Chương 4. Sự hiểu biết

Chương 4. Sự hiểu biết

Price:

Read more

Osho - Trực giác
Phần 2. Rào cản của sự giác ngộ

Hiểu biết có nghĩa là im lặng, im lặng tuyệt đối, đến mức ta có thể nghe tiếng nói tịch mịch trong mình.
Hiểu biết có nghĩa là lắng lại tâm hồn.
Khi con người cũng như một mặt hồ phẳng lặng, không mảy may một gợn sóng lăn tăn, chính là lúc mà những cánh cửa mở toang.
Ta sẽ trở thành một phần của sự tồn tại diệu kì.
Cảm nhận bằng cách hòa vào làm một, bằng cách trở thành một phần của sự tồn tại ấy.
Hiểu biết chính là như thế.
Chương 4. Sự hiểu biết



Đâu là sự khác nhau giữa tri thứchiểu biết?
Trong từ điển thì không; nhưng xét về mặt tồn tại thì lại có cả một sự khác biệt lớn lao. Nói tới tri thức là nói tới mặt lí thuyết, trong khi nhắc đến sự hiểu biết là nhắc tới sự trải nghiệm. Để hiểu biết, chúng ta phải mở to mắt để nhìn nhận. Còn tri thức mang hàm ý một sự thu nhận thông tin từ người khác; người đó cũng đã từng trải qua một công đoạn tương tự để có được hiểu biết. Cho dù không có mắt để nhìn, con người vẫn có thể có được tri thức. Con người hoàn toàn có thể thu lượm được... Rõ ràng là, dù không thể nhìn thấy ánh sáng, người ta vẫn có thể nghe nói về ánh sáng mặt trời, nhưng không thể có được trải nghiệm về nó. Người ta chỉ có thể có được sự hiểu biết với một đôi mắt lành lặn và khỏe mạnh, nếu người ta có khả năng nhìn thấy cuộc sống và những gì diễn ra xung quanh. Cho nên mới nói rằng hiểu biết đích thực là kinh nghiệm, còn tri thức chỉ là sự chắp vá lại, là sự nguyền rủa, tai họa, tai ương, là ung nhọt.
Thông qua chính tri thức, nhân loại mới có sự phân chia từ trong một tổng thể thành kẻ này người nọ; nói cách khác, chính tri thức đã tạo ra khoảng cách giữa những con người với nhau. Tình cờ thấy một bông hoa dại trên núi, nhưng không thể biết nó thuộc loại cây nào, tâm trí ta không có lời nào để nói, cũng không biết phải nói gì, có nghĩa là tâm trí rơi vào thinh lặng. Chúng ta nhìn ngắm bông hoa xinh đẹp nhưng không có chút tri thức nào gợn lên, chỉ có sự băn khoăn, và bí ẩn. Bông hoa vẫn đó và con người cũng vậy. Thông qua những băn khoăn của mình mà chúng ta tự tạo ra mối liên hệ với bông hoa, nghiễm nhiên chúng ta đã trở thành một cây cầu nối. Nhưng, nếu đã biết đó là loại hoa gì: hoa hồng, cúc vàng hay một loài hoa nào đó, ngay lập tức tri thức sẽ cắt đứt mối liên hệ giữa chúng ta với bông hoa. Bông hoa vẫn ở đó còn chúng ta thì ở đây, không hề có cây cầu nào kết nối vì đơn giản là chúng ta đã nhận biết được nó. Đó là lí do nói rằng tri thức tạo ra khoảng cách.
Càng lãnh hội được nhiều thông tin, khoảng cách càng nới rộng, và càng thu lượm ít bao nhiêu thì khoảng cách ấy càng gần lại. Và một khi chúng ta đứng trong khoảnh khắc mà tri thức hoàn toàn không có mặt thì có nghĩa là khoảng cách kia cũng không tồn tại. Chúng ta bỗng trở thành những cây cầu kết nối.
Cũng giống như khi ta yêu một người vậy. Cái này mà tình yêu bùng cháy cũng là lúc mà mọi khoảng cách kia không còn tồn tại nữa. Cũng chẳng hề có thứ gì được gọi là tri thức, chỉ còn những hồi hộp và run rẩy đầy hứng khởi và những hạnh phúc tràn trề. Ta không hề biết người phụ nữa đó là ai. Rõ ràng là nếu như không có tri thức, người ta không quan tâm, tính toán xem nên xếp một người vào nhóm nào, theo cơ sở nào; và nó làm nên vẻ đẹp của những giây phút bắt đầu tình yêu.
Chỉ cần sống với người phụ nữa ấy 24 tiếng đồng hồ thôi, tri thức bắt đầu trỗi dậy. Đến lúc này thì ta bắt đầu có vài ý tưởng về người phụ nữa ấy: hình thành một hình ảnh về cô ta, cô ta là ai. Hai mươi tư giờ đồng hồ đủ để xây nên một quá khứ; hai mươi tư giờ đồng hồ ấy cũng đủ để ghi lại những đặc điểm của cô gái nọ trong tâm trí người đàn ông. Vẫn là cô gái ấy nhưng vẻ bí ẩn lôi cuốn thì chẳng thể nào còn được như lúc ban đầu. Chúng ta bắt đầu đi sang nửa phía bên kia của quả núi; cảm giác đứng trên đỉnh cao đã lùi lại phía sau.
