Chương 5. Ngón tay của Gutei

Chương 5. Ngón tay của Gutei

Price:

Read more

Không nước Không trăng - Osho

Bài nói về các chuyện thiền

Chương 5. Ngón tay của Gutei



Thiền sư Gutei thường giơ ngón tay lên khi ông ấy giải thích câu hỏi về thiền.

Một đệ tử rất trẻ bắt đầu bắt chước ông ấy, và bất kì khi nào ai đó hỏi đệ tử này điều thầy đã thuyết giảng, cậu này sẽ giơ ngón tay lên.

Gutei nghe nói tới điều này, và khi ông ấy tới cậu trẻ này khi anh ta đang làm điều đó hôm nào đó, ông ấy tóm lấy cậu trẻ, rút phăng ra con dao, chặt luôn ngón tay cậu trẻ, rồi ném nó đi.

Khi cậu trẻ chạy trốn la hét Gutei quát lên, "Dừng lại."

Cậu trẻ dừng lại, quay lại, và nhìn vào thầy mình qua hàng nước mắt. Gutei đang giơ ngón tay lên. Cậu trẻ cũng giơ ngón tay mình lên, và khi anh ta nhận ra nó không có đó ở đó anh ta cúi mình.

Trong khoảnh khắc đó anh ta trở nên chứng ngộ.

Câu chuyện này rất kì lạ, và có mọi khả năng rằng bạn sẽ hiểu lầm nó, bởi vì điều khó khăn nhất để hiểu trong cuộc sống là cách cư xử của người chứng ngộ.

Bạn có những giá trị riêng của mình, và bạn bao giờ cũng nhìn qua những giá trị đó. Người chứng ngộ ở trong chiều hướng hoàn toàn khác, nơi người đó ở không có giá trị nào, nơi người đó ở không có bất kì tiêu chí nào, nơi người đó ở không có bất kì đạo đức nào, nơi người đó đơn giản sống không có bản ngã nào, bởi vì mọi giá trị đều thuộc về bản ngã. Người chứng ngộ đơn giản sống. Người đó không thao túng cuộc sống của mình, người đó là đám mây trắng nổi bồng bềnh. Người đó không có đâu mà đi, không có gì mà đạt. Không có gì là tốt cho người đó và không có gì là xấu. Người đó không biết bất kì Thượng đế nào, người đó không biết bất kì Quỉ nào. Người đó chỉ biết cuộc sống, và cuộc sống trong tính toàn bộ của nó là đẹp.

Thượng đế cũng xấu bởi vì điều đó là một phần, không phải là toàn thể. Quỉ cũng xấu bởi vì điều đó nữa cũng lại là một phần và không là cái toàn thể. Thượng đế không sống, Quỉ cũng chết, bởi vì cuộc sống tồn tại như nhịp điệu giữa cả hai - cái tốt và cái xấu, Thượng đế và Quỉ. Cuộc sống tồn tại giữa hai cực này. Cuộc sống không thể tồn tại với một cực được. Đây là đôi bờ mà ở giữa dòng sông cuộc sống tuôn chảy.

Người chứng ngộ đã đi tới biết điều này. Người đó không chống lại cái gì mà cũng không ủng hộ cái gì. Người đó đáp ứng từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, không có đánh giá nào về phần mình. Đó là lí do tại sao điều đó lại rất khó. Người chứng ngộ bao giờ cũng dường như ít nhiều là người điên. Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu là: đừng đánh giá người chứng ngộ qua các giá trị của bạn - rất khó, bởi vì bạn có thể làm được gì khác?

Tôi đã nghe nói rằng có lần một hoạ sĩ lớn mời một người bạn bác sĩ tới và xem một trong những bức tranh ông ta vừa hoàn thành. Hoạ sĩ này cứ đinh ninh rằng đây là sáng tạo vĩ đại mà mình đã cố gắng tạo ra, đây là đỉnh cao của toàn bộ nghệ thuật của mình. Cho nên một cách tự nhiên, ông ta muốn người bạn bác sĩ của mình tới và xem nó.

Bác sĩ quan sát rất tỉ mỉ, nhìn hết phía bên này sang phía bên kia. Mười phút trôi qua. Nghệ sĩ này trở nên chút ít sợ hãi, thế rồi ông ta mới hỏi ông bác sĩ, "Có chuyện gì vậy? Ông nghĩ thế nào về bức tranh này?"

Ông bác sĩ nói, "Dường như với tôi đấy là bệnh viêm hai buồng phổi."

Điều này xảy ra cho mọi người, bởi vì bác sĩ có thái độ riêng của mình, cách nhìn riêng vào mọi việc. Ông ta nhìn vào bức tranh - ông ta không thể nhìn vào bất kì cái gì khác ngoại trừ theo cách cố định của mình; không có chúng ông ta không thể nhìn được - ông ta chẩn đoán. Bức tranh không cần bất kì chẩn đoán nào; ông ta bỏ lỡ. Cái đẹp biến thành bệnh viêm phổi.

Đây là cách tâm trí vận hành. Khi bạn nhìn vào một vật, bạn đem tâm trí mình vào để tô mầu cho nó. Đừng làm điều đó với người chứng ngộ, bởi vì điều đó sẽ không tạo ra bất kì khác biệt gì cho người chứng ngộ, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thấy cái đẹp của nó.

Điều thứ hai: người chứng ngộ cư xử từ trung tâm, không bao giờ từ ngoại vi. Bạn bao giờ cũng cư xử từ ngoại vi, bạn sống ở ngoại vi, chu vi. Với bạn, chu vi là điều quan trọng nhất. Bạn đã giết linh hồn mình và cứu thân thể mình. Người chứng ngộ có thể hi sinh thân thể mình, nhưng không thể cho phép linh hồn mình bị mất. Người đó sẵn sàng chết - vào bất kì lúc nào người đó cũng sẵn sàng chết, điều đó không phải là vấn đề - nhưng người đó không sẵn sàng để mất trung tâm của mình, chính cốt lõi của sự hiện hữu của mình.

Với người chứng ngộ thân thể chỉ là phương tiện. Cho nên nếu nó được cần tới, ngay cả người chứng ngộ sẽ bảo bạn, "Bỏ thân thể, nhưng đừng bỏ sự hiện hữu bên trong của bạn." Đây là cách tất cả tapascharya, mọi loại khổ hạnh, được sinh ra. Chu vi được dự định để hi sinh cho trung tâm. Ngay cả nếu cái đầu cần phải bị chặt đi - nếu điều đó sẽ có ích cho bạn, nếu với cái đầu bạn mà bản ngã có thể suy sụp - người chứng ngộ sẽ bảo bạn vứt bỏ đầu đi, chặt nó đi: "Đừng mang cái đầu này nếu nó giúp cho bản ngã, bởi vì bạn mất đi tất cả mà chẳng vì cái gì cả."

Điều này phải được ghi nhớ: khi bạn sống từ trung tâm, cái nhìn là hoàn toàn khác. Thế thì không ai chết cả, không ai có thể chết - cái chết là không thể được. Nếu bạn sống từ ngoại vi mọi người đều chết, cái chết là điểm cuối cùng của mọi người; cuộc sống vĩnh hằng chẳng tồn tại ở đâu cả.

Krishna nói với Arjuna trong Gita thực sự là trung tâm nói cho ngoại vi. Arjuna sống ở ngoại vi, anh ta nghĩ về thân thể, anh ta không biết gì về linh hồn. Còn Krishna nói từ trung tâm, và ông ấy nói, "Đừng bận tâm về những thân thể này. Chúng đã chết đi nhiều lần và chúng sẽ chết đi nhiều lần. Cái chết chẳng là gì ngoài sự biến đổi, cũng như ai đó bỏ quần áo của mình, bỏ nhà cũ của mình, và vào nhà mới. Thân thể này chẳng là cái gì cả, Arjuna, cho nên đừng bận tâm về nó. Nhìn vào bên trong đi." Nhưng làm sao Arjuna có thể nhìn vào bên trong người khác nếu anh ta không nhìn vào bên trong bản thân mình?

