Liệu có khả năng cho chính khách chứng ngộ không?

Liệu có khả năng cho chính khách chứng ngộ không?

Price:

Read more





Chưa hề nghe nói về điều đó. Điều đó chưa bao giờ xảy ra. Có những vấn đề rất bản chất. Chính chiều hướng mà các chính khách đi là ngược lại với chứng ngộ.
Đôi điều cần phải được hiểu. Chính trị là hiện tượng đối lập hẳn với tôn giáo. Nhà khoa học có thể dễ dàng trở nên tôn giáo; cách tiếp cận của người đó là khác nhưng không đối lập. Người đó có thể đã làm việc với vật chất, với thế giới khách quan, nhưng việc làm việc của người đó là một loại thiền. Người đó cần không gian nào đó trong tâm thức của mình, không gian im lặng, để làm việc và để khám phá. Không phải khó lắm để chuyển từ đối thể sang chủ thể bởi vì cùng không gian ấy có thể được dùng cho cuộc hành trình bên trong.
Nhà thơ có thể rất dễ dàng trở nên tôn giáo - người đó rất gần, rất, rất gần gũi, hầu như ở lân cận. Hoạ sĩ hay nhà điêu khắc có thế rất dễ dàng trở nên tôn giáo; họ đã là tôn giáo rồi, một cách vô tình. Họ đã là những người tôn thờ mặc dầu họ còn chưa tôn thờ. Họ có thể không nghĩ về Thượng đế, họ có thể không có ý thức là tôn giáo chút nào, họ có thể không quan tâm tới Kinh thánh, Koran và Gita - nhưng đấy không phải là vấn đề. Hoạ sĩ thấy cái gì đó thiêng liêng trong tự nhiên: mầu sắc là thiêng liêng đối với người đó. Nhà thơ cảm thấy cái gì đó của lãng mạn tôn giáo tất cả xung quanh. Tất cả các nghệ thuật sáng tạo đều có quan hệ rất gần gũi - bất kì khoảnh khắc nào tâm thức cũng có thể bừng lên, bất kì tia sáng nào cũng có thể trở thành chuyển biến.
Nhưng chính khách đi theo hướng đối lập hoàn toàn. Toàn bộ ước định của người đó là chống lại tôn giáo.
Tôi đã nghe một giai thoại:
Một nghị sĩ quốc hội vừa có bài nói khuấy động chống lại một dự luật gây tranh cãi. Ông ta bị chìm ngập trong hàng núi thư ở nhà vì các cử tri viết lên án quan điểm của ông ấy. Hôm sau ông ấy lui bước trong nghị viện, lần này lại làm một bài phát biểu ủng hộ cho dự luật. Khi ông ấy kết thúc, một nghị sĩ chặn ông ấy lại.
“Hôm qua,” ông nghị này nói, “ông đã đưa ra lời giải thích hùng biện về các nguyên tắc lấy làm động cơ cho quan điểm của ông. Tôi tự hỏi, điều gì đã xảy ra làm thay đổi tâm trí ông vậy?”
“Một ngày nào đó,” nghị sĩ này nói, “ông sẽ hiểu ra rằng sẽ đến một thời điểm trong cuộc sống của mọi người khi người đó phải vượt lên trên các nguyên tắc đơn thuần.”
Chính khách là kẻ cơ hội; trong thực tế ông ta chẳng có nguyên tắc nào cả. Ông ta nói về nguyên tắc, nhưng chính khách không có nguyên tắc. Ông ta giả vờ rằng ông ta có nguyên tắc, nhưng nếu ông ta là chính khách xứng đáng với cái tên này thì ông ta không thể có bất kì nguyên tắc nào cả. Nguyên tắc đó chỉ để lừa phỉnh mọi người. Ông ta đang trong trò bản ngã. Ông ta dùng tất cả các loại nguyên tắc.
Tôi đã nghe nói về một chính khách. Trong chiến dịch bầu cử ông ấy đã nói trong khu vực bầu cử của mình và có tranh luận rất sôi nổi về điều cấm đoán: về việc liệu nên cấm rượu toàn bộ hay không. Khi ông ta nói, một người đứng dậy và hỏi, “Quan điểm của ông về cấm đoán là gì?”
Bây giờ ông ta trở nên đôi chút run rẩy bởi vì một nửa dân chúng ủng hộ điều đó và một nửa chống lại điều đó. Và ông ta có thể thấy rằng một nửa đám đông này đang ủng hộ nó và nửa đám đông đang chống lại nó. Nếu ông ấy nói có, thế thì được một nửa, nếu ông ấy nói không, cũng một nửa. Thực sự là khó khăn. Ông ta trong thế tiến thoái lưỡng nan.
