Chương 10. Bốn bước

Chương 10. Bốn bước

Price:

Read more

Osho - Ngón tay chỉ trăng
Chương 10. Bốn bước


Vậy, qua các phát biểu như Tattvamasi, Cái đó là ngươi, theo đuổi các ý nghĩa như tính mở của jiva, linh hồn hiện thân, và Brahman, thực tại tuyệt đối, là shravana, lắng nghe. Và theo đuổi hợp lí ý nghĩa của bất kì cái gì đã được nghe chính là manan, suy tư.
Việc thiết lập tâm trí ông trong ý nghĩa không thể nghi ngờ được đạt tới được qua việc lắng nghe và suy tư này, việc làm hoà hợp với nó là nididhyasan, hấp thu.
Vứt bỏ thiền nhân và việc thiền tương ứng, khi cái được thiền, mục đích, vẫn còn là mục tiêu duy nhất và tâm trí trở thành tĩnh lặng như ngọn lửa đèn ở nơi không gió - điều này được gọi là samadhi, chứng ngộ.
Bốn từ đã được dùng trong đoạn kinh này. Mỗi từ là một thế giới bên trong bản thân nó. Bốn từ đó là: shravana, lắng nghe, manan, suy tư, nididhyasan, hấp thu, và samadhi, chứng ngộ. Trong bốn từ này toàn bộ cuộc hành trình tới chân lí được bao hàm. Với người có thể hoàn thành được đúng bốn bước này, không cái gì còn lại để được làm. Chính xoay quanh bốn từ này mà toàn kỉ luật tâm linh được phát triển, cho nên việc hiểu rõ từng từ trong bốn từ này, với đủ mọi sự tinh tế của chúng, là rất có ích.
Từ thứ nhất là shravana, lắng nghe.
Lắng nghe không có nghĩa đơn thuần nghe. Tất cả chúng ta đều có thể nghe, có tai là đủ để nghe được. Nghe là hiện tượng cơ giới. Có âm thanh, nó lọt vào tai bạn và bạn nghe thấy nó. Nhưng lắng nghe không chỉ là điều này. Lắng nghe nghĩa là nó đã không chỉ được nghe bằng tai, rung động này đã thấm vào tâm thức sâu bên trong bạn. Cố hiểu điều này một chút.
Bạn đang đi dọc con đường, nhà của bạn đang bốc cháy và bạn chạy về phía nó. Người nào đó đi ngang qua đường lên tiếng chào bạn. Tai bạn sẽ nghe thấy lời đó nhưng bạn sẽ không nghe. Hôm sau bạn sẽ không có khả năng ngay cả nhớ được rằng ai đó đã chào bạn trên đường. Khi nhà bạn đang bị cháy, nếu ai đó đang hát trên đường, tai bạn sẽ nghe nhưng bạn không nghe.
Nghe bằng tai không phải là lắng nghe bởi bạn. Không nhất thiết là nếu tai bạn nghe, bạn cũng lắng nghe. Tai là cần cho việc nghe nhưng chưa đủ; cái gì đó thêm nữa là được cần tới bên trong. Khi nhà bạn bị cháy, lời chào với bạn không được bạn nghe thấy. Tại sao? Cơ chế  của  tai  bạn không thay đổi nhưng chú ý tới tai bị phá vỡ từ bên trong. Chú ý là với nhà đang cháy. Tai đang nghe, nhưng cây cầu của chú ý cần để đưa nội dung lên ý thức bị mất, cây cầu đó đã bị loại bỏ. Nó đang được dùng cho ngôi nhà bị cháy. Cho nên tai có khả năng nghe nhưng bạn không. Liên hệ, cây cầu chú ý giữa bạn và tai, bị gẫy.
Lắng nghe nghĩa là cả bạn và tai bạn đều hiện diện, được nối - thế thì việc lắng nghe xảy ra. Đó là vấn đề khó khăn. Tạo ra liên hệ với tai là vấn đề của nỗ lực tâm linh.
Lắng nghe có nghĩa là khi bạn nghe, toàn bộ ý thức của bạn trở thành việc nghe; chỉ có việc nghe còn lại, không có cái gì khác nữa. Không suy nghĩ nào thoáng qua bên trong, bởi vì nếu có ý nghĩ thoáng qua bên trong bạn, chú ý của bạn bị phân tán vào trong việc suy nghĩ và rời bỏ tai.
Chú ý là điều rất tinh tế và nhạy cảm. Chỉ thoáng suy nghĩ vương vấn bên trong là chú ý đi sang nó. Bạn đang lắng nghe tôi và một con kiến cắn chân bạn - không cần đến việc nhà bạn bị cháy - thế thì trong một khoảng thời gian bạn trở nên nhận biết về con kiến cắn, việc lắng nghe của bạn bị mất. Việc nghe của bạn vẫn tiếp tục nhưng chú ý đã bị phân tán.
Vấn đề khác với chú ý là ở chỗ nó không thể đồng thời ở trên hai điều một lúc, nó bao giờ cũng chỉ trên một đối tượng mỗi lúc. Khi nó chuyển sang đối tượng kia, lập tức nó bị bỏ khỏi đối tượng đầu. Nó có thể nhảy từ sự vật nọ sang sự vật kia - và đấy chính là điều chúng ta vẫn làm. Kiến cắn chân, chú ý chuyển ngay xuống đó; chú ý trở lại và bạn lắng nghe. Bạn cảm thấy ngứa, chú ý của bạn nhảy tới nó; sau đó nó quay lại với việc nghe lần nữa. Cho nên có lỗ hổng trong việc lắng nghe khi chú ý chuyển đi đâu đó khác, và do đó không mấy sáng tỏ trong nghĩa có thể được thấy từ điều bạn nghe vì nhiều thứ đã bị mất. Nhiều lần nghĩa được bạn suy diễn ra theo ý riêng của mình, bởi vì nhiều thứ đã bị mất; và điều bạn kết luận sau khi lấp vào lỗ hổng đó hoàn toàn là của riêng bạn.
Tôi đã đọc một cuốn sách do một nữ đệ tử của Ouspensky viết. Cô ấy viết: "Khi tôi bắt đầu làm việc với Ouspensky về kỉ luật tâm linh, tôi thấy rất khó hiểu bởi một điều là ông ấy hay nhấn mạnh lặp đi lặp lại, và tôi không thể nào thấy được vấn đề bởi vì dường như là không có gì trong nó đáng nhấn mạnh cả. Tôi cũng không thể nào hiểu được tại sao một người như Ouspensky lại nhấn mạnh nhiều đến thế vào một việc nhỏ nhoi như thế này. Con người này tuyệt vời đến độ nếu ông ấy nhấn mạnh về điều gì đó, hẳn phải có ý nghĩa nào đó đằng sau. Nhưng trí năng của tôi không thể nào hiểu thấu được ý nghĩa đó. Và ông ấy sẽ lặp lại điều này năm mươi lần một ngày."
Một đệ tử có thể tham chiếu điều gì đó Ouspensky đã nói ngày hôm trước, chẳng hạn, 'Hôm qua thầy đã nói thế này và thế này,' và Ouspensky lập tức chặn người đó lại  và bảo người đó đừng nói điều này; nhiều nhất người đó có thể nói rằng đấy là điều người đó đã hiểu thầy đã nói hôm trước. 'Đừng nói rằng đây là điều đã được nói.' Ông ấy sẽ đưa ra lời lưu ý này cho mọi phát biểu - đừng bao giờ nói "Thầy đã nói thế,' mà phải nói, 'Tôi hiểu điều này từ điều thầy đã nói!'"
Đệ tử này đã viết, "Chúng tôi hay bị bối rối. Phải nói trước mọi câu, 'Đây là điều tôi đã hiểu; đây là điều tôi đã hiểu từ điều thầy đã nói.' Cần gì phải làm như vậy? Tại sao không đơn giản nói rằng thầy đã nói thế, và vấn đề xong." Dần dà cô ấy đi tới hiểu rằng có hai điều phân biệt trong đó.