Nhớ điều này: thiền sư Gutei này, ông ấy là Krishna. Ông ấy sống từ trung tâm và cư xử tương ứng theo đó. Và sự việc này xảy ra cho một đệ tử đang ở ngoại vi. Nhưng Gutei sẽ không chặt ngón tay của bạn, nhớ lấy. Đệ tử này xứng đáng cho điều đó, anh ta đã giành được điều đó - chỉ thế thì thầy mới đi tới mức độ như vậy. Đi tới mức độ như vậy đệ tử này phải đã học, phải đã giành được điều đó, bằng không Gutei sẽ không đi xa thế. Ngay cả Arjuna cũng không xứng đáng được như đệ tử này của Gutei, bởi vì Krishna đã nói cho anh ta - Gutei đã làm điều gì đó.

Nhớ sự khác biệt này. Thầy chỉ đi tới làm điều nào đó cho bạn khi bạn đã giành được điều đó; bằng không thầy sẽ nói cho bạn. Việc làm chỉ có thể có khi bạn đã sẵn sàng, khi khoảnh khắc đã gần đến độ nó không thể bị bỏ lỡ; không điều gì có thể được nói, chỉ điều gì đó có thể được làm. Bởi vì nếu bạn nói, cần thời gian; nếu bạn nói, thế thì người khác phải hiểu điều đó. Điều gì đó phải được làm ngay lập tức, tức khắc. Thầy sẽ làm điều gì đó chỉ khi thầy thấy rằng bạn đang ngay trên bờ miệng: bây giờ việc nói sẽ không có ích nữa, bây giờ thầy phải đẩy bạn. Bây giờ bạn đang ngay trên cửa; một khoảnh khắc qua và bạn có thể bỏ lỡ cánh cửa, và trong nhiều kiếp bạn có thể không có khả năng tới cánh cửa đó lần nữa.

Cuộc sống là rất phức tạp. Hiếm khi bạn lại gần cánh cửa. Và nếu thầy nói, "Trông này, cánh cửa đang ở đây!" và bắt đầu giải thích cho bạn, vào lúc bạn đã hiểu ra, cánh cửa không còn đó nữa. Cuộc sống là chuyển động thường xuyên. Thầy phải làm điều gì đó. Ngay cả nếu thầy cho rằng việc giết chết bạn sẽ có ích, thầy sẽ giết bạn. Đó là lí do tại sao việc buông xuôi lại cần thiết.

Buông xuôi là không dễ dàng, bởi vì buông xuôi nghĩa là nói với thầy, "Từ bây giờ trở đi, cuộc sống của tôi và cái chết của tôi đều là của thầy." Buông xuôi nghĩa là "Tôi đã sẵn sàng. Nếu thầy nói, 'Chết đi!' tôi sẽ chết. Tôi sẽ không hỏi tại sao." Nếu bạn hỏi tại sao, không có buông xuôi, không có tin cậy. Và trong những ngày cổ đại đó, nhiều người có thể đã trở nên chứng ngộ bởi vì họ có thể buông xuôi. Tin cậy đã có trong chính bầu không khí đó, niềm tin đã có khắp mọi nơi, tin cậy đã nở hoa mọi nơi. Bạn không thể trải qua một ngày mà không bắt gặp một người là con người của tin cậy. Và khoảnh khắc bạn thấy một con người của tin cậy, bạn cảm thấy ghen tị - người đó là con người tuyệt diệu thế.

Nhưng ngày nay gần như không thể nào bắt gặp con người của tin cậy. Cái đẹp đó đã biến mất. Bạn bắt gặp những người hoài nghi, ngờ vực, người nói không; họ xấu nhưng họ ở khắp xung quanh. Và, dần dần bạn được nuôi dưỡng về hoài nghi. Từ ngay chính ngày đầu tiên mẹ bạn cho bạn sữa, bạn cũng được nuôi dưỡng hoài nghi. Toàn bộ các phương cách khoa học đều dựa trên hoài nghi. Bạn phải ngờ vực, hoài nghi, chỉ thế thì khoa học mới có tác dụng.

Tôn giáo làm việc theo cách hoàn toàn đối ngược lại. Bạn phải tin cậy, phải là người nói có sâu sắc, thế thì buông xuôi là có thể. Đệ tử này của Gutei đã là một người buông xuôi, đó là lí do tại sao sự việc này đã trở thành chứng ngộ cho anh ta.

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào câu chuyện kì lạ này. Từng lời đều rất có ý nghĩa.

Thiền sư Gutei thường giơ ngón tay lên khi ông ấy giải thích câu hỏi về thiền.

Các thiền sư không bao giờ làm bất kì cái gì không cần thiết, ngay cả việc giơ ngón tay lên. Cái không cần thiết đã biến mất. Chỉ cái bản chất là còn lại với thầy. Thầy sẽ không làm dù một cử động, một cử chỉ, nếu điều đó là không bản chất. Cái không bản chất tồn tại với sự dốt nát; thế thì bất kì cái gì bạn làm cũng đều tầm thường, không bản chất - nếu bạn bỏ nó, chẳng cái gì bị mất cả.

Nhìn cuộc đời mình đi, bất kì điều gì bạn làm - nếu bạn bỏ nó, cái gì bị mất? Chẳng cái gì thu được từ nó cả - những điều tầm thường từ sáng tới tối. Và thế rồi bạn mệt mỏi về nó, thế rồi bạn đi ngủ, và vào buổi sáng bạn lại sẵn sàng làm cùng những điều không bản chất đó. Nó là cái vòng luẩn quẩn, cái không bản chất này chạy vào cái không bản chất khác, chúng được nối lẫn nhau.

Nhưng bạn sợ nhìn vào cái tầm thường này của cuộc sống đến mức bạn bao giờ cũng quay lưng lại với nó, bởi vì nhìn vào cái tầm thường của cuộc sống làm cho bạn cảm thấy thất vọng thế, "Mình đang làm gì thế này?" Và nếu bạn thấy rằng mọi thứ mình đang làm đều hoàn toàn vô dụng, bản ngã của bạn bị mất; bởi vì bản ngã có thể cảm thấy có ý nghĩa chỉ khi bạn đang làm điều gì đó có ý nghĩa. Cho nên bạn tạo ra ý nghĩa trong những cái tầm thường, và bạn cảm thấy mình đang làm phận sự lớn lao cho quốc gia, cho gia đình, cho nhân loại - cứ dường như không có bạn sự tồn tại sẽ đơn giản ngừng lại. Chẳng cái gì quan trọng cả, bất kì điều gì bạn làm - nhưng bạn phải cho nó ý nghĩa, bởi vì qua ý nghĩa bản ngã được nuôi dưỡng, được làm mạnh.

Trong dốt nát, mọi thứ đều không bản chất. Bất kì điều gì bạn làm, ngay cả việc thiền của bạn, lời cầu nguyện của bạn, việc tới đền chùa của bạn - tất cả đều tầm thường. Ngay cả khi bạn cầu nguyện, điều đó cũng không thể sâu sắc hơn khi bạn đọc báo. Bởi vì vấn đề không phải là lời cầu nguyện, vấn đề là bạn. Nếu bạn có chiều sâu, thế thì bất kì khi nào bạn đi, bất kì cái gì bạn làm, hành động đó sẽ có chiều sâu. Nếu bạn không có chiều sâu, cho dù bạn có tới đền chùa điều đó cũng chẳng khác biệt gì; bạn vào đền theo cùng cách như bạn vào khách sạn. Bạn vẫn thế, đền chùa và khách sạn không thể tạo ra mấy khác biệt.

