Read more
Sankhya và Yoga
Ấn Độ đã thừa nhận chỉ hai kỉ luật dẫn tới biết chân lí của cuộc sống.Một kỉ luật được gọi là sankhya. Sankhya nghĩa là nếu bạn nhận ra thựctại tối thượng, thế thì bạn sẽ đi vào hang của trái tim. Kỉ luật kia đượcgọi là yoga. Yoga nghĩa là nếu bạn đi vào trong hang của trái tim, thế thìbạn sẽ đi tới biết thực tại tối thượng.
Sankhya là việc biết trực tiếp. Yoga là nỗ lực, việc làm. Sankhya nóirằng không phải làm gì cả, nó chỉ phải được nhận ra. Yoga nói rằngnhiều điều phải được làm và chỉ thế thì việc nhận ra mới xảy ra. Cả haiđều đúng, và cả hai cũng có thể chứng minh là sai. Điều đó tất cả đềuphụ thuộc vào bạn, vào người tìm kiếm. Nếu người tìm kiếm có thểnhóm lên ngọn lửa để biết một cách toàn bộ tới mức bản ngã của ngườiđó bị thiêu thành tro, và chỉ ngọn lửa để biết là còn lại, thế thì không cáigì khác cần được làm nữa. Nếu chỉ có việc biết và không có người biết,nếu không có hạt nhân của bản ngã còn lại bên trong người tìm kiếm -chỉ việc biết, chỉ nhận biết, chỉ tâm thức - thế thì không cái gì còn cầnđược làm nữa. Trong ngọn lửa xuyên thấu này, mọi thứ khác sẽ xảy ratheo cách riêng của nó. Chỉ thấy là đủ, chỉ trở nên nhận biết hơn là đủ.Cứ phát triển trong nhận biết là đủ. Nếu nhận biết phát triển, nếu thứctỉnh nở hoa, điều đó là đủ.
Nhưng điều này rất hãn hữu xảy ra, chỉ một người trong mười triệungười. Khi điều này xảy ra, nó là kết quả của nỗ lực của nhiều, nhiềukiếp sống. Nhưng bất kì khi nào hiện tượng sankhya xảy ra cho ai đó,người đó kinh nghiệm rằng nhận biết là đủ, rằng tất cả đã xảy ra chỉ quanhận biết. Người đó cũng sống một số vô tận kiếp sống, và trong nhiềukiếp sống đó người đó đã đi với vô số luồng nỗ lực.
Sankhya bao giờ cũng nói ngược lại với yoga. Nó nhất định là như vậy,bởi vì khi trạng thái sankhya xảy ra cho ai đó, người đó cảm thấy rằngchẳng cái gì khác cần được làm - chỉ nhận biết toàn bộ là đủ. Nhưng vớiai đó còn vô thức, đơn giản trở nên nhận biết toàn bộ là rất, rất khó. Aiđó có giấc ngủ bị phá vỡ có thể nói, “Chẳng cần làm cái gì cả. Tôi đơngiản thức dậy và thấy ánh sáng!” Nhưng với ai đó đang ngủ - không chỉngủ, mà say, gần như trong cơn mê; người đã uống thuốc độc và đã trởnên vô thức - bạn có thể cứ hét, “Dậy đi! Dậy đi! Mọi điều bạn cần làthức dậy! Hãy thức dậy khỏi giấc ngủ của bạn và điều đó là đủ. Khôngcái gì khác cần phải làm cả và bạn sẽ biết chân lí!” - nhưng người đóthậm chí không thể nghe thấy tiếng hét của bạn. Ai đó đang say rượuđầu tiên sẽ phải dọn sạch toàn thể hệ thống của người đó về điều đó. Aiđó vô thức đầu tiên sẽ phải được làm sống lại để cho người đó ít nhấtcũng có thể nghe thấy điều bạn đang nói. Ít nhất điều bạn đang nói vềngười đó mở mắt ra cần đạt tới người đó.
