Gian du va an nan

Gian du va an nan

Price:

Read more

Ăn năn nghĩa là nhận biết về quá khứ, ăn năn nghĩa là nhìn lại sau. Bạn đã làm điều gì đó. Nếu bạn đã nhận biết thế thì chẳng cái gì sai có thể xảy ra được, nhưng bạn lại không nhận biết vào lúc bạn làm nó. Ai đó xúc phạm - bạn trở nên giận dữ, bạn đánh vào đầu người đó. Bạn đã không nhận biết điều bạn làm. Bây giờ mọi sự đã nguôi đi, tình huống đó đã qua rồi, bạn không còn trong giận dữ nữa; bạn có thể nhìn lại dễ dàng hơn. Bạn đã bỏ lỡ nhận biết vào lúc đó. Điều tốt nhất là có nhận biết vào lúc đó, nhưng bạn đã bỏ lỡ nó, và bây giờ chẳng có ích gì mà kêu khóc về sữa đã đổ ra. Nhưng bạn có thể nhìn, bạn có thể đem nhận biết vào điều đã xảy ra.
Đó là điều Mahavira gọi là pratyakraman, nhìn lại; điều Patanjali gọi là pratyahar, nhìn vào. Đó là điều Jesus gọi là ăn năn. Đó là điều Phật gọi là pashchattap. Đấy không phải là cảm giác tiếc nuối, nó chỉ là cảm giác khó chịu về điều đó, bởi vì điều đó không ích gì cả. Điều đó đang trở thành nhận biết, việc đang sống lại kinh nghiệm này như nó đáng phải thế. Bạn phải đi vào trong nó lần nữa.
Bạn đã bỏ lỡ nhận biết trong khoảnh khắc đó; bạn đã bị chìm ngập bởi vô thức. Bây giờ mọi sự đã nguôi đi, bạn lấy lại nhận biết của mình, ánh sáng của nhận biết. Bạn đi lại vào trong sự vụ đó, bạn nhìn lại nó cứ dường như bạn đáng phải làm thực; điều đó qua rồi, nhưng bạn có thể làm nó bằng hồi tưởng trong tâm trí bạn. Và Phật nói điều này lau sạch tấm lòng của kẻ ác. Việc nhìn lại này, liên tục nhìn lại, sẽ làm cho bạn ngày một nhận biết hơn. Có ba giai đoạn. Bạn đã làm cái gì đó, thế rồi bạn trở nên nhận biết - giai đoạn thứ nhất. Giai đoạn thứ hai: bạn đang làm cái gì đó, và bạn trở nên nhận biết. Và giai đoạn thứ ba: bạn định làm cái gì đó, và bạn trởnên nhận biết. Chỉ trong giai đoạn thứ ba cuộc sống của bạn mới được biến đổi. Nhưng hai giai đoạn đầu là cần thiết cho giai đoạn thứ ba, chúng là các bước cần thiết.
Bất kì khi nào bạn có thể trở nên nhận biết, hãy trở nên nhận biết. Bạn đã giận dữ - bây giờ hãy ngồi xuống, thiền, hãy trở nên nhận biết điều đãxảy ra. Thông thường chúng ta làm điều đó, nhưng chúng ta làm vì những lí do sai. Chúng ta làm nó để đặt hình ảnh của mình trở lại đúng chỗ của nó. Bạn bao giờ cũng nghĩ mình là người rất đáng yêu, từ bi, và thế rồi bạn bỗng nhiên trở nên giận dữ. Bây giờ hình ảnh của bạn bị méo mó trong con mắt riêng của bạn. Bạn làm một loại ăn năn. Bạn đi tới một người và bạn nói, 'Tôi xin lỗi.' Bạn đang làm gì vậy? Bạn đang vẽ lại hình ảnh của mình mà thôi.
Bản ngã của bạn đang cố gắng tô vẽ lại hình ảnh này, bởi vì bạn đã sa ngã trong con mắt riêng của bạn, bạn đã sa ngã trong con mắt của người khác. Bây giờ bạn đang cố gắng hợp lí hoá. Ít nhất bạn cũng có thể đi và nói, 'Tôi rất tiếc. Tôi đã làm điều đó mặc dù tôi không muốn. Tôi không biết làm sao nó đã xảy ra, tôi không biết lực ác nào đã sở hữu tôi, nhưng tôi rất tiếc. Hãy tha thứ cho tôi.'
