Ky thuat thay doi dong thai tam tri

Ky thuat thay doi dong thai tam tri

Price:

Read more

Trầm tư là gì? - một khoảnh khắc của vô ý nghĩ.
Từ tiếng Anh ‘contemplation-trầm tư’ không cho ý đúng của dhyana. Trong tiếng Anh không có từ nào có thể dịch được từ ‘dhyana-thiền’. Có ba từ sẵn có. Một là ‘concentration-tập trung’, điều rất xa vời, bởi vì tập trung nghĩa là nỗ lực, căng thẳng - một trạng thái bị ép buộc, không phải là trạng thái tự phát tuôn chảy - và dhyana-thiền là tự phát tuôn chảy. Không có căng thẳng trong nó, cho nên từ concentration-tập trung không thể là việc dịch của nó. Thế rồi có từ khác là ‘contemplation-trầm tư’. Nhưng trong tiếng Anh, contemplation-trầm tư cho ý tưởng về suy nghĩ. Khi bạn nói ai đó đang trầm tư, bạn ngụ ý suy nghĩ về cái gì đó.
Hay từ thứ ba là ‘meditation-suy ngẫm’. Nhưng từ này nữa cũng ngụ ý suy nghĩ: suy ngẫm về cái gì đó. Cả ba từ này không từ nào mang nghĩa của dhyana-thiền. Dhyana nghĩa là trạng thái vô ý nghĩ, trạng thái của im lặng, trạng thái của việc có ý thức nhưng không có nội dung nào. Tấm gương có đó nhưng không phản xạ xái gì, không cái gì dù là bất kì cái gì. Cũng giống như gương, tâm thức có đó, nhưng không cái gì làm bận bịu nó. Nhận biết vô bận bịu đó là dhyana-thiền.
Đạo nhân dùng từ ‘contemplation-trầm tư’ để dịch nó. Đó chỉ là vì một số từ phải được dùng. Cho nên nhớ lấy nghĩa này - nó không phải là nghĩa trong từ điển. Nếu bạn nhìn vào trong từ điển bạn sẽ có ý tưởng sai lầm hoàn toàn về trầm tư. Thực ra đó là điều Bí mật của Hoa Vàng gọi là ‘trầm tư giả’. Trầm tư giả nghĩa là suy nghĩ về cái gì đó. Nó có thể là Thượng đế - đó là điều người Ki tô giáo ngụ ý bởi trầm tư: suy nghĩ về Thượng đế, suy nghĩ về những điều thiêng liêng, những điều siêu việt. Nhưng sự vật là sự vật; dù chúng là linh thiêng hay không linh thiêng thì cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Và suy nghĩ là suy nghĩ; dù bạn nghĩ về dục hay samadhi cũng không tạo ra khác biệt gì.
Trạng thái vô ý nghĩ, kẽ hở... và nó bao giờ cũng xảy ra, nhưng bạn không tỉnh táo về nó, bằng không chẳng có vấn đề gì trong nó cả. Ý nghĩ này tới, thế rồi ý nghĩ khác tới, và giữa hai ý nghĩ này bao giờ cũng có kẽ hở nhỏ. Và kẽ hở đó là cánh cửa tới điều thiêng liêng, kẽ hở đó là trầm tư. Nếu bạn nhìn vào trong kẽ hở đó một cách sâu sắc, nó bắt đầu trở thành ngày một lớn hơn.
Tâm trí giống như con đường đầy lưu thông: xe này qua, thế rồi xe khác qua, và bạn trở nên bận tâm với xe nhiều tới mức bạn không thấy kẽ hở bao giờ cũng có giữa hai xe. Bằng không thì chúng sẽ đụng nhau mất. Chúng không đụng nhau; cái gì đó có đó giữa chúng giữ cho chúng tách rời. Ý nghĩ của bạn không đụng nhau, chúng không đè lên nhau, đâm vào nhau. Chúng thậm chí không chờm lấp nhau theo bất kì cách nào. Từng ý nghĩ đều có biên giới riêng của nó, từng ý nghĩ đều là định nghĩa được. Nhưng việc diễu hành của các ý nghĩ là nhanh thế, có tốc độ tới mức bạn không thể thấy được kẽ hở chừng nào bạn còn chưa thực sự chờ đợi nó, tìm nó.
Trầm tư nghĩa là thay đổi động thái. Bình thường chúng ta nhìn vào ý nghĩ: ý nghĩ này, ý nghĩ khác, ý nghĩ khác nữa. Khi bạn đổi động thái bạn nhìn: kẽ hở này, kẽ hở khác, kẽ hở khác nữa. Nhấn mạnh của bạn không còn vào ý nghĩ mà vào kẽ hở. Chẳng hạn, bạn ngồi đây. Tôi có thể nhìn vào bạn theo hai cách: hoặc như người này, người khác, người khác nữa - nhấn mạnh của tôi là vào người, tôi có thể đếm có bao nhiêu người ở đó - hay tôi có thể quên về người và tôi có thể đếm kẽ hở giữa hai người, bao nhiêu kẽ hở có đó.
Đây là thay đổi động thái. Nếu bạn đếm kẽ hở, bạn sẽ ngạc nhiên: người trở thành mơ hồ, bạn không nhìn rõ họ bởi vì bạn đang nhìn vào kẽ hở, bạn đang đếm các kẽ hở. Một ngày nào đó, đứng bên cạnh đường, chỉ đếm bao nhiêu khe hở đi qua và bạn sẽ ngạc nhiên là bạn không thấy mầu sắc của xe, bạn không thấy hình dáng của xe, bạn không thấy người lái xe và hành khách trong xe, nhưng bạn có thấy các khe hở. Khe hở này qua, khe hở khác qua - bạn liên tục đếm khe hở. Động thái của bạn là khác.
Trầm tư là thay đổi động thái: không nhảy từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác, mà nhảy từ kẽ hở này sang kẽ hở khác. Dần dần, dần dần bạn trở thành rất rất nhận biết về kẽ hở. Và đó là một trong những bí mật lớn lao nhất của cuộc sống, bởi vì chính qua những kẽ hở đó bạn sẽ rơi vào trong bản thể riêng của bạn, vào trong trung tâm riêng của bạn. Và đây là bí mật. Phật cũng đã dùng cùng bí mật này. Thực ra, bí mật này gần như là như nhau vì con người là như nhau - ổ khoá là như nhau, chìa khoá phải là như nhau. Đây là bí mật: Phật gọi nó là sammasati, ghi nhớ đúng. Nhớ: ý nghĩ này đã tới, nhìn nơi nó tới - không đối kháng, không biện minh, không kết án. Chỉ khách quan như nhà khoa học có tính khách quan. Nhìn chỗ nó tới, nó tới từ đâu, nó đi đâu? Nhìn việc đến của nó, nhìn việc ở lại của nó, nhìn việc đi của nó. Và ý nghĩ là rất linh động; chúng không ở lại lâu. Bạn đơn giản phải quan sát việc nảy sinh của ý nghĩ này, việc ở lại của ý nghĩ này, và việc đi của ý nghĩ này. Đừng cố tranh đấu, đừng cố đi theo - chỉ là người quan sát im lặng - và bạn sẽ ngạc nhiên: quan sát càng trở nên được lắng đọng, ý nghĩ càng ít tới hơn. Khi quan sát là hoàn hảo, ý nghĩ biến mất, chỉ có kẻ hở còn lại, khoảng hở còn lại.
Cho nên chỉ ngần này thôi - một ý nghĩ. Đừng đi vào dây chuyền. Một ý nghĩ nảy sinh: quan sát nơi nó ở, nơi nó bắt nguồn và khi nào nó biến mất, quan sát - nó đã biến mất. Lưu ý. Phật tử nói khi một ý nghĩ nảy sinh, nói, “Ý nghĩ đấy, ý nghĩ đấy,” để cho bạn trở nên tỉnh táo. Cũng như kẻ trộm tới trong nhà bạn nói, “Trộm đấy! trộm đấy!” và mọi người trở nên tỉnh táo, đơn giản nói, “Ý nghĩ đấy, ý nghĩ đấy,” và bạn sẽ trở nên tỉnh táo, quan sát. Kẻ trộm đã vào: bây giờ quan sát điều kẻ trộm làm.
Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết, ý nghĩ sẽ dừng lại; nó sẽ nhìn bạn và nó sẽ có chút ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ làm điều này trước đây. Nó sẽ cảm thấy không được đón chào chút ít. “Và cái gì đã xảy ra cho người này? Người này bao giờ cũng là người chủ tốt, thế mà bây giờ người này nói, ‘Trộm đấy! trộm đấy! Ý nghĩ đấy, ý nghĩ đấy’. Cái gì đã xảy ra cho người này?” Ý nghĩ này sẽ đâm ra phân vân, sẽ không thể nào hiểu nổi cái gì đang xảy ra. “Người này có sắp điên không, nhìn vào chỏm mũi và nói ‘Ý nghĩ đấy, ý nghĩ đấy’?”
Chính nhận biết sẽ dừng việc chuyển động của ý nghĩ trong một lúc. Nó sẽ bị mắc kẹt ở đó. Và liên tục quan sát. Đừng kết án, đừng ném nó ra, đừng tranh đấu, bởi vì cả kết án hay biện minh, cả hai sẽ làm cho bạn bị đồng nhất với ý nghĩ. Đơn giản ở đó, nhìn vào ý nghĩ. Thế thì nó bắt đầu biến mất. Cũng như nó tới, nó biến mất. Nó bắt nguồn từ tưởng tượng, nó biến mất vào trong tưởng tượng. Một khi nó biến mất, bạn quay lại với trầm tư. Bạn không cần đi tới chính cội nguồn của nó bởi vì không có gì; thế thì bạn sẽ phải đi tới chính cội nguồn của sự tồn tại.

