Niềm tin - Tin cậy - Hoài nghi

Niềm tin - Tin cậy - Hoài nghi

Price:

Read more


Chân lí giải thoát, và không gì khác. Mọi thứ khác tạo ra tù túng, gánh nặng. Và chân lí không thể được tìm thấy bằng nỗ lực trí tuệ, bởi vì chân lí không phải là lí thuyết, nó là kinh nghiệm. Để biết nó, bạn phải sống nó - và đó là chỗ hàng triệu người đi sai. Họ nghĩ rằng họ có thể bám lấy niềm tin, việc bám sẽ giúp họ tìm thấy chân lí. Dần dần họ lắng đọng với niềm tin, và niềm tin không phải là chân lí. Nó là lí thuyết về chân lí: dường như ai đó đã lắng đọng chỉ bằng lời, kinh sách, học thuyết, giáo điều; dường như người mù đã bắt đầu tin rằng ánh sáng tồn tại, hay người đói đọc sách về nấu ăn, tin vào cách này, cách nọ, nhưng mọi lúc người đó vẫn còn đói. Điều đó không phải là cách để thoả mãn cơn đói.
Chân lí là thức ăn. Người ta phải tiêu hoá nó, hấp thu nó; người ta phải cho phép nó luân chuyển trong máu mình, đập trong tim mình. Chân lí phải được hấp thu vào trong sự thống nhất hữu cơ của bạn. Niềm tin chưa bao giờ được hấp thu, nó vẫn còn là hiện tượng không có liên quan. Bạn có thể là người Hindu, nhưng Hindu giáo chỉ là khái niệm trí tuệ. Bạn có thể là người Ki tô giáo, hay người Mô ha mét giáo, nhưng chúng không phải là phần hữu cơ của bản thể bạn. Sâu bên dưới, hoài nghi tiếp tục.
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Titov, nhà du hành vũ trụ Nga, trở về từ không gian được Nikita Khrushchev hỏi một cách riêng tư liệu ông ấy có thấy ai ở đó không. Câu chuyện diễn ra là ông ấy đáp, "Có, tôi thực sự đã thấy Thượng đế," với điều đó Khrushchev trả lời: "Tôi đã biết điều đó rồi, nhưng anh biết chính sách của chúng ta, cho nên xin đừng nói với ai cả." Về sau Titov lại gặp giáo chủ Nhà thờ chính thống Nga. Giáo chủ hỏi ông ta liệu ông ta có thấy người nào trong không gian không. Titov, trung thành với chỉ dẫn của mình, đáp, "Không, chả có ai cả." "Ta đã biết điều đó rồi," nhà lãnh đạo nhà thờ đáp, "nhưng anh biết chính sách của chúng ta, cho nên xin đừng nói cho ai cả."
Bên dưới niềm tin của bạn, dù bất kì niềm tin nào, hoài nghi vẫn tiếp tục. Hoài nghi là ở trung tâm, và niềm tin là ở ngoại vi. Cho nên cuộc sống của bạn về căn bản được xác định bởi hoài nghi của bạn, không bởi niềm tin của bạn. Bạn có thể là người cộng sản, và dầu vậy ở đâu đó sâu bên dưới hoài nghi vẫn tiếp tục. Bạn có thể là người Cơ đốc giáo, người Ki tô giáo, người hữu thần, nhưng sâu bên dưới hoài nghi vẫn tiếp tục.
Tôi đã nhìn vào trong nhiều người thế thuộc vào những niềm tin khác nhau, các giáo phái, nhưng sâu bên dưới - vẫn cùng hoài nghi. Và hoài nghi không có tính Hindu giáo, không Ki tô giáo, không Mô ha mét giáo. Và hoài nghi không có tính cộng sản, không có tính chống cộng. Hoài nghi là thuần khiết - đơn giản hoài nghi. Với hoài nghi thuần khiết này, bạn sẽ cần tin cậy thuần khiết. Hoài nghi thuần khiết này, điều không có tính từ cho nó - Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo - không thể bị phá huỷ bởi các khái niệm, niềm tin, lí thuyết, triết lí Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo. Phải làm gì với hoài nghi này?
Người tìm kiếm thực không đi tìm bất kì niềm tin nào để an ủi bản thân mình. Thay vì thế, người đó đang cố tìm ra trung tâm sâu hơn trong bản thân mình, điều đi ra ngoài hoài nghi. Điều này phải được hiểu. Bạn phải đi sâu vào trong bản thể riêng của bạn tới điểm của tính sống động, nơi hoài nghi bị bỏ lại đằng sau trên ngoại vi. Thay vì làm điều đó, mọi người liên tục bám lấy các niềm tin ở ngoại vi, và hoài nghi vẫn còn sâu bên dưới. Chính điều đảo lại phải là hoàn cảnh.
