Read more
Liệu Bhagwan Shree Rajneesh có bị đầu độc không?
Sue Appleton
Chương 4. Ba ngày bị mất
Khi
Bhagwan rời khỏi Charlotte vào thứ hai, 4/11, ông đã được bay tới Thành phố
Oklahoma qua Springfield, Missouri. Với cuộc hành trình này một ông già năm
mươi ba tuổi không bạo lực lại bị còng tay và xích chân, cả hai xích đều được nối
với một xích khác vòng qua eo. Bhagwan xuống Thành phố Oklahoma cùng với một nữ
tù nhân và cả hai được viên phó cảnh sát trưởng Mĩ chở tới nhà giam quận trong
Thành phố Oklahoma. Trời đã tối khi họ đến nhà giam nhưng dưới ánh đèn phố, Bhagwan
có thể thấy một đám đông các phóng viên đang đứng đợi bên ngoài nhà giam. Chiếc
xe dừng lại và một tù nhân bước ra. Khi viên phó cảnh sát trưởng Mĩ trao gói quần
áo và thuốc men của Bhagwan (về bệnh đái đường và hen suyễn) ông ta thì thầm với
viên lính gác mới của Bhagwan, “Ông này nổi tiếng thế giới đấy - các phương tiện
thông tin đang tập trung vào ông ấy - cho nên đừng có làm cái gì trực tiếp - phải
rất thận trọng.”
Bhagwan
và người nữ tù nhân nghe rõ ràng câu nói đó. Cô ta lập tức bị đưa ra khỏi xe đi
qua đám báo chí đang chờ đợi và vào nhà giam qua cổng trước. Rồi chiếc ô tô
vòng lại sau nhà giam nơi Bhagwan bị đưa lén vào, bên ngoài tầm nhìn của báo
chí. Bên trong, Bhagwan được viên phó cảnh sát trưởng trao cho một bản khai và
được dặn phải viết vào đó tên của David Washington. Bhagwan từ chối, nói rằng đấy
không phải là tên ông. Ông được bảo cho biết sẽ phải ngồi đó cho tới khi viết
xong - nếu cần thì cả đêm. Bhagwan đã mệt - lúc đó là 8:30 tối, và ông vẫn còn
bị xích tay và xích chân trong suốt bốn tiếng. Ông yêu cầu viên phó cảnh sát viết
vào tờ khai, (cho nên chữ giả là chữ viết của viên phó cảnh sát trưởng), và rồi
ông kí vào đó với chữ kí thông thường của mình, chữ kí duy nhất và được biết rõ
(và hoàn toàn không thể nhận ra được đang biểu diễn cho bất kì cái gì). Khi
viên phó cảnh sát trưởng hỏi đấy là gì thì Bhagwan nói đấy là David Washington.
Viên phó cảnh sát trưởng cũng phải đã mệt mỏi nữa vì ông ta cứ để như thế.
Một
điều đáng quan tâm về vụ việc này là ở chỗ tên của viên phó cảnh sát trưởng là
Fred Washington. Phần gợi tò mò về nó là ở chỗ viên luật sư Niren của Bhagwan sau
này được quận trưởng cảnh sát bảo rằng không có bản ghi nào trong máy tính của
nhà giam nói về Bhagwan Shree Rajneesh hay David Washington đã ở ba đêm ở đó. Việc
ghé qua trại giam của bất kì “khách” nào khác, dù tạm chuyển thế nào, đều được
ghi lại cẩn thận trên máy tính. Đó là bản ghi của chính phủ bang và Bhagwan thì
không có trong số đó. Chỉ khi Niren xuống hầm và bắt đầu nói chuyện phiếm với một
thư kí thì anh ta cuối cùng mới có thể định vị được một tài liệu chỉ ra rằng một
‘David Washington’ của Rajneeshpuram đã ở đó vào đêm 4/11.
