệ.
Trên con đường thứ nhất thời gian là phải có. Bạn không thể ngay lập tức chứng ngộ được - phương pháp cần thời gian, luyện tập cần thời gian, chuẩn bị cần thời gian, và bạn sẽ phải đợi trong nhiều kiếp. Chứng ngộ sẽ là dần dần, nó không thể bất thần được. Trên con đường phủ định nó có thể tuyệt đối bất thần, nó có thể xảy ra chính khoảnh khắc này.
Thời gian không được cần bởi vì luyện tập không được cần. Bạn không đi đâu cả; bạn chỉ ngồi im lặng, bạn chỉ ở trong buông bỏ. Người ta không cần chờ đợi. Con đường của huyền môn là huyền bí - không thể được giải thích. Con đường của khổ hạnh là giải thích được: nó rất khoa học, rất logic. Từng bước một nó có thể được giải thích; nó có thể được phân tích, phân chia thành các bước dễ dàng. Các bước có thể được làm nhỏ tới mức mọi người có thể lấy chúng, ngay cả đứa trẻ nhỏ; do đó, các mức độ là có thể. Nhưng con đường của huyền môn là rất huyền bí, do đó nó được gọi là con đường huyền môn. Không mức độ nào là có thể, không bước nhỏ nào - nhưng bước nhảy lượng tử, nhảy vào cái không biết, đột nhiên, như sét. Một cách tự nhiên nó không thể được giải thích một cách logic.
Tâm trí logic sẽ bị lúng túng. Nó cần hiểu biết lớn, không dựa trên logic mà dựa trên trực giác, không dựa trên trí tuệ mà dựa trên trực giác. Nó cần tâm trí phi logic, phiêu lưu: người có thể đi trước mọi bước, người sẵn sàng đi vào trong cái không biết, người đủ dũng cảm lấy cú nhảy.
Trên con đường thứ nhất bạn đi từng bước một, đi lên. Trên con đường thứ hai bạn đơn giản lấy cú nhảy vào vực thẳm. Nó là vực thẳm không đáy, nó là trống rỗng, nó là tính không tuyệt đối. Bạn biến mất. Hai con đường này là những con đường duy nhất, và mọi người đều phải quyết định trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể mình cái gì hấp dẫn người đó. Khó mà quyết định nhưng nó phải được quyết định, bằng không bạn có thể cứ làm những điều mà sẽ không chứng tỏ nghĩa nào cả. Nếu bạn có thể lấy cú nhảy thế thì không có nhu cầu huấn luyện bản thân bạn theo Yoga. Nếu bạn không thể lấy cú nhảy, thế thì chẳng ích gì mà ngồi và đợi.
Trên con đường thứ nhất, nguy hiểm lớn nhất là của bản ngã bởi vì bạn phải làm nhiều, và nếu bạn quá bản ngã, bạn sẽ trở thành người làm và thế thì bản ngã sẽ trở thành rào chắn của bạn. Người ta phải làm, vậy mà không làm mạnh cho bản ngã. Trên con đường thứ hai, lờ phờ là vấn đề.
Bạn không định làm cái gì; người ta có thể trở thành lờ phờ, người ta có thể trở nên đờ đẫn và chết. Đó là nguy hiểm - rất tự nhiên: ngồi im lặng, không làm gì, dần dần bạn lại rơi vào đờ đẫn, trong một loại không thông minh; bạn mất sắc bén, bạn mất tính sống động, bạn trở nên xuẩn ngốc. Điều đó là có thể; người ta phải rất tỉnh táo về điều này.
Trên con đường thứ nhất, người ta phải quan sát rằng bản ngã không nảy sinh. Trên con đường thứ hai, người ta phải quan sát rằng lờ phờ không lắng đọng. Nếu hai cạm bẫy này được tránh, thế thì bạn có thể đạt tới từ hoặc khẳng định hoặc phủ định. Mọi người đã đạt tới từ cả hai con đường. Cho nên không có vấn đề về đạt tới, câu hỏi là cái gì sẽ dễ dàng hơn, trong hoà điệu hơn với bản tính tự nhiên của bạn - chọn cái đó.
