Triet li - Logic - Tho ca - Ton giao - Nghe thuat

Triet li - Logic - Tho ca - Ton giao - Nghe thuat

Price:

Read more

Triết lí là bệnh tật lớn nhất, và một khi bạn bị bắt vào trong nó thì rất khó thoát ra khỏi nó bởi vì nó đáp ứng sâu sắc thế cho bản ngã. Người ta cảm thấy tổn thương khi người ta biết dốt nát của mình. Và dốt nát là toàn bộ và tuyệt đối; bạn không biết gì chút nào. Bạn đơn giản trong dốt nát tăm tối, và điều này gây tổn thương. Người ta muốn biết cái gì đó, ít nhất là cái gì đó, và triết lí cho bạn sự an ủi: có các lí thuyết, và nếu bạn có thông minh bình thường, điều đó sẽ có tác dụng - bạn có thể học lí thuyết đó, bạn có thể có hệ thống riêng của bạn, triết lí, và thế rồi bạn thấy thoải mái. Thế thì bạn không chỉ biết, mà bạn còn có thể dạy cho người khác, bạn có thể khuyên người khác, bạn có thể cứ biểu lộ tri thức của bạn cho người khác - và mọi thứ được giải quyết, dốt nát bị lãng quên.
Triết học nghĩa là một cách xây dựng logic về thực tại: nó là về và về và về, nó chưa bao giờ là cái thực. Nó cứ đi lòng vòng và lòng vòng, như đánh vào bụi cây, nhưng nó không bao giờ đánh vào trung tâm của cái thực. Nó không thể làm điều đó được, điều đó là không thể được cho triết học. Tại sao nó là không thể được? Bởi vì triết học dựa trên logic, và thực tại ở bên ngoài logic.
Bạn phải hiểu nó thêm chút nữa.
Logic là việc tìm sự nhất quán, còn thực tại là không nhất quán. Hay, nó nhất quán sâu sắc tới mức ngay cả cái đối lập cũng không phải là không nhất quán với nó. Thực tại là ngược đời: mọi cái đối lập gặp gỡ và quyện lẫn và hội nhập vào trong nó. Nó bao la thế. Logic là chật hẹp; logic giống như đường, hẹp, hướng đích. Thực tại giống như không gian bao la, không đích, không đi đâu cả; nó đã có đó rồi, đi theo mọi chiều cùng nhau. Logic là một chiều, thực tại là đa chiều. Logic nói A là A và không bao giờ có thể là B - đây là nhất quán của logic - và trong thực tại, A là A, nhưng bao giờ cũng chuyển động và cũng trở thành B. Logic nói sống là sống và không bao giờ có thể là chết. Làm sao sống có thể là chết được? Nhưng trong thực tại, sống là chuyển động mọi khoảnh khắc vào chết. Sống là chết.
Logic nói yêu là yêu và không bao giờ có thể là ghét; nhưng yêu đang chuyển động mọi khoảnh khắc thành ghét, và ghét đang chuyển mọi khoảnh khắc thành yêu. Bạn yêu cùng người và bạn ghét cùng người - yêu càng sâu, ghét càng sâu. Ghét và yêu là hai mặt của cùng một đồng tiền. Bạn có thể ghét một người mà không yêu người đó không? Làm sao bạn có thể ghét một người mà không yêu người đó? Đầu tiên bạn phải yêu đã, chỉ thế thì bạn mới có thể ghét. Ghét cần yêu như bước đầu tiên. Làm sao bạn có thể trở thành đối nghịch với một người mà bạn chưa bao giờ thân thiện?
Bạn và thù là tách rời chỉ trong logic; trong thực tại chúng là cùng nhau. Nếu bạn tìm ghét của bạn sâu sắc, bạn sẽ thấy yêu ẩn kín. Khoảnh khắc bạn được sinh ra, chết cũng được sinh cùng bạn. Sinh là bắt đầu của chết, và chết là cao trào của sinh. Heraclitus nói: Thượng đế là sống và chết, hè và đông, đói và no, tốt và xấu.
