Ngay lap tuc va dan dan

Ngay lap tuc va dan dan

Price:

Read more

Được và mất, phải và trái:những suy nghĩ như vậy cuối cùng phải bị bỏ đi ngay lập tức.
Cụm từ ‘ngay lập tức’ cần phải được ghi nhớ. Bạn hãy để nó được hiểuthấu sâu sắc, bởi vì mọi thứ đều có thể được làm theo hai cách: dần dần,hay ngay lập tức. Nếu bạn làm chúng dần dần thì bạn sẽ không bao giờcó khả năng làm chúng, bởi vì nếu bạn làm chúng dần dần thì chúng cứlần lữa.
Chẳng hạn, bạn giận dữ và bạn lo nghĩ về sự giận dữ của mình. Nó đãtrở thành thói quen cũ và bạn nói, “Dần dần, từ từ, mình sẽ bỏ nó.” Làmsao bạn có thể bỏ nó dần dần và từ từ được? Bởi vì trong khi bạn thựchành, và bạn càng thực hành nó thì nó lại càng trở nên ăn sâu hơn. Bạnnói cần có thời gian. Vậy bạn sẽ làm gì?
Nhiều nhất thì bạn có thể làm cho nó thành tinh luyện hơn và trau dồihơn. Không ai có thể có khả năng biết được về giận dữ của bạn, bạn cóthể che dấu nó. Nhưng bạn sẽ làm gì với thời gian? Nếu bạn đã hiểu rằngđiều đó là sai, thế thì tại sao lại nói cứ từ từ? Tại sao lại không ngay lậptức? Nếu bạn đã hiểu rằng điều gì đó là sai, thì sao phải cần thời gian?Và nếu bạn còn chưa hiểu, thế thì không có hiểu biết thì làm sao bạn sẽlàm nó dần dần? Và trong khi đó thì giận dữ sẽ tới và bạn sẽ lại càngthêm quen thuộc với nó.
Nhiều nhất bạn có thể thay đổi, nhưng một cơn giận dữ được thay đổi sẽkhông phải là không giận dữ, nó sẽ vẫn còn là giận dữ. Bạn có thể sửađổi theo cách tinh vi - nó sẽ vẫn có đấy. Nó thậm chí còn có thể bắt đầutrở thành ngay cái đối lập, nhưng nó sẽ vẫn có đấy. Không ai có thể cókhả năng phát hiện ra nó nhưng bạn thì bao giờ cũng biết nó có đó.Không, hiểu biết bao giờ cũng là ngay lập tức. Hoặc là bạn hiểu hoặc làbạn không hiểu. Nếu bạn không hiểu thế thì làm sao bạn có thể bỏ đượcthứ gì? Nếu bạn hiểu thế thì tại sao phải dần dần? Nếu bạn hiểu, thì ngaybây giờ, lập tức bạn bỏ nó.
Có lần một người tới Phật với hoa trong tay. Phật nhìn vào hoa và ôngấy nói, “Vứt nó đi!”Thế là người này vứt hoa trong tay trái đi. Người đó nghĩ, “Có thể đemhoa bằng tay trái tới cho Phật là sai” - vì tay trái vẫn bị coi là trái. Tayphải là phải còn tay trái là trái, và bạn không đem tặng bằng tay trái. Thếlà người đó vứt chúng đi, cảm thấy mặc cảm.Phật cười to và nói, “Vứt nó đi!” Thế là người đó phải vứt cả hoa trêntay phải đi nữa, nhưng người đó phân vân.
Và khi cả hai tay đã trống rỗng rồi thì Phật lại cười to và nói, “Vứt nóđi!” Bây chẳng còn gì mà vứt nữa. Thế là người ấy nhìn đây đó - phảilàm gì đây?Ananda nói, “Phật không hề ngụ ý vứt hoa. Người đem hoa tới phải bịvứt đi. Với việc vứt hoa đi chẳng cái gì sẽ xảy ra cả. Tại sao không vứtbỏ bản thân mình?”