Cho đứa trẻ một đồ chơi rất đắt được làm bằng kim cương, và nó sẽ làm cùng điều với thứ đồ chơi đắt giá đó như nó đã làm với đồ chơi thường, bởi vì nó là đứa trẻ. Nó sẽ chơi với đồ chơi đó vài khoảnh khắc, rồi ném vào xó nhà và đi mất.

Chiều sâu của bạn đem tới chiều sâu cho hành động của bạn. Thậm chí khi bậc thầy chứng ngộ giơ ngón tay lên, điều đó là có nghĩa; điều đó rất có ý nghĩa. Tại sao Gutei này lại hay giơ ngón tay lên... bất kì khi nào ông ấy giải thích câu hỏi về thiền? Không phải bao giờ cũng vậy - bất kì khi nào ông ấy giải thích câu hỏi về thiền ông ấy đều giơ ngón tay lên. Tại sao? - bởi vì ông ấy đang giải thích và ông ấy cũng đang chỉ ra, bởi vì bất kì cái gì bạn hỏi về tôn giáo, một ngón tay giơ lên là câu trả lời.

Tất cả mọi vấn đề của bạn nảy sinh bởi vì bạn không phải là một. Tất cả mọi vấn đề của bạn nảy sinh bởi vì bạn bị phân mảnh. Tất cả mọi vấn đề của bạn nảy sinh bởi vì bạn không thống nhất, là hỗn loạn - không phải hài hoà. Và thiền là gì, và yoga là gì? Chẳng là gì ngoài việc đi tới sự thống nhất. Chính từ yoga có nghĩa là thống nhất, là một, toàn bộ, toàn thể.

Cho nên Gutei đã giải thích về thiền: việc giải thích đó là phụ, ngón tay giơ lên mới là điều chính. Ông ấy đang nói điều gì đó và ông ấy cũng đang chỉ ra nó. Đây là cách người chứng ngộ sống: người đó nói và người đó chỉ. Chính sự hiện hữu của người đó, cử chỉ của người đó, cử động của người đó, chỉ ra tôn giáo là gì.

Nếu bạn không thể thấy được, nếu bạn mù hay nếu bạn đã đánh mất chiều hướng đó của hiểu biết, của việc nhìn, bạn chỉ nghe thấy lời. Nhưng nếu bạn biết cách nhìn, chẳng cần lời nào cả. Lời là vô dụng, chúng có thể bị bỏ đi, chúng là phụ. Nhưng ngón tay giơ lên không thể bị bỏ đi được; cái đó mới là chính, cái đó mới là câu trả lời duy nhất. Tất cả những người đã biết, ở bất kì đâu trên thế giới này, họ tất cả đều giơ ngón tay lên. Họ đang nói về cái một còn bạn đang sống trong nhiều.

Khi bạn sống trong nhiều, vấn đề được tạo ra, bởi vì việc sống trong nhiều, việc đi theo nhiều hướng đồng thời, bạn trở nên chia chẻ thành nhiều phần, thế thì bạn không nhất trí. Thế thì ham muốn này dẫn về phương nam, ham muốn khác dẫn lên phương bắc. Thế thì phần này của tâm trí yêu, và phần kia của tâm trí ghét. Thế thì phần này của tâm trí muốn tích luỹ của cải, và phần khác nói, "Điều này vô dụng. Từ bỏ đi!" thế thì phần này của tâm trí muốn thiền, trở nên sâu sắc, trở nên im lặng, và phần kia của tâm trí nói, "Sao mình lại làm phí thời gian của mình thế?"

Tôi đã từng nghe: Ngày xưa một người từ bỏ thế giới trong khi còn rất trẻ và đi lên Himalayas. Trong gần hai mươi năm anh ta thiền ở đó. Bây giờ anh ta bốn mươi. Anh ta ngồi và thiền, ngồi và thiền, không làm gì chút nào. Ngay cả chim chóc, thú hoang, cũng dần dần mất sợ anh ta. Anh ta ở đó, và là một người rất yêu an bình, chỉ ngồi. Con vật sẽ tới và ngồi cạnh, và khi chúng phải đi kiếm mồi chúng sẽ để con cái chúng ở gần anh ta để được chăm sóc. Tóc anh ta mọc rất dài, và chim chóc làm tổ trong tóc anh ta rồi đẻ trứng ở đó, và anh ta sẽ chăm sóc cho chúng.

Sau hai mươi năm anh ta phát ngán với toàn bộ sự việc. Anh ta nói, "Nếu mình chăm sóc con cái của kẻ khác - con vật, chim chóc - sao mình không đi và lấy một phụ nữ và chăm sóc cho con riêng của mình? Điều này là ngớ ngẩn, và mình chẳng đạt tới đâu cả. Hai mươi năm này mất toi. Bây giờ không còn nhiều thời gian nữa để mất bởi vì mình bốn mươi rồi, và chẳng mấy chốc cuộc sống sẽ tàn tạ!"

Vấn đề là gì? Anh ta đã thực sự thiền. Vấn đề là gì? Hai mươi năm là một thời gian dài nhưng tâm trí vẫn liên tục bị phân mảnh. Phần này thiền, phần khác liên tục nói, "Vô dụng! Sao mình lại làm phí thời gian của mình thế này? Người khác đang tận hưởng. Xuống đồng bằng đi. Mọi người đang sung sướng ở đó - nhảy múa, ăn uống, làm tình. Thế giới đang cực lạc còn mình ngồi đây như thằng đần." Liên tục nghe mảnh khác này trong hai mươi năm, mảnh thứ nhất dần dần trở nên yếu đi.

Trên bề mặt anh ta vẫn lẩm nhẩm mật chú: Ram, Ram, Ram. Nhưng sâu bên dưới điều này là mật chú: phần kia của tâm trí liên tục nói, "Vô dụng! Ngồi như thằng đần còn mọi người đang tận hưởng mọi thứ.

Mình đang già đi." Đây mới là mật chú thật. Trên bề mặt, "Ram, Ram, Ram" - nhưng sâu bên dưới đây mới là mật chú thật.

Khi tâm trí bạn bị phân chia bạn không thể cầu nguyện được, bạn không thể thiền được, bởi vì một phần bao giờ cũng chống lại điều đó, và chẳng chóng chầy nó sẽ thắng. Nhớ điều này: rằng phần đang tham dự đang mất dần năng lượng vào mọi khoảnh khắc. Còn phần không tham dự, nhưng là phần hay chống đối, lại không mất năng lượng nào. Chẳng chóng chầy nó sẽ trở nên mạnh hơn.

Bạn yêu người đàn bà, và phần khác ghét. Bạn có thể che giấu điều này - mọi người đều đang che giấu phần kia - nhưng chừng nào bạn còn chưa chứng ngộ, phần kia vẫn có đó. Phần yêu này chẳng chóng chầy sẽ trở nên yếu đi vì nó được dùng, năng lượng được sử dụng. Phần ẩn kín kia, phần ghét, sẽ trở nên mạnh hơn. Cho nên mọi hôn nhân đều dẫn tới li dị. Dù bạn có làm điều đó hay không, đấy là vấn đề khác - nhưng mọi hôn nhân đều trở thành li dị, chừng nào bạn còn chưa lấy được người chứng ngộ: điều đó là rất khó.