Bao giờ cũng cả hai. Và Thượng đế là thực tại. Nếu bạn nhìn vào thực tại, bạn sẽ thấy mọi cái đối lập gặp gỡ. Thực tại là mâu thuẫn; logic là không mâu thuẫn. Logic là sạch sẽ, rõ ràng, đơn giản; thực tại là rất phức tạp. Thực tại không giống như tam đoạn luận logic hay bài toán toán học - nó có nhiều chiều. Và nó là có tương quan, mọi mâu thuẫn đều cùng nhau: ngày biến thành đêm, đêm lại biến thành ngày. Sáng không là gì ngoài chỉ dẫn rằng tối đang tới. Tuổi thanh niên trở thành tuổi già. Đẹp biến thành và trở thành xấu. Mọi thứ thay đổi, và trở thành cái đối lập.
Điều này phải được hiểu sâu sắc, bởi vì đây là khác biệt cơ bản giữa triết học và tôn giáo. Triết học là logic; tôn giáo thì không. Triết học là logic; tôn giáo là thực. Hiểu triết học không khó; hiểu tôn giáo gần như là không thể được. Logic nói theo ngôn ngữ rõ ràng; tôn giáo không thể nói được, bởi vì tôn giáo phải nói ngôn ngữ của thực tại.
Logic là mảnh mẩu được tâm trí chọn ra từ thực tại, nó không toàn bộ. Tôn giáo chấp nhận cái toàn thể và muốn biết nó như nó vậy. Logic là cách xây dựng tâm trí. Triết học, logic, khoa học, tất cả đều là những cách xây dựng tâm trí: chúng tất cả đều dựa trên logic.
Tôn giáo là việc khử cấu trúc của toàn thể tâm trí. Triết học là cấu trúc của tâm trí về thực tại, việc bịa ra hệ thống. Tâm trí vẫn còn đó và giúp bạn chọn, phóng chiếu, tìm. Trong tôn giáo bạn phải khử cấu trúc tâm trí. Thực tại vẫn còn như nó vậy, bạn không làm gì với thực tại - bạn đơn giản vứt bỏ tâm trí, và thế rồi bạn nhìn. Nếu tâm trí có đó, nó sẽ không cho phép bạn nhìn vào cái toàn thể. Tâm trí bị ám ảnh với nhất quán, nó không thể cho phép mâu thuẫn được.
Cho nên, bất kì khi nào bạn đi tới gần một người chứng ngộ, tâm trí bạn sẽ gặp khó khăn, bạn sẽ cảm thấy nhiều mâu thuẫn trong người đó. Tâm trí bạn sẽ nói, "Người này nói điều này, và thế rồi người đó mâu thuẫn luôn. Và thỉnh thoảng người đó nói điều này, và rồi lại nói cái gì đó khác - người đó không nhất quán." Người tôn giáo là, bởi chính bản chất của hoàn cảnh, có tính mâu thuẫn; người đó phải vậy, bởi vì người đó không đi tìm nhất quán, người đó đi tìm chân lí. Người đó đi tìm cái thực, và người đó sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ vì cái thực, dù cái thực là bất kì cái gì.
Người đó không có cấu trúc được lập sẵn cho cái thực - người đó không có ý tưởng thực tại phải như thế nào. Nếu nó là không nhất quán, nó là không nhất quán. Tốt. Người đó không có gì để áp đặt lên nó. Tâm trí tôn giáo đơn giản cho phép cái thực được hiển lộ bản thân nó. Người đó không có ý tưởng nó phải thế nào.
Người tôn giáo là thụ động; người logic, triết học, khoa học là năng nổ. Người đó lấy ý tưởng nào đó, qua ý tưởng đó, người đó cấu trúc thực tại. Quanh ý tưởng này người đó cố gắng khám phá cái thực. Ý tưởng này sẽ không cho phép bạn khám phá cái thực - chính ý tưởng này là cản trở. Cho nên một con đường là logic, còn đường khác là thơ ca. Thơ ca ngược với logic. Logic là hợp lí, thơ ca là bất hợp lí. Logic là tính logic, thơ ca là tưởng tượng. Và phân biệt này phải được nhớ bởi vì tôn giáo không là cả hai - không logic, không thơ ca.