Hiểu được vấn đề này là cả một bước tiến lớn lao. Nắm bắt được tác động của tri thức trong việc phân chia và tạo ra khoảng cách giữa những nhóm người với nhau cũng có nghĩa là chúng ta đã hiểu được mọi khía cạnh bí ẩn của thiền định.
Thiền định là một trạng thái mà mọi quá trình nhận thức đều ngừng lại. Đó là một khoảng không hoàn toàn thuần khiết, nơi tri thức không thể nào khuấy động. Vâng, chắc chắn rằng không có một quyển kinh nào trên thế giới này có thể vượt trên được sự đúng đắn của Kinh Thánh. Kinh Thánh bảo rằng con người thất bại với chính tri thức của mình bằng việc ăn những trái trên cái cây tri thức. Những lời nói đầy hàm ý ấy là sự đúc rút có tinh chất sau chốt mà chưa từng có một nhận định nào có thể ngang tầm hay chạm tới được nội hàm của nó. Nghe thì có vẻ phi logic khi mà con người lại phải gục ngã ngay htrong chính tri thức của nhân loại. Phi logic là vì tính logic hay lập luận, lại chính là một phần của tri thức. Lập luận được dùng như một công cụ hỗ trợ cho tri thức, cho nên mọi chuyện có vẻ như phi lý cũng chính là bởi vì gốc rễ của sự thất bại mà con người gặp phải bắt nguồn từ công cụ logic của chúng ta.
Một con người nhìn nhận mọi thứ dựa trên lập luận thì lúc nào cũng bám vào tính logic, luôn luôn lập luận, đồng nghĩa với việc anh ta sẽ không bao giờ chấp nhận thứ gì vượt ra ngoài quy tắc lập luận hay mang tính phi logic trong nhận thức; tất nhiên, đồng nghĩa với sự điên cuồng. Sự đúng đắn cần phải được cân bằng với những thứ thiếu cơ sở, sự hợp lí, tương tự, cũng cần phải được cân bằng với những gì phi lý. Mỗi thứ đều cần phải được cân bằng với thứ đối lập với nó. Người nào chỉ biết tuân theo công thức cứng nhắc của lí trí sẽ tự đẩy mình vào thuế bất cân bằng, chắc chắn sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ khác. Thực tế là anh ta sẽ tự bỏ qua cơ hội được đến với tất cả những gì tốt đẹp và đúng đắn. Cuộc đời anh ta sẽ chỉ còn là một chuỗi những thu lượm vặt vãnh, nhỏ nhoi. Anh ta sẽ chỉ quẩn quanh trong cõi đời trần tục.
Câu chuyện kinh thánh ấy ẩn chứa một hàm ý vô cùng to lớn. Tại sao con người lại gục nhã trong biển tri thức của mình? Bởi tri thức dựng lên khoảng cách giữa người với người; bởi tri thức tạo ra mối quan hệ kiểu "ta và nhà người"; bởi tri thức hình thành nên chủ thể và khách thể, người làm chủ tri thức và người lãnh hội tri thức, người quan sát và đối tượng bị quan sát. Về cơ bản mà nói thì tri thức giống như một dạng phân liệt tâm thần; nó tạo ra sự chia tách nhưng sau đó lại không có cách nào xây được những cây cầu nối.
Điều này giải thích tại sao con người ta càng tích lũy được nhiều tri thức lại càng ít có xu hướng tin theo tôn giáo hay đi theo tín ngưỡng. Càng được giáo dục bài bản, con người ta lại càng ít có khả năng tiếp cận với tính tổng thể của cuộc sống. Chúa Jesus có đúng khi nói rằng: "Chỉ có những đứa trẻ mới có đủ khả năng bước vào vương quốc của ta. Chỉ có trẻ em..."? Vậy thì trẻ em có phẩm chất gì đặc biệt mà người lớn chúng ta đã đánh mất? Trước tri thức, đứa trẻ như một trang giấy trắng tinh, không tì vết. Chúng đầy bỡ ngỡ và lạ lẫm, ngưới đôi mắt trong veo nhìn cuộc sống. Đứa trẻ săm soi nhìn cuộc sống nhưng trong đôi mắt không hề tồn tại định kiến, không có bất cứ sự phán xét hay quan niệm cố hữu nào. Và vì trẻ con không chủ ý thiết lập những dự định cho mình, cho nên chúng dễ dàng tiếp cận tới địa hạt mà Chúa nói tới. Lũ trẻ biết thế nào là chân lí, không như người lớn chỉ biết tới những thực tại trần trụi. Cái thực tại đó là do chính chúng ta tự dựng lên quanh mình bởi biết bao nhiêu là dự định, ham muốn, và suy tưởng. Cái thực tại ấy là thứ mà con người ta vẫn dùng để diễn giải chân lí theo cách của chính mình.