Chữ
kí phía dưới tờ khai đã bị bôi phủ trắng, (mặc dầu một vài chỉ dẫn vẫn còn), và
cái tên WASHINGTON, DAVIS” được gõ dập
lên đó. Bản ghi nêu rõ ‘David Washington’ đã vào lúc 8:35 tối và ra ngày hôm
sau lúc 3:15 chiều.
Bhagwan
nhớ việc mình ở nhà giam quận Oklahoma rất rõ ràng. Trên đường đi về phòng giam
ông được bảo hãy lấy một cái đệm. Cái đệm thì mỏng, bẩn thỉu và cổ, và hiển
nhiên là tổ của một bầy gián. Đêm đó thật lạnh. Phòng giam thì trần trụi, ngoài
tấm đệm, không có ai khác cư ngụ. Cũng chẳng có cửa sổ nào cả. Yêu cầu của Bhagwan
về một cái chăn và gối bị từ chối. Ông không ngủ được mấy. Vào một giờ nào đó
không xác định được (tường đều tối) người ta đem vào cho ông một bộ chăn đệm mới,
kể cả gối và màn, và thức ăn - hai mẩu bánh mì nhúng trong nước sốt đỏ có vị lạ
(không phải cà chua). Tuy nhiên gần như ngay lập tức, hay dường như đối với ông
là vậy, một lính gác tới xích ông lại và đưa ông trở về ô tô.
Phần
lớn câu chuyện của Bhagwan được viên cảnh sát trưởng Oklahoma Stuart Ernest,
người sau này thú nhận với luật sư của Bhagwan, Niren, rằng ở lại nhà giam quận
Oklahoma thay vì ở trại cải tạo liên bang El Reno là điều bất thường đối với tù
nhân tạm chuyển liên bang. Ông ta cũng có lời với Niren rằng Bhagwan đã bị giữ
“cô lập” tại nhà giam quận Oklahoma và trại cải tạo El Reno, mặc dầu cả hai nơi
giam giữ này đều gặp khó khăn với vấn đề chung về việc quá đông người bị giam
giữ. Ông ta cũng thú nhận rằng họ đã có “sự thận trọng đặc biệt” với Bhagwan,
và rằng ông đã không được cấp cho thức ăn tù thông thường mà là “thức ăn đặc biệt”
- vì ông ăn chay.
Từ
nhà giam quận Bhagwan bị đưa tới trại cải tạo El Reno. Terry Watford, người quản
lí đến vị đó chịu trách nhiệm về những tù nhân tới, nhớ việc ông tới đó. Anh ta
bảo với Niren rằng Bhagwan tới lúc 7 giờ tối và được đưa tới nơi canh giữ đặc
biệt (một loại giam giữ cô lập) “như hướng dẫn trước”. Tại đó Bhagwan bị khoá
trong buồng giam với một người đã ở đó. Người này nhận ra Bhagwan trong ti vi (việc
bắt giữ Bhagwan là mục tin tức sốt dẻo nhất trong toàn nước Mĩ vào lúc đó). Ông
ta cảnh báo Bhagwan đừng đến gần, vì ông ta đang bị bệnh phỏng rộp nhiễm khuẩn,
và khuyên ông đấm mạnh cửa để báo cho giám ngục và yêu cầu được chuyển sang buồng
khác.
Bhagwan
đấm cửa. Một lúc lâu sau giám ngục mới tới, mặc dầu ông ta ở cách đó mấy phòng
thôi. Khi cuối cùng ông ta xuất hiện, ông ta đi cùng một bác sĩ nhà giam. Bhagwan
nhắc lại điều người bị bệnh phỏng rộp đã nói cho ông và lập tức được chuyển
sang một phòng khác, mà ông có một mình. (Chỉ trong hai nhà giam này ở Oklahoma
mà Bhagwan có được phòng giam xa hoa cho mình.) Bhagwan ngủ rất say đêm đó. Sau
này ông nói rằng đó là giấc ngủ đêm say duy nhất mà ông có được trong toàn bộ
mười hai ngày bị giam hãm của mình. Ngoại trừ điều đó không phải là mười hai
ngày!