Đi sâu hơn vào trong bản thể bạn đi. Đừng lo nghĩ về hoài nghi, bỏ qua nó đi. Để nó ở đó! Đừng cố che giấu bản thân bạn trong niềm tin. Đừng là con đà điểu. Đối diện với hoài nghi đi - và đi ra ngoài nó. Đi sâu hơn hoài nghi. Thế thì một khoảnh khắc tới trong bản thể bạn... bởi vì tại cốt lõi sâu nhất, tại chính trung tâm, chỉ cuộc sống hiện hữu. Một khi bạn đã chạm tới cốt lõi đó bên trong bản thân bạn, hoài nghi chỉ là thứ ngoại vi xa xôi. Nó có thể bị bỏ đi rất dễ dàng. Và không có nhu cầu bám lấy bất kì niềm tin nào để bỏ nó. Bạn đơn giản thấy cái ngu xuẩn của nó. Bạn đơn giản thấy sự nực cười của nó. Bạn đơn giản thấy cách hoài nghi đã có tính phá huỷ cho toàn thể cuộc sống của bạn, cách hoài nghi liên tục xói mòn bản thể bạn, cách nó đã từng là độc hại. Chỉ thấy ra sự kiện là hoài nghi đã từng là độc hại, và nó đã không cho phép bạn mở hội, một cơ hội lớn đang bị bỏ lỡ. Bạn đơn giản bỏ nó đi. Không phải là thay vì hoài nghi bạn bám lấy niềm tin.
Con người thực của tin cậy không có niềm tin nào - người đó đơn giản tin cậy, bởi vì người đó đã đi tới biết cuộc sống là đẹp làm sao. Và người đó đã đi tới biết cuộc sống là vĩnh hằng, vô thời gian làm sao. Người đó đã đi tới biết rằng chỉ bên trong bản thân mình mới là vương quốc của Thượng đế. Người đó trở thành vua - và không là vua theo nghĩa thường của từ này, vì vương quốc đó tới từ bên ngoài là vương quốc giả, vương quốc mơ.
Tôi đã nghe nói về Shah Farouk, vua Ai Cập: có lần ông ấy được hỏi đã có bao nhiêu vua trên thế giới sau hai mươi nhăm năm. Ông ấy không chần chừ đáp rằng sẽ có năm, và thế rồi ông ấy giải thích: "Vua nước Anh, vua của trái tim, vua của kim cương, vua của các câu lạc bộ và vua trong con bài pích."
Vương quốc tới từ bên ngoài chỉ là vương quốc của mơ. Bạn có thể là vua, nhưng bạn sẽ là vua của các con bài, hay nhiều nhất, vua của nước Anh. Chẳng có gì mấy giá trị, vô giá trị; chỉ là biểu tượng hư huyễn, chẳng mang nghĩa cái gì.
Vương quốc thực ở bên trong. Và sự kiện đáng ngạc nhiên nhất là điều này: rằng bạn liên tục mang nó bên trong bản thân bạn mà hoàn toàn vô nhận biết, không biết bạn đang có kho báu nào, và kho báu nào là của bạn để giành lại.
Tôn giáo không phải là việc tìm bất kì niềm tin nào. Tôn giáo là nỗ lực để biết chính nền tảng của bản thể bạn, để chạm tới chính tảng đá đáy của sự tồn tại của bạn. Kinh nghiệm đó về tảng đá đáy của sự tồn tại của bạn là điều chúng ta ngụ ý khi chúng ta dùng từ chân lí. Nó mang tính tồn tại. Nó là kinh nghiệm. Cho nên đừng bị lừa quá nhiều bởi các niềm tin. Tỉnh táo vào - chúng là những lừa dối thôi. Và bởi vì những niềm tin này mọi người không tìm kiếm, bởi vì một khi bạn nghĩ bạn biết, bạn tin bạn biết, phỏng có ích gì mà tìm kiếm? Chúng là những phương cách để né tránh việc tìm kiếm, bởi vì việc tìm kiếm là gian nan, việc tìm kiếm là khó khăn. Nhiều giấc mơ sẽ bị tan tành, nhiều hình ảnh sẽ bị tan tành, và nhiều, nhiều đau đớn bạn sẽ phải trải qua. Đau đớn đó là cần thiết: nó lau sạch, nó cho bạn sự vững chắc, tính toàn vẹn; nó làm bạn trưởng thành. Những đau đớn đó giống như đau sinh nở, vì qua chúng bạn sẽ được tái sinh.
