Ý thức là phúc lạc - Vô ý thức là khổ sở

Ý thức là phúc lạc - Vô ý thức là khổ sở

Price:

Read more

Khi thầy nói về điều thiện, điều ác và nghiệp kết quả của chúng, thầy có nói rằng hành động có ý thức mang phúc lạc cố hữu và hành động vô ý thức mang đau đớn cố hữu, hay có cái gì đó hơn nữa cho nó? Cũng vậy, liệu nó có tuân theo rằng mọi phúc lạc đều là kết quả của ý thức và mọi đau khổ đều là kết quả của vô ý thức không?
Prem Vidya, không có gì hơn cho nó đâu. Nó là hiện tượng đơn giản: ý thức về bản chất là phúc lạc. Phúc lạc không phải là kết quả; nó là có sẵn trong tâm thức rồi. Nó không tới từ bên ngoài; nó nở hoa bên trong tâm thức. Nó là hương thơm của việc nở hoa tâm thức. Khi hoa hồng của tâm thức mở ra, hương thơm của nó là phúc lạc.
Và khi con người bạn đóng trong vô ý thức, cái chết đó và không khí tanh tưởi đó, sự bốc mùi đó, bóng tối đó là khổ sở đấy. Điều đó nữa cũng là bản chất, bởi vì bây giờ không khí trong lành không thể chảy qua bạn được; cửa ra vào, cửa sổ của bạn tất cả đều bị đóng lại rồi. Bây giờ tia sáng mặt trời không thể vào tới bên trong bạn được. Bạn không sẵn có cho mưa, cho gió, cho mặt trời. Bạn đã trở nên bị cô lập với sự tồn tại. Bạn đã trở thành một đơn tử, không cửa sổ. Bạn đã trở nên bị bao bọc, hoàn toàn bị đóng kín trong cái ngã riêng của mình, trong bản ngã riêng của mình. Bạn đã ngắt bản thân mình khỏi sự tồn tại phúc lạc, đẹp mênh mông này; do đó, khổ. Nó không thực là kết quả đâu; nó là bản thân vô ý thức, cái tên khác cho nó.
Và mọi người đang sống một cách vô ý thức, nhưng họ không thấy ra điều đó. Họ cứ nói họ đang sống trong khổ sở và họ không muốn sống trong khổ sở, nhưng họ bao giờ cũng đổ trách nhiệm lên cái gì đó khác, ai đó khác. Hoặc đó là số mệnh hoặc đó là xã hội, cấu trúc kinh tế, nhà nước, nhà thờ, vợ, chồng, mẹ - nhưng bao giờ cũng là ai đó khác.
Tôn giáo bắt đầu trong cuộc sống của bạn khi bạn nhận lấy trách nhiệm về bản thân mình. Nhận trách nhiệm về khổ của mình là bắt đầu của thay đổi, bởi vì ngay cả chấp nhận rằng "Tôi chịu trách nhiệm về bất kì cái gì tôi đang là," là bắt đầu của ý thức. Bạn đang thoát ra khỏi trạng thái say sưa mà bạn đã sống hàng thế kỉ trong đó.
Poteen là một loại rượu lậu có thể làm thủng lỗ tấm kim loại. Sau khi uống nửa lít rượu này Flaherty thấy nhiều con vật trong phòng mình tới mức anh ta đặt một biển báo cho ngôi nhà của mình, VƯỜN BÁCH THÚ CỦA FLAHERTY.
Viên hạ sĩ cảnh sát địa phương tới để cãi lí với anh ta và chẳng mấy chốc anh ta đã mời ông ấy uống một cốc Mountain Dew. Khi viên cảnh sát loạng choạng bước ra ba mươi phút sau đó, ông ta giơ tay lên để yêu cầu im lặng mặc dù chẳng có ai cả. "Tất cả đều được phải không các ngài. Điều tồi tệ nhất qua rồi. Anh ta đã bán cho tôi nửa số voi."
