Read more
Osho –
Trực giác
Phần 1: Bản đồ
Lí trí là sự nỗ
lực để biết được những điều chưa biết còn trực giác là sự diễn tiến của những
điều con người không bao giờ có thể biết được.
Con người có thể
bước chân vào thế giới của những điều như thế, nhưng lí giải nó là điều không
tưởng.
Cảm nhận thì có
thể, nhưng luận giải thì không.
Khi thân thể hoạt
động theo chức năng một cách tự nhiên, ta gọi đó là bản năng.
Khi tâm hồn ta
lên tiếng theo một cách cũng tự nhiên như thế, ta gọi đó là trực giác.
Chúng giống
nhau, nhưng lại cách xa nhau quá nhiều.
Bản năng thuộc
về phần “con”, là phần thô sơ; còn trực giác thuộc về tâm hồn, là phần tinh tế.
Thứ ở giữa
chính là trí tuệ, phần chuyên sâu, thứ không bao giờ hoạt động một cách bột
phát.
Trí tuệ có
nghĩa là sự hiểu biết.
Sự hiểu biết
thì không thể tự nhiên mà có.
Bản năng là lớp
sâu hơn trí năng và trực giác là lớp cao hơn trí năng.
Cả hai đều nằm
ngoài trí năng, và cả trực giác lẫn bản năng đều thật là tuyệt diệu.
Trí tuệ phát huy tác dụng trong thế giới của con người, và toàn bộ hệ thống giáo
dục của con người không gì khác, chính là hệ thống các kĩ xảo, phương pháp nhằm
giúp con người tránh khỏi tầm kiểm soát của trái tim, và dồn mọi nguồn năng lượng
của cơ thể vào khối óc. Rõ ràng là con tim có thể gây ra nhiều vần đề rắc rối
cho cái đầu, con tim không tuân theo bất cứ logic nào. Con tim có một trung tâm
chức năng hoàn toàn khác biệt, và đó là trực giác. Con tim chỉ biết tới một thứ,
là tình cảm, có điều là trong thế giới trần tục nơi tính năng và công dụng mới
là những thứ người ta cần quan tâm, tình cảm lại không phải là thứ vật phẩm có
được sự quan tâm đó. Con tim cũng biết tới cái đẹp, có điều là người ta biết
làm gì với cái được gọi là cái đẹp đó trên thương trường?
Chương 1. Khối óc, con tim và sự tồn tại
Nếu chỉ với mục đích để hiểu thì cá tính của một con người
cũng có thể phân tích được. Đó là một thể đơn nhất thống nhất của khối óc, con
tim và sự tồn tại.
Trí năng chính là sự vận hành của bộ não, bản năng thuộc về
hoạt động của thân thể, còn trực giác là tiếng nói của trái tim. Đằng sau ba bộ
phận ấy chính là sự tồn tại của chúng ta, mà chỉ có đặc tính của sự tồn tại ấy
mới có thể trở thành bằng chứng.
Cái đầu của chúng ta chỉ có thể nghĩ; do đó, nó không thể
đưa ra được kết luận. Nó hoạt động trên lĩnh cực ngôn từ, diễn đạt và trên cơ sở
logic, nhưng bởi vì nó không bắt rễ từ thực tại, cho nên thành tựu hàng nghìn
năm của tư duy triết học vẫn không thể đưa cho chúng ta kết luận chính thức. Triết
học đã trở thành bài tập lớn nhất của sự vô ích. Trí năng thực sự nhanh nhạy
trong việc thiết lập các câu hỏi và sau đó tìm ra câu trả lời, để rồi từ các
câu trả lời đó lại tiếp tục hình thành các câu hỏi và trả lời khác. Trí năng có
thể xây nên những tòa cung điện của ngôn từ, những hệ thống lí thuyết, nhưng tất
cả chỉ là những lí thuyết trống rỗng mà thôi.
Thân thể không thể ỷ lại vào trí năng, bởi thân thể chúng ta
cần phải duy trì sự sống. Đó là lí do tại sao tất cả các chức năng thiết yếu của
cơ thể đều thuộc về bản năng, chẳng hạn như hít thở, nhịp đập của tim, quá
trình tiêu hóa thức ăn, tuần hoàn máu. Có cả một nghìn lẻ một quá trình sống
đang diễn ra bên trong cơ thể mà chúng ta không để ý tới. Và tạo hóa đã thật
tuyệt vời khi sáng tạo ra những quá trình tài tình như thế bên trong cơ thể
chúng ta. Nếu không phải như thế, nếu lí trí lại đảm nhận việc chăm sóc cỗ máy
cơ thể thì sự sống dường như là một điều không thể có. Bởi lẽ, sẽ có đôi khi
chúng ta có thể quên mất rằng mình phải thở, khi ngủ say chẳng hạn, ít nhất là
vào ban đêm, làm sao mà thở được khi chúng ta còn bận ngủ?
