Read more
Osho - Cách mạng trong Giáo dục
Chương 1. Giáo viên, xã hội
và cách mạng
Tôi muốn kể cho bạn nghe vài điều
tôi thấy về giáo viên và xã hội. Có lẽ sẽ không có đồng thuận giữa cách tôi
nghĩ và cách bạn nghĩ. Có lẽ tôi đang đối chọi lại những quan điểm của luật
giáo dục hiện tại. Tôi chẳng phải là nhà giáo dục học hay nhà cải cách xã hội.
Thật may mắn tôi có thể nói về vài khía cạnh nền tảng của giáo dục và xã hội.
Khả năng của bất kì chân lí nào
về bình minh giáo dục với các nhà giáo dục học phải được tính gần như bằng
không. Họ đã từng nghĩ ngợi suốt năm ngàn năm qua, nhưng điều kiện giáo dục hiện
tại, cấu trúc của nó, và kiểu người được tạo ra, là hoàn toàn sai tới mức điều
tự nhiên là chỉ những nhà lãnh đạo không lành mạnh và lú lẫn mới được sinh ra từ
nó. Tư tưởng được tạo ra bởi các nhà xã hội học cũng bệnh hoạn và không lành mạnh;
nếu không thì con người, cuộc sống của họ và tư tưởng của họ đã hoàn toàn khác.
Bởi tôi không là nhà giáo dục học cũng không là nhà xã hội học nên tôi có thể kể
với bạn những điều chỉ có thể thấy bằng cách nhìn thẳng vào các vấn đề.
Đối với những người mà kinh
sách là quan trọng, giải pháp trở nên quan trọng hơn vấn đề. Vì tôi không biết
luật giáo dục nên tôi có thể nói thẳng vào các vấn đề.
Điều ngay đầu tiên tôi muốn nói
là, mối quan hệ hiện tại giữa giáo viên và xã hội đã chứng tỏ nguy hiểm. Mối
quan hệ đó là gì? Mối quan hệ là, giáo viên là nô lệ còn xã hội là ông chủ hay
người sở hữu. Xã hội yêu cầu giáo viên làm việc gì? Xã hội muốn giáo viên khắc
sâu những ghen tị cũ kỹ, những thù hằn cũ kỹ và những suy nghĩ cũ kỹ tới từ
hàng ngàn năm vào tâm trí của trẻ nhỏ. Những người già mà gần như chết hoặc sắp
chết, muốn thừa kế lại, chuyển tiếp những điều này thông qua giáo viên vào tâm
trí những thế hệ mới. Thật đáng kinh ngạc khi xã hội cứ yêu cầu kiểu công việc ấy
từ giáo viên và giáo viên tiếp tục làm.
Đây là nỗi hổ thẹn lớn lao cho
các giáo viên. Điều hổ thẹn là những hủ bại thế kỷ trước mắc phải được truyền
sang thế kỷ này, thông qua giáo viên, như xã hội cần vậy. Điều này được cần bởi
cấu trúc cũ kỹ, những quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch liên hệ với cấu
trúc đó, và những niềm tin mù quáng được lập trên cấu trúc đó, không muốn chết.
Chúng muốn tiếp tục sống bên trong xã hội.
Bởi hoàn thành công việc nên
giáo viên được trọng vọng. Không tâng bốc giáo viên và trọng vọng giáo viên,
không thể yêu cầu ông ta làm việc này được. Đó là lý do người ta nói giáo viên
là guru, đáng kính, và lời khuyên của ông ấy phải được nghe. Tại sao? – Bởi vì
xã hội muốn truyền lại toàn bộ mẫu hình niềm tin cho những đứa trẻ thông qua
giáo viên.
Người cha Hindu giáo muốn biến
con mình trở thành người Hindu giáo, và người cha Mohammed giáo muốn biến con
mình trở thành người Mohammed giáo trước khi ông ta chết. Người cha Hindu giáo
còn muốn truyền lại cho các con mình mối bất hoà với người Mohammed giáo. Ai sẽ
làm chuyện này? Giáo viên sẽ làm. Thế hệ cũ muốn áp đặt những niềm tin mù quáng
lên thế hệ mới. Kinh sách của nó, tu sĩ của nó và mọi thứ khác phải được áp đặt.
Nó khiến công việc này được tiến hành thông qua giáo viên, nhưng kết quả là gì?
Kết quả là của cải vật chất
đang tăng lên trên thế giới, nhưng khả năng tinh thần không phát triển. Chừng
nào gánh nặng khủng khiếp của những suy nghĩ lạc hậu còn đè lên tâm trí trẻ em,
các khả năng tinh thần của chúng không thể nào phát triển. Trong một đứa trẻ nhỏ
có gánh nặng của một nền văn hoá năm ngàn năm tuổi. Chính cuộc sống của đứa trẻ
ấy bị nghiến nát dưới gánh nặng đó. Bởi điều này, ngọn lửa ý thức không thể được
thắp sáng và tính cá nhân của đứa trẻ không thể phát triển.
Của cải vật chất tăng lên vì
cái gì còn lại từ cha mẹ thì được gia tăng hay cải thiện thêm bởi con cái họ.
Nhưng khả năng tinh thần của chúng không thể phát triển bởi vì trẻ em bị ước định
vào kính trọng đó. Đứa trẻ thêm vào, không chút do dự, một tầng nữa lên toà cao
ốc mà nó được thừa hưởng. Nó hài lòng làm vậy. Và người cha cũng hài lòng rằng
con mình đã xây thêm một tầng. Nhưng nếu ai đó muốn cải thiện trên những ý niệm
từng được thuật lại trong kinh Gita, thì những người kế thừa ý niệm của
Mahavira, Phật, Krishna và Rama, sẽ trong khó khăn lớn lao – với họ cần phải sống
trong khoảng rào của những cấu trúc tinh thần được truyền lại. Không cấu trúc mới
nào có thể được xây dựng. Những nỗ lực được làm liên tục hàng ngàn năm cho nên
đứa con không vượt qua nổi cha nó trong việc phát triển tinh thần. Có rất nhiều
công cụ và thủ đoạn cho điều đó.
Cho nên, của cải vật chất tăng
lên trên thế giới, nhưng nghèo nàn tinh thần cũng tăng lên song hành. Có quá
nhiều nguy hiểm khi tâm trí thì nhỏ bé mà của cải vật chất vĩ đại hơn. Như là
chúng ta tiến triển trong của cải vật chất và bỏ tổ tiên lại phía sau, tương tự,
chúng ta cũng nên bỏ lại họ phía sau trong việc phát triển của cải tinh thần và
tâm linh. Làm như vậy không là xúc phạm cha mẹ chúng ta, đấy là kính trọng. Kiểu
người cha đúng đắn là người thiết tha khao khát các con mình sẽ vượt qua ông ta
trên mọi phương diện. Nhưng là nguy hiểm nếu người cha chẳng hề muốn con mình
vượt qua ông ta trong bất cứ lĩnh vực nào. Cho đến nay, giáo viên đã giúp người
cha không cho phép đứa trẻ vượt lên trên.