Đây là lí do tại sao khái niệm này về sankhya, mặc dầu đúng, lại khôngcó ích lợi. Chỉ đôi khi ai đó có tâm tính về sankhya, và người đó cứ nóitheo cách sankhya. Cấu trúc tâm trí riêng của tôi đã là của sankhya.Trong mười lăm năm tôi cứ nói rằng chẳng cần phải làm gì cả, rằng chỉtrở nên nhận biết là đủ. Liên tục nói điều này với mọi người, tôi nhận rarằng họ không có khả năng nghe điều đó. Họ không chỉ ngủ, họ vô thức.Và cho dù họ hiểu, việc hiểu của họ cũng chỉ ở mức trí tuệ, chỉ ở trên bềmặt. Họ nghe các lời, giáo huấn, và họ thậm chí còn bắt đầu lặp lại cùngnhững lời đó và giáo huấn đó, nhưng không biến đổi nào xảy ra trongcuộc sống của họ.
Thế rồi tôi thấy rằng sankhya giống như việc nở hoa - và khi bông hoanở ra, bạn không nhớ gì về rễ của nó chút nào. Rễ bị giấu kín trong bóngtối, dưới đất; chúng thậm chí không đi tới tâm trí bạn. Nhưng trongnhiều năm rễ vẫn phát triển, cây vẫn phát triển, và chỉ thế thì hoa mới nởra. Có lẽ hoa có thể nói, “Đơn giản cứ nở hoa là đủ rồi. Người ta chỉ phảinở hoa thôi; và hương thơm bắt đầu lan toả mọi nơi theo gió. Còn cái gìkhác cần được làm nữa đâu?” Việc nở của hoa là kết quả của quá trìnhlâu dài - nhưng khi hoa nở ra, quá trình này bị quên mất. Khi hoa nở raquá trình này vẫn còn bị giấu kín. Khi kết quả chung cuộc xảy ra, thế thìtất cả những cái khác, cả cuộc hành trình dài, cũng bị quên đi trong cáibóng của nó.
Tôi bắt đầu cảm thấy rằng chỉ khi hoa của ai đó đã nở rồi thì mới nóiđược, “Tất cả mọi thứ được cần tới là để cho hoa nở ra.” Nhưng cứ nóiđiều này với ai đó mà hoa của họ còn chưa nở thì có thể là nguy hiểm,bởi vì thế thì người đó sẽ thậm chí không làm chút ít điều người đó cóthể đã làm để chăm nom cho rễ. Người đó thậm chí sẽ không làm chút ítđiều người đó có thể đã làm để nuôi dưỡng cây, để chăm sóc cây. Bâygiờ người đó cũng sẽ nghĩ trong tâm trí mình rằng, “Đơn giản cứ nở hoalà đủ rồi, vậy mình sẽ thế!” và người đó sẽ không có khả năng nở hoabởi vì việc nở hoa là một phần của quá trình lâu dài. Quá trình lâu dài đóđược gọi là yoga.
Đây là sai lầm mà Krishnamurti đã từng mắc phải trong cả đời ông ấy:ông ấy bảo mọi người rằng chẳng cái gì cần phải làm cả. Mọi ngườithậm chí hiểu điều đó, nhưng đó là loại hiểu biết mà thay vì phá huỷ dốtnát, thì chỉ che giấu nó đi. Mọi người bắt đầu nghĩ rằng chẳng cái gì phảiđược làm cả, cho nên họ thậm chí dừng việc làm chút xíu điều họ có thểđã làm. Đây là lí do tại sao hoa mà Krishnamurti nói có thể nở lại khôngnở, và mọi người lắng nghe ông ấy rơi vào sự tiến thoái lưỡng nan vôcùng.
Cho nên nhiều người trong số thính giả lâu dài của ông ấy - những ngườiđã từng nghe ông ấy trong ba mươi năm hay bốn mươi năm - tới tôi vànói, “Chúng tôi đang trong khó khăn lớn. Chúng tôi đã nghe ý tưởng nàynhiều tới mức chẳng có gì để làm cả. Bây giờ cho dù chúng tôi có muốnlàm điều gì đó, chúng tôi lập tức nhớ rằng việc làm là vô tích sự và rằnghoa nở không cần làm cái gì cả; nó nở qua vô làm, qua vô nỗ lực; khôngcó nhu cầu về bất kì công phu tâm linh nào. Ý tưởng này đã ăn sâu vàobên trong chúng tôi tới mức bây giờ chúng tôi không thể làm được cái gìchút nào! Chúng tôi cũng đã chấm dứt việc làm điều chúng tôi thườnglàm, và bởi việc không làm gì chút nào chúng tôi thậm chí đã không cóthoáng nhìn về điều Krishnamurti nói sẽ xảy ra qua vô làm. Hoa đãkhông nở chút nào.”
