Chương 11. Thư giãn

Chương 11. Thư giãn

Price:

Read more

Osho – Trực giác
Chương 11. Thư giãn


Tất cả những gì được con người ta đánh giá là vĩ đại trong khoa học thực tế lại chẳng phải do trí năng mang đến, chính xác thì chúng nhờ vào trực giác mà có được. Những khám phá vĩ đại, những phát kiến vượt lên trên thời đại đều vượt qua cả tầm với của trí năng để tới đây, từ Archimedes cho tới Einstein - cũng đều như vậy.
Hẳn mọi người đều đã biết tới câu chuyện về Archimedes, người đã có một phát hiện vĩ đại trong khi đang nằm ngâm mình thư giãn trong bồn nước nóng... Ông đã lo lắng suốt nhiều này trời về trọng trách được giao: đức vua của vương quốc có một chiếc vương miện vàng rất đẹp, và ngài muốn biết chính xác là chiếc vương miện ấy có được làm bằng vàng nguyên chất hay không. Có điều nhà vua không muốn làm hỏng hình dạng của chiếc vương miện ấy. Đó là một nỗi trăn trở lớn với Archimedes: làm thế nào để tìm ra câu trả lời chính xác đây? Làm thế nào để biết bao nhiêu phần trăm là kim loại khác? Archimedes đã nhiều đêm mất ngủ, nhưng giải pháp vẫn chìm trong vô vọng. Thế mà nó lại xảy ra.
Bồn tắm đầy nước. Khi Archimedes bước vào, một ít nước tràn ra, và thế là nhanh như chớp, ý tưởng vụt đến với ông: "Chỗ nước tràn ra khỏi bồn nhất định có liên quan tới trọng lượng cơ thể của mình." Và ý tưởng tiếp mạch của nó: "Nếu bây giờ mình đặt vàng vào một cái bồn đầy nước, nước sẽ bị trào ra. Chỗ nước đó sẽ có mối quan hệ nhất định với trọng lượng của vàng."
Và thế là ông như bừng tỉnh. Vui sướng tốt cùng đến nỗi quên luôn rằng mình đang không có một mảnh vải trên người, Archimedes cứ thế lao ngay ra phố mà hét lớn: "Eureka! Eurela! Tôi tìm ra rồi! Tôi tìm ra rồi!"
Rõ ràng là một kám phá xuất phát từ sự thông thái tận sâu bên trong của con người, chứ không phải là một kết luận của tri thức bên ngoài.
Albert Einstein cũng ngồi ngâm mình trong bồn tắm hàng giờ - chắc có lẽ là do ảnh hưởng từ Archimedes! Một trong những trí thức nổi bật nhất của Ấn Độ là giáo sư Ram Manohar Lohia, đã tới gặp ông, cũng chính giáo sư Lohia là người kể cho tôi nghe câu chuyện này. Giáo sư là một trong những chính trị gia chân thành nhất được biết đến cho tới tận bây giờ, đồng thời cũng là một nhà quan sát tinh tường, một người có tầm nhìn xa trông rộng, và là một thiên tài. Lohia đã từng có một khoảng thời gian học tập bên Đức, cho nên ông có nhiều bạn bè quen biết Albert Einstein. Một số người bạn quen đã sắp xếp cho họ gặp nhau. Lohia đã tới đúng giờ rồi, nhưng vợ Albert Einstein bảo ông rằng: "Ngài phải chờ thôi, bởi vì ông ấy đang trong bồn tắm, mà ông ấy đã ở trong bồn tắm thì chẳng có ai biết được là đến bao giờ ông ấy mới chịu ra."
Nửa giờ, rồi hết một giờ. Giáo sư Lohia hỏi bà vợ: "Thường thì ông ấy tắm bao lâu?"
Bà ấy trả lời: "Không biết đâu mà lần."
Giáo sư Lohia hỏi tiếp, "Thế ông ấy làm cái gì khi ngồi trong bồn tắm?"
Bà vợ Albert Einstein bật cười, "Ông ấy chơi với bong bóng xà phòng."
"Đề làm gì cơ chứ?"
"Trong lúc nghịch đám bọt xà phòng, ông ấy lúc nào cũng tìm ra lời giải sáng suốt cho những thứ mà ông ấy đã nghĩ liên tục và nghĩ rất nhiều mà chưa thể tìm ra lời giải thích. Lúc nào trong bồn tắm, con người ông ấy cũng sáng suốt như vừa có một tia chớp lóe lên trong tâm trí."
