Nguoi chung ngo - Thay - Cuu tinh

Nguoi chung ngo - Thay - Cuu tinh

Price:

Read more

Đây là câu hỏi: Cái gì là khác biệt giữa người chứng ngộ, thầy, và cứu tinh? điều có liên quan tới câu hỏi này. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà, với người đó mọi vấn đề đã biến mất, người không còn vấn đề nào để giải quyết, người chỉ phải sống, cuộc sống của người đó không còn bị nặng gánh bởi bất kì câu hỏi nào, người có cuộc sống là tuyệt đối phi trọng lượng. Nhưng mọi người chứng ngộ không nhất thiết là thầy.
Trong một trăm người chứng ngộ nhiều nhất một hay hai người sẽ trở thành thầy. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà và thầy là người có từ bi với người khác và muốn giúp họ. Nhưng thầy là người quan tâm chỉ tới các cá nhân, thầy có quan hệ với các cá nhân - người đây, người kia - thầy không có ý tưởng nào về xã hội. Đây là thầy.
Cứu tinh là người có từ bi với toàn thể xã hội. Ông ấy không lo nghĩ về các cá nhân nhưng coi toàn thể xã hội như một đơn vị. Ở phương Đông người chứng ngộ đã tồn tại và thầy đã tồn tại nhưng không bao giờ có cứu tinh. Cứu tinh không phải là khái niệm phương Đông chút nào. Phật không phải là cứu tinh, Mahavir không phải, Krishna cũng không phải.
Họ là thầy, thầy hoàn hảo; cách tiếp cận của họ là tới cá nhân, trực tiếp, cá thể. Jesus là cứu tinh, Moses cũng vậy, Mohammed cũng vậy. Cách tiếp cận của họ không phải là cá nhân, cách tiếp cận của họ là xã hội, cộng đồng. Họ quan tâm tới thay đổi toàn thể nhân loại. Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo, tất cả đều theo cứu tinh; Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo là không theo cứu tinh.
Mọi tôn giáo phương Đông cơ bản đều nói rằng xã hội không tồn tại - chỉ cá nhân tồn tại. Và mọi tôn giáo phương Tây đều nói rằng cá nhân chỉ là một phần của xã hội; điều thực là xã hội, nhóm. Nhóm tồn tại, không phải cá nhân. Cá nhân chỉ tồn tại trong nhóm. Cả hai đều đúng theo một cách nào đó vì cả hai là đúng một nửa. Cá nhân và xã hội cả hai cùng tồn tại - cá nhân không thể tồn tại mà không có xã hội mà xã hội không thể tồn tại nếu không có cá nhân. Bạn có thể quan niệm về xã hội mà cá nhân không tồn tại không? Sẽ không có xã hội chút nào. Bạn có thể quan niệm về cá nhân tồn tại mà không có xã hội không? Sẽ không có cá nhân chút nào.
Ngay cả một cá nhân tồn tại trong Himalayas, một mình, ngay cả người đó cũng tồn tại trong xã hội. Người đó được sinh ra từ người mẹ, người đó được nuôi dưỡng lớn lên bởi người bố, người đó sống trong xã hội. Ngay cả ý tưởng rằng người ta phải từ bỏ tất cả và đi lên Himalayas đã được xã hội đặc thù trao cho. Bây giờ ngồi đó trong Himalayas người đó làm gì? Người đó phải đang thiền. Thiền đó được trao cho bởi Patanjali hay Phật. Người đó sẽ làm gì?
Người đó sẽ nghĩ về Thượng đế, suy tư. Thượng đế đó tới từ xã hội. Và trong cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, người đó biết rằng xã hội tồn tại. Nếu người đó một ngày nào đó đột nhiên đi tới biết rằng xã hội mà người đó đã rời bỏ đã biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, người đó sẽ bị choáng, người đó sẽ bị chấn động, người đó sẽ bắt đầu run rẩy, vã mồ hôi. Người đó sẽ chạy về chỗ đó để xem điều đã xảy ra cho xã hội. Mặc dầu người đó đang sống một mình, theo một cách tinh tế người đó vẫn là một phần của xã hội. Không cá nhân nào có thể tồn tại mà không có xã hội; không xã hội nào có thể tồn tại mà không có cá nhân. Cho nên cả hai là đúng. Nhưng cách tiếp cận là khác.
