Buồn khổ

Buồn khổ

Price:

Read more

Cuộc sống là luồng chảy, chẳng cái gì kéo dài mãi. Dầu vậy chúng ta vẫn là những kẻ ngu thế, chúng ta cứ níu bám. Nếu thay đổi là bản chất của cuộc sống, thế thì níu bám là ngu xuẩn, bởi vì níu bám của bạn sẽ không làm thay đổi luật của cuộc sống. Níu bám của bạn chỉ sẽ làm cho bạn khổ. Mọi thứ nhất định thay đổi; dù bạn níu bám hay không cũng chẳng thành vấn đề. Nếu bạn níu bám bạn trở nên khổ: bạn níu bám còn chúng thay đổi, bạn cảm thấy thất vọng. Nếu bạn không níu bám chúng vẫn thay đổi, nhưng thế thì không có thất vọng bởi vì bạn đã hoàn toàn nhận biết rằng chúng nhất định thay đổi. Đây là cách mọi sự đang vậy, đây là tính như vậy của cuộc sống.
Nhớ Luật của Haldane rằng vũ trụ không chỉ là lạ lùng hơn chúng ta tưởng, nó còn lạ lùng hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Và nhớ lấy, bạn không một mình. Thế giới thực sự giống điều này. Đó là một thế giới rất kì lạ. Mọi thứ đều tạm thời, vậy mà mọi thứ tạm thời lại cho bạn ảo tưởng về vĩnh hằng. Mọi thứ đều là bong bóng xà phòng, sáng lên đẹp đẽ trong ánh mặt trời, có thể được bao quanh bởi cầu vồng, hào quang ánh sáng đẹp - nhưng bong bóng xà phòng vẫn là bong bóng xà phòng thôi! Bất kì khoảnh khắc nào nó đều sẽ mất đi và mất đi mãi mãi. Nhưng trong một khoảnh khắc nó có thể lừa bạn.
Và điều kì lạ nhất là ở chỗ hàng nghìn lần bạn đã bị lừa rồi, vậy mà bạn vẫn không trở nên nhận biết. Lại bong bóng xà phòng khác và bạn sẽ tin. Không thông minh của bạn dường như là không giới hạn! Bao nhiêu lần bạn cần bị gõ búa nữa? Bao nhiêu lần giấc mơ của bạn bị nghiền nát và tan tành? Bao nhiêu lần cuộc sống phải chứng minh rằng níu bám là vô nghĩa? Dừng níu bám và thế thì bạn vượt ra ngoài khổ. Chính níu bám là căn nguyên gốc rễ của khổ đấy.
Thế giới này bị chi phối bởi hai kiểu người: những người hiểu cái họ không điều khiển, và những người điều khiển cái họ không hiểu. Cứ quan sát cuộc sống riêng của mình và bạn sẽ thấy điều đó xảy ra bên trong tâm trí bạn nữa. Bạn hiểu những điều bạn không điều khiển; dễ hiểu những điều bạn không điều khiển.
Ai đó hỏi George Bernard Shaw, "Ông có tin rằng chẳng cái gì là không thể được không?" Bernard Shaw tương truyền đã nói, "Có, tôi có tin rằng chẳng cái gì là không thể được, với giả định ai đó khác sẽ làm điều đó." Dễ hiểu cái bạn không điều khiển. Cái bạn điều khiển bạn chẳng hiểu chút nào. Bạn có hiểu cuộc sống của mình không? Bạn hiểu về Thượng đế và bạn không hiểu về năng lượng sống của mình. Bạn hiểu về cõi trời và địa ngục. Có những người biết có bao nhiêu cõi trời và bao nhiêu địa ngục.
Một người tới tôi và anh ta nói, "Trong tôn giáo của mình, chúng tôi tin có mười bốn cõi trời. Mahavira đã đạt tới chỉ mới cõi thứ năm thôi; Phật lên tới cõi thứ sáu; Jesus, Mohammed, vân vân, chỉ tới cõi thứ tư; Kabir, Nanak, tới cõi thứ bẩy. Còn thầy tôi," người này nói - ông ấy thuộc vào giáo phái Radhaswami - "thầy tôi đã đạt tới tầng thứ mười bốn." Tôi nói với người này, "Vâng, tôi biết chứ. Tôi đã gặp ông ấy ở cõi mười bốn, bởi vì tôi đã tới cõi mười lăm rồi. Tôi quen với anh chàng này." Ông ta nói, "Cõi mười lăm sao? Nhưng trong kinh sách của chúng tôi chỉ có mười bốn cõi trời thôi, không có cõi mười lăm." Tôi nói, "Làm sao có thể có cõi mười lăm trong kinh sách các ông được? - bởi vì thầy của ông chỉ đạt tới được cõi mười bốn thôi!"