Chỉ những người đã đạt tới nghệ thuật lắng nghe mới có thể hiểu được điều vừa được nói. Nếu bạn chỉ là việc nghe, bạn sẽ hiểu chỉ điều bạn có thể hiểu và không hiểu những điều đã được nói, bởi vì nhiều thứ sẽ bị mất ở giữa. Và cái bị mất đi đó sẽ được bạn tự lấp đầy bằng ý kiến của mình - vì không gian trống rỗng bao giờ cũng bị lấp đầy.
Bạn nghe, nhưng giữa chừng nghe, khi chú ý của bạn dời đi, ai sẽ lấp vào không gian trống rỗng này? Bạn sẽ làm điều đó. Tâm trí bạn, kí ức bạn, thông tin của bạn, tri thức của bạn, kinh nghiệm của bạn sẽ tràn vào những lỗ hổng đó. Và bạn sẽ là người sáng tạo ra hình dạng cuối cùng, điều không phải là điều đã được nói đúng đắn. Người nói điều đó tận cội nguồn không chịu trách nhiệm về nó.
Lắng nghe nghĩa là tâm thức dịch chuyển về ngay tai, không suy nghĩ, không lí trí hay tranh cãi bên trong. Điều này không có nghĩa là bạn chấp nhận mọi thứ được nói mà không hiểu. Nhưng chấp nhận không có vai trò gì trong quá trình lắng nghe cả. Lắng nghe ngụ ý chỉ là lắng nghe thôi; chấp nhận hay không chấp nhận là vấn đề về sau - không cần phải vội vàng.
Chúng ta đang làm gì? Chúng ta đang nghe và đồng thời chúng ta cứ chấp nhận hay bác bỏ. Đầu chúng ta tiếp tục gật đồng ý hay lắc không đồng ý. Người ta cứ nói, 'Đúng, điều ấy hoàn toàn đúng." Ai đó khác nói, "Không, điều ấy không hấp dẫn tôi." Bản thân họ không nhận biết về sự gật đầu liên tục này và quá trình tâm trí liên tục, nhưng tôi có thể quan sát được nó.
Điều đó nghĩa là khi tôi nói điều gì đó, trong khi nghe nó bạn cũng cứ quyết định về nó ở bên trong. Trong lúc bạn đang quyết định, việc lắng nghe bị lỡ. Bản thân bạn không nhận biết được rằng đầu bạn đã gật, nhưng bên trong bạn đã đồng ý với cái gì đó, do đó có gật đầu. Khi tôi nói điều gì đó không hấp dẫn bạn, đầu bạn cứ lắc phủ nhận, "Không, điều ấy không hấp dẫn tôi." Đấy không phải là chuyển động của đầu bạn, đấy là chú ý bên trong của bạn di chuyển. Chính bởi vì  chú  ý  di  chuyển  mà  đầu  cũng  di  chuyển  theo.  Trong chuyển dịch nhỏ bé đó mà việc lắng nghe của bạn bị mất.
Khi người ta nói rằng bạn không nên nghĩ trong khi lắng nghe, điều đó không có nghĩa là bạn chấp nhận mọi thứ một cách mù quáng. Không, tại điểm này không có vấn đề chấp nhận hay bác bỏ, tại điểm này người ta chỉ phải lắng nghe cho rõ điều đã được nói ra. Bạn phải lắng nghe đích xác điều đã được nói; chỉ sau đó bạn sẽ có khả năng quyết định liệu nên chấp nhận hay bác bỏ.
Đem quá trình chấp nhận hay bác bỏ vào trong việc nghe là bỏ lỡ việc lắng nghe. Nghe nghĩa là chỉ nghe thôi.
Ngay bây giờ chúng ta đang lắng nghe. Ngay bây giờ chúng ta sẽ không cứ suy nghĩ đồng thời nữa. Tâm trí không thể làm hai việc một lúc; hoặc bạn nghe hoặc bạn nghĩ. Những người nghĩ không có khả năng lắng nghe, còn những người lắng nghe không có cách nào nghĩ đồng thời. Nhưng chẳng vội vàng gì - suy nghĩ có thể được thực hiện muộn về sau. Điều phải và đúng là trước hết người ta lắng nghe thế rồi người ta nghĩ... bởi vì bạn sẽ nghĩ về cái gì? Nếu bạn không nghe đúng, hay nếu bạn đã thêm cái gì đó của riêng bạn vào điều bạn nghe, hay nếu có lỗ hổng trong điều bạn vừa nghe, bạn sẽ nghĩ về cái gì? Bất kì điều gì bạn nghĩ, nó không có giá trị. Nếu cái gì đó không được nghe đúng, việc suy nghĩ về nó là vô tích sự. Cho nên bước đầu tiên người thấy đã nói, là shravana, lắng nghe.
Khi ai đó tới Phật hay khi ai đó tới Mahavira, họ thường hay hỏi về người đầu tiên trở thành shravaka, người lắng nghe. Trở thành một shravaka có nghĩa là trở thành người lắng nghe. Tận đến bây giờ người Jainas vẫn tiếp tục phân loại theo cùng cách thức: sadhu-sadhvi và shravaka- shravika. Nhưng thực sự không có shravaka hay shravika nào, bởi vì những thuật ngữ này ngụ ý lắng nghe. Một shravika là người đã đạt tới nghệ thuật lắng nghe. Nhưng thực ra không có cả shravaka lẫn shravika - người lắng nghe - mà bây giờ cũng không có ai đáng để lắng nghe nữa.
Bạn đi và nhìn các shravaka và shravika trong các đền đài mà xem. Thường bạn sẽ thấy họ ngủ - lắng nghe còn xa xôi lắm. Mệt mỏi và kiệt lực sau cả ngày làm việc, họ nghỉ và ngủ ở đó. Cho dù họ không ngủ đi chăng nữa, họ chắc chắn cũng không lắng nghe. Họ đang bận rộn với những náo động tinh thần và ý nghĩ riêng của họ.
Tâm trí bạn nên hoàn toàn dừng lại, chuyển động của nó nên dừng lại; chỉ thế thì lắng nghe xảy ra. Lắng nghe là bước đầu tiên. Và vấn đề được thảo luận càng có ý nghĩa, lắng nghe càng phải sâu sắc hơn, chỉ thế thì nó mới có thể được hiểu. Cho nên kinh nói:
Vậy, qua các phát biểu như Tattvamasi, Cái đó là ngươi, theo đuổi các ý nghĩa như tính mở của jiva, linh hồn hiện thân, và Brahman, thực tại tuyệt đối,là shravana, lắng nghe.
Tattvamasi là phát biểu tối cao. Chỉ có ba hay bốn phát biểu tối cao về chân lí trong thế giới nhưng không có phát biểu nào cao quí hơn phát biểu này. Tattvamasi nghĩa là, Cái đó là ngươi, bạn là cái đó. 'Cái đó', tat, chúng ta đã thảo luận hôm qua xem như một mô tả về Thượng đế. Đó là ý nghĩa của tattvamasi, rằng 'cái đó' không là gì bên ngoài và xa khỏi bạn, bạn là cái đó. Điều chúng ta gọi là tat, 'cái đó', tạo ra ấn tượng về khoảng cách - 'cái đó' là chỉ dẫn về khoảng cách. Tattvamasi nghĩa là 'cái đó' là bạn, 'cái đó' không xa mà rất gần, gần hơn bao giờ hết. Chính sự tồn tại của bạn là 'cái đó'.
Đây là phát biểu tối cao. Phát biểu tối cao nghĩa là nếu người ta khám phá nó đầy đủ, nó sẽ dẫn người ta tới trạng thái tối thượng. Đây là lí do tại sao chúng được gọi là các phát biểu tối thượng. Thế thì không kinh sách khác được cần nữa - không Veda, không Koran không Kinh thánh - Tattvamasi là đủ.
Nếu người ta thực sự nghe đúng, suy tư, hấp thu và kinh nghiệm về một phát biểu này, không kinh sách nào khác được cần nữa.
