Chương 2. Khao khát dục là khát khao sáng tạo

Chương 2. Khao khát dục là khát khao sáng tạo

Price:

Read more

Osho – Từ Dục tới Siêu tâm thức
Chương 2. Khao khát dục là khát khao sáng tạo

Sáng sớm, trước khi mặt trời lên, một người đánh cá ra sông. Trên bờ sông anh ta cảm thấy cái gì đó dưới chân, và thấy đấy là một túi đá nhỏ. Anh ta nhặt cái túi lên, và quẳng tấm lưới sang bên, ngồi bên bờ sông để đợi mặt trời lên. Anh ta đang đợi cho bình minh tới để bắt đầu ngày làm việc. Anh ta nhặt từng hòn đá từ trong túi ra một cách lười biếng và ném nó xuống nước. Thế rồi anh ta ném hòn đá nữa và rồi hòn nữa. Trong lúc chẳng có gì khác để làm, anh ta cứ ném đá xuống nước, từng hòn một.
Mặt trời chậm rãi nhô lên và trời trở nên sáng ra. Vào lúc đó anh ta đã ném hết đá chỉ trừ mỗi một viên; viên đã cuối cùng nằm trong lòng tay anh ta. Tim anh ta suýt ngừng đập khi anh ta thấy, dưới ánh sáng ban ngày, cái mình đang giữ trong tay. Đấy là viên ngọc! Trong bóng tối, anh ta đã ném đi cả túi ngọc! Vô tình anh ta đã bị mất biết bao nhiêu! Tràn đầy hối hận, anh ta tự nguyền rủa mình. Anh ta khóc nức nở và thổn thức, gần như tâm trí anh ta chỉ còn toàn luyến tiếc.
Anh ta ngẫu nhiên tình cờ bắt gặp kho báu đủ làm giầu cho đời mình nhiều lần, nhưng một cách vô tình, và trong bóng tối, anh ta đã làm mất nó. Vậy mà theo một cách nào đó anh ta vẫn còn may mắn: vẫn còn lại một viên ngọc; ánh sáng đã rạng lên trước khi anh ta ném nó đi mất. Nói chung, phần lớn mọi người thậm chí cũng chẳng được may mắn ấy.
Có bóng tối khắp xung quanh và thời gian trôi nhanh. Mặt trời còn chưa lên và chúng ta đã làm phí hoài tất cả những viên ngọc quí giá của cuộc sống. Cuộc sống là một loạt kho báu bao la, còn con người chẳng làm gì với nó ngoài việc vứt nó đi. Vào lúc chúng ta hiểu ra tầm quan trọng của cuộc sống chúng ta đã làm lãng phí nó mất rồi. Điều bí mật, điều bí ẩn, phúc lạc, giải thoát, thiên đường - tất cả đều mất đi. Và cuộc sống người ta bị tiêu phí đi.
Trong vài ngày tới đây tôi dự định nói về những kho báu của cuộc sống. Nhưng cũng khó làm sáng tỏ cho những người coi cuộc sống như cái túi đá. Mọi người khó chịu nếu bạn lôi kéo sự chú ý của họ vào sự kiện là chính mọi thứ họ đang ném đi là đồ châu báu, chứ không phải đá. Họ nổi cáu, không phải bởi vì điều được nói là không đúng mà bởi vì họ đã được chỉ ra cho cái dại dột của riêng mình, bởi vì họ được nhắc nhở về điều họ đã đánh mất. Bản ngã của họ bước vào; họ nổi giận.
Thậm chí với những cái đã bị mất đi cho tới giờ; thậm chí nếu cuộc sống còn lại mà ngắn ngủi; thậm chí nếu chỉ còn lại một hòn đá, thì cuộc sống của bạn vẫn có thể được cứu lấy. Việc học chẳng bao giờ là quá muộn cả. Sự giúp đỡ vẫn còn có thể có và, đặc biệt trong việc tìm kiếm chân lí, chẳng bao giờ quá muộn cả. Vẫn còn có những lí do để cảm thấy tin cậy.
Nhưng từ dốt nát của chúng ta và trong bóng tối, chúng ta cứ cho là cái túi của cuộc sống chẳng có gì ngoài đá thôi.
Kẻ nhát gan đơn giản chấp nhận thất bại trước khi họ thực hiện bất kì nỗ lực nào để tìm kiếm chân lí.
Để bắt đầu, tôi muốn cảnh báo về những cạm bẫy của chủ nghĩa định mệnh, về ảo tưởng này đối với thất bại nào đó. Cuộc sống không phải là một chồng cát và đá; nếu bạn có con mắt đúng để thấy nó, thì phải có nhiều cái là tốt trong cuộc sống. Trong cuộc sống bạn sẽ thấy cái thang để đạt tới Thượng đế.
Trong thân thể những máu, thịt và xương này, một cái gì đó hay một ai đó đang ở xa với những thứ đang tồn tại. Nó chẳng liên quan gì tới thịt, máu hay xương cả; nó là bất tử. Nó không có bắt đầu chẳng có kết thúc. Vô hình dạng, nó ở tại cốt lõi của mỗi một chúng ta. Từ bóng tối của dốt nát của bạn, tôi thúc giục bạn, mong mỏi khao khát ngọn lửa bất tử đó!
Nhưng ngọn lửa bất tử này được trá hình dưới làn khói của cái hữu tử, và do vậy chúng ta không thể nào thấy được ánh sáng. Chúng ta gặp phải khói và bước lùi lại. Nhưng người có chút ít dũng cảm hơn thì tìm kiếm thêm một chút, nhưng chỉ trong khói, và do vậy họ nữa cũng không thể đạt tới được ngọn lửa, ngọn nguồn của sự chói sáng.
Làm sao chúng ta có thể tiến hành cuộc hành trình này tới ngọn lửa đó ở bên ngoài làn khói - tới cái ta bên trong thân thể? Làm sao chúng ta có thể hiểu rõ được cái Trên ta, cái Phổ dụng? Làm sao chúng ta có thể đi tới biết cái do tự nhiên nguỵ trang, cái ẩn kín trong tự nhiên?
Tôi sẽ nói về nó trong ba giai đoạn.
Ngay chỗ đầu tiên, chúng ta đã bao bọc mình bằng những định kiến, những ý tưởng khoa trương và những triết lí giả tạo đến mức chúng ta đã tước bỏ đi của mình khả năng thấy được chân lí trần trụi. Không hiểu biết, không tìm tòi, không bất kì tò mò nào, chúng ta mang những giả thuyết nhân tạo về cuộc sống. Trong hàng nghìn năm chúng ta đã từng được dạy rằng cuộc sống là vô nghĩa, rằng nó là vô dụng và khổ. Chúng ta đã bị thôi miên tin rằng sự tồn tại của chúng ta là vô dụng, vô mục đích, đầy những buồn phiền; rằng cuộc sống phải bị coi thường, phải bị bỏ qua. Sự lặp lại thường xuyên này bóp chặt mọi thứ bao bọc quanh ta, cho nên bây giờ chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống chẳng là gì nhiều hơn sự ồn ào lớn, tiếng om sòm lớn, một ổ khổ.
Chính bởi vì khinh thường này với cuộc sống mà tất cả mọi niềm vui và tình yêu đã bị mất đi khỏi con người. Con người bây giờ chỉ là một mớ vô hình; người đó là biển cả rối loạn những buồn phiền. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên chút nào rằng, bởi những quan niệm sai lầm này, con người đã chấm dứt việc cố gắng ngẫm nghĩ về bản thân mình. Tại sao cứ cố đi tìm kiếm cái đẹp trong cái mớ xấu xí thế? Và khi người ta tin tưởng vững chắc rằng cuộc sống đơn giản có nghĩa là bị vứt đi, bị bác bỏ, thế thì ý nghĩa gì có đấy để cố gắng nhận biết nó, để cố gắng lau sạch nó và làm đẹp nó lên? Toàn bộ nỗ lực dường như là vô ích.
Thái độ của chúng ta với cuộc sống không thể là thái độ của người đang dùng phòng đợi trong ga xe lửa. Người đó biết mình chỉ ở đó một chốc lát thôi, rằng người đó sẽ rời đi ngay. Cho nên phòng đợi có quan trọng gì? Dù nó là bất kì cái gì cũng chẳng quan trọng; nó hoàn toàn không có ý nghĩa. Người đó vứt những thứ vặt vãnh và đầu mẩu thuốc lá đây đó; người đó khạc nhổ; người đó làm bẩn nó; người đó vô suy nghĩ; người đó không quan tâm tới hành vi của mình: sau rốt, người đó sẽ đi trong chốc lát. Theo cùng cách đó, chúng ta coi cuộc sống như nơi tạm bợ.
Khuynh hướng hiện thời là hỏi tại sao người ta cứ phải bận tâm với việc tìm kiếm chân lí và cái đẹp trong cuộc sống. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng cuộc sống sẽ đi tới điểm cuối trong quá trình xứng đáng, và thế thì không có lối thoát khỏi thực tại của cuộc sống. Chúng ta có thể đổi nhà, đổi thân thể, nhưng cái tinh túy của cuộc sống chúng ta vẫn còn lại với chúng ta. Đó là cái Ta, với chữ ‘T’ hoa. Hoàn toàn không có cách nào để gạt bỏ nó.