Theo
Bhagwan, người được coi là nhớ được hoàn toàn về những sự kiện mà mình tham dự
vào (ông đã làm nhiều người bối rối bởi việc nhớ chính xác một điều gì đó họ đã
nói nhiều năm trước), ông đã mất tám đêm ở Charlotte, một đêm ở nhà giam quận
Oklahoma, một đêm ở trại cải tạo El Reno, và một đêm ở nhà giam quận Multnomah,
Portland. Tất cả là mười một ngày. Việc đếm ngày và đêm với báo chí và đệ tử là
thường xuyên và nhất quán vào lúc đó, (xem Light on the Path và India: Coming
Back Home, bài nói của Bhagwan Shree Rajneesh, The Rebel Publishing House,
1988.)
Chỉ
mãi đến khi tôi nghiên cứu về cuốn sách này tôi mới hiểu rằng con số này không
được cộng đúng. Có mười hai ngày giữa đêm chủ nhật 27/10 khi Bhagwan bị bắt và
tối thứ sáu, 8/11 khi cuối cùng ông được thả ra. Cho nên một đêm và một ngày đã
bị mất. Tôi đã hỏi Bhagwan về điều này nhưng ông nói tôi phải đã lầm và nên kiểm
tra lại. Tôi đã kiểm tra lại. Và thấy ra sai lầm. Đó là ba đêm giữa thứ hai,
4/11, khi Bhagwan rời Charlotte, và thứ sáu, 7/11, khi ông tới Portland.
Bhagwan nhớ chỉ có hai - một tại nhà gian quận (thư hai mồng 4), và một tại El
Reno nơi ông ngủ say ngoại lệ. Tôi kiểm tra với El Reno – Bhagwan đã ở đó hai
đêm, 5/11 và 6/11. Nhưng một trong những đêm này đã bị xoá sạch khỏi tâm thức
ông - có thể bởi thuốc ngủ.
Người
ta đã ghi lại sự kiện là ngay khi ông được thả, khi lần đầu tiên ông bắt đầu nhớ
lại kinh nghiệm ở tù và trước rất lâu khi nổi lên những gợi ý về đầu độc hay gian
trá, Bhagwan nhất quán duy trì rằng ông chỉ ở một đêm tại trại cải tạo El Reno.
Tại
sao Bhagwan lại ‘mất dấu vết’ cả một ngày ở Oklahoma? Điều gì đã xảy ra ở đó?
Tại
sao chính phủ phải đưa lén Bhagwan vào nhà giam quận Oklahoma khi những từ nhân
tạm chuyển của liên bang bao giờ cũng được đưa tới nhà giam liên bang El Reno?
Tại
sao Bhagwan thừa nhận tại nhà giam quận Oklahoma dưới cái tên giả ‘David
Washington’, và tại sao không có bản ghi nào về việc ông ở lại trong máy tính của
nhà giam?
Tại
sao Bhagwan ra khỏi nhà giam quận lúc 3:15 chiều mà mãi tới 7 giờ tối mới vào
El Reno? El Reno chỉ cách nửa giờ lái xe - Bhagwan đã bị đưa đi đâu, và điều gì
đã xảy ra cho ông, trong bốn giờ chiều ngày 5/11?
Tại
sao, khi Bhagwan đập cửa phòng giam tại El Reno, viên giám ngục lại phải mất thời
gian để lôi bác sĩ trại giam tới trước khi phản ứng? Tại sao ông ta lại nghĩ Bhagwan
cần bác sĩ? Không có mối quan tâm về sức khoẻ của Bhagwan được biểu lộ trước đó
- liệu lính gác có được báo động rằng Bhagwan có thể bỗng nhiên bị ốm trầm trọng
không? Họ trông đợi tìm thấy cái gì?