Read more
Có nhiều tôn giáo thế bởi vì có nhiều người tưởng tượng thế trên thế giới. Nếu có sáng tỏ trong tâm trí mọi người, sẽ không có đến một tôn giáo. Thế thì tôn giáo sẽ không được cần tới chút nào. Chính tưởng tượng tạo nên các tôn giáo.
Bởi vì những câu hỏi này ám ảnh tâm trí của bất kì ai không biết gì bên ngoài tâm trí. Tâm trí đầy những câu hỏi, tò mò - nó muốn câu trả lời nào đó. Cho dù chúng là giả, đấy là an ủi. Không có câu trả lời nào là rất khó. Chấp nhận dốt nát của người ta là chống lại bản ngã của con người.
Cho nên thà rằng chấp nhận bất kì câu trả lời ngu xuẩn nào cũng còn hơn là nói rằng "Tôi không biết"... Điều đó làm tổn thương. Bản ngã muốn công bố rằng nó biết. Nó che đậy tất cả các câu hỏi ám ảnh người ta - ai tạo ra thế giới, sao ngài tạo ra thế giới, khi nào ngài tạo ra thế giới?
Bây giờ đấy chỉ là câu hỏi của tưởng tượng của bạn làm sao bạn xoay xở trả lời được những câu hỏi này. Mỗi tôn giáo đều có cách tưởng tượng riêng của mình. Đó là khác biệt duy nhất giữa mọi tôn giáo. Chúng không dựa vào chân lí bởi vì chân lí không thể có nhiều tôn giáo thế. Đấy là những bầu khí hậu khác nhau, con người khác nhau, thời đại khác nhau, và tưởng tượng khác nhau.
Chẳng hạn, có những bộ lạc, bộ lạc nguyên thuỷ, vẫn còn bị gắn bó với hình mẫu cũ của họ, họ đã không thay đổi, họ vẫn bị đàn bà chi phối không phải là đàn ông. Thổ dân mẫu hệ; thượng đế của họ là đàn bà, hiển nhiên... bởi vì nếu xã hội bị đàn bà chi phối làm sao đàn ông có thể là thượng đế được? Và thực tế, thượng đế là tưởng tượng của đàn bà, người quyền lực duy nhất. Đàn bà là nữ tu sĩ, đàn bà quyết định mọi nghi lễ. Một cách tự nhiên thượng đế là đàn bà.
Và thế rồi có các xã hội vốn do đàn ông tạo ra, bị chi phối bởi đàn ông... họ không thể chấp nhận Thượng đế là đàn bà được. Thượng đế phải là đàn ông. Đơn giản là chủ nghĩa sô vanh đàn ông, nhưng một sự tưởng tượng tự nhiên. Bất kì ai nắm quyền lực cũng đều sẽ quyết định ai là thượng đế.
Văn hoá khác nhau, xã hội khác nhau, và tôn giáo khác nhau đều có các ý niệm khác nhau về cõi trời của họ, địa ngục của họ, và đấy tất cả đều là tưởng tượng.
Tôi đã thấy tại Ấn Độ trong các đền đài, thường có các điều đó - tôi không biết liệu chúng vẫn còn đó hay đã bị loại bỏ đi - nhưng vào thời thơ ấu, tôi đã thấy trong những ngôi đền có treo các bản đồ chỉ ra chỗ nào là địa ngục, chỗ nào là cõi trời, chỗ nào là nhà của Thượng đế, chỗ nào là nhà của quỉ... Và những người này, người đã làm ra những bản đồ này, không có ý niệm gì về bản đồ thế giới trong đó chúng ta đang sống, bởi vì bạn không thể tưởng tượng ra được nó, bạn phải biết nó bằng không chẳng mấy chốc trí tưởng tượng của bạn sẽ được chứng tỏ là giả dối.
Họ đã không có bất kì bản đồ nào về thế giới, nhưng họ đã có bản đồ cõi trời và địa ngục - đích xác. Và không ai có thể thách thức được, bởi vì không có cách nào chứng minh nó hay bác bỏ nó. Nhưng tất cả họ đều có các mô tả mà chỉ ra điều gì đó về bản thân họ, không phải về cõi trời và địa ngục.
Địa ngục Tây Tạng là nơi lạnh lẽo băng giá vĩnh hằng - có một địa ngục hiếm hoi, bởi vì mọi địa ngục đều đầy lửa và mọi người bị thiêu đốt. Nhưng ở địa ngục Tây Tạng nó là băng vĩnh hằng mà không bao giờ tan chảy và bạn bị ném vào băng đó. Bởi vì Tây Tạng đã phải chịu đựng quá nhiều về băng giá, tìm ra lửa trong địa ngục sẽ là điều không thể được - bạn không thể nào tìm ra được lửa ở đó. Vâng trong cõi trời của họ, nó ấm áp, lửa có sẵn, không bao giờ lạnh, bởi vì chính khí hậu của họ cho họ tưởng tượng nào đó.
Cõi trời của Ấn Độ không ấm, nó gần như được điều hoà nhiệt độ. Họ không có từ như máy điều hoà nhiệt độ vào những ngày cổ đại đó, nhưng mô tả là ở chỗ hệt như buổi sáng sớm khí mát thổi, cả ngày trời đều như thế - khí mát mẻ. Ấn Độ đã chịu nhiều từ nhiệt, một cách tự nhiên với các thánh nhân khí mát là cần và lửa là cần cho tội nhân.
Đây tất cả đều là các quan niệm nhân tạo. Mọi tôn giáo đều bắt rễ trong tưởng tượng, trong mơ mộng. Chúng chẳng có gì liên quan tới các sự kiện, chẳng có gì liên quan gì tới chân lí cả. Đó là lí do tại sao lại có nhiều thứ thế. Có ba trăm tôn giáo trên thế giới. Có lẽ không thể nào tưởng tượng được cái gì hơn nữa... ba trăm tôn giáo có thể đã vét hết mọi khả năng tưởng tượng, đó là lí do tại sao con số này đã dừng ở đó. Nhưng chúng tất cả đều là giả. Cái nhiều của chúng là bằng chứng cho cái giả của chúng.
Trích 'Bản kinh cuối cùng - Tập 6'