Tam buoc cua Yoga

Tam buoc cua Yoga

Price:

Read more

Tám bước của yoga là: yom, tự kiềm chế; niyam, tuân thủ cố định; asan,tư thế; pranayam, điều hoà hơi thở; pratyahar, trở về; dharana, tậptrung; dhyan, thiền; samadhi, nhập định.
Tám bước của yoga. Đây là toàn thể khoa học của yoga trong một câu,trong một hạt mầm. Nhiều điều được ngụ ý. Thứ nhất, để tôi nói cho bạnđích xác nghĩa của từng bước. Và nhớ lấy, Patanjali gọi chúng là cácbước và chi, cả hai. Chúng là cả hai. Chúng là bước vì người ta phải tuântheo bước nọ rồi bước kia, có trình tự trưởng thành. Nhưng chúng khôngchỉ là bước: chúng là các chi của thân yoga. Chúng có thống nhất bêntrong, thống nhất hữu cơ nữa, đó là nghĩa của chi.
Chẳng hạn, tay tôi, chân tôi, tim tôi - chúng không hoạt động tách biệt.Chúng không tách biệt; chúng là sự thống nhất hữu cơ. Nếu tim dừng,tay sẽ không chuyển động. Mọi thứ đều được nối với nhau. Chúngkhông chỉ giống như các bậc trên chiếc thang, vì mọi bậc trên thang đềutách biệt. Nếu bậc này hỏng thì toàn thể thang không hỏng. Cho nênPatanjali nói chúng là các bước, bởi vì chúng có trưởng thành tuần tựnào đó - nhưng chúng cũng là angas, các chi của một thân, hữu cơ. Bạnkhông thể bỏ được bất kì cái nào trong chúng. Các bước có thể bị bỏ;các chi không thể bị bỏ. Bạn có thể nhảy qua hai bước trong một cúnhảy, bạn có thể bỏ một bước, nhưng chi không thể bị bỏ; chúng khôngphải là các phần máy móc. Bạn không thể loại bỏ chúng được. Chúnglàm ra bạn. Chúng thuộc vào cái toàn thể; chúng không tách biệt. Cáitoàn thể vận hành qua chúng như một đơn vị hài hoà.
Cho nên tám chi này của yoga vừa là các bước, các bước theo nghĩa rằngbước nọ theo sau bước kia, và chúng ở trong quan hệ sâu sắc. Bước thứhai không thể tới trước bước thứ nhất - bước thứ nhất phải là thứ nhất vàbước thứ hai phải là thứ hai. Và bước thứ tám sẽ tới ở thứ tám - nókhông thể là thứ tư được, nó không thể là thứ nhất được. Cho nên chúnglà các bước và chúng là đơn vị hữu cơ nữa.
Yam nghĩa là tự kiềm chế. Trong tiếng Anh từ này trở nên hơi khác.Không phải là hơi khác, thực sự, toàn thể nghĩa của yam bị mất - bởi vìtrong tiếng Anh tự kiềm chế có vẻ giống như kìm nén, đè nén. Và hai từnày, kìm nén và đè nén, theo Freud, đã trở thành những từ tục tĩu, xấu.Tự kiềm chế không phải là kìm nén. Vào thời mà Patanjali dùng từ yamnó có nghĩa khác toàn bộ. Từ thay đổi. Ngay cả bây giờ, ở Ấn Độ nữa,samyam, từ bắt nguồn từ yam, nghĩa là kiểm soát, kìm nén. Nghĩa bịmất.
Bạn có thể đã nghe một giai thoại. Chuyện kể về Vua George I củaEngland rằng ông ấy tới gặp nhà thờ thánh John khi nó được xây dựng.Đó là một kiệt tác nghệ thuật. Người xây dựng, kiến trúc sư, nhà nghệ sĩ,đã hiện diện ở đó; tên ông ấy là Christopher Wren. Nhà vua nhìn ông ấyvà khen ngợi ông ấy. Nhà vua nói ba từ: ông ấy nói, "Nó buồn cười. Nódễ sợ. Nó nhân tạo." Christopher Wren vui mừng với lời ca tụng...nhưng bạn đơn giản sẽ ngạc nhiên. Những từ đó không có cùng nghĩanữa. Vào những ngày đó, ba trăm năm trước, buồn cười thường đượcdùng để ngụ ý kinh ngạc, dễ sợ được dùng ngụ ý hứng khởi kính nể, vànhân tạo được dùng để ngụ ý đẹp.
