Read more
Từ sinh tới tử người ta chịu khổ và khổ; dầu vậy người ta vẫn muốn sống. Người ta tiếp tục níu bám lấy cuộc sống. Albert Camus đã nói ở đâu đó, và rất đúng, 'Vấn đề siêu hình duy nhất là tự tử.' Tại sao bạn không tự tử? Nếu cuộc sống là khổ thế, là chuyện vô vọng thế, sao bạn không tự tử? Sao vẫn cứ sống vậy? Sao không không hiện hữu đi? Sâu bên dưới, đây là vấn đề triết học thực. Nhưng không ai muốn chết. Ngay cả những người tự tử, tự tử trong hi vọng rằng bằng tự tử họ sẽ thu được cuộc sống tốt hơn, nhưng níu bám lấy cuộc sống vẫn còn lại. Ngay cả với cái chết, họ cũng đang hi vọng.
Tôi đã nghe nói về một triết gia Hi Lạp, người dạy cho các đệ tử của ông ấy không gì khác ngoài tự tử. Tất nhiên, không ai đã bao giờ theo ông ấy. Mọi người nghe; ông ấy là người rất giỏi nói. Ngay cả khi nghe ông ấy về tự tử - nó có vẻ hay, đáng nghe - không ai theo ông ấy. Bản thân ông ấy đã sống đến tuổi chín mươi rất chín chắn. Bản thân ông ấy đã không tự tử. Trong khi ông ấy trên giường chết, ai đó hỏi, 'Ông dạy liên tục về tự tử. Sao bản thân ông đã không tự tử?' Ông già này, triết gia sắp chết mở mắt ra phều phào nói, 'Ta phải ở đây để dạy cho mọi người chứ.' Níu bám lấy sống là rất sâu. Patanjali gọi nó là abhinivesh, thèm khát sống. Tại sao nó có đó khi có nhiều khổ thế? Mọi người tới tôi, và với phiền não sâu sắc họ nói về khổ của họ, nhưng họ dường như không sẵn sàng rời bỏ cuộc sống. Ngay cả với mọi khổ của nó, cuộc sống dường như vẫn xứng đáng. Từ đâu mà hi vọng này tới? - nó là ngược đời và phải được hiểu.
Thực ra, bạn níu bám vào sống nếu bạn khổ. Bạn càng khổ, bạn càng níu bám. Người hạnh phúc không níu bám vào sống. Điều này sẽ có vẻ ngược đời ở bề mặt bên ngoài, nhưng nếu bạn xuyên thấu sâu sắc, bạn sẽ hiểu vấn đề là gì. Những người khổ bao giờ cũng hi vọng, lạc quan. Họ bao giờ cũng hi vọng rằng cái gì đó sắp xảy ra ngày mai. Những người đã sống trong khổ sâu sắc và địa ngục đều đã tạo ra cõi trời, ý tưởng, thiên đường. Nó bao giờ cũng là ngày mai; nó không bao giờ tới. Nó bao giờ cũng ở đó, treo như con mồi ngay trước bạn ở đâu đó trong tương lai.
Nó là thủ đoạn của tâm trí: cõi trời - thủ đoạn lớn nhất của tâm trí. Tâm trí đang nói, 'Đừng lo nghĩ về hôm nay, ngày mai là thiên đường. Chỉ bằng cách nào đó qua được hôm nay thôi. Nó không là gì khi so sánh với hạnh phúc đang chờ đợi mình ngày mai!' Và ngày mai dường như gần thế. Tất nhiên nó không bao giờ tới, nó không thể tới được. Ngày mai là thứ không tồn tại. Bất kì cái gì tới bao giờ cũng là hôm nay, và hôm nay là địa ngục. Nhưng tâm trí an ủi; nó phải an ủi, bằng không nó sẽ gần như không thể nào chịu đựng được - khổ là không thể chịu đựng được.
Người ta phải chịu đựng nó. Làm sao bạn có thể chịu đựng được nó? Cách duy nhất là hi vọng, hi vọng ngược lại mọi hi vọng, mơ mộng. Mơ trở thành an ủi. Mơ làm nhạt nhoà khổ của bạn. Mơ có thể không tới, điều đó không phải là vấn đề, nhưng ít nhất hôm nay bạn có thể mơ và chịu đựng khổ đang có đó. Bạn có thể trì hoãn. Ham muốn của bạn có thể cứ treo đó trong tương lai, không được hoàn thành. Nhưng chính hi vọng rằng ngày mai sẽ tới và mọi thứ sẽ ổn thoả giúp cho bạn kéo dài, dai dẳng.