Xét cho cùng thì chân lí vốn dĩ đơn giản, đơn giản như chính nó; còn thực tại chính là cách tiếp cận của con người để diễn giải cho những gì mình hiểu; đó là suy nghĩ của chúng ta về chân lí. Thực tại bao hàm nhiều sự vật sự việc, và tất cả chúng đều tách biệt với nhau. Trong khi đó, chân lí chỉ bao hàm năng lượng của vũ trụ. Chân lí mang tính duy nhất, trong khi thực tại mang tính đa diện. Thực tại cũng giống như một đám đông, còn chân lí là một thể thống nhất.
J. Krishnamutri từng nói rằng: "Phủ định là sự im lặng." Nhưng phủ định cái gì? Phủ định tri thức, phủ định suy nghĩ, hay phủ định sự tù túng vẫn đang thường trực bên trong mỗi con người này... để thiết lập một khoảng không gian tự do tự tại. Vượt ra khỏi sự kiềm giữ, con người sẽ hòa cùng toàn thể cuộc sống. Còn nếu vẫn chịu sự tù túng, nghĩa là con người ta đang lạc điệu với bản hòa âm chung của tổng thể. Bởi vậy mà mỗi lần giành được một khoảnh khắc tĩnh tại, hãy biết rằng đó là một lần niềm hạnh phúc vô biên gõ cửa. Lúc ấy, cuộc sống mới thật sự mang ý nghĩa đích thực, mới vụt trở nên huy hoàng tới mức vượt qua cả khả năng diễn đạt của ngôn từ. Trong thời khắc ấy, cuộc sống là một vũ điệu. Thậm chí khi ấy, nếu cái chết có ập tới, nó chắc hẳn cũng phải là một điệu nhảy dịu dàng, là một bữa tiệc rộn ràng, bởi vì chỉ có niềm vui là bất tận. Đó là thời khắc của niềm vui, là thời khắc của niềm hạnh phúc.
Con người cần phải phủ định tri thức, tất nhiên không phải vì tôi đang nói thế, J. Krishnamutri nói như thế, hay Đức Phật Thích Ca đã từng nói vậy. Nếu ai đó quay sang phủ định tri thức chỉ vì nghe những gì tôi đang nói ở đây, thì chẳng phải người đó đã đưa những gì nghe được từ tôi thế vào vị trí của những tri thức đã có từ trước; thực chất cũng chỉ là sẽ chỉ thay thế tri thức này bằng tri thức khác mà thôi. Và rồi sau đó thì người đó lại tiếp tục bám lấy những gì vừa thay thế; lại tiếp tục coi đó là tri thức của mình. Nếu chỉ đơn thuần là xóa bỏ những thứ tôn sùng, quẳng những cái cũ đi để thay vào đó những cái mới thì mọi thứ cũng không khác gì chơi lại một trò chơi với ngôn từ mới, mọt vài ý tưởng mới và một vài cách nghĩ mới.
Vậy thì phải làm thế nào để phủ định lại tri thức? Đừng dùng một mớ tri thức khác để thế chỗ những gì đã có. . Hãy nhìn nhận xem tri thức đã tạo ra khoảng cách như thế nào, nhìn nhận vào cái bản chất, cái cốt lõi bên trong một cách mạnh dạn và toàn diện là đủ. Rõ ràng là vấn đề không phải ở chỗ chúng ta bắt buộc phải tìm thứ gì đó để thay thế tri thức của mình.
Sự mạnh dạn nhìn nhận ấy chính là một ngọn lửa sẽ thiêu rụi tri thức trong mỗi con người thành đống tro tàn. Ngọn lửa ấy nhìn thấu tâm can, thấu suốt những suy nghĩ bên trong mỗi người. Và chính những suy nghĩ bên trong mỗi người ấy sẽ đốt cháy tan tri thức; đồng thời không để cho thứ nào khác tương tự chen vào thế chỗ. Thế là đủ. Để rồii sau đó, chỉ còn lại khoảng trống shunyata trong chúng ta, chỉ còn lại hư không, bởi vì mọi thứ chứa đựng bên trong đều đã được gột sạch: chỉ còn lại chân lí không thể bị bóp méo, không thể nào xáo trộn.
Mọi người hãy cứ nhìn chứ đừng lãnh hội những gì tôi đang nói. Ngay tại đây và ngay lúc này, hãy chỉ lắng nghe, đừng bắt đầu quá trình thu lượm tri thức. Hãy coi việc lắng nghe này là một cuộc thử nghiệm để thấu hiểu chính mình. Hãy lắng nghe với một áp lực cao độ, bằng toàn bộ con người mình, và càng với mức độ tỉnh giác cao càng tốt. Chính mức tỉnh giác cao ấy sẽ giúp chúng ta có thể nhìn thấy điểm mấu chốt của vấn đề, và chính việc nhìn nhận ra điểm mấu chốt này là quá trình chuyển đổi căn bản. Sau đó thì chúng ta không cần thiết phải làm thêm điều gì khác nữa, bởi bản thân sự nhìn nhận đã đem tới sự biến đổi cho mỗi người rồi.
