Read more
Xã hội
là tấm gương – Đừng tin vào gương
Con người thông thường là người máy. Người đó sống dường như thức, nhưng không thực thức. Người đó đi, người đó nói, người đó hành động, nhưng tất cả cứ dường như trong giấc ngủ - không ý thức về điều người đó đang làm, không ý thức về điều người đó đang nói, không ý thức về tất cả những điều xung quanh mình. Người đó di chuyển bị bao quanh bởi đám mây tối của vô nhận biết.
Theo Phật
Gautama, đây là tội lỗi nguyên thuỷ: sống vô ý thức, hành động từ vô ý thức. Thực
tế, từ 'tội lỗi - sin' bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là quên lãng. Tội lỗi
nghĩa là chúng ta không ý thức, không nhận biết, không tỉnh táo, nghĩa là chúng
ta không có ánh sáng bên trong nào để hướng dẫn mình.
Phật nói đi nói
lại trong những lời kinh này về việc sa ngã vào trong bóng tối, nhưng bạn có thể
sa ngã vào trong bóng tối chỉ nếu bên trong của bạn đầy bóng tối. Bất kì điều
gì ở bên trong bạn cũng đều sẽ là định mệnh của bạn. Nếu bên trong đầy ánh
sáng, toàn thể sự tồn tại đầy ánh sáng. Nếu nội tâm mà tối, thế thì tất nhiên
nó không là gì ngoài đêm tối của linh hồn ở khắp xung quanh. Bạn sống qua cốt
lõi bên trong của mình, cho nên bất kì cái gì là hoàn cảnh cho trung tâm của bạn
đều sẽ là được phản xạ bởi chu vi của bạn. Toàn thể thế giới chỉ phản xạ bạn, vọng
lại bạn, ngân vang bạn. Nó không là gì ngoài bạn được nhân lên triệu lần. Cho
nên nếu bạn bắt gặp cái xấu, nó phải có đâu đó bên trong bạn. Nếu bạn gặp kẻ
thù, bạn phải đã phóng chiếu nó. Nếu bạn thấy cái chết, điều đó nghĩa là cái gì
đó trong bạn bị mục ruỗng, cái gì đó trong bạn mà với nó bạn đã trở nên bị đồng
nhất tương ứng với cái chết.
Thế giới là tấm
gương; nó bao giờ cũng chỉ ra khuôn mặt thật của bạn cho bạn. Phật nhấn mạnh đi
nhấn mạnh lại: Dùng thế giới như tấm gương, và thế rồi đi vào bên trong và tìm
ra nguyên nhân. Nguyên nhân bao giờ cũng ở bên trong; hậu quả ở bên ngoài. Đừng
bị hậu quả lừa dối. Đừng bắt đầu nghĩ rằng hậu quả là nguyên nhân bởi vì thế
thì bạn sẽ đưa cuộc sống tới bắt rễ vào trong dốt nát hoàn toàn. Khuôn mặt
trong tấm gương không phải là nguyên nhân; khuôn mặt trong tấm gương chỉ là hậu
quả. Đừng cố đổi khuôn mặt trong gương, đừng cố tô vẽ nó.
Đó là điều
chúng ta cứ làm mãi; đó là điều cả đời chúng ta có. Chúng ta bao giờ cũng cố gắng
nhìn kĩ vào mắt người khác; đó là cố gắng nhìn kĩ vào trong gương. Những đôi mắt
đó của người khác là gì ngoài tấm gương? Chúng ta bao giờ cũng cố gắng thuyết
phục người khác về cái tốt của mình, về cái thực của mình, về chân thành của
mình, đích thực, tính tôn giáo, tính tâm linh. Phỏng có ích gì mà thuyết phục bất
kì ai? Thực tế, bằng việc thuyết phục người khác chúng ta đang cố gắng tự thuyết
phục mình. Nếu người khác bị thuyết phục - nếu tấm gương có thể phản xạ khuôn mặt
đẹp - thì chúng ta có thể thoải mái với bản thân mình. Chúng ta cũng có thể tin
rằng chúng ta đẹp.