Bạn đang sống trong trạng thái say mèm. Bạn không cần rượu - rượu đang tuần hoàn trong máu bạn rồi. Ban không cần marijuana, LSD, mescaline, không - bạn đã bị nhồi đầy bằng nó rồi. Bạn được sinh ra vô ý thức! Nhưng bởi vì mọi người khác đều giống bạn, bạn chưa bao giờ nhận biết về điều đó.
Chỉ khi việc thức tỉnh bắt đầu xảy ra trong bạn, thế thì bạn mới trở nên nhận biết, một cách tương đối, rằng mãi cho tới giờ bạn đã sống trong một loại giấc ngủ nào đó, rằng bạn đã từng là người vừa ngủ vừa đi, người mộng du, rằng bất kì cái gì bạn đã làm cho tới giờ đều đã làm một cách vô ý thức. Và bởi vì bạn đã làm mọi thứ một cách vô ý thức và đi một cách mù quáng trong cuộc sống, như mẩu gỗ trôi dạt, chẳng có cảm giác về chiều hướng, chẳng có ý tưởng mình đang đi đâu, chẳng có ý tưởng mình là ai, làm sao bạn có thể hi vọng phúc lạc được? Bạn chỉ có thể khốn khổ, ít hay nhiều.
Khi bạn ít khổ sở bạn gọi nó là hạnh phúc. Khi bạn có chút ít khổ sở thôi bạn gọi nó là hạnh phúc. Nó không thực là hạnh phúc đâu, nhưng ít khổ hơn bình thường. Khi cái ít đó thành quá nhiều thì bạn đi vào đau khổ. Nhưng đây tất cả đều là mức độ khổ của bạn thôi, lúc thì ít, lúc thì nhiều, nhưng bạn vẫn còn chưa biết tới hạnh phúc. Vâng, bạn đã biết tới vui
thú...
Vui thú là khi bạn quên mất nỗi khổ của mình. Khổ vẫn còn đó - bạn quên nỗi khổ của mình thôi. Bạn đi xem phim, bạn trở nên bị tập trung vào phim, bạn trở nên tham gia vào câu chuyện đó, tới mức bạn quên mất bản thân mình, tới mức trong hai, ba giờ bạn cứ dường như là không có đó. Nhưng ra ngoài rạp chiếu phim bạn trở lại cái ta thường lệ của mình và về lại khổ sở thường lệ của mình.
Sự ngu xuẩn là ở chỗ bởi vì vô thức của mình mà bạn khổ, và khi bạn muốn tránh khổ của mình bạn uống rượu để cho bạn có thể quên đi nỗi khổ. Chính bởi vì vô ý thức mà bạn mới khổ; thế rồi bạn cố gắng trở nên vô ý thức hơn để cho bạn không cần biết rằng bạn khổ. Theo cách này bạn cứ đi ngày một sâu hơn vào trong vô ý thức. Và những trạng thái này của cơn mê bạn lại coi là rất, rất vĩ đại. Đây chỉ là những khoảng trống khi bạn trở nên ngủ say, vô nhận biết toàn bộ tới mức bạn không thể nhớ được rằng bạn đang khổ.
Và trong những trạng thái vô ý thức này, do hoá chất tạo ra, bạn có thể tin rằng bạn đang có hạnh phúc nào đó, bạn có thể tưởng tượng; điều đó tất cả phụ thuộc vào sự tưởng tượng của bạn. Nhiều người đã thực nghiệm với LSD - cảm giác phiêu diêu bay bổng nhất có được từ trước cho tới nay. Và kết quả của nhiều thực nghiệm là ở chỗ người đang hi vọng rằng họ sẽ đạt tới phúc lạc lớn lao đi tới báo cáo họ đã đạt tới thiên đường và họ thấy các thiên thần và ánh sáng và mầu sắc và những kinh nghiệm mang tính thơ ca tuyệt vời. Và những người đi vào thực nghiệm với ý tưởng rằng điều này là sai, rằng điều này không thể cho phúc lạc được, rằng điều này nhất định cho khổ sở, thì quay lại báo cáo rằng họ đã ở trong địa ngục và họ đã khổ quá chừng - họ đã chịu ngọn lửa địa ngục.