Nếu như có bất kì nỗ lực gì khác, e rằng chính cố gắng đó lại khiến cho chúng ta bị bở lỡ. Giả dụ sáng mai có ai đó tới hỏi tôi rằng: "Tôi đã ngộ ra rằng tri thức chính là một tai họa, rằng tri thức chính là thứ tạo ra khoảng cách. Nhưng bây giờ phải làm cách nào để cắt bỏ nó đi đây?" nghĩa là người đó đã bỏ lỡ. Không thể tự dưng mọc ra cách thức để làm được điều đó, bởi vì cách thức đó lại còn đòi hỏi nhiều tri thức hơn nữa: nó đòi hỏi phương pháp, đòi hỏi kĩ xảo, đòi hỏi hàng loạt những thứ cần phải làm.
Chỉ cần sự hiểu biết sâu sắc là đủ để làm điều đó; nó kcần có sự trợ giúp của bất kì nỗ lực nào. Ngọn lửa của nó là quá đủ để đố cháy toàn bộ tri thức mà chúng ta đã tích lũy cho bản thân mình. Do đó, chỉ cần nhìn ra điểm mấu chốt.
Hãy lắng nghe, hãy đi theo tôi. Hãy lắng nghe những gì tôi nói, hãy nắm lấy tay tôi để bước đi trên hành trình mà tôi đang cố gắng giúp mọi người tiếp cận, và để nhìn nhận những gì tôi đang nói tới. Đừng cố tranh luận, đừng nói ừ, cũng đừng nói không; không cần phải đồng ý, cũng không cần phải phản đối, chỉ cần đi ở cùng tôi trong khoảnh khắc ấy, thì tức khắc tiếng nói sâu sắc từ bên trong sẽ hiện hữu. Nếu chúng ta lắng nghe chăm chú và kĩ lưỡng; ở đây tôi muốn nói tới sự chú ý chứ không phải là tập trng. Sự chú ý ở đây có nghĩa là lắng nghe với một sự sẵn sàng để nhận thức, chứ không phải với một tâm trí đầy lơ đãng. Hãy vót nhọn sự thông thái, vót nhọn tiềm lực sống và khả năng mở cửa đón nhận của mình để lắng nghe. Mọi người đang ở ngay đây, ngay lúc này, cùng với tôi, chứ không phải đang hiện diện ở một nơi nào khác. Đó chính là những gì tôi muốn nói qua từ "chú ý" ở trên. Hãy đừng so sánh những gì tôi đang nói với những gì mà mọi người đã biết từ trước. Không so sánh và cũng không phán xét. Việc của chúng ta không phải là ngồi đó để mà phán xét về những gì ẩn chứa bên trong con người mình; hay phán xét xem những gì tôi nói là đúng hay sai; nếu đúng thì đúng tới mức độ nào.
Một ngày nọ, tôi có nói chuyện với một người cũng đang cất công tìm kiếm. Anh ta có đầy đủ phẩm chất của một người khổ luyện, nhưng lại đang mang gánh nặng của tri thức. Trong lúc nói chuyện, đột nhiên mắt anh ta giàn giạ nước. Rõ ràng là trái tim anh ta sắp mở toang cánh cửa của nó; tiếc rằng trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, tâm trí anh ta lại nhảy vào và phá tan cái đẹp của tất cả những gì vừa tạo dựng. Anh ta đang từ từ tiếp cận tới trái tim mình và đang dần hé mở nó nhưng ngay lập tức, trí tuệ lại bước vào. Những giọt nước mắt kia đang tiến tới ranh giới của sự lắng đọng đột ngột biến mất. Đôi mắt anh ta ráo hoảnh. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Tôi đã nói ra điều gì mà anh ta không thể đồng tình.
Anh ta đã đồng ý với những gì tôi nói, cho tới một điểm nào đó. Cho tới khi tôi nói điều gì đó động chạm tới nguồn gốc Do Thái của anh ta, khác với quan đei63m của người Do Thái, thì ngay lập tức nguồn năng lượng tổng thể chuyển hướng. Anh ta bảo: "Mọi thứ đều đúng. Thứ gì ngài nói cũng đúng trừ duy nhất một điều rằng: "Chúa không có chủ tâm gì; rằng sự tồn tại diễn ra không có chủ đích. Điều này tôi không thể đồng ý với ngài được. Bởi vì kinh của người Do Thái nói rằng: Cuộc sống có chủ đích của nó, rằng Chúa có chủ đích khi kiến tạo ra cuộc sống, và rằng Ngài đang dẫn dắt chúng ta đi tới một điểm đến nào đó; có nghĩa là có một cái đích để hướng tới."
Anh ta thậm chí không cần xét tới một khía cạnh khác: đó là anh ta đã bỏ lỡ mất một cơ hội trong khoảnh khắc mà sự so sánh bước vào con người anh ta. Kinh Thánh Do Thái có thể làm được gì chứ, nếu như mọi người thực sự đến với tôi và gạt bỏ đi mọi lí luận của các đạo luật Do Thái, Yoga, Tantra hay gì gì đó. Khi đã đến với tôi, hãy chỉ hướng về những gì tôi nói.  Và nhớ một điều rằng tôi không hề nói rằng ai đó phải đồng ý với những gì tôi nói; đây không phải vấn đề đồng ý hay không đồng ý với tôi.