Và thế rồi ông ấy nói, “Tất cả các bạn đều là bạn của tôi. Xin hãy giơ tay lên tất cả những người ủng hộ và những người phản đối.” Một nửa những người giơ tay để ủng hộ, và một nửa phản đối.
Thế rồi ông ta nói, ‘Tốt. Tôi cùng ý với các bạn, tôi tất cả đều vì các bạn. Các bạn tất cả đều là bạn tôi và tôi ủng hộ các bạn.”
Bây giờ ông ta chẳng nói có mà cũng chẳng nói không.
Sai lầm là của bản ngã: làm sao trở nên mạnh mẽ hơn, làm sao kiểm soát người khác. Tôn giáo chính là cái đối lập lại. Nó không theo bất kì con đường nào của trò bản ngã - người ta phải làm mất bản ngã của mình. Và người ta không cố gắng có uy quyền lớn, trong thực tế, người ta cố gắng để hiểu toàn bộ cái vô ích của việc bộ phận chống lại toàn thể. Người ta học cách buông xuôi, không học cách chinh phục; và người ta không bận tâm tới người khác, người ta quan tâm toàn bộ tới bản thân mình. Nếu điều này là có thể, rằng, “Tôi có thể trở nên nhận biết về bản thể riêng của mình” -  cũng đủ, quá đủ là đằng khác.
Chính khách bận tâm tới thế giới bên ngoài, ông ta là hướng ngoại. Người tôn giáo là người hướng nội. Người đó không quan tâm tới mọi vật, với thế giới, với tình huống; người đó quan tâm tới phẩm chất của tâm thức mình. Người tôn giáo cố gắng tìm cách để được đáp ứng; chính khách cố gắng để chỉ ra cho thế giới rằng ông ta là ai đó. Ông ta không thể nào được đáp ứng nhưng ông ta giả vờ rằng mình được đáp ứng; chính khách đã chọn giả vờ, đạo đức giả. Ông ta đơn giản muốn toàn bộ thế giới biết rằng ông ta là ai đó; đặc biệt, phi thường, rất hạnh phúc. Sâu bên trong ông ta có thể mang địa ngục nhưng ông ta tin rằng nếu ông ta có thể lừa mọi người khác, ông ta sẽ có khả năng lừa bản thân mình.
Mơ đó chẳng bao giờ được hoàn thành. Bạn có thể lừa mọi người khác bằng mỉm nụ cười giả dối, nhưng làm sao bạn có thể lừa bản thân mình? Sâu bên dưới bạn biết rằng mọi thứ đang nguội lạnh và chết; sâu bên dưới bạn biết rằng mọi thứ là trống rỗng, vô dụng. Nhưng người ta cứ nghĩ, “Nếu mình có thể thuyết phục mọi người khác rằng mình là ai đó, thế thì bằng cách nào đó mình sẽ có khả năng thuyết phục chính mình rằng mình là ai đó.”
Chính khách là kẻ nói dối. Ông ta cố gắng dối trá - với bản thân mình và với toàn thế giới. Chiều hướng tôn giáo là chiều hướng của con người chân chính, đích thực.
Có lần chuyện xảy ra là một người đi vào quán rượu và nói, “Anh phục vụ, tôi muốn anh gặp con chó của tôi. Nó biết nói đấy. Tôi sẽ bán nó cho anh chỉ mười đô la thôi.”
“Ông nghĩ ông đang lừa ai vậy?” người phục vụ nói.
Con chó, nước mắt lưng tròng, ngước nhìn lên. “Xin ông mua tôi đi,” nó nói. “Người này đối xử với tôi độc ác lắm. Ông ấy chẳng bao giờ cho tôi xương. Ông ấy chẳng bao giờ tắm cho tôi. Ông ấy bao giờ cũng đá tôi. Và đã có thời tôi là con chó khéo léo giầu có nhất nước. Trước đó tôi đã từng làm tổng thống và vua. Tên tôi xuất hiện trên báo chí hàng ngày, và...”
“Vậy ra nó nói thật,” người phục vụ nói. “Nhưng sao ông bán con chó giá trị thế mà chỉ có mười đô la thôi?”
“Bởi vì,” ông khách hàng nói, “tôi ghét kẻ nói dối.”
Chính khách là kẻ nói dối, và ông ta đang cố gắng thuyết phục bản thân mình qua việc thuyết phục người khác.