Từng từ đều có tiểu sử, và nó thay đổi nhiều lần. Khi cuộc sống thay đổi,mọi thứ thay đổi: các từ lấy mầu sắc mới. Và, thực ra, những từ có nănglực thay đổi, chỉ chúng mới còn sống; bằng không chúng đi tới chết.Những từ chính thống, ngần ngại với thay đổi, chúng chết. Những từsống, từ có năng lực thu thập nghĩa mới quanh chúng, chỉ chúng mớisống; và chúng sống trong nhiều, nhiều nghĩa, trong hàng thế kỉ. Yam làtừ hay vào thời của Patanjali, một trong những từ đẹp.... Sau Freud, từnày đã trở thành xấu - không chỉ nghĩa đã thay đổi, nhưng toàn thểhương thơm, toàn thể hương vị của từ này.
Với Patanjali tự kiềm chế không có nghĩa là kìm nén bản thân người ta.Nó đơn giản nghĩa là chiều hướng cuộc sống của người ta - không kìmnén năng lượng, nhưng có chiều hướng, cho chúng chiều hướng. Bởi vìbạn có thể sống một cuộc sống như vậy, điều cứ đi theo các hướng đốilập, theo nhiều hướng - thế thì bạn sẽ không bao giờ đạt tới đâu cả. Nócũng giống như chiếc xe ô tô: người lái xe lái đi vài dặm lên bắc, thế rồiđổi ý; đi vài dặm xuống nam, thế rồi đổi ý; thế rồi đi vài dặm sang tây,thế rồi đổi ý; và cứ đi thế theo cách này. Người đó sẽ chết nơi người đóđã được sinh ra. Người đó chưa bao giờ đạt tới bất kì đâu. Người đó sẽkhông bao giờ cảm thấy hoàn thành. Bạn có thể đi theo nhiều cách,nhưng chừng nào bạn còn chưa có hướng, bạn vẫn đi một cách vô dụng.
Bạn sẽ cảm thấy ngày càng thất vọng hơn và không gì khác.Để tạo ra phương tiện tự kiềm chế, đầu tiên cho sinh lực của bạn chiềuhướng đi. Sinh lực bị giới hạn. Nếu bạn cứ dùng nó theo cách ngớ ngẩn,cách không có chiều hướng, bạn sẽ không đạt tới đâu cả. Bạn sẽ bị trốngrỗng năng lượng sớm hay muộn - và trống rỗng đó sẽ không là trốngrỗng của vị phật; nó sẽ đơn giản là trống rỗng phủ định, không cái gì bêntrong, cái bình chứa trống rỗng. Bạn sẽ chết trước khi bạn chết. Nhưngnhững năng lượng giới hạn này mà đã được trao cho bạn bởi tự nhiên, sựtồn tại, Thượng đế hay bất kì cái gì bạn thích gọi nó; những năng lượnggiới hạn này có thể được dùng theo cách chúng có thể trở thành cánh cửacho điều vô giới hạn. Nếu bạn đi đúng, nếu bạn di chuyển có ý thức, nếubạn di chuyển tỉnh táo, thu lấy mọi năng lượng của bạn và đi theo mộthướng, nếu bạn không là đám đông mà trở thành một cá nhân - đó lànghĩa của yam.
Bình thường bạn là đám đông, nhiều tiếng nói bên trong. Tiếng này nói,"Đi theo hướng này"; tiếng khác nói, "Cái đó vô dụng. Đi theo cái này."Tiếng này nói, "Đi tới đền chùa"; tiếng khác nói, "Nhà hát tốt hơn." Vàbạn không bao giờ thoải mái ở bất kì đâu bởi vì bất kì chỗ nào bạn ở,bạn sẽ hối hận. Nếu bạn đi tới nhà hát tiếng nói ủng hộ cho đền chùa sẽcứ tạo ra vấn đề cho bạn: "Mình làm gì ở đây phí thời gian của mình?