Nhìn thấy một đóa hồng, mọi người sẽ đồng ý hay không đồng ý với nó? Ngắm bình minh, mọi người liệu có phản đối hay tán thành? Khi ngắm nhìn vầng trăng trên bầu trời đêm, chúng ta đơn giản chỉ nhìn ngắm nó! Và cho dù có nhìn hay không thì cũng không hề có câu hỏi nào liên quan tới việc đồng ý hay không đồng ý.
Không phải là tôi đang cố gắng thuyết phục mọi người tin vào một điều gì đó đâu. Tôi không gắng sức mong lôi kéo ai đó chuyển sang tin theo một học thuyết nào đó, một đức tin nào đó, hay khuyên nhủ họ hãy đi hành lễ tại một nhà thờ nào đó. Hoàn toàn không phải vậy. Tôi chỉ đang cố gắng chia sẻ những gì đã xảy ra với mình và trong sự chia sẻ hết sức chân thành ấy, nếu như mọi người tham gia cùng với tôi, thì những thứ xảy đến với tôi cũng có thể xảy đến với mọi người. Đó là một cơ chế lan truyền.
Sự biến đổi xuất phát từ bên trong chính con người.
Khi tôi nói rằng tri thức là một tai họa, mọi người có thể tán thành hay phản đối nhưng sẽ bỏ lỡ. Sao không chỉ lắng nghe những điều đó, nhìn thẳng vào bên trong nó, tiến vào trong cái tổng thể của tri thức. Chúng ta có thể thấy tri thức đã tạo ra khoảng cách như thế nào, đã trở thành rào cản ra sao. Tri thức đã chen vào giữa sự tồn tại của chúng ta như thế nào, và làm sao mà tri thức cũng như cái khoảng cách mà nó tạo ra lại cứ tích tụ và nới rộng. Sự trong sáng nguyên sơ đã bị mất đi bằng cách nào, tri thức đã phá hủy, bị bẻ gãy và bóp chết những điều kì diệu của cuộc sống ra sao; và tri thức vì sao lại có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta biến thành những chuỗi hoạt động thụ động đầy buồn tẻ. Những gì được coi là bí ẩn đều biến mất. Chúng mất đi là bởi vì con người ta cứ tiếp tục bắt vào những ý tưởng, những lối tư duy vốn đã biết tới rồi. Mà khi đã biết rồi thì làm sao còn có thứ gì bí ẩn được nữa? Người ta chỉ có cảm giác bí ẩn khi bắt tay vào làm những gì người ta chưa biết tới mà thôi.
Và lại nhớ thêm rằng, còn một điều mà con người vẫn chưa hề biết tới! Tất cả những gì chúng ta thu thập lại chỉ là những thứ bỏ đi. Mục đích cuối cùng vẫn còn nằm ở ngoài tầm nắm giữ. Trong khi những thứ lượm lặt được mới chỉ là những sự thực, những chân lí mà chúng ta chưa hề vươn tới bằng nỗ lực của chính mình. Đó là kinh nghiệm được răn truyền không chỉ của Đức Phật, của Krishna, Krishnamurti, và Ramana, mà còn là những trải nghiệm mà các nhà thơ, các họa sĩ, các nghệ sĩ đã có được cho chính bản thân mình. Tất cả các bộ óc vĩ đại trên thế giới: có thể là các nhà thần học, các thi sĩ, hay các nhà khoa học đều nhất trí một điều rằng: con người ta càng trải nghiệm nhiều về thế giới lại càng thấy cuộc sống này bí ẩn thêm lên. Tri thức của con người không phải là thứ có thể phá tan được lớp màn che đậy những điều bí ẩn trong cuộc sống này.
Không phải chỉ có kẻ ngốc mới nghĩ rằng càng biết ít về thế giới thì càng thấy cuộc sống này đơn giản đâu. Có lẽ chỉ có những bộ óc tầm thường mới bị lệ thuộc quá nhiều vào tri thức; một bộ óc thông minh sẽ vượt lên trên những tri thức ấy. Khi đó, con người đương nhiên sẽ là những người sử dụng tri thức, sẽ biến tri thức thành những công cụ có lợi, hữu dụng; nhưng con người khi đó cũng đủ thông thái để hiểu rằng tất cả những gì thuộc về chân lí đều còn đang nằm trong bức màn bí mật. Con người cứ thỏa sức tìm hiểu, khám phá ngày này qua ngày khác mà không bao giờ phải lo rằng những điều bí mật diệu kì ấy sẽ bị cạn kiệt.