Bạn đang cố gắng quay lại cùng mức độ bạn đã có trước khi bạn trở nên giận dữ. Đây là thủ đoạn của bản ngã, đây không phải là ăn năn thực. Lần nữa bạn sẽ lại làm cùng một điều. Phật nói ăn năn thực là nhớ lại nó, đi vào các chi tiết một cách nhận biết đầy đủ về điều đã xảy ra; đi ngược trở lại, sống lại kinh nghiệm đó. Việc sống lại kinh nghiệm đó giống như việc tháo dỡ ra; nó xoá đi. Và không chỉ có thế - nó làm cho bạn có khả năng nhận biết nhiều hơn, bởi vì nhận biết được rèn luyện khi bạn nhớ tới nó, khi bạn đang trở nên lại nhận biết về sự vụ quá khứ. Bạn có được kỉ luật trong nhận biết, trong lưu tâm. Lần sau bạn sẽ trở nên nhận biết sớm hơn một chút. Lần này bạn đã giận dữ; sau hai giờ bạn có thể nguôi đi. Lần sau bạn sẽ nguôi đi sau một giờ. Lần sau sẽ chỉ vài phút. Lần tiếp, ngay khi nó xảy ra bạn sẽ nguôi đi và bạn sẽ có khả năng thấy. Dần dần, với tiến bộ dần, một ngày nào đó khi bạn giận bạn sẽ bắt giữ quả tang bản thân mình. Và điều đó là một kinh nghiệm đẹp - bắt quả tang bản thân mình đang phạn lỗi. Thế rồi bỗng nhiên toàn thể phẩm chất thay đổi, bởi vì bất kì khi nào nhận biết thấm vào bạn, thì các phản ứng dừng lại.
Sự giận dữ này là phản ứng trẻ con, nó là đứa trẻ bên trong bạn. Nó tới từ C, từ đứa trẻ. Và về sau, khi bạn cảm thấy tiếc, điều đó tới từ P, từ cha mẹ. Cha mẹ buộc bạn cảm thấy tiếc và đi xin tha thứ. Bạn đã không đủ tốt với mẹ mình hay với bác mình - phải đi và làm mọi thứ cho đúng. Hay nó có thể tới từ A, từ tâm trí người trưởng thành của bạn. Bạn đã giận dữ và về sau bạn nhận ra rằng điều này là quá đáng; có tổn thất tài chính trong đó. Bạn đã giận dữ với ông chủ của mình, bây giờ bạn trở nên sợ. Bây giờ bạn bắt đầu nghĩ ông ấy có thể tống cổ bạn đi, hay ông ấy có thể giận ngấm ngầm bên trong. Lương của bạn sắp được tăng; ông ấy có thể không tăng nữa - cả nghìn lẻ một thứ... bạn muốn đặt mọi thứ lại cho đúng.
Khi Phật nói ăn năn, ông ấy không bảo bạn hãy vận hành từ C hay P hay A. Ông ấy đang nói khi bạn trở nên nhận biết, hãy ngồi xuống, nhắm mắt lại, hãy thiền về toàn thể vấn đề - hãy trở thành người quan sát. Bạn đã bỏ lỡ tình huống này, nhưng dầu vậy cái gì đó có thể được làm về nó: bạn có thể quan sát nó. Bạn có thể quan sát nó như nó phải đã được quan sát. Bạn có thể rèn luyện, điều này sẽ là việc diễn tập, và vào lúc bạn đã quan sát toàn thể tình huống bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn ổn. Nếu thế rồi bạn cảm thấy muốn đi và xin tha thứ, không bởi lí do nào khác - không vì cha mẹ, không vì người trưởng thành, không vì đứa trẻ - mà từ sự hiểu biết vô cùng, từ việc thiền vô cùng rằng điều đó là sai...
Điều đó không sai bởi vì bất kì lí do nào khác; nó sai bởi vì bạn đã hành xử theo cách vô ý thức. Hãy để tôi nhắc lại điều đó. Bạn đi và bạn hỏi xin tha thứ không vì bất kì lí do nào - tài chính, xã hội, chính trị, văn hoá; không - bạn đơn giản đi tới đó bởi vì bạn đã thiền về nó và bạn đã nhận ra và và bạn đã hiểu ra sự kiện là bạn đã hành động trong vô nhận biết; bạn đã làm tổn thương ai đó trong vô nhận biết. Ít nhất thì bạn cũng phải đi và an ủi người đó. Bạn phải đi và giúp người đó hiểu sự bất lực của bạn - rằng bạn là người vô ý thức, rằng bạn là con người với tất cả mọi giới hạn, rằng bạn rất tiếc. Điều đó không đẩy bản ngã của bạn lại, nó đơn giản làm điều gì đó mà việc thiền của bạn đã chỉ ra cho bạn. Nó là chiều hướng hoàn toàn khác.