Lí do thật rõ ràng: bất kì cái gì bạn tưởng tượng đều bắt đầu có vẻ thật dưới tác dụng của LSD. Nếu bạn chống lại nó, nếu bạn tin rằng nó là ác, bạn sẽ bắt gặp quỉ. Nó đơn giản khuếch đại tưởng tượng của bạn, dù tưởng tượng là bất kì cái gì. Nếu nó là đen tối, thế thì bạn rơi vào lỗ đen.
Nếu nó là đẹp thế thì, giống như Aldous Huxley, bởi vì ông ấy tin rằng LSD là khám phá tôn giáo mới nhất, rằng LSD có thể đưa mọi người tới cực lạc, tới samadhi.... Điều Buddha đã đạt tới sau sáu năm và Mahavira đạt tới sau mười hai năm, và Kabir và Nanak vân vân, sau nhiều năm vật lộn với vô ý thức để trở nên có ý thức, có thể được đạt tới qua LSD rất dễ dàng – chỉ phải dùng một lượng LSD rất nhỏ thôi.
Ông ấy đã tin rằng chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ tinh luyện LSD ngày một nhiều hơn và chúng ta sẽ tạo ra trạng thái phiêu diêu tối thượng mà ông ấy gọi là soma, trong việc nhớ lại Vedas cổ - bởi vì trong Vedas người ta nói rằng các nhà tiên tri hay uống nước cam lồ nào đó có tên là soma raso, và nước cam lồ đó bắc cầu cho họ tới Thượng đế.
Huxley nói trong tương lai sự phiêu diêu tối thượng sẽ là soma. Bạn có thể tự tiêm nó vào thân thể mình và bạn sẽ được mang tới thiên đường. Bây giờ tất cả những điều này là cực kì ngu xuẩn! Điều này tất cả đều vô nghĩa. Nhưng Huxley là con người chân thành. Điều ông ấy nói là không giả dối; ông ấy đã kinh nghiệm nó qua LSD, bởi vì ông ấy đã tin vào nó. Chính niềm tin của ông ấy được phóng chiếu lên, chính tưởng tượng của ông ấy được khuếch đại lên.
Một người khác có cùng sự thành thực đó, Rahner, người chống lại LSD và chống lại mọi trò ảo giác, đã đi tới với báo cáo đối lập: rằng LSD đưa bạn tới địa ngục, rằng nó tống bạn vào ngọn lửa địa ngục, rằng nó tạo ra những tra tấn tới mức bạn không thể tưởng tượng nổi – ngay cả Adolf Hitler cũng không thể mơ được về chúng. Và ông ấy cũng thành thực. Cả hai đều đúng bởi vì cả hai đều bị tâm trí riêng của mình lừa dối.
Con người đã vô ý thức rồi; bây giờ những người này lại đang cố gắng làm cho mình thậm chí còn vô ý thức hơn, cứ dường như ngần ấy vô ý thức vẫn còn chưa đủ! Vidya này, khi có liên quan tới chư phật, khi có liên quan tới tôi, tâm thức không thể nào được đạt tới bằng bất kì hoá chất nào. Vô ý thức có thể được hoá chất tạo ta, bởi vì vô ý thức là hiện tượng rất thô, thấp hơn. Ý thức là đỉnh cao nhất của sự trưởng thành, của việc mở ra, của việc đi về nhà; điều đó không thể có được qua hoá chất. Nó là có thể chỉ nếu bạn cứ mài sắc thêm thông minh của mình; nếu bạn cứ làm việc trên linh hồn chứng kiến của mình; nếu bạn ngày càng trở thành nhân chứng cho tất cả những điều bạn làm, cho tất cả những điều bạn nghĩ, cho tất cả những điều bạn cảm. Nếu bạn khổ - như mọi người đều khổ - thế thì hãy nhớ, điều đó đơn giản chỉ ra bạn vô ý thức.