Tại sao lại là trong bồn tắm? Là vì khi đó chúng ta được thư giãn. Và sự thư thái chính là cơ sở của thiền định. Khi chúng ta thư giãn, tất cả mọi căng thẳng đều ngừng lại. Nước ấm, sự yên tĩnh trong phòng tắm, và ở một mình... Hiện nay ở các nước phương Tây, người ta đang có xu hướng thiết kế phòg tắm htật đẹp mắt, đẹp như cung điện vậy. Một vài người còn định thiết kế phòng chờ bên trong phòng tắm ấy chứ! Vì nó đẹp, cho nên con người ta thoải mái thư giãn, và thoải mái đắm chìm trng suy ngẫm sâu xa. Trong trạng thái suy nghĩ sâu ấy, mọi chuyện sẽ xảy ra. Cái bồn tắm là một công cụ có tác dụng kích thích tuệt vời. Tất thảy các nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới đều phải công nhận điều này. Có khi họ lao động nghiên cứu miệt mài ròng rã hàng năm trời mà không lần ra manh mối gì về đáp án, thế nhưng chỉ cần một ngày, tất cả đột nhiên hiện ra rất rõ ràng... chẳng phải ở đâu ra, mà là từ một nơi chốn không hề biết tới. Chúng ta không thể gọi đó là kết luận, vì thực chất nó không phải là kết luận một chút nào.
Các khám phá khoa học đều bước ra từ trong mặc tưởng chứ không phải từ trí óc. Những gì xuất phát từ trí óc chỉ được gọi à côn nghệ chứ không được gọi là khoa học. Công nghệ chỉ là thứ tầm thường, không phải là hiểu biết sâu sắc, có chăng cũng chỉ là sự thi hành, thừa hành của hiểu biết mà thôi. Công nghệ xuất phát từ trí óc bởi lẽ trí óc bản thân nó cũng chính là  một dụng cụ có tính chất công nghệ, hay nói chính xác hơn là một thứ công nghệ sinh học. Tất cả các loại máy móc cũng đều do trí óc con người tạo ra, bởi bản thân trí óc cũng là một cỗ máy. Còn sự hiểu biết sâu sắc không bao giờ có thể bước ra từ trí óc vì không có cỗ máy tính nào từng làm được điều này. Hoạt động trí óc chỉ là bề nổi của sự tồn tại nơi mỗi con người, trong khi sự hiểu biết sâu sắc mới là thứ đến từ trong trung tâm của sự tồn tại ấy. Thiền định là một phương cách dẫn con người ta đi tới được khu vực trung tâm này.
Cho nên, ý của tôi khi nói rằng trí óc là một vùng không đúng đắn có nghĩa là đừng để cho hoạt động trí óc trở nên đồng nhất với con người. Đừng chỉ coi mình như một bộ não không hơn kém, chúng ta vượt lên trên điều đó rất, rất nhiều. Trí óc mới chỉ là một cơ chế hết sức nhỏ nhoi trong mỗi con người; dùng nó thì được nhưng đừng bao giờ đánh đồng với nó. Cũng giống như khi ta lái một cái ô tô, dùng nó thì không sao, nhưng đừng biến mình thành cái ô tô ấy. Tự bó buộc và đồng nhất mình với một cỗ máy bên trong chính mình là điều cực kì vô bổ. Sự đồng nhất đó thiết lập nên một không gian sai lệch. Khi chúng ta nghĩ: "Trí óc tôi với tôi là một." cũng có nghĩa là chúng ta đã bước vào không gian đó. Chỉ khi nào nhận thức rõ một điều: "Ta không chỉ giới hạn trong bộ óc của mình, mà là ông chủ, là người có thể sai khiến nó." Khi đó trí óc mới thật sự trở thành một cỗ máy hữu dụng với những giá trị to lớn, và khi đó nó có ht6ẻ tạo ra công nghệ và kĩ thuật tuyệt vời.
Việc khoa học không phải do trí óc hình thành cũg đại loại như sự xuất hiện của niềm tin trong tôn giáo. Tôn giáo và khoa học không phải là hai đối tượng có nguồn gốc xa xôi, trên thực tế chúng có chung nguồn gốc, bởi chúng phải dựa vào sự xuyên phá thâm sâu, dựa vào sự sáng suốt bên trong, và những chớp sáng của trực giác.