Vấn đề này thậm chí đã đi sâu hơn, bởi vì họ chưa bao giờ đạt tới cùngtrạng thái như cây đạt tới khi hoa của nó nở theo cách riêng của chúng.Có lẽ chỉ có rễ, hay cây của họ chỉ mới mọc ra, hay cành và lá chỉ mớimọc ra. Bây giờ họ không sẵn sàng làm cái gì cả, không tưới cây haythậm chí không làm hàng rào quanh cây để bảo vệ nó. Bây giờ họ khôngcòn tích cực cố gắng trưởng thành tới mặt trời. Bản thể của họ bất ổn vàhoa của họ không nở ra, nhưng sâu bên dưới hoa muốn nở. Nỗi đautrong bản thể họ là nỗi đau của hoa muốn nở ra - nhưng họ đã được bảocho rằng không có gì để làm cả.
Cho nên một mặt có vấn đề này trong cách tiếp cận của sankhya, rằng nónói về việc nở hoa tối thượng. Mặt khác, yoga tạo ra vấn đề khác: yogatìm kiếm sâu về rễ ở trong đất, tìm nước và mặt trời, nhưng nguy hiểm làở chỗ bạn trở nên bị lạc vào tất cả những kĩ thuật và nghi lễ của yoga.Việc nở hoa mà vì nó bạn đã từng làm các nghi lễ, bị quên mất, và bảnthân nghi lễ lại chiếm quyền quá nhiều tới mức bạn bắt đầu cảm thấydường như những nghi lễ này là chính cuộc sống của mình. Nghi lễ vàcông phu đã trở thành thói quen.
Patanjali đã nhắc tới Con đường tám làn của Yoga, và ba điểm cuối cùnglà dharana, quan niệm, dhyana, thiền và samadhi, chứng ngộ. Ba điểmnày là những điểm thực sự có ý nghĩa, và năm điểm kia là các bước cơbản dẫn tới chúng. Samadhi, chứng ngộ, là hoa, và bẩy điểm kia là cây.Nhưng thường các nhà yoga cứ làm các tư thế thân thể và pranayama,luyện tập thở, cho toàn bộ kiếp sống của họ. Họ cứ làm cùng những điềuđó trong toàn bộ kiếp sống của mình: họ quên mất hoa của samadhi hoàntoàn và những nghi lễ này trở thành chỗ cuối trong bản thân chúng.Phương tiện trở thành mục đích, bản thân con đường bắt đầu trở thànhđích.
Sai lầm của sankhya là ở chỗ mục đích trở thành quá quan trọng, dườngnhư không cần tới con đường nào cả. Và điều nực cười của yoga là ởchỗ con đường trở thành quan trọng tới mức ngay cả mục đích cũng phảibị bỏ đi để thiên về con đường, điều đó được thực hiện. Cho dù Thượngđế có đứng trước người đang bị ám ảnh với nghi lễ, người đó sẽ yêu cầuThượng đế phải đợi cho tới khi người đó hoàn thành việc thực hiện nghilễ của mình đã! Ý tưởng này rằng trên con đường của yoga nghi lễ làmọi thứ đã dẫn sai đường hàng nghìn người. Sai lầm của sankhya hiếmkhi xảy ra, bởi vì những người với tính cách sankhya hiếm khi được sinhra. Không mấy người rơi vào cái bẫy đó.
Krishnamurti nói cả đời mình, nhưng tôi cho rằng không có quá nămnghìn người ở Ấn Độ thực sự nghe hay hiểu ông ấy. Và năm nghìnngười này cũng là cùng những người đã từng nghe ông ấy đều đặn, trongba mươi năm qua - nhưng dường như không có biến đổi nào trong kiếpsống của họ. Vâng, họ tích luỹ những lời nào đó, như “biến đổi” hay cáclời thuộc loại này, và họ chỉ bắt đầu lặp lại những lời đó. Nhưng họ baogiờ cũng cảm thấy sự dày vò, rằng điều thực đã chưa xảy ra bên tronghọ, hoa của họ đã chưa nở ra.