Thật điên rồ khi chúng ta bắt đầu
nghĩ xa hơn Krishna hay Mahavira hay Mohammed, đó sẽ là xúc phạm cho những người
ở sau cùng. Vì điều này, toàn bộ giáo dục đã duy trì hướng vào quá khứ, thay vì
hướng đến tương lai.
Hoạt động phát triển, sáng tạo
nào cũng luôn luôn là hướng đến tương lai.
Toàn thể giáo dục của chúng ta
là hướng vào quá khứ. Hết thảy học thuyểt, ý tưởng và lý tưởng của chúng ta được
tạo dựng từ quá khứ. Quá khứ là cái đã chết và ra đi rồi. Chúng ta đang cố gắng
áp đặt những thứ hàng ngàn năm tuổi lên trí óc con em chúng ta. Không chỉ áp đặt
ý tưởng, chúng ta còn gọi một đứa trẻ chứng tỏ mình là kẻ giỏi đi theo những niềm
tin cũ là lý tưởng. Ai đang tán dương một đứa trẻ như vậy? Điều này đang được
làm bởi giáo viên, và đó là cách các nhà lãnh đạo xã hội, tôn giáo và chính quyền
đang lợi dụng giáo viên.
Giáo viên được làm tin rằng anh
ta là người truyền bá tri thức. Anh ta chẳng phải người truyền bá tri thức, anh
ta là kẻ bảo quản và duy trì hiện trạng của tri thức đã được phát triển trong
quá khứ, và anh ta là chướng ngại cho tri thức có thể phát triển. Anh ta không
cho phép bất cứ cái gì bỏ đi những tham số của quá khứ. Kết quả là, chúng ta tiếp
tục làm rất nhiều kiểu điều ngu xuẩn. Những thứ cũ kỹ đó không được cho phép chết.
Các chính trị gia cũng hiểu điều này, và ông ta cũng đang lợi dụng giáo viên.
Ngạc nhiên là giáo viên không nhận thức rằng khai thai thác này được thực hiện
dưới cái tên là phục vụ xã hội. Biết bao nhiêu kiểu lợi dụng đã được làm.
Một lần tôi đi diễn thuyết trước
một hội đồng giáo viên. Đó là Ngày Nhà Giáo. Tôi hỏi họ: Nếu một giáo viên trở
thành tổng thống một nước, kính trọng được ban cho giáo viên đó là gì? Đối với
một giáo viên trở thành tổng thống, giáo viên kính trọng về cái gì ? Theo tôi,
nếu tổng thống một nước trở thành giáo viên thì tôi đích xác hiểu rằng người
giáo viên đó được kính trọng. Nếu tổng thống một nước cảm thấy công việc của
ông ta là không cần thiết và cảm nhận vui sướng làm nhà giáo, nếu ông ấy muốn
là giáo viên và ông ấy trở thành giáo viên, chúng ta sẽ hiểu đích xác rằng giáo
viên này được kính trọng. Nhưng nếu một giáo viên trở thành tổng thống một nước,
kính trọng đi tới chính trị gia, chứ không tới người giáo viên. Nếu một giáo
viên cảm thấy vinh dự khi trở thành tổng thống một nước thế thì có gì sai trái
với một giáo viên đang muốn trở thành hiệu trưởng hoặc thanh tra trường học hoặc
bộ trưởng giáo dục? Có danh dự ở nơi có chỗ đứng. Có chỗ đứng ở nơi có địa vị.
Toàn thể cấu trúc tư tưởng của chúng ta là theo cách địa vị ở trên tất cả mọi
thứ, do đó chính trị gia ở trên mọi thứ và tất cả những thứ khác ở bên dưới.
Chính trị gia, chủ ý hay không
chủ ý, đưa tư tưởng và ý tưởng của ông ta vào trong tâm trí trẻ em thông qua
giáo viên. Tu sĩ cũng đang làm cùng điều này. Dưới cái tên giáo dục tôn giáo việc
này tiếp diễn, và mọi tôn giáo tiếp tục cố gắng nhồi niềm tin và giáo lý của họ,
đúng hoặc sai, vào trong tâm trí trẻ em. Chuyện này được làm ở độ tuổi non nớt
thế, khi những đứa trẻ chẳng thể nghĩ. Không còn tội ác nào lớn hơn thế trên
nhân loại. Tội ác nào có thể lớn hơn việc khiến đứa trẻ tin rằng những gì trong
kinh Koran là chân lý, hoặc những gì trong kinh Gita là chân lý; hay nếu có Thượng
Đế thì đó là Mahavira, Krishna hoặc Mohammed? Nhồi nhét tất cả những điều như
thế vào tâm trí đứa trẻ hồn nhiên, vô minh và không biết gì về thế giời, là tội
ác trầm trọng hơn bất cứ cái gì khác.
Mới đây, đã có câu hỏi về độc lập
của Ấn Độ, rằng các chính trị gia đã từng kêu gọi cả giáo viên và sinh viên đều
phải tham gia vào phong trào độc lập. Khi những chính trị gia này nắm quyền, họ
nói rằng cả sinh viên lẫn giáo viên phải tránh xa khỏi chính trị. Những người
này nói: “Không, không cần thiết phải tách sinh viên ra khỏi chính trị. Cả giáo
viên và sinh viên phải tham gia vào chính trị.” Nếu những người này nắm chính
quyền ngày mai, họ sẽ nói rằng giờ đây không cần họ tham gia vào chính trị. Thế
nào thì lợi ích của những người làm chính trị đối với quyền lực cũng trở thành
đúng, và nỗ lực được làm để giáo viên và sinh viên tin rằng đó là đúng.
Theo tôi, một người có thể trở
thành người thầy đúng nghĩa chỉ khi ông ta có trong mình ngọn lửa mạnh mẽ, mãnh
liệt của nổi dậy.
Giáo viên không có ngọn lửa của
nổi dậy ấy bên trong sẽ trở thành đại lý của một số đường lối, một số lợi ích –
có thể của xã hội, có thể của tôn giáo, hay có thể của chính trị. Mọi giáo viên
phải có ngọn lửa nổi dậy mãnh liệt, của suy nghĩ và của phản chiếu. Nhưng chúng
ta đã có ngọn lửa của suy nghĩ độc lập hay chưa? Nếu chưa, chúng ta có là gì
hơn những người trông cửa hàng?
Làm giáo viên là điều vĩ đại. Ý
nghĩa của việc là giáo viên là gì? Chúng ta có bao giờ nghĩ về nó?