Và khi bận rộn với những mớ ý nghĩ, ai sẽ đảm nhiệm việc tuần
hoàn máu, để kiểm soát liệu có đủ oxy vào mỗi khoang tim? Liệu thức ăn mà chúng
ta đưa vào cơ thể có được chuyển hóa thành các dưỡng chất cầnt thiết, và liệu
các thành phần dưỡng chất này có được
đưa tới đúng bộ phận đang cần tới chúng? Rõ ràng là bản năng của chúng ta đã và
đang đảm nhiệm núi công việc khổng lồ. Không đợi chúng ta phải nhận ra sự cần
thiết. Thậm chí bản năng vẫn tiếp tục công việc ngay cả lúc chúng ta bị hôn mê.
Tạo hóa đã tạo ra tất cả các chức năng cần thiết của cơ thể
để có thể tồn tại, đồng thời tạo hóa cũng để lại tất cả những gì cần thiết làm
cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa… bởi vì nếu chỉ để tồn tại, nếu chỉ
để sống được, cuộc sống thực sự không có ý nghĩa. Để mang tới giá trị cho sự sống,
sự tồn tại đã đem tới cho con tim của chúng ta thứ được gọi là trực giác. Trực
giác là cơ sở hình thành năng khiếu nghệ thuật, khiếu thẩm mỹ, tình yêu, tình bạn
– và tất cả những gì thuộc về hoạt động sáng tạo đều thuộc về trực giác.
Tuy nhiên, trên thương trường, trực giác lại trở thành không
cần thiết. Nó không hoạt động dựa trên tình cảm, hay cảm giác của chúng ta; nó
chỉ gồm những thứ khô đặc và trần tục. Đó chính là công việc của trí năng, phần
nông nhất trong một tổng thể tồn tại của mỗi người. Trí năng đảm nhiệm phần trần
tục của cuộc sống thường nhật, khi mà con người còn tồn tại trong thế giới này,
để cho con người chúng ta có đủ khả năng thực hiện các chức năng của mình. Là
toán học, là địa lý, là lịch sử hay hóa học – khoa học và công nghệ là do trí
năng của chúng ta xây dựng nên. Tư duy logic và khả năng hình họa giúp ích cho
con người rất nhiều, nhưng thực tế là trí năng hoàn toàn mù tịt. Trí năng chỉ
biết tiếp tục công việc thiết lập, hay kiến tạo của mình mà không hề biết những
sản phẩm của sự sáng tạo ấy có được dùng vào việc tạo ra những thứ khác có ích
hay là bị sử dụng để phá hủy chính cuộc sống của con người. Một ví dụ điển hình
là hạt nhân và chiến tranh hạt nhân, cuộc chiến do chính trí tuệ của con người
gây ra.
Trí năng rõ ràng hữu ích, nhưng nó có thể trở thành nguy cơ
thảm họa vì một lí do chẳng may nào đó. Mà trên thực tế thì trí tuệ của con người
đã từng gây ra hàng loạt các vấn đề cho cái thế giới này.
‘Ông chủ’ đứng sau bộ ba thân thể, lí trí và trái tim chính
là sự tồn tại. Có điều là chúng ta chẳng bao giờ bước vào nó được, mọi con đường
đều hướng ra phía ngoài sự tồn tại ấy, và
tất cả cảm giác của chúng ta cũng vậy. Tất cả thành tựu của mỗi con người
đều nằm ở phía ngoài, trong thế giới của chúng ta.
Những con người đi theo sự thôi thúc của trái tim, các danh
họa, các thi sĩ, nhạc sĩ, vũ công, hay diễn viên chẳng hạn, đều không gán cho
cuộc sống của họ logic này nọ. Họ sáng tạo những công trình kì vĩ của cái đẹp, họ
là nh74ng tâm hồn yêu lớn lao, nhưng họ hoàn toàn không phù hợp với một xã hội
nơi mọi thứ đều phải được chỉ đạo, và quyết định bởi bộ óc. Các bạn có nhận thấy
một điều rằng, trong xã hội của chúng ta, dù ít dù nhiều các nghệ sĩ vẫn cứ bị
coi là những người thừa của cuộc sống, gàn dỡ hay th6ạm chí bị cho là thuộc
nhóm người có vấn đề về thần kinh? Chẳng mấy ông bố, bà mẹ lại mong muốn con
mình sau này trở thành nhạc sĩ, họa sĩ hay vũ công cả. Họ đều muốn con mình trở
thành bác sĩ, kĩ sư, nhà khoa học vì những hứa hẹn mà những nghề nghiệp đó mang
lại. Trong khi đó thùi vẽ vời, làm thơ hay nhảy múa đều được xem là ;không ổn định’,
là ‘mạo hiểm’, có khi lại phải kết thúc sự nghiệp bằng việc đứng thổi sáo để xin
tiền trên phố cũng nên.
