Giữa chết và tái sinh

Giữa chết và tái sinh

Price:

Read more



Câu hỏi 1: Thầy đã nói rằng thầy nhớ lại cuộc đời quá khứ bảy trăm năm trước của mình. Thầy có thể nhớ tên mình thời điểm đó và sự kiện về cái chết của thầy không? Điều tôi quan tâm là những gì xảy ra trong khoảng thời gian giữa cuộc đời quá khứ và cuộc đời hiện tại của thầy.
Câu hỏi có vẻ ý nghĩa, nhưng không phải như vậy. Cuộc đời có nghĩa là một cái gì đó đang xảy ra, và giữa hai cuộc đời, không có gì xảy ra.
Giữa hai cuộc đời chỉ là khoảng trống. Nếu một cái gì đó xuất hiện, vậy thì đó lại là cuộc đời khác. Không có gì xuất hiện ở khoảng trống. Bạn chỉ có thể nhớ nó như khoảng trống, không được điền đầy bởi bất kỳ điều gì.
Khi chúng ta nói rằng một người nào đó sống, chúng ta muốn nói rằng một cái gì đó đang xuất hiện trong người đó. Cuộc sống là vương quốc của các sự kiện. Không cơ thể, không có gì xảy ra: cơ thể là phương tiện để nhiều điều xảy ra. Thời điểm bạn vượt lên cơ thể, hoặc không trong cơ thể thì không có gì xảy ra.
Thế rồi bạn có thể nhận biết hoặc vô thức: có hai khả năng. Nếu bạn vô thức thì bạn không thể nhớ. Nếu bạn ý thức thì bạn có thể nhớ. Nhưng nhớ chỉ là của khoảng trống; không có những sự kiện.

Câu hỏi 2: Thầy có hoàn toàn ý thức về khoảng trống giữa cái chết sau cùng và lần sinh này không?
Có, tôi hoàn toàn ý thức về bảy trăm năm đó. Tôi hoàn toàn ý thức, nhưng đó là ý thức về khoảng trống, về trống rỗng, về rỗng không, về không sự kiện nào xuất hiện. Không gì có thể xuất hiện. “Xuất hiện” có nghĩa là hiện thân. Chỉ nếu bạn trong cơ thể thì bất kỳ điều gì cũng có thể xuất hiện.

Câu hỏi 3: Vậy thì không cơ thể sẽ là sự buồn chán?
Không, bởi vì khái niệm về buồn chán thuộc về bình diện các sự kiện. Nếu một cái gì đó xảy ra liên tục thì bạn sẽ buồn chán. Buồn chán cũng còn là hiện tượng lặp đi lặp lại. Nếu hàng ngày bạn phải ăn cùng một loại thức ăn thì bạn sẽ chán. Nhưng khi không có gì xảy ra, buồn chán là điều không thể. Bạn không thể buồn chán bởi cái không.