Phát biểu tối cao nghĩa là phát biểu cô đọng bao quát hết thảy - tựa như công thức trong hoá học, hay tựa như công thức tương đối của Einstein, trong đó mọi điều đều được gói ghém trong hai hay ba từ.
Phát biểu tối cao này là công thức cho hoá học tâm linh. Có ba điều trong đó: Tat - cái đó, tvam - ngươi, asi - bạn. Chúng là như nhau, 'cái đó' và 'ngươi' là một, đây là tất cả về kinh này. Nhưng toàn bộ Vedanta - triết lí của Veda - toàn bộ kinh nghiệm của người thấy được bao quát bởi ba từ đó. Nó giống như công thức toán học: 'cái đó', sự tồn tại, Thượng đế, và 'ngươi', tâm thức ẩn bên trong bạn, không phải là hai điều, chúng là một. Và điều này là tinh hoa của tất cả Veda, mọi thứ khác chỉ là việc mở rộng của điều này.
Cho nên trong Upanishad những phát biểu như vậy được mô tả là những phát biểu tối cao. Từ một phát biểu này, triết học, bộ môn tâm linh và kinh nghiệm về toàn bộ cuộc sống được suy ra.
Những phát biểu như thế cần được nghe trong im lặng toàn bộ. Những phát biểu như thế không nên nghe như người ta nghe bài hát. Phẩm chất của việc nghe phải rất khác, chỉ thế thì những phát biểu này mới có thể đi vào lòng bạn được.
Những phát biểu này không thể được nghe theo cách người ta nghe mọi thứ thoảng qua trên đường.
Đó là lí do tại sao trong hàng nghìn năm những người thấy ở Ấn Độ cứ nhất quyết rằng tri thức tối cao không nên được viết ra. Nhất quyết của họ là có giá trị. Nhưng không thể tiến hành điều này mãi được, nó phải được viết ra. Nhưng nhất quyết không viết ra tri thức tối thượng vẫn cứ còn dai dẳng kéo qua hàng nghìn năm. Nhiều người, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ, nghĩ rằng bởi vì  không  có  văn  tự, không có phương tiện để viết mọi thứ ra, đó là lí do tại sao Veda và Upanishad đã không được viết ra trong thời gian lâu đến thế. Nhưng suy nghĩ của họ là sai... bởi vì dường như là không thể nào có chuyện một người có thể đạt tới  kinh nghiệm tầm cỡ Tattvamasi, người có thể đưa ra những phát biểu tối cao từ kinh nghiệm sống của mình, không có năng lực phát minh ra được nghệ thuật viết. Việc những người có thiên tài chạm tới những đỉnh cao ngất như thế của kinh nghiệm mà không có khả năng phát minh ra được một điều tầm thường như nghệ thuật viết tạo ra một cảm giác không phải.
Nghệ thuật viết đã có đó, nhưng họ đã không sẵn lòng dùng nó. Tại sao? - bởi vì nếu những phát biểu tối cao đó được viết ra, bất kì ai cũng có thể đọc chúng trong mọi điều kiện không thích hợp. Và bằng cách đọc chúng, người ta có thể hình thành nên ảo tưởng là đã hiểu được chúng - bởi vì ai đó cũng có thể đọc những phát biểu này mà không có loại trạng thái tâm trí nào đó cần thiết cho việc đọc hay nghe chúng.
Đâu là khó khăn trong khi đọc 'Cái đó là ngươi'? Ngay cả học sinh lớp một cũng có thể đọc được nó. Và sau khi đọc nó, người đó sẽ rơi vào ảo tưởng đã hiểu được nó: "Tốt thôi, mình là cái đó. Đây là điều câu này ngụ ý, và cái đó là cái đó." Thế rồi người đó ghi nhớ điều đó, rồi người đó cứ lặp lại điều đó trong cả đời mình - và toàn thể sự việc bị lỡ. Toàn thể mục đích của phát biểu này bị lỡ, điều bản chất đã bị mất.
Những phát biểu này xứng đáng được lắng nghe chỉ trong trạng thái nào đó của tâm trí, với phẩm chất nào đó của tâm trí, ở chỗ nào đó. Chỉ thế thì chúng mới thấm vào bản thể bạn. Có nguy hiểm trong việc nghe nó vào bất kì lúc nào, tại bất kì đâu. Nguy hiểm đó có hai phần: một là, điều đó sẽ được ghi nhớ và người ta sẽ cảm thấy rằng người ta đã biết về nó. Và nguy hiểm thứ hai là ở chỗ do cảm giác sai lầm về việc biết, người ta có lẽ sẽ không bao giờ cố gắng để tạo ra trạng thái của tâm trí mà những phát biểu này đáng phải được lắng nghe trong trạng thái đó.
Có mùa vụ, một thời gian đặc biệt, và một khoảnh khắc thuận lợi cho việc gieo hạt. Và đây là hạt mầm phi thường - không thể chỉ ném lung tung đi khắp mọi nơi. Đây là lí do tại sao thầy thường thì thào chúng vào tai của đệ tử. Cố hiểu điều này đi.
Tất cả chúng ta đều nghe nói rằng các câu mật chú điểm đạo thường phải được thì thào vào tai của người tìm kiếm. Điều chúng ta nghĩ là ở chỗ các thầy phải thì thào những câu mật chú nào đó vào tai đệ tử. Điều đó là vô nghĩa.
Thầy thường trao những hạt mầm tối thượng này cho đệ tử chỉ khi đệ tử đã trở thành chỉ là cái tai, khi toàn bộ bản thể của đệ tử đã sẵn sàng nghe, khi người đó không chỉ lắng nghe qua tai mà bằng mọi thớ thịt trong người, khi toàn bộ bản thể người đó có đó tụ tập đằng sau lỗ tai, khi chính linh hồn của người đó, hoàn toàn rút ra khỏi mọi giác quan khác, đang hoà hợp đằng sau tai - thế thì thầy sẽ truyền điều đó sang. Thầy nói mỗi điều này: Tattvamasi - 'Cái đó là ngươi'.
Từ ngữ vẫn thế, không có gì thay đổi trong từ ngữ cả, nhưng đệ tử đang đứng trước thầy, phẩm chất tâm thức của người đó, năng lực của tâm thức của người đó...
Và thì thào câu mật chú vào tai như thế có ý nghĩa gì trong việc điểm đạo cho mọi người? Cho đến tận bây giờ, không biết có bao nhiêu kẻ khờ vẫn cứ tiếp tục thì thào câu mật chú điểm đạo vào tai của biết bao kẻ  khờ  khác.  Họ truyền những câu mật chú này vào tai của ai đó mà không hề bận tâm thậm chí không hề biết 'tai' nghĩa là gì.
Không có gì liên qua đến cái tai vẫn được gắn vào hộp sọ bạn. Điều mà cái tai ở đây được ngụ ý là cách thức của bản thể bạn, sự cởi mở trong bản thể bạn, sự hiện diện của một loại an bình, sẵn sàng lắng nghe, khao khát náo nức, niềm khao khát nơi toàn thể bản thể người ta sẵn sàng lắng nghe. Thế thì thầy đơn giản rót những phát biểu tối cao đó vào tai. Và đôi khi việc xảy ra là chính việc xuyên thấu của lời thốt ra tối cao như thế đi vào trong đệ tử lập tức trở thành bùng nổ tối thượng của chứng ngộ.
Có nhiều người đã đạt tới tự chứng ngộ chỉ bởi việc lắng nghe. Ba bước kia không được cần cho họ. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng ba bước kia không được cần nữa, rằng chỉ bằng cách lắng nghe mà người ta đã trở nên chứng ngộ.
Nhưng vấn đề không dễ dàng thế đâu. Bạn có thể nghĩ, "Nếu có thể trở nên chứng ngộ chỉ bởi việc lắng nghe, thế thì tại sao mình phải bận tâm làm cái gì khác? Chúng tôi đang ở đây, chỉ cần thầy thốt ra điều đó cho chúng tôi và chúng tôi sẽ trở nên chứng ngộ!"
