Moksha – Tự do tối thượng

Moksha – Tự do tối thượng

Price:

Read more

Moksha – Tự do tối thượng

Mọi khổ sở đều là khổ sở của việc có biên giới. Mọi khổ sở đều là khổ sở của việc bị giới hạn. Mọi khổ sở đều là ở chỗ “tôi không là cái toàn thể,” ở chỗ “tôi không đầy đủ, và do vậy nhiều điều phải được cần tới để cho tôi được đáp ứng. Và cho dù tất cả các yêu cầu có được đáp ứng và mọi thứ đều được đạt tới, tôi vẫn còn không được hoàn thành và sự không đầy đủ của tôi vẫn tiếp tục. Cho dù mọi thứ có được đạt tới, tôi vẫn cứ không đầy đủ.”
Từ điều này, cuộc truy tìm mà chúng ta gọi là tôn giáo đã nảy sinh trong con người: “Liệu có thể có chuyện là nếu tôi vẫn không đầy đủ ngay cả sau khi thu được mọi thứ mà tôi muốn, thì việc du hành này theo chiều có được mọi thứ, là sai trong bản thân nó, là vô nghĩa không? Thế thì tôi phải nhìn vào chiều hướng nào đó khác, nơi tôi không phụ thuộc vào những vật bên ngoài để trở nên đầy đủ, mà là nơi tôi đã đầy đủ trong bản thân mình.” Thế thì sẽ chẳng cần tới cái gì khác cho tính toàn thể của bạn.
Do đó, những người đã tìm kiếm sâu đều đã cảm thấy rằng con người sẽ không biết tới phúc lạc chừng nào vẫn có nhu cầu của mình bị phụ thuộc vào người khác. Chừng nào còn cần tới người khác, khổ sở vẫn còn lại. “Chừng nào mà hạnh phúc của mình vẫn còn phụ thuộc vào người khác, mình nhất định vẫn còn khổ sở. Chừng nào mà mình còn phụ thuộc vào người khác về bất kì cái gì, mình vẫn là bị lệ thuộc, và không thể có phúc lạc nào trong sự phụ thuộc.” Nếu bạn tinh luyện điều bản chất của khổ sở của mình, thì cái bạn sẽ có trong tay sẽ là sự phụ thuộc. Và điều tinh tuý tối thượng của mọi phúc lạc là tự do.
Tự do tối thượng này đã từng được gọi là moksha, tự do tối thượng này đã từng được gọi là niết bàn, cùng tự do tối thượng này đã từng được gọi là kaivalya. Có ba lí do khác nhau cho điều này.
Tự do tối thượng đã từng được gọi là moksha bởi vì trong trạng thái đó không có giới hạn nào. Tự do tối thượng này đã từng được gọi là niết bàn bởi vì cái “tôi” không tồn tại ở đó, sự tồn tại cá nhân của người ta biến mất ở đó và chỉ sự tồn tại còn lại. Khi tôi nói “tôi đây” tôi phải dùng hai từ, tôi và đây. Chúng ta gọi nó là niết bàn bởi vì trong khoảnh khắc đó cái “tôi” biến mất và chỉ còn cái “đây”, cái “tính chất đây” còn lại. Không có cảm giác về cái “tôi” ở đó, chỉ có mỗi sự hiện hữu. Và chúng ta cũng gọi nó là kaivalya bởi vì trong khoảnh khắc này chỉ tôi có đây. “Chỉ tôi có đây” ngụ ý rằng mọi thứ, tất cả, đều được hàm chứa trong tôi. Toàn thể bầu trời là ở bên trong tôi, mặt trăng và các vì sao tất cả đều chuyển động trong tôi. Các thế giới được tạo ra và tan biến bên trong tôi. Cái “tôi” này đã mở rộng và trở thành một với vũ trụ. Cái “tôi” này đã trở thành brahman, thực tại tối thượng. Do đó, nó được gọi là kaivalya.

Ads Belove Post