Mọi người ngu xuẩn! Nhưng họ biết có bao nhiêu cõi trời và bao nhiêu địa ngục đấy. Người Jaina tin vào bẩy địa ngục. Họ đã tống Krishna vào địa ngục thứ bẩy bởi vì ông ấy là nguyên nhân của cuộc chiến lớn, Mahabharata. Ông ấy đã thuyết phục Arjuna, đệ tử của ông ấy, đánh nhau và giết người. Ông ấy là nguyên nhân của bạo hành lớn tới mức họ đã tống ông ấy vào địa ngục thứ bẩy, địa ngục cuối cùng. Nhưng vào thời của Mahavira, một trong các đệ tử của Mahavira, Makkhali Gosal, đã nổi dậy chống lại thầy và tuyên bố rằng không có bẩy địa ngục mà bẩy trăm địa ngục.
Mọi người cứ nói những điều vô nghĩa - bẩy hay bẩy trăm - và họ không nhận biết về cuộc sống bên trong của riêng mình, hơi thở này từ đâu tới, hơi thở này đi tới đâu. Họ không nhận biết về chân lí gần gũi nhất của bản thể họ, và họ cứ nói về những điều tối thượng. Việc nói này về những điều tối thượng đơn giản để né tránh những vấn đề thực của cuộc sống. Đây là chiến lược của tâm trí để giữ bạn bận bịu với những cái hoàn toàn vô nghĩa. Hãy thận trọng với tâm trí và cách thức tinh ranh của nó!
Phật nói: "Mọi thứ đều nảy sinh và qua đi." Khi ông thấy điều này... Ông ấy không nói, "Hãy tin điều này." Ông ấy không nói, "Tôi đã trở thành người chứng ngộ, cho nên bất kì cái gì tôi nói ông đều phải tin vào nó." Ông ấy không nói, "Bởi vì kinh sách viết theo ân huệ của tôi, ông phải tin tôi." Ông ấy không nói, "Bởi vì tôi có thể chứng minh nó một cách logic ông phải tin vào tôi."
Xem cái đẹp của con người này. Ông ấy nói: Khi ông thấy điều này, ông ở trên buồn khổ. Trong chính khoảnh khắc đó khi bạn đã thấy điều này - rằng mọi thứ đều nhất thời và mọi thứ đều là luồng chảy và mọi thứ đều nhất định thay đổi... Làm bất kì cái gì bạn muốn làm đi, nhưng chẳng cái gì sẽ trở thành vĩnh hằng trong cuộc sống này đâu. Khi bạn đã thấy điều này bằng con mắt riêng của mình, và bạn đã hiểu nó qua thông minh riêng của mình, bỗng nhiên bạn ở bên ngoài buồn khổ.
Điều gì xảy ra? Cuộc cách mạng lớn xảy ra trong việc thấy đó; chính việc thấy đó là cuộc cách mạng. Thế thì bạn không níu bám. Khoảng khắc bạn thấy rằng đây là bong bóng xà phòng bạn không níu bám lấy nó. Thực tế, việc níu bám lấy nó sẽ buộc nó nổ tung sớm hơn; nếu bạn không níu bám lấy nó, nó có thể vẫn còn đó nhảy múa trong gió một chốc. Người không níu bám có thể tận hưởng cuộc sống; người níu bám không thể tận hưởng cuộc sống. Gussie đã sống một cuộc sống tốt, đã lấy chồng bốn lần. Bây giờ cô ấy đứng trước Ngọc Môn.
Cha Abraham nói với cô ấy, "Ta để ý rằng đầu tiên cô lấy chủ nhà băng, rồi đến diễn viên, tiếp đó là giáo sĩ, và cuối cùng là người làm dịch vụ lễ tang. Đó là loại hệ thống gì cho người đàn bà Do Thái đáng kính?" "Một hệ thống rất tốt," Gussie đáp. "Người thứ nhất vì tiền, người thứ hai để phô trương, người thứ ba để sẵn sàng và người thứ tư để ra đi!"