Rồi một hôm người này phát ngán. Anh ta bắt đầu xuống núi Himalayas. Anh ta nghĩ, "Bắt đầu từ đâu đây?" - anh ta đã hoàn toàn quên mất những con đường của thế gian, anh ta đã ở ngoài nó lâu quá rồi. "Bắt đầu từ đâu đây? Nếu mình muốn bắt đầu trong thế giới mình sẽ cần người hướng dẫn, cũng giống như khi mình muốn bắt đầu trong thế giới kia mình sẽ cần người hướng dẫn. Ai có thể là người hướng dẫn đúng cho thế giới này đây?" Thế rồi anh ta nhớ rằng trong những ngày xưa, các vua thường cho con trai và hoàng tử tới kẻ mãi dâm, chỉ để học cách đi vào trong thế giới.

Không người hướng dẫn nào về thế giới này lại tốt hơn kẻ mãi dâm. Cô ấy là hoá thân của thế giới. Ngay cả tình yêu cũng trở thành việc kinh doanh của cô ấy - đây là điều cuối cùng trong thế giới - ngay cả tình yêu cũng trở thành một nghề, một món hàng hoá; cô ấy bán tình yêu. Tiền đã trở thành quan trọng hơn yêu. Đây là điều cuối cùng trên thế giới, và điều này có thể trở thành cánh cửa.

Cho nên anh ta đi thẳng tới chỗ mãi dâm. Lúc đó là buổi tối và gái mãi dâm đang sẵn sàng đi tới nhà vua. Cô ấy nói, "Anh được đón chào, nhưng tôi đã được nhà vua mời rồi. Ông ta là kẻ keo kiệt, chúng tôi không hi vọng rằng chúng tôi sẽ kiếm được nhiều, nhưng dẫu sao - ai mà biết được? Đôi khi ngay cả những kẻ keo kiệt cũng cho. Anh đi cùng chúng tôi, đi cùng đi." Thế là sư đi theo.

Cả đêm gái mãi dâm nhảy múa, ca hát. Và nhà vua ngồi im lặng, ông ta chẳng cho cô gái cái gì cả. Thế rồi phần cuối của đêm cũng tan biến, chẳng mấy chốc trời đã sáng, và người đàn bà này mệt mỏi quá. Cô ấy nói trong bài ca với chồng mình, người đang chơi đàn tabla, cô ấy nói với anh ta, "Bây giờ mọi điều có thể được làm em đã làm hết rồi." Cô ấy hát điều đó để cho không ai hiểu được, điều đó được mã hoá. Cô ấy nói, "Mọi điều có thể được làm em đã làm rồi; bây giờ dường như chẳng còn hi vọng nào. Tốt hơn cả là chúng ta đi thôi."

Bên trong tâm trí mình sư nghĩ, "Đây là tình huống mình đang ở trong: tất cả mọi điều có thể được làm đều đã được làm rồi. Chẳng còn gì nữa có thể được làm, và mình nên ra đi thôi." Cho nên anh ta lắng nghe rất chăm chú.

Người chồng nói, "Tất cả những điều chúng ta có thể làm chúng ta đã làm rồi, nhưng vẫn còn lại một chút ít đêm. Ai mà biết được? Chúng ta phải thấy hết toàn bộ công việc, cho nên thêm chút nữa, kiên nhẫn đi."

Nghe thấy điều này, sư nghĩ, "Bây giờ mình phải làm gì đây? Có thể mình đang ở ngay bên bờ miệng rồi khi mình rời bỏ Himalayas - một chút ít kiên nhẫn thêm nữa."

Anh ta chỉ có một cái chăn, anh ta trần ở bên dưới. Anh ta bị mê mải đến mức anh ta ném chiếc chăn của mình xuống chân cô gái mãi dâm và bắt đầu chạy ra khỏi cung điện. Nhà vua nói với anh ta, "Dừng lại! Điều này là ngược với tục lệ." Đây là tục lệ, rằng khi người giầu có mặt, người đó phải đóng góp trước; bằng không đây là điều sỉ nhục - rằng nhà vua đang hiện diện mà người này lại đã góp phần rồi.

Nhà sư nói, "Ông ấy có thể giết tôi nếu điều đó ngược lại với tục lệ, nhưng cô ấy đã cứu cuộc đời tôi. Và đấy đã là khoảnh khắc cực lạc thế cho tôi, tôi phải cho cái gì đó. Tôi chẳng có gì cả, chỉ mỗi cái chăn đó thôi, và tôi không thể đợi ông ấy được, tôi đi lên Himalayas đây. Người đàn bà này và người đàn ông này đang chơi đàn tabla, họ đã để lộ ra một bí mật với tôi: kiên nhẫn thêm chút nữa." Và tương truyền người này đã trở nên chứng ngộ từ đó và ở đó. Người này không bao giờ đi lên Himalayas nữa. Chỉ bước xuống các bậc thang của cung điện người đó đã trở nên chứng ngộ.

Điều gì đã xảy ra? Lần đầu tiên hai phần đã trở thành một. Đó là ý nghĩa của kiên nhẫn. Kiên nhẫn nghĩa là, không cho phép phần kia đấu tranh; kiên nhẫn nghĩa là bạn sẵn sàng chờ đợi vô hạn. Nếu bạn sẵn sàng chờ đợi vô hạn, không có khả năng nào cho phần kia nói, "Điều đó vẫn chưa xảy ra đâu." Không có nghĩa khi nói, "Sao mình phí hoài cuộc đời mình thế?" Nếu bạn sẵn sàng chờ đợi vô hạn chẳng cái gì bị phí hoài cả. Còn nếu việc chờ đợi của bạn là vĩnh hằng, vô hạn, phần kia không thể nào có lời nói của nó được.

Tính một là cần thiết - khi phần kia không trong tranh đấu thường xuyên. Đó là lí do tại sao Gutei bao giờ cũng dùng một ngón tay bất kì khi nào ông ấy giải thích thiền. Ông ấy đang nói, "Là một đi! - và mọi vấn đề của ông sẽ được giải quyết."

Có nhiều tôn giáo, nhiều con đường, nhiều phương pháp, nhưng điều bản chất là như nhau: trở thành một. Bất kì cái gì bạn chọn, trở thành một. Nếu bạn có thể kiên nhẫn vô hạn bạn sẽ trở thành một. Nếu bạn có thể buông xuôi toàn bộ bạn sẽ trở thành một. Nếu bạn trở nên hoàn toàn im lặng bạn sẽ trở thành một. Nếu không có ý nghĩ và bạn trong thiền bạn sẽ trở thành một. Nếu bạn cầu nguyện Thượng đế và lời cầu nguyện trở nên mãnh liệt tới mức ngay cả người đang làm điều đó cũng không còn đó nữa, người đang nói lời cầu nguyện đã tan biến vào trong lời cầu nguyện, cái một còn lại - điều đó sẽ có tác dụng.

Đào hố trong vườn, nếu bạn có thể đào theo cách toàn bộ đến mức không ai còn lại ở đó là người đào - bạn đã trở thành việc đào hố, người hành động đã trở thành hành động, người quan sát đã trở thành việc quan sát, thiền nhân đã trở thành việc thiền - bỗng nhiên mọi làn sóng của maya biến mất, mọi ảo tưởng bị loại bỏ. Bạn đã vươn lên một tầng khác, một bình diện khác của sự hiện hữu. Bạn đã đi tới cái một.

Khi bạn là một, bạn đạt tới cái một. Khi bạn là nhiều, bạn trong thế giới. Thế giới là nhiều còn Thượng đế là một. Nhưng để biết cái một đó bạn trước hết sẽ phải trở thành một, bằng không bạn không thể nào biết nó được. Chỉ khi bạn trở nên giống nó bạn mới có khả năng biết nó.

Thiền sư Gutei thường giơ ngón tay lên khi ông ấy giải thích câu hỏi về thiền.