Chúng ta được hình thành bởi điều ta làm. Chung cuộc, hành động của ta tạo ra ta hay cắt xén ta. Chúng ta thay đổi các kiếp sống của mình. Chúng ta hình thành nên các kiếp sống và định khuôn cho linh hồn mình. Cách chúng ta sống và điều chúng ta làm với các kiếp sống của mình tạo nên tương lai của chúng ta. Thái độ của người ta đối với cuộc sống hướng dẫn cho con đường của linh hồn người ta: cách thức nó tiến hoá, điều cho tới nay vẫn là bí ẩn chưa biết thì nó sẽ làm sáng tỏ ra. Nếu con người nhận biết rằng thái độ của mình với cuộc sống tạo giai điệu cho tương lai mình, người đó lập tức sẽ vứt bỏ cái nhìn u tối này, rằng cuộc sống là mối bất hoà, rằng nó là vô dụng và vô nghĩa. Thế thì người đó có thể hiểu ra cái giả tạo của niềm tin rằng sự tồn tại có ngụ ý đầy lời nguyện, rằng không có sự sắp xếp hệ thống nào cho mọi vật. Thế thì người ấy có thể đi tới biết rằng mọi thứ đối lập với cuộc sống đều là phi tôn giáo.
Nhưng chúng ta được dạy việc phủ định cuộc sống nhân danh tôn giáo. Triết lí của tôn giáo bao giờ cũng là hướng cái chết, thay vì hướng tới cuộc sống. Tôn giáo thuyết giảng rằng cái tới sau cái chết mới quan trọng, những cái xảy ra trước cái chết chẳng có ý nghĩa gì dù là bất kì cái gì. Mãi cho tới nay, tôn giáo đã tôn sùng cái chết, nhưng chẳng biểu lộ kính trọng gì với cuộc sống cả. Chẳng ở đâu thấy được sự chấp nhận vui vẻ về hoa và quả sống; mọi nơi đều có níu bám ngoan cố vào hoa chết. Các kiếp sống của chúng ta là lời tán dương trên nấm mồ hoa chết!
Tiêu điểm của nghiên cứu tôn giáo bao giờ cũng là vào phía bên kia của cái chết - vào thiên đường, vào moksha, vào niết bàn - cứ dường như là điều xảy ra trước cái chết chẳng có mối quan tâm nào hết cả. Tôi muốn hỏi, nếu bạn không thể nào sống được với điều xảy ra trước cái chết, làm sao bạn có thể đối phó được với cái tới sau cuộc sống? Điều đó sẽ gần như là không thể được! Nếu chúng ta không thể nào giúp ích cho bản thân mình về những cái đang ở đây, trước cái chết, thì chúng ta chẳng bao giờ có thể chuẩn bị hay có đủ tư cách cho điều tới sau cái chết. Việc chuẩn bị cho cái chết của người ta phải được làm trong cuộc sống của người ta chứ! Nếu có thế giới khác sau cái chết, thì thế nữa chúng ta sẽ phải đương đầu với điều chúng ta đã kinh nghiệm trong cuộc sống này. Không có lối thoát hậu cho cuộc sống này, mặc cho tất cả những lời lải nhải về từ bỏ nó.
Tôi nói không có, không thể có bất kì Thượng đế nào ngoài bản thân cuộc sống này. Tôi cũng nói rằng yêu cuộc sống là sadhana của người ta, con đường tới Thượng đế của người ta. Tôn giáo chân thực là để giúp ích cho cái ta của người ta về cuộc sống. Hiểu rõ chân lí tối thượng vẫn tồn tại trong cuộc sống chính là bước thuận lợi đầu tiên hướng tới đạt giải thoát toàn bộ. Người làm lỡ cuộc sống là người chắc chắn làm lỡ mọi thứ khác.
Tuy nhiên, khuynh hướng của tôn giáo đích xác đối lập lại: vứt cuộc sống đi, từ bỏ thế giới này đi. Tôn giáo không khuyên nhủ dự tính cho cuộc sống; nó không giúp bạn hướng dẫn cuộc sống mình; nó không bảo bạn rằng bạn sẽ chỉ tìm thấy cuộc sống khi bạn sống nó, mà nó nói rằng nếu cuộc sống bạn khổ thì đấy là vì cảm nhận của bạn về cuộc sống chưa được thuần khiết. Cuộc sống có thể mưa rào hạnh phúc lên bạn nếu bạn biết cách thức đúng đắn để sống nó.
Tôi gọi tôn giáo là nghệ thuật sống. Tôn giáo không phải là cách phá hoại cuộc sống, nó là trung gian để đào sâu vào trong những bí ẩn của sự tồn tại. Tôn giáo không quay lưng lại với cuộc sống, nó đối diện trực tiếp với cuộc sống. Tôn giáo không trốn chạy khỏi cuộc sống; tôn giáo ôm choàng lấy cuộc sống hoàn toàn. Tôn giáo là việc hiểu toàn bộ về cuộc sống.
Xem như kết quả của những quan niệm sai lầm cơ bản này, chỉ người già mới biểu lộ mối quan tâm tới tôn giáo ngày nay. Bạn sẽ chỉ thấy người già ở những nơi của Thượng đế - đền đài, nhà thờ, thánh thất. Bạn sẽ không thấy bất kì thanh niên nào ở đó. Tại sao? Chỉ có một giải thích: tôn giáo của chúng ta đã trở thành tôn giáo cho người tiến tới tuổi già; nó dành cho những người bị ám ảnh bởi nỗi sợ chết, cho những người đã đến cuối đời mình, cho những người đầy lo âu về điều tới sau cái chết.
Làm sao tôn giáo dựa trên triết lí về cái chết có thể làm sáng chói lên cuộc sống được? Thậm chí sau năm nghìn năm giáo huấn tôn giáo, trái đất này vẫn đang chìm dần từ xấu sang tồi tệ. Mặc dầu không khan hiếm đền đài, thánh thất, nhà thờ, chùa chiền, tu sĩ, thầy giáo, thầy tu và những điều như thế trên hành tinh này, mọi người của nó vẫn chưa trở thành tôn giáo. Điều này là vì tôn giáo mang cơ sở giả tạo. Cuộc sống không phải là gốc rễ của tôn giáo; tôn giáo được xây dựng trên cái chết. Tôn giáo không phải là biểu tượng sống; tôn giáo là nấm mồ đá. Loại tôn giáo thiên lệch này không bao giờ có thể đem cuộc sống tới cho các kiếp sống của chúng ta.
Đâu là nguyên nhân cho tất cả những điều này?
Trong vài ngày này, tôi sẽ thảo luận về tôn giáo của cuộc sống, tôn giáo của đức tin sống - và nguyên lí cơ bản nào đó mà người bình thường chưa bao giờ được cổ vũ để khám phá ra, thậm chí cũng chẳng được bảo cho biết nữa. Trong quá khứ, những điều tối đa đã được thực hiện để ném lớp phủ lên cái qui tắc trọng yếu này của cuộc sống, để triệt đi chân lí cơ sở này. Và kết quả của sai lầm nghiêm trọng này đã phát triển thành bệnh dịch phổ quát.
Nỗ lực cơ sở của người trung bình là gì? Thượng đế chăng?
Không.
Linh hồn chăng? Không.
Chân lí chăng? Không
Cái gì là cốt lõi của con người? Cái gì là thôi thúc trong các chiều sâu của con người bình thường - trong cuộc sống của người trung bình, của người chưa bao giờ thiền, chưa bao giờ tìm kiếm linh hồn mình, chưa bao giờ trải qua bất kì cuộc hành hương tôn giáo nào?
Sùng kính chăng? Không.
Lời cầu nguyện chăng? Không.
Giải thoát chăng? Không.
Niết bàn chăng? Hoàn toàn không.
Nếu chúng ta tìm sự thôi thúc cơ sở trong người bình thường, nếu chúng ta tìm lực đứng sau cuộc sống này, chúng ta sẽ không thấy sùng kính, không Thượng đế, không lời cầu nguyện cũng không khát khao về tri thức. Chúng ta sẽ thấy cái gì đó khác ở đấy - cái gì đó đang bị thúc đẩy từ trong bóng tối, cái chưa bao giờ được đối diện một cách có ý thức, cái chưa bao giờ được ước lượng. Và cái gì đó là gì vậy? Bạn sẽ thấy cái gì nếu bạn giải phẫu và phân tích cốt lõi của con người trung bình?
Gạt con người sang bên một chút. Nếu chúng ta nhìn vào vương quốc loài vật hay cây cỏ, chúng ta sẽ thấy cái gì ở cốt lõi mọi điều? Nếu chúng ta quan sát hoạt động của cây, chúng ta sẽ thấy gì? Trưởng thành của nó dẫn tới đâu? Toàn bộ năng lượng của nó được hướng tới việc tạo ra hạt mầm mới. Toàn bộ bản thể nó đều bận tâm tới việc hình thành hạt mầm mới. Con chim đang làm gì? Con vật đang làm gì? Nếu chúng ta quan sát kĩ càng các hoạt động của tự nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có một quá trình, chỉ một quá trình toàn tâm đang tiếp diễn. Và quá trình đó là một với sáng tạo liên tục, sinh sản, việc tạo ra các tự dạng mới và khác nhau. Hoa có hạt mầm, quả có hạt mầm. Và định mệnh của hạt mầm là gì? Hạt mầm mang định mệnh trưởng thành một cây mới - và do vậy chu trình này tự lặp lại nó. Quá trình sinh sản là vĩnh hằng. Cuộc sống là lực liên tục tái sản sinh ra bản thân nó. Cuộc sống là sự sáng tạo, quá trình tự sáng tạo.
