Tay: bieu tuong cua hanh dong

Tay: bieu tuong cua hanh dong

Price:

Read more

Khi nào tôi sẽ sẵn sàng chặt tay tôi và trao nó cho thầy như một dấu hiệu?
Câu hỏi này tới từ một chuyện ngụ ngôn tôi đã kể cho các bạn - chuyện ngụ ngôn về Bồ đề đạt ma và Huệ Khả. Bồ đề đạt ma ngồi chín năm quay mặt vào tường. Mọi người sẽ tới ông ấy và hỏi câu hỏi nhưng ông ấy sẽ không trả lời. Và mọi người sẽ nói với ông ấy, 'Sao ông cứ nhìn vào tường thế?' Và ông ấy sẽ nói, 'Ta đang đợi cho người đúng tới. Khi người đó tới ta sẽ quay ra và nhìn người đó.' Thế rồi Huệ Khả tới. Hôm đó là sáng rất lạnh và tuyết đang rơi. Anh ta đứng đó trong tuyết rơi và tuyết phủ kín quanh thân thể anh ta và anh ta lạnh cóng.
Một ngày trôi qua và thế rồi anh ta nói với Bồ đề đạt ma rằng bây giờ anh ta sẽ làm đồ cúng dường của mình. Anh ta chặt một tay mình bằng kiếm, đưa nó cho Bồ đề đạt ma và nói, 'Bây giờ quay mặt về tôi đi bằng không tôi sẽ chặt đầu tôi.' Bồ đề đạt ma lập tức quay lại và nói, 'Đợi đấy!Không cần đi xa đến thế đâu. Vậy là ông đã tới. Ta đã chờ ông trong chín năm rồi. Ta có thông điệp chuyển giao cho ông. Một khi thông được được chuyển giao ta sẽ biến mất.'
Huệ Khả trở thành Tổ sư Thiền thứ hai ở Trung Quốc. Thông điệp đã được chuyển giao.
Sau đó bốn năm, khi Bồ đề đạt ma từ giã các đệ tử của ông ấy, ông ấy đã hỏi bốn đệ tử câu hỏi, 'Chân lí là gì?' Đệ tử thứ nhất trả lời rằng chân lí không ở trong kinh sách, không trong lời. Và Bồ đề đạt ma nói, 'Ông được da ta.' Và ông ấy hỏi đệ tử thứ hai và đệ tử thứ hai nói, 'Chân lí phải được kinh nghiệm, nó không phải là khái niệm, nó không thể được nghĩ tới. Nó không phải là triết lí. Nó là tính tồn tại.' Và Bồ đề đạt ma nói, 'Ông được thịt ta.' Và ông ấy hỏi đệ tử thứ ba và đệ tử thứ ba nói, 'Chân lí là khi ông không có, khi bản ngã biến mất. Chân lí là khi tâm trí không còn nữa. Chân lí là trạng thái của vô trí.' Và Bồ đề đạt ma nói, 'Ông được xương ta.' Thế rồi ông ấy hỏi đệ tử thứ tư - đệ tử này chính là cùng Huệ Khả người đã đưa tay mình cho ông ấy. Khi ông ấy hỏi Huệ Khả, ông này nhìn vào thầy, sụp xuống chân thầy và vẫn còn im lặng. Bồ đề đạt ma đỡ ông ấy đứng dậy, ôm choàng ông ấy và nói, 'Ông được tuỷ ra. Và bây giờ ta sẵn sàng ra đi. Ông có mọi thứ mà ta có. Với câu hỏi về chân lí, chỉ im lặng mới có thể là câu trả lời.'
Những người kia buồn nhưng dầu vậy họ đã nói cái gì đó. Không nói gì mà đệ tử thứ tư đã nói nó. Đây là Huệ Khả. Câu hỏi này tới từ cùng chuyện ngụ ngôn này. Khi nào tôi sẽ sẵn sàng chặt tay tôi và trao nó cho thầy như một dấu hiệu?
Điều thứ nhất: Tôi không thô thiển như Bồ đề đạt ma đâu, ông ấy là người man rợ. Thực ra, ở Trung Quốc ông ấy nổi tiếng là kẻ man rợ Hindu từ phương nam. Tôi không phải là kẻ man rợ như thế. Và đây là thế kỉ hai mươi, thưa quí vị, những điều này là không cần thiết. Bạn sẽ phải đem nhiều món quà tinh tế hơn cho tôi. Bàn tay sao? Tôi sẽ làm gì với bàn tay của bạn? Tôi sẽ bị rắc rối với cảnh sát thôi! Cho nên xin đừng bao giờ làm điều đó.