Người này đã hiểu ra và vứt bỏ mình dưới chân Phật. Người ấy khôngbao giờ quay lại cung điện của mình nữa.Tể tướng của người này tới và ông ấy nói, “Bệ hạ làm gì thế này? Chodù bệ hạ có muốn từ bỏ, thì hãy để chút thời gian để cho mọi việc đượcgiải quyết. Xin bệ hạ hãy quay lại. Hoàng hậu, hoàng tử, công chúa vàtoàn bộ vương quốc cùng mọi công việc - xin hãy cho chúng thần chútthời gian. Cho dù bệ hạ có quyết định từ bỏ, sao lại phải vội vàng thế?”Người này nói, “Khi người ta hiểu ra thì điều đó bao giờ cũng là ngaylập tức. Nếu người ta không hiểu, bao giờ cũng trì hoãn.”
Chỉ người dốt nát mới trì hoãn, và người dốt nát dùng mẹo rất cừ bằngviệc trì hoãn. Thế thì bạn cảm thấy bạn đã hiểu, nhưng làm sao bạn cóthể làm điều đó ngay lập tức được? Bạn sẽ làm điều đó dần dần - đây làcái mẹo để không hề làm điều đó. Đây là cái mẹo: “Mình sẽ làm nó ngàymai.”
Bạn hãy thấy: khi bạn giận bạn làm điều đó ngay lập tức, nhưng nếu bạncảm thấy yêu bạn trì hoãn nó. Nếu bạn muốn trao món quà cho ai đó,bạn trì hoãn, nhưng nếu bạn muốn giận bạn làm điều đó ngay lập tức -bởi vì bạn biết rõ rằng nếu bạn trì hoãn, mọi sự sẽ không bao giờ đượcthực hiện. Trì hoãn là cái mẹo. Cho nên sâu bên dưới bạn biết bây giờkhông cần phải làm nó, và trên bề mặt thì bạn có thể cứ tin, “Mình đanglàm nó đây.” Vậy là bạn tự lừa dối mình.
Tăng Xán nói:
...những suy nghĩ như vậy cuối cùng phải bị bỏ đi ngay lập tức.Đừng để thời gian! Nếu điều gì đó sai, thì bạn hãy thấy qua nó, và vứt nóđi. Thực sự không cần phải vứt bỏ nó. Nếu bạn có thể thấy qua nó, vàbạn cảm thấy rằng nó sai, nó sẽ tự động bị vứt bỏ. Bạn sẽ không có khảnăng mang nó.
Bạn mang nó bởi vì bạn không được thuyết phục rằng nó sai. Nếu bạnkhông được thuyết phục thì tốt hơn cả hãy nói, “Tôi không được thuyếtphục rằng nó sai, đó là lí do tại sao tôi vẫn mang nó.” Ít nhất bạn cũngtrung thực, và trung thực là tốt. Đừng không trung thực.Mọi người tới tôi, họ nói, “Vâng, tôi biết rằng tham lam là xấu, nhưngphải dần dần...” Nhưng làm sao có ai đã vứt bỏ tham lam dần dần được?
Trong khi đó thì nó cứ bắt rễ ngày càng sâu hơn vào trong bạn. Và saolại nói tham lam là xấu nếu bạn không thể vứt bỏ nó ngay lập tức, ngaybây giờ? Hãy nói, “Tôi không cảm thấy điều đó là xấu, tôi cảm thấy nólà tốt. Khi tôi cảm thấy nó là sai, tôi sẽ vứt bỏ nó.” Ít nhất bạn cũngtrung thực và chân thành, và người chân thành sẽ đạt tới hiểu biết.Người không chân thành có thể chẳng bao giờ đạt tới hiểu biết.Tất cả các bạn đều nói giận là xấu - thế thì tại sao cứ mang nó? Ai buộcbạn mang nó? Tri thức là việc biến đổi. Nếu bạn thực sự biết rằng giậnlà xấu, thế thì bạn sẽ không mang nó dù một khoảnh khắc. Ngay lập tứcbạn vứt bỏ nó. Điều đó là bất thần, nó xảy ra không có thời gian, thậmchí không mất một khoảnh khắc. Nhưng bạn lại tinh ranh: bạn nghĩ rằngbiết, mà bạn thì không biết. Bạn muốn tin rằng bạn biết và bạn muốn tinrằng bạn đang cố gắng, dần dần, để thay đổi bản thân mình. Bạn sẽchẳng bao giờ được biến đổi.Biến đổi không bao giờ dần dần, nó bao giờ cũng ngay lập tức.