Duy nhất những người có thể trở nên được chứng ngộ bằng việc lắng nghe là những người có tính toàn bộ được đầu tư vào việc lắng nghe, khi thậm chí không còn một phần của họ bị giữ lại, khi người nghe không còn tồn tại chút nào và chỉ có hành động nghe còn lại; khi thậm chí cảm giác là 'tôi đang lắng nghe' không còn lại, thậm chí cảm giác 'tôi đây' không còn có đó; khi người ta đã trở thành chỉ việc nghe... Khi chỉ quá trình lắng nghe còn lại, khi mọi thứ khác bên trong đã trở thành hoàn toàn yên lặng, cái không, trong cái không đó, chỉ tác động này - Tattvamasi, 'Cái đó là ngươi' - gây ra bùng nổ của bản thể... chỉ tác động này!
Nhưng một điều nữa cũng phải tâm niệm trong kết nối này - rằng toàn bộ sự chuẩn bị về phần đệ tử hay người tìm kiếm là ở chỗ người đó phải là cái không; nhưng đồng thời, bất kì ai đến và thốt ra Tattvamasi, 'Cái đó là ngươi', vào tai người đó sẽ không có tác dụng. Bất kì ai cũng có thể thốt ra điều đó; thậm chí không cần đến người để làm điều đó, máy ghi âm cũng có thể làm công việc thốt ra điều đó.
Nhưng không, điều này sẽ không có tác dụng. Lời nói có sức mạnh, nhưng sức mạnh đó phụ thuộc vào người nói, nó không ở trong lời. Nó tất cả phụ thuộc vào việc những ngôn từ đó được phát ra từ chiều sâu nào, bao nhiêu năng lượng sống được hàm chứa trong lời đó, bao nhiêu tinh hoa của kinh nghiệm trực tiếp có trong chúng. Và người nói ra những lời này cũng phải đã biến mất vào lúc thốt ra chúng. Người nói đơn giản phải không có đó, tiếng vọng phải ngân lên trực tiếp từ linh hồn: Tattvamasi. Và người nghe cũng phải không có đó, tiếng vọng phải đi thẳng tới linh hồn: Tattvamasi, 'Cái đó là ngươi'. Tại điểm này của gặp gỡ, cho dù không làm gì nhiều, thế cũng đủ hoàn thành mọi việc... và cách mạng xảy ra, bùng nổ xảy ra, và người đã là dốt nát bỗng nhiên trở thành người hiểu biết.
Đã có những sự xảy ra như thế trong lịch sử được ghi lại, khi nó đã xảy ra chỉ bằng việc nghe. Chúng ta thấy khó tin được, bởi vì ngay cả với rất nhiều nỗ lực và việc làm điều ấy không  xảy ra cho chúng ta; chúng ta cố  gắng  theo nhiều cách, nhưng dầu vậy vẫn cảm thấy rằng không cái gì xảy ra.
Khi gặp gỡ của hai tâm thức như vậy xảy ra - nơi người nói không có mà chỉ lời được hiển lộ, và nơi người nghe không có nhưng việc nghe xảy ra - lắng nghe là đủ để khởi sự cho cuộc hành trình.
Nhưng trùng hợp như vậy khó tìm thấy lắm. Cho dù trùng hợp như vậy được tìm thấy, khó dùng được nó. Trùng hợp như thế là chuyện rất tinh tế. Cho nên đệ tử thường ở gần thầy trong nhiều năm chờ đợi trùng hợp như vậy, khi thời gian cho một cơ hội như thế có thể tự nó hiện diện và khi người đó cũng có thể sẵn sàng. Cho nên đệ tử phải cần đến nhiều năm theo đuổi kỉ luật tâm linh để quen dần cách giữ yên tĩnh và im lặng.
Svetketu đã tới sống với thầy. Trong nhiều năm thầy thậm chí không hỏi anh ta tại sao anh ta tới. Svetketu cũng đã cảm thấy rằng khi đúng thời điểm, thầy sẽ hỏi, cho nên anh ta chờ đợi. Thầy không hỏi anh ta trong nhiều năm. Câu chuyện thật hay: yagyagui của thầy, ngọn lửa thiêng liêng thường cháy suốt ngày đêm, và cái lư giữ ngọn lửa đó – thậm chí chúng cũng trở nên không kiên nhẫn được nữa... Câu chuyện quả thực hay: Svetketu đã tới và thậm chí havankunda – cái lư chứa ngọn lửa thiêng – cũng bắt đầu thấy ái ngại cho Svetketu. Bao nhiêu năm đã qua từ khi anh ta tới mà thầy vẫn không hề bận tâm thậm chí hỏi, “Điều gì khiến con tới đây?”
Svetketu chặt và đem củi về, nhóm lửa, vắt sữa bò, nắn bóp chân thầy, và khi đêm xuống anh ta ngủ dưới chân thầy. Tỉnh dậy vào buổi sáng anh ta lại bận rộn với hàng mớ việc thường ngày. Thậm chí đến ngọn lửa thiêng cháy suốt hai mươi tư giờ một ngày cũng bắt đầu cảm thấy thương hại: “Điều gì diễn ra ở đây thế nhỉ? Svetketu không nói lời nào về phần mình, tại sao anh ta đã tới còn Uddalaka, thầy, không hỏi tại sao anh ta đến.”
Chờ đợi như vậy, kiên nhẫn như vậy, tĩnh lặng như vậy làm người ta tự động trở thành người lắng nghe. Dần dần, dần dần không chỉ có lời nói của thầy mà ngay cả hơi thở của thầy cũng có thể nghe thấy được; ngay cả nhịp tim của thầy cũng có thể nghe thấy được trong chờ đợi như thế và im lặng như thế. Không cần thầy phải nói nữa, ngay cả di chuyển của thầy cũng có thể nghe thấy được. Và khi đúng khoảnh khắc tới, thầy nói. Khi đúng khoảnh khắc tới, việc nói xảy ra; thầy không phải nỗ lực gì để nói cả, đệ tử cũng không phải cố gắng gì để biết cái gì. Tại đúng khoảnh khắc biến cố xảy ra.
Lắng nghe là bước tiến rất có giá trị. Bạn có thể nhớ được hai hay ba điều này: một, là bản thân việc lắng nghe trong khi lắng nghe; quên người nghe đi, chỉ là tai thôi – được mở rộng khắp thân thể bạn - để cho toàn bộ thân thể bạn trở thành tai lắng nghe từ mọi hướng. Điều nữa, để có việc không suy nghĩ; để tâm trí bị cuốn hút hoàn toàn trong việc lắng nghe và để không ý nghĩ nào thoáng qua.
Tất cả chúng ta đều sợ rằng nếu chúng ta không nghĩ, có lẽ ai đó có thể để cái gì sai vào tâm trí chúng ta. Ai biết được, người nào đó có thể làm tan vỡ niềm tin của chúng ta. Cho nên chúng ta thường tham gia vào việc tự bảo vệ: mình chỉ để những thứ có thể hữu dụng cho mình đi vào; nếu chúng không hữu dụng cho mình, mình sẽ không cho chúng vào.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng các nhà tâm lí học nói rằng nếu một trăm thứ được nói cho bạn, tâm trí bạn khó mà để cho năm thứ trong chúng được lọt vào. Chín mươi nhăm điều còn lại trở ra, không vào được. Và tại sao? Bởi vì niềm tin của bạn dựa trên quá khứ, chúng được xác định trước. Ai đó là người Mô ha mét giáo, ai đó là người Hindu giáo, ai đó là người Jaina giáo và ai đó là người Ki tô giáo. Đấy tất cả đều bên trong bạn, chính tâm trí bạn được tích lũy từ quá khứ, ngồi đó bên trong bạn. Toàn bộ thời gian nó vẫn đang theo dõi: nếu có gì đó hài hoà với một số ý tưởng của bạn, làm mạnh cho chúng thế thì để nó vào. Nếu nó không thiên về ý tưởng của bạn, nếu nó không làm mạnh thêm chúng, thế thì không cho nó vào; dừng nó ngay bên ngoài, hoặc nghe nó theo cách dường như bạn đã không nghe chút nào; hay nếu bạn đã nghe nó, đối lập nó ngay lập tức và mãnh liệt để nó không thể vào nổi.