Thiền - zen tới từ một thuật ngữ tiếng Phạn, nó bắt nguồn từ dhyan. Nó là dạng Nhật Bản của dhyan. Khi Bồ đề đạt ma đem giáo huấn của Phật sang Trung Quốc, dhyan, theo tiếng Trung Quốc trở thành ch'an. Khi ch'an được đưa sang Nhật, nó trở thành zen. Nhưng từ gốc là dhyan. Bất kì khi nào Gutei nói về dhyan, thiền, ông ấy lại giơ một ngón tay lên. Tính một là dhyan, tính một là tất cả những điều phải được đạt tới - đó là mục đích.

Một đệ tử rất trẻ bắt đầu bắt chước ông ấy...

Tất nhiên anh ta phải rất trẻ, bởi vì chỉ trẻ con mới bắt chước. Bạn càng chín chắn bạn càng ít bắt chước; càng chưa chín chắn càng nhiều bắt chước. Nếu bạn vẫn còn đang bắt chước bạn còn là vị thành niên, bạn vẫn chưa có được chín chắn, bạn vẫn chưa trở thành người lớn. "Trưởng thành" là gì? Nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói, việc nhận ra rằng bạn phải là bản thân mình và không là kẻ bắt chước, đây chính là chín chắn nghĩa là gì.

Nếu bạn nhìn vào bên trong mình bạn sẽ không thấy chín chắn này. Bạn đã từng bắt chước người khác.

Ai đó có chiếc xe mới - bỗng nhiên bạn bắt đầu bắt chước, bạn cần chiếc xe mới. Ai đó có ngôi nhà to hơn, bạn cần ngôi nhà to hơn. Hàng xóm thường xuyên làm bạn bực dọc. Họ có cái này cái nọ, và bạn phải bắt chước. Và khi bạn bắt chước bạn giống hệt con khỉ. Đừng bắt chước. Chín chắn đi. Bởi vì bắt chước không thể đưa bạn tới đâu cả. Tại sao? Bắt chước là gì, và cái gì là đúng đắn và đích thực?

Bắt chước nghĩa là lí tưởng tới từ bên ngoài, nó không phải là ham muốn của bạn. Nó không phải là cái gì đó xảy ra bên trong bạn, nó không phải là tinh tuý của bạn nở hoa trong nó. Ai đó khác đã cho bạn lí tưởng này và bạn đi theo nó. Nếu bạn không đạt tới nó, bạn sẽ khổ bởi vì bạn đã không đạt được lí tưởng này. Nếu bạn đạt tới nó, bạn sẽ bị khổ bởi vì điều này chưa bao giờ là lí tưởng của bạn. Bạn chưa bao giờ muốn nó, bởi vì nó chưa bao giờ xảy ra cho bản thể bên trong của bạn.

Đó là lí do tại sao biết bao nhiêu khổ tồn tại trên thế giới này: mọi người bắt chước lẫn nhau. Nếu họ thất bại, họ khổ vì họ nghĩ họ đã không đạt tới. Nếu họ thành công, họ cũng khổ. Nhớ lấy, chẳng có gì sai như thành công - nếu nó là bắt chước, chẳng có gì sai như thành công. Bạn có thể đạt tới mục tiêu sau một cuộc hành trình dài rất cố gắng, nỗ lực, phí thời gian và năng lượng, và thế rồi bỗng nhiên bạn thấy, "Mình chưa bao giờ muốn nó cả - đấy là ai đó khác muốn. Mình đã vay mượn lí tưởng này." Đừng vay mượn lí tưởng, điều này là trẻ con.

Một đệ tử rất trẻ bắt đầu bắt chước ông ấy...

Anh ta phải rất trẻ, vị thành niên, ngây thơ. Anh ta bắt đầu bắt chước ông ấy.

...và bất kì khi nào ai đó hỏi đệ tử này điều thầy đã thuyết giảng, cậu này sẽ giơ ngón tay lên.

Theo cùng cách, cùng cử chỉ như thầy vẫn hay làm. Mọi người phải đã thích thú điều đó, họ phải đã cười. Đứa trẻ này là kẻ bắt chước tài tình; nó làm ra cùng nét mặt, nó sẽ giơ cũng ngón tay ấy, nó sẽ cố gắng nhìn theo cùng cách. Nó diễn điều đó rất khéo.

Dù bạn có trở thành hiệu quả đến đâu trong đóng kịch, bạn sẽ vẫn còn chưa chín chắn. Thành thực với bản thân mình đi, cho dù bạn không hiệu quả ở đó. Nhưng thành thực với bản thân mình, bởi vì chân lí của riêng bạn có thể đưa bạn tới chân lí tối thượng. Không chân lí của bất kì người nào khác lại có thể là chân lí của bạn.

Bạn có hạt mầm bên trong mình. Chỉ nếu hạt mầm đó mọc ra và trở thành cây bạn mới có việc nở hoa; thế thì bạn sẽ có niềm cực lạc, phúc lành. Nhưng nếu bạn theo người khác hạt mầm đó sẽ vẫn còn chết. Và bạn có thể tích luỹ đủ mọi lí tưởng trên thế giới và trở nên thành công, nhưng bạn sẽ cảm thấy trống rỗng, bởi vì không cái gì khác có thể làm tràn đầy bạn được - chỉ hạt mầm của bạn, khi nó trở thành cây, mới làm đầy bạn. Bạn sẽ cảm thấy mãn nguyện chỉ khi chân lí của bạn đã đi tới nở hoa, không bao giờ trước đó.

Và mọi người có thể tán dương thành công của bạn trong bắt chước - họ bao giờ cũng tán dương điều đó. Cậu trẻ này phải đã được tán dương trong đạo tràng bởi vì anh ta diễn kịch giống hệt thầy. Anh ta phải đã trở nên nổi tiếng. Những kẻ bắt chước trở nên nổi tiếng, nhưng họ không biết họ đang tự tử. Nhưng bạn có thể tự tử nếu mọi người tán dương bạn.

Tôi đã nghe nói về một diễn viên chết rồi. Đám tang của người đó thu hút nhiều, nhiều người, nhiền nghìn người. Vợ người đó đấm ngực kêu khóc và rền rĩ. Và khi cô ấy thấy hàng nghìn người đã tới cô ấy nói, "Giá mà anh ấy biết được điều này - rằng biết bao nhiêu người sẽ tới - anh ấy chắc đã chết sớm hơn rồi."

Bạn có thể tự tử nếu bạn được tán dương. Tất cả các bạn đều tự tử, bởi vì những kẻ bắt chước bao giờ cũng được tán dương. Người đích thực chưa bao giờ được tán dương cả, bởi vì người đích thực là người nổi dậy. Người đó sẽ không bắt chước ai cả. Người đó sẽ nói, "Tôi không định là một Phật đâu, tôi không định là một Krishna hay một Jesus. Một người là đủ! Một Jesus là đủ, sao phải bắt chước? Và Jesus thứ hai, dù đẹp đến đâu, sẽ vẫn chỉ là bản sao - chẳng có gì đáng giá cả. Tại sao lại bắt chước Jesus? và Thượng đế đến cuối cùng không định hỏi bạn tại sao bạn đã không trở thành Jesus. Ông ấy sẽ hỏi tại sao bạn không trở thành bản thân mình.

Tôi đã nghe nói về một nhà huyền môn Hassid: ông ta là một người rất nghèo. Tên ông ấy là Magid. Chẳng ai biết mấy về ông ấy cả, nhưng ông ấy là con người thực, đích thực. Ông ấy sắp chết, và ai đó hỏi, "Magid, ông có cầu nguyện Thượng đế để làm cho ông giống như Moses không?"

