Bản chất của ham muốn

Bản chất của ham muốn

Price:

Read more



Phật nói: Ông hãy nhìn vào bản chất của ham muốn. Hãy quan sát sự chuyển động của ham muốn - nó rất tinh tế. Và bạn sẽ có khả năng thấy hai điều: một, rằng ham muốn bởi chính bản chất của nó là không thể nào hoàn thành nổi; và thứ hai, khoảnh khắc bạn hiểu rằng ham muốn là không thể nào hoàn thành nổi, thì ham muốn biến mất - và bạn bị bỏ lại vô ham muốn. Đó là trạng thái của an bình, im lặng, yên tĩnh. Đó là trạng thái của sự hoàn thành! Con người chưa bao giờ đi tới sự hoàn thành qua ham muốn cả; con người đi tới sự hoàn thành chỉ bằng việc siêu việt lên trên ham muốn.
Ham muốn là cơ hội để hiểu biết. Ham muốn là cơ hội lớn để hiểu sự vận hành của tâm trí riêng của bạn - cách nó vận hành, cơ chế của nó là gì. Và khi bạn đã hiểu điều đó, thì trong chính việc hiểu đó là sự biến chuyển. Ham muốn biến mất, không để lại dấu vết gì đằng sau. Và khi bạn vô ham muốn, không ham muốn điều gì, thì bạn được hoàn thành. Không phải là ham muốn được hoàn thành, nhưng khi ham muốn được siêu việt lên thì có sự hoàn thành.
Bây giờ bạn hãy thấy sự khác biệt: các tôn giáo khác nói, "Ham muốn có thể được hoàn thành trong thế giới khác." Phàm nhân nói, "Ham muốn có thể được hoàn thành ở đây" - người cộng sản nói, "Ham muốn có thể được hoàn thành ở đây. Chỉ cần một cấu trúc xã hội khác, chỉ cần tư bản bị lật đổ, vô sản phải nắm quyền, tư sản phải bị tiêu diệt, có thế thôi – và các ham muốn có thể được hoàn thành ở đây, cõi trời có thể được tạo ra trên trái đất này ở đây."
Phàm nhân nói, "Bạn có thể hoàn thành ham muốn của mình - hãy tranh đấu quyết liệt vào." Đó là điều toàn bộ phương Tây đang cứ làm: "Tranh đấu, cạnh tranh, lừa đảo, bằng bất kì phương tiện và phương pháp nào! Hãy chiếm lấy nhiều của cải, nhiều quyền lực!" Đó là điều các chính khách trên khắp thế giới đang cứ làm: "Hãy trở nên mạnh hơn và ham muốn của bạn có thể được hoàn thành." Đó là điều các nhà khoa học nói, rằng chỉ vài công nghệ nữa cần được phát minh ra và thiên đường sẽ ở ngay góc kia thôi.
Và các tôn giáo của bạn nói gì? Họ chẳng nói gì khác cả. Họ nói, "Ham muốn có thể được hoàn thành, nhưng không trong cuộc đời này - sau cái chết." Đó là sự khác biệt duy nhất giữa cái gọi là người duy vật và cái gọi là người duy tâm.
Với Phật, cả hai đều duy vật cả; và với tôi cũng thế, cả hai đều duy vật cả. Cái gọi là những người tôn giáo của bạn và cái gọi là những người phi tôn giáo của bạn cả hai đều trong cùng một con thuyền. Chẳng một li khác biệt! Thái độ của họ là như nhau, cách tiếp cận của họ là như nhau. Phật mới thực mang tính tôn giáo theo cách này, cách ngài nói: Ham muốn không thể nào được hoàn thành. Bạn phải nhìn vào ham muốn. Không ở đây mà cũng chẳng ở bất kì đâu khác mà ham muốn được hoàn thành, không bao giờ. Điều đó chưa bao giờ xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra cả - bởi vì điều đó là ngược với bản chất của ham muốn.
Ham muốn là gì? Bạn đã bao giờ nhìn vào việc ham muốn của mình chưa? Bạn đã bao giờ đương đầu với nó chưa? Bạn đã cố gắng suy tư về nó chưa? Ham muốn là gì? Bạn ham muốn ngôi nhà nào đó; bạn làm việc vì nó, bạn làm việc vất vả. Bạn phá huỷ cả cuộc đời mình cho nó - thế rồi ngôi nhà có đó. Nhưng có sự hoàn thành không? Một khi ngôi nhà có đó, bỗng nhiên bạn cảm thấy rất trống rỗng - bạn cảm thấy còn trống rỗng hơn trước đây, bởi vì trước đây có mối bận tâm để đạt tới ngôi nhà này. Bây giờ nó đây rồi: ngay lập tức tâm trí bạn bắt đầu tìm cái gì đó khác để được bận tâm vào. Bây giờ có những ngôi nhà lớn hơn; tâm trí bạn bắt đầu nghĩ tới những ngôi nhà lớn hơn đó. Có những lâu đài lớn hơn... Bạn ham muốn một người đàn bà và bạn đã đạt được ham muốn của mình, thế rồi bỗng nhiên tay bạn lại trống rỗng. Lần nữa bạn bắt đầu ham muốn người đàn bà khác nào đó.
Đây là bản chất của ham muốn. Ham muốn bao giờ cũng lao lên trước bạn. Ham muốn bao giờ cũng trong tương lai. Ham muốn là hi vọng. Ham muốn không thể nào được hoàn thành bởi vì chính bản chất của nó là vẫn còn không được hoàn thành và được phóng chiếu vào tương lai. Nó bao giờ cũng ở trên đường chân trời. Bạn có thể xô tới, bạn có thể chạy về đường chân trời, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ tới được cả: dù bạn tới đâu thì bạn đều sẽ thấy đường chân trời đã lùi ra xa. Và khoảng cách giữa bạn và đường chân trời vẫn còn hoàn toàn như cũ. Bạn có mười nghìn ru pi, ham muốn là về hai mươi nghìn ru pi; bạn có hai mươi nghìn ru pu, ham muốn là bốn mươi nghìn ru pi. Khoảng cách vẫn thế; tỉ lệ toán học vẫn thế. Bất kì cái gì bạn có, ham muốn bao giờ cũng đi lên trước nó.

0 Đánh giá

Ads Belove Post