Chỉ một chút chú ý tới tâm trí mình và bạn sẽ thấy rằng bạn cứ nói có hay không bên trong vào mọi lúc. Ai là việc nói có hay nói không bên trong bạn? Đấy không phải là bạn, đấy là tâm trí mà bạn đã tích lũy được từ quá khứ.
Cho nên tâm trí chọn cái tán thành nó và bác bỏ cái chống lại nó. Đó là nhiệm vụ khó khăn: đây là tâm trí cái cần phải bị vứt bỏ và đây cũng là tâm trí cái chọn những điều tán thành và chống điều không tán thành – cho nên làm sao việc vứt bỏ này được hoàn thành? Đây là tâm trí cái là kẻ thù của bạn và kẻ kiểm soát bạn, và đây cũng là tâm trí bạn bắt đầu vứt bỏ – và nếu bạn bắt đầu vứt bỏ nó với sự giúp đỡ riêng của nó, thế thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng vứt bỏ nó. Chỉ một chút xíu lo lắng, rằng cái này không hé mở cho bạn vào ánh sáng của niềm tin của bạn, và lập tức tâm trí bạn đóng ngay cánh cửa lại. Nó nói, “Không nghe nữa,” “Vứt béng đi,” hay “Ông cứ chống bên trong đấy.”
Chúng ta thường hay lâm vào việc tự bảo vệ mình cứ như là trận chiến nào đó đang diễn ra. Trong trường hợp đó sẽ không có khả năng lắng nghe nào cả, thay vì thế, xung đột được lẩy cò. Nhưng lắng nghe không có nghĩa là chấp nhận mù quáng. Lắng nghe không liên can gì tới chấp nhận cả. Lắng nghe phải có liên quan với việc nghe đúng điều đã được nói.
Bước thứ hai là manan, suy tư - sau khi nghe điều đã được nói, suy tư về nó. Suy tư về điều đã được nói sau khi nghe nó trong tính chân thực của nó là điều kiện đầu tiên cho suy tư. Nhưng nếu bạn chọn điều bạn thích và suy tư về chỉ điều đó thôi, đấy không phải là suy tư, đấy chỉ là lừa dối.
Cho nên điều kiện đầu tiên cho suy tư là ở chỗ bạn nghe mà không nói có hay không – không lên án, không ca ngợi, không chấp nhận, không bác bỏ, không gì cả; không bình phẩm, không đánh giá - không ủng hộ không chống đối. Bạn chỉ nghe một cách yên lặng và tự nhiên điều đã được nói, và để cho nó chìm vào trong góc sâu thẳm nhất của trái tim bạn để cho có thể có quen biết với nó, bởi vì suy tư chỉ có thể xảy ra với cái mà người ta đã quen thuộc.
Đây là khác biệt giữa suy nghĩ và suy tư. Suy nghĩ được tiến hành về điều gì đó mà chúng ta còn chưa hoàn toàn quen thuộc. Suy nghĩ là hoạt động trí tuệ với cái mới – thể dục tâm trí. Suy tư là việc suy ngẫm về cái gì đó đã được hấp thu, cái đã được đưa vào sâu bên trong người ta. Có khác biệt rất lớn giữa hai điều này. Suy nghĩ chứa xung đột bên trong bản thân nó, suy tư chứa thông cảm. Trong suy nghĩ có đương đầu, trong suy tư có ngẫm nghĩ. Và đấy là những khác biệt lớn lao. Suy nghĩ có nghĩa là bạn đang đánh nhau với cái gì đó. Nếu bạn không có khả năng chiến thắng thế thì bạn sẽ đồng ý với nó, nhưng sẽ có đau trong việc đồng ý đó.
Khi bạn tranh cãi một điểm với ai đó, bạn không có khả năng biện minh về mặt logic quan điểm của mình và bạn phải nhận thua, bạn có quan sát cái đau bạn cảm thấy bên trong mình không? Bạn nhận thua bởi vì bạn không thể cãi thêm nữa... nhưng bên trong thì sao? Bên trong bạn có cảm giác rằng nếu không phải hôm nay, thế thì ngày mai, cuối cùng bạn cũng sẽ lật bàn chống lại người đó và có thể bác bỏ quan điểm của họ.
Vậy không thể nào biến đổi được bất kì ai trong thế giới này qua tranh biện, bởi vì tranh biện ngụ ý thất bại. Cho dù bạn có khả năng chứng minh cái gì đó cho người kia qua tranh biện, người đó sẽ cảm thấy bị thua – không được biến đổi, mà bị thua. Người đó sẽ kinh nghiệm thua bại: “Thôi được, ta không thể đáp lại đúng hay tìm đúng luận cứ hôm nay, nhưng một ngày nào đó ta có luận cứ đúng và ta sẽ tới và gặp anh.” Người đó cảm thấy bị thua.
Và nhớ lấy, người bị thua không phải là người được biến đổi. Bạn có thể làm cho ai đó im lặng qua tranh biện nhưng bạn không thể biến đổi được người đó theo cách đó. Và điều đó cũng đúng, rằng không ai sẽ trở nên được biến đổi qua tranh biện, bởi vì khi hai người tranh cãi điều gì đó, điều đó không nhất thiết có nghĩa là người thua trong tranh cãi là sai hay người thắng là đúng. Tất cả điều nó ngụ ý là người thắng có thể tranh biện tốt hơn còn người thua trong tranh cãi không thể biện minh tốt được như vậy – không nhiều hơn điều này được chứng minh.
Cho nên điều tự nhiên là không ai đã bao giờ được biến đổi và không cuộc cách mạng nào xảy ra trong đời người ta bằng tranh biện. Việc bị thua về tranh biện chỉ làm đau cho bản ngã người ta, và bản ngã bị tổn thương này muốn báo thù. Tranh biện chỉ là cuộc đấu.
Trong suy nghĩ có vật lộn bên trong. Bất kì cái gì bạn nghĩ tới, bạn đang đánh nhau với nó; cuộc vật lộn bên trong đang tiếp diễn. Bạn động viên tất cả kí ức quá khứ của mình và mọi ý nghĩ quá khứ để chống lại nó. Nếu bạn vẫn bị thua bạn chấp nhận, nhưng trong chấp nhận đó đau đớn, cay đắng, gai đâm được kinh nghiệm. Chấp nhận này là do bất lực của bạn. Không có vui vẻ xảy ra trong chấp nhận này; đoá hoa bên trong của bạn không nở do chấp nhận này, mà khô héo đi. Cho nên, bởi tất cả những suy nghĩ mà mọi nhà tư tưởng đang tiến hành trên khắp thế giới, bạn sẽ không thấy niềm vui của vị phật trên khuôn mặt họ.
Tại sao, khác biệt là gì?
Bạn sẽ không tìm thấy nhân cách thoải mái của Mahavira trong những người suy nghĩ. Trên khuôn mặt của người suy nghĩ bạn sẽ thấy những nếp nhăn lo âu, không phải là hoa của suy tư. Trên trán của người suy nghĩ những nếp nhăn sẽ hằn sâu thêm theo thời gian. Mọi nếp nhăn trên trán sẽ được phát biểu sâu sắc – sau tất cả những gì người đó đã làm lụng vất vả trong cả đời. Nhưng cái xảy ra cho một Phật hay một Mahavira, việc nở hoa đó sẽ không được thấy. Suy nghĩ là gánh nặng, bạn bị oằn lưng mang nó. Người suy nghĩ trông lo âu. Không có khác biệt về chất giữa suy nghĩ và lo lắng. Mọi suy nghĩ đều là một dạng của lo lắng. Bất ổn ẩn giấu đằng sau nó, căng thẳng, bởi vì có vật lộn bên trong, xung đột, trận chiến. Cho nên người suy nghĩ theo thời gian người đó trở nên già đi, oằn lưng bởi sức nặng, bởi sức nặng vô cùng của suy nghĩ của người đó.