Cho nên hai điều này phải được nhớ, đây là hai cánh. Một là, khi có một khoảng hở, không ý nghĩ nào tới: trầm tư. Khi một ý nghĩ tới thế thì chỉ nhìn vào ba điều này: ý nghĩ ở đâu, nó đã tới từ đâu, nó đi đâu. Trong một khoảnh khắc dừng nhìn vào khe hở, nhìn vào ý nghĩ này, quan sát ý nghĩ này, nói tạm biệt nó; khi nó ra đi, lại lập tức quay về với trầm tư. Lần nữa, chỉ như một thí dụ: nếu bạn đang nhìn vào khe hở giữa các xe chạy qua trên đường, khi một xe tới bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ phải quan sát xe nữa chứ, nhưng bạn không trở nên quan tâm về xe. Bạn không trở nên quan tâm về hình dáng, loại xe, năm sản xuất, mầu xe, người lái, hành khách. Bạn không trở nên quan tâm về tất cả những cái phân tích đó - bạn đơn giản chú ý về chiếc xe: xe đã tới, xe có đó trước bạn, xe đã đi qua, và lần nữa bạn trở nên quan tâm tới khe hở. Toàn thể mối quan tâm của bạn là vào khe hở. Nhưng xe tới, cho nên trong một khoảnh khắc bạn phải chú ý tới nó. Thế rồi nó qua đi, bạn lại bắt đầu rơi vào trong nghỉ ngơi, vào trong trầm tư, vào trong khoảng hở.

0 Đánh giá

Ads Belove Post