Người càng khổ, càng hi vọng nhiều; người càng hạnh phúc, càng vô hi vọng nhiều. Đó là lí do tại sao người ăn xin chưa bao giờ từ bỏ thế giới. Làm sao họ có thể từ bỏ được? Chỉ một Phật, một Mahavira - được sinh ra trong cung điện như các hoàng tử - mới từ bỏ thế giới. Họ là những người vô vọng; họ không có gì để hi vọng. Mọi thứ đều có đó và dầu vậy vẫn có khổ. Người ăn xin có thể hi vọng bởi vì không cái gì là có cùng người đó: khi mọi thứ đều có đó, sẽ có cõi trời và thiên đường và mọi thứ sẽ là hạnh phúc. Người đó phải đợi và làm thu xếp cho ngày mai xảy ra. Không có gì còn lại cho vị Phật. Mọi thứ đều sẵn có; mọi thứ là có thể đều đã có đó rồi. Thế thì làm sao hi vọng được? Hi vọng về cái gì?
Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng chỉ trong xã hội sung túc tôn giáo mới trở thành có thể. Xã hội nghèo không thể có tính tôn giáo. Xã hội nghèo nhất định trở thành cộng sản, bởi vì chủ nghĩa cộng sản là hi vọng của ngày mai, cõi trời: ‘Ngày mai mọi thứ sẽ được phân phối bình đẳng, ngày mai sẽ không có người giầu và không có người nghèo, ngày mai là cách mạng. Mặt trời sẽ mọc và mọi thứ sẽ đẹp. Bóng tối chỉ là hôm nay. Bạn chỉ cần chịu đựng nó và tranh đấu cho ngày mai.' Xã hội nghèo nhất định là cộng sản. Chỉ xã hội giầu mới bắt đầu cảm thấy vô vọng. Và khi bạn bắt đầu cảm thấy vô vọng về cuộc sống, hi vọng thực mới trở thành có thể. Khi bạn cảm thấy rất thất vọng với cuộc sống tới mức bạn đang trên bờ của tự tử, bạn sẵn sàng bỏ toàn thể khổ sở này. Chỉ trong khoảnh khắc đó của khủng hoảng mà biến đổi mới là có thể.
Tự tử và sadhana là hai phương án. Khi bạn sẵn sàng tự tử, bạn sẵn sàng được biến đổi - không bao giờ trước đó. Khi bạn sẵn sàng rời bỏ toàn thể cuộc sống và mọi khổ của nó, chỉ thế thì mới có khả năng là bạn có thể sẵn sàng để biến đổi bản thân bạn. Biến đổi là tự tử thật. Nếu bạn giết thân thể bạn, điều đó không phải là tự tử thực. Bạn sẽ lại có thân thể khác, bởi vì tâm trí vẫn còn là cái cũ. Giết tâm trí mới là tự tử thực, và đó là điều yoga tất cả là gì: giết tâm trí, đạt tới tự tử tối thượng. Từ đó, thế thì không có việc quay lại.
Nhưng con người níu bám vào sống bởi vì con người khổ. Bạn chắc đã nghĩ khác: rằng người khổ không nên níu bám vào sống. Cái gì có đó mà cuộc sống đã cho người đó? Tại sao người đó phải níu bám? Nhiều lần ý tưởng này phải đã tới với bạn, nhìn người ăn xin trên đường, trong cống rãnh, mù loà, bị hủi, không chân, không tay; ý tưởng này phải đã thoáng qua tâm trí bạn, 'Tại sao người này níu bám lấy cuộc sống? Bây giờ cái gì còn lại đó? Sao người đó không tự tử và được kết thúc đi?'
Tôi nhớ: trong thời thơ ấu của tôi một người ăn xin không chân thường tới. Ông ấy được bà vợ mang đi trong chiếc xe nhỏ. Ông ấy mù, toàn thân bốc mùi xác chết. Bạn không thể tới gần ông ấy được. Ông ấy phải chịu bệnh hủi không thể chữa được - gần chết, chín mươi chín phần trăm chết, chỉ một phần trăm sống bằng cách nào đó vẫn thở. Tôi thường cho ông ấy cái gì đó. Một hôm tôi hỏi ông ấy, chỉ từ tò mò, 'Sao bác vẫn sống - để làm gì? Tại sao bác không thể tự tử và được kết thúc với cuộc sống khốn khổ này?' Tất nhiên, ông ấy trở nên cáu. Ông ấy nói, 'Mày nói cái gì?' Ông ấy cáu. Ông ấy muốn đánh tôi bằng chiếc gậy của ông ấy. Với bạn dường như là người khổ phải tự tử, hay ít nhất nghĩ về việc kết thúc nó. Nhưng không bao giờ đâu - người khổ không bao giờ nghĩ về điều đó, người đó không thể nghĩ được. Khổ tạo ra đền bù của nó, khổ tạo ra thuốc giải độc của nó. Cõi trời là thuốc giải độc - 'Ngày mai, mọi thứ sẽ ổn thoả. Vấn đề chỉ là chút ít kiên nhẫn thêm.'