Công nghệ và kĩ thuật bước ra từ trí óc, cho nên cái gọi là công nghệ hay kĩ thuật mang tính chất tôn giáo (kĩ thuật tâm linh) cũng phải có chung nguồn gốc, chẳng hạn như Yoga, Mantra hay Yantra. Yoga tập trung chủ yếu vào những tư thế của cơ thể có thể giúp con người đi sâu vào bên trong chính mình, chúng được sản sinh nhờ trí óc, và là một thứ kĩ thuật tâm linh. Đó là lí do Yooga chưa bao giờ được công nhận là một phần riêng biệt của bất cứ tôn giáo cụ thể nào. Có thể là Yoga của đạo Cơ Đốc, Yoga của đạo Hindu, Yoga trong đạo Phật, và tất nhiên cũng có Yoga của đạo Giaina, bao nhiêu tôn giáo thì có bấy nhiêu kiểu Yoga. Như đã nói, Yoga chỉ là một kĩ thậut. Chẳng có cỗ máy nào được gọi là đạo Hindu, cũng chẳng có cỗ máy nào được gọi là Hồi giáo. Chúng ta không vào chợ để mua bán một cái ô tô Hồi giáo hay ô tô Hindu. Máy móc chỉ là máy móc. Yoga là một kĩ thuật, Mantra cũng là một kĩ thuật, được sản sinh nhờ trí óc con người. Sự thực là từ Mantra xuất phát từ cùng một nguồn gốc với từ trí óc (mind), cả hai đều xuất phát từ chữ con người (man) trong tiếng Phạn. Một nhánh trở thành trí óc, nhánh còn lại biến đổi thành mantra, nhưng chúng đều là một phần của con người. Cái mà chúng ta gọi là công nghệ hay kĩ thuật mang tính khoa học cũng được tạo ra bởi hoạt động trí óc, và cái mà chúng ta gọi là kĩ thuật mang tính tôn giáo cũng vậy. Toàn bộ những lễ nghi tôn giáo, đền đài, miếu mạo, nhà thờ, con chiên, kinh kệ - đều là những sản phẩm của trí óc con người.
Nhưng, còn cái chớp sáng lóe lên ấy, cái sâu sắc bên trong kia, và cái đã xảy ra với Đức Phật khi người ngồi dưới gốc bồ đề năm xưa... Đó là lần đầu tiên Người thấy mình giác ngộ, giác ngộ một cách hoàn toàn, và đó hoàn toàn không phải bước từ trí óc mà ra, không phải là một phần của trí óc; đó là thứ gì khác lạ đã đến với Người từ phía bên ngoài. Thứ ấy chẳng hề dính dáng gì với chúng ta, vời bản ngã của mỗi người, với trí óc và thân thể chúng ta. Nó trong lành, tinh khiết, thuộc về cõi vĩnh hằng. Trong cái khoảnh khắc mà tâm trí hoàn toàn thư thái ấy, thế giới bên ngoài đã thâm nhập vào Người. Và thế là Người trở thành Phật.
Tất nhiên Người đã phải trải qua bảy ngày thinh lặng. Kết quả của chuyện này là Người đã không thốt ra một lời nào cả. Chuyện kể rằng các vị thần linh trên trời thấy rất khó xử, vì hiếm lắm mới có một người trần trở thành Phật, mà nếu như Người cứ tiếp tục thinh lặng như thế này, thì ai khai sáng cho hàng triệu con người còn đang mò mẫm dò đường trong tâm tối? Đó chỉ là một chuyện hoang đường, một giai thoại hư cấu rất đẹp mà thôi, nhưng nó mang ý nghĩa và đầy ân chứa. Các thần thánh đó đã quì lạy trước Đức Thích Ca Mâu Ni mà cầu khẩn: "Xin Người hãy nói ra đi. Xin hãy kể mọi người nghe về những gì Người hàng đạt tới."
Và khi mà Đức Phật thốt thành lời, cũng có nghĩa là nó đã trở thành một hình thái của hoạt động trí óc. Hiện tượng đó tự nó diễn ra tthinh lặng, nhưng sau đó, Đức Phật không còn cách nào khác là buộc phải dùng ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ lại thuộc về trí óc con người.
Những gì tôi biết đều nằm ngoài trí óc, những gì mà tôi nói với mọi người là thông qua trí óc. Lời nói của tôi là một hình thái hoạt động trí óc, song sự hiểu biết của tôi không phải là như vậy.

Ads Belove Post