Tathata - Cho phép sự tồn tại đi qua bạn

Tathata - Cho phép sự tồn tại đi qua bạn

Price:

Read more


Thưa Thầy kính yêu,
Khi khoảnh khắc đó tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong. Vậy thế thì đó có phải là con đường mở ra cho cuộc sống để ôm choàng mãi mãi theo cách riêng của nó chiếc lá rơi xuống không?
Vâng, Amitabh, đó là bí mật của cuộc sống và cái chết cả hai, bí mật của các bí mật: cách cho phép sự tồn tại đi qua bạn một cách toàn bộ không bị cản trở, không bị chướng ngại, cách ở trong trạng thái tuyệt đối không kháng cự. Phật gọi nó là tathata - như thế.
Bản ngã là sự kháng cự. Buông bỏ nghĩa là sự biến mất của bản ngã. Khi bạn chỉ là cây trúc hổng, sự tồn tại hát cả triệu bài ca qua bạn. Nó biến đổi bạn thành cây sáo đẹp. Nhưng bạn phải là cây trúc hổng, hoàn toàn trống rỗng, để cho không cái gì cản trở luồng chảy.
Nói có toàn bộ là mang tính chất sannyas, nói có không điều kiện: có với tất cả, với cuộc sống và với cái chết - bởi vì cái chết không chống lại cuộc sống mà là cao trào tối thượng của cuộc sống, là đỉnh cao nhất của nó. Có với niềm vui và có với nỗi buồn nữa, bởi vì niềm vui không thể tồn tại nếu thiếu nỗi buồn. Niềm vui là có thể chỉ nếu nỗi buồn tạo ra bối cảnh. Chúng được gắn với nhau về bản chất tới mức chúng là không thể tách rời. Và toàn thể nỗ lực của con người là để phân tách chúng. Con người cứ cố gắng làm điều không thể được - con người muốn sống mà không có chết. Bây giờ điều đó là hoàn toàn ngu xuẩn! Sống ngụ ý chết, chết là chính cốt lõi của sống. Cách duy nhất để phủ nhận cái chết là phủ nhận cuộc sống nữa.
Cho nên những người đã cố gắng phủ nhận cái chết đều đã chết; trước khi cái chết tới họ đã không còn đó từ lâu rồi. Họ đã không sống chút nào. Trong phủ nhận cái chết họ phải phủ nhận cuộc sống nữa, bởi vì bạn càng sống nhiều bạn càng trở nên sẵn có cho cái chết. Khi cuộc sống là ở đỉnh, cái chết là điều gần nhất. Né tránh cái chết và bạn phải né tránh các đỉnh của cuộc sống. Bạn sẽ phải sống theo cách hờ hững, chẳng ra chết chẳng ra sống, điều còn tồi tệ hơn bản thân cái chết. Và đấy cũng là trường hợp cho tất cả các cực đối lập: phá huỷ cái này và cái kia tự động bị phá huỷ. Bạn không thể cứu cái kia được, chúng giống như hai mặt của cùng một đồng tiền.
Khi thấy điều đó, Amitabh này, một hiểu biết lớn nảy sinh. Người ta thảnh thơi. Người ta nói có, với cuộc sống, với cái chết, với bóng tối, với ánh sáng, với nỗi buồn, với niềm vui, với tất cả những cái đang đó mà không có chọn lựa nào. Hiểu biết vô chọn lựa đó là chứng ngộ, là phật tính. Bạn nói, "Khi khoảnh khắc đó tới chiếc lá buông bỏ sự nắm giữ mềm yếu của nó và đón chào việc chết của nó bằng sự duyên dáng bên trong...."
Đó là cách bạn phải học để chết. Cách thức của chiếc lá là cách thức của sannyasin nữa. Và sự nắm giữ của bạn phải mềm mại; bằng không sẽ khó mà buông bỏ được. Nắm giữ của bạn phải gần như là không nắm giữ chút nào. Nắm giữ của bạn không thể là níu bám được. Chỉ những người níu bám, người không hiểu trò chơi phân cực này của sự tồn tại, và níu bám của họ phá huỷ tất cả. Họ phải chết, nhưng cái chết của họ trở thành bất nhã. Họ phải chết, như mọi người khác, nhưng cái chết của họ trở thành đau khổ cực độ.