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà không ăn năn và tẩy rửa lòng ác, sự trừng phạt sẽ tới với bản thân người đó cũng chắc chắn như dòng suối chảy về đại dương trở nên sâu hơn và rộng hơn. Thông thường chúng ta làm gì? Chúng ta trở nên mang tính tự bảo vệ. Nếu bạn đã giận vợ mình hay con mình, bạn trở nên tự bảo vệ mình; bạn nói điều đó phải được làm theo cách đó, điều đó là cần thiết - điều đó là cần vì là tốt cho con bạn. Nếu bạn không giận dữ, làm sao bạn sẽ cho con bạn kỉ luật được? Nếu bạn không giận dữ với ai đó thì mọi người sẽ lấn lướt bạn. Bạn không phải là kẻ hèn, bạn là người bạo dạn. Làm sao bạn có thể để cho mọi người làm những điều không được làm với bạn? Bạn phải phản ứng chứ.
Bạn trở nên mang tính tự bảo vệ, bạn hợp lí hoá. Nếu bạn cứ hợp lí hoá lỗi lầm của mình... và mọi lỗi lầm đều có thể được hợp lí hoá, hãy nhớ điều đó. Không có lỗi nào mà không thể hợp lí hoá được. Bạn có thể hợp lí hoá mọi thứ. Nhưng thế rồi, Phật nói, người như vậy nhất định trở nên ngày một vô ý thức hơn, ngày một vô nhận biết sâu hơn... cũng chắc chắn như dòng nước đổ vào đại dương cứ trở nên ngày một sâu hơn và rộng hơn.
Nếu bạn cứ phòng thủ bản thân mình thế thì bạn sẽ không có khả năng biến đổi bản thân mình đâu. Bạn phải nhận ra rằng có cái gì đó sai.
Chính việc nhận ra sẽ giúp cho thay đổi.
Nếu bạn cảm thấy mạnh khoẻ và bạn không ốm, bạn sẽ không tới bác sĩ làm gì. Cho dù bác sĩ có tới bạn, bạn cũng sẽ không nghe theo ông ấy. Bạn hoàn toàn ổn thoả. Bạn sẽ nói, 'Tôi hoàn toàn khoẻ. Ai bảo tôi ốm?'
Nếu bạn không nghĩ mình ốm, bạn sẽ cứ bảo vệ cái ốm yếu của mình. Điều đó là nguy hiểm; bạn đang trên con đường tự tử. Nếu có giận dữ, có tham lam, có cái gì đó xảy ra chỉ khi bạn vô ý thức, hãy nhận ra nó - bạn làm điều đó càng sớm càng tốt. Hãy thiền về nó. Hãy đi vào trung tâm của bạn và đáp ứng từ trung tâm đó. Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà đi tới hiểu biết về điều đó, cải biến bản thân mình và thực hành điều thiện, thì lực trừng phạt sẽ dần dần tự nó hết cũng như bệnh tật dần dần mất đi ảnh hưởng độc hại khi bệnh nhân toát mồ hôi.
Nếu bạn thừa nhận nó bạn đã lấy một bước rất có ý nghĩa đi tới việc thay đổi nó. Bây giờ Phật nói một điều rất quan trọng: 'Nếu bạn đi tới thừa nhận nó, nếu bạn đi tới nhận biết về nó, hãy cải biến bản thân mình.' Thông thường, cho dù đôi khi chúng ta thừa nhận rằng 'vâng, cái gì đó sai đã xảy ra', chúng ta không cố gắng cải biến bản thân mình, chúng ta chỉ cố gắng sửa đổi hình ảnh của mình. Chúng ta muốn mọi người cảm thấy rằng họ đã tha thứ cho chúng ta. Chúng ta muốn mọi người thừa nhận rằng điều đó sai về phần chúng ta, nhưng chúng ta đã yêu cầu sự tha thứ của họ rồi, và mọi sự được đặt lại đúng chỗ. Chúng ta lại ở trên bệ thờ của mình. Hình ảnh sụp đổ đã được sửa lại trên ngai vàng. Chúng ta không tự biến đổi bản thân mình.