Mối nguy trong yoga thậm chí còn lớn hơn, bởi vì bất kì khi nào mọingười trên trái Đất trở nên quan tâm tới tôn giáo, phần lớn trong số họlập tức trở nên quan tâm vào hoạt động nào đó, vào kĩ thuật nào đó. Điềuđó là tự nhiên - bởi vì con người không đạt tới cái gì trong cuộc sống màkhông hoạt động, cho nên một cách tự nhiên người đó nghĩ rằng tôn giáocũng sẽ phải là hoạt động. Họ tiếp cận tới tôn giáo theo cùng cách họtiếp cận tới tiền. Nếu Thượng đế là điều họ tìm kiếm, điều đó nữa sẽphải xảy ra chỉ bằng việc làm cái gì đó. Đây là cách phần lớn mọi ngườinghĩ. Nhưng phía bên kia của nguy hiểm này là ở chỗ con người trở nênbị ám ảnh với những nghi lễ này thế và tâm trí tận hưởng các nghi lễnhiều tới mức nó trở nên khó buông bỏ chúng. Họ mất cái nhìn về đíchvà con đường trở thành cái bẫy.
Vậy có thể làm được gì cho việc kinh nghiệm hang của trái tim? Tôi nóirằng thay vì lấy sankhya và yoga làm hai kỉ luật tách rời, hãy lấy chúngnhư hai phần của một kỉ luật: lấy yoga ở phần bắt đầu và lấy sankhya ởphần cuối. Lấy yoga làm cây và sankhya làm hoa. Tôi nối hai phần nàyvới nhau cho bạn: sankhya-yoga.
Bạn chắc chắn sẽ phải làm điều gì đó, bởi vì như bạn hiện thế, chẳng cáigì có thể xảy ra chừng nào bạn chưa làm điều gì đó. Nhưng cũng hãynhớ trong đầu rằng nếu bạn vẫn còn bị mắc kẹt chỉ vào việc làm, thì thếnữa, chẳng cái gì sẽ xảy ra. Nhiều điều sẽ phải được làm, và vào thờiđiểm nào đó, tất cả mọi việc làm sẽ đơn giản phải bị bỏ đi. Điều đó cũnggiống như ai đó trèo lên thang: người đó trèo lên, nhưng thế rồi người đócũng rời bỏ nó. Khi ai đó uống thuốc, khi bệnh được chữa khỏi rồi ngườiđó thôi uống thuốc; hay khi ai đó bước trên đường, khi người đó tới đíchcủa mình người đó bỏ lại con đường.
Nói rằng người đó bỏ lại con đường cũng không đúng, bởi vì trong thựctế, nghĩa của con đường là ở chỗ bạn phải cứ bỏ dần nó từng bước một -đây là nghĩa đúng của con đường. Càng tới gần đích của mình bạn sẽphải tiếp tục bỏ con đường. Người ta phải cứ bỏ con đường mỗi ngày đểcho đích sẽ cứ tới gần hơn. Khi tôi nói rằng đích của bạn sẽ tới gần hơnkhi bạn bước đi trên con đường, điều đó nghĩa là nó tới gần hơn khi bạnthường xuyên bỏ lại con đường đằng sau. Nếu bạn đã bước một bước lêntrước, điều đó nghĩa là bạn đã bỏ lại một bước của con đường ở đằng saumình, và điều này cũng đã đem đích một bước tới gần hơn.
Bạn phải bước trên con đường, bạn phải chấp nhận con đường, nhưngbạn cũng phải buông bỏ nó; chỉ thế thì bạn mới đi tới gần đích hơn.Nhưng mọi người thấy bị mắc kẹt lại với một trong hai điều này là dễdàng hơn. Bạn nói, “Nếu tôi phải từ bỏ con đường, sao phải bước đi trênnó ngay chỗ đầu tiên?” Đây là sai lầm của sankhya. Hay cách khác tạora ý nghĩa cho bạn là, “Sao lại buông bỏ cái gì đó mà tôi đã bắt đầu rồi?
Một khi tôi bắt đầu, tôi phải đi tiếp mãi mãi. Tôi sẽ cứ nắm giữ lấy nó vàkhông bao giờ buông bỏ nó.” Đây là sai lầm của yoga.Nếu cả hai con đường - sankhya và yoga - là trong nhận biết của ngườitìm kiếm, hang của trái tim có thể được tìm thấy rất dễ dàng.
0 Đánh giá