Mình đáng phải ở đền chùa chứ... và lời cầu nguyện là hay. Và chẳng aibiết cái gì đang xảy ra ở đó - và, chẳng ai biết, đây có thể đã là cơ hộicho chứng ngộ của mình và mình đã bỏ lỡ." Nếu bạn đi tới đền chùa, lạicùng điều đó - tiếng nói đòi đi nhà hát sẽ cứ nói: "Mình làm cái gì ởđây? Như đồ ngốc mình ngồi ở đây. Và mình đã cầu nguyện trước đâyrồi mà chẳng cái gì xảy ra. Sao mình phí thời gian của mình?" Và khắpquanh bạn, bạn sẽ thấy những người ngu đang ngồi và làm những điềuvô dụng - chẳng cái gì xảy ra. Trong nhà hát ai biết kích động nào, cựclạc nào là có thể? Bạn đang bỏ lỡ.
Nếu bạn không là cá nhân, một bản thể đơn nhất, dù bạn ở bất kì đâu,bạn bao giờ cũng bỏ lỡ. Bạn sẽ không bao giờ ở nhà ở bất kì đâu. Bạnbao giờ cũng sẽ đi đâu đó chỗ này chỗ khác và không bao giờ tới bất kìđâu. Bạn sẽ trở nên điên. Cuộc sống chống lại yam sẽ trở thành điên.Không có gì ngạc nhiên là ở phương Tây nhiều người điên tồn tại hơn ởphương Đông. Phương Đông - cố ý, không cố ý - vẫn theo cuộc sốngcủa tự kiềm chế một chút. Ở phương Tây nghĩ về tự kiềm chế có vẻgiống như trở thành nô lệ; chống lại tự kiềm chế có vẻ giống như bạn tựdo, độc lập. Nhưng chừng nào bạn còn chưa là cá nhân, bạn không thể tựdo được. Tự do của bạn sẽ là lừa dối; nó sẽ không là gì khác ngoài tự tử.
Bạn sẽ giết chết bản thân bạn, phá huỷ các khả năng của bạn, nănglượng của bạn; và một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy rằng toàn thể cuộcsống bạn đã thử nhiều thế mà chẳng thu được cái gì, không trưởng thànhnào đã bắt nguồn từ nó.
Tự kiềm chế nghĩa là, nghĩa đầu tiên: cho cuộc sống một chiều hướng.Tự kiềm chế nghĩa là trở nên được định tâm thêm chút ít. Làm sao bạncó thể trở nên được định tâm thêm chút ít? Một khi bạn cho cuộc sốngcủa bạn một chiều hướng, ngay lập tức một trung tâm xảy ra bên trongbạn. Chiều hướng tạo ra trung tâm; thế thì trung tâm cho chỉ đạo. Vàchúng hoàn thành lẫn cho nhau.
Chừng nào bạn chưa tự kiềm chế, bước thứ hai là không thể được - đó làlí do tại sao Patanjali gọi chúng là các bước. Bước thứ hai là niyam, tuânthủ cố định: cuộc sống có kỉ luật, cuộc sống có sự đều đặn về nó, cuộcsống được sống theo cách rất kỉ luật, không cuồng nhiệt. Đều đặn...nhưng điều đó nữa với bạn sẽ có vẻ giống như cảnh nô lệ. Mọi từ hayvào thời của Patanjali đã trở thành xấu bây giờ. Nhưng tôi bảo bạn,chừng nào bạn còn chưa có sự đều đặn trong cuộc sống của bạn, chưa cókỉ luật, bạn sẽ là nô lệ của bản năng của bạn - và bạn có thể nghĩ đây làtự do, nhưng bạn sẽ là nô lệ của mọi ý nghĩ vô định. Điều đó không phảilà tự do. Bạn có thể không có người chủ hữu hình nào, nhưng bạn sẽ cónhiều người chủ vô hình bên trong bạn; và họ sẽ cứ chi phối bạn. Chỉngười có sự đều đặn về mình mới có thể trở thành người chủ ngày nàođó.
Điều đó nữa cũng vẫn là điều xa xăm, bởi vì người chủ thực xảy ra chỉkhi bước thứ tám được đạt tới - đó là mục đích. Thế thì người ta trởthành một jina, người chinh phục. Thế thì người ta trở thành vị phật,người thức tỉnh. Thế thì người ta trở thành một Christ, vị cứu tinh, bởi vìnếu bạn được cứu, đột nhiên, bạn trở thành cứu tinh cho người khác.
