Vedant - Tự do khỏi tri thức

Vedant - Tự do khỏi tri thức

Price:

Read more

Vedant - Tự do khỏi tri thức

Từ thứ nhất là vedant. Vedant bao giờ cũng được coi là mang nghĩa cho phần kết của kinh Vedas, kinh upanishad nơi Vedas lên cao trào và đạt tới cực đỉnh của chúng. Nhưng nghĩa này không thật sâu lắm, mà cũng không đúng.
Veda nghĩa là tri thức. Nghĩa của vedant là điểm nơi tất cả mọi tri thức đã đi tới chỗ kết thúc, nơi ngay cả ý tưởng rằng bạn biết cũng đã đã biến mất và chỉ sự hiện hữu còn lại. Nghĩa đích xác của vedant là trạng thái mà sự háo hức để biết cũng đã dừng lại và chỉ có hiện hữu, sự hiện hữu thuần khiết.
Biết cũng là sự căng thẳng tinh vi. Nếu bạn đang đứng gần một bông hoa và bạn biết hoa theo cách thông thường của mình, cách biết này chính nó là căng thẳng, một loại bồn chồn. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi với kiểu biết này, bạn sẽ trở nên chán ngán. Cuối cùng bạn thậm chí còn muốn né tránh việc biết bởi vì biết theo cách này là hành động, nỗ lực, và nó vẫn là mối quan hệ với cái khác. Nghĩa của loại biết này là ở chỗ mối quan hệ đã xảy ra giữa người biết và cái được biết. Cây cầu xảy ra giữa người biết và cái được biết được gọi là tri thức. Việc biết này đơn giản là sự bồn chồn kéo dài, sự căng thẳng kéo dài. Khi việc biết này cũng bị vứt bỏ và chỉ việc hiện hữu còn lại, trong trạng thái hiện hữu này, nơi thậm chí không một gợn sóng của việc biết nảy sinh, nơi không có gì để được biết, nơi thậm chí không có ham muốn để biết cái gì đó, chính trong khoảnh khắc này của thảnh thơi tuyệt đối mà vedant xảy ra.
Vedant bắt đầu nơi tri thức đi tới chỗ cuối, nơi người ta được thoát ra ngay cả từ tri thức, bởi vì sâu bên dưới tri thức cũng là tù túng. Hãy cố gắng nhìn vào điều này từ vài góc độ khác và thế rồi bạn có thể có khả năng hiểu nó rõ hơn. Sẽ dễ dàng hiểu điều này hơn  bằng việc nhìn vào các nhị nguyên khác. Như tôi đã nói hôm qua, bạn có thể đi vào bên trong chỉ khi bạn đã buông bỏ cả bất hạnh và hạnh phúc. Điều này bạn có thể hiểu được. Bây giờ hãy cố gắng hiểu đích xác cùng điều đó trong mối quan hệ với nhị nguyên này: rằng khi bạn đã không chỉ buông bỏ dốt nát, mà cả tri thức nữa, thế thì kinh nghiệm tối thượng bắt đầu. Chừng nào bạn còn chưa bỏ tri thức của mình lại sau, dốt nát của bạn nữa sẽ không bị bỏ lại đằng sau đâu. Hạnh phúc và bất hạnh là một nhị nguyên, tri thức và dốt nát cũng là một nhị nguyên khác. Trong các nơi khác của thế giới đã có những người trí huệ nói rằng dốt nát phải bị bỏ lại đằng sau, nhưng chỉ trên đất nước này người trí huệ đã nói rằng tri thức cũng phải bị bỏ lại đằng sau.
Vedant là trạng thái mà thậm chí tri thức cũng đã rời ra, nơi chẳng cái gì còn lại để được biết, nơi không chỉ dốt nát đã biến mất, mà ý tưởng, cảm giác rằng bạn biết cái gì đó, cũng đã biến mất. Bây giờ hãy cố gắng hiểu điều này theo cách khác nữa. Dốt nát nghĩa là có cái gì đó bạn không biết. Nếu không có dốt nát, thế thì sẽ có trạng thái mà bạn có thể nói rằng bạn biết tất cả. Dốt nát của bạn là về cái gì đó; vẫn còn cái gì đó không được biết tới, do đó mới có dốt nát. Dốt nát không tạo ra bản ngã - bởi vì làm sao việc không biết lại tạo ra bản ngã được? Chính tri thức mới tạo ra bản ngã. Khi tôi biết, cái "tôi" của tôi mới được làm mạnh thêm. Dốt nát có quan hệ với những cái ở bên ngoài, tri thức có quan hệ với bản ngã ở bên trong. Khi tôi biết, sự nhấn mạnh đi vào cái "tôi" và cái "tôi" được làm mạnh thêm. Khi tôi nói tôi không biết, tất cả mọi điều tôi nói là ở chỗ có cái gì đó không được biết tới đối với tôi, không quen thuộc với tôi, cái gì đó mà tôi không biết.