Niềm tin là rẻ; nó chẳng tốn cái gì cả. Chỉ việc gật đầu và bạn trở thành người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Nó quá rẻ. Chân lí không thể rẻ thế. Bạn sẽ phải hi sinh nhiều giấc mơ ấp ủ. Bạn sẽ phải hi sinh hình ảnh tưởng tượng của bạn. Bạn sẽ phải hi sinh nhiều thứ mà bạn cho là có giá trị quá nhiều trong dốt nát của bạn. Bạn sẽ phải thoát ra khỏi trạng thái mây mù của bản thể bạn mà bạn đang ở trong đó ngay bây giờ. Bạn sẽ phải vươn lên trên nó. Và, tất nhiên, trèo lên núi là khó - và không có núi nào khác lớn hơn bạn.
Bạn đang mang đỉnh vĩ đại nhất, đỉnh Everest, bên trong bạn. Và, tất nhiên, việc trèo lên sẽ là khó khăn. Nhưng khó khăn này trả giá, trả giá vô cùng. Một khi bạn đạt tới đỉnh, chính nỗ lực này, khó khăn này, thách thức này, gian truân của việc trèo lên này - và cái gì đó liên tục kết tinh bên trong bạn. Khoảnh khắc bạn đạt tới đỉnh, nó không chỉ là đỉnh mà bạn đã đạt tới - bạn đã trở thành đỉnh đó. Bạn đã đạt tới chiều cao mà bạn chưa bao giờ biết tới trước đây. Bạn đã sống trong thung lũng tăm tối; bây giờ bạn sống trong ánh mặt trời.
Cho nên điều đầu tiên với người tìm kiếm là nhận biết rằng các niềm tin đều là rào chắn. Nếu bạn tới tôi như người Ki tô giáo, bạn không thể tới tôi được. Nếu bạn tới tôi như người Hindu, bạn dường như chỉ tới tôi - nhưng bạn không thể tới được, vì giữa tôi và bạn, Hindu giáo của bạn, Jaina giáo của bạn, đang tạo ra khoảng cách. Và điều bạn tin không tạo ra khác biệt gì với tôi. Mọi niềm tin - vô điều kiện, mọi niềm tin - đều là rào chắn.
Chuyện xảy ra trong một thủ đô: Hàng người đứng cản cho đảng đi từng bước phía trước trụ sở toà án nơi một số đồng chí bị buộc tội. Một cảnh sát, cố giữ trật tự, xô một người xem ra.
"Đừng xô tôi!" người xem phàn nàn. "Tôi là người chống cộng sản." Viên cảnh sát nhìn chằm chằm vào người này. "Ông cứ đi đi," anh ta ra lệnh. "Tôi không quan tâm ông là loại cộng sản nào!" Điều đó không tạo ra khác biệt gì: người cộng sản là người cộng sản; người chống cộng sản cũng là người cộng sản - vì chẳng có khác biệt gì dù bạn tin vào Marx, hay vào Moses, hay vào Manu, hay vào Mahavira. Điều đó không tạo ra khác biệt. Bạn tin; dù vào Srimad Bhagavad Gita, hay Das Kapital, hay Koran linh thiêng, điều đó không tạo ra khác biệt gì - vì tâm trí của người tin là tâm trí sai.
Vứt bỏ niềm tin đi để cho bạn có thể đi tới đương đầu với hoài nghi của bạn. Đối diện với hoài nghi, đương đầu với hoài nghi, tin cậy nảy sinh. Nếu bạn cho phép hoài nghi có đó, và bạn không che giấu ở đâu đó khác, nếu bạn đối diện với nó trong tính trần trụi của nó - chính việc đương đầu và ngay lập tức bạn sẽ có cái gì đó mới nảy sinh trong bạn, và cái đó là tin cậy. Tin cậy nảy sinh khi đối diện với hoài nghi, không trốn chạy khỏi nó; niềm tin là việc trốn chạy. Và niềm tin là đồng tiền giả, cái thay thế giả cho tin cậy; nó có vẻ như tin cậy, nó không phải là tin cậy.