Logic là của tâm trí và tưởng tượng cũng là của tâm trí. Nhà thơ tưởng tượng thực tại. Tất nhiên, thực tại của người đó là nhiều mầu sắc hơn thực tại của nhà logic, bởi vì người đó tưởng tượng, và người đó không sợ. Người đó tự do hoàn toàn trong tưởng tượng của mình, người đó phải không đi theo bất kì ý tưởng nào. Người đó đơn giản mơ về thực tại: nhưng nó lại là "về". Người đó mơ về thực tại, người đó là ra cái toàn thể đẹp từ việc mơ của mình. Người đó mang mầu sắc, bởi vì sâu bên dưới là tưởng tượng. Logic là rõ ràng, không mầu, gần như xám; không có thơ ca trong nó bởi vì không có tưởng tượng trong nó. Thơ ca gần như mâu thuẫn, bởi vì nó là tưởng tượng. Nó không bận tâm. Bạn chưa bao giờ đòi hỏi nhà thơ phải nhất quán. Nếu nhà thơ viết một bài thơ hôm nay, ngày mai khác, và tự mâu thuẫn với bản thân mình, không ai bận tâm. Mọi người nói đây là thơ ca.
Nếu hoạ sĩ vẽ điều gì đó hôm nay, và chính cái đối lập vào ngày mai, bạn không đòi hỏi bất kì nhất quán nào, bạn không nói, "Ông đang làm gì vậy? Hôm qua ông vẽ trăng vàng và hôm nay ông vẽ trăng đỏ. Ông đang làm gì? Ông đang mâu thuẫn." Không! Không ai hỏi - đó là thơ ca, hội hoạ là thơ ca, điêu khắc là thơ ca, và bạn cho phép nhà thơ có mọi tự do. Nhưng thơ ca là tưởng tượng.
Tâm trí có hai trung tâm: trung tâm này là tư duy, trung tâm kia là tưởng tượng. Nhưng cả hai trung tâm đều là của tâm trí - và tôn giáo là ở ngoài, ngoài cả hai trung tâm, nó không của tâm trí chút nào. Nó không phải là khoa học không thơ ca - hay nó là cả hai. Đó là lí do tại sao tôn giáo là huyền môn sâu hơn bất kì thơ ca nào. Nó đơn giản vứt bỏ tâm trí, với mọi trung tâm của nó, và thế rồi nhìn. Nó cũng hệt như bạn gạt đôi kính của mình sang bên, và nhìn. Tâm trí có thể bị gạt sang bên bởi vì nó là cái máy; bạn không là tâm trí. Tâm trí giống như cửa sổ. Bạn đang đứng đó và nhìn qua cửa sổ, thế thì khung cửa sổ trở thành khung của thực tại. Bạn nhìn từ cửa sổ, trăng đã lên, và bầu trời đẹp, nhưng bầu trời của bạn sẽ bị đóng khung bởi cửa sổ. Và nếu cửa sổ có mầu sắc nào đó của kính, thế thì bầu trời của bạn sẽ được đổi mầu bởi cửa sổ.
Tôn giáo đơn giản là đi ra khỏi nhà hoàn toàn; nhìn vào thực tại, không nhìn qua cửa sổ, không qua bất kì cửa ra vào nào, không qua bất kì kính nào, không qua bất kì khái niệm nào, nhưng đơn giản nhìn nó như nó vậy, gạt tâm trí sang bên. Điều đó là khó bởi vì bạn bị đồng nhất với tâm trí tới mức bạn đã hoàn toàn quên mất rằng bạn có thể gạt nó sang bên.