Bản ngã không thể được làm mạnh bởi dốt nát này. Trong dốt nát bạn phạm sai lầm và bạn làm những điều ngu xuẩn - thực tế, nhiều điều ngu xuẩn và nhiều sai lầm. Trong tri thức chỉ có một sai lầm, và đó là bản ngã. Trong dốt nát nhiều bệnh tật bao quanh bạn; trong tri thức chỉ một bệnh, bản ngã, bao quanh bạn. Nhưng hãy nhớ một điều: mọi bệnh tật tổ hợp lại đều không là gì nếu so với bệnh của bản ngã.
Cho nên cần phá huỷ dốt nát qua tri thức, nhưng thế rồi đừng níu bám lấy tri thức đó. Nếu bạn bị gai đâm vào chân, bạn phải khều nó ra bằng sự giúp đỡ của cái gai khác - nhưng đừng quên rằng cái gai thứ hai cũng là gai như cái gai thứ nhất. Sẽ là logic cho bạn không coi cái gai thứ hai là gai bởi vì nó đã giúp bạn nhiều thế để lấy cái gai thứ nhất ra, nhưng thế rồi bạn sẽ bị sai lầm nhiều đấy. Ngay chỗ đầu tiên, nó có thể lấy chiếc gai ban đầu ra bởi vì nó cũng là gai. Và trong mọi khả năng có thể xảy ra thì nó thậm chí còn mạnh hơn chiếc gai thứ nhất, bằng không thì nó không thể lấy được chiếc gai thứ nhất ra đâu.
Cho nên nếu bạn nghĩ rằng chiếc gai thứ hai là rất tốt bởi vì nó đã giúp bạn nhiều thế để khều chiếc gai thứ nhất, và bây giờ bạn muốn giữ chiếc gai thứ hai ở trong cùng vết thương nơi chiếc gai thứ nhất đã nằm, điều này chắc chắn là điều logic cần làm. Nó đã giúp bạn nhiều thế vào lúc bạn cần, cho nên sẽ là không phải nếu vứt nó đi. Nhưng nếu đây là trường hợp này, mặc dầu bạn đã gạt bỏ chiếc gai này, bạn bây giờ sẽ bị đâm vào bởi chiếc gai lớn hơn và mạnh hơn. Nếu loại logic này mắc kẹt vào trong tâm trí bạn thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng gạt bỏ bất kì gai nào.
Bởi vì dốt nát của mình, bạn đã bất hạnh. Dốt nát làm đau bạn và tạo ra vết thương, và chính bởi vì điều đó mà bạn đã trong đau khổ, khổ sở. Nhưng bây giờ gai tri thức mới này cũng sẽ tạo ra vết thương, và bất hạnh cùng đau khổ của bạn sẽ tiếp tục. Tốt hơn cả là bạn cũng ném chiếc gai thứ hai đi một cách biết ơn. Cám ơn nó, nó đã phục vụ bạn, nhưng ném nó đi bởi vì nó cũng là gai.
Dốt nát phải được loại bỏ cùng tri thức - nhưng thế thì bạn không ôm chặt lấy tri thức và ngồi xuống cùng nó. Đây là ý nghĩa bản chất của vedant: ném tri thức đi nữa. Tri thức là hữu dụng chỉ chừng nào gai dốt nát còn chưa được loại bỏ. Khoảnh khắc gai dốt nát rơi ra, tri thức trở thành vô dụng.
Nếu một người bị ốm, người đó cần thuốc chỉ chừng nào người đó còn ốm. Còn nếu bạn hiểu điều đó đúng, không phải là người cần thuốc đâu, chính bệnh tật mới cần nó. Không phải người uống thuốc đâu, chính là bệnh tật uống nó - cho nên khoảnh khắc ốm đau qua rồi thì thuốc trở thành vô dụng.
Bạn không cần tri thức: nó chỉ là thuốc để chữa bệnh dốt nát. Nhưng có nhiều người mà, ngay cả khi bệnh đã được chữa khỏi rồi, lại trở nên bị nghiện với thuốc. Và hãy nhớ một điều: dễ dàng loại bỏ ốm bệnh, nhưng loại bỏ việc nghiện thuốc là rất khó. Nếu thuốc trở thành nghiện, thế thì rất khó loại bỏ nó bởi vì thuốc dường như không là kẻ thù; nó dường như là bạn. Ốm bệnh dường như là kẻ thù thì không khó loại bỏ, nhưng ốm bệnh bắt đầu giống như bạn bè thì sẽ rất khó loại bỏ. Bạn có thể trốn khỏi kẻ thù, nhưng rất khó thoát khỏi người bạn rõ ràng. Và tri thức là kẻ thù dường như là bạn bè bởi vì nó tiêu diệt kẻ thù có tên dốt nát. Vedant là trạng thái bạn vẫn còn tỉnh táo về tri thức và bạn không níu bám vào nó. Khi dốt nát tan biến người ta trở nên thông thái. Khi tri thức cũng bị vứt bỏ, thế thì người đó trở thành người kinh nghiệm. Ngay cả Ashvalayana cũng là người thông thái; ông ấy là một maharishi, một hiền nhân lớn, nhưng ông ấy đã không kinh nghiệm chân lí. Thay vào chỗ của dốt nát ông ấy đã nắm giữ tri thức của mình, nhưng ông ấy đã không có kinh nghiệm như bất kì người dốt nát nào. Đó là lí do tại sao ông ấy đã tới trong việc tìm kiếm thầy.

0 Đánh giá

Ads Belove Post