Con người đã từ chối lắng nghe tiếng nói của trái tim. Tiện
đây, cũng phải nói luôn rằng, sự phủ nhận những chỉ dẫn của trái tim cũng có
nghĩa là phủ nhận luôn vai trò của người phụ nữ. Vai trò của người phụ nữ sẽ vẫn
không được thừa nhận chứng nào mà tiếng nói của tình cảm vẫn còn bị phũ định.
Người phụ nữ cũng sẽ không thể được giải phóng chừng nào mà trái tim vẫn chưa
có được cơ hội bình đẳng như khối óc. Sự khác biệt ấy là quá rõ ràng.
Khuynh hướng tự nhiên, tạo hóa đã nhào nặn trên đôi tay của
mình. Và bất cứ khi nào chúng ta chống lại khuynh hướng tự nhiên ấy, chúng ta
đã vô tình tạo ra sự xuyên tạc. Tất cả các loại tôn giáo đã làm công việc đó,
chúng đều phản bác lại thể xác con người mà trên thực tế thì thân thể của chúng
ta hoàn toàn vô tội, thể xác chưa từng gây ra điều gì sai trái cả. Thể xác sẽ
mang đến cho con người cả núi công dụng nếu như con người để nó tồn tại trong
trạng thái hoàn toàn tự nhiên vốn có của mình. Thể xác sẽ nâng đỡ cho tâm hồn,
nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta. Thể xác cũng sẽ giúp cho trí tuệ của chúng ta
trở nên sắc sảo hơn, bởi vì những yếu tố nuôi dưỡng trí tuệ vốn đều được lấy từ
cơ thể, và nguồn sống của tâm hồn cũng vậy. Và một khi cả thể xác, trí óc và
tâm hồn có thể hòa quyện với nhau như một bản hòa tấu thì khi đó, việc cảm nhận
rằng mình đang tồn tại thực sự là một việc làm dễ dàng nhất ở trên đời. Nhưng
trên thực tế, cuộc sống của chúng ta đang bị lãng phí rất nhiều trong chính những
mâu thuẫn vốn có giữa những thành phần ấy, mâu thuẫn giữa bản năng, trí năng và
trực giác.
Kẻ khôn ngoan là người có thể thiết lập được sự hài hòa
tương đối giữa trí óc, tâm hồn và thể xác. Chính trong sự hài hòa này, con người
có thể khám phá ra được nguồn gốc của cuộc sống, của những giá trị cốt lõi, của
tâm hồn. Và đó chính là sự thăng hoa lớn nhất, không chỉ với nhân loại mà với
toàn vũ trụ - sẽ chẳng còn sự thăng hoa nào tuyệt vời hơn thế nữa.
Tôi chẳng hề chống lại lập luận nào cả. Tôi chỉ chống lại những
thứ không hài hòa thôi, và bởi lẽ trí óc của chúng ta đang tạo ra những trạng
thái bất hài hòa, cho nên tôi chỉ muốn rằng trí óc sẽ được đặt vào đúng vị trí
của nó, làm đúng công việc của nó. Nó là nô lệ chứ không phải là ông chủ. Là
người giúp việc, trí óc phải thật hữu dụng.
Một người bán sữa ở Dublin (thủ đô Cộng hòa Ireland), vừa mới
giao sữa xong, anh ta dừng ngựa và đỗ xe ngay bên một quán rượu và vào uống. Sau
một tiếng đồng hồ, anh ta quay trở ra và phát hiện thấy ai đó đã sơn con ngựa của
mình thành màu xanh nhạt. Giận dữ, anh ta bước vội vào trong quán và yêu cầu, “Ai
trong số các anh vừa mới sơn con ngựa của tôi thành màu xanh?”
Một người đàn ông Ireland khổng lồ cao tới hai thước, cao lớn
gấp nhiều lần anh ta, đứng dậy và nói, “Ta làm đấy. Muốn làm gì nào?”
Người bán sữa tái mặt, cười cười đáp, “Tôi chỉ muốn vào nói
rằng, lớp lông đầu tiên của con ngựa đã khô rồi đó!”
Trí tuệ rõ ràng thật là có ích! Trong rất nhiều tình huống,
con người rất cần tới trí thông minh, nhưng trí óc chỉ có thể đóng vai trò của
một người làm, chứ không phải là vai trò của ông chủ.