Bạn có thể dạy trẻ em, như được
dạy trên khắp thế giới, rằng chúng phải yêu thương lẫn nhau. Nhưng bạn đã bao
giờ nghĩ rằng toàn thể cấu trúc giáo dục của bạn được xây dựng không dựa trên
yêu thương mà dựa trên cạnh tranh? Bạn tự cho là dạy yêu thương, nhưng toàn bộ
sắp xếp là để dạy cạnh tranh. Nơi có cạnh tranh thì không thể có yêu thương. Cạnh
tranh là một dạng của đố kỵ, một kiểu kích động mãnh liệt, ghen tỵ. Bạn đang dạy
cái gì vậy?
Khi đứa trẻ đứng nhất lớp, đứa
trẻ khác được bảo rằng nó bị tụt lại đằng sau và người bạn cùng lớp này đã đứng
đầu. Bạn đang dạy nó tâng bốc, cạnh tranh và vượt lên trước. Bạn đang dạy bản
ngã, bảo chúng rằng người nào đứng nhất thì cao hơn, và người ở phía sau thì thấp
hơn. Trong những cuốn sách, bạn bảo chúng khiêm nhường và yêu thương, trong khi
toàn bộ sắp xếp của bạn lại dạy chúng căm ghét, đố kỵ và đứng nhất. Đứa nào đứng
thứ nhất thì được thưởng huy chương vàng và bằng khen chứng nhận; Nó được đội
vòng hoa và chụp hình, và những đứa khác, những đứa đứng sau, bị xúc phạm bởi hệ
thống.
Khi bạn đang xúc phạm đứa ở
phía sau, bạn không phải đang kích thích bản ngã của nó đẩy nó lên hàng đầu
sao? Khi đứa đứng nhất được tán dương, bạn không phải đang thúc đẩy bản ngã của
nó sao? Cho nên khi những đứa trẻ được đào tạo trong bản ngã, ghen tỵ và cạnh
tranh như thế, làm sao chúng yêu thương được? Yêu thương là cho phép những người
mình yêu quý đi trước. Tình yêu luôn có nghĩa rằng luôn ở sau cùng.
Tôi sẽ kể cho bạn nghe một giai
thoại nhỏ để làm điều này rõ hơn. Có ba vị thánh Sufi bị treo cổ. Những người gọi
là tôn giáo luôn chống lại những vị thánh thực sự. Khi họ đang chờ để bị treo cổ,
họ ngồi thành một hàng. Kẻ treo cổ sẽ gọi tên, tên nọ tiếp tên kia, và sẽ treo
họ lên.
Người treo cổ thét lên cái tên
“Nuri” thì anh ta nên đi lên phía trước.
Nhưng người có tên Nuri không đứng
dậy; thay vào đó một người khác đứng dậy và nói, “Treo cổ tôi trước.”
Người treo cổ nói, “Tên mày
không phải là Nuri. Sao mày vội chết thế?”
Người đã tiến lên đáp lại, “Tôi
yêu Nuri và tôi đã hiểu rằng khi đó là vấn đề chết, cần lên trước, và khi đó là
vấn đề sống, vẫn còn ở sau. Tôi muốn chết trước khi bạn tôi chết. Nếu đấy là vấn
đề sống, bạn tôi nên sống lâu hơn tôi.”
Tình yêu nói như thế đấy. Còn cạnh
tranh nói gì? Cạnh tranh bảo bạn ở lại sau trong khi chết và tiến lên trước khi
đó là vấn đề sống. Thế giới liệu có thể là chỗ tốt hơn để sống không khi chất độc
của cạnh tranh và tham vọng đang được rót vào tâm trí của trẻ em? Khi đứa trẻ
say mê vượt lên những đứa khác và những đứa khác thì đang muốn bỏ nó lại phía
sau, thế thì, sau khi được giáo dục trong hai mươi năm, nó sẽ làm gì trong đời?
Nó sẽ làm cái mà nó được dạy.
Mọi người đều đang kéo người
khác xuống. Từ người phục vụ cho đến tổng thống, mọi người đang kéo kẻ khác xuống.
Trong tiến trình này, nếu một người phục vụ bằng cách nào đó trở thành tổng thống,
chúng ta bảo anh ta đó là niềm tự hào và phẩm hạnh lớn lao. Thực tế, không có bạo
lực nào to lớn hơn việc tự đẩy bản thân lên trước bằng cách kéo những người
khác lại. Nhưng chúng ta đang dạy bạo lực này và gọi nó là giáo dục.
Trong thế giới dựa trên bạo lực
này, nếu có những cuộc chiến tranh tiếp diễn thì điều đó cũng chẳng có gì ngạc
nhiên! Nếu trong thế giới dựa trên nền giáo dục này, khi những cung điện được
xây dựng gần những túp lều, có gì ngạc nhiên nếu những người sống trong cung điện
thoải mái nhìn những người sống trong những túp lều chết? Vậy thì có những người
nghèo và có những người khác có nhiều hơn nhiều nhưng vẫn không biết làm gì với
nó. Điều này tất cả đều do giáo dục hiện thời, và giáo viên cũng chịu trách nhiệm
cho điều này. Đối với thế giới được tạo nên từ nền giáo dục như thế này thì
giáo viên phải có trách nhiệm. Ông ta đã trở thành công cụ để lợi dụng. Dưới
danh nghĩa mang giáo dục tới trẻ em, giáo viên đã trở thành công cụ trong tay
những quyền lợi bất di bất dịch.
Nếu đây là giáo dục, thì tốt
hơn là ngừng việc giáo dục hoàn toàn. Có lẽ theo cách đó một con người sẽ còn tốt
hơn. Một người vô giáo dục sống trong khu rừng sẽ là người tốt hơn bởi vì anh
ta có nhiều yêu thương hơn và ít tranh giành hơn, nhiều trái tim hơn và ít tâm
trí hơn.
Chúng ta gọi điều này là giáo dục!
Chúng ta dạy trẻ em ngay điều mâu thuẫn lại với điều chúng ta mong đợi chúng
làm; toàn thể cấu trúc của chúng ta dạy những điều mâu thuẫn. Chúng ta dạy cái
gì? Chúng ta dạy cảm thông và khoan dung. Nhưng làm sao tâm trí cạnh tranh có
thể độ lượng và cảm thông? Nếu có cảm thông trong tâm trí người cạnh tranh, làm
sao người đó có thể cạnh tranh được? Tâm trí cạnh tranh sẽ luôn luôn khắc nghiệt,
bạo lực và không độ lượng – anh ta phải thế. Hệ thống của chúng ta là tới mức
chúng ta không nhận ra rằng người tự đẩy mình lên trước bằng cách kéo người
khác lùi lại là người bạo hành. Người đó bạo hành, và chúng ta làm cho người đó
sẵn sàng bạo hành. Theo cách này, những xưởng máy giáo dục đang gia tăng. Chúng
ta gọi chúng là trường học và đại học. Đấy chỉ là dối trá.