Đây là ảo tưởng
mà chúng ta đang sống trong đó, và đây là ảo tưởng mà xã hội giúp làm mạnh
thêm. Xã hội nuôi nó, xã hội dưỡng nó. Toàn thể nỗ lực của xã hội là làm cho tấm
gương thành quan trọng hơn bản thân bạn, bởi vì thế thì bạn có thể bị chi phối,
bạn có thể bị rút thành nô lệ. Và tấm gương ở trong tay kẻ khác.
Ai đó nói với bạn,
"Bạn thiêng liêng thế!" Nếu bạn tin người đó, nếu điều này trở thành
việc nuôi dưỡng bản ngã cho bạn, một cách vô ý thức bạn đã trở nên phụ thuộc
vào người đó. Bây giờ bạn sẽ sợ người đó - người đó có thể rút lại bất kì khoảnh
khắc nào. Người đó có thể nói với bạn vào bất kì khoảnh khắc nào, "Bạn chẳng
còn thiêng liêng." Bạn phải cứ thuyết phục người đó. Bạn phải cư xử tương ứng
theo ý tưởng về thiêng liêng của người đó. Nếu người đó muốn bạn nhịn ăn, bạn sẽ
phải nhịn ăn. Nếu người đó muốn bạn mọi chủ nhật đều tới nhà thờ, bạn sẽ phải
đi tới nhà thờ mọi chủ nhật. Nếu bạn muốn giữ khuôn mặt mình đẹp trong con mắt
người đó thế thì bạn phải đi theo ý tưởng của người đó về tâm linh nghĩa là gì.
Đây là sự nô lệ rất tinh vi và xã hội dùng nó. Nó kính trọng những người trở
thành công cụ của xã hội, của truyền thống. Nó kính trọng những người tuân thủ.
Phật nói: Phát
hiện khuôn mặt nguyên thuỷ của ông đi. Đừng bận tâm về tấm gương, bởi vì tấm
gương có thể được làm để phản chiếu khuôn mặt xấu xí của bạn thành đẹp đẽ. Bạn
phải đã thấy những tấm gương nhiều loại rồi; chúng có thể hiện ra những loại
khuôn mặt khác nhau cho bạn. Tấm gương này hiện ra khuôn mặt bạn rất dài, tấm
gương khác hiện ra khuôn mặt bạn rất béo, tấm gương khác hiện ra khuôn mặt bạn
rất gầy.
Chúng có thể
bóp méo, chúng có thể làm nó thành xấu xí, chúng có thể làm nó thành đẹp đẽ nữa.
Và gương là trong tay của xã hội. Đừng tin cậy vào gương. Nhắm mắt lại và tìm
kiếm khuôn mặt nguyên thuỷ đi. Nhưng nhắm mắt và tìm khuôn mặt nguyên thuỷ của
mình là cuộc hành trình có chút ít gay go, bởi vì trong thế giới bên trong của
bạn từ nhiều thế kỉ rồi, trong nhiều kiếp rồi, bạn đã tích luỹ chỉ bóng tối. Bạn
sợ cái bên trong. Bạn chỉ có cái kho bị kìm nén những ham muốn chưa được thoả,
tham lam, giận dữ, thèm khát.
Tôn giáo của bạn
đã từng bảo bạn kìm nén, và kìm nén nghĩa là bạn cứ cứ chồng chất bên trong bản
thể mình đủ mọi thứ mà xã hội kết án. Bây giờ bạn sẽ sợ phải đi vào trong bởi
vì bạn sẽ phải đương đầu với tất cả những điều xấu xí đó. Chúng không xấu,
nhưng bạn đã được dạy rằng chúng là xấu và bạn đã bị ước định, bị thôi miên rằng
chúng là xấu – và bạn tin rằng chúng là xấu.
Điều đầu tiên
cho người tìm kiếm là gạt bỏ tất cả những niềm tin do người khác trao. Người
tin không bao giờ có thể tìm thấy chân lí.