Không phải là bạn cố cứu họ đâu: chính sự hiện diện của bạn là ảnhhưởng cứu giúp. Bước thứ hai là niyam, tuân thủ cố định.Bước thứ ba là tư thế. Và mọi bước đều bắt đầu từ bước thứ nhất, bướctrước nó: khi bạn có sự đều đặn trong cuộc sống, chỉ thế thì bạn mới cóthể đạt tới tư thế, asan. Thỉnh thoảng thử asan đi; chỉ thử ngồi im lặng.
Bạn không thể ngồi được - thân thể cố nổi loạn chống lại bạn. Đột nhiênbạn bắt đầu cảm thấy đau đây đó. Chân tê dại đi. Đột nhiên bạn cảmthấy, ở nhiều điểm trên thân thể, sự bất ổn. Bạn chưa bao giờ cảm thấyđiều đó. Tại sao có chuyện chỉ ngồi im mà nhiều vấn đề thế nảy sinh?Bạn cảm thấy kiến đang bò lên. Nhìn, và bạn sẽ thấy chẳng có con kiếnnào; thân thể đang lừa bạn. Thân thể không sẵn sàng bị khép vào kỉ luật.
Thân thể đang gây chuyện. Thân thể không muốn nghe theo bạn. Nó đãtrở thành người chủ riêng của nó. Và bạn bao giờ cũng tuân theo nó. Bâygiờ, ngay cả ngồi im trong vài phút đã trở thành gần như không thểđược.
Mọi người trải qua địa ngục thế nếu bạn bảo họ chỉ ngồi im lặng. Nếutôi nói điều này cho ai đó người đó nói, "Chỉ ngồi im, không làm gì cảsao?" - dường như "làm" là nỗi ám ảnh. Người đó nói, "Ít nhất cho tôicâu mật chú để cho tôi có thể tụng bên trong chứ." Người đó cần bận bịunào đó. Chỉ ngồi im dường như là khó. Và đó là khả năng đẹp nhất màcó thể xảy ra cho một người: chỉ ngồi không làm gì.
Asan nghĩa là tư thế thảnh thơi. Bạn thảnh thơi trong nó, bạn nghỉ ngơitrong nó, tới mức không có nhu cầu di chuyển thân thể chút nào. Trongkhoảnh khắc đó, đột nhiên, bạn siêu việt lên trên thân thể.Thân thể đang cố đem bạn xuống khi thân thể nói, "Bây giờ xem đấy,nhiều kiến đang bò lên," hay bạn đột nhiên cảm thấy thôi thúc gãi, ngứangáy. Thân thể đang nói, "Đừng đi xa. Quay lại đi. Mình đi đâu đây?" -bởi vì tâm thức đi lên trên, đi xa hẳn khỏi sự tồn tại thân thể. Hừmm?...thân thể bắt đầu nổi loạn. Bạn chưa bao giờ làm điều như vậy. Thân thểtạo ra vấn đề cho bạn bởi vì một khi vấn đề có đó, bạn sẽ phải quay lại.
Thân thể đang đòi sự chú ý của bạn: "Để chú ý vào đây." Nó sẽ tạo rađau. Nó sẽ tạo ra ngứa; bạn sẽ cảm thấy thích gãi. Đột nhiên thân thểkhông còn bình thường; thân thể đang trong nổi loạn. Đó là chính trịthân thể. Bạn đang bị gọi lại: "Đừng đi xa thế, bận bịu đi. Vẫn còn ởđây" - vẫn còn bị gắn với thân thể và với đất. Bạn đang đi tới trời, vàthân thể cảm thấy sợ.
Asan chỉ tới cho người sống cuộc sống kiềm chế, tuân thủ cố định, đềuđặn; thế thì tư thế là có thể. Thế thì bạn có thể đơn giản ngồi bởi vì thânthể biết rằng bạn là người có kỉ luật. Nếu bạn muốn ngồi, bạn sẽ ngồi -không cái gì có thể được làm ngược lại bạn. Thân thể có thể cứ nói mọithứ... dần dần nó dừng lại. Không ai có đó mà nghe. Điều đó không phảilà đè nén; bạn không đè nén thân thể. Ngược lại, thân thể đang cố đè nénbạn. Đó không phải là đè nén. Bạn không nói gì để thân thể làm; bạnđơn giản nghỉ ngơi. Nhưng thân thể không biết bất kì nghỉ ngơi nào bởivì bạn đã không bao giờ trao nghỉ ngơi cho nó. Bạn bao giờ cũng bất ổn.