Đây là những xưởng máy nơi tâm
trí ốm yếu được tạo ra, và những tâm trí ốm yếu như thế đang đưa thế giới xuống
hố. Bạo hành gia tăng và cạnh tranh gia tăng. Tay mọi người đều chẹn vào cổ của
mọi người khác.
Những người đang ngồi trước tôi
sẽ hỏi: Chúng tôi có để tay chẹn cổ ai đâu? Nhưng nếu bạn nhìn sâu, bạn sẽ thấy
rằng tay của mọi người đều đang chẹn họng của ai đó khác, và rằng tay mọi người
đều đang để trong túi của ai đó khác. Điều này sẽ tiếp tục bao lâu? Nó sẽ dừng ở
đâu? Từ đâu là những bom khinh khí và bom nguyên tử này tới? Từ cạnh tranh và
kình địch đấy! Chẳng có gì khác biệt liệu sự kình địch này là giữa hai cá nhân
hay giữa hai quốc gia. Chẳng có gì khác biệt ai làm điều đó – liệu đó là Nga
hay Mĩ – có cạnh tranh và người ta phải tiến lên trước.
Nếu các ngài làm bom nguyên tử,
chúng tôi sẽ làm bom khinh khí, bom siêu khinh khí, nhưng chúng tôi không thể
còn lại đằng sau được. Chúng ta được dạy không ở lại đằng sau. Nếu các ngài giết
mười người, chúng tôi sẽ giết hai mươi người. Nếu các ngài phá huỷ một nước,
chúng tôi sẽ phá huỷ hai nước. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẵn sang phá huỷ mọi
thứ, nhưng chúng ta không thể vẫn ở phía sau được.
Ai đang tạo ra tình cảnh này? Tất
cả là do nền giáo dục của chúng ta. Nhưng chúng ta mù và chúng ta không có khả
năng nhìn ra vấn đề. Chúng ta dạy trẻ em không tham và sợ; nhưng chúng ta thực
sự đang làm gì với chúng? – chúng ta đang dạy chúng tham và sợ mọi lúc.
Ngày xưa đã có sợ địa ngục và
thưởng cõi trời. Điều đó đã được dạy trong hàng nghìn năm. Có sợ rằng tôi có thể
xuống địa ngục; có tham rằng bằng cách nào đó tôi phải đạt tới cõi trời. Bất kì
chỗ nào có thưởng và phạt đều sẽ có tham và sợ. Nhưng chúng ta dạy con em chúng
ta cái gì? Phương pháp chúng ta giảng dạy là gì? Phương pháp duy nhất là là dạy
lòng tham và sợ hãi. Hoặc chúng ta phạt chúng, hoặc cám dỗ chúng bằng việc cho
huy chương vàng, danh tiếng tốt, chức vụ tốt hơn, hay địa vị cao trong xã hội.
Vào thời tôi là học sinh đã có câu tục ngữ: Nếu bạn học tốt bạn
sẽ được làm thành ông trùm, người cai trị, tổng thống. Chúng ta tạo những cám dỗ
như thế trong tâm trí trẻ em. Chúng ta đã bao giờ dạy chúng sống cuộc sống của
bình an và vui sướng? Không, chúng ta đã dạy chúng sống cuộc sống bằng cách
vươn lên những vị trí cao hơn. Chúng ta đã dạy chúng cách kiếm nhiều tiền hơn
và có quần áo tốt hơn. Chúng ta đã dạy chúng ngày một tham lam hơn, bởi vì điều
đó được gọi là thành công. Có chỗ nào cho những kẻ không thành công hay không?
Trong hệ thống giáo dục này
không có chỗ cho những người không thành công. Chúng ta đang tạo ra cơn sốt
thành công, và do vậy điều tự nhiên duy nhất là người muốn thành công trên thế
giới làm điều người đó có thể làm. Thành công che giấu mọi việc làm sai. Cách một
người leo lên thành tổng thống từ vị trí của người phục vụ không còn là vấn đề
một khi người đó đã trở thành tổng thống. Không ai bận tâm về cách người đó đã
trở thành tổng thống, bằng phương tiện nào, bằng cách lừa lọc nào, bằng dối trá
nào và bằng thủ đoạn nào. Không cần hỏi cách người đó đã trở thành tổng thống.
Chẳng ai hỏi mà cũng chẳng có câu hỏi nào để hỏi. Ngay khi một người trở nên
thành công, tất cả tội lỗi ngừng. Thành công là mục tiêu duy nhất. Thế thì sao
tôi lại không nên thành công bằng cách nói những điều dối trá và trở thành
không trung thực? Nếu tôi thử nói sự thật và tôi trở thành không thành công, liệu
tôi sẽ phải làm gì khác?
Vậy nên chúng ta đã biến thành
công thành trung tâm cuộc sống; và khi dối trá và không trung thực tăng lên,
chúng ta trở nên rất không hạnh phúc. Chừng nào thành công còn là tiêu chuẩn
duy nhất để đánh giá, dối trá, không trung thực và trộm cắp sẽ có đó. Chúng
không thể bị bỏ đi, bởi cái gì có thể được làm nếu một người chỉ có thể thành
công thông qua không trung thực và ăn cắp? Mọi thứ khác phụ thuộc vào thành
công khi thành công là giá trị duy nhất. Chúng ta cứ kêu khóc rằng không trung
thực đang tăng lên. Nó nhất định tăng, bởi vì đó là quả của tất cả những gì
chúng ta dạy suốt năm ngàn năm qua.
Thành công không có giá trị
nào. Thành công không phải là vấn đề của kính trọng và tôn kính lớn lao. Con
người phải được hoàn thành, không phải là thành công. Người trở nên không thành
công trong sự nghiệp tốt là tốt hơn người trở nên thành công trong sự nghiệp xấu.
Kính trọng nên được trao cho các hành vi tốt, không trao cho thành công. Nhưng
thành công đã trở thành giá trị và toàn thể cuộc sống xoay quanh trung tâm đó.
Một uỷ ban giáo dục mới được lập
ra gần đây. Ông chủ tịch của uỷ ban nói, “Chúng ta đang dạy cho trẻ nói thật.
Chúng ta đang giải thích điều này theo nhiều cách, nhưng trẻ vẫn tiếp tục nói dối,
nhiều lần.”
Tôi hỏi ông chủ tịch liệu ông ấy
có muốn con ông ấy là người quét đường hay là người phục vụ trong trường, “hay
ông muốn con ông cũng trở thành chủ tịch uỷ ban hay đại sứ ở nước ngoài, leo dần
từng bước lên chính đỉnh cao nhất? Nếu nó trở thành người quét đường, ông có bị
bối rối không?”
Ông ấy nói, “Dứt khoát điều đó
làm tôi bối rối rồi!”