Cũng điều này là đúng cho con người. Và chúng ta đã đặt tên thánh cho quá trình này là “đam mê dục”, “dục”. Chúng ta cũng đặt thuật ngữ cho nó là “thèm khát dục.” Việc gắn nhãn này chung qui là việc đặt tên - gọi tên; nó là một loại gièm pha. Và chính bản thân sự miệt thị này đã làm ô nhiễm bầu không khí.
Thế thì, thèm khát dục là gì? Đam mê là gì? Lực được gọi là “dục” là gì?
Từ thời còn chưa được ghi nhớ, sóng đã lăn dài kế tiếp và xô vào bờ cát. Con sóng tới, vỗ bờ tan ra và rơi lùi lại. Lần nữa chúng lại vỗ vào. Chúng xô vào, chúng tranh đấu, chúng tan tác và rơi ngược lại lần nữa. Cuộc sống có thôi thúc bên trong để tiến lên, để tiến bước. Có một loại bất an trong những con sóng này, và có cả trong những con sóng của cuộc sống nữa. Có nỗ lực liên tục để đạt tới cái gì đó. Mục đích là gì? Đấy là ham muốn mãnh liệt để có được vị trí tốt hơn; nó là đam mê để đạt tới chiều cao lớn hơn. Đằng sau năng lượng chưa bao giờ hết này là bản thân cuộc sống - cuộc sống cố gắng vì cuộc sống tốt, cuộc sống cố gắng vì sự tồn tại tốt hơn.
Cũng không lâu là bao - chỉ là vấn đề của vài nghìn năm - từ khi con người lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Trước đó, chỉ có loài vật. Và cũng không lâu lắm kể từ khi loài vật đi vào hiện hữu. Trước đó nữa đã có thời không có con vật nào, khi chỉ có cây cối. Mà cây cối cũng tồn tại trên hành tinh này trong thời kì không phải là rất, rất lâu đâu. Trước đó nữa chỉ có đất đá, núi non, sông ngòi và đại dương.
Và thế giới này của đất đá, núi non, sông ngòi và đại dương bất ổn vì cái gì vậy? Nó đã cố gắng để tạo ra cây cối. Và dần dần, cứ dần dần thế, cây cối đi vào sự tồn tại. Sinh lực đã biểu lộ bản thân nó theo hình dạng mới. Thế rồi trái đất được bao phủ với rau cỏ. Nó tiếp tục đem tới cuộc sống; nó tiếp tục sinh sản: đơm hoa và kết trái.
Nhưng cây cối cũng bất ổn. Chúng không thoả mãn với bản thân mình nữa; thôi thúc bên trong cũng về cái gì đó cao hơn; chúng háo hức để tạo ra con vật và chim chóc. Thế rồi con vật và chim chóc đi vào hiện hữu và chiếm lĩnh hành tinh này trong nhiều thời đại. Nhưng con người chưa có trong tầm nhìn. Và ấy thế mà con người bao giờ cũng có đó, vốn có trong con vật, cố gắng phá vỡ rào chắn, cố gắng được sinh ra. Thế rồi, trong đúng quá trình, con người đi vào sự tồn tại.
Bây giờ, về con người thì sao? Con người gắng sức không ngừng để tạo ra cuộc sống mới. Và chúng ta đã đặt tên cho khuynh hướng này là “dục”; chúng ta đã gọi nó là “đam mê dục”, “thèm khát dục.” Nhưng ý nghĩa của thèm khát dục này là gì?
Thôi thúc cơ sở là để sáng tạo, để tạo ra cuộc sống mới. Bản thân cuộc sống không muốn kết thúc. Nhưng nó tất cả là để làm gì? Liệu có thể là con người, từ bên trong, đang cố gắng đem tới con người tốt hơn, dạng cao hơn của bản thân mình không? Liệu có thể là cuộc sống được trông đợi còn tốt hơn nhiều so với bản thân con người không? Các hiền nhân từ Nietzsche tới Aurobindo, từ Patanjali tới Bertrand Russell đều đã nuôi dưỡng một hình ảnh trong tâm điểm của trái tim họ, giấc mơ về cách thức con người cao siêu hơn họ sẽ tới - siêu nhân. Họ đã hỏi cách thức sinh linh khác, tốt hơn con người, có thể được tạo ra.
Chúng ta đã chủ tâm kết án thôi thúc để sinh sản trong hàng nghìn năm. Thay vì chấp nhận nó, chúng ta đã gièm pha nó. Chúng ta đã dìm nó xuống chỗ thấp nhất có thể được. Chúng ta đã giấu giếm nó và giả vờ nó không có đó, cứ dường như là không có chỗ cho nó trong cuộc sống, không có chỗ cho nó trong bố trí mọi vật.
Chân lí là ở chỗ không có gì sống động hơn thôi thúc này. Và nó nên được đặt vào đúng chỗ. Con người đã không giải phóng bản thân mình khỏi nó bằng việc che đậy nó và bằng việc chà đạp nó; ngược lại, người đó đã dấn sâu bản thân mình vào nó thậm chí còn nhiều hơn. Kìm nén này đã nhường chỗ cho kết quả đối lập mà người ta trông đợi từ đó.
Tưởng tượng người mới học đi xe đạp. Đường có thể lớn và rộng thênh thang, nhưng nếu có tảng đá nhỏ nằm bên đường thì người đi xe sẽ sợ hãi và người đó sẽ đâm sầm vào tảng đá đó. Có cơ hội một phần trăm để người đó đâm vào tảng đá đó - thậm chí người mù, trong mọi khả năng, cũng đi qua nó một cách an toàn - nhưng bởi vì nỗi sợ của mình mà người đi xe chỉ nhận biết có tảng đá đó. Tảng đá hiện ra lù lù trong tâm trí người đó và con đường biến mất với người đó. Người đó bị thôi miên bởi hòn đá đó, bị hút vào nó, và cuối cùng người đó đâm vào nó. Người đó đụng với chính cái vật mà người đó đã làm đến mức tối đa để mình khỏi đụng vào nó.
Con đường lớn và rộng thênh thang, vậy làm sao người này gặp tai nạn?
Nhà tâm lí Coué nói rằng tâm trí trung bình bị cai quản bởi Luật hiệu quả ngược. Chúng ta đụng với chính cái mà chúng ta cố gắng cứu mình khỏi đụng nó bởi vì đối tượng của nỗi sợ của chúng ta trở thành trung tâm cho ý thức của chúng ta. Theo cùng cách này, con người đã cố gắng cứu mình khỏi dục trong năm nghìn năm qua. Và kết quả là ở chỗ mọi nơi, trong mọi xó xỉnh ngóc ngách, người đó bị dục đương đầu với - trong tất cả các dạng khác nhau của nó. Luật hiệu quả ngược đã tóm bắt linh hồn con người.
Bạn chưa bao giờ quan sát rằng tâm trí bị lôi kéo tới và bị thôi miên bởi chính cái mà nó đang cố gắng tránh sao? Những người dạy cho con người chống lại dục hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm cho người đó nhận biết thế về dục. Dâm dục quá mức tồn tại trong con người có thể bị qui lỗi do các giáo lí hư hỏng.
Ngày nay chúng ta sợ thảo luận dục. Tại sao chúng ta sợ đến chết về chủ đề này vậy? Đấy là vì điều phỏng đoán rằng con người có thể trở thành thèm khát dục chỉ bởi việc nói về dục. Cách nhìn này hoàn toàn sai. Sau rốt, có khác biệt bao la giữa dục và dâm dục. Xã hội chúng ta sẽ chỉ được tự do khỏi con ma dục khi chúng ta phát triển lòng dũng cảm để nói về dục theo một cách hợp lí và lành mạnh.
Chính là chỉ bằng hiểu biết dục trong tất cả các khía cạnh của nó mà chúng ta sẽ có khả năng siêu việt lên trên dục. Bạn không thể giải phóng bản thân mình khỏi vấn đề bằng việc nhắm mắt với nó. Chỉ người điên mới nghĩ kẻ thù của mình sẽ tan biến nếu người đó nhắm mắt lại. Đà điểu trong sa mạc nghĩ theo cách này. Đà điểu rúc đầu vào trong cát và, vì nó không thể thấy kẻ thù, nên nó nghĩ kẻ thù không có đó. Loại logic này còn dung thứ được trong trường hợp con đà điểu, nhưng với con người điều đó không thể dung thứ được.
Liên quan tới dục con người hành xử chẳng khá gì hơn đà điểu cả. Người đó nghĩ rằng bằng việc nhắm mắt lại, bằng việc bỏ qua nó, dục sẽ biến mất. Nếu phép mầu như vậy có thể xuất hiện, thì cuộc sống quả thực sẽ rất dễ dàng. Nhưng hỡi ôi, chẳng có gì biến đi chỉ bởi việc kéo bức mành xuống. Trái lại, đây là bằng chứng rằng chúng ta sợ dục, rằng hấp dẫn của nó còn mạnh hơn kháng cự của chúng ta. Bởi vì chúng ta cảm thấy chúng ta không thể nào chinh phục được dục nên chúng ta nhắm mắt lại với nó.