Chính từ asan nghĩa là nghỉ ngơi, ở trong nghỉ ngơi sâu sắc; và nếu bạncó thể làm điều đó, nhiều điều sẽ trở thành có thể cho bạn.Nếu thân thể có thể nghỉ ngơi, thế thì bạn có thể điều hoà việc thở củabạn. Bạn đi sâu hơn, bởi vì việc thở là chiếc cầu từ thân thể tới linh hồn,từ thân thể tới tâm trí. Nếu bạn có thể điều hoà việc thở - cái đólà pranayam- bạn có quyền năng trên tâm trí mình.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng bất kì khi nào tâm trí thay đổi, nhịp thở lậptức thay đổi không? Nếu bạn làm điều đối lập - nếu bạn đổi nhịp thở -tâm trí phải thay đổi ngay lập tức. Khi bạn giận bạn không thể thở mộtcách im lặng được; bằng không giận sẽ biến mất. Thử mà xem. Khi bạncảm thấy giận hơi thở của bạn thành hỗn độn, nó trở thành không đềuđặn, mất mọi nhịp điệu, trở thành ồn ào, bất ổn. Nó không còn hài hoànữa. Bất hoà bắt đầu hiện hữu ở đó; hài hoà bị mất. Thử một điều: bất kìkhi nào bạn giận cứ thảnh thơi và để hơi thở theo nhịp. Đột nhiên bạn sẽcảm thấy giận đã biến mất. Giận không thể tồn tại mà không có kiểu thởđặc biệt trong thân thể bạn.
Khi bạn làm tình hơi thở thay đổi, trở thành rất mãnh liệt. Khi bạn đangtràn đầy rất nhiều với dục vọng, hơi thở thay đổi, trở thành rất mạnh.Dục có chút ít bạo hành trong nó. Người ta biết có những người yêu cắnnhau và thỉnh thoảng làm hại nhau. Và nếu bạn nhìn hai người làm tình,bạn sẽ thấy rằng một loại đánh nhau nào đó đang diễn ra. Có chút ít bạohành trong nó. Và cả hai đang thở hỗn loạn; việc thở của họ không theonhịp độ, không trong thống nhất.
Trong mật tông, nơi nhiều điều đã được làm về dục và biến đổi dục, họđã làm việc rất nhiều về nhịp thở. Nếu hai người yêu nhau, khi làm tình,có thể vẫn còn trong việc thở có nhịp điệu, trong thống nhất, tới mức cảhai có cùng nhịp, sẽ không có xuất tinh. Họ có thể làm tình hàng giờ, bởivì xuất tinh là có thể chỉ khi thở không theo nhịp; chỉ thế thì thân thểmới có thể tống năng lượng ra. Nếu hơi thở theo nhịp, thân thể hấp thunăng lượng; nó không bao giờ tống năng lượng ra. Mật tông đã pháttriển nhiều kĩ thuật thay đổi nhịp thở. Thế thì bạn có thể làm tình hànggiờ và bạn không mất năng lượng. Thay vì thế ngược lại bạn thu được,bởi vì nến đàn bà yêu đàn ông và đàn ông yêu đàn bà, họ có thể giúp lẫnnhau để được nạp - bởi vì họ là các năng lượng đối lập. Khi các nănglượng đối lập gặp gỡ và phát tia lửa, họ nạp cho nhau; bằng không nănglượng bị mất và, sau làm tình, bạn cảm thấy chút ít bị dối, bị lừa - nhiềuhứa hẹn thế và chẳng cái gì tới trong tay, tay vẫn còn trống rỗng.
Sau asan là tới điều hoà thở, pranayam. Quan sát trong vài ngày và ghichép lại: khi bạn trở nên giận dữ nhịp thở của bạn là gì - liệu thở ra làdài hay thở vào là dài hay chúng như nhau, hay thở vào rất ngắn và thởra rất dài, hay thở ra rất ngắn, thở vào rất dài. Cứ quan sát tỉ lệ của thởvào và thở ra. Khi bạn nảy sinh ham muốn dục, quan sát, ghi chép. Khithỉnh thoảng ngồi im lặng và nhìn lên trời trong đêm, mọi thứ yên tĩnhquanh bạn, ghi chép lại hơi thở của bạn diễn ra thế nào. Khi bạn cảmthấy đầy từ bi, quan sát, viết ra. Khi bạn đang trong tâm trạng tranh đấu,quan sát, viết ra. Làm ra sơ đồ về việc thở riêng của bạn, và thế thì bạnbiết nhiều.