Bạn đã nhiều lần xin tha thứ, nhưng rồi bạn cứ lặp đi lặp lại cùng một điều. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng đó là chính sách, chính trị, thủ đoạn để thao túng mọi người - nhưng bạn vẫn còn như cũ, bạn đã không thay đổi chút nào. Nếu bạn thực sự xin tha thứ vì giận dữ của mình hay bất kì sự xúc phạm vào bất kì ai, thế thì điều đó phải không được xảy ra nữa. Chỉ điều đó mới có thể là bằng chứng rằng bạn thực sự đang trên con đường thay đổi bản thân mình.
Phật nói:
Nếu một người đã phạm phải nhiều cách cư xử xấu mà đi tới hiểu biết về điều đó, sửa đổi bản thân mình và thực hành điều thiện... Cho nên, hai điều ông ấy đang nói. Thứ nhất: khoảnh khắc bạn cảm thấy rằng cái gì đó đi sai, cái gì đó liên tục làm cho bạn thành vô ý thức, và bạn hành xử theo cách máy móc, bạn phản ứng, thế thì bạn phải làm điều gì đó - và việc làm này phải trở thành nhận biết nhiều hơn. Đó là cách duy nhất để biến đổi bản thân bạn.
Hãy quan sát bao nhiêu điều bạn làm một cách vô ý thức. Ai đó nói điều gì đó và có giận dữ. Thậm chí không có lỗ hổng dù một khoảnh khắc. Cứ dường như bạn chỉ là cái máy - ai đó nhấn nút và bạn mất bình tĩnh. Cũng hệt như bạn nhấn nút và quạt bắt đầu quay và đèn bật sáng. Không có lấy một khoảnh khắc. Quạt chẳng bao giờ nghĩ liệu có quay hay không quay; nó đơn giản quay thôi.
Phật nói đây là vô ý thức, đây là vô lưu tâm. Ai đó xúc phạm và bạn đơn giản bị điều khiển bởi sự xúc phạm của người đó. Gurdjieff hay nói rằng một điều nhỏ đã làm biến đổi toàn bộ cuộc đời của ông ấy. Bố ông ấy sắp chết và ông ấy gọi đứa trẻ tới - và Gurdjieff mới chín tuổi thôi - và ông ấy nói với đứa trẻ, 'Bố chẳng có gì nhiều để cho con, mà chỉ có một lời khuyên đã được bố của bố trao cho bố lúc ông ấy trên giường chết, và điều đó cực kì ích lợi cho bố. Có thể điều đó cũng có ích nào đó cho con. Bố cảm thấy rằng con sẽ không thể nào hiểu được nó ngay bây giờ, con còn quá trẻ thơ. Cho nên hãy nhớ lấy nó. Bất kì khi nào con có thể hiểu được, nó sẽ có ích.' Và ông ấy nói, 'Hãy nhớ chỉ một điều thôi - nếu con cảm thấy giận dữ, thế thì hãy đợi hai mươi bốn giờ. Thế rồi hãy làm bất kì cái gì con muốn làm - nhưng hãy đợi hai mươi bốn giờ. Nếu ai đó xúc phạm con, con hãy bảo người đó, "Tôi sẽ tới sau hai mươi bốn giờ và sẽ làm bất kì điều gì cần thiết. Xin hãy cho tôi chút ít thời gian để nghĩ về nó."'
Tất nhiên cậu bé chín tuổi Gurdjieff không thể hiểu được đó là cái gì, nhưng cậu bé đã theo điều đó. Dần dần ông ấy trở nên nhận biết về tác động vô cùng của nó. Ông ấy đã hoàn toàn được biến đổi. Bởi vì hai điều ông ấy phải ghi nhớ - một, ông ấy phải nhận biết không tạo ra giận dữ, không đi vào trong giận dữ khi ai đó xúc phạm, không cho phép bản thân mình bị người khác thao túng - ông ấy phải chờ đợi hai mươi bốn giờ. Cho nên khi ai đó xúc phạm hay nói điều gì đó chống lại ông ấy, ông ấy sẽ đơn giản vẫn còn tỉnh táo không bị ảnh hưởng. Trong hai mươi bốn giờ, ông ấy đã hứa với người bố sắp chết, ông ấy sẽ vẫn còn điềm tĩnh và bình thản. Và dần dần ông ấy trở nên có khả năng.