Nhắm mắt lại là dấu hiệu của yếu đuối, và toàn thể nhân loại mặc cảm về điều đó. Mà không chỉ con người rành rành nhắm mắt với dục, người đó còn đi vào trong vô vàn xung đột bên trong với nó. Kết quả tàn phá của cuộc chiến này với dục cũng được biết quá rõ không cần kể ra ở đây. Chín mươi tám phần trăm bệnh tinh thần, bệnh thần kinh, là do kìm nén dục. Chín mươi chín phần trăm phụ nữ chịu đựng chứng quá kích động và những bệnh có liên quan đều chịu từ các rối loạn về dục. Lí do chính của sợ hãi, hoài nghi, lo âu, căng thẳng và suy nhược trên con người đương đại, là do sức ép của đam mê. Con người đã quay lưng lại với thôi thúc mạnh mẽ và cố hữu. Không có nỗ lực để hiểu dục, chúng ta phải nhắm mắt với nó vì sợ hãi. Và kết quả quả thực là thảm hoạ.
Để thấy chân lí của điều này, con người chỉ cần duyệt qua văn chương của mình, tấm gương của tâm trí mình. Nếu người từ mặt trăng hay từ sao Hoả mà có tới đây và xem qua văn chương của chúng ta, có đọc sách của chúng ta và thơ của chúng ta, có xem tranh vẽ của chúng ta, người đó sẽ ngạc nhiên. Người đó sẽ tự hỏi tại sao tất cả mọi nghệ thuật và văn chương của chúng ta lại đặt trọng tâm vào quanh dục.
“Tại sao tất cả những thơ ca, tiểu thuyết, tạp chí và câu chuyện của con người lại bão hoà với dục thế? Tại sao có đàn bà bán khoả thân trên mọi trang bìa tạp chí? Tại sao mọi phim đều có liên quan tới thèm khát dục?” người đó sẽ hỏi.
Người đó sẽ phân vân. Vị khách vũ trụ này sẽ tự hỏi tại sao con người chẳng nghĩ gì khác ngoài dục. Người đó sẽ thậm chí còn lẫn lộn hơn nữa nếu người đó gặp một người và nói chuyện với người ấy, bởi vì người này sẽ cố gắng, sẽ cố gắng rất vất vả, để gây ấn tượng cho người đó rằng người ấy hoàn toàn hồn nhiên về sự tồn tại của dục. Người này sẽ nói về linh hồn, về Thượng đế, về thiên đường, về sự giải thoát, nhưng người ấy sẽ không nói một lời về dục, mặc dầu toàn bộ con người người ấy sẽ tràn đầy với những ý tưởng về dục. Vị khách vũ trụ sẽ bị sững sờ mà biết rằng con người đã từng phát minh ra cả nghìn lẻ một phương sách để làm hài lòng một ham muốn mà không một hơi thốt ra.
Tôn giáo hướng cái chết của con người đã làm cho con người mang tâm trí dục. Và điều đó đã làm hư hỏng người đó theo góc độ khác nữa. Nó chỉ cho người đó cái cực đỉnh vàng son của vô dục, của brahmacharya, nhưng chẳng cho người đó hướng dẫn nào trong việc có được chỗ đứng chân trên bậc thang thứ nhất, trong việc hiểu biết điều cơ sở, trong hiểu biết dục.
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận dục và hiểu nó; chúng ta phải hiểu kĩ thôi thúc cơ bản này. Chỉ thế thì chúng ta mới có thể cố gắng siêu việt lên nó, thăng hoa nó, để cho chúng ta có thể đạt tới trạng thái vô dục. Không có hiểu biết sinh lực cơ sở này trong tất cả mọi hình thái và khía cạnh của nó, thì tất cả mọi nỗ lực của con người để kìm hãm và đè nén nó sẽ chỉ giúp cho người đó thoái hoá vào trong ốm yếu và mất trí rời rạc. Nhưng chúng ta không tập trung vào bệnh tật cơ sở, chúng ta phun lên tư tưởng cao về vô dục. Con người chưa bao giờ ốm yếu thế, thần kinh thế, cùng quẫn thế hay bất hạnh thế. Con người đã hoàn toàn bị hư hỏng. Người đó bị đầu độc tận gốc rễ.
Có lần tôi đi qua một bệnh viện. Tôi đọc tấm biển, “Một người bị bọ cạp đốt đã được chữa trị ở đây. Anh ta đã được chữa khỏi trong một ngày và được cho về.”
Một tấm biển nữa viết là, “Một người bị rắn cắn. Anh ta đã được điều trị và đã về nhà, khoẻ mạnh và tráng kiện, trong ba ngày.”
Tấm biển thứ ba viết là, “Một người bị chó dại cắn. Anh ta đã được điều trị trong mười ngày qua và sẽ bình phục ngay thôi.”
Thế rồi cũng có tấm biển thứ tư. “Một người bị một người cắn,” nó nói, “Chuyện đã nhiều tuần trước đây. Anh ta bất tỉnh và có một cơ hội mong manh cho việc phục hồi anh ta.”
Tôi ngạc nhiên. Cái cắn của con người lại có thể độc đến thế sao?
Nếu chúng ta có tính quan sát, chúng ta sẽ thấy rằng nhiều chất độc đã tích luỹ trong con người. Có lẽ đấy là vì ông bác sĩ lang băm của anh ta, nhưng lí do trước nhất là việc anh ta từ chối chấp nhận cái là tự nhiên trong mình, anh ta từ chối chấp nhận con người nền tảng của mình. Chúng ta đã cố gắng kiềm chế và vô hiệu hoá thôi thúc bẩm sinh của mình một cách vô vọng; không nỗ lực nào được thực hiện để biến đổi chúng, để nâng cao chúng. Chúng ta đã tự buộc mình kiểm soát năng lượng đó theo cách sai lầm. Năng lượng đó đang sôi sục trong chúng ta giống như dung nham nóng chảy; nó bao giờ cũng đẩy ra từ bên trong: nếu chúng ta không cẩn thận, nó có thể lật đổ chúng ta vào bất kì khoảnh khắc nào. Và bạn có biết điều gì xảy ra khi nó kiếm được lối mở nhỏ nhất không?
Tôi sẽ minh hoạ bằng một thí dụ:
Một chiếc máy bay gặp phải tai nạn. Bạn ở gần đó và bạn chạy xô tới để xem. Câu hỏi đầu tiên tới trong tâm trí bạn khi bạn thấy một xác người trong đống vỡ vụn là gì?
“Người này là người Hindu giáo hay Hồi giáo?” Không.
“Người này là người Ấn Độ hay Trung quốc?” Không.
Trong một phần giây, đầu tiên và trước nhất, bạn sẽ nhìn xem liệu cái xác đó là của đàn ông hay đàn bà.
Bạn có nhận biết tại sao câu hỏi này lại nảy ra trong tâm trí trước nhất không? Đấy là vì dục bị kìm nén đấy. Chính do kìm nén về dục làm cho bạn ý thức thế về khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Bạn có khả năng quên đi tên tuổi, khuôn mặt hay quốc tịch của ai đó - nếu tôi đã gặp bạn, tôi có thể quên tên bạn, khuôn mặt bạn, tính tình bạn, tuổi tác bạn, địa vị bạn, mọi thứ về bạn - nhưng bạn không bao giờ quên giới tính của một người, bạn không bao giờ quên liệu ai đó là nam hay nữ. Bạn đã bao giờ có bất kì hoài nghi nào rằng người bạn đã nói chuyện với, cứ giả sử, trên chuyến tầu hoả đi Delhi năm ngoái, là đàn ông không?
Tại sao? Khi bạn quên mất mọi thứ khác về một người, thì sao bạn không thể xoá đi cái khía cạnh đó trong kí ức mình? Chính bởi vì nhận biết về giới tính đã bắt rễ vững chắc trong tâm trí con người, trong quá trình suy nghĩ của người đó. Dục bao giờ cũng hiện diện, bao giờ cũng tích cực.
Cả xã hội chúng ta lẫn hành tinh chúng ta chưa bao giờ có thể được lành mạnh chừng nào bức màn sắt này, khoảng cách này vẫn còn tồn tại giữa đàn ông và đàn bà. Con người không thể nào an bình với bản thân mình chừng nào ngọn lửa cháy bỏng này vẫn còn bùng lên bên trong người đó, chừng nào người đó vẫn còn ngồi chặt lên nó. Người đó phải cố gắng kìm nén nó mọi khoảnh khắc trong mọi ngày. Ngọn lửa này đang thiêu đốt chúng ta. Nó làm cháy sém chúng ta. Nhưng thậm chí như vậy, chúng ta cũng không được chuẩn bị để đối diện với nó, không được chuẩn bị để nhìn vào nó.
Ngọn lửa này là gì?
Nó không phải là kẻ thù, nó là người bạn. Bản chất của ngọn lửa này là gì?
Tôi muốn nói với bạn rằng một khi bạn biết ngọn lửa này thì nó sẽ không còn là kẻ thù nữa, nó sẽ trở thành người bạn. Nếu bạn hiểu ngọn lửa này, nó sẽ không thiêu đốt bạn. Nó sẽ sưởi ấm gia đình bạn, nó sẽ nấu ăn cho bạn, và nó cũng sẽ trở thành người bạn đời của bạn.
Điện đã chớp loé lên trong bầu trời từ hàng triệu năm nay. Đôi khi nó giết chết người, nhưng chẳng ai nghĩ rằng chính cùng năng lượng này một ngày nào đó sẽ làm quạt chạy và sáng đèn trong nhà. Không ai có thể hình dung ra những khả năng này. Nhưng ngày nay điện này đã trở thành bạn chúng ta. Làm sao? Nếu như chúng ta nhắm mắt lại với nó, chúng ta sẽ không bao giờ thăm dò được bí mật của nó, chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng được nó; nó sẽ vẫn còn là kẻ thù của chúng ta, nó bao giờ cũng sẽ là đối tượng của sợ hãi. Nhưng con người đã lấy thái độ thân thiện với điện. Con người đem nó theo mình để hiểu nó, để biết nó, và dần dần, tình bạn lâu dài đã phát triển. Nếu như điều đó không xảy ra, chúng ta sẽ khó mà có khả năng quản lí ngày nay.