Chính khách gần như điên - điên vì quyền lực. Nhiều người vào nhà thương điên trên thế giới. Ai đó nghĩ mình là Adolf Hitler, ai đó nghĩ mình là Napoleon, ai đó nghĩ mình là Ford hay Mao Trạch Đông. Và họ đều trong tù, hay trong nhà thương điên, hay trong bệnh viện, bởi vì chúng ta nghĩ họ đã phát điên. Ai đó nghĩ rằng mình là Adolf Hitler  bị coi là điên, nhưng còn bản thân Adolf Hitler thì sao? Điều khác biệt duy nhất là thế này: rằng con người này, người điên này mà nghĩ mình là Adolf Hitler, không có khả năng chứng minh điều đó, có thế thôi. Người đó hồn nhiên. Điên của người đó chỉ là hồn nhiên. Adolf Hitler đã chứng minh cho thế giới rằng, đúng ông ta: Adolf Hitler còn điên hơn con người này. Điên của ông ta đến mức ông ta đã chứng minh cho toàn thế giới rằng ông ta là ai đó; nếu ông ta không thể sáng tạo, ông ta có thể phá huỷ.
Chỉ có hai khả năng. Hoặc là bạn có thể là đấng sáng tạo, và thế thì bạn cảm thấy đáp ứng nào đó - điều đó tới cho người mẹ khi cô ấy cho sinh thành ra đứa con, hoặc điều đó tới cho nhà thơ khi bài thơ được sinh ra, hay tới cho nhà điêu khắc khi người đó đã tạo ra cái gì đó - một hình đẹp bằng đá cẩm thạch, bằng đá, bằng gỗ. Bất kì khi nào bạn tạo ra điều gì đó, bạn đều cảm thấy được nâng cao lên, bạn đạt tới các đỉnh, bạn đạt tới chiều cao.
Mọi người sáng tạo đều gần với tôn giáo. Tôn giáo là sáng tạo lớn nhất bởi vì nó là nỗ lực để cho sinh ra chính mình, để trở thành người bố và người mẹ của chính mình, để được sinh ra lần nữa, để được tái sinh qua thiền, qua nhận biết. Bài thơ là hay, bức vẽ là hay - nhưng khi bạn cho sinh thành ra tâm thức riêng của mình, thế thì không gì so sánh được. Thế thì bạn đã cho sinh thành bài thơ tối thượng, âm nhạc tối thượng hay điệu vũ tối thượng. Đây là chiều hướng của sáng tạo. Trên các bậc của sáng tạo, tôn giáo là bậc cuối. Nó là nghệ thuật lớn nhất, nghệ thuật tối thượng - đó là lí do tại sao tôi gọi nó là ‘thuật giả kim tối thượng’.
Ngay đối lập là bậc thang của huỷ diệt. Những người không thể sáng tạo trở thành huỷ diệt bởi vì qua huỷ diệt họ có thể có cảm giác gián tiếp rằng họ mạnh mẽ. Khi Hitler huỷ diệt hàng triệu người, tất nhiên ông ta có cảm giác rất mạnh mẽ rằng, “Mình là ai đó, mình có thể huỷ diệt toàn bộ thế giới.” Ông ta gần như sẵn sàng huỷ diệt toàn bộ thế giới - ông ta đã gần như phá huỷ nó.
Chính khách là tâm trí huỷ diệt. Ông ta có thể nói về quốc gia, đất nước; ông ta có thể nói về thiên đường, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản - nhưng về cơ bản chính khách là tâm trí huỷ diệt và tâm trí huỷ diệt không thể nào trở thành chứng ngộ được.
Trước hết, toàn bộ năng lượng phải chuyển theo xây dựng, theo sáng tạo. Chỉ thế thì mới có khả năng là dần dần bạn tham dự vào trong việc sáng tạo tối thượng - đó là niết bàn - sáng tạo tối thượng, trong đó bạn được sinh ra thiêng liêng, vô hạn, vô giới hạn. Bạn mở rộng, bạn trải rộng ra khắp tất cả sự tồn tại. Thế thì bạn không còn là một con sóng nữa, bạn đã trở thành đại dương.
Chính khách chẳng bao giờ có thể trở nên chứng ngộ được. Tôi không nói rằng chính khách không thể đi theo việc chứng ngộ - ông ta có thể đi, nhưng khi ông ta đi, ông ta sẽ phải vứt bỏ chính trị. Chính khách cũng là một con người, nhưng ông ta sẽ phải vứt bỏ chính trị. Vào lúc ông ta tới để thiền, ông ta sẽ không còn là chính khách nữa. Vẫn còn là chính khách, chính khách không thể nào trở nên chứng ngộ được. Cá tính của ông ta vẫn còn đó - ngay cả Hitler cũng có thể trở thành phật... một ngày nào đó. Người ta hi vọng ông ta sẽ thế. Một ngày nào đó, xa xôi trong tương lai, ngay cả Aldolf Hitler cũng sẽ trở thành phật; đó là tiềm năng của ông ta. Nhưng thế thì, vào lúc đó, ông ta sẽ không là Aldolf Hitler nữa.
Chiến tranh hạt nhân đã tới và qua đi. Chỉ còn một con khỉ tí xíu trên một phần cô lập của thế giới là còn sống. Sau nhiều tuần lang thang, cuối cùng nó bất chợt gặp một con khỉ cái nhỏ. Nó quàng đôi tay quanh con khỉ cái để chào mừng.