Từ 'đau khổ cực độ - agony' bắt nguồn từ agon - agon nghĩa là vật lộn tranh đấu. Agony nghĩa là tranh đấu. Họ chết khi tranh đấu. Toàn thể cuộc đấu tranh là bài tập luyện trong vô tích sự: họ sẽ không thắng, nhưng dầu vậy họ vẫn cứ cố gắng. Hàng triệu người đã cố gắng và thất bại; dầu vậy chúng ta là những người ngu thế, chúng ta cứ lặp lại cùng hình mẫu. Chúng ta vẫn hi vọng rằng "Có thể mình là ngoại lệ, có thể mình có khả năng xoay xở bằng cách nào đó."
Không ai đã từng có khả năng xoay xở, không phải bởi vì họ đã không cố gắng đủ, không phải bởi vì họ đã không cố gắng mạnh mẽ, nhưng bởi vì điều đó là không thể được trong chính bản chất của mọi thứ. Họ đã làm tất cả những điều có thể được làm, chẳng cái gì đã bị bỏ lại không làm, nhưng cái chết nhất định xảy ra - thực tế nó đã xảy ra trong chính việc sinh của bạn rồi. Được sinh ra là một cực; cực kia bị ẩn giấu trong nó.
Người ta bắt đầu chết vào khoảnh khắc người ta bắt đầu thở. Khoảnh khắc đầu tiên của việc sinh cũng là khoảnh khắc đầu tiên của cái chết. Vâng, phải mất bẩy mươi, tám mươi năm để hoàn thành quá trình này. Cái chết không tới một cách bất thần sau tám mươi năm đâu; nó phát triển, nó phát triển mọi khoảnh khắc. Nó phát triển bây giờ... Cuộc sống là cánh này, cái chết là cánh kia, và cả hai cánh đều là của bạn. Và bạn đang cố gắng bay với một cánh sao? Đây là cách bạn tạo ra khổ sở cho bản thân mình, thất bại và thất vọng. Hãy chấp nhận cả hai đi.
Hãy để việc nắm giữ của bạn là mềm yếu, mềm yếu tới mức nó có thể bị bỏ ra bất kì khoảnh khắc nào và sẽ không có tranh đấu trong việc bỏ nó, thậm chí không chậm trễ lấy một khoảnh khắc - bởi vì ngay cả chậm trễ một khoảnh khắc cũng là đủ để bỏ lỡ vấn đề, bỏ lỡ cái duyên dáng của nó.
Công việc của tôi ở đây bao gồm việc dạy cho bạn cách sống và cách chết, cách vui vẻ và cách buồn rầu, cách tận hưởng tuổi thanh xuân của bạn và cách tận hưởng tuổi già của bạn, cách tận hưởng mạnh khoẻ của bạn và cách tận hưởng ốm yếu của bạn. Nếu tôi dạy bạn chỉ cách tận hưởng mạnh khoẻ, niềm vui, cuộc sống của bạn, và phần kia bị bỏ qua, thế thì tôi đang dạy bạn cái gì đó sẽ tạo ra phân chia trong bạn, chia chẻ trong bạn.
Tôi dạy bạn tính toàn bộ của sự tồn tại. Đừng sở hữu, đừng nắm giữ cái gì, đừng níu bám. Hãy để mọi thứ tới và qua. Hãy cho phép mọi thứ đi qua bạn, và bạn bao giờ cũng vẫn còn mong manh, sẵn có. Và thế thì có cái đẹp lớn lao, duyên dáng lớn lao, cực lạc lớn lao. Nỗi buồn của bạn cũng sẽ đem tới chiều sâu cho bạn, cũng nhiều như niềm vui của bạn. Cái chết của bạn sẽ đem tới món quà lớn lao cho bạn, cũng nhiều như bản thân cuộc sống. Thế thì con người biết rằng toàn thể sự tồn tại này là của mình: đêm và ngày, mùa hè và mùa đông, tất cả đều là của bạn.
Trong khi vẫn còn mong manh, cởi mở, thảnh thơi, bạn trở thành người chủ. Đó là hiện tượng kì lạ, rất nghịch lí: trong khi vẫn còn buông xuôi với sự tồn tại bạn trở nên thắng lợi. Và những khoảnh khắc này sẽ tới cho bạn lặp đi lặp lại. Toàn thể nỗ lực của tôi là để mang tới cho bạn ngày một nhiều những khoảnh khắc như vậy, những khoảnh khắc hàm chứa như vậy. Đừng cư xử một cách ngu xuẩn, đừng cứ lặp lại các chiến lược cũ, hình mẫu cũ của tâm trí bạn. Hãy học cách hiện hữu mới.