Hãy lắng nghe bằng sự sáng suốt, bằng sự chú tâm cao độ, bằng toàn bộ con người mình. Để rồi trong khoảnh khắc mỏnh manh ấy, chúng ta có thể khám phá ra điều gì đó thật thú vị. Và khi mà sự khám phá ấy làm cho bản thân ta bước sang những trạng thái mới mẻ thì đừng thắc mắc vì sao lại thế. Đó chính là dụng ý của Krishnamurti khi nói: "Phủ định chính là thinh lặng." Một sự phủ định tự bên trong sâu thẳm. Và khi một thứ nào đó bị phủ định mà không có một ấn định nào thay vào đó, thì cũng có nghĩa là thứ đó đã bị phá hủy, để lại một khoảng trống hoàn toàn không có gì thế chỗ. Sở dĩ có sự tĩnh lặng như vậy là vì sự phá hủy kia đã để lại một khoảng trống, cũng bởi vì cái cũ đã bị quẳng đi trong khi chưa có cái gì mới thay vào. Sự tĩnh lặng đ1o được Đức Phật Thích Ca gọi là shunyata. Đó là sự trống rỗng hoàn toàn, là hư vô; mà chỉ có hư vô mới có thể lật mở, vận hành được thế giới của chân lí mà thôi.
Thế giới của chân lí không phải là chỗ mà tư duy có thể giành quyền điều khiển. Tư duy chỉ có chỗ đứng trong thế giới của vạn vật, vì bản thân tư duy là một khái niệm trừu tượng song vẫn thuộc về vật chất. Điều này giải thích cho khả năng lưu giữ của tư duy, truyền thụ và tổ chức của tư duy. Tôi có thể trao tư tưởng của mình cho anh và anh hoàn toàn có thể tiếp thu, nắm giữ nó. Con người có thể cho và nhận, có thể trao đổi cho nhau bởi lẽ tư duy là một hiện tượng vật chất theo đúng nghĩa.
Còn sự trống rỗng thì lại không thể chia sẻ, không thể trao cho ai khác. Chúng ta chỉ có thể bước vào, chỉ có thể tham gia vào trạng thái ấy mà không thể trông đợi sẽ được ai đó đem cho. Đó là thứ không thể sang chuyển được. Và đó cũng là thứ duy nhất có thể dẫn dắt con người trong thế giới của những điều chân lí.
Chỉ khi nào lí trí không còn điều phối hoạt động của con người, khi đó con người mới biết đến chân lí thực sự. Để vươn tới chân lí, trí óc con người phải ngừng chỉ đạo; nó phải chấm dứt vai trò của mình, phải nằm yên, tĩnh lặng và ngừng vận động.
Tư duy không thể điều khiển chân lí nhưng chân lí lại có thể thực hiện chức năng của mình thông qua hệ thống các tư tưởng của chúng ta. Nói cụ thể hơn là chúng ta không thể nào vươn tới chân lí bằng hoạt động tư duy, nhưng một khi đã vươn tới chân lí rồi thì hơn hết, tư duy lại trở thành công cụ hữu ích mà con người có thể sử dụng. Đấy là điều mà tôi đang thực hiện, là những gì mà Đức Phật đã từng làm và cũng là một trong những mục tiêu của tất cả các bậc tiền bối. Những gì tôi đang nhắc tới cũng là một tư tưởng, có điều là đằng sau tư tưởng này lại chính là một khoảng trống. Khoảng trống đó không phải do tư tưởng nào tạo ra, nó vượt ra ngoài tầm tư duy. Tư duy thậm chí không thể có khái niệm về khoảng trống ấy, lại càng không thể chạm tới.
Đã bao giờ ai đó trong số chúng ta trải qua cảm giác không thể nào đạt tới sự trống rỗng, không thể gạt sang một bên những ý nghĩ đang lẩn quất trong đầu? Không thể nào hướng suy nghĩ về sự trống rỗng ấy, nó nằm ngoài khả năng mường tượng của chúng ta. Nếu có thể mường tượng được thì nó đã không còn chính xác là sự trống rỗng. Muốn sự trống rỗng bước tới, tư duy nhất htiết phải cất bước ra đi. Sự trống rỗng và tư duy không bao giờ cùng hiện diện. Một khi sự trống rỗng đã thế chỗ cho tư duy, nó sẽ vận dụng mọi phương tiện để thể hiện sự có mặt ấy.
Sự sáng suốt từ nội tại chính là một trạng thái không tồn tại tư duy. Cái nhìn của chúng ta bao giờ cũng được đặt trong trạng thái không tư duy. Đến đây, điều đó cũng có nghiã là lắng nghe những gì tôi nói, cùng với tôi, để đôi khi chúng ta nhìn thấy đấy, nhưng mà những khoảnh khắc ấy chỉ là những khoảng trống, những đoạn ngắt quãng nho nhỏ. Ý nghĩ này vừa trôi đi, ý tưởng khác chưa kịp tới, có nghĩa là tồn tại những khoảng lặng; và trong những khoảng lặng ấy, thứ gì đó khác lạ bắt đầu cựa mình, bắt đầu rung lên nhè nhẹ. Cũng tương tự một người đang chơi trống, cái trống rỗng ở bên trong, cho nên người ta mới có thể đánh thành tiếng ở phía bên ngoài. Chính khoảng trống đó bắt đầu rung lên. Thứ âm thanh êm ái ấy báo hiệu sự có mặt của khoảng trống bên trong. Tồn ạti ở trạng thái đó, trạng thái loại bỏ mọi ý nghĩ trong tâm tưởng, sẽ có thứ gì đó nảy sinh gần như ngay lập tức trong chính chúng ta. Khi đó, mọi người có thể nhìn thấy những gì tôi đang diễn đạt. Khi đ1o, mọi việc không chỉ dừng lại ở khả năng nghe thấy điều gì đó. Khả năng ấy sẽ vươn tới tầm trực giác, một sự thông tuệ từ bên trong, một tầm nhìn xuyên thấu.