Hiện tượng ngược lại xảy ra với Phật và Mahavira. Khi họ càng già đi, cái gì đó bên trong họ cứ trở nên trẻ trung hơn; cái nhìn tươi tắn của họ tăng lên.
Đây là khác biệt giữa suy nghĩ và suy tư.
Suy nghĩ bắt đầu với logic, suy tư bắt đầu với lắng nghe. Suy nghĩ bắt đầu với vật lộn, suy tư bắt đầu với lắng nghe. Lắng nghe là cảm nhận, nơi không có vật lộn. Đây là khác biệt giữa suy nghĩ và suy tư. Suy nghĩ bắt đầu với xung đột bởi vì cơ sở của nó là trong logic. Không có thông cảm ở đó; đối lập, thù địch, tranh biện là cơ sở của nó. Chính sự kiện suy tư bắt đầu bằng lắng nghe chỉ ra thông cảm là cơ sở ở đó.
Thông cảm nghĩa là gì? - cân nhắc đồng cảm. Bất kì cái gì chúng ta đang nghĩ, hay trong bất kì kết nối nào chúng ta đang nghĩ, chúng ta làm như vậy với tình yêu và đồng cảm lớn lao.
Cái gì là khác biệt về chất giữa suy nghĩ và suy tư? Khi bạn đang xem xét điều gì đó với đồng cảm, toàn thể ước muốn bên trong của bạn là cảm thấy rằng, “Bất kì điều gì mình đã nghe đều có thể đúng. Và nếu nó đúng, nó có thể có ích cho mình nữa chứ?” Cho nên trước hết bạn cố gắng tìm những điểm đúng. Khi bạn suy nghĩ, bạn bắt đầu từ niềm tin rằng bất kì điều gì bạn đã nghe đều sai, cho nên trước hết bạn cố tìm ra những điểm sai.
Hiểu điều đó theo cách này. Một người đang đứng gần một luống hoa hồng: nếu người đó đang nghĩ, người đó trước hết sẽ đếm gai; nếu người đó đang suy tư, trước hết người đó sẽ đếm hoa hồng. Điều này tạo nên khác biệt nền tảng - bạn bắt đầu từ đâu.
Một người trước tiên đếm gai, thái độ đối lập của người đó là hiển nhiên. Người đó trước tiên sẽ đếm gai, và hàng nghìn gai sẽ được tìm thấy. Và trong khi đếm gai, một số gai sẽ đâm vào tay người đó, máu sẽ chảy ra. Việc bị đâm bởi gai ấy, số gai và máu chảy từ tay người đó, tất cả sẽ trở thành cơ sở cho sự đối lập với hoa hồng. Và khi người đó đã đếm hàng nghìn chiếc gai và có thể một hay hai hoa hồng sẽ được thấy, tâm trí người đó sẽ nói, “Những hoa này chỉ là lừa dối, chúng không thật, bởi vì nơi có nhiều gai thế, làm sao hoa có thể thanh tao được? Đây là ảo tưởng.”
Điều đó là tự nhiên, điều đó sẽ cho cảm giác đúng. Nơi có nhiều gai thế, gai có khả năng gây ra chảy máu, làm sao những hoa này có thể nở ở đấy được? Điều đó là không thể được. Và cho dù người đó có đồng ý rằng quả là có hoa ở đó, người đó sẽ nói, “Chúng không có giá trị gì; giữa hàng nghìn cái gai một hai đoá hoa có giá trị gì? Dường như đấy là âm mưu của những chiếc gai, để cho hàng nghìn cái gai vẫn còn trong thế giới với cái cớ chỉ để có một đoá hoa. Đây là lừa dối. Hoa này là mặt nạ che cho gai. Hoa này là kẻ tham dự vào âm mưu của chúng.”
Người bắt đầu suy tư về hoa trước hết sẽ chạm vào hoa. Bàn tay người đó tràn đầy hương thơm của hoa, mắt người đó sẽ được tràn đầy mầu sắc của hoa. Vẻ thanh tao của hoa sẽ sawcn có cho cái chạm của người đó, cái đẹp của hoa sẽ vây quanh người đó từ mọi phía. Thế rồi người đó sẽ tiến tới gai - sau khi đã thấy hoa, sau khi đã biết và sống với hoa, người đó đã rơi vào tình yêu. Bây giờ khi người đó tiến tới gai, chúng sẽ có phẩm chất hoàn toàn khác.
Người tiếp cận tới gai sau khi hiểu hoa sẽ hiểu rằng gai là để bảo vệ hoa - chúng không phải là kẻ thù của hoa, chúng không chống lại hoa. Cùng dòng nhựa cây chảy tới hoa cũng chảy tới gai. Và gai là để bảo vệ hoa. Người thấy được hoa, người đã có khả năng thấy được hoa một cách đúng đắn cho dù chỉ một hoa... cả nghìn gai cũng sẽ mất tầm quan trọng với người đó, bởi vì sự hiện diện của một hoa là đủ đưa cả nghìn gai thành không quan trọng. Và nếu một hoa có thể nở giữa bao nhiêu là gai đó là phép màu không thể có được; thế thì điều không thể cũng có thể xảy ra. Và nếu một hoa có thể nở giữa biết bao nhiêu gai nhọn, người đó sẽ thấy một điểm là nếu người đó nhìn sâu hơn, có lẽ những gai đó cũng có thể chứng tỏ không gì ngoài hoa.
Suy tư bắt đầu với đồng cảm, suy nghĩ bắt đầu với đối lập. Nếu hoàn cảnh lắng nghe được đáp ứng đồng cảm được nảy sinh.
Nếu đồng cảm được nảy sinh, chính dòng suy nghĩ quay một trăm tám mươi độ và trở thành suy tư. Suy tư không có nghĩa là chấp nhận một cách mù quáng. Cho nên người thấy đã nói: ... theo đuổi hợp lí ý nghĩa của bất kì cái gì đã được nghe chính là manan, suy tư.
Không ai cần phải nghĩ rằng suy tư nghĩa là chấp nhận một cách mù quáng. Lắng nghe không có nghĩa là chấp nhận mà suy tư không có nghĩa là chấp nhận, lí trí phải được dùng.
Nhưng việc dùng lí trí cũng thay đổi. Lí trí bản thân nó là trung lập. Chẳng hạn, có một lưỡi kiếm trong tay tôi... Bây giờ lưỡi kiếm là trung lập: nếu tôi muốn tôi có thể lấy mạng của ai đó hoặc tôi có thể cứu mạng ai đó - lưỡi kiếm là trung lập. Lí trí là trung lập, nhưng có các mẫu hình khác, và tác động của lí trí có thể thay đổi. Nếu tâm trí đầy những thù nghịch, đối lập và đương đầu, lí trí trở thành bạo hành. Nếu tâm trí tràn đầy đồng cảm, lắng nghe, tình yêu, tìm kiếm và khát khao chân lí, lí trí trở thành một lưỡi kiếm bảo vệ. Lí trí trong nó là không xấu.
Cho nên ở nước này chúng ta đã chấp nhận hai kiểu lí trí: một, lí trí tích cực; kiểu kia, lí trí tiêu cực. Lí trí tiêu cực cũng là lí trí. Đôi khi lí trí tiêu cực thậm chí dường như còn logic hơn lí trí tích cực, bởi vì lí trí tiêu cực có góc cạnh, góc cạnh sắc nét, cái có khả năng cắt đứt và giết chết.
Cho nên lí trí tiêu cực đôi khi dường như là logic sâu sắc. Làm sao bạn phân biệt được cái gì là lí trí tích cực và cái gì là lí trí tiêu cực? Đây là khác biệt: rằng nếu lí trí là trong việc đi tìm cái thiện và chân lí - nó đầy đồng cảm, bắt đầu từ hoa và thế rồi chuyển tới gai...