Dục ở bên trong con người, dục tính người đó, thậm chí còn sống động hơn điện. Một nguyên tử vật chất nhỏ bé tiêu huỷ toàn bộ một trăm nghìn người ở thành phố Hiroshima, nhưng một nguyên tử của năng lượng con người cũng có thể tạo ra cuộc sống mới, con người mới! Dục còn mạnh hơn bom nguyên tử. Bạn đã bao giờ nghĩ về những khả năng vô hạn của lực này chưa, về cách thức chúng ta có thể biến đổi nó tốt hơn cho nhân loại? Một cái phôi có thể trở thành một Gandhi, một Mahavira, một Phật, một Christ. Một Einstein có thể tiến hoá ra từ nó; một Newton có thể biểu lộ trong nó. Một nguyên tử nhỏ vô hạn của năng lượng dục có một người xuất chúng như Gandhi biểu lộ trong nó!
Nhưng thậm chí chúng ta không thiên về việc hiểu dục. Chúng ta phải tập trung lòng dũng cảm lớn lao ngay cả vào việc nói về nó cho công luận. Loại nỗi sợ nào làm khó chịu chúng ta, để cho chúng ta không được chuẩn bị hiểu cái lực sinh ra toàn bộ thế giới này? Nỗi sợ này là gì? Tại sao dục làm chúng ta hoảng hốt thế?
Mọi người đều bị choáng váng khi tôi nói về dục tại cuộc họp đầu tiên tháng trước ở Bombay. Tôi đã nhận được nhiều bức thư phẫn nộ yêu cầu tôi đừng nói theo kiểu này, những bức thư nói tôi không nên nói về chủ đề này chút nào. Tôi tự hỏi tại sao người ta lại không nên thảo luận về chủ đề này? Khi thôi thúc này là đã có bẩm sinh trong chúng ta, tại sao chúng ta không nên nói về nó? Chừng nào mà chúng ta còn chưa có thể hiểu được hành vi của nó, chưa thể phân tích nó, làm sao chúng ta có thể hi vọng nâng nó lên bình diện cao hơn? Bằng việc hiểu nó chúng ta có thể biến đổi nó, chúng ta có thể chinh phục nó, chúng ta có thể chế ngự nó. Chừng nào điều đó còn chưa xảy ra, chúng ta sẽ chết đi và chúng ta vẫn không thể có khả năng giải phóng mình khỏi nắm giữ của dục.
Quan điểm của tôi là ở chỗ những người cấm nói về dục là cùng một giuộc với những người đã đẩy nhân loại vào vực thẳm dục. Những người sợ hãi về dục, và do đó đã tự thuyết phục mình là vô tội về dục, là những người mất trí. Họ đồng loã làm cho toàn bộ thế giới thành nhà thương điên khổng lồ.
Tôn giáo liên quan tới việc biến đổi năng lượng của con người. Tôn giáo nhằm vào việc tích hợp bản thể bên trong của con người - cả khát vọng trong trắng của mình và thôi thúc cơ sở. Cũng đúng là tôn giáo nên hướng dẫn con người từ chỗ thấp hơn lên chỗ cao hơn, từ bóng tối ra ánh sáng; đến cái thực từ cái không thực, đến cái vĩnh hằng từ cái phù du.
Nhưng để tìm kiếm đâu đó người ta phải biết điểm bắt đầu. Chúng ta phải bắt đầu từ nơi ta đang ở; điều bắt buộc là chúng ta phải biết chỗ này trước hết. Và điều này còn quan trọng vào lúc này hơn là chỗ chúng ta muốn tới. Trong hoàn cảnh này, dục là sự kiện, là thực tại; dục là điểm bắt đầu. Nhưng Thượng đế thì sao? Thượng đế ở xa nơi đây. Chúng ta có thể đạt tới chân lí của Thượng đế chỉ bằng việc hiểu biết điểm bắt đầu của cuộc hành trình; ngoài ra chúng ta không thể nào di chuyển được một tấc. Chúng ta sẽ bị lạc. Chúng ta sẽ cứ trên vòng quay ngựa gỗ, chẳng đi đâu cả.
Khi tôi nói với bạn trong lần gặp gỡ đầu tiên của chúng ta, tôi có thể cảm giác thấy các bạn không được chuẩn bị để đối diện với những thực tại của cuộc sống. Thế thì chúng ta có thể làm gì thêm nữa, nếu có? Chúng ta có thể đạt tới điều gì? Thế thì tất cả sự làm rùng beng này về Thượng đế và linh hồn chẳng có nghĩa gì cả. Nó tất cả đều là trống rỗng sức thuyết phục; nó tất cả chỉ là lời nói giả dối.
Chỉ bằng cách thu được tri thức thực về cái gì đó chúng ta mới có thể vươn lên trên nó. Trong thực tế, tri thức là sự siêu việt. Và trước hết, một sự kiện phải được hiểu thấu hoàn toàn: con người được sinh ra từ dục. Toàn bộ con người của người đó tồn tại bởi vì việc thực hành dục. Con người tràn đầy với năng lượng dục. Năng lượng của bản thân cuộc sống là năng lượng của dục.
Năng lượng dục này là gì? Tại sao nó lại là sự rối loạn mạnh thế trong các kiếp sống chúng ta? Tại sao nó lại lan tràn khắp toàn bộ con người chúng ta? Tại sao các kiếp sống của chúng ta lại cứ xoay quanh nó, thậm chí cho tới cuối? Nguồn gốc của thôi thúc này là gì?
Hiền nhân và các nhà tiên tri đã hạ thấp dục trong hàng nghìn năm nay, nhưng con người vẫn không bị thuyết phục. Với các hiền nhân họ đã thuyết giảng rằng chúng ta không nên theo dục, rằng chúng ta nên xua đuổi tất cả những ý nghĩ về nó và tất cả mọi ham muốn về nó để được thoát khỏi maya, thoát khỏi thế giới ảo vọng - ấy vậy mà con người vẫn không có khả năng phá vỡ cái xiềng xích đó. Bạn không thể nào gạt bỏ dục kiểu thế này; cách tiếp cận này là sai.
Bất kì khi nào tôi gặp gái mãi dâm họ chẳng bao giờ nói về dục cả. Họ hỏi về linh hồn, và về Thượng đế. Tôi cũng gặp nhiều thầy tu và nhà sư, và bất kì khi nào chúng tôi một mình họ đều chẳng hỏi gì khác hơn dục. Tôi ngạc nhiên biết rằng các thầy tu, người bao giờ cũng thuyết giảng chống dục, dường như bị nó làm cho say đắm. Họ tò mò về nó và bị rối loạn vì nó; họ có phức cảm tinh thần này về nó, ấy vậy mà họ cứ thuyết giáo về tôn giáo và về bản tính con vật trong con người. Và dục tự nhiên thế.
Chúng ta đã không muốn mà cũng không cố gắng để hiểu vấn đề này. Chúng ta chưa bao giờ đào sâu vào trong nguyên do sao lại có hấp dẫn lớn thế tới dục.
Ai dạy bạn về dục?
Toàn thế giới đều chống lại việc dạy về nó. Bố mẹ cảm thấy con cái không nên được phép biết về nó, và các thầy giáo cũng đồng ý. Kinh sách nói cùng điều đó. Không có trường phổ thông hay đại học nào dạy về chủ đề dục; mọi viện học đều cấm đoán tri thức về nó. Nhưng trong thời thanh niên, thanh niên đều tìm thấy cho mình rằng toàn bộ con người mình, prana của mình, tràn đầy với khát khao về dục. Thế thì sự thận trọng của tuổi già thất bại. Và dục thắng.
Làm sao điều này xảy ra? Chân lí và tình yêu đều được thuyết giảng, nhưng các giáo huấn không đứng vững; chúng tỏ ra mỏng manh.
Dục bắt rễ chắc chắn trong cốt lõi con người chúng ta, nhưng nó bỏ neo ở đâu? Đâu là trung tâm của lực kéo tự nhiên này, của lực kéo này mạnh thế, sâu sắc thế? Có bí ẩn nằm ở đó. Và cần phải nhận ra bí ẩn trước hết; chỉ thế thì chúng ta mới có thể vượt qua nó được.
Về cơ bản, điều chúng ta cảm thấy như là sự hấp dẫn đối với dục lại không phải là hấp dẫn về dục chút nào.
Sau mọi hành động cực thích, con người cảm thấy tiêu tán, trống rỗng, chán nản. Người đó lấy làm tiếc, với dày vò của chứng ợ nóng. Người đó nghĩ tới việc tránh thực hành này trong tương lai. Cho nên, cái gì là nguồn gốc của trạng thái này của tâm trí? Đấy là vì ham muốn về cái gì đó khác, và không chỉ về sự hài lòng thể chất.
Con người thông thường không thể đạt tới những chiều sâu của bản thể mình mà người đó đạt tới trong việc hoàn thành tình dục. Trong quá trình thông thường của cuộc sống mình, trong thường lệ hàng ngày của mình, con người có đủ loại kinh nghiệm - người đó đi chợ, làm kinh doanh, kiếm sống - nhưng giao hợp để lộ ra cái sâu sắc nhất của các kinh nghiệm cho người đó. Và kinh nghiệm này có những chiều tôn giáo sâu xa: tại đó, con người vượt ra ngoài bản thân mình; tại đó, người đó siêu việt lên bản thân mình.