Và một điều đã được thực hiện một lần là vô nghĩa bây giờ. Bạn sẽ lặp lại nó, điều đó sẽ không còn là nguyên bản. Nó sẽ không là nguyên bản chút nào, nó sẽ là bắt chước. Bạn đang làm nó bởi vì bạn biết chuyện ngụ ngôn này. Nó không tới từ bản thể của bạn, nó không phải là đáp ứng của bạn. Và bạn thậm chí còn đang hỏi tôi: Khi nào tôi sẽ sẵn sàng chặt tay tôi? Huệ Khả chưa bao giờ hỏi. Ông ấy đã làm điều đó. Bạn hỏi tôi, 'Khi nào?' Bạn chắc chắn theo sau tôi. Bạn sẽ làm cho tôi bị rắc rối. Bạn hỏi tôi, 'Khi nào?' Cho dù tôi nói rằng thời gian đã tới bạn sẽ không sẵnsàng, bởi vì câu hỏi này là câu hỏi từ tham lam chứ không từ hiểu biết.
Chuyện ngụ ngôn bao giờ cũng là điều biểu tượng. Bao giờ cũng nhớ rằng khi tôi kể cho bạn chuyện ngụ ngôn đừng quá bám lấy từng chữ từng lời. Chúng là ẩn dụ thôi. Chặt tay là biểu tượng. Biểu tượng là gì? Tay là biểu tượng của hành động. Khi Huệ Khả chặt tay ông ấy, ông ấy nói, 'Thưa thầy, tôi sẵn sàng vứt bỏ mọi hoạt động của tôi, mọi hành động của tôi. Tôi sẵn sàng vứt bỏ "tính người làm".' Đó là điều ông ấy nói. Cái tay là biểu tượng. Cho nên nếu bạn có thể vứt bỏ 'tính người làm' của bạn điều đó sẽ là điều thực. Ngay lập tức, khoảnh khắc bạn không còn là người làm, bạn sẽ trở thành bản thể, bạn sẽ trở thành Thượng đế. Bạn mất đi trong hành động của bạn - làm cái này, làm cái kia; bạn nghĩ về việc đã làm cái này và đã không làm cái kia; đôi khi bạn cảm thấy thành công và rất bản ngã, đôi khi thất bại và rất kém cỏi. Và có khổ và sướng - và bạn cứ tiếp tục.
Bạn đi trong bánh xe. Trở thành thiền nhân nghĩa là vứt bỏ bánh xe của hoạt động. Tôi không nói đừng làm gì, tôi nói để Thượng đế làm nó, bạn chỉ là phương tiện. Đó là nghĩa của việc chặt tay bạn. Một điều nữa tôi chưa bao giờ kể cho bạn về chuyện ngụ ngôn này là ở chỗ Bồ đề đạt ma đã trao lại bàn tay và làm cho Huệ Khả thành toàn thể. Bây giờ, nếu bạn chặt bàn tay của bạn, nó không thể được trả lại và bạn không thể lại là toàn thể được. Tay không mọc ra như cây. Nếu bạn chặt cành, nó lại mọc ra. Không, ngay cả một người như Bồ đề đạt ma, tự nhiên sẽ không thay đổi luật của nó; nó chưa bao giờ đổi luật của nó cả.
Tự nhiên là rất trung lập, đó là lí do tại sao phép màu không bao giờ xảy ra. Tự nhiên chưa bao giờ nhường đường cho ngoại lệ. Nó là tuyệt đối. Điều này đơn giản nghĩa là Huệ Khả đã từ bỏ hoạt động của ông ấy, đã buông xuôi hoạt động của ông ấy, và Bồ đề đạt ma đã trả nó lại vì Huệ Khả không còn là người làm cho nên ông ấy có thể được phép làm. Bây giờ Thượng đế hay cái toàn bộ, hay cái toàn thể, hay Đạo, sẽ là người làm qua ông ấy.
Những chuyện ngụ ngôn này phải được suy tư. Chúng phải không chỉ được hiểu theo từng lời, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ nghĩa. Chúng là những ẩn dụ lớn, chúng mang tính thơ ca. Chúng không phải là những thứ logic, chúng mang tính biểu tượng. Chúng chỉ ra cái gì đó. Trong Thiền họ có câu ngạn ngữ được một Thiền sư rất vĩ đại, Lin Chi, làm ra, chính là, 'Đừng cắn ngón tay ta. Nhìn vào nơi ta đang trỏ tới.' Điều này là đang cắn ngón tay tôi.


0 Đánh giá

Ads Belove Post