Nếu bạn nhìn, bạn có thể tận hưởng; thế thì nó chỉ là trò chơi thôi. Thế thì mọi thứ là khác toàn bộ; thế thì nó là vở kịch lớn. Thế thì toàn thể trái đất trở thành chỉ là sân khấu và mọi người đều đang diễn phần của mình. Nhưng nếu bạn không nhìn, bạn trở nên bị ám ảnh; bạn bắt đầu níu bám lấy mọi thứ, và sâu bên dưới bạn biết rằng chúng đang tuột khỏi tay bạn.
"Tôi có mọi thứ mà đàn ông có thể muốn," một anh bạn mắt buồn của chúng tôi la lên. "Tiền bạc, nhà đẹp, tình yêu của người đàn bà đẹp và giầu. Thế rồi, bùm! Một sáng vợ tôi tôi bước vào!" Bạn không thể vẫn còn trong cùng trạng thái lâu được. Cuộc sống thay đổi như giấc mơ. Do đó các nhà huyền môn đã từng gọi cuộc sống không là gì ngoài giấc mơ; giấc mơ được nhìn bằng mắt mở, giấc mơ được chia sẻ bởi người khác nữa. Vào ban đêm giấc mơ là riêng tư; không ai có thể chia sẻ nó. Vào ban ngày giấc mơ là công cộng; mọi người có thể chia sẻ nó. Ban đêm giấc mơ mang tính chủ quan; ban ngày giấc mơ mang tính khách quan. Nhưng phẩm chất của cả hai là như nhau - việc viết trên nước. Bạn thậm chí con chưa kết thúc việc viết và chúng bắt đầu biến mất. Ngay cả việc viết trên cát cũng mất… bởi vì trên cát chữ viết có thể còn lâu hơn một chút. Nó sẽ phải đợi cơn gió tới hay ai đó dẫm lên nó. Nó là việc viết trong nước. Bạn cứ viết và nó cứ biến mất.
Bằng việc thấy điều đó, ông ở trên buồn khổ - ngay lập tức. Thế thì chẳng cái gì khác phải được làm. Khoảnh khắc bạn đã thấy nó, buồn khổ ở đâu? Nguyên nhân đã biến mất; bạn đã loại bỏ chính nguyên nhân này. Bạn níu bám và bạn tạo ra nguyên nhân. Không níu bám là giải thoát. Do đó Phật nói: Đây là con đường chói sáng - đơn giản, chói sáng tới mức trừ phi bạn hoàn toàn mù, mù tâm linh, bạn không thể bỏ lỡ nó được. Ông ấy không nói về những chân lí siêu hình lớn lao. Ông ấy không triết lí hoá. Ông ấy không dùng những lời và hệ thống và lí thuyết phức tạp. Ông ấy đơn giản phát biểu sự kiện là ông ấy đã thấy - và bạn có thể thấy nó. Nó chẳng liên quan gì tới Phật, nó không phải là phát minh của ông ấy, nó không phải là ý tưởng của ông ấy. Nó là tính sự kiện của cuộc sống.
Nhìn quanh mà xem. Mọi thứ đều thay đổi. Nó giống như dòng song chảy và chảy - và bạn muốn bắt giữ nó sao? Nó là thuỷ ngân! Nếu bạn cố gắng bắt giữ nó bạn sẽ thất bại còn sớm hơn trước. Đừng cố bắt giữ nó. Quan sát một cách vui vẻ, im lặng. Chứng kiến trò chơi này, giấc mơ này... và ông ở trên buồn khổ. Phật không nói bạn sẽ đi ra ngoài buồn khổ. Ông ấy nói, ông ở trên buồn khổ.
"Tồn tại là buồn khổ."
Hiểu, và vượt ra ngoài buồn khổ.
Đây là con đường của ngời sáng.
"Tồn tại là buồn khổ."