Hai điều xảy ra cho người đó trong những chiều sâu đó.
Thứ nhất, trong giao hợp bản ngã biến mất. Vô ngã được tạo ra. Trong chốc lát, không có “tôi”; trong chốc lát, người ta không nhớ tới bản thân mình. Bạn có biết rằng cái “tôi” cũng tan biến hoàn toàn trong kinh nghiệm về tôn giáo, rằng trong tôn giáo bản ngã cũng tan biến trong cái không không? Trong dục bản ngã cũng mờ đi. Cực thích là một trạng thái của việc xoá cái ngã đi.
Điều thứ hai về kinh nghiệm dục là ở chỗ thời gian được tháo ra trong chốc lát. Vô thời gian được tạo ra. Như Jesus Christ đã nói về samadhi, “Sẽ không còn thời gian nữa.”
Trong cực thích, cảm giác về thời gian là không tồn tại. Không có quá khứ, không tương lai; chỉ có khoảnh khắc hiện tại. Hiện tại không phải là một phần của thời gian; hiện tại là vĩnh hằng.
Đây là lí do thứ hai mà con người háo hức thế về dục. Thèm muốn không phải về thân thể phụ nữ đối với đàn ông hay ngược lại, đam mê là về cái gì đó khác: về vô ngã, về vô thời gian.
Cực đỉnh dục này chỉ kéo dài một khoảnh khắc, nhưng với khoảnh khắc ngắn ngủi này con người mất đi một khối lượng năng lượng và sinh lực đáng kể và mất mát đó để lại xót thương về sau. Trong một số loài vật, con đực chết ngay sau hành động giao cấu. Một giống côn trùng đặc biệt ở châu Phi có thể thực hiện hành động này chỉ một lần; năng lượng của nó suy sụp và nó qua đời trong chính bản thân hành động đó. Không phải là con người không nhận biết rằng giao hợp làm giảm đi sức mạnh của mình, làm bớt đi năng lượng mình và đem cái chết tới gần hơn. Sau mỗi kinh nghiệm người đó lại tiếc nuối đam mê, nhưng trong một khoảng thời gian ngắn người đó lại cảm thấy đam mê trở lại. Chắc chắn là có nhiều ý nghĩa sâu sắc cho hình mẫu của hành vi này hơn là con mắt gặp gỡ.
Có mức độ tinh tế cho kinh nghiệm dục hơn cái thường lệ thể chất đơn thuần. Mức độ đó là tôn giáo về bản chất. Để hiểu kinh nghiệm này bạn phải rất chú ý. Nếu bạn không thể hiểu thấu ý nghĩa của kinh nghiệm này, bạn sẽ sống và chết chỉ trong mỗi mình dục.
Tia chớp loé lên trong bóng tối của buổi đêm, nhưng bóng tối không phải là một phần của tia chớp. Mối quan hệ duy nhất giữa hai điều này là ở chỗ tia chớp chỉ nổi bật ra trong đêm, chỉ trong bóng tối. Và cũng điều đó đúng cho dục. Có sự hiểu rõ, niềm hồ hởi, ánh sáng sáng lên trong dục, nhưng hiện tượng đó không phải từ bản thân dục. Mặc dầu nó có liên quan tới dục, nó chỉ là sản phẩm phụ. Ánh sáng sáng lên trong cực thích thì siêu việt lên trên dục; nó tới từ cõi bên kia. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ kinh nghiệm này về cõi bên kia chúng ta có thể vươn lên trên dục. Ngoài ra, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể thế được.
Những người chống đối dục một cách mù quáng sẽ chẳng bao giờ có khả năng đánh giá được hiện tượng này trong đúng viễn cảnh của nó. Họ sẽ chẳng bao giờ có khả năng phân tích nguyên nhân của ham muốn vô độ về dục, của sự thèm muốn sâu sắc này về dục. Điều tôi muốn nhấn mạnh là ở chỗ sức kéo mạnh mẽ và luôn diễn ra này hướng tới dục là để hiểu tạm thời về samadhi.
Bạn có thể giải thoát bản thân mình khỏi dục nếu bạn có thể học cách đạt tới samadhi không cần dục. Nếu một người muốn có một mặt hàng giá một nghìn ru pi mà được chỉ cho chỗ người ta có thể có được mặt hàng đó cho không, thì người đó sẽ thành người bất bình thường nếu người đó cứ ra chợ để mua nó đắt thế. Nếu một người có thể được chỉ cho cách người đó có thể đạt tới cùng niềm cực lạc mà người đó tìm tới từ dục bằng phương tiện khác nào đó và với mức độ lớn hơn nhiều, thì tâm trí người đó sẽ tự động dừng việc xô đẩy về dục; tâm trí người đó sẽ bắt đầu chạy đua theo hướng khác.
Con người có hiểu biết đầu tiên về samadhi trong kinh nghiệm dục. Nhưng dục là chuyện đắt đỏ, thực sự là chuyện rất đắt đỏ. Mà nó cũng không kéo dài lâu hơn một khoảnh khắc; sau cực đỉnh tạm thời, chúng ta lại trở về với vị trí gốc. Trong một giây, chúng ta đạt tới bình diện khác của sự tồn tại; trong một giây, chúng ta trèo lên đỉnh của sự thoả mãn mênh mông. Cái đà này hướng tới cực đỉnh, nhưng chúng ta đã khó mà tiến lên một bước khi chúng ta rơi trở lại cơ sở ban đầu. Một con sóng mong mỏi đạt tới bầu trời, nhưng nó khó mà vươn lên có thể thấy được khi nó đã bắt đầu rơi xuống. Chúng ta cũng thế. Chính là vì cực lạc đó, niềm vui đó, hiểu biết đó, mà chúng ta tích luỹ năng lượng từng lúc một và rồi lại bắt đầu đi lên. Chúng ta gần như chạm tới bình diện tinh tế hơn đó, cõi giới cao hơn đó, nhưng lần nữa chúng ta rơi trở lại vào vị trí gốc của mình, giảm đi một khối lượng năng lượng và sức mạnh đáng kể.
Chừng nào tâm trí con người vẫn còn chìm ngập trong dòng sông dục này thì người đó sẽ vẫn cứ lặp lại việc dâng lên và rơi xuống mãi. Cuộc sống là lực đẩy liên tục hướng tới vô ngã, hướng tới vô thời gian - dù có ý thức hay vô ý thức. Ham muốn mãnh liệt của con người là để biết cái ta thực của nó, để biết chân lí, để biết nguồn gốc nguyên thuỷ, vĩnh hằng, vô thời gian - để hợp nhất với cái ở bên ngoài thời gian, để đạt tới vô ngã thuần khiết. Chính là để thoả mãn ham muốn bên trong vô ý thức này của linh hồn mà thế giới vẫn quay xung quanh cái trục về dục.
Nhưng làm sao chúng ta có thể hiểu hay phát triển được bất kì loại quan hệ nào với hiểu biết này nếu chúng ta tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của hiện tượng tự nhiên, bên trong và bao hàm tất cả. Khi chúng ta đối lập với dục dữ dội như chúng ta đang làm, dục trở thành trung tâm của ý thức chúng ta: chúng ta không thể nào giải phóng mình khỏi nó được; chúng ta trở thành bị xiềng xích vào nó. Luật hiệu quả ngược phát huy tác dụng và chúng ta trở nên bị gắn với nó. Chúng ta cố gắng chạy trốn khỏi dục, nhưng chúng ta càng cố gắng gạt bỏ bản thân mình khỏi nó, chúng ta lại càng trở nên bị dính líu vào trong nó.
Một người ốm. Bệnh của anh ta là ở chỗ anh ta cảm thấy rất đói, nhưng trong thực tế anh ta chẳng có bệnh gì hết cả. Anh ta đã đọc thấy rằng phủ nhận cuộc sống là con đường tới giải thoát. Anh ta đã đọc thấy rằng nhịn ăn là tôn giáo và rằng ăn là tội lỗi. Anh ta cũng đã được bảo rằng ăn là bạo hành và mâu thuẫn với các giáo huấn về không bạo hành.
Nhưng, anh ta càng nghĩ về ăn là tội lỗi thì anh ta càng kìm nén cơn đói của mình. Và cơn đói tự khẳng định nó theo mức độ tương đương. Anh ta quen nhịn ăn ba hay bốn ngày và thế rồi, ngày tiếp đó, anh ta sẽ ăn bất kì cái gì và mọi thứ, giống như kẻ háu ăn. Sau khi ăn anh ta cảm thấy tiếc vì việc nuốt lời nguyền - thêm nữa, ăn nhiều quá có phản ứng riêng của nó - và thế rồi, có một mình, anh ta sẽ có một đợt nhịn ăn khác. Và lại thế, sau đó, anh ta sẽ ăn trong một thời gian.
Cuối cùng anh ta quyết định không thể nào cứ theo con đường phải trong khi anh ta sống ở nhà, và do vậy anh ta từ bỏ thế giới, đi vào rừng, trèo lên núi và tìm thấy một cái hang cô tịch. Người thân ở nhà đều buồn rầu, và vợ anh ta, cứ cho là anh ta phải đã vượt qua được bệnh ăn của mình trong nơi ẩn dật, đã gửi cho anh ta một bó hoa. Cô ấy chúc anh ta sớm bình phục và nhanh chóng trở về.