Và pranayam không phải là cái gì đó mà có thể được dạy cho bạn. Bạnphải khám phá ra nó bởi vì mọi người có các nhịp khác nhau cho việcthở của mình. Việc thở của mọi người và nhịp của nó khác nhau nhiềunhư dấu ngón cái. Việc thở là hiện tượng cá nhân, đó là lí do tại sao tôichưa bao giờ dạy điều đó. Bạn phải khám phá nhịp riêng của bạn. Nhịpcủa bạn có thể không là nhịp cho ai đó khác, hay có thể có hại cho ai đókhác. Nhịp của bạn - bạn phải tìm ra.
Và điều đó không khó. Không cần hỏi bất kì chuyên gia nào. Chỉ giữ sơđồ trong một tháng về mọi tâm trạng và trạng thái của bạn. Thế thì bạnbiết cái nào là nhịp khi bạn cảm thấy nghỉ ngơi, thảnh thơi nhất, trongbuông bỏ sâu sắc; cái nào là nhịp chỗ bạn cảm thấy yên tĩnh, bình thản,bình tĩnh, thanh thản; cái nào là nhịp khi, đột nhiên, bạn cảm thấy phúclạc, được rót đầy bởi cái gì đó không biết, tuôn tràn - bạn có nhiều thếtrong khoảnh khắc đó, bạn có thể đem cho toàn thế giới và nó sẽ khôngbị cạn đi. Cảm và quan sát khoảnh khắc khi bạn cảm thấy rằng bạn làmột với vũ trụ, khi bạn cảm thấy sự tách rời không còn nữa, chỉ chiếccầu. Khi bạn cảm thấy là một với cây cối và chim chóc, và sông và đá,và đại dương và cát - quan sát. Bạn sẽ thấy rằng có nhiều nhịp thở củabạn, một phổ lớn: từ bạo hành nhất, xấu xa, kiểu địa ngục khổ sở, tớikiểu cõi trời im lặng nhất.
Và thế thì khi bạn đã khám phá ra nhịp của bạn, thực hành nó - làm nóthành một phần cuộc sống của bạn. Dần dần nó trở thành vô thức; thế thìbạn chỉ thở theo nhịp đó. Và với nhịp đó cuộc sống của bạn sẽ là cuộcsống của nhà yogi: bạn sẽ không giận, bạn sẽ không cảm thấy dục nhiềuthế, bạn sẽ không cảm thấy bị tràn ngập với hận thù. Đột nhiên bạn sẽcảm thấy chuyển hoá đang xảy ra cho bạn.
Pranayam là một trong những khám phá vĩ đại nhất đã từng xảy ra chotâm thức con người. So sánh với pranayam, lên mặt trăng chẳng là cáigì. Nó có vẻ rất kích động, nhưng nó không là gì cả, bởi vì cho dù bạnlên tới mặt trăng, bạn sẽ làm gì ở đó? Cho dù bạn lên tới mặt trăng bạnsẽ vẫn còn như cũ. Bạn sẽ làm cùng điều vô nghĩa mà bạn đang làm ởđây. Pranayam là cuộc hành trình bên trong. Và pranayam là bước thứ tư- và chỉ có tám bước. Một nửa cuộc hành trình được hoàn thành ởpranayam. Người đã học được pranayam, không bởi thầy giáo - bởi vìđó là điều giả, tôi không chấp thuận điều đó - nhưng bởi khám phá vàtỉnh táo riêng của người đó, người đã học được nhịp điệu riêng của bảnthể mình, đã đạt tới một nửa mục đích. Pranayam là một trong nhữngkhám phá có ý nghĩa nhất.
Và sau pranayam, điều hoà thở, là pratyahar, trở về. Pratyahar là hệtnhư tôi nói với bạn ngày hôm qua. Từ "repent-hối lỗi" của người Ki tôgiáo, thực ra, trong tiếng Do Thái là "trở về" - không phải hối lỗi mà trởvề, quay lại. Từ toba của người Mô ha mét giáo cũng không; nó khôngphải là "hối lỗi." Từ đó nữa đã trở nên được tô mầu với nghĩa của hốilỗi; toba cũng là quay lại, và pratyahar cũng là trở lại, quay lại - đi vào,quay vào, về nhà. Sau pranayam điều đó là có thể - pratyahar - bởi vìpranayam sẽ cho bạn nhịp điệu. Bây giờ bạn biết toàn thể phổ: bạn biếttheo nhịp nào bạn ở gần nhất với nhà và theo nhịp nào bạn ở xa nhất vớibản thân bạn. Bạo hành, dục, ghen, sở hữu, bạn sẽ thấy bạn ở xa với bảnthân bạn; trong từ bi, trong tình yêu, trong lời nguyện, trong lòng biếtơn, bạn sẽ thấy bản thân bạn ở gần nhà. Sau pranayam, pratyahar, trở về,là có thể. Bây giờ bạn biết đường - thế thì bạn đã biết cách bước lui lại.