Magid mở mắt ra và nói, "Dừng lại! Chớ có nói những điều như vậy khi ta sắp chết. Vì Thượng đế không định hỏi ta, 'Sao con đã không trở thành một Moses?' Ngài sẽ hỏi, 'Magid, sao con không trở thành một Magid thực?'"

Người khác không cho phép điều đó, họ không thể hiểu được, bởi vì điều này dường như là sỉ nhục với Moses. Không phải vậy. Đấy không phải là sỉ nhục Moses. Moses trở thành Moses, đó là cái đẹp của ông ấy. Magid phải trở thành Magid, đó là cái đẹp của ông ấy. Và chỉ cái đẹp mới có thể được cúng dường, chỉ một bản thể nở hoa mới có thể được cúng dường cho Thượng đế. Làm sao Thượng đế có thể đòi hỏi bông hồng, "Sao con không trở thành hoa sen?" Làm sao Thượng đế có thể ngu đến mức hỏi bông hồng, "Sao con không trở thành hoa sen?" Không! Ông ấy không ngu như bạn tưởng đâu. Ông ấy sẽ hỏi hoa hồng, "Sao con không nở hoa một cách toàn bộ? Sao con đã tới giống như cái nụ và không giống bông hoa?"

Việc nở hoa mới là điều chủ chốt. Dù bạn là hoa sen hay hoa hồng, hay hoa nào đó không biết, không xác định cũng chẳng khác biệt gì. Bạn là ai không phải là vấn đề. Liệu bạn có tới cánh cửa của điều thiêng liêng như một bông hoa, đã nở hoa, mở ra hay bạn hãy còn khép chặt...

Một đệ tử rất trẻ bắt đầu bắt chước ông ấy...

Và bất kì khi nào bạn đi tới thầy, đó là khả năng - khả năng đầu tiên: bạn sẽ bắt đầu bắt chước thầy. Nhớ lấy, điều này sẽ không ích gì, điều này là nguy hiểm. Bạn đang tự tử. Hiểu thầy, uống sự hiện diện của thầy, ăn sự hiện diện của thầy nhiều nhất có thể được, nhưng đừng trở thành kẻ bắt chước. Đừng trở thành giả.

Gutei nghe nói tới điều này, và khi ông ấy tới cậu trẻ này khi anh ta đang làm điều đó hôm nào đó, ông ấy tóm lấy cậu trẻ, rút phăng ra con dao, chặt luôn ngón tay cậu trẻ, rồi ném nó đi.

Dường như đây là một bậc thầy rất khắt khe, rất độc ác. Thầy độc ác, bằng không họ không thể có ích gì cho bạn được. Họ độc ác bởi vì họ có lòng từ bi sâu sắc thế. Tại sao thầy lại cắt ngón tay đi? Bất kì cái gì ít khắt khe hơn thầy sẽ không giúp được cho cậu trẻ này. Một điều gì đó rất nghiêm khắc là cần, cái gì đó cần đi vào chính trái tim. Điều này cần được hiểu.

Bạn nghe tôi. Nếu bạn tới chỉ như người tò mò điều đó không thể đi rất sâu được. Nếu tò mò của bạn chỉ là về trí tuệ, để biết tôi đang nói gì, điều đó không thể đi rất sâu được; bạn sẽ không có khả năng hiểu điều tôi đang nói chút nào. Nếu cuộc sống đã trao cho bạn nhiều đau khổ và bạn ở đây bởi vì đau khổ đó, để hiểu cách siêu việt lên trên nó, thế thì điều tôi nói sẽ đi sâu. Đau khổ cho bạn chiều sâu. Đau khổ dẫn bạn tới trung tâm.

Nếu bạn đang trong tình yêu với tôi, không trong mối quan hệ trí tuệ - cái không phải là mối quan hệ chút nào - nhưng là mối quan hệ tình yêu, nếu bạn xúc động trong tiếp xúc với tôi, thế thì điều đó sẽ còn đi sâu hơn. Bởi vì khi bạn yêu một người bạn nghe người đó từ trái tim, không từ cái đầu. Và cái đầu là thứ cũ rích nhất, rác rưởi, chỉ là sọt giấy thải - chẳng gì nhiều. Tất cả những cái đó là rác rưởi, bạn cứ thu thập vào trong đầu. Rác rưởi chưa bao giờ đi vào trái tim, nó tích luỹ trong đầu bạn. Chỉ cái rất bản chất mới đi vào trong trái tim.

Cho nên nếu bạn ở đây chỉ như một người tò mò, chỉ từ tò mò, bạn sẽ nghe tôi, nhưng chỉ trên bề mặt. Nó sẽ không làm được gì nhiều cho bạn. Nếu bạn ở đây bởi vì bạn đã đau khổ - nếu bạn đã tới không như người tò mò, mà như người đã biết cuộc sống, đau khổ của nó, và chín chắn đã đến với bạn và bạn thực sự muốn được biến đổi - thế thì bạn sẽ nghe thấy từ chiều sâu sâu hơn.

Nhưng chiều sâu có thể còn đi sâu hơn nữa. Nếu bạn trong tình yêu với tôi, nếu bạn có sự tin cậy, thế thì bạn sẽ cởi mở hơn - bởi vì chỉ tin cậy mới có thể cởi mở; bằng không bạn bao giờ cũng sợ sệt và bạn bao giờ cũng đóng. Khi bạn cởi mở toàn bộ - bạn đã đau khổ, cuộc sống đã cho bạn một chiều sâu và thế thì bạn tin cậy, bạn hoàn toàn cởi mở - thế thì sự việc có thể đi tức khắc vào chính trái tim. Bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa một khi bạn nghe thấy nó.

Gutei nghe nói tới điều này... Thầy bao giờ cũng đi tới biết ai là kẻ bắt chước. Không có nhu cầu để... họ rõ ràng thế, hiển nhiên thế. Tôi biết rất rõ ai là kẻ bắt chước ở đây. Và kẻ bắt chước không thể lừa được người mà anh ta đang bắt chước. Người đó có thể lừa bất kì ai khác, nhưng người đó không thể lừa được người mà mình đang bắt chước. Cái giả của người đó hiển nhiên thế.

Mọi người tới tôi và họ lặp lại những lời riêng của tôi, cử chỉ của tôi, và họ nghĩ họ có thể lừa được tôi. Họ có thể lừa được những người khác nhưng họ không thể lừa được tôi, bởi vì lời của họ nông cạn thế. Bạn có thể lặp lại cùng những lời đó, chẳng có vấn đề gì cả: lời không phải là vấn đề - bạn đem cho lời chiều sâu thế nào, điều đó tới từ bản thể bạn. Lời có thể được bất kì ai dùng.

Bạn có thể tụng toàn bộ Gita, nhưng những lời đó sẽ không là như chúng đã là vậy khi chúng thoát ra từ Krishna. Bạn có thể lặp lại toàn bộ Kinh Thánh, nhưng khi những lời này được Jesus dùng chúng có năng lượng vô biên, lực biến đổi - bởi vì Jesus đã trong những lời đó. Trong mọi lời sự hiện hữu của ông ấy đều hướng tới bạn. Bạn có thể dùng cùng lời... Trên mọi bục giảng kinh Ki tô giáo hàng triệu linh mục đang lặp lại cùng những lời này - Bài thuyết giảng trên núi - và lời nông cạn thế, và họ đã làm hại thế. Tốt hơn cả là họ đừng lặp lại, bởi vì khi bạn cứ lặp lại những lời nào đó, chúng mất đi sức lôi cuốn. Chúng trở thành quen thuộc, mọi người trở nên quen nghe chúng, đến mức chúng trở thành gần như vô dụng, lời nói sáo rỗng.