Vài điều phải được hiểu về con đường của cái không, bởi vì Liệt Tử là tín đồ của con đường đó - con đường của qua phủ định, con đường huyền môn. Trên con đường huyền môn bạn phải một mình - không có khả năng 'ở cùng nhau'. Nó là bất hoạt sâu sắc, sâu tới mức chính ý tưởng về hành động phải bị vứt bỏ và từ bỏ. Không ham muốn, không hành động; người ta chỉ phải có đó. Tính một mình phải được kinh nghiệm. Việc ở một mình phải được kinh nghiệm.
Trên con đường của khẳng định, Thượng đế bao giờ cũng cùng bạn, bạn không bao giờ một mình. Bạn bao giờ cũng có thể nói với Thượng đế, bao giờ cũng cầu nguyện Thượng đế, bạn bao giờ cũng có thể hi vọng rằng ngài đang cùng bạn. Ngài bao quanh bạn, ngài cầm tay bạn. Và ngài là rất nhiều trên con đường của khẳng định. Tay ngài gần như trong tay bạn. Điều đó không chỉ là tưởng tượng - nhớ điều đó, nó không phải là ảo giác; nó là vậy. Khi bạn đã làm mọi điều bạn có thể làm đột nhiên ngài trở thành sẵn có. Nhiều hơn bạn không thể làm được: bạn đã không ngăn cản, bạn đã làm mọi điều bạn có thể làm, bạn đã đưa bản thân bạn một cách toàn bộ vào trong công việc, bạn đã đi tới tối đa của bạn - từ khoảnh khắc đó ngài tiếp quản. Nhưng người ta phải là điều tối đa, kém hơn điều đó sẽ không có tác dụng. Người ta phải sôi lên một trăm độ, thế rồi đột nhiên - việc bay hơi.
Trên con đường của khổ hạnh Thượng đế là cùng với bạn; bạn chưa bao giờ một mình, bạn bao giờ cũng có thể cầu nguyện. Nhưng trên con đường phủ định lời cầu nguyện là không thể được, lời cầu nguyện là không được phép - lời cầu nguyện là cản trở. Nhớ điều này nữa: một điều có thể là giúp đỡ cho người trên con đường này và có thể trở thành cản trở trên con đường khác. Lời cầu nguyện là cản trở. Nếu bạn hỏi tín đồ của con đường phủ định người đó sẽ nói: Lời cầu nguyện nghĩa là bạn vẫn không có khả năng ở một mình; bạn vẫn bị gắn bó với người khác. Bạn có thể đã vứt bỏ gắn bó của bạn với vợ, với chồng, với con, với bạn bè, với xã hội, nhưng bây giờ bạn đã phóng chiếu một Thượng đế và bây giờ bạn giữ đồng hành với ngài; nhưng bạn không thể một mình được. Lời cầu nguyện nghĩa là bạn vẫn sợ một mình, cho nên bạn tạo ra cây cầu với người khác, bạn tìm kiếm người khác. Lời cầu nguyện đơn giản nghĩa là bất kì khi nào bạn một mình, bạn không một mình mà cô đơn: bạn thiếu người khác. Trên con đường của phủ định, một mình đơn giản là niềm huy hoàng vĩ đại nhất có đó.
Nếu bạn hỏi nhà huyền môn ông ấy sẽ nói: Cô đơn chỉ là tạm nghỉ. Một mình là điều kiện tối thượng. Cô đơn hay cùng nhau là ngẫu nhiên. Một mình là bản chất. Cô đơn ngụ ý sự tiến hoá hay liên tục của kinh nghiệm, trong khi một mình nghĩa là thay đổi triệt để, toàn bộ, một tram tám mươi độ, sự chuyển hoá, một metanoia - thay đổi căn bản. Cô đơn là cách quay về phía người khác: bất kì khi nào bạn cảm thấy cô đơn bạn đều tìm kiếm người khác dưới dạng này hay dạng khác. Cô đơn là cách quay về với người khác. Một mình là cách quay về với bản thân người ta.