Và điều vĩ đại nhất cần học là không ôm giữ cái gì: vào tình yêu của bạn, vào niềm vui của bạn, vào thân thể bạn, vào sự mạnh khoẻ của bạn. Hãy tận hưởng mọi thứ - mạnh khoẻ của bạn, thân thể bạn, tình yêu của bạn, người đàn bà của bạn, người đàn ông của bạn - nhưng đừng níu bám. Hãy giữ cho bàn tay bạn để mở - đừng trở thành nắm đấm. Nếu bạn trở thành nắm đấm bạn trở thành bị đóng lại - bị đóng với gió và mưa và mặt trời và mặt trăng, bị đóng với bản thân Thượng đế. Và đó là cách sống xấu nhất; nó đang tạo ra nấm mồ quanh bản thân bạn. Thế thì sự tồn tại của bạn là không có cửa sổ. Bạn cứ bóp nghẹt bên trong và bạn đang chết ngạt bởi vì bạn nghĩ bạn đang tạo ra an toàn và an ninh cho bản thân mình.
Tôi đã nghe một câu chuyện ngụ ngôn cổ Sufi:
Một nhà vua rất sợ chết, cũng như mọi người đều sợ - và bạn càng có nhiều, tất nhiên, bạn càng sợ hơn. Người nghèo không sợ chết nhiều mấy. Người đó có gì mà mất? Cuộc sống đã cho người đó cái gì? Người đó vẫn còn không quan tâm.
Đó là lí do tại sao ở các nước nghèo bạn sẽ thấy đi thấy lại sự dửng dung với cái chết, nghèo nàn, đói kém. Lí do là, mọi người đã sống trong nghèo nàn lâu tới mức bây giờ họ chẳng lo nghĩ gì về cái chết. Cái chết tới với họ như sự giảm nhẹ - giảm nhẹ khỏi tất cả khổ sở và lo âu, giảm nhẹ khỏi nạn đói, đau khổ, nghèo nàn.
Mọi người tới từ các nước giầu nghĩ, "Sao họ lại dửng dưng với cái chết vậy?" Lí do là đơn giản: chẳng có gì để níu bám cả. Cuộc sống của họ đã không cho họ cái gì cả. Cuộc sống của họ nghèo nàn tới mức cái chết không thể lấy được gì từ họ; nó không thể làm cho họ nghèo hơn họ đã nghèo rồi. Nhưng bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên sợ nhiều hơn. Xã hội càng giầu, càng nhiều sợ chết hơn.
Trong các xã hội nghèo điều kiêng kị là dục, và trong xã hội giầu điều kiêng kị là chết. Đó là chỉ dẫn liệu xã hội là giầu hay nghèo - bạn có thể nhìn vào điều kiêng kị của họ là gì. Nếu họ rất chống lại dục điều đó nghĩa là họ nghèo; nếu họ rất chống lại chết, thậm chí sợ nhắc tới nó, điều đó đơn giản nghĩa là họ giầu. Do đó rất khó có đương đầu giữa nước nghèo và nước giầu - những điều kiêng kị của họ va chạm.
Điều này đang xảy ra mọi ngày ở đây, bởi vì người của tôi đã tới từ khắp nơi trên thế giới và xã hội Ấn Độ nghèo nàn có điều kiêng kị về dục. Dục là vấn đề của họ, dục là nỗi sợ của họ. Sinh là nỗi sợ của họ, không phải chết. Họ nghĩ về cách dừng sinh, họ đắn đo về các phương pháp kiểm soát sinh. Ở các nước giầu các nhà khoa học cứ tìm kiếm cách trì hoãn cái chết. Ở các nước nghèo vấn đề là cách trì hoãn việc sinh.
Cho nên nhà vua rất sợ hãi, cũng là tự nhiên. Ông ấy có nhiều thế và cái chết sẽ lấy đi mọi thứ; và ông ấy đã phí hoài cả đời mình trong việc tích luỹ. Làm sao tự bảo vệ bản thân mình? Và trong việc tích luỹ nhiều của cải thế ông ấy đã tạo ra nhiều kẻ thù và họ bao giờ cũng tìm cơ hội để lấy đầu ông ấy, để bắn ông ấy.
Ông ấy xin lời khuyên từ những người già, trí huệ của đất nước. Họ bảo ông ấy làm một lâu đài chỉ có một cửa vào - không cửa sổ, không cửa ra vào khác, chỉ một cửa đi vào và đi ra. Ông ấy sẽ an toàn. Và ở cửa ông ấy có thể để lực lượng an ninh mạnh với cả nghìn người để cho không ai có thể vào được.