Sự thông tuệ hay sự sáng suốt mà tôi nói tới chính là một trạng thái không có tư duy, không suy nghĩ. Nó là một khoảng trống, một đoạn ngắt quãng trong tiến trình tư duy; nơi chân lí và những điều cốt lõi đang tồn tại.
Trong tiếng Anh, từ 'trống rỗng' (empty) bắt nguồn từ ý nghĩa nhàn rỗi, không vướng bận. Đi tới tận gốc rễ, mới thấy đó là một từ thật đẹp, mang đầy hàm ý. Khi nào nhàn tản và rỗi rãi, con người ta trống rỗng. Hẳn không ít người biết tới một câu tục ngữ nói rằng: một tâm trí trống rỗng sẽ trở thành nơi trú ngụ của quỹ dữ, sẽ chỉ bao hàm toàn những thứ vô nghĩa. Nhưng điều ngược lại mới đ1ung: tâm trí trống rỗng không phải là nơi trú ngụ của quỹ dữ mà chính là công xưởng của Chúa. Có điều là mọi người phải hiểu cho đúng ngụ ý của tôi khi sử dụng từ 'trống rỗng' - ở đây nó có nghĩa là trạng thái nhàn rỗi, thư giãn, không chút căng thẳng, không có hơi hướng của sự dịch chuyển, không ham muốn và không bị phân tán đi đâu cả; hiện hữu ở đây và hcỉ tại đây mà thôi Tâm trí trống rỗng là một sự hiện diện thuần khiết hoàn toàn. Với sự hiện diện ấy, tất cả đều có thể bởi vì sự tồn tại không chỉ dừng lại ở bên trong mà đã vượt ra ngoài sự hiện diện thuần khiết ấy.
Những thân cây sừng sững đang mọc vươn ra ngoài, những ngôi sao trên bầu trời, tất cả cùng được sinh ra từ sự hiện diện thuần khiết ấy; và tất cả các vị thần phật cũng bước ra từ sự hiện diện thuần khiết kia. Cùng với sự hiện diện này, chúng ta ở trong vòng tay của Chúa; diễn đạt theo một cách khác, chúng ta là Chúa. Vướng víu với những suy nghĩ, ta sẽ gục ngã, sẽ bị trục xuất khỏi khu vường địa đàng đẹp đẽ. Chỉ khi tâm trí thanh thản, ta mới có thể quay lại vườn địa đàng, mới trở về được nhà mình.
Chừng nào tâm trí không vướng bận với thực tại, vướng bận với những suy nghĩ và tư tưởng thì chừng đó tâm trí mới vươn tới tầm chân lí. Cuộc hội ngộ và hòa nhập này chỉ có thể xảy ra trong khoảng trống đã nói ở trên. Chỉ trong khoảng trống ấy, chúng ta mới có thể mở được cánh cửa của chân lý và chân lí mới có thể bước vào trong con người. Chỉ trong khoảng trống ấy, con người mới thấm nhuần và hòa cùng chân lí.
Đây chính là ba trạng thái của tâm trí. Trạng thái thứ nhất bao gồm những nội dung và ý thức. Những nội dung này lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí của chúng ta, một ý tưởng diễn tiến, một khát khao nảy sinh, sự tức giận, tính hám danh, và tham vọng. Tâm trí chúng ta vì thế không khi nào thanh thản cả. Những ý nghĩ cứ như những luồng xe cộ, liên tiếp hết vào lại ra không ngừng nghỉ. Bất kể thức hay ngủ, chúng vẫn hiện hữu ở đó, không xê dịch. Có điều là khi thức thì chúng ta gọi chúng là suy nghĩ; khi ngủ chúng ta gọi là mơ; thực chất chúng là cùng một quá trình. Mơ thì có vẻ mang tính nguyên sơ nhiều hơn, bởi vì nó thể hiện suy nghĩ qua hình ảnh, chứ không sử dụng các khái niệm; chỉ thế thôi. Sẽ đơn giản hơn khi tư duy qua hình ảnh. Điều này cũng tương tự như cách lũ trẻ con bao giờ cũng phải có tranh to, đẹp, màu sắc nổi bật để giúp chúng tư duy. Trẻ em học từ vựng thông qua tranh ảnh. Dần dần theo tiến trình phát triển của trẻ em, những bức tranh ấy nhỏ dần, nhỏ dần và sau đó thì không còn xuất hiện.
Con người sơ khai cũng tư duy dựa trên hình ảnh. Ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài người chính là những ngôn ngữ tượng hình. Tiếng Trung Quốc là một ví dụ: nó không có bảng chữ cái. Tiếng Trung cũng là thứ ngôn ngữ lâu đời nhất. Trong đêm tối, con người lại một lần nữa quay về với cái sơ khai của mình. Chúng ta sẽ quên hết những gì hào nhoáng của ban ngày để quay về với lối tư duy thông qua hình ảnh nhưng thực chất cả hai đều là một.