Khi tôi nói điều gì đó với bạn, quan sát từ chỗ bạn bắt đầu. Tôi ngạc nhiên bao nhiêu lần: tôi nói liền một giờ, thế rồi sau đó ai đó đến với tôi và bất kì điều gì tôi đã nói trong giờ này đã không tới được người đó, người đó bị mắc vào trận chiến chống lại chỉ một điều. Người đó vớ lấy một điểm và đi tới đối lập với nó. Bất kì cái gì khác đã được nói trong giờ này người đó đều không nhớ, chỉ quẩn quanh với một điều tí hon này. Và cả điều ấy nữa người đó dứt nó ra ngoài hoàn cảnh của nó. Nó có nghĩa trong hoàn cảnh này; bị dứt ra khỏi hoàn cảnh nó sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nhưng người đó chỉ nghe điều đó. Người đó phải đã sẵn sàng chỉ cho điều đó thôi. Người đó phải đã chuẩn bị để tìm ra cái gì đó sai ở đâu đó.
Nếu bạn đang nghe tôi chỉ để tìm ra cái gì đó sai bạn sẽ không bao giờ có khả năng chuyển vào trong suy tư được.
Nhớ lấy, dù bạn có thể phát hiện ra bao nhiêu cái sai, điều đó không bao giờ trở thành sự giúp đỡ cho trưởng thành bên trong của bạn. Bạn có thể chỉ ra bao nhiêu vị trí của mọi cái sai rõ ràng thế nào cũng không thành vấn đề - bạn có thể đi tới biết mọi cái sai trên toàn thế giới - vẫn không trưởng thành bên trong nào có thể xảy ra cho bạn qua nó.
Người đang tìm kiếm và quan tâm tới trưởng thành của mình không bận tâm tới việc tìm ra cái gì là sai, người đó bận tâm tìm ra cái gì là đúng. Người đó bắt đầu với cái đúng. Và người bắt đầu với cái đúng một ngày nào đó có thể đạt tới điểm từ đó người đó hiểu ra rằng cái dường như sai cũng có nghĩa nào đó, cũng có giá trị nào đó. Vậy điều dường như sai trước đây có thể dường như đúng sau này. Khác biệt chỉ là ở chỗ nhấn mạnh.
Lí trí tiêu cực tìm kiếm cái sai, nó bắt đầu cuộc hành trình từ đó. Lí trí tích cực bắt đầu với cái đúng.
Bạn đưa Koran cho ai đó đọc; nếu người đó là người Hindu, người đó sẽ không thấy gì có ý nghĩa trong Koran, mọi thứ trôi qua không được người đó chú ý. Người đó sẽ gạch dưới ngay mọi cái không đúng theo người đó, rồi đem đoạn kinh đến cho bạn và nói, “Trông đây này! Tôi luôn luôn nói rằng Koran không phải là kinh sách tôn giáo!” Hay bạn đưa Gita cho người Mô ha mét giáo, người đó cũng sẽ chỉ ngay đích xác cái gì là sai trong đó. Và nếu bạn muốn học nghệ thuật này, học nó từ nhóm chính thống Hindu, nhóm Arya Samajis. Họ là các chuyên gia trong việc tìm ra cái gì sai và sai ở đâu. Không người nào khác chuyên gia được như họ. Giữ tâm trí đừng trở thành như người Arya Samaji đi, chỉ thế thì suy tư mới có thể trở nên có thể được. Bằng không suy tư là không thể được bởi vì bạn vẫn đang tìm kiếm cái sai, và cái sai sẽ được tìm thấy đầy. Sau rốt, đâu là sự hiếm hoi của gai? Nhưng gai phục vụ cho mục đích gì? Bạn có định chuẩn bị một vòng gai không, và đeo nó quanh cổ mình không?
Mục đích, mối quan tâm là với hoa, không phải với gai. Cho nên nếu có lí trí tích cực, hoa sẽ được lượm lặt từ
Koran nữa - và những hoa này không thua kém gì hoa của
Gita. Nếu có lí trí tích cực, hoa sẽ được nhặt từ trong Gita nữa - và những hoa này cũng không thua kém gì hoa trong Koran hay Kinh thánh cả.
Người suy tư là đang tìm kiếm hoa, người suy nghĩ đang tìm kiếm gai. Bạn phải tự mình quyết định. Nhưng nhớ một điều, rằng bạn sẽ trở nên bị bao bọc bởi những cái bạn đang tìm kiếm.
Nếu bạn tìm gai, bạn sẽ được bao quanh bởi gai, nếu bạn tìm hoa, bạn sẽ được bao quanh bởi hoa.
Cho nên nhớ rằng bằng cách tìm kiếm gai bạn không làm hại bất kì ai ngoài bản thân mình, bởi vì bạn sẽ nhận được điều bạn tìm kiếm. Cuộc sống trở thành địa ngục bởi vì bạn bị vây quanh bởi mọi người sai; không ai dường như là người đúng. Và không phải bởi vì không có người đúng mà bởi vì việc tìm kiếm của bạn hướng về những người sai.
Bạn nói với ai đó rằng người nào đó là người thổi sáo kì tài. Người đó liền nói, “Nó biết thổi sáo gì? Nó là thằng ăn cắp, kẻ bịp bợm. Làm sao nó có thể thổi sáo được?”
Bây giờ mâu thuẫn nào tồn tại giữa kẻ ăn cắp hay kẻ bất lương và người thổi sáo? Người đó có thể là bất lương, nhưng ai nói rằng kẻ bất lương không hay không thể thổi sáo được? Ai tạo ra liên hệ này? Trong kẻ ăn cắp, hoa thổi sáo cũng có thể nở chứ. Trộm cắp là gai, thổi sáo sẽ là hoa. Khi hoa có thể nở giữa gai, tại sao kẻ cắp không thể thổi sáo được?
Nhưng không, điều ấy làm hại tới việc chấp nhận rằng ai đó có thể làm điều gì đó tốt. Chúng ta lập tức sẽ kết án người đó: “Nó là kẻ cắp, kẻ bất lương - làm sao nó có thể thổi sáo được?”
Thái độ của người đang suy tư sẽ khác. Nếu bạn nói với người đó rằng một người thế nọ thế kia là kẻ bất lương và kẻ cắp, người đó sẽ nói, “Có thể, nhưng người đó là người thổi sáo cực hay.”
Đây là khác biệt của chọn lựa. Và khi một người thổi sáo tuyệt vời đến vậy, ngay cả việc là kẻ cắp hay là kẻ bất lương của người đó bắt đầu trở nên đáng ngờ. Khi một người là kẻ cắp hay kẻ bất lương như thế, khả năng thổi sáo của người đó bắt đầu trở nên đáng ngờ. Bất kì cái gì chúng ta bám chặt vào, nó ảnh hưởng đến thứ khác nữa.
Cái gì là nhu cầu xác định xem một người là bất lương hay kẻ cắp? Nếu chúng ta muốn hàng xóm mình là kẻ cắp và bất lương, thế thì chúng ta sẽ tìm thấy người đó là vậy. Hay nếu chúng ta muốn hàng xóm mình là người thổi sáo giỏi, chúng ta nên nhìn về điều đó. Trong cuộc sống cả hai điều đều có đó. Đêm có đó, ngày cũng có đó; và cái tốt có đó, cái xấu cũng có đó.
Đừng nghĩ rằng cõi trời ở đâu đó bên ngoài trái đất này hay rằng địa ngục là ở đâu đó xa xôi với trái đất này; nó là trong mắt bạn thôi. Trên ngay chính trái đất này mọi người sống trong cõi trời, và cũng ngay chính trên trái đất này mọi người đang sống trong địa ngục. Điều bạn tìm kiếm trở thành thế giới của bạn.
Suy tư bắt đầu cuộc hành trình với hoa - với đồng cảm. Nó không vội vã tấn công vào vào cái sai, trước hết nó đồng hoá cái đúng. Và khi cái đúng được đồng hoá hoàn toàn, chỉ thế thì nó phản ánh điều đã dường như là sai trong quan sát thứ nhất.
