Chương 3. Đi trên dây

Chương 3. Đi trên dây

Price:

Read more

Osho – Nghệ thuật Cân bằng Sự sống và Cái chết
Chương 3. Đi trên dây
13 tháng 10 năm 1976, buổi sáng tại thính đường Phật


Có một lần, khi các Hasidim ngồi cùng nhau trong tình anh em. Với tẩu thuốc trong tay, vị giáo sĩ cũng tham gia cùng họ. Bởi vì ông ta quá thân thiện nên họ hỏi ông ta, "Hãy nói cho chúng tôi, vị giáo sĩ quý mến, làm cách nào chúng tôi phục vụ Thượng đế?"
Ông ta đã ngạc nhiên trước câu hỏi, và ông ta trả lời, "Làm thế nào tôi biết?"
Có hai người bạn của nhà vua, và cả hai đều bị quy kết là đã phạm tội.
Vì yêu quý họ nên nhà vua muốn trao cho họ sự khoan dung, nhưng ngài không thể tha bổng họ bởi vì lời nói của vua cũng không thể thắng thế trước pháp luật.
Cho nên ngài đã đưa ra lời phán quyết: Sợi dây được căng ngang trên một cái hố sâu, và người này theo sau người kia, cả hai phải bước trên dây đó.
Bất kì ai tới bên kia thì người đó sẽ được ban cho sự sống.
Điều đó đã được thực hiệ theo lệnh của nhà vua, và người đầu tiên đã qua được bờ bê kia an toàn.
Người kia vẫn đứng ở vị trí cũ và than vãn với người đã qua, "Hãy nói cho tôi, bạn của tôi, làm cách nào bạn có thể đi qua được?"
Người đầu tiên gọi lại, "Tôi không biết bất kì điều gì về vấn đề này, chỉ đơn giản là, bất kì khi nào tôi cảm thấy mình muốn đổ về hướng này thì tôi lại nghiêng về hướng ngược lại."
Tồn tại là ngược đời; sự ngược đời là cốt lõi của nó. Nó tồn tại thông qua cực đối nghịch, nó cân bằng trong sự đối nghịch. Và con người học được cách làm thế nào cân bằng thì sẽ trở nên có khả năng biết sống là gì, tồn tại là gì, Thượng đế là gì. Chìa khóa bí mật là cân bằng.
Một vài điều trước khi chúng ta đi vào câu chuyện này…
Đầu tiên, chúng ta đã được thuyết giảng về logic của Aristote – đó là sự tuyến tính, là đơn phương diện. Cuộc sống không bao giờ như thuyết Aristote, mà là như thuyết của Hegel. Logic không phải là tuyến tính, logic là biện chứng. Chính quá trình sống là biện chứng, là cuộc gặp mặt của các cực đối nghịch – là sự xung đột của các cực đối nghịch, và đã là cuộc gặp mặt của các cực đối nghịch. Cuộc sống phát triển thông qua quá trình biện chứng này: Từ luận đề tới phản đề, từ phản đề tới sự tổng hợp – và sau đó sự tổng hợp lại trở thành luận đề. Toàn bộ quá trình lại bắt đầu trở lại.
Nếu Aristote là đúng thì chỉ có duy nhất đàn ông và không có đàn bà, hoặc, chỉ có duy nhất đàn bà và không có đàn ông. Nếu thế giới được tạo ra theo Aristote thì chỉ có ánh sáng và không có bóng tối, hoặc chỉ có bóng tối và không có ánh sáng. Điều đó hẳn là logic. Hẳn sẽ chỉ có cuộc sống hoặc cái chết mà không có cả hai.
Do vậy, cuộc sống không thể dựa trên logic của Aristote, cuộc sống phải là cả hai. Cuộc sống thực sự có thể chỉ bởi cả hai, bởi vì cả hai cực đối nghịch: đàn ông và đàn bà, âm và dương, ngày và đêm, sinh và tử, yêu và ghét. Cuộc sống bao gồm cả hai.
Đây là điều đầu tiên bạn phải cho phép nó ngập sâu vào trong trái tim bạn – bởi vì Aristote ở trong đầu mọi người. Toàn bộ hệ thống giáo dục của thế giới tin vào Aristote, và Aristote thì đã lỗi thời. Không nên áp dụng logic của ông ấy nữa. Khoa học đã phát triển vượt lên Aristote, bởi vì khoa học đã đến gần hơn với tồn tại. Bây giờ khoa học hiểu rằng cuộc sống là biện chứng chứ không phải là logic.
Tôi đã nghe.
Bạn có nghe câu chuyện về con thuyền Nô-ê chưa? Việc ái ân trên con thuyền đã bị cấm.
Khi một cặp vợ chồng mèo đi ra từng con một sau khi bị ngập nước, Nô-ê quan sát chúng rời đi. Cuối cùng con mèo đực và con mèo cái cũng rời đi, theo sau chúng là một số mèo cái õng ẹo. Nô-ê nhướn long mày một cách nghi ngờ, con mèo đực nói với ông ta, “Ngài nghĩ rằng chúng tôi đánh nhau!”
Nô-ê chắc phải là môn đồ của Aristote: con mèo đực biết tốt hơn.
Tình yêu là một dạng của đấu tranh, tình yêu là đầu tranh. Không đấu tranh, tình yêu không thể tồn tại. Điều đó có vẻ ngược đời – bởi vì chúng ta nghĩ những người yêu không bao giờ đánh nhau. Đó là logic: Nếu bạn yêu người nào đó, làm sao bạn có thể đấu tranh? Đó là điều tuyệt đối rõ rang, rõ rang một cách trí tuệ rằng những người yêu không bao giờ đánh nhau – nhưng họ đã đánh nhau. Thực tế, họ là những kẻ thù thân mật; họ liên tục đấu tranh. Trong chính sự xung đột đó mà năng lượng, được gọi là tình yêu, được xả ra. Tình yêu không chỉ đấu tranh, tình yêu không chỉ xung đột, sự thật là – nó còn hơn vậy nữa. Nó cũng là đấu tranh, nhưng nó siêu việt lên. Sự xung đột không thể hủy hoại nó. Tình yêu sống lâu hơn đấu tranh, nhưng tình yêu không thể tồn tại thiếu đấu tranh.