Các nhà phân tâm học thường có một khả năng hiểu thấu suy nghĩ của người khác, họ có thể nhìn thấy những giấc mơ của chúng ta. Chúng ta tiếp cận với chân lí nhiều hơn vì chúng ta gần với con người sơ khai hơn. Không phải chúng ta đang cố thuyết phục người khác bằng những điều giả dối mà đang thành thật hơn bao giờ hết. Ban ngày, con người bị bao bọc bởi các lớp nhân cách, hết lớp này tới lớp khác, hết tầng này tới tầng khác. Thật khó có thể nhìn thấy đâu là con người thật sự. Sẽ phải đào thật sâu, và dù là biết sẽ rất đau, nhưng con người thực sự sẽ hiện ra đúng dạng. Nhưng trong đêm tối thì không cần như vậy. Lúc chúng ta trút bỏ lớp áo quần bụi bặm cũng là lúc lớp nhân cách vẫn bao bọc trong ngày bị lột bỏ. Những lớp nhân cách trở nên không cần thiết nữa vì chúng ta không còn cần phải giao tiếp với bất cứ ai khác, chỉ phải đối diện với mình trên chiếc giường êm ái. Chúng ta không còn đứng trong cái thế giới chung của mọi người mà đang đứng một mình, trong một địa hạt riêng. Không cần phải che giấu mà cũng không còn cần phòng vệ. Đó cũng chính là lí do mà các nhà phân tâm học lại cứ cố thâm nhập vào trong giấc mơ của con người; bởi lẽ giấc mơ sẽ nói rõ nhất cho họ biết rằng chúng ta thực sự như thế nào, thực sự là ai. Song đó cũng chỉ là một trò chơi được diễn đạt qua nhiều ngôn ngữ khác nhau mà thôi; bản chất của nó không có gì khác biệt. Đó chính là trạng thái thông thường của tâm trí con người: tâm trí và các nội dung của nó; ý thức đi liền với nội dung.
Trạng thái thứ hai của tâm trí con người chính là ý thức không đi liền với các nội dung; đó chính là những gì mà khái niệm suy ngẫm hay thiền định hướng tới. Con người đang ở trong trạng thái cảnh giác cao độ, xuất hiện một khoảng trống, một sự đứt đoạn trong tâm trí. Không có cuộc hội tụ nào của các dòng suy nghĩ; nghĩa là trước con người, không có sự hiện diện của suy nghĩ mặc dù chúng ta không hề ngủ và hoàn toàn tỉnh táo. Đó là trạng thái thiền. Nếu như trạng thái thứ nhất được gọi là suy nghĩ và cảm giác thì trạng thái thứ hai này được gọi là thiền định.
Còn có một trạng thái thứ ba nữa. Khi các nội dung tư tưởng biến mất, khách thể cũng biến mất, thì chủ thể không thể duy trì được trong một khoảng thời gian dài, bởi vốn dĩ chúng đi liền với nhau, tạo ra nhau. Chỉ còn lại một mình, chủ thể chỉ có thể trụ thêm một thời gian rất ngắn, vừa bằng với cái đà vốn được sinh ra từ trước. Không có nội dung, ý thức không thể tồn tại lâu hơn, nó sẽ trở thành vô ích bởi vì ý thức luôn phải là ý thức về một đối tượng nào đó. Rõ ràng là khi chúng ta nói 'Có ý thức' bao giờ cũng phải kèm thêm một câu hỏi 'Về cái gì?' Chúng ta vẫn nói rằng:"Tôi ý thức về..." tức là khi nói về ý thức, bao giờ cũng phải chèn thêm khách thể, bao giờ cũng phải có khách thể để bảo đảm sự tồn tại của chủ thể. Khách thể mà bị loại bỏ thì chủ thể cũng nhanh chóng biến mất theo. Cho nên, nội dung mà đi mất thì ý thức cũng không còn.
Trạng thái thứ ba này được gọi là samadhi, không nội cung, và không ý thức. Nhưng hãy nhớ cho một điều, là trạng thái không nội dung, không ý thức này không phải là trạng thái vô thức mà là một trạng thái về siêu ý thức, một trạng thái của ý thức siêu việt. Ý thức giờ đây chỉ còn là chính nó mà thôi. Ý thức trở lại với những gì vốn có, vòng quay đã hoàn thành. Và chúng ta đã trở về tới nhà mình. Trạng thái thứ ba samadhi này chính là những gì Đức Phật nói tới qua shunyata.
Trước tiên, hãy giảm bớt phần nội dung, chúng ta sẽ đạt được một nửa sự trống rỗng. Sau đó, hãy loại bỏ phần ý thức, tức là ta đã chạm tới sự trống rỗng trọn vẹn. Sự trống rỗng trọn vẹn này mới chính là thứ đẹp đẽ nhất có thể xảy ra, là điều tốt lành tuyệt diệu nhất.

Ads Belove Post