Đầu tiên ông ấy nói: Buồn khổ nảy sinh từ níu bám lấy những cái nhất thời mà bạn không thể nào làm cho thành vĩnh hằng được. Nó không phải là bản chất của mọi sự. Nó là chống lại luật vũ trụ. Nó là chống lại pháp, nó là chống lại Đạo. Bạn không thể thắng được. Nếu bạn tranh đấu với luật vũ trụ bạn đang tranh đấu cho cuộc chiến thua; bạn sẽ đơn giản phí hoài năng lượng của mình. Điều sẽ xảy ra nhất định xảy ra; chẳng cái gì có thể được làm về nó.
Mọi điều bạn có thể làm là về tâm thức của bạn. Bạn có thể thay đổi tầm nhìn của mình. Bạn có thể thấy mọi thứ trong ánh sáng khác, với hoàn cảnh khác, trong không gian mới, nhưng bạn không thể thay đổi được mọi thứ. Nếu bạn nghĩ thế giới là rất thực bạn sẽ đau khổ; nếu bạn nhìn thế giới như giấc mơ kì lạ bạn sẽ không đau khổ. Nếu bạn nghĩ dưới dạng các thực thể tĩnh tại bạn sẽ đau khổ. Nếu bạn nghĩ dưới dạng danh từ bạn sẽ đau khổ. Nhưng nếu bạn nghĩ dưới dạng động từ bạn sẽ không đau khổ.
Danh từ không tồn tại; chúng tồn tại chỉ trong ngôn ngữ. Trong thực tế không có danh từ. Mọi thứ đều là động từ bởi vì mọi thứ đều thay đổi và mọi thứ đều trong quá trình. Nó không bao giờ tĩnh, nó bao giờ cũng động.
Điều thứ hai Phật nói là: "Tồn tại là buồn khổ." Hiện hữu là buồn khổ. Bản ngã là buồn khổ. Đầu tiên ông ấy nói: Nhìn thế giới như giấc mơ, thăng giáng, thay đổi, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mới. Tận hưởng nó, tận hưởng tính mới của nó, tận hưởng tất cả những ngạc nhiên mà nó đem tới. Điều hay là nó đang thay đổi, chẳng cái gì sai về nó cả; chỉ đừng níu bám vào nó thôi. Sao bạn níu bám? Bạn níu bám bởi vì bạn có ảo tưởng khác: rằng bạn có đấy.
Ảo tưởng đầu tiên là ở chỗ mọi thứ đều tĩnh tại. Và ảo tưởng thứ hai là ở chỗ bạn có, ở chỗ bạn có một bản ngã tĩnh tại. Chúng cả hai đi cùng nhau. Nếu bạn muốn níu bám bạn cần người níu bám; nếu bạn không có nhu cầu níu bám, không cần người níu bám. Đi sâu vào trong nó mà xem. Nếu bạn không cần níu bám, bản ngã không được cần tới chút nào, nó là vô nghĩa. Thực tế, nó không thể tồn tại nếu không có níu bám.
Vũ công có thể tồn tại chỉ nếu người đó nhảy múa. Nếu điệu vũ biến mất, vũ công ở đâu? Ca sĩ tồn tại chỉ trong việc hát. Người đi bộ tồn tại chỉ trong việc bước đi. Bản ngã cũng vậy: bản ngã tồn tại chỉ trong níu bám, trong sở hữu mọi thứ, trong chi phối mọi thứ. Khi không có chi phối, không ham muốn chi phối, không ham muốn níu bám, không ham muốn sở hữu, bản ngã bắt đầu bay hơi. Bên ngoài bạn bắt đầu níu bám và bên trong sáng tỏ mới bắt đầu nảy sinh. Bản ngã với mọi làn khói của nó biến mất, bản ngã với mọi đám mây của nó biến mất. Nó không thể tồn tại được bởi vì nó không được nuôi dưỡng thêm nữa. Để cho nó tồn tại nó phải níu bám. Nó phải tạo ra "của tôi" và nó cứ tạo ra "của tôi" theo đủ mọi cách có thể và không thể.
Bản ngã nói, "Đây là đất nước tôi," cứ dường như bạn đã mang nó cùng việc sinh của mình, cứ dường như trái đất này thực sự bị phân chia thành các nước. Trái đất là không phân chia, nó là một. Nhưng bản ngã nói, "Đây là đất nước tôi" - và không chỉ rằng đây là đất nước tôi, "đây là đất nước vĩ đại nhất trên thế giới. Đây là mảnh đất linh thiêng nhất."


Ads Belove Post