Thế rồi tôi nói, “Nếu điều đó sẽ
gây rắc rối cho ông, ông có thực muốn con ông thật thà và trung thực không?”
Chừng nào người lao công không
được kính trọng và tổng thống được kính trọng, không thể có thực thà trên thế
giới được, bởi vì người lao công không thể tiếp tục vẫn còn là người lao công
được. Cuộc sống không quá dài để anh ta có thể ngồi không và trông đợi thành
công, tìm nương náu ở trung thực một mình. Nếu không trung thực mang lại thành
công, ai đủ điên khùng để không cậy nhờ không trung thực! Toàn thể tình huống
là tới mức không chỉ bạn đâu, mà ngay cả thượng đế do bạn tạo ra và thiên đường
do bạn tạo ra, cũng chỉ kính trọng người thành công. Nếu người lao công chết,
người đó khớp với địa ngục về tiềm năng. Không tổng thống nào đã bao giờ xuống
địa ngục – họ đi thẳng lên cõi trời!
Chúng ta sẽ phải phá huỷ tính
trung tâm của thành công. Nếu bạn thật sự muốn làm gì đó cho con cái mình và nếu
bạn yêu thương con cái bạn, vứt bỏ tính trung tâm của thành công và tạo trung
tâm xung quanh sự hoàn thành. Nếu bạn có tình yêu nào với nhân loại và nếu bạn
thực sự muốn lập ra thế giới mới, văn hoá mới và con người mới, bạn sẽ phải từ
bỏ và phá huỷ cái ngu xuẩn cũ của bạn và nghĩ về cách nổi dậy có thể được tạo
ra từ bên trong. Bây giờ mọi thứ đều sai, cho nên người sai được tạo ra.
Giáo viên về nền tảng phải là
người nổi dậy lớn lao trong thế giới này; chỉ thế thì giáo viên mới có thể dẫn
dắt thế hệ mới đi tiếp. Nhưng giáo viên là người theo truyền thống lớn lao nhất
và cứ lặp lại những chuyện tào lao cũ. Các giáo viên chẳng thay đổi. Bạn đã bao
giờ nghe nói đến một giáo viên đầy nổi dậy chưa? Anh ta là người chính thống và
truyền thống nhất, và thế thì càng nguy hiểm hơn. Xã hội không nhận được phúc lợi
từ anh ta.
Kiểu nổi dậy nào mà tôi trông đợi
từ giáo viên? Anh ta có nên đốt nhà, làm trật bánh xe lửa, hay đốt xe buýt?
Không. Đừng để người đó nghĩ nhầm về tôi. Tôi chỉ nói rằng cách tiếp cận của
người đó hướng tới giá trị của người đó – giá trị của chúng ta – nên có tinh thần
nổi dậy và rằng người đó nên nghĩ rõ ràng về điều đích xác đang đi sai.
Khi chúng ta bảo đứa bé rằng nó
là đồ con lừa hay đồ ngu hay đồ ngốc bởi vì ai đó ở xa phía trước nó, nghĩ xem
liệu điều bạn đang nói có đúng không. Có thể có hai người bằng nhau trong thế
giới này không? Thực sự có khả năng người mà bạn gọi là đồ con lừa đó có thể trở
thành giống như người đang đứng trước người đó không? Chuyện đó đã bao giờ có
thể chưa? Mọi người đều chỉ là họ vậy; chẳng thể có vấn đề của bất kỳ so sánh
nào. Không nên có so sánh và đánh giá so với những người khác.
Đá nhỏ thì nhỏ, và đá lớn thì lớn.
Có thực vật nhỏ và thực vật lớn. Nhành cỏ là nhành cỏ và hoa hồng là hoa hồng:
khi có liên quan tới tự nhiên không có chuyện không hài lòng với nhành cỏ và
hài lòng với hoa hồng. Tự nhiên đem cuộc sống tới cho nhành cỏ với nhiều hạnh
phúc như nó đem cuộc sống tới cho hoa hồng. Nếu bạn gạt sang bên tâm trí con
người, giữa nhành cỏ và hoa hồng, cái nào lớn hơn và cái nào nhỏ hơn? Không cái
gì lớn hơn hay nhỏ hơn cả! Nhành cỏ có thấp hơn cây thông không? Nếu điều đó là
vậy, Thượng đế chắc đã phá huỷ nhành cỏ và chỉ cây thông còn lại trên thế giới.
Nhưng các giá trị do con người ấn định là sai.
Tôi muốn kể cho bạn vài điều
sâu hơn trong liên kết này. Điều đầu tiên là thế này; nhớ rằng chừng nào chúng
ta còn tiếp tục so sánh người này với người khác chúng ta bao giờ cũng sẽ vẫn
còn trên đường sai. Đường sai đó là ở chỗ chúng ta tạo ra ham muốn trong con
người để giống ai đó khác; và sự kiện là ở chỗ không ai đã từng hay có thể giống
bất kỳ người nào khác.
Rama đã qua đời nhiều năm rồi,
và Christ cũng qua đời nhiều năm rồi. Tại sao không có Christ khác sinh ra, mặc
dù hàng ngàn người Thiên Chúa giáo bận rộn hai mươi tư giờ một ngày cố gắng trở
thành một Christ? Hàng nghìn người cố trở thành một Rama; hàng nghìn người
Jaina và Phật tử cố trở thành một Mahavira hay một Phật, nhưng tại sao thậm chí
không một người nào trở thành giống họ? Điều này không mở mắt bạn ra sao? Tôi
đang không nói về Rama hay Ramleela – xin đừng nghĩ rằng tôi đang nói về một
Rama này, đóng vai trong vở kịch. Một số người làm ra vẻ như một Mahavira bằng
việc trở nên trần truồng. Tôi không nói về một Rama hay một Mahavira như thế.
Trong cả cuộc đời, bạn có thấy
ai đích xác giống y hệt người khác chưa? Trong toàn thể thế giới thậm chí chẳng
thể tìm được hòn sỏi nào bằng hòn khác. Ở đây mọi thứ là duy nhất và vô song.
Khi mà chúng ta không kính trọng tính duy nhất của mọi cá nhân, ganh đua, cạnh
tranh, sát hại và bạo hành sẽ vẫn còn. Cho tới lúc đó, mọi người sẽ cố gắng vượt
lên trước thông qua không trung thực, và sẽ cố gắng giống như ai đó khác. Nếu
điều này xảy ra, loại kết quả gì chúng ta mong đợi?
Các loài hoa trong vườn sẽ trở
nên điên loạn sao? Nếu các giáo viên vĩ đại tới và giải thích với chúng rằng
hoa nhài nên giống hoa đại, hay hoa đại nên giống hoa nhài, vốn rất đẹp, liệu
điều đó sẽ xảy ra? Không đâu, vì hoa không điên như người. Hoa không ngu thế
như người để mà bị dính lýu vào những ý nghĩ như thế. Hoa sẽ không nghe những
bài nói như thế của các giáo viên, triết gia, các nhà lý tưởng hay cái gọi là
những người tôn giáo.