Trong niềm tin, hoài nghi liên tục chảy ngầm như dòng nước ngầm. Trong tin cậy không có hoài nghi. Tin cậy chưa bao giờ biết tới hoài nghi, tin cậy chưa bao giờ đương đầu với hoài nghi. Nó cũng giống như ánh sáng chưa bao giờ đương đầu với bóng tối: khoảnh khắc ánh sáng tới, bóng tối tan tác, biến mất. Nhưng nếu bạn chỉ tin vào ánh sáng, điều đó sẽ không giúp ích gì. Bạn sống trong bóng tối và bạn cứ tin vào ánh sáng - nhưng bạn sống trong bóng tối! Và niềm tin của bạn vào ánh sáng sẽ không là sự giúp đỡ, nó là cản trở - vì nếu bạn không có niềm tin vào ánh sáng, bạn chắc đã đi tìm ánh sáng. Tin vào ánh sáng, bạn nghĩ nó sẽ xảy ra. Nó có đó. Ngày này hay ngày khác, nhờ ơn Thượng đế, nó sẽ xảy ra. Bạn liên tục sống trong bóng tối, cho nên niềm tin là thủ đoạn của bóng tối để tự bảo vệ nó. Niềm tin là thủ đoạn của cái không thực để bảo vệ bản thân nó. Cảnh giác vào.
Tin là dường như bạn đã lấy triệu chứng làm bệnh thực. Bạn đi tới bác sĩ điều trị; ông ấy chẩn đoán bệnh của bạn. Ông ấy tìm triệu chứng, nhưng triệu chứng không phải là bệnh. Triệu chứng chỉ là chỉ dẫn rằng cái gì đó bị sai ở đâu đó sâu bên trong. Hoài nghi là chỉ dẫn, cũng như khi cơn sốt của bạn lên cao - ba mươi tám độ, ba mươi chín độ - nhưng bản thân sốt không phải là bệnh. Cho nên nếu ai đó có sốt cao, đừng bắt đầu cho người đó tắm lạnh. Điều đó là logic: nếu bạn nghĩ rằng bản thân sốt là bệnh, thế thì làm lạnh thân thể xuống. Thân thể đang ngày càng nóng hơn, làm nó lạnh xuống; cho người đó tắm nước lạnh băng. Bạn đang đánh nhau với triệu chứng - bạn có thể giết chết bệnh nhân. Đây không phải là cách thức. Ốm bệnh là ở đâu đó sâu bên dưới; sốt đơn giản là chỉ dẫn rằng cái gì đó đã đi sai bên trong. Điều trị cái gì đó đã đi sai bên trong, và nhiệt độ sẽ hạ xuống bình thường theo cách riêng của nó.
Hoài nghi là triệu chứng, nó không phải là bệnh. Khi bạn cố bám lấy niềm tin, bạn hiểu lầm hoài nghi là bệnh. Cho nên bạn nghĩ: Nếu mình tin, hoài nghi sẽ biến mất. Không, nó sẽ không biến mất đâu - nó sẽ chỉ đi ngầm dưới thôi. Nó sẽ trở thành vô thức. Trong ý thức bạn sẽ tin vào Thượng đế; trong vô thức bạn sẽ liên tục phủ nhận ngài.
Đừng sợ hoài nghi. Hoài nghi không phải là kẻ thù; hoài nghi là bạn. Hoài nghi đơn giản nói với bạn rằng bạn đã không tìm ở bên trong; do đó, hoài nghi có đó. Bạn đã không nhìn vào trong thực tại riêng của bạn; do đó, hoài nghi có đó. Nhìn vào thực tại riêng của bạn đi, và hoài nghi biến mất như bóng tối. Đem ánh sáng vào....
Tôi đã nghe nói về một linh mục Ki tô giáo vĩ đại, Henry Ward Beecher. Trong nhà thờ của ông ấy có một chiếc đồng hồ bao giờ cũng chạy hoặc quá nhanh hoặc quá chậm, và mọi người bao giờ cũng phàn nàn về chiếc đồng hồ này. Nó là vấn đề mọi ngày. Bất kì ai tới, người đó đều nói với Beecher và người đó nói, "Đồng hồ này không đúng."
Một hôm Beecher phát mệt về điều đó và ghi một dấu hiệu lên trên đồng hồ này: "Đừng trách kim đồng hồ," dấu hiệu viết vậy. "Rắc rối nằm ở chỗ sâu hơn cơ." Rắc rối bao giờ cũng nằm sâu hơn. Rắc rối không ở trên bề mặt. Rắc rối không ở cùng với kim đồng hồ, mà ở sâu trong cái máy này. Cho nên đừng cố đổi ý bạn từ hoài nghi thành tin tưởng; điều đó sẽ không giúp ích gì. Vấn đề không phải là tâm trí - rắc rối nằm sâu hơn, sâu hơn tâm trí bạn, và bạn phải đi sâu hơn vào trong bản thân bạn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post