Gutei phải đã đi tới biết về cậu trẻ này người đang bắt chước mình, và ... khi ông ấy tới cậu trẻ này khi anh ta đang làm điều đó hôm nào đó, ông ấy tóm lấy cậu trẻ, rút phăng ra con dao, chặt luôn ngón tay cậu trẻ, rồi ném nó đi.

Quá ác nghiệt! Nhưng con người Gutei này phải đã rất, rất từ bi. Chỉ từ từ bi bạn mới có thể khắc nghiệt như vậy. Khó mà hiểu được, bởi vì chúng ta nghĩ rằng độc ác, khắc nghiệt, bao giờ cũng có đó khi không có từ bi. Không - thế thì bạn sẽ không hiểu người chứng ngộ. Người chứng ngộ sẽ không khắc nghiệt với bạn nếu người đó không có từ bi - sao phải bận tâm? Nhưng người đó sẽ khắc nghiệt với bạn bởi vì người đó quan tâm, người đó lo nghĩ về bạn, người đó muốn giúp đỡ bạn. Và ít hơn thế thì sẽ không có tác dụng.

Điều gì đã xảy ra? Khi ông ấy rút phăng con dao ra, nắm lấy ngón tay của cậu trẻ, cắt phăng nó đi rồi ném nó đi, điều gì đã xảy ra? Khi cậu trẻ phải đã thấy rằng thầy rút con dao ra, điều gì phải đã xảy ra? Nếu bỗng nhiên ai đó tới bạn với một con dao, điều gì sẽ xảy ra? Suy nghĩ dừng lại. Bạn không thể nghĩ được, nó mới thế, lạ thường thế. Tâm trí cũ đơn giản dừng lại, nó không thể làm việc được, "Điều gì xảy ra thế này?" Và không ai đã bao giờ có thể quan niệm được rằng Gutei sẽ mang theo con dao.

Bạn có thể nghĩ về tôi một ngày nào đó đem dao không? Điều đó quá không thể được, không thể nào hiểu nổi. Và Gutei rút phăng con dao ra - và cậu trẻ phải đã bị sốc: việc suy nghĩ dừng lại. Đó là cách trị liệu sốc lớn. Và lại xảy ra từ Gutei, gần như không thể được. Cậu trẻ này chưa bao giờ có thể mơ thấy... và thế rồi không chỉ rút dao ra, ông ấy còn chặt luôn ngón tay.

Khi Gutei chặt ngón tay đi, khi ngón tay bị cắt rời ra khỏi bàn tay, điều gì đã xảy ra cho cậu trẻ này từ bên trong? Lần đầu tiên trong đời mình anh ta chăm chú mà không có ý nghĩ. Anh ta không thể ngủ trong khoảnh khắc đó. Ai có thể ngủ được khi ai đó đang cắt ngón tay của bạn? Bạn không thể ngủ được. Cái đau mới mạnh mẽ thế, cái đau mới mãnh liệt đến mức trong một khoảnh khắc bất thần cậu trẻ này được biến đổi. Anh ta không còn là đứa trẻ nữa, anh ta đã trở nên chín chắn.

Điều đó có thể xảy ra trong thoáng chốc; nó có thể không xảy ra trong nhiều kiếp. Việc bắt chước phải bị cắt bỏ nghiêm khắc. Ngón tay chỉ là biểu tượng. Cậu trẻ này phải đã bị đánh rất mạnh, và cái đau phải đi vào tận gốc rễ bản thể anh ta, và nó phải không được biết tới đến mức anh ta không thể nào làm ra được lí thuyết về nó. Anh ta không thể nghĩ được về điều đó, anh ta không thể triết lí được. Anh ta đơn giản bị sốc. Tâm trí không thể đi đâu được. Anh ta phải đã nhìn bằng con mắt tươi tắn lần đầu tiên, không ý nghĩ nổi trong chúng. Và cái đau lại dữ dội và bất thần đến mức nó phải đi vào trong chính trái tim.

Nhớ lấy, vui thích không bao giờ đi sâu như đau. Vui thích không bao giờ đi sâu thế. Nó không thể đi sâu được, chính bản chất của vui thích là nông cạn. Cho nên những người sống trong vui thích bao giờ cũng vẫn còn hời hợt, nông cạn. Bạn không thể nào tìm thấy chiều sâu trong người giầu - khó đấy. Bạn có thể tìm thấy nó trong kẻ ăn xin; bạn có thể không nhìn vào kẻ ăn xin, bởi vì bạn nghĩ người đó là kẻ ăn xin - nhưng đừng bị cố định bởi ý tưởng của mình. Khi người ăn xin đi qua bạn, hãy nhìn! Người đó chịu đau khổ nhiều, người đó đã sống trong nhiều đau đớn, và cái đau cho chiều sâu. Người giầu bao giờ cũng nông cạn, hời hợt: người đó đã sống trong vui thích. Vui thích không thể đi rất sâu.

Trong chịu đựng này nỗi đau là dữ dội, và bất thần đến mức tâm trí dừng suy xét và trái tim bị đập vào.

Khi cậu trẻ chạy trốn la hét Gutei quát lên, "Dừng lại."

Đây là điều tôi vẫn nói với các bạn. Nhưng trước hết các bạn phải trong đau khổ và gào thét sâu sắc, chỉ thế thì 'dừng lại' mới có thể có ý nghĩa. Cậu trẻ này chạy đi kêu gào trong đau đớn và đau khổ, còn Gutei lại quát lên, "Dừng lại!" Nếu 'dừng lại' được quát lên vào đúng lúc nó có tác dụng sâu sắc.

Bỗng nhiên anh ta dừng lại! Điều gì đã xảy ra trong việc dừng lại này? Không còn đau nữa. Nếu bạn dừng lại bất thần, toàn bộ chú ý chuyển vào âm thanh 'dừng lại'. Thân thể bị bỏ lại đằng sau, bạn trở nên chăm chú. Và khi bạn chăm chú thế, thân thể không thể quấy rối, thân thể không thể làm chệch hướng. Ngón tay không có đó, máu đang chảy - cái đau có đó, nhưng 'dừng lại' này đã lôi kéo toàn bộ sự chú ý hướng vào thầy.

Khi chú ý không có đó, không có đau. Cái đau tồn tại không trong thân thể mà trong chú ý. Nếu bạn ốm, nằm trên giường, bạn làm gì? Bạn liên tục chú ý tới bệnh tật của mình. Bạn đang nuôi dưỡng nó. Và cái gì đó phải được làm về nó, bởi vì điều đó đã trở thành vấn đề rất lớn trên khắp thế giới.

Các bác sĩ gợi ý, bất kì khi nào bạn ốm, "Nằm xuống và nghỉ ngơi." Nhưng bạn sẽ làm gì trong việc nghỉ này? Bạn sẽ chú ý tới cái đau, và thế rồi bạn nuôi dưỡng nó. Sự chú ý nuôi dưỡng nó. Thế thì bạn liên tục nghĩ về nó; điều đó trở thành mật chú, cứ tụng mãi bên trong rằng, "Mình ốm, mình ốm. Điều này điều nọ sai." Phàn nàn - và bạn đi đi lại lại khắp thân thể và bạn cố gắng tìm cái gì sai. Và điều đó trở thành sự nghiền ngẫm, một điều rất bệnh hoạn. Và điều này có thể trở thành liên tục cho bệnh tật. Bạn sẽ bị thôi miên bởi bệnh này.

Nếu quá nhiều chú ý được dành cho bệnh tật, bạn trở thành nạn nhân thôi miên. Nếu bạn liên tục phàn nàn về điều gì đó, nó trở thành cái vòng luẩn quẩn; bạn phàn nàn, thế thì bạn mời nó, bởi vì mọi phàn nàn đều có nghĩa là bạn lại đang cho sự chú ý, lại đang chú ý. Điều đó trở thành việc lặp lại.