Nếu các loài hoa nghe theo những
bài nói này, cái gì xảy ra với khu vườn nơi mà hoa nhài cố gắng trở thành hoa đại?
Trong khu vườn đó các loài hoa sẽ không phát triển, tất cả cây côi sẽ trở nên
héo tàn. Tại sao? – bởi vì dù hoa nhài cố gắng bao nhiêu để trở thành hoa đại,
nó không thể. Điều đó trái tự nhiên. Trong nỗ lực trở thà nh hoa đại, hoa nhài
thậm chí sẽ không trở thành hoa nhài, điều lẽ ra phải thế.
Đây là bất hạnh lớn lao cho con
người. Bất hạnh hay nguyền rủa lớn lao nhất dành cho con người là anh ta đang
khao khát trở thành giống như người khác. Ai đang dạy cái này? Ai đã thiết lập
âm mưu này? Chỉ có nền giáo dục hàng ngàn năm của chúng ta chịu trách nhiệm. Giờ
đây, nếu những bức tranh cũ về Rama hay Phật trở nên không quyến rũ, thế thì
giáo viên sẽ muốn bạn trở thành giống như Gandhi hay Vinaba Bhave – trở thành
giống ai đó khác nữa, nhưng không bao giờ được mắc sai lầm là trở thành chính bạn,
vì bạn là vô dụng. Chỉ người như Gandhi được sinh ra có mục đích: Thượng Đế đã
mắc lỗi khi tạo ra bạn chăng? Nếu Thượng Đế đủ khôn ngoan, ông ấy đã có thể chỉ
tạo ra mười hay mười lăm loại người cố định như Rama hay Phật, hay nếu ông ấy
khôn ngoan hơn – như hầu hết những người tôn giáo vậy – thì ông ấy đã có thể chỉ
tạo ra một kiểu người đơn nhất. Điều gì xảy ra sau đó?
Thử nghĩ về thế giới này, nơi
có năm tỉ người giống như Rama. Điều gì sẽ xảy ra với thế giới này? Toàn thế giới
sẽ tự sát trong vòng mười lăm phút. Cuộc sống sẽ quá buồn tẻ, nhìn thấy Rama khắp
mọi nơi, thế thì sẽ chết mất. Nếu tất cả bụi cây chỉ mọc lên hoa hồng, điều gì
sẽ xảy ra? Hoa hồng sẽ chẳng có gì đáng để nhìn – không cần ngắm chúng chút
nào.
Không phải là không có ý nghĩa
gì trong việc mọi người đều có tính cá nhân riêng của mình. Đấy là vấn đề về
lòng tự hào lớn lao rằng bạn khác với người khác. Không cái gì cao hơn hay thấp
hơn; mọi người đơn giản là vậy. Mọi người đều trong không gian riêng của mình;
do đó mọi kiểu định giá đều sai. Nhưng chúng ta đã từng dạy những điều sai này.
Điều tôi ngụ ý bởi nổi dậy là ở
chỗ chúng ta nên nghĩ và suy ngẫm sâu sắc về điều chúng ta đang dạy cho trẻ em.
Chúng ta thực tế có đang đầu độc tâm trí chúng không? Chất độc cũng có thể được
cung cấp cùng tình yêu thương – và giáo viên và cha mẹ chỉ đang làm như thế. Điều
này phải dừng lại ngay bây giờ.
Đã từng có các cuộc cách mạng
tôn giáo trên thế giới này. Mọi người của tôn giáo này đã chấp nhận tôn giáo
khác. Đôi khi họ đã đổi tôn giáo theo lời khuyên của ai đó, và đôi khi bởi việc
thấy kiếm chĩa vào ngực họ, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt gì. Nếu một
người Hindu giáo trở thành một người Mohammed giáo, hay một người Mohammed giáo
trở thành một người Thiên Chúa giáo, người đó vẫn là như vậy. Cách mạng tôn
giáo chưa tạo bất cứ thay đổi nào.
Đã từng có những cuộc cách mạng
chính trị. Kẻ cai trị này bị tống ra và kẻ khác đã chiếm ngôi của ông ta. Người
chiếm mảnh đất này đã ra đi và người đã ở mảnh đất bên cạnh đã chiếm nó. Người
da trắng đã bị loại bỏ, và người da đen đã chiếm vị trí của người đó. Người cai
trị bên trong vẫn còn như cũ.
Đã có những cuộc cách mạng kinh
tế trên thế giới này. Những người tư bản đã bị xoá bỏ và những người lao động
đã chiếm được chỗ của họ. Nhưng chỉ bởi giành được chỗ đó người lao động trở
thành nhà tư bản? Không, chủ nghĩa tư bản đã ra đi và các nhà quản lý chuyên
nghiệp đã bước vào. Họ cũng đã trở nên nguy hiểm như những kẻ bóc lột tư bản.
Chẳng cái gì đã thay đổi – giai cấp vẫn tiếp tục. Ban đầu đã có hai giai cấp:
giầu và nghèo. Bây giờ có một giai cấp mà tiền được phân phối cho họ và có một
giai cấp làm việc phân phối tiền. Bất kỳ ai có đủ quyền lực vẫn còn trong quyền
lực, còn những người không quyền lực là những người không trong quyền lực. Các
giai cấp mới được hình thành nhưng các giai cấp vẫn còn lại.
Bất kỳ thực nghiệm nào đã được
thực hiện cho tới giờ trong bốn hay năm nghìn năm vì phúc lợi của nhân loại tất
cả đều đã là thất bại. Mãi cho tới giờ một thực nghiệm này chưa được thực hiện,
và đó là cách mạng trong giáo dục. Cuộc thí nghiệm này là dành cho giáo viên.
Tôi cảm thấy rằng anh ta có thể làm xảy ra một cuộc cách mạng vĩ đại. Những cuộc
cách mạng chính trị, kinh tế hay tôn giáo không có nhiều giá trị như cuộc cách
mạng giáo dục có thể có. Nhưng ai có thể mang tới cuộc cách mạng như vậy? Nó có
thể được thực hiện bởi những người nổi dậy đó, những người có thể nghĩ và nghi
vấn điều họ đãng từng làm cho tới giờ.