Người này đáp lại với bức thư ngắn, “Cám ơn em lắm vì những đoá hoa. Chúng rất ngon.” Người này đã ăn tất cả hoa. Chúng ta không thể nào hình dung ra được một người ăn hoa thay vì ăn thức ăn, nhưng chúng ta đã không tiến hành sadhana cho việc nhịn ăn, giống như người này đã làm. Tất nhiên, những người đã tận tình cho việc ăn quả thực sẽ có khả năng hiểu được tình huống này rất rõ. Theo ít nhiều tỉ lệ tương tự, mọi người đều có dính líu với dục.
Con người đã bắt đầu cuộc chiến chống lại dục. Và kết quả của cuộc chiến này với dục thì khó xác minh cho đúng.
Đồng dục có tồn tại ở nơi nào ngoài cái gọi là xã hội văn minh của con người không? Thổ dân sống trong những vùng lạc hậu không thể nào hình dung được đàn ông lại đi giao hợp với đàn ông khác. Tôi đã ở với người bộ lạc, và khi tôi kể cho họ rằng dân tộc văn minh thực hành điều này, họ lấy làm sửng sốt; họ không thể nào tin được điều đó. Nhưng ở phương Tây có những câu lạc bộ đồng dục, và có những hiệp hội công bố rằng sẽ là không dân chủ nếu cấm đoán việc đồng dục khi biết bao nhiêu người đang thực hành điều đó. Họ tuyên bố rằng việc cấm đồng dục theo luật là việc vi phạm quyền con người cơ bản, rằng đấy là trò lừa gạt của đa số lên thiểu số. Tâm tính đã làm phát sinh ra hoạt động đồng dục là kết quả của cuộc chiến với dục.
Mãi dâm cũng tồn tại theo tỉ lệ trực tiếp với văn minh hoá xã hội. Bạn đã bao giờ suy nghĩ về cách thức các thể chế mãi dâm đi vào hiện hữu ngay chỗ đầu tiên chưa? Bạn có thể tìm được gái mãi dâm trong vùng đồi núi của các dân bộ lạc không, trong những nơi định cư xa xôi không? Không thể được. Những người này thậm chí không thể nào hình dung ra được có những đàn bà bán đi trinh tiết của mình, người qua giao hợp để được thù lao. Nhưng việc buôn bán trong dục này đã phát triển cùng với tiến bộ của nền văn minh của con người. Đây chính là hành động ăn hoa đấy. Và chúng ta sẽ vẫn còn ngạc nhiên hơn nữa nếu chúng ta tính đầy đủ tới tất cả các suy đồi khác của dục, nếu chúng ta kiểm tra phạm vi đầy đủ của tất cả những biểu lộ xấu xa của nó.
Điều gì đã xảy ra cho con người? Ai chịu trách nhiệm cho cái xấu này và cái truỵ lạc này? Những người đã dạy cho con người kìm nén dục thay vì hiểu biết nó là kẻ chịu trách nhiệm. Bởi vì kìm nén này mà năng lượng dục của con người đang rỉ ra từ các lỗ chân lông sai. Toàn bộ xã hội của con người bị ốm yếu và khổ, và nếu xã hội ung nhọt này cần được thay đổi, điều bản chất cần chấp nhận là năng lượng dục là thiêng liêng, rằng hấp dẫn về dục là tôn giáo về bản chất.
Tại sao hấp dẫn dục này mạnh thế? Vì nó chắc chắn là mạnh rồi. Nếu chúng ta có thể hiểu thấu các mức cơ sở của dục chúng ta có thể nâng con người lên khỏi dục. Chỉ thế thì thế giới của Rama mới có thể nổi lên từ thế giới của Kama; chỉ thế thì thế giới của từ bi mới có thể tiến hoá ra từ thế giới của đam mê này.
Cùng một nhóm bạn bè, tôi đã tới Khajuraho để xem ngôi đền nổi tiếng thế giới ở đó. Bức tường bên ngoài nhất, phần ngoại vi của ngôi đền, được trang trí bằng những cảnh dâm dục, với nhiều tư thế giao hợp khác nhau. Có những bức điêu khắc về nhiều tư thế khác nhau, tất cả đều trong động tác dục. Các bạn tôi hỏi tại sao những bức điêu khắc này lại có đó, trang trí cho ngôi đền.
Tôi đã giải thích cho họ rằng các kiến trúc sư đã xây dựng nên ngôi đền đó là những người thông minh lắm. Họ biết rằng đam mê dục và dục tồn tại chỉ ở chu vi của cuộc sống, và họ đã tin rằng những người vẫn còn bị bắt giữ trong dục thì không có quyền đi vào trong đền.
Chúng tôi đã đi vào. Bên trong, không có thần tượng nào của Thượng đế cả. Các bạn tôi rất ngạc nhiên, chẳng thấy thần tượng nào ở đâu cả. Tôi đã giải thích cho họ rằng trên bức tường bên ngoài của bản thân sự sống thì thèm khát dục và đam mê tồn tại, trong khi ngôi đền của Thượng đế lại ở bên trong. Những người vẫn còn ca tụng đam mê, dục, thì không thể nào đạt tới ngôi đền của Thượng đế ở bên trong; họ đơn giản vẩn vơ ở bức tường bên ngoài.
Những người xây dựng ngôi đền này là những người rất nhạy cảm. Đây là một trung tâm thiền - dâm dục chỉ trên bề mặt, ở xung quanh; an bình và yên tĩnh ở cốt lõi, ở trung tâm. Họ quen nói cho những người khao khát thiền về dục trước đã, suy ngẫm đầy đủ về giao hợp được vẽ trên bức tường ngoài, và khi họ đã hiểu thật thấu đáo về dục và đã chắc chắn tâm trí họ thoát ra khỏi nó, thì họ có thể đi vào bên trong. Chỉ thế thì họ mới có thể đối diện với Thượng đế bên trong.
Nhưng nhân danh tôn giáo chúng ta đã phá huỷ mọi khả năng về hiểu biết dục. Chúng ta đã tuyên chiến với dục, với chính bản thân bản năng cơ bản của mình. Qui tắc chuẩn là không nhìn vào dục chút nào, nhắm mắt bạn lại và xô vào đền Thượng đế một cách mù quáng. Nhưng người nhắm mắt có thể đạt tới bất kì đâu không? Thậm chí nếu bạn có đi vào bên trong, bạn cũng sẽ không có khả năng thấy Thượng đế bằng mắt nhắm. Thay vì vậy, bạn sẽ chỉ thấy cái mà bạn chạy trốn nó!
Có lẽ một số người cho rằng tôi là người tuyên truyền cho dục. Nếu vậy, xin bảo họ rằng họ chưa nghe tôi gì cả. Trong những ngày này khó mà tìm ra được kẻ thù nào với dục trên mặt đất này lại lớn hơn tôi. Nếu mọi người có thể chú ý tới điều tôi nói - không thiên lệch - thì có thể giải thoát cho con người khỏi dục. Đây là quá trình duy nhất làm cho nhân loại tốt hơn. Các học giả mà chúng ta coi là kẻ thù của dục lại không phải là kẻ thù của nó chút nào, lại là người tuyên truyền về nó. Họ đã tạo ra sự si mê quanh dục; đối lập dữ dội của họ đã tạo ra hấp dẫn điên dại về dục.
Một người đã bảo tôi anh ta chẳng quan tâm tới bất kì cái gì mà không bị phản đối, thách thức hay phẫn nộ. Như tất cả chúng ta đều biết, quả ăn trộm bao giờ cũng ngọt hơn quả mua tại chợ. Đó là lí do tại sao vợ mình lại không ngon lành như vợ hàng xóm có vẻ vậy. Người khác giống như quả ăn trộm; người khác là thú vui bị cấm. Và chúng ta đã gán cùng trạng thái đó cho dục. Nó rất cám dỗ. Nó đã được trao cho tấm áo khoác mầu sắc của dối trá đến mức nó đã trở thành hấp dẫn mãnh liệt. Bertrand Russell đã viết rằng trong thời nữ hoàng Victoria, khi ông ấy còn là đứa trẻ con, đùi các bà chưa bao giờ được nhìn thấy ở chỗ công cộng. Quần áo họ mặc dài quét đất, che kín hoàn toàn bàn chân. Nếu ngẫu nhiên mà ngón chân một bà thò ra, đàn ông lập tức liếc mắt về nó; ông ta sẽ nẩy sinh đam mê.
Russell còn viết thêm rằng phụ nữ ngày nay đi gần nửa người trần với đùi thấy được đầy đủ, nhưng cũng lưu ý rằng điều đó chẳng ảnh hưởng tới mấy ai. Điều này chứng tỏ, ông ấy viết, rằng chúng ta càng giấu giếm điều gì thì tò mò của chúng ta càng nẩy sinh về nó.
Bước đầu tiên để giải phóng thế giới khỏi dâm dục là cho phép con cái vẫn còn ở trần, nhiều nhất có thể được, lúc ở nhà. Chừng nào mà điều đó là khả thi, người ta khuyên cho phép con cái, cả con trai và con gái, chơi với nhau khi ở trần, để cho chúng trở nên hoàn toàn quen thuộc với thân thể của nhau. Thế thì, ngày mai đây, với chúng, sẽ không cần xích lại gần nhau trên phố. Thế thì sẽ không cần in ảnh khoả thân vào sách vở. Thế thì chúng sẽ quen thuộc với thân thể nhau đến mức không có loại hấp dẫn trái thói nào là có thể trong tương lai.
