Đám đông cô đơn

Đám đông cô đơn

Price:

Read more

Đám đông cô đơn



“Tất cả những tiến bộ mà nhân loại đã đạt được là thành quả có được từ động lực của một nhóm thiểu số nhỏ bé, những người đầu tiên xa rời tư tưởng và tập quán của đa số, sau đó nhóm đa số mới chấp nhận sáng kiến của họ. Đưa cho nhóm đa số cái quyền áp đặt nhóm thiểu số phải nghĩ gì, đọc gì, và làm gì cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết, một lần và vĩnh viễn cho sự tiến bộ.” (Ludwig von Mises)

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao đám đông lại hấp dẫn mọi người nhiều thế? Bạn đã bao giờ thấy mọi người trong đám đông chưa, họ trông sung sướng thế nào, sung sướng làm sao, sôi sùng sục, phát toả năng lượng. Những người đờ đẫn... bạn đã thấy họ trước đây, bước đi trên phố - đờ đẫn, chết. Bây giờ bỗng nhiên họ đã trở thành sống động - hò hét, trêu đùa lẫn nhau, xô lên phía trước, cứ dường như cái gì đó đẹp đẽ đang sắp xảy ra.
Sao mọi người lại cảm thấy sung sướng thế trong đám đông? Sao sung sướng trong đám đông lại trở nên lây nhiễm thế? Và bạn đã bao giờ quan sát sự kiện là các cá nhân không phạm tội ác lớn trong thế giới không? Tất cả những tội ác lớn đều do đám đông phạm phải, không bao giờ bởi các cá nhân.
Quân đội có thể phạm phải hàng triệu tội ác. Hỏi từng cá nhân của quân đội đó và họ sẽ bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm. Hỏi họ, 'Một mình anh có thể làm điều đó được không?' Họ sẽ nói, 'Không. Làm sao tôi có thể làm điều đó một mình được? Đấy là đám đông, tôi trở nên bị mất hút trong đó. Tôi quên mất bản thân mình. Tâm trạng đám đông, trong đám người quá lớn. Tôi bị mất hút. Đám đông đang làm điều gì đó, tôi đơn giản trở thành một phần của nó. Tôi đã không làm điều đó.'
Bởi vì trong đám đông họ rơi xuống, họ trở thành vô ý thức. Họ làm mất tính cá nhân của mình, họ hội nhập tính cá nhân của mình. Bằng việc vứt bỏ ý thức của mình họ vứt bỏ tính cá nhân của mình. Thế thì họ sung sướng, thế thì không có lo nghĩ, thế thì không có trách nhiệm.
Trong đám đông bỗng nhiên họ đổi khuôn mặt mình... sự biến hình xảy ra. Họ không còn là cá nhân nữa, họ không còn là con người có ý thức nữa; họ bị mất đi. Thế rồi đám đông có cách riêng của nó, không ai có thể điều khiển được nó. Qui tắc là thế này: nhóm chỉ lên cao tới mức của cá nhân thấp nhất của nó. Trong nhóm bạn bao giờ cũng sẽ tụt xuống mẫu số thấp nhất. Điều đó là tự nhiên, điều đó rất khoa học. Nếu bạn bước đi cùng một nhóm một trăm người, thì người đi chậm nhất sẽ quyết định tốc độ. Bởi vì người chậm nhất không thể đi nhanh hơn được, người đó có giới hạn của mình. Và nếu nhóm phải vẫn giữ là một nhóm thì nhóm phải đi cùng với người chậm nhất. Người đi nhanh hơn có thể đi chậm lại, nhưng người đi chậm hơn thì không thể trở nên nhanh được; người đó có giới hạn của mình.
Nhóm bao giờ cũng bị cai quản bởi người ngu. Người ngu không thể trở nên thông minh được, nhưng người thông minh thì có thể dễ dàng rơi lại và trở thành ngu. Bạn đã từng thấy người ngu nào làm điều gì thông minh bao giờ chưa? Nhưng bạn đã thấy nhiều người thông minh làm những hành động ngu xuẩn, hành động ngốc nghếch. Bất kì lúc nào bạn cũng có thể trở thành ngu, nhưng lại không dễ thế để trở nên khôn ngoan mọi khoảnh khắc.