Điều nên được rõ ràng trong tâm
trí họ, rằng bất cứ cái gì họ từng làm cho tới giờ đều sai lầm bởi vì kết quả
là sai lầm. Chúng ta phải nghĩ: Con người hiện tại từ đâu đến? Xã hội hiện tại
được sinh ra từ đâu? Tất cả những cuộc chiến tranh này, tất cả bạo lực này cứ
tiếp diễn, đau khổ này, tình trạng bơ vơ và nghèo đói trên thế giới – tất cả những
điều này đến từ đâu? Hẳn là có một số lỗi lầm nền tảng trong nền giáo dục mà
chúng ta phổ biến. Thế thì suy nghĩ và tỉnh dậy đi! Nhưng bạn phải bận rộn với
một vài tính toán khác… Có các hội nghị giáo viên được tổ chức, và điều được
phàn nàn là học sinh không có kỷ luật, và họ thảo luận kĩ càng về cách đưa học
sinh vào kỷ luật. Từ bi đi; để cho học sinh được vô kỷ luật hoàn toàn đi – bởi
vì chúng ta biết kết quả của kỷ luật bị áp đặt trong năm nghìn năm rồi. Học
sinh đã ở dưới kỷ luật trong hàng nghìn năm rồi, và điều gì đã xảy ra?
Nghĩa của dạy kỷ luật là gì? Nó
có nghĩa là bất kỳ cái gì giáo viên nói cũng đều phải được coi là đúng. Nó có
nghĩa là nếu giáo viên ngồi trên bục, học sinh phải ngồi trên đất; và khi bạn gặp
giáo viên; chào ông ấy bằng tay chắp lại trong việc chào hỏi, hay thậm chí còn
tốt hơn nếu bạn chạm chân ông ấy. Không nghi ngờ ngay cả điều giáo viên nói. Đi
theo hướng ông ấy bảo. Nếu ông ấy bảo bạn ngồi, thì ngồi; nếu ông ấy bảo bạn đứng,
hãy đứng. Đến giờ đây là kiểu kỷ luật. Nhưng đấy là mưu đồ để giết người để cho
không ý thức, không nhận biết và không trí huệ nào còn lại trong người đó.
Họ làm gì trong huấn luyện quân
đội? Họ bắt lính mới thực hiện các bài tập trong ba hay bốn năm. Mọi loại điều
ngu xuẩn được dạy: quay phải và quay trái. Để cho họ cứ làm như được ra lệnh để
cho thông minh của họ bị phá huỷ. Điều gì sẽ xảy ra bởi việc bảo một người quay
phải hay quay trái? Tâm trí người đó có thể còn không bị ảnh hưởng được bao
lâu? Nếu người đó từ chối quay phải hay trái, bạn phạt người đó. Trong vòng vài
ngày thông minh của người đó sẽ bị phá huỷ và phẩm chất người của người đó cũng
sẽ chết. Nếu bạn bảo người đó quay phải, người đó quay như cái máy. Nếu bạn bảo
người đó giết ai đó, người đó giết. Người đó đã thôi là một người, người đó đã
trở thành máy. Điều này được gọi là kỷ luật sao? Và chúng ta mong rằng sẽ phải
có kỷ luật này trong trẻ em nữa. Cho nên chúng ta cho trẻ em huấn luyện quân sự,
dạy chúng là người lính, dạy chúng cách bồng súng và giết người.
Tôi không nghĩ con người thậm
chí đã hiểu được trong năm nghìn năm này những điều này ngụ ý gì. Kỷ luật nghĩa
là con người trở nên chết qua nó. Một người càng kỷ luật, người đó càng chết.
Thế thì tôi có bảo bạn đòi hỏi
học sinh của bạn nổi dậy và nhảy lên và đánh nhau trong trường không, hay tôi
có bảo rằng họ không nên cho phép người khác học không? Không, tôi không nói điều
này. Tôi bảo bạn yêu trẻ em. Nghĩ về và ước muốn cho sự mạnh khoẻ và hạnh phúc
của chúng đi. Bởi vì tình yêu và ham muốn này về điều tốt của chúng, kỷ luật
không bị áp đặt sẽ bắt đầu nổi lên, kỷ luật được sinh ra từ chính thông minh của
trẻ em. Yêu đứa trẻ và xem liệu điều đó có đem kỷ luật tới trong nó không. Kỷ
luật này không phải là kỷ luật tới bằng quay trái và phải, mà tới từ chính tâm
trí, trái tim và linh hồn của đứa trẻ. Cố đánh thức thông minh và tư duy của
nó.
Đừng nói rằng chân lý của bạn
là chân lý duy nhất. Bạn có biết chân lý là gì không? Nhưng mọi người đều nói rằng
cái họ nói là chân lý. Không có khác biệt gì nếu bạn được sinh ra sớm hơn ba
mươi năm. Chỉ bởi vì ai đó sinh ra ba mươi năm sau bạn, bạn có biết chân lý nhiều
hơn người đó không? Có thể là người đó có ít tri thức giả hơn bạn bởi vì người
đó không biết nhiều, và có thể là bạn đã tích luỹ đủ mọi loại vô nghĩa và những
điều giả trong đầu bạn. Nhưng bạn cảm thấy khôn ngoan hơn vì bạn già hơn ba
mươi năm. Bạn có quyền trừng phạt cho nên bạn muốn khép kỷ luật vào người đó.
Thế giới này sẽ tốt hơn nhiều nếu
không ai cố đặt kỷ luật lên người khác. Yêu – yêu là hướng dẫn của bạn, Sống cuộc
sống đầy tình yêu đi. Bao giờ cũng nghĩ điều tốt của đứa trẻ và nghĩ điều bạn
có thể làm, cách bạn có thể làm nó, vì cái tốt của đứa trẻ. Không thể có chuyện
là tình yêu đó và ham muốn đó cho tốt lành của nó sẽ không đem tới kỷ luật trong
nó và sẽ không đem tới kính trọng cho bạn.
Dầu vậy sẽ có khác biệt. Bây giờ
tình huống là ở chỗ đứa trẻ càng nhiều ý thức, nó càng nhiều không kỷ luật; và
đứa trẻ càng nhiều tính ngu xuẩn, nó sẽ càng có tính kỷ luật hơn. Điều tôi đang
cố gắng nói với bạn là nếu kỷ luật đến thông qua phương tiện của tình yêu, thế
thì sẽ không có kỷ luật trong những kẻ ngốc, nhưng đứa trẻ càng tỉnh táo và ý
thức, kỷ luật nảy sinh trong nó sẽ càng to lớn. Bây giờ chỉ những đứa trẻ đờ đẫn,
đứa không có cuộc sống nào không có hứng khởi nào, mới có kỷ luật. Những đứa có
ý thức và khả năng suy nghĩ thì vô kỷ luật. Nếu có tình yêu, mọi thứ sẽ đảo ngược.
Kỷ luật của những kẻ ngu si chẳng có giá trị gì. Kỷ luật tới từ ý thức thì có
giá trị bởi kỷ luật ý thức nghĩa là nó được sinh ra từ tư duy và nó có thể chối
từ những yêu cầu sai lầm của kỷ luật.