Thế rồi tới dharana. Sau pratyahar, khi bạn đã bắt đầu quay về gần nhàhơn, đến gần cốt lõi bên trong nhất của bạn hơn, bạn ở ngay cổng củabản thể riêng của bạn. Pratyahar đem bạn lại gần cổng; pranayam làchiếc cầu từ bên ngoài vào bên trong. Pratyahar, trở về, là cánh cổng, vàthế rồi là trách nhiệm của dharana, tập trung. Bây giờ bạn có thể trở nêncó khả năng đem tâm trí bạn tới một vật. Đầu tiên, bạn cho thân thểchiều hướng; đầu tiên, bạn cho sinh lực của bạn chiều hướng - bây giờbạn cho ý thức của bạn chiều hướng. Bây giờ ý thức không thể đượcphép đi bất kì đâu và mọi nơi. Bây giờ nó phải được mang tới đích. Đíchnày là tập trung, dharana: bạn cố định ý thức của bạn vào một điểm.
Khi ý thức được cố định vào một điểm các ý nghĩ dừng lại, bởi vì ý nghĩlà có thể chỉ khi ý thức của bạn cứ vẩn vơ - từ đây tới đó, từ đó tới chỗnào đó khác. Khi ý thức của bạn liên tục nhảy như khỉ, thế thì có nhiều ýnghĩ và toàn thể tâm trí bạn bị chất đầy với đám đông - bãi chợ. Bây giờcó khả năng - sau pratyahar, pranayam, có khả năng - bạn có thể tậptrung vào một điểm.
Nếu bạn có thể tập trung vào một điểm, thế thì có khả năng của dhyan.Trong tập trung bạn đem tâm trí của bạn về một điểm. Trong dhyan bạnvứt bỏ điểm đó nữa. Bây giờ bạn được định tâm toàn bộ, không đi đâucả - bởi vì nếu bạn đi bất kì chỗ nào nó bao giờ cũng là đi ra. Ngay cảmột ý nghĩ trong tập trung cũng là cái gì đó bên ngoài bạn - đối thể tồntại; bạn không một mình, có hai. Ngay cả trong tập trung cũng có hai:đối thể và bạn. Sau tập trung đối thể phải bị bỏ đi.
Mọi đền chùa đều dẫn bạn chỉ đi tới tập trung. Chúng không thể dẫn bạnvượt ra ngoài bởi vì mọi đền chùa đều có đối thể trong chúng: hình ảnhcủa Thượng đế là đối thể để tập trung vào. Mọi đền chùa đều dẫn bạn tớidharana, tập trung. Đó là lí do tại sao tôn giáo càng đi cao hơn, đền chùavà hình ảnh biến mất. Chúng phải biến mất. Đền chùa phải tuyệt đốitrống rỗng, để cho chỉ bạn có đó - không có ai, không ai khác, không đốithể: tính chủ thể thuần khiết.
Dhyan là tính chủ thể thuần khiết, thiền - không suy tư về "cái gì đó,"bởi vì nếu bạn suy tư về cái gì đó, nó là tập trung. Trong tiếng Anhkhông có từ tốt hơn. Tập trung nghĩa là cái gì đó có đó để tập trung vào.Dhyan là thiền: không cái gì có đó, mọi thứ đều bị bỏ đi, nhưng bạn ởtrong trạng thái mãnh liệt của nhận biết. Đối thể đã mất đi, nhưng chủthể đã không rơi vào giấc ngủ. Được tập trung sâu, không có đối thể nào,được định tâm - nhưng dầu vậy cảm giác về "tôi" sẽ còn dai dẳng. Nó sẽlảng vảng. Đối thể đã rơi đi, nhưng chủ thể vẫn có đó. Bạn vẫn cảm thấybạn hiện hữu.