Tôi đã nghe - và nhiều lần điều đó đã xảy ra: một người bị ốm, bị liệt; trong mười lăm năm người đó không thể bước đi được. Thế rồi một đêm, bỗng nhiên, ngôi nhà bị cháy. Có đám cháy, ngôi nhà đang bốc cháy, và mọi người chạy ra khỏi nhà. Người này quên mất rằng mình đang bị liệt, thế là người đó chạy ra khỏi nhà. Chỉ khi ở bên ngoài nhà, khi gia đình người đó thấy người đó chạy ra, họ nói, "Cái gì thế này! Anh bị liệt cơ mà!" - người này mới ngã ra.

Điều gì đã xảy ra? Trong khoảnh khắc đặc biệt này của tai nạn mãnh liệt - ngôi nhà bị cháy - người này đã quên mất trong chốc lát rằng mình bị liệt. Nếu bạn có thể quên mất bệnh tật của mình, bệnh tật sẽ biến mất ngay mà chẳng thuốc thang nào chữa khỏi được. Nếu bạn không thể quên được nó, nếu bạn liên tục nghiền ngẫm về nó, thế thì bạn đang chơi với vết thương này. Bạn càng chơi với vết thương nó lại càng ăn sâu hơn.

Điều gì đã xảy ra khi Gutei quát lên, "Dừng lại!"? Cậu trẻ nhìn vào Gutei, tiếng gào khóc dừng lại, cái đau biến mất, cứ dường như ngón tay đã không bị chặt.

Cậu trẻ dừng lại, quay lại, và nhìn vào thầy mình qua hàng nước mắt.

Mắt đầy nước mắt, anh ta đang gào thét và kêu la và khóc lóc. Anh ta dừng lại! Cái đau biến mất, nhưng nước mắt không thể biến mất ngay được - chúng còn đó.

Gutei đang giơ ngón tay lên. Cậu trẻ cũng giơ ngón tay mình lên, và khi anh ta nhận ra nó không có đó ở đó anh ta cúi mình.

Trong khoảnh khắc đó anh ta trở nên chứng ngộ.

Gutei đang giơ ngón tay lên - một khoảnh khắc rất mãnh liệt của nhận biết, một phương cách rất vĩ đại, một tình huống do thầy tạo ra. Tâm trí không còn đó nữa, cái đau đã biến mất, bởi vì sự chú ý đã được hướng sang đâu đó khác... cứ dường như cậu trẻ này sẽ không có khả năng thở trong tình huống này. "Dừng lại!" - và việc thở đã dừng lại, và việc nghĩ đã dừng lại, và anh ta đã quên mất rằng mình bây giờ không còn ngón tay nữa. Chỉ từ thói quen cũ, khi thầy giơ ngón tay lên, anh ta cũng giơ ngón tay lên - mà không có đó. Điều đó chỉ ra rằng anh ta đã quên hoàn toàn điều vừa xảy ra.

Trong khoảnh khắc đó anh ta không là thân thể, bằng không làm sao bạn có thể quên được? - cái đau, và ngón tay bạn đã bị chặt đứt, và bạn đang chảy máu, và mắt bạn vẫn còn đầy nước mắt, và chỉ mới khoảnh khắc trước anh ta còn gào thét. Cái 'Dừng lại!' này tạo ra phép mầu.

Cậu trẻ dừng lại, quay lại, và nhìn vào thầy mình qua hàng nước mắt.

Gutei đang giơ ngón tay lên

Chỉ từ thói quen cũ mà anh ta bao giờ cũng giơ ngón tay lên bất kì khi nào thầy đang dạy cho các đệ tử về thiền. Anh ta sẽ đứng kế bên ghế, hay đằng sau ghế, và khi thầy giơ ngón tay lên, anh ta cũng làm hệt như vậy. Điều đó đã trở thành tự động thế. Thân thể là cái máy tự động, nó là cái máy, nó là cơ giới.

Cậu trẻ cũng giơ ngón tay mình lên, và khi anh ta nhận ra nó không có đó ở đó - và thế thì anh ta nhìn và ngón tay không có đó - anh ta cúi mình.

Điều gì đã xảy ra? Tại sao anh ta lại trở nên biết ơn thế và cúi mình? ... Bởi vì lần đầu tiên anh ta nhận ra mình không phải là thân thể. Anh ta là sự chú ý, không phải là thân thể; là nhận biết, không phải là thân thể; là tâm thức, không phải thân thể. Ngón tay không có đó, cái đau đã biến mất, việc gào thét không còn nữa. Suy nghĩ không chuyển động quanh vết thương; anh ta không nghiền ngẫm về nó chút nào. Anh ta không còn là thân thể, anh ta không còn hiện thân. Anh ta đơn giản thoát ra ngoài thân thể. Lần đầu tiên anh ta nhận ra mình là linh hồn, tâm thức - thân thể chỉ là ngôi nhà.

Bạn không là thân thể; bạn ở trong nó, nhưng bạn không là thân thể. Nếu sự chú ý của bạn có thể đi tới sự mãnh liệt như vậy bạn sẽ nhận ra rằng bạn không là thân thể. Và một khi bạn nhận ra mình không là thân thể, bạn biết mình bất tử. Ai có thể cắt ngón tay của bạn đi? Làm sao người ta có thể bạo hành với bạn được? Không ai có thể phá huỷ được bạn. Đó là lí do tại sao anh ta lại cúi mình với thầy trong lòng biết ơn sâu sắc: "Thầy đã cho con cơ hội này để biết mức độ sâu sắc nhất của bản thể con, cái bất tử."

Trong khoảnh khắc đó anh ta trở nên chứng ngộ.

Chứng ngộ là gì? Việc đi tới hiểu ra, đi tới nhận ra rằng bạn không là thân thể. Bạn là ánh sáng bên trong; không phải là chiếc đèn, mà là ngọn lửa. Bạn không là thân thể không là tâm trí. Tâm trí thuộc về thân thể; tâm trí không ở ngoài thân thể, nó là một phần của thân thể - tinh vi nhất, tế nhị nhất, nhưng nó là một phần của thân thể. Tâm trí cũng là nguyên tử, như thân thể là nguyên tử. Bạn không là thân thể không là tâm trí - thế thì bạn đi tới biết mình là ai. Và biết mình là ai là chứng ngộ.

Khi Gutei chặt ngón tay của đệ tử này, cái thùng, cái thùng cũ rơi xuống, vỡ tan, nước chảy hết - không nước, không trăng! Đệ tử này trở nên chứng ngộ.

Nhưng Gutei phải đã chờ đợi tới đúng khoảnh khắc. Trong nhiều, nhiều năm anh chàng này đã làm điều đó. Ông ấy đã chờ đợi, chờ đợi. Bạn không thể ép buộc khoảnh khắc đúng, nó tới khi nó tới. Bạn lớn lên hướng tới nó, bạn dò dẫm hướng tới nó, và thầy chờ đợi. Khi nó tới, khi nó có đó, bất kì cái gì cũng có thể trở thành cái cớ, bất kì cái gì. Thậm chí một tiếng quát, "Dừng lại!" và cái thùng cũ vỡ tan. Bỗng nhiên sự phản xạ biến mất bởi vì không có nước. Bạn nhìn lên mặt trăng thực, bạn chứng ngộ.

Chứng ngộ nghĩa là bạn đã nhận ra mình là ai.

Đủ cho hôm nay.

Xem tiếp Chương 6 - Quay về Mục lục


Ads Belove Post