Nhưng đây là toàn thể phương pháp luận của tôn giáo: tất cả yoga, mật tông, và mọi kĩ thuật thiền đều không là gì ngoài cách gạt tâm trí sang bên, cách phá vỡ sự đồng nhất với tâm trí, và thế rồi nhìn. Thế thì bất kì cái gì là thực tại đều được hiển lộ: cái đang đó, được hiển lộ. Nhớ lấy điều này.
Thỉnh thoảng tôn giáo sẽ nói ngôn ngữ của logic, thế thì nó trở thành thượng đế học. Thỉnh thoảng tôn giáo sẽ nói ngôn ngữ của thơ ca, thế thì nó trở thành nghệ thuật khách quan, như Taj Mahal. Nếu bạn đi và ngắm Taj Mahal lần đầu tiên, bạn sẽ hiểu nghệ thuật khách quan là gì. Nhìn vào tác phẩm của nghệ thuật khách quan, như Taj Mahal, nếu bạn đơn giản ngồi và ngắm và nhìn, đột nhiên im lặng bao quanh bạn, an bình giáng xuống bạn. Chính cấu trúc của Taj Mahal có liên quan tới bản thể bên trong nhất của bạn; chỉ nhìn vào hình dáng của nó, cái gì đó thay đổi bên trong bạn.
Có hai kiểu nghệ thuật. Một kiểu nghệ thuật là có tính chủ quan - chẳng hạn, Picasso. Nếu bạn nhìn vào tranh của Picasso bạn có thể hiểu Picasso phải đã có kiểu tâm trí nào, bởi vì ông ấy hình dung, vẽ ra tâm trí riêng của ông ấy, và ông ấy phải đã sống trong ác mộng, bởi vì mọi bức tranh của ông ấy đều như ác mộng. Bạn không thể xem nó lâu được mà không cảm thấy mệt và buồn nôn. Nó là cái điên bên trong của ông ấy mà ông ấy đã vẽ vào mầu sắc, và nó lây nhiễm. Đây là nghệ thuật chủ quan: bất kì cái gì bạn làm, bạn đem vào trong tâm trí riêng của bạn.
Nghệ thuật khách quan không đem tâm trí riêng của bạn vào, nhưng tuân theo một số qui tắc khách quan để thay đổi người sẽ nhìn nó, thiền về nó. Mọi nghệ thuật phương Đông đã cố gắng là khách quan. Nghệ sĩ không được tham gia vào trong nó, hoạ sĩ bị quên đi, nhà điêu khắc bị quên đi, kiến trúc sư bị quên đi, họ không được tham gia vào trong nó. Họ đơn giản tuân theo qui tắc khách quan nào đó để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, và trong hàng thế kỉ, bất kì khi nào ai đó nhìn vào nó, cái gì đó của thiền sẽ xảy ra trong họ. Vào đêm trăng tròn, ngồi gần Taj Mahal, không nói, chỉ thiền về nó, thời gian biến mất, một khoảnh khắc vô thời gian xảy ra. Và đột nhiên Taj Mahal không có đó ở bên ngoài, cái gì đó đang thay đổi bên trong bạn.
Thỉnh thoảng tôn giáo nói dưới dạng nghệ thuật khách quan, đem thực tại vào trong thế giới này của tâm trí. Thỉnh thoảng nó nói dưới dạng của logic, thế thì nó trở thành thượng đế học, thế thì nó tranh cãi. Nhưng đây là cả hai cách thoả hiệp với thế giới, thoả hiệp với tâm trí bình thường, tầm thường, đem tôn giáo tới tâm trí bình thường. Khi tôn giáo nói trong sự thuần khiết của nó, nó là ngược đời, như Đạo Đức Kinh của Lão Tử, hay các đoạn của Heraclitus, hay các câu chuyện Thiền này. Trong tính thuần khiết của nó tôn giáo siêu việt trên logic, tưởng tượng, cả hai. Nó là chính cõi bên kia.



0 Đánh giá

Ads Belove Post