Nhưng cách thức của cả thế giới là điều đối lập lại. Những người đã che phủ và che giấu thân thể đã không chủ tâm tạo ra hấp dẫn lớn về nó đến mức, mặc dầu nó xảy đến bất thình lình cho tâm trí chúng ta, chúng ta vẫn không cảm thấy toàn bộ tác động.
Con cái vẫn nên ở trần và nên chơi đùa ở trần trong thời gian dài, cho nên không hạt mầm của cái điên khùng nào vẫn còn để quấy rầy chúng trong phần còn lại của cuộc sống chúng.
Nhưng bệnh tật thì đã có đó rồi, và nó vẫn cứ tăng lên. Sự tồn tại của bệnh này có thể được quan sát trong số lớn sách báo khiêu dâm bây giờ đang được xuất bản. Mọi người đọc nó, che giấu nó giữa các trang bìa của Gita và Kinh thánh. Chúng ta hô hào rằng các sách báo khiêu dâm đó cần phải bị cấm, nhưng chúng ta chưa bao giờ ngừng lại để nghĩ những người đọc chúng xuất phát từ đâu; chúng ta phản đối việc trưng bầy tranh ảnh khoả thân nhưng chưa bao giờ dừng lại để hỏi tại sao chúng lại được phô bầy ở ngay chỗ đầu tiên.
Dục là tự nhiên, nhưng dâm dục là sản phẩm của các giáo lí chống lại dục. Nếu các giáo lí này được tuân theo, nếu lời khuyên được thuyết giảng trong các buổi lễ không khoa học được chấp nhận, thì linh hồn của con người sẽ hoàn toàn bị chất đầy với dâm dục. Điều đó gần như đã xảy ra. Nhưng, nhờ có Thượng đế, các ông thầy như vậy lại không được thành công cho lắm. Và bởi vì thất bại của họ mà con người vẫn còn có khả năng cứu vãn một phần của ý thức mình, một phần của óc suy xét của mình. Nếu con người hiểu đúng dục thì người đó có thể vươn lên trên nó. Người đó nên vươn lên trên nó; điều cần thiết là người đó vươn lên trên nó.
Tất cả mọi nỗ lực của chúng ta cho tới nay đều sinh ra kết quả sai bởi vì chúng ta đã không thân thiện với dục mà đã tuyên chiến với nó; chúng ta đã dùng việc kìm nén và thiếu hiểu biết về cách giải quyết với vấn đề dục. Hiểu biết của con người càng sâu sắc hơn thì người đó càng có thể vươn lên cao hơn trên dục; hiểu biết của người đó càng kém thì các nỗ lực của người đó để kìm nén dục sẽ càng lớn. Và kết quả của việc kìm nén chẳng bao giờ thành công cả, chẳng bao giờ mang lại niềm vui, chẳng bao giờ lành mạnh cả.
Dục là năng lượng đầy hứng thú nhất của con người, nhưng nó không nên là mục đích tự nó: dục nên đưa con người tới linh hồn mình. Mục đích là từ thèm muốn dục tới ánh sáng.
Việc đạt tới vô dục cần phải được hiểu. Biết dục là được tự do khỏi nó, siêu việt lên trên nó; nhưng thậm chí sau cả cuộc đời kinh nghiệm dục, con người vẫn không có khả năng phát hiện ra rằng giao hợp cho người đó kinh nghiệm thoáng qua về samadhi, một cái lén nhìn vào tâm thức. Đó là sức hút lớn của dục; đó là sức cám dỗ lớn của dục: nó là từ lực hấp dẫn của điều Tối thượng. Bạn phải biết và phải thiền về thoáng nhìn tạm thời này; bạn phải tập trung vào nó với nhận biết. Nó hút mọi người mạnh cực kì thế.
Có những cách khác, dễ dàng hơn để đạt tới cũng cùng kinh nghiệm đó - thiền, yoga và cầu nguyện là các phương án khác - nhưng chỉ kênh dục mới có ảnh hưởng mạnh mẽ lên con người. Điều rất quan trọng là cần xem xét có nhiều cách thức để đạt tới cùng mục đích.
Một người bạn đã viết cho tôi để nói rằng anh ta thấy chủ đề của tôi gây rất ngượng ngùng. Anh ta yêu cầu tôi tưởng tượng cái thế khó xử của người mẹ ngồi trong đám khán giả cùng cô gái mình; anh ta yêu cầu tôi nghĩ về người mẹ đang tham dự bài nói của tôi, có cậu con trai đi cùng. Hơn nữa, anh ta khuyên tôi rằng những điều như vậy không nên đưa ra thảo luận trước bất kì ai. Tôi đã đáp rằng phản đối của anh ta là không có căn cứ và rằng anh ta phải đã mất bình tĩnh. Nếu người mẹ nhạy cảm, bà ấy sẽ kể lại kinh nghiệm dục của mình với con gái vào đúng lúc, trước khi cô gái trượt vào thế giới dục, trước khi cô ấy làm mất bản thân mình trong cái chưa biết, theo cách chưa chín chắn. Nếu người bố nhạy cảm trong việc hoàn thành trách nhiệm với người bạn tình của mình, người đó phải thảo luận tự do về chủ đề này với con trai và con gái mình - để cảnh báo chúng cẩn thận với những cạm bẫy thông thường và để cứu cuộc sống chúng khỏi sự lầm lạc có thể trong tương lai.
Nhưng điều mỉa mai của tình huống này là ở chỗ cả người bố lẫn người mẹ đều chẳng có kinh nghiệm có ý thức, sâu sắc nào về vấn đề này cả. Bản thân họ đã không vươn lên trên mức độ của dục vật lí, và do vậy họ sợ con mình có thể trở thành bị vướng mắc vào cùng mức độ nữa. Nhưng, tôi hỏi bạn, có ai đã hướng dẫn cho bạn chưa? Bạn tự mình đã bị vướng mắc. Và điều đó sẽ còn lặp lại trong các thế hệ thứ hai và thứ ba và cứ thế mãi. Nhưng chẳng lẽ lại không thể nói cho con bạn biết, dạy dỗ chúng, cho phép chúng được tự do nghĩ về bản thân chúng, rằng chúng có thể tự cứu mình khỏi sự tiêu tán năng lượng của mình? Chúng có thể gìn giữ năng lượng của mình. Và chúng có thể biến đổi nó.
Tất cả chúng ta đều thấy than nhiều lần rồi. Các nhà khoa học nói rằng trong thời kì vài nghìn năm than được biến đổi thành kim cương, và rằng không có khác biệt hoá học hay cấu trúc nào giữa than và kim cương. Kim cương là cách biểu lộ đã được biến đổi từ một mẩu than. Kim cương chỉ là than.
Tôi muốn bảo bạn rằng dục là than, trong khi đó brahmacharya, vô dục, là kim cương. Vô dục là một dạng của dục; vô dục là biến đổi của dục. Vô dục là than, nhưng sau khi nó đã trải qua một quá trình nào đó. Và tin tôi đi, không có thù địch giữa hai cực đoan đó. Không kẻ thù nào của dục có thể lại trở thành brahmacharya.
Tôi ngụ ý gì bởi brahmacharya, bởi vô dục? Nó là charya của Brahma; nó là giao cảm với Thượng đế. Nó là việc hiểu về kinh nghiệm thiêng liêng, về kinh nghiệm Thượng đế. Và, bằng việc dùng hiểu biết có ý thức, có thể hướng năng lượng dục của người ta vào con đường này, vào con đường tới Thượng đế.
Ngày mai, tôi dự định nói với các bạn về cách kinh nghiệm kama, về sự thèm khát, có thể được làm thăng hoa thành kinh nghiệm về Rama, về ánh sáng. Tôi muốn bạn lắng nghe một cách chăm chú, để cho sẽ không có diễn giải sai. Và bất kì câu hỏi nào tới trong tâm trí, xin hỏi chúng một cách trung thực. Gửi chúng cho tôi bằng cách viết ra để cho tôi có thể nói với bạn về chúng một cách đơn giản và trực tiếp trong vài ngày tới đây. Không cần phải che giấu bất kì câu hỏi nào nẩy sinh trong tâm trí bạn; không có lí do gì để che giấu chân lí cả. Thật vô ích cố gắng chạy trốn khỏi nó. Chân lí là chân lí dù chúng ta nhắm mắt với nó hay không. Chỉ những người có lòng dũng cảm đối diện với chân lí mới là người tôn giáo. Những người yếu đuối và hèn nhát, những người thậm chí không đủ tính chất đàn ông để đối diện với các sự kiện của cuộc sống, thì chẳng bao giờ có thể được giúp đỡ để trở thành có tính tôn giáo.
Những ngày tới đây, tôi xin mời bạn xem xét chủ điểm của tôi. Đó là một chủ điểm mà các nhà tiên tri và hiền nhân của bạn không thể nào được trông đợi nói tới. Và có lẽ bạn không quen nghe nói về những bài nói như vậy. Tâm trí bạn có thể phản ứng trong sợ hãi, nhưng tôi thuyết phục kiên nhẫn và lắng nghe một cách chăm chú. Hoàn toàn có khả năng là việc hiểu về dục có thể dẫn bạn tới ngôi đền của linh hồn bạn. Đó là ước muốn của tôi.
Cầu mong Thượng đế hoàn thành cho ước muốn đó.

Ads Belove Post