Người ngu rất nhất quán - người đó vẫn còn ngu. Người đó không thể thỉnh thoảng thông minh được, điều đó là không thể được. Nhưng người khôn ngoan thì lại không nhất quán thế; đôi khi người đó trở lại, trở thành ngu. Có những khoảnh khắc ngu xuẩn trong cuộc sống của người đó. Có những ngày nghỉ trong cuộc sống người đó khi người đó xả hơi chút ít và không bận tâm tới khôn ngoan của mình.
Qui tắc này hoàn toàn đúng - Nhóm chỉ lên cao tới mức của người thấp nhất của nhóm thôi. Cho nên nếu bạn muốn đi lên cao, xin nhớ lấy - đừng bao giờ trở thành thành viên của bất kì nhóm nào. Nhớ lấy vẫn còn là cá nhân. Thế thì bạn tự do đi theo nhịp riêng của mình. Thế thì bạn hoàn toàn tự do đi một mình. Và tất nhiên, người ngu có khuynh hướng tạo thành nhóm bởi vì một mình họ không thể dựa vào bản thân mình được. Họ sợ, họ không có thông minh nào. Họ biết rằng một mình họ sẽ bị lạc. Họ có khuynh hướng tạo thành nhóm, đám đông. Cho nên bất kì khi nào nhà thờ tồn tại, bất kì khi nào giáo phái tồn tại, chín mươi chín phần trăm nó bao gồm người ngu. Nó phải như vậy. Họ quyết định chính sách của tôn giáo, chính trị và mọi thứ.
Thế thì bạn không chịu trách nhiệm, thế thì không có lo nghĩ. Thế thì bạn bao giờ cũng có thể đổ trách nhiệm lên nhóm. Bạn bao giờ cũng có thể nói, 'Tôi có thể làm được gì nào? Tôi bước đi cùng nhóm, và nhóm đi chậm, cho nên tôi đi chậm. Thành viên chậm nhất đang quyết định mọi thứ.' Nếu bạn thực sự muốn trưởng thành, hãy một mình, tự do và có trách nhiệm.
Người sáng tạo không thể đi theo con đường nhiều người lui tới. Người đó phải tìm ra con đường riêng của mình, người đó phải truy tìm trong rừng rậm cuộc đời. Người đó phải đi một mình; người đó phải là người rời bỏ khỏi tâm trí đám đông, khỏi tâm trí tập thể. Tâm trí tập thể là tâm trí thấp nhất trên thế giới - ngay cả cái gọi là những kẻ ngốc cũng còn cao siêu hơn tính ngu si tập thể. Nhưng tính tập thể có cách hối lộ riêng của nó: nó kính trọng mọi người, tôn vinh mọi người nếu họ cứ nhất quyết rằng con đường của tâm trí tập thể là con đường đúng duy nhất.
Chính do sự cần thiết vô cùng mà trong quá khứ, mọi người sáng tạo thuộc đủ mọi loại - hoạ sĩ, vũ công, nhạc sĩ, nhà điêu khắc - phải từ bỏ sự kính trọng. Họ phải sống một loại cuộc sống không theo khuôn phép xã hội, cuộc sống của kẻ lang thang; đó là khả năng duy nhất cho họ có tính sáng tạo. Điều này không nên như vậy nữa trong tương lai. Nếu bạn hiểu tôi, nếu bạn cảm thấy điều tôi đang nói có chân lí trong đó, thế thì trong tương lai mọi người nên sống một cách cá nhân và sẽ không có nhu cầu về cuộc sống không theo khuôn phép xã hội. Cuộc sống không theo khuôn phép xã hội là sản phẩm phụ của cuộc sống cố định, chính thống, qui ước, đứng đắn.
Bạn có thể có tính sáng tạo chỉ nếu bạn là một cá nhân, bạn không thể sáng tạo như một phần của tâm lí đám đông.
Xem tiếp: Tư duy tích cực

0 Đánh giá

Ads Belove Post