Có một câu chuyện Jaina:
Một người về nhà mệt mỏi sau cả ngày làm việc. Vợ anh ta tắm cho anhta - đây là câu chuyện cổ, bây giờ chẳng vợ nào tắm cho chồng cả. Vợanh ta tắm cho anh ta, và khi dội nước vào người anh ta và làm mát đôichân mỏi dừ của anh ta, cô ấy kể chuyện và cô ấy nói , “Anh của em đãtrở thành tín đồ của Mahavira, và anh ấy đang nghĩ tới việc từ bỏ thếgiới.”Người này cười to và nói, “Nghĩ ư? - thế thì anh ấy sẽ chẳng bao giờ từbỏ thế giới cả!”Người vợ cảm thấy bị chạm lòng, bởi vì đấy là một vấn đề lớn cho ônganh cô ấy. Cô ấy nói, “Anh ngụ ý gì? Và em chưa hề thấy anh tớiMahavira hay tới Phật hay tới bất kì ai, và anh nghĩ là anh hiểu sao? Anhấy là một học giả lớn và anh ấy hiểu điều Mahavira nói. Rồi anh ấythiền, anh ấy tôn thờ, và anh ấy là một người tôn giáo. Thế còn anh thìsao? Em chẳng thấy chút tôn giáo nào trong anh cả. Em chưa bao giờthấy anh cầu nguyện hay thiền. Mà anh lại bạo gan và dám nói điều nhưvậy - rằng anh ấy sẽ chẳng bao giờ từ bỏ sao?”Người này đứng dậy - anh ta trần như nhộng, đang tắm mà - bước rakhỏi buồng tắm, đi ra phố. Cô vợ kêu lên, “Anh có rồ không đấy? Anhlàm gì vậy?”Anh ta nói, “Anh đã từ bỏ.”
Anh ta không bao giờ quay lại nữa. Con người này - anh ta đã hiểu. Anhta chưa bao giờ chuẩn bị cho nó; thậm chí không ai biết về anh ta, rằnganh ta là một người tôn giáo, nhưng phẩm chất này... Anh ta tớiMahavira, anh ta buông xuôi bản thân mình, anh ta trở thành một fakirtrần trụi.
Người vợ tới, kêu khóc. Thậm chí cả anh vợ cũng tới để thuyết phục anhta rằng, “Không gì phải vội. Hãy nhìn tôi đây này. Tôi đã nghĩ hai mươinăm nay. Còn chú là kẻ điên - đây có phải là cách để từ bỏ không?”Người này nói, “Tôi chẳng bận tâm, liệu có cách nào khác không? Tronghai mươi năm anh đã liên tục nghĩ, trong hai mươi kiếp anh sẽ tiếp tụcnghĩ. Và bất kì khi nào anh từ bỏ thì anh cũng sẽ từ bỏ theo cách này,bởi vì đây là cách duy nhất - ngay lập tức.”

Bạn thấy sự việc một cách rõ ràng và nó xảy ra. Vấn đề là ở tính rõ ràng.Cái nhìn ngay lập tức vào trong bản chất của mọi vật, thế thì không cóvấn đề về việc thay đổi đâu đó trong tương lai. Không ai thay đổi trongtương lai cả - việc biến đổi bao giờ cũng ở đây và bây giờ. Khoảnh khắcnày là khoảnh khắc duy nhất mà điều gì đó có thể xảy ra. Không cókhoảnh khắc khác.

0 Đánh giá

Ads Belove Post