“Tớ đang chết đói đây,” nó nói. “Đằng ấy có tìm thấy cái gì để ăn không?”
“Này,” con khỉ cái nói. “Tớ tìm thấy ít táo cũ này.”
“Ô không đằng ấy đừng ăn!” nó ngắt lời. “Chúng ta không định bắt đầu tất cả điều đó lại lần nữa!”
Thậm chí khỉ cũng lo nghĩ về nhân loại. Và tôi đã nghe khỉ nói. Chúng không tin vào Darwin, chúng không nói rằng con người đã tiến hoá từ con khỉ, chúng không nghĩ rằng con người là một hình thái đã phát triển; chúng nghĩ người đã sa ngã từ khỉ. Tất nhiên - ngã xuống từ cây, ngã xuống từ chiều cao, ngã xuống từ khỉ.
Và điều này là đúng theo một cách nào đó, bởi vì con người từ trước cho tới giờ vẫn còn chính trị. Toàn bộ lịch sử từ trước cho tới giờ đã là chính trị; chưa nền văn minh nào đã tồn tại mà là tôn giáo cả - thậm chí nền văn minh Ấn Độ cũng không. Không một quốc gia nào đã đi vào hiện hữu mà là tôn giáo cả - chỉ hiếm cá nhân mới là tôn giáo, chỗ này chỗ nọ, xa xăm. Đâu đó có một Phật, một Jesus, một Zarathustra, một Lão Tử - những hòn đảo. Ngoài ra, thông thường, dòng chảy chính của nhân loại vẫn còn là chính trị.
Chính trị về cơ bản là tham vọng. Chính trị về cơ bản là sai bởi vì tham vọng là sai. Bạn không trở thành ai đó, tôn giáo nói, bạn đã thế rồi. Bạn không trở thành quyền thế - bạn đã thế rồi. Bạn là sự mở rộng của Thượng đế. Bạn không cần phải lo nghĩ về quyền thế và là ai đó trên ngai vàng; đấy tất cả đều là trò chơi đần độn, ngây thơ, chưa thành niên, chưa chín chắn. Bạn không thể tìm ra nhiều người chưa chín chắn hơn các chính khách.
Thực tế, trong một thế giới tốt hơn, chính khách sẽ được giữ trong nhà thương điên, còn người điên sẽ được phép đi vào thế giới. Những người điên này đã không làm điều gì sai cả. Họ có thể có chút ít lệch lối nhưng họ không gây hại. Chính khách là những người điên nguy hiểm, cực kì nguy hiểm.
Tôi đã nghe nói rằng trước khi Richard Nixon từ bỏ ngai vàng, ông ta đã triệu tập một cuộc họp các đồng nghiệp của mình và ông ta đe doạ rằng nếu ông ta có quyền lực, ông ta có thể đi vào một phòng khác, bấm nút, và toàn bộ thế giới có thể bị phá huỷ trong hai mươi phút.
Và, vâng, ông ấy có quyền lực đó. Hàng triệu quả bom nguyên tử đã sẵn sàng - chỉ cần một nút được nhấn. Sức mạnh của các quả bom nguyên tử và bom H đã được chế tạo gấp bẩy lần sức mạnh cần để huỷ diệt trái đất này- bẩy lần hơn. Bẩy trái đất cùng kích cỡ này có thể bị huỷ diệt. Chúng ta đã trở nên thiện nghệ thế, siêu thiện nghệ trong huỷ diệt. Và không ai có thể nói được - bất kì ngày nào bất kì tổng thống nào của Mĩ, hay của nước Nga xô viết, hay của Trung quốc, có thể phát điên. Và các chính khách gần như điên - bất kì ngày nào, bất kì ai cũng có thể nhấn nút. Và bây giờ vấn đề duy nhất là nhấn nút, và mọi người đều có những khoảnh khắc điên khùng, khoảnh khắc giận dữ. Mối đe doạ là rất, rất thực.
Chính trị đã là bệnh hoạn của nhân loại, bệnh ung thư của tâm thức.

Vứt tất cả các chính trị bên trong bạn đi. Và nhớ, khi tôi đang nói về chính khách, tôi không ngụ ý đặc biệt cho những người đang trong chính trị - tôi ngụ ý tất cả những người tham vọng. Bất kì chỗ nào có tham vọng, chính trị bước vào; bất kì chỗ nào bạn cố gắng tiến lên trước ai đó, chính trị bước vào; bất kì chỗ nào bạn cố gắng chi phối ai đó - có thể là vợ bạn, hay chồng bạn - chính trị bước vào. Chính trị là bệnh tật rất, rất thông thường, giống như cảm lạnh thông thường vậy.

0 Đánh giá

Ads Belove Post