Và thế rồi ông ấy đã hiểu điều đó - rằng sau hai mươi bốn giờ điều đó không bao giờ được cần tới nữa. Bạn không thể giận dữ được sau hai mươi bốn giờ. Sau hai mươi bốn phút bạn không thể giận dữ được, sau hai mươi bốn giây bạn không thể giận dữ được. Hoặc là nó có tức thời hoặc là nó không có. Bởi vì giận dữ vận hành chỉ nếu bạn vô ý thức; nếu bạn ý thức thế này thôi - rằng bạn có thể chờ đợi trong hai mươi bốn giây - thì kết thúc rồi. Thế thì bạn không thể giận dữ được. Thế thì bạn đã bỏ lỡ khoảnh khắc đó, thế thì bạn đã lỡ tầu; con tầu đã rời sân ga. Thậm chí hai mươi bốn giây thôi cũng đủ - bạn cứ thử điều đó mà xem. Phật nói người thừa nhận lỗi lầm của mình... và ông ấy đơn giản nói thừa nhận nó, ông ấy không nói 'ai kết án', bởi vì không có gì để kết án cả. Điều đó mang tính con người, điều đó mang tính tự nhiên; chúng ta là những sinh linh vô ý thức. Phật hay nói rằng thượng đế, hay linh hồn vũ trụ, hay sự tồn tại, ngủ trong khoáng vật, quên lãng hoàn toàn; trong rau cỏ giấc ngủ không sâu thế, vài mảnh mẩu của mơ đã bắt đầu di chuyển quanh; trong con vật, thượng đế đang mơ; trong con người ông ấy đã trở nên chút ít nhận biết - chút ít thôi. Nhưng khoảnh khắc đó là ít và cách quãng xa ở giữa. Đôi khi nhiều tháng trôi qua và bạn không nhận biết dù một khoảnh khắc, nhưng trong con người có khả năng của vài khoảnh khắc nhận biết. Trong vị phật, thượng đế đã trở nên nhận biết hoàn hảo.
Hãy quan sát sự tồn tại khắp xung quanh. Trong cây cối này, Phật nói có vài mảnh mẩu mơ. Trong tảng đá... ngủ say, sâu, không mơ - sushupti. Trong con vật - trong con mèo, trong con chó, trong sư tử, trong con hổ, trong con chim - thượng đế đang mơ, nhiều giấc mơ. Trong con người ông ấy đang vượt lên trên, một chút ít thôi, vài khoảnh khắc của nhận biết. Cho nên đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào khi bạn có thể trở nên nhận biết. Và những cơ hội đó là những khoảnh khắc tốt nhất - khi vô thức kéo bạn xuống dưới. Nếu bạn có thể dùng những khoảnh khắc đó, nếu bạn có thể dùng những khoảnh khắc đó như những thách thức, thượng đế sẽ trở nên ngày một nhận biết hơn trong bạn. Một ngày nào đó nhận biết của bạn trở thành ngọn lửa liên tục, ngọn lửa vĩnh hằng. Thế thì thượng đế hoàn toàn thức tỉnh, không ngủ, không mơ.
Đây là ý nghĩa của từ 'phật'. 'Phật' nghĩa là người đã trở nên tuyệt đối nhận biết. Ông ấy không mất sự lưu tâm của mình trong bất kì tình huống nào. Sự lưu tâm của ông ấy đã trở thành tự nhiên như việc thở. Cũng như bạn thở vào và thở ra, theo đúng cách đó ông ấy hít vào nhận biết, ông ấy thở ra nhận biết. Việc định tâm của ông ấy đã trở thành vĩnh hằng. Ông ấy không vận hành từ cá tính - cá tính của đứa trẻ, của cha mẹ, của người trưởng thành, không. Ông ấy đơn giản vận hành từ một điểm ở bên ngoài tất cả các cá tính.
Đây là điều ông ấy gọi là 'cải biến'. Từ 'cải biến - reform' là hay. Nó  nghĩa là 'làm lại điều đó lần nữa' - cải biến lại, xây dựng lại, tái tạo lại. Cải biến không ngụ ý chỉ là cải tạo, cải biến không ngụ ý chỉ là thay đổi đây đó. Cải biến không ngụ ý rằng đâu đó vôi vữa đã bong ra cho nên bạn phải trát nó lại, đâu đó mầu sắc đã tàn phai, bay biến, cho nên bạn phải sơn vẽ lại. Cải biến không ngụ ý những sửa đổi nhỏ. Cải biến là một từ rất cách mạng. Nó đơn giản ngụ ý tạo lại hình dáng, được tái sinh, được hoàn toàn mới, lấy bước nhảy lượng tử, đi từ cá tính cũ, thoát xa khỏi hạt nhân cũ, đạt tới trung tâm mới.


0 Đánh giá

Ads Belove Post