Hãy nhìn vào cuộc sống: Cuộc sống phải là thuyết Aristote, không phải là thuyết Euclide. Nếu bạn không ép buộc những khái niệm của bạn lên cuộc sống, nếu bạn chỉ đơn giản là nhìn vào mọi vấn đề, mọi thứ nó là vậy, thì bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy rằng những cực đối ngịch là những sự bổ sung cho nhau. Và sự căng thẳng giữa những cực đối nghịch là nền tảng rất cơ bản cho cuộc sống tồn tại – nếu không, nó hẳn biến mất. Nghĩ về thế gian nơi cái chết không tồn tại… tâm trí bạn có thể nói, “Thế thì cuộc sống sẽ là vĩnh hằng,” nhưng bạn đã sai lầm. Nếu cái chết không tồn tại thì cuộc sống đơn giản là biến mất. Nó không thể tồn tại mà không có cái chết; cái chết cho nó nền tảng, cái chết cho nó màu sắc, cho nó sự giàu có, cái chết cho nó sự quyến rũ và sự mãnh liệt.
Cho nên cái chết không chống lại cuộc sống – điều đầu tiên – cái chết liên quan đến cuộc sống. Và nếu bạn muốn sống một cách đích thực thì bạn phải liên tục học cách chết một cách đích thực. Bạn phải giữ cân bằng giữa sinh và tử, và bạn phải giữ nguyên ở trung gian. Giữ nguyên ở trung gian không phải là một cái gì đó tĩnh: Nó không phải như bạn đã đạt được cái gì đó – thế là kết thúc, thế thì không có gì phải được thực hiện. Đó là điều vô nghĩa. Con người chưa bao giờ đạt được sự cân bằng vĩnh viễn, con người phải đạt lại nó nhiều lần nữa.
Hiểu điều đó là rất khó khăn, bởi vì tâm trí chúng ta đã được nuôi dững theo những khái niệm mà chúng không thể áp dụng được cho cuộc sống thực sự. Bạn nghĩ khi bạn có được thiền thì bạn không cần thêm bất kì điều gì nữa, thế thì bạn sẽ ở trong thiền. Bạn sai rồi. Thiền không phải là một cái gì đó tĩnh. Nó là sự cân bằng. Bạn sẽ phải có nó rất nhiều lần. Bạn sẽ trỡ nên có nhiều khả năng đạt được nó, nhưng nó sẽ không giữ nguyên mãi mãi, giống như sự sở hữu trong tay bạn. Nó phải được khẳng định ở mỗi thời điểm – chỉ có thế thì nó mới là của bạn. Bạn không thể nghỉ ngơi, bạn không thể nói, “Tôi đã thiền và tôi đã nhận ra, bây giờ với tôi không có nhu cầu thực hiện bất kì điều gì. Tôi có thể nghỉ ngơi.” Cuộc sống không tin vào sự nghỉ ngơi; nó không ngừng di chuyển từ sự hoàn thiện này tới sự hoàn thiện khác cao hơn.
Hãy nghe tôi: Từ hoàn thiện tới hoàn thiện hơn. Nó chưa bao giờ là chưa hoàn thiện, nó luôn là hoàn thiện, và luôn hoàn thiện hơn là điều có thể. Về mặt logic, những tuyên bố đó là ngớ ngẩn.
Tôi đã đọc giai thoại…
Người đàn ông bị buộc tội đã sử dụng tiền giả. Nghe người ta nói, bị đơn đã cãi rằng anh ta không biết tiền là giả. Bị buộc tội vì có chứng cứ, anh ta thừa nhận: “Bởi vì tôi đã ăn cắp nó. Liệu tôi có thể biết tiền tôi ăn cắp là giả hay không?”
Sau khi nghĩ về điều đó, quan tòa quyết định hoàn cảnh đó là vô can, cho nên anh ta đã tung hê được tội tiêu tiền giả. Nhưng thay vào đó anh ta lại bị phạt vì tội mới – ăn cắp. “Chắc chắn là tôi đã ăn cắp số tiền đó,” bị đơn đã thừa nhận một cách hòa nhã, “nhưng tiền giả không có giá trị pháp lí. Vậy thì không ăn cắp gì có phải là tội phạm không?”
Không ai có thể tìm ra bất kì kẻ hở nào trong logic của anh ta cho nên người đàn ông đó được tự do.
Nhưng logic đó sẽ không được thực hiện trong cuộc sống. Bạn không thể tự do một cách dễ dàng như vậy.

Bạn có thể ra khỏi cái bẫy pháp lí một cách hợp pháp và logic, bởi vì cái bẫy bao gồm logic của Aristote – bạn có thể sử dụng cùng logic đó để ra khỏi nó. Nhưng trong cuộc sống bạn sẽ không có khả năng ra khỏi bởi logic, bởi thần học, bởi triết lí, bởi bạn rất thông minh – thông minh trong việc phát minh ra những lí thuyết. Bạn có thể ra khỏi cuộc đời hoặc bạn có thể vượt lên cuộc đời chỉ bởi trải nghiệm thực tế.

0 Đánh giá

Ads Belove Post