Điều này phải được nhớ. Đó là lí do tại sao trên con đường phủ định thiền là có nhiều ý nghĩa hơn lời cầu nguyện. Thiền là sự giúp đỡ, lời cầu nguyện là cản trở. Trên con đường của khẳng định, lời cầu nguyện là sự giúp đỡ, thiền không được nói tới chút nào. Đó là lí do tại sao trong Ki tô giáo, trong Hồi giáo, trong Do Thái giáo, trong Hindu giáo, thiền đã không được phát triển. Thiền đã được phát triển hoàn toàn bởi Phật tử và Đạo nhân - đó là chìa khoá bí mật của họ.
Bạn có thể chia mọi tôn giáo thành hai: Hindu giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Ki tô giáo - tất cả đều trên con đường của qua khẳng định. Phật giáo và Đạo - họ về căn bản là phủ định, trên con đường qua phủ định. Hindu giáo và Hồi giáo đã nở hoa điều tối đa của họ trong Sufi giáo. Đó là gặp gỡ của tính Hindu và tính Mô ha mét giáo và đoá hoa thực sự đẹp đã tới từ sự gặp gỡ này - nó là lai - Sufism. Nó là cao hơn bất kì cái gì có trong Hindu giáo và cao hơn bất kì cái gì có trong Mô ha mét giáo; nó là cao hơn cả hai, nó đã siêu việt lên trên cả bố mẹ. Đứa con là đẹp hơn mẹ và bố - phải vậy, bởi vì cả mẹ và bố đã tan biến vào trong nó. Cho nên Sufi giáo là đỉnh cao của khẳng định. Và Phật giáo và Đạo giáo gặp gỡ và đã cho sinh ra Zen (Thiền): đó là điều tốt nhất trên con đường của thiền. Lại đẹp hơn Phật giáo và Đạo giáo, tốt hơn cả hai bố mẹ: lại là việc lai.
Gặp gỡ của Hồi giáo và Hindu giáo đã xảy ra ở Ấn Độ. Hồi giáo tới Ấn Độ, gặp gỡ với Hindu giáo và đứa con đẹp được sinh ra. Gặp gỡ của Đạo giáo và Phật giáo đã xảy ra ở Trung Quốc. Phật giáo đi tới Trung Quốc, gặp gỡ với Đạo giáo và đứa con đẹp, Zen, được sinh ra. Nếu mọi thứ biến mất khỏi thế giới và chỉ hai điều có thể được duy trì, Sufi giáo và Zen-Thiền, không cái gì sẽ bị mất. Chúng là cao trào cao nhất, nhưng của hai con đường khác nhau. Sufi giáo không là gì ngoài lời cầu nguyện thuần tuý, zikr, việc nhớ tới Thượng đế, và Zen không là gì ngoài thiền.
Từ zen bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn dhyana. Đầu tiên từ dhyana trở thành jhana, bởi vì Phật thường nó trong tiếng Pali - dhyana là jhana trong tiếng Pali. Thế rồi từ jhana nó trở thành ch'an trong tiếng Trung Quốc. Thế rồi nó trở thành zen khi nó đạt tới Nhật Bản. Nhưng nó là dhyana, nó là dhyana bản chất: chỉ là một mình, tuyệt đối một mình, thậm chí không một ý nghĩ giữ bầu bạn.
Trong tính một mình đó mọi thứ biến mất. Người ta chỉ là tính thoáng đãng, người ta chỉ là không gian, thuần khiết, trong suốt. Trong thuần khiết đó người ta đạt tới, Thượng đế tới. Khi bạn đã sẵn sàng là trống rỗng thế, Thượng đế vào. Người Sufi tìm kiếm Thượng đế. Đệ tử Thiền chờ đợi, Thượng đế tới.
0 Đánh giá