Quan he thay va de tu

Quan he thay va de tu

Price:

Read more

Thưa Thầy kính yêu,
Với nhiều người ở phương Tây, mối quan hệ thầy/đệ tử là bên ngoài kinh nghiệm của họ. Nó bao hàm cái gì?
Chris Lister, Allen Jewhurst, Lesley Rogers, phương Đông đã đóng góp vài điều cực kì có ý nghĩa cho tâm thức con người. Một trong những điều đẹp đẽ đó là hiện tượng về mối quan hệ thầy/đệ tử. Nó là đóng góp phương Đông cũng như khoa học là hiện tượng phương Tây, huyền môn là hiện tượng phương Đông. Khoa học là hướng ngoại, huyền môn là hướng nội. Khoa học cố gắng biết thực tại khách quan, còn huyền môn là thám hiểm thực tại chủ quan, lãnh thổ bên trong của bản thể bạn.
Trong thế giới của khoa học mối quan hệ thầy giáo/ học sinh tồn tại, bởi vì khoa học có thể được dạy - do đó có mối quan hệ thầy giáo/học sinh. Nhưng tôn giáo, huyền môn, không thể được dạy, nó chỉ có thể bị mắc vào. Do đó trong huyền môn không có mối quan hệ như mối quan hệ thầy giáo/học sinh. Một loại quan hệ hoàn toàn khác tồn tại: thầy/đệ tử.
Sự khác biệt là mênh mông, sự khác biệt là lớn lao. Giữa học sinh và thầy giáo, hoài nghi là phương pháp. Thầy giáo có đó để giúp hoài nghi của bạn biến mất, thầy giáo có đó để trả lời câu hỏi của bạn; thầy giáo có đó để thông tin cho bạn, làm cho bạn thông thái hơn. Học sinh có đó với tất cả những câu hỏi của mình, tò mò, hoài nghi. Thực tế, học sinh càng thông minh, học sinh sẽ càng hoài nghi nhiều hơn. Học sinh giỏi nhất đầy những hoài nghi, và thầy giáo giỏi nhất là người giúp cho học sinh với những câu trả lời mới, tri thức mới, để cho hoài nghi của học sinh có thể bị vứt bỏ. Khoa học dùng hoài nghi làm phương pháp; đó là phương pháp nền tảng của điều tra.
Trong thế giới của tôn giáo chính điều đối lập lại mới là hoàn cảnh: tin cậy là phương pháp, không phải hoài nghi; tình yêu là phương pháp, không phải logic; buông xuôi là phương pháp, không phải là chinh phục tri thức. Học sinh, khi về từ trường đại học, về với bản ngã lớn bởi vì người đó đã tích luỹ nhiều tri thức, người đó đã học nhiều. Nhưng đệ tử, khi người đó về từ thầy, về như không ai cả, vô ngã. Người đó không còn tồn tại như một thực thể tách biệt khỏi sự tồn tại. Người đó đã không học gì cả; ngược lại, người đó đã dỡ bỏ bất kì cái gì người đó đã từng biết trước đây.
Một triết gia lớn đã tới gặp Raman Maharshi - một triết gia Đức. Ông ấy hỏi Raman, "Tôi đã tới từ xa, xa lắm, để học nhiều từ ông." Raman cười và ông ấy nói, "Cuộc hành trình của ông là tập luyện trong vô tích sự rồi. Ông đi tới tôi một cách không cần thiết, bởi vì tôi không ở đây để dạy ông cái gì cả - nếu ông đã tới để học, ông đã tới sai chỗ rồi - tôi giúp mọi người dỡ bỏ việc học!"
Thầy giúp cho bạn dỡ bỏ học. Thầy giúp bạn lại trở thành hồn nhiên, như đứa trẻ. Jesus nói: Chừng nào ông còn chưa giống như đứa trẻ, chừng nào ông còn chưa được tái sinh, ông sẽ không vào được vương quốc Thượng đế của ta. Ông ấy đang nói ngôn ngữ phương Đông đấy. Jesus đã du hành tới Ấn Độ; bất kì điều gì ông ấy dạy về sau, ông ấy đã được hấp thu ở nước này. Thực tế, đó là một trong những lí do mà ông ấy đã bị đóng đinh. Đó là một trong những lí do cơ bản tại sao người nước ông ấy đã không thể hiểu được ông ấy: ông ấy đã mang một ngôn ngữ mới hoàn toàn, cách tiếp cận mới, tầm nhìn mới.
Phương Đông bao giờ cũng là cội nguồn. Pythagoras đã tới phương Đông, Jesus đã tới phương Đông... và bất kì cái gì phương Tây đã từng biết tới về thầy-và-đệ tử đều đã từng được kinh nghiệm qua phương Đông, trực tiếp hay gián tiếp. Mối quan hệ thầy/đệ tử là chuyện tình, chuyện tình vĩ đại nhất có thể được. Đệ tử buông xuôi bản ngã của mình theo thầy. Đệ tử cúi mình. Đệ tử nói: Buddham sharanam gachchhami - tôi cúi mình trước vị phật, tôi buông xuôi theo vị phật, tôi qui y nơi chân thầy. Khoảnh khắc người đó vứt bỏ bản ngã của mình người đó trở thành một phần của thầy.
Và thầy không có đó như một người, thầy chỉ là sự hiện diện. Và khi hai sự hiện diện gặp gỡ, kinh nghiệm cực lạc vĩ đại nhất xảy ra, niềm cực lạc vĩ đại nhất. Cực lạc đó là mục đích của mối quan hệ thầy-và-đệ tử. Niềm cực lạc đó đã từng xảy ra trong hàng thế kỉ theo cách rất huyền bí: thầy không nói gì về nó, đệ tử không nghe gì về nó, nhưng ngồi cạnh thầy, chờ đợi im lặng, kiên nhẫn, mang tính nguyện cầu, một ngày nào đó có sự đồng bộ... Một ngày nào đó, bỗng nhiên, đệ tử bắt đầu thở cùng thầy. Nhịp tim đệ tử không còn tách rời với nhịp tim của thầy. Họ biến mất như hai và trở thành một. Kinh nghiệm đó về tính một với thầy là việc mở ra cánh cửa của ngôi đền của Thượng đế.


0 Đánh giá

Ads Belove Post