Nếu thanh niên của Ấn Độ và
Pakistan mà có kỷ luật qua ý thức riêng của họ, liệu có thể có chuyện nhà cầm
quyền Pakistan đòi hỏi thanh niên Pakistan đi và giết người Ấn Độ được không?
Hay bất kỳ chính khách Ấn Độ nào có thể đòi hỏi thanh niên Ấn Độ đi và giết người
Pakistan được không? Họ sẽ lập tức nói các chính trị gia ngừng những lời ngu ngốc
đó. Họ sẽ nói: “Đây là ý tưởng không thông minh và chúng tôi không thể làm nó.”
Nhưng hiện tại, những kẻ ngốc vẫn đang được dạy cho kỷ luật và nếu chúng được
yêu cầu giết người chúng sẽ làm, bởi đối với chúng kỷ luật là chân lý.
Chính khách và tu sĩ đã thuyết
giảng về kỷ luật trên thế giới này. Bởi vì những nhà cầm quyền này không có
thông minh nào, không có nổi dậy và không có sức mạnh suy nghĩ, họ cố biến toàn
thể thế giới thành trại quân sự. Qua nhiều nhiều cách thức họ cố gắng cho chắc
rằng không ai tạo ra rắc rối nào.
Bạn có thể biết hoặc không,
nhưng nhiều phương pháp đã được sáng chế. Ở Nga, họ đã tạo ra những cỗ máy mà nếu
có bất cứ nổi dậy nào trong tâm trí, bất cứ khả năng suy nghĩ, họ sẽ tẩy não nó
đi – bởi con người nổi dậy là nguy hiểm. Anh ta có thể phát biểu chống lại
chính quyền và anh ta có thể kích động mọi người chống lại những điều sai. Trước
đó, những công cụ khác nhau của kỷ luật đã được sử dụng, nhưng chúng đã không
hoàn toàn hiệu quả. Giờ đây, họ đã tìm ra những phương pháp mới để xử lý tâm
trí những người mà họ có nghi ngờ. Đây là những trào lưu nguy hiểm, trên khắp
thế giới – nguy hiểm hơn bom nguyên tử và bom khinh khí.
Nhưng giáo viên có hợp tác
trong những điều như vậy không? Tôi muốn để câu hỏi này lại cho thảo luận của
các bạn: Bạn có đồng ý với thế giới này không? Bạn có đồng ý với con người như
con người đang vậy hôm nay không? Có đồng ý với chiến tranh, bạo hành và không
trung thực không? Nếu không, suy nghĩ và tìm ra cái gì đã đi sai trong giáo dục
đang được cho. Hiển nhiên là bất kỳ cái gì đang được cho đều là sai.
Nếu giáo viên có tính nổi dậy,
và nếu cái nhìn cuộc sống của ông ta thận trọng và khôn ngoan, ông ta có ích
cho xã hội. Ông ta có thể giúp ích trong việc tạo ra các xã hội ngày càng tốt đẹp
hơn trong tương lai. Nếu ông ta không vậy, ông ta sẽ chỉ trút đầy tâm trí của
trẻ em mới bằng rác rưởi cũ. Ông ấy đã làm điều này trong thời gian lâu. Phải
có cách mạng, cách mạng lớn, ở đó các cấu trúc giáo dục cũ bị phá huỷ và cấu
trúc mới với những giá trị mới được tạo ra. Trong cấu trúc mới đó không có giá
trị trong thành công và trong tham vọng, và việc đứng đầu hay đứng cuối không
phải là vấn đề của kính trọng hay sỉ nhục. Phải không có so sánh người này với
người khác. Nên có tình yêu và nỗ lực để phát triển trẻ em qua tình yêu. Có thể
phát triển một thế giới mới và diệu kỳ tràn đầy hương thơm tuyệt đối.
Tôi đã nói với bạn vài điều với
cái nhìn nhằm thức tỉnh vài con người đang trong giấc ngủ. Nhưng nhiều người ngủ
sâu tới mức họ cảm thấy tôi quấy rầy họ trong giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu chỉ vài
người được thức dậy và mở mắt ra, có lẽ từ bất kỳ điều gì tôi đã bảo bạn, họ có
thể tìm ra vài điều hữu dụng.
Tôi không nói rằng bất kỳ điều
gì tôi đã nói cũng đều đúng và là chân lý, bởi vì đó là điều giáo viên cũ đã khẳng
định. Tôi chỉ truyền đạt cho bạn quan điểm của tôi. Nó có thể sai, có thể không
có lấy một giọt chân lý trong nó, và do vậy tôi không khăng khăng đòi sự đồng ý
của bạn với tôi hay tin vào tôi. Tôi chỉ đòi hỏi bạn nghĩ về các vấn đề này.
Nghĩ đi, và nếu bạn tìm ra bất kỳ cái gi là đúng trong điều tôi đã nói, nó sẽ
không còn là của tôi nữa, nó sẽ là kết quả của suy nghĩ của bạn. Bạn sẽ không
trở thành tín đồ của tôi; bạn sẽ tìm ra nó từ trí huệ riêng của bạn và nó sẽ là
của bạn.
Xin nghĩ về đôi điều này. Hiện
thời thế giới cần nhiều cú choáng để cho nó được đánh thức, để cho cái gì đó được
sinh ra. Chúng ta gần như ngủ, say như chết. Và mọi thứ cứ trôi qua bên cạnh.
Tôi hy vọng bạn được những cú choáng từ nhiều hướng, để cho bạn mở mắt ra và bắt
đầu nghĩ.
Trách nhiệm lớn lao nhất của
các giáo viên là cứu bản thân họ khỏi các chính khách, cứu bản thân họ khỏi tổng
thống và thủ tướng. Mọi vấn đề trên thế giới đều bởi vì họ. Đừng để chính trị
gia sinh ra trong trẻ em. Nhưng các chính trị gia tạo ra tham vọng đứng đầu.
Ngay khi bạn là số một, bạn sẽ đi đâu nữa? Số một được tìm ra trong chính trị.
Trên các tạp chí bạn sẽ chỉ tìm thấy ảnh và những cái tên của họ được in hàng
ngày.
Hãy để không có cạnh tranh nào
giữa những đứa trẻ. Phát triển tình yêu và vui vẻ hướng tới cuộc đời, không cạnh
tranh và ganh đua – bởi vì người tranh đấu với người khác, dần dần, dần dần bị
kết thúc; và người tìm kiếm phúc lạc riêng của mình, không ganh đua trong cuộc
đời, trở thành đoá hoa đẹp đầy hương thơm và cái đẹp. Cầu mong Thượng đế giúp
cho bạn có trí huệ này, có tâm linh nổi dậy này.
Tôi đầy lòng biết ơn vì các bạn
đã lắng nghe tôi trong yên lặng. Tôi xin chào thiêng liêng ngụ trong bạn. Xin
chấp nhận lời chào của tôi.
(Còn tiếp)