Câu hỏi 4: Trong bảy trăm năm, có bất kỳ ước mong tái sinh nào không?
Trong khoảng trống giữa các cuộc đời thì ước mong là điều không thể. Ước mong xuất hiện khi bạn đang hấp hối. Thậm chí để ước mong xuất hiện thì bạn cũng phải sống và trong cơ thể. Ước mong xuất hiện khi bạn đang hấp hối - và ước mong cuối cùng bạn có trong một cuộc đời lại trở thành ước mong đầu tiên ở thời điểm bắt đầu cuộc đời mới.
Nhưng trong chính khoảng trống lại không có ước mong.
Ví dụ, khi bạn đi ngủ, nhận biết về ý nghĩ cuối cùng của bạn sẽ là ý nghĩ đầu tiên vào buổi sáng mai. Nhưng không có sự liên tục của ý nghĩ trong khoảng trống, trong lúc bạn đang ngủ. Suy nghĩ cuối cùng của bạn dừng ở rào chắn này, tại chốt kiểm tra này và nó vẫn giữ nguyên ở đó. Khi bạn trở lại trạng thái thức tỉnh bạn phải trải qua chốt kiểm tra đó, phải vượt qua đường biên đó, và ý nghĩ cuối cùng của bạn buổi tối sẽ trở thành ý nghĩ đầu tiên của bạn vào buổi sáng.
Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn đang hấp hối: ước mong cuối cùng mà bạn có trong một cuộc đời sẽ trở thành ước mong đầu tiên tại thời điểm bắt đầu cuộc đời mới.
Trong khoảng trống giữa hai cuộc đời, mọi thứ thuộc về cuộc sống đều dừng lại - thậm chí thời gian cũng dừng. Cho nên khi tôi nói, “Bảy trăm năm” đó không phải là ký ức của tôi về khoảng trống, đó chỉ là sự phản chiếu lại. Trong chính khoảng trống thì không thể có thời gian.
Rất nhiều điều liên quan. Thời gian là có thể chỉ khi các sự kiện đang xảy ra, nếu không bạn không thể tạo ra thời gian. Chính vì vậy mà khi nhiều điều đã xảy ra, hồi tưởng về dĩ vãng, bạn cảm nhận rằng bạn đã sống thời gian dài. Nếu không có gì xảy ra, nếu không có gì xảy ra trong một ngày, vậy thì ngày đó có vẻ sẽ rất dài. Có vẻ rất dài bởi vì không có gì chiếm nó; thời gian kéo dài. Nếu bạn nhớ rằng, cũng ngày đó, khi bạn hồi tưởng về dĩ vãng thì có vẻ nó sẽ rất ngắn, bởi vì không có những sự kiện để làm cho nó có vẻ dài.
Nói cách khác, nếu nhiều vấn đề xảy ra trong một ngày cụ thể, thì ngày đó có vẻ sẽ rất ngắn. Nhưng nếu bạn nhớ ngày đó, hồi tưởng lại dĩ vãng, thì nó lại có vẻ rất dài, bởi vì không có nhiều sự kiện xảy ra.
Về cơ bản thời gian liên quan đến các sự kiện. Nếu không có gì xảy ra, bạn không có ý thức về thời gian - bạn không thể; và ý thức về không gian cũng bị mất.
Không có giấc mơ giữa một cuộc đời và cuộc đời tiếp theo. Giấc mơ là không thể bởi vì mơ cũng cần cơ thể. Bạn không thể trải nghiệm bất kỳ điều gì mà không có cơ thể - cơ thể chứa tất cả các công cụ dành cho trải nghiệm.
Cho nên nếu bạn ý thức giữa một cuộc đời và cuộc đời khác, bạn chỉ ý thức về tâm thức của mình. Không có gì - không ý nghĩ, không ước mong, nhưng ước mong cuối cùng sẽ có sự ảnh hưởng nào đó đến bạn. Và ảnh hưởng của ước mong cuối cùng là tự động, bởi vì vào lại cơ thể là sự cân nhắc cuối cùng của tâm trí bạn; không có gì được làm về điều đó. Nếu ở thời điểm hấp hối, con người chết hoàn toàn tỉnh táo, không ước mong, không nghĩ, vậy thì tái sinh trở thành điều không thể.
Nếu bạn vào giấc ngủ một cách tỉnh táo, không ước mong và không ý nghĩ, vào buổi sáng thức dậy sẽ không có ý nghĩ và ước mong. Tương tự như vậy, ý nghĩ cuối cùng mà bạn có lúc hấp hối sẽ hoạt động như một hạt mầm, như một tiềm năng. Nó hoạt động tự động. Bất kỳ khi nào có cơ hội, có hoàn cảnh để bạn có thể tái sinh thì bạn sẽ tái sinh. Và nếu bạn tỉnh táo ở cuộc đời cuối cùng thì bạn cũng tỉnh táo ở cuộc đời này. Sự ra đời của bạn cũng sẽ là sự ra đời tỉnh táo; bạn sẽ biết những gì sẽ xuất hiện.
Thế rồi đó sẽ là cuộc đời cuối cùng của bạn. Nếu lần sinh này đã là lần sinh tỉnh táo thì cái chết này sẽ là cái chết tỉnh táo. Thế thì việc ra đời lần nữa là điều không thể. Khi người nào ra đời với tuyệt đối nhận biết thì đó chính là lần ra đời cuối cùng của người đó. Tất nhiên sẽ có một cái chết nữa nhưng sau đó sẽ không có những sự ra đời khác nữa, không có những cái chết khác nữa.

Cho nên khi tôi nói bảy trăm năm trôi qua trước lần sinh này, đó chỉ là sự phản chiếu...

0 Đánh giá

Ads Belove Post