Đây không phải là bản ngã. Trong tiếng Phạn chúng ta có hai từ,ahankar và asmita. Ahankar nghĩa là "tôi đây." Và asmita nghĩa là 'đây.'Chỉ "tính ở đây" - không bản ngã nào tồn tại, chỉ cái bóng còn lại. Bạnvẫn cảm thấy, bằng cách nào đó, bạn hiện hữu. Nó không phải là ý nghĩ,bởi vì nếu nó là ý nghĩ, rằng "tôi đây," đó là bản ngã. Trong thiền bảnngã đã biến mất hoàn toàn; nhưng tính đây, hiện tượng tựa cái bóng, chỉlà cảm giác, vẫn lơ lửng quanh bạn - chỉ là thứ tựa sương mù, cái chỉtrong buổi sáng còn lơ lửng quanh bạn. Trong thiền nó là buổi sáng, mặttrời còn chưa lên, nó là mù sương: asmita, đây, vẫn có đó.
Bạn có thể vẫn rơi trở lại. Hơi chút nhiễu loạn - ai đó nói và bạn nghe -thiền đã biến mất; bạn đã quay lại tập trung. Nếu bạn không chỉ lắngnghe mà bạn đã bắt đầu nghĩ về nó, ngay cả tập trung đã biến mất; bạnđã quay lại pratyahar. Và nếu bạn không chỉ nghĩ mà bạn đã trở nên bịđồng nhất với suy nghĩ, pratyahar đã biến mất; bạn đã rơi vào pranayam.
Và nếu ý nghĩ đã chiếm hữu bạn nhiều tới mức nhịp thở của bạn bị mất,pranayam đã biến mất: bạn đã rơi vào asan. Nhưng nếu ý nghĩ và việcthở bị rối loạn nhiều tới mức thân thể bắt đầu run lên hay trở thành bấtổn, asan đã biến mất. Chúng có quan hệ.Người ta có thể rơi khỏi thiền. Thiền là điểm nguy hiểm nhất trên thếgiới, bởi vì đó là điểm cao nhất từ đó bạn có thể rơi, và bạn có thể ngãnặng. Ở Ấn Độ chúng ta có một từ, yogabhrashta: người đã rơi khỏiyoga. Từ này là rất, rất kì lạ. Nó vừa ca ngợi và kết án cùng nhau. Khichúng ta nói ai đó là nhà yogi, đó là ca ngợi lớn. Khi chúng ta nói ai đólà yogabhrashta, nó cũng là kết án: rơi khỏi yoga. Người này đã đạt tớithiền ở đâu đó trong kiếp sống quá khứ của mình và thế rồi rơi xuống.
Từ thiền khả năng quay lại thế giới vẫn còn đó - bởi vì asmita, bởi vìtính ở đây. Hạt mầm vẫn còn sống. Nó có thể mọc ra bất kì khoảnh khắcnào; cho nên cuộc hành trình không kết thúc.
Khi asmita cũng biến mất, khi bạn không còn biết rằng bạn hiện hữu -tất nhiên, bạn hiện hữu nhưng không có suy nghĩ theo nó, rằng "tôi đây",hay ngay cả tính đây - thế thì xảy ra samadhi, nhập định, cực lạc.Samadhi là đi ra ngoài; thế thì người ta không bao giờ quay lại. Samadhilà điểm không trở về. Từ đó không ai rơi, ngã. Người trong samadhi làthượng đế: chúng ta gọi Phật là thượng đế, Mahavira là thượng đế.
Người trong samadhi không còn của thế giới này. Người đó có thể ởtrong thế giới này, nhưng người đó không còn của thế giới này. Ngườiđó không thuộc vào nó. Người đó là người ngoài. Người đó có thể ở đây,nhưng nhà người đó là ở đâu đó khác. Người đó có thể bước trên đấtnày, nhưng người đó không còn bước trên đất nữa. Người ta nói về conngười của samadhi là người đó sống trong thế giới nhưng thế giới khôngsống trong người đó.

Đây là tám bước và tám chi cùng nhau. Các chi bởi vì chúng có tươnghỗ thế và có quan hệ có tổ chức thế; các bước là bởi vì bạn phải đi quatừng bước một - bạn không thể bắt đầu từ bất kì chỗ nào được: bạn phảibắt đầu từ yam.

0 Đánh giá

Ads Belove Post