Jesus nói rằng toàn thể xã hội có thể đạt tới cứu rỗi. Nếu mọi người muốn đi vào trong nhóm, trong công xã, họ có thể đạt tới cứu rỗi. Phật sẽ nói rằng điều đó là không thể được. Từng người đều phải đi một mình, từng người đều phải đi theo cách riêng của mình, từng người phải đạt tới Thượng đế trong sự một mình. Không nhóm nào có thể đi được.
Do đó mọi loại triết lí xã hội đã tới từ Ki tô giáo nhưng ở phương Đông không triết lí xã hội nào đã từng được sinh ra. Chủ nghĩa cộng sản bắt nguồn từ Ki tô giáo. Đó là cùng ý tưởng về vị cứu tinh. Mặc dầu chủ nghĩa cộng sản nói không có Thượng đế và tôn giáo là thuốc phiện của mọi người, dầu vậy nó vẫn phát triển ra từ cùng ý tưởng: rằng xã hội là quan trọng và có thể đạt tới trạng thái cao hơn. Cá nhân là không liên quan. Chủ nghĩa phát xít, dân chủ xã hội, hay các ý thức hệ khác, tất cả đều được sinh ra ở phương Tây, chúng tất cả đều là một phần của cùng ý tưởng về cứu tinh. 'Cứu tinh' là ý tưởng phương Tây - rằng xã hội có thể có cứu rỗi, rằng nhóm có thể trở nên được sáng tỏ như một nhóm.
Ở phương Đông, thầy đã tồn tại nhưng không có cứu tinh. Jesus có ảnh hưởng nhẹ lên chính trị trong cách nói của ông ấy, có thể đó là lí do tại sao ông ấy đã bị đóng đinh. Phật chưa bao giờ bị đóng đinh bởi vì xã hội chưa bao giờ bị nhiều rắc rối với ông ấy. Ông ấy không nói về xã hội chút nào, ông ấy nói về các cá nhân. Nếu bạn cứ thay đổi cá nhân xã hội có thể yên tâm - không có gì phải lo nghĩ cả. Nhưng khi một người nói người đó định thay đổi toàn xã hội thế thì có sợ.
Có thể đó là lí do tại sao Socrates đã bị đầu độc, Mansoor bị giết, Jesus bị đóng đinh. Không Phật, không Mahavira, không Krishna nào bị giết hay bị đóng đinh hay bị đầu độc. Tại sao? Phải có lí do nào đó. Họ là những người rất nguy hiểm - còn nguy hiểm hơn Jesus, hay ít nhất cũng nguy hiểm như Jesus, nhưng cách tiếp cận của họ là cá nhân. Xã hội không bận tâm về cá nhân. Nếu một cá nhân trở thành thiền nhân điều đó không làm thay đổi toàn xã hội. Điều đó dường như là một giọt nước bị thay đổi trong cả đại dương - ai bận tâm? Nhưng Jesus có một chương trình để đổi mầu toàn thể đại dương. Thế thì tu sĩ và chính khách tất cả đều trở nên sợ hãi; đầu tư của họ lâm nguy và họ bị lật đổ. Họ bị truất ngôi, họ bị nhổ bật rễ.

Cứu tinh tự nhiên có cái gì đó liên quan tới chính trị; thầy chẳng có liên quan gì tới chính trị. Điều đó trở thành vấn đề. Các nhà truyền giáo Ki tô giáo thường tới tôi và nói, 'Điều tốt là giúp cho mọi người thiền, nhưng về xã hội thì sao? Ông đang làm gì cho xã hội? Mọi người đói, chết đói, ốm. Sao ông không nghĩ về làm nhiều bệnh viện, trường học hơn? Sao ông không giúp mọi người để giúp người khác? Chỉ thiền thôi sao? Vâng, điều đó là tốt, người ta trở nên im lặng, nhưng thế có đủ không?' Tôi có thể hiểu được tại sao họ hỏi câu hỏi này. Câu hỏi này tới từ ý tưởng cứu tinh, vị cứu tinh. Thầy phải là vị cứu tinh. Ở phương Đông, không. Ở phương Đông thầy đơn giản là thầy. Cách tiếp cận của thầy là cá nhân, cách tiếp cận của thầy là thiền thay vì chính trị, cá thể thay vì xã hội. Phương Đông có tâm lí này, phương Tây có tâm lí khác. Điều này phải được hiểu cho dứt khoát.

0 Đánh giá

Ads Belove Post