Đừng tranh đấu với khổ sở; điều đó sẽ chẳng ích gì. Bạn có thể đẩy khổ sở từ chỗ này sang chỗ nọ; nó sẽ vẫn còn đấy. Đừng đẩy trách nhiệm lên người khác. Đừng nói, "Bởi vì người vợ này mà mình khổ; nếu mình đổi vợ mình sẽ không khổ." Bạn có thể cứ đổi - chẳng người đàn bà nào trên thế giới này sẽ làm cho bạn phúc lạc cả. Nếu bạn nghĩ, "Người chồng này là nguyên nhân của khổ sở của mình," bạn có thể thay đổi...
Ở Mĩ mọi người đều thay đổi rất nhanh chóng, nhưng khổ cứ phát triển, không giảm đi. Bạn có thể đếm nỗi khổ của một người bằng việc biết bao nhiêu lần người đó đã trải qua li dị. Càng nhiều li dị người đó càng trở nên khổ hơn, bởi vì càng nhiều li dị, người đó càng trở nên vô vọng hơn.
Ở một nước như Ấn Độ bạn có thể hi vọng. Bạn không thể li dị dễ dàng được; phần lớn đất nước thậm chí không thể quan niệm được về li dị. Cách thức duy nhất để gạt bỏ vợ bạn là hi vọng vào kiếp sống khác - ngay cả thế người ta cũng chẳng bao giờ biết được! Bạn có thể trở nên bị móc vào lẫn nhau nhiều tới mức ở kiếp khác bạn cũng có thể tiếp tục. Và đặc biệt đàn bà cứ cầu nguyện trong các đền chùa, "Xin hãy cho con cùng người chồng đó nữa – trong hàng trăm kiếp sống!" Và nếu lời cầu nguyện của họ mà được đáp ứng thế thì chẳng có hi vọng nào. Nhưng ít nhất người ta có thể trì hoãn: "Sau cái chết... Kiếp này bị kết thúc rồi, chẳng thể làm được gì cả. Bây giờ người đàn bà này hay người đàn ông này là số phận của mình." Cho nên chấp nhận điều đó đi và tự an ủi mình. Vẫn còn bằng lòng. Hi vọng điều tốt nhất và trông đợi điều tồi nhất!
Nhưng ở Ấn Độ mọi người dường như thoải mái hơn bởi vì họ biết: "Người đàn bà này đang tạo ra rắc rối." Ít nhất điều này cũng là sự an ủi lớn: "Người đàn ông này đang tạo ra rắc rối." Nhưng ở Mĩ ngay cả hi vọng đó cũng là không thể được – mọi người đã đổi chồng và vợ nhiều lần thế.
Tôi đã nghe:
Một người đàn ông và một người đàn bà đang ngồi ăn sáng và con họ chơi trong vườn – và thế rồi đánh nhau bùng ra giữa lũ trẻ.
Người vợ nói, "Trông kìa! Con anh và con em đã hợp thành nhóm và chúng đánh lại con chúng ta!"
Một cậu bé, người nhỏ nhắn, đang ba hoa về bố nó, và nó nói, "Bố tớ là người bố vĩ đại nhất có thể có."
Đứa bé khác nói, "Thế chưa là gì nhé! Ông ấy đã từng là bố tớ trước đây. Tớ biết ông ấy - chúng tớ đã đuổi ông ấy đi. Ông ấy kiểu cổ rồi, lạc hậu rồi; cậu đã kiếm được ông bố dùng lại!"
Tôi đã nghe nói về một người đã đổi vợ đến tám lần, cứ hi vọng rằng lần này mình sẽ tìm thấy người đàn bà tốt hơn, người sẽ không tạo ra khổ sở, nhưng mỗi lần anh ta đều ngạc nhiên mà biết rằng mình đã tìm thấy cùng loại đàn bà đó lặp đi lặp lại.