Ý tưởng này hấp dẫn. Ông ấy làm một lâu đài lớn không cửa sổ, không cửa ra vào, ngoại trừ một cửa được gác bởi một nghìn chiến binh. Nhà vua láng giềng, bạn ông ấy, cũng sợ chết. Ông ta nghe nói về lâu đài này và ông ta tới xem. Ông ta rất bị ấn tượng. Ông ta nói, "Tôi sẽ lập tức bắt đầu làm việc, tôi sẽ lập tức làm ra lâu đài cho bản thân tôi – cái này an toàn thế an ninh thế!"
Khi bạn ông ấy ra về - nhà vua bước ra khỏi lâu đài để nói lời tạm biệt ông ta - ông ta lại ca ngợi lâu đài này. Trong khi ông ta đang ca ngợi lâu đài, một người ăn xin ngồi cạnh đường bắt đầu cười to. Cả hai nhà vua đều bị choáng và họ hỏi ông ấy, "Sao ông cười? Ông có điên không đấy? Và ông không biết cư xử với sự hiện diện của các vua sao?" Người ăn xin nói, "Tôi không thể tự kiểm soát được mình. Tôi xin lỗi!
Nhưng bản thân tôi là vua của tôi, và để tôi bảo cho các bệ hạ về chân lí tại sao tôi cười. Tôi đã quan sát, bởi vì tôi ăn xin ở đây trên con đường này. Tôi đã từng quan sát... lâu đài này được xây dựng, nhưng tôi phân vân: tôi nói với các bệ hạ, có một sai lầm duy nhất, một lỗi, mà sẽ chứng tỏ là định mệnh."
Nhà vua nói, "Sai lầm đó là gì? Ông hãy nói cho chúng ta, chúng ta sẽ sửa nó." Nhà vua sẵn sàng lắng nghe, và không chỉ lắng nghe mà còn sửa nó.
Người ăn xin nói, "Bệ hạ hãy làm một điều: bệ hạ đi vào bên trong và bảo người của bệ hạ đóng cửa lại, mãi mãi, bởi vì cái cửa này sẽ chứng tỏ là nguy hiểm. Cái chết sẽ đi vào từ đây! Cả nghìn chiến binh này sẽ không thể nào ngăn cản được cái chết, họ sẽ thậm chí không có khả năng thấy nó. Cho nên hãy đóng cửa hoàn toàn lại. Thay vì thế làm bức tường, và bệ hạ ở bên trong lâu đài và bệ hạ sẽ an toàn mãi mãi! Không ai có thể giết được bệ hạ, thậm chí cái chết cũng không thể vào trong được."
Nhưng nhà vua nói, "Điều đó nghĩa là ta sẽ chết à! Nếu ta không thể ra được, phỏng có ích gì mà sống?" Và người ăn xin nói, "Đó là lí do tại sao tôi cười. Bệ hạ đã chết chin mươi chín phẩy chín phần trăm rồi! Chỉ một cửa còn lại, cho nên bệ hạ chỉ sống gần đó thôi."
Bạn càng an toàn hơn, bạn càng chết hơn. Và đây không phải là cái chết đẹp, cái chết duyên dáng của chiếc lá, của bông hồng rụng cánh xuống đất, quay về cội nguồn. Nó là cái chết xấu xí, sự bịa đặt của con người. Cái chết tự nhiên là đẹp; con người đã làm cho nó xấu. Con người đã làm mọi thứ xấu; bất kì điều gì con người chạm vào đều trở thành xấu.
Nếu con người chạm vào vàng nó biến thành cát bụi. Amitabh này, hãy để hiểu biết này thấm sâu nhất có thể được. Hãy để điều này trở thành chính cốt lõi của bạn, thành sáng suốt của bạn. Vâng, nó là vậy đấy. Đừng sở hữu, đừng giữ chặt. Hãy vẫn còn thảnh thơi, vẫn còn không sở hữu. Nếu cái gì đó mà sẵn có, hãy tận hưởng nó; khi nó biến mất, hãy để nó biến mất với lòng biết ơn - biết ơn vì tất cả những điều nó đã làm cho bạn, không bực tức, không phàn nàn. Và bạn sẽ biết niềm vui lớn nhất của cuộc sống và cái chết, ánh sáng và bóng tối, của hiện hữu và không hiện hữu cả hai.


Ads Belove Post