Người ăn xin bao giờ cũng sống trong tương lai. Và bạn là kẻ ăn xin nếu bạn sống trong tương lai. Đó là tiêu chuẩn để đánh giá liệu một người là hoàng đế hay kẻ ăn xin: nếu bạn sống trong tương lai, bạn là kẻ ăn xin; nếu bạn sống ngay ở đây, bây giờ, bạn là hoàng đế. Người phúc lạc sống ở đây và bây giờ. Người đó không bận tâm về tương lai. Tương lai không có nghĩa gì; tương lai không có nghĩa với người đó. Tương lai thực ra là không tồn tại; khoảnh khắc này là sự tồn tại duy nhất. Nhưng điều đó là có thể chỉ cho người phúc lạc. Với người khổ, làm sao khoảnh khắc này có thể là sự tồn tại duy nhất được? Thế thì nó sẽ là quá nhiều - không thể chịu nổi, không thể được. Người đó phải tạo ra tương lai. Người đó phải tạo ra mơ ở đâu đó, bằng cách nào đó, để bù cho khổ.
Khổ càng sâu sắc, hi vọng càng nhiều. Hi vọng là cái bù lại. Người khổ không bao giờ tự tử, và người khổ không bao giờ đi tới tôn giáo. Người khổ níu bám lấy cuộc sống. Bạn càng hạnh phúc, bạn sẽ càng sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vào bất kì khoảnh khắc nào - bất kì khoảnh khắc nào, không níu bám. Bạn có thể bỏ cuộc sống của bạn hệt như bộ quần áo đã cũ rách; không thành vấn đề chút nào.
Không chỉ có thế; nếu bạn thực sự phúc lạc và cái chết gõ cửa bạn, bạnsẽ đón chào nó. Bạn sẽ ôm choàng cái chết, và ở đó bạn sẽ siêu việt lên trên cái chết. Để tôi nhắc lại: cái chết tới và gõ cửa bạn, và nếu bạn sợ và bạn trốn đâu đó trong góc nhà, trong tủ, và bạn khóc lóc và bạn muốn sống thêm chút nữa, bạn là nạn nhân. Bạn sẽ phải chết nhiều lần. Kẻ hèn chết cả nghìn lẻ một lần. Nhưng nếu bạn có thể mở cửa, đón chào cái chết như người bạn, ôm choàng cái chết, ở đó bạn đã siêu việt lên trên cái chết. Bây giờ bạn bất tử. Lần đầu tiên, bây giờ bạn đạt tới cuộc sống mà không khổ, cuộc sống của điều Jesus nói: sống trong dư thừa; cuộc sống của điều Phật nói: cuộc sống của cực lạc, của niết bàn; cuộc sống mà về nó Patanjali đang nói: vĩnh hằng, bên ngoài thời gian và không gian, bên ngoài cái chết.
Khổ tạo ra đền bù riêng của nó. Một khi bạn bị mắc vào bẫy, bạn càng níu bám lấy cuộc sống, và bạn sẽ càng trở nên khổ hơn. Đó là phần thứ hai: bạn càng níu bám lấy cuộc sống, bạn sẽ càng khổ hơn vì bản thân việc níu bám tạo ra khổ, níu bám tạo ra nhiều thất vọng hơn. Khi bạn không níu bám vào cái gì đó, nếu nó bị mất đi bạn không khổ. Khi bạn níu bám vào một thứ và nó bị mất, ban phát điên. Bạn càng níu bám vào cuộc sống, bạn sẽ càng thấy mọi ngày rằng bạn trở nên khổ. Phiền não được thêm vào cho bản thể bạn ngày càng nhiều. Một khoảnh khắc tới khi bạn không là gì ngoài phiền não, phiền não la hét. Và khi điều này xảy ra, bạn níu bám nhiều hơn. Đây là cái vòng luẩn quẩn.
Cứ quan sát toàn thể hiện tượng này. Tại sao bạn níu bám? Bạn níu bám bởi vì bạn chưa có khả năng sống. Chính việc níu bám lấy cuộc sống chỉ ra rằng bạn chưa sống, bạn đã sống cuộc sống chết, bạn chưa có khả năng tận hưởng phúc lành của cuộc sống, bạn đã không nhạy cảm, bạn đã sống cuộc sống khép kín. Bạn đã không có khả năng chạm vào hoa, trời, chim. Bạn đã không có khả năng tuôn chảy cùng dòng sông cuộc sống; bạn bị đông cứng. Bởi vì bạn bị đông cứng và bạn không thể sống được, bạn khổ. Bởi vì bạn khổ bạn sợ chết bởi vì nếu cái chết tới ngay bây giờ và bạn còn chưa sống cuộc sống, bạn bị chấm dứt.
0 Đánh giá