Thực tế, nếu người chọn vẫn như cũ thì làm sao bạn có thể chọn cái gì đó khác được? Bạn rơi vào tình yêu với cùng loại đàn bà lặp đi lặp lại, bởi vì bạn vẫn còn như cũ. Trạng thái có ý thức hay vô ý thức của bạn vẫn như cũ, tâm trí bạn vẫn nhu cũ. Ai sẽ chọn? Bạn rơi vào tình yêu với loại đàn bà nào đó - người bước đi theo cách này, người có cái loại mũi nào đó và có loại tiếng nói nào đó và khuôn mặt thân hình nào đó. Một kiểu đàn bà nào đó - một kiểu tâm lí nào đó cô ấy có - và bạn trở nên bị hấp dẫn tới cô ấy. Khi bạn lại gần hơn và sống cùng nhau bạn thấy khổ.
Bạn li dị. Bạn lại bắt đầu nhìn. Nhưng bạn vẫn là cùng con người đó - bạn sẽ lại tìm thấy cùng loại đàn bà. Làm sao bạn có thể tìm thấy loại đàn bà khác được? Bạn sẽ không quan tâm tới loại khác đâu. Cùng loại đàn bà đó sẽ hấp dẫn bạn, sẽ làm bạn mê say, và bạn sẽ lại vào trong cùng cái bẫy. Chỉ cái tên thay đổi thôi, cái bẫy vẫn còn như cũ.
Đừng đổ trách nhiệm lên người khác; đó là điều giữ cho bạn khổ đấy. Hãy nhận lấy trách nhiệm về phần mình. Bao giờ cũng hãy nhớ, "Mình chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Không ai khác chịu trách nhiệm cả. Cho nên nếu mình khổ thế thì mình phải nhìn vào tâm thức riêng của mình; cái gì đó là sai với mình, do đó mình tạo ra khổ sở quanh mình." Đây là sự bắt đầu, sự bắt đầu lớn lao, hạt mầm đầu tiên của biến chuyển. Bạn đang trở nên có ý thức nếu bạn nhận trách nhiệm lên đôi vai riêng của mình. Bạn đã trở nên có ý thức; tia sáng đầu tiên đã xảy ra.
Vâng, Vidya: ý thức mang bản chất phúc lạc còn vô ý thức mang bản chất khốn khổ. Không có gì nhiều hơn điều đó; điều đó rất đơn giản. Luật của cuộc sống bao giờ cũng rất đơn giản. Chân lí bao giờ cũng rất đơn giản. Chân lí không huyền bí, chân lí không bí truyền. Chân lí rất hiển nhiên - và bởi vì nó rất hiển nhiên, đó là lí do tại sao mọi người không thấy nó. Mọi người cứ bỏ lỡ điều hiển nhiên, mọi người cứ bỏ lỡ điều đơn giản, bởi vì họ nghĩ chân lí phải rất phức tạp. Do đó họ cứ đi tìm cái gì đó phức tạp - còn chân lại lại không phức tạp. Họ cứ nhìn ra xa xăm - còn chân lí lại ở gần ngay bên cạnh. Họ cứ nhìn vào những điều huyền bí, vào những giáo lí huyền môn, huyền bí, bí truyền.
Và có những người cứ khai thác bởi vì họ biết có những người không thể được thoả mãn bởi chân lí đơn giản. Họ viết rác rưởi nhưng theo cách mà nó có vẻ rất bí truyền. Họ viết theo cách bạn không thể nào hiểu thực sự được điều họ đang viết. Và mọi người nghĩ rằng nếu họ không thể hiểu được thế thì phải có bí ẩn lớn lao nào đó trong nó.
Chân lí là rất đơn giản, và bởi vì nó rất đơn giản nên bạn không nhìn vào nó. Bạn sẽ phải học, bạn sẽ phải trở nên nhận biết, về tính đơn giản và hiển nhiên của chân lí. Không có gì nhiều hơn cho nó. Nó đơn giản là thế này: ý thức là phúc lạc, vô ý thức là khổ sở.


Ads Belove Post