Và nhớ lấy, khác biệt thực của biến chuyển này trong thái độ chỉ bắt đầu được thấy về sau. Người suy tư trưởng thành dần, đâm chồi dần; đồng hoá cái đúng, bản thân người đó trở thành đúng. Và người thường xuyên tìm kiếm cái sai, thường xuyên đồng hoá cái sai, bản thân người đó trở thành sai. Người thấy chỉ bất lương, trộm cắp và sai sót ở người khác không thể vẫn còn là người lương thiện lâu dài được. Sự thực là ở chỗ người như vậy không thể là người lương thiện ngay chỗ đầu tiên.
Thực tại kẻ cắp không thể tin được người khác không là kẻ cắp - hay có thể là kẻ cắp? Không, người đó không bao giờ tin người khác không là kẻ cắp. Chính mẫu hình suy nghĩ của kẻ cắp trở thành mẫu hình kẻ cắp. Người đó lập tức tìm và thấy phẩm chất kẻ cắp trong người khác nữa. Kẻ đồi bại không thể tin được rằng bất kì người nào có nhân cách. Người đó không thể chấp nhận được việc đó. Chính kinh nghiệm của người đó trở thành cản trở trong việc tin vào điều đó.
Đây là điều rất thú vị: không kẻ đồi bại nào có thể tin rằng ai đó là vô dục. Người đó đơn giản không thể tin được! Điều này là phải thôi, bởi vì nếu ai đó thực sự vô dục, người đó nữa cũng không thể tin rằng ai đó khác có thể bị đồi bại. Nhưng điều thú vị là ở chỗ không chỉ người đồi bại không bao giờ tin rằng bất kì ai là vô dục, mà người vô dục cũng không tin rằng bất kì ai là người vô dục.
Thế thì đây là sự việc rất có vấn đề. Kẻ đồi bại không tin rằng bất kì ai có thể là vô dục là điều logic, bởi vì “Khi mình đã không có khả năng là người như thế, làm sao bất kì ai khác có thể như thế được?” Nhưng khi người vô dục cũng không sẵn sàng tin rằng người khác có thể là vô dục, tình huống của người đó trở nên đáng ngờ; thế thì người đó nữa không phải là vô dục. Kinh nghiệm bên trong riêng  của người đó chỉ là ở chỗ mọi người đều nói chuyện về vô dục, vân vân những thứ như thế chỉ là hời hợt, có đồi bại bên trong. Người đó, do đó, không tin nữa.
Nếu bạn bắt gặp bất kì thánh nhân nào, người coi những người khác là phi thánh, bạn có thể chắc chắn rằng bản thân người đó chưa có khả năng trở thành thánh được. Chính ý nghĩa của việc trở thành thánh là ở chỗ, đối với người đó, toàn bộ thế giới đều trở thành thánh ngay lập tức. Đối với người đó toàn bộ mọi thứ đã thay đổi, bởi vì góc nhìn của người đó đã thay đổi. Khi người ta trở thành thánh nhân bên trong, tại mọi nơi trên thế giới này người đó đều thấy tính thánh thiện, tính tốt lành, bởi vì cái ở bên trong là cái được thấy ở bên ngoài.
Nếu bạn đang chỉ thấy cái xấu trong mọi người, nếu trong mọi người bạn thấy kẻ cắp, sự bất lương và ác, thế thì gạt chúng sang bên đi và lo về bản thân bạn ngay đi. Điều được thấy bên ngoài là bên trong bạn đấy. Đó là cái bạn có khả năng thấy. Đó là cái được thấy ngay, bởi vì cái đó rơi vào hoà điệu với cái bên trong ngay lập tức.
Suy tư bắt đầu với phía sáng của cuộc đời. Suy nghĩ bắt đầu với phía tối của cuộc đời. Nếu bạn có thể nhớ được điều này, lí trí vậy sẽ là điều kì diệu; thế thì suy nghĩ và logic sẽ rất có ích. Thế thì lí trí có thể được dùng toàn tâm toàn ý. Và thế thì lí trí sẽ không có hại, nó trở thành có ích, thân thiện.
Việc thiết lập tâm trí ông trong ý nghĩa không thể nghi ngờ được đạt tới được qua việc lắng nghe và suy tư này, việc làm hoà hợp với nó là nididhyasan, hấp thu.
Bạn lắng nghe phát biểu tối cao ‘Cái đó là ngươi’, bạn là Brahman. Bạn lắng nghe nó toàn tâm toàn ý, thế thì với đồng cảm bạn suy nghĩ về nó, ngẫm nghĩ về nó, tìm kiếm ý nghĩa đúng đắn của phát biểu này, nhiều, nhiều kết luận của nó. Bạn đã dò tìm chiều sâu cố hữu của nó từ nhiều, nhiều góc độ, chạm chúng, nếm chúng, đắm chìm bản thân mình trong chúng, suy tư và thế rồi thấy rằng điều đó là đúng.
Nó chắc chắn được thấy là đúng bởi vì những người đã nói nó đều đã nói nó sau khi đã đạt tới nó. Đây không phải là kết luận được đạt tới bởi những người suy nghĩ, đây là lời của những người đã trải nghiệm. Đây không phải là phát biểu của những người đã suy nghĩ và suy nghĩ và thế rồi quyết định nó là như vậy, đây là điều gợi ý từ những người đã biết nó, đã đắm chìm trong nó và đã tìm ra.
Họ nhất định tìm ra. Nếu lắng nghe và suy tư kĩ, họ dứt khoát sẽ tìm ra nó là đúng. Nếu nó đúng, thế thì trở nên được hoà hợp với nó là nididhyasan, hấp thu. Nếu đúng là “Tôi là Brahman,” thế thì bắt đầu sống như Brahman là nididhyasan, hấp thu. Trong việc làm của bạn, trong hành vi của bạn, trở nên được hoà hợp từ mọi phía; thế thì làm nỗ lực để cho vẫn còn không phân tách giữa bạn và cái là đúng, bởi vì nếu phát biểu này là đúng, thế thì “tôi bị sai lầm.”
Chỉ có hai khả năng: hoặc bạn đúng, thế thì phát biểu này là sai; hoặc nếu phát biểu này là đúng thì bạn là sai. Và giả định thông thường của chúng ta là gì? Cố hiểu điều này một chút. Giả định của chúng ta bao giờ cũng là “mình là đúng.” Đây là vấn đề của chúng ta. Cái rắc rối, cái lo âu, cái buồn khổ lớn nhất của cuộc đời chúng ta là ở chỗ chúng ta hành động với niềm tin rằng “mình là đúng.” Đây là điểm bắt đầu của chúng ta trong mọi thứ, rằng “mình là đúng.” Chúng ta kiểm tra mọi thứ dựa trên cơ sở này. Đây là hòn đá thử của chúng ta, rằng “mình là đúng.” Bây giờ bất kì cái gì không khớp với bạn đều là sai.
Vấn đề này phải được quyết định, người tìm kiếm phải quyết định rằng ý nghĩ ngu xuẩn này “mình là đúng” không trở thành bước khởi đầu. Nếu bạn là đúng, không tìm kiếm nào là cần.
Điều này rất thú vị. Một người đàn bà hôm qua lại chỗ tôi: cô ấy bảo tôi rằng quãng hai mươi năm trước đây cô ấy đã được một swami điểm đạo, rằng luồng hoả xà kundalini cũng đã thức tỉnh nhưng không có an bình chút nào, cô ấy rất bất ổn.
Nếu luồng hoả xà đã thức tỉnh, làm sao bất ổn này có đó được? Và nếu bất ổn có đó, xin chấp nhận rằng luồng hoả xà vẫn còn đang ngủ và không thức tỉnh.
Nhưng không, người ta đồng thời nói từ hai phía. Nếu bạn là đúng, nếu bạn nghĩ bạn biết, thế thì chẳng cái gì còn lại để tìm kiếm, vấn đề xong rồi. Mọi người đều hành động với tự phụ rằng “mình là đúng,” và rồi nói, “tôi muốn đi tìm chân lí.” Nếu một người đi tìm chân lí, quyết định phải rõ ràng trước ý thức là “tôi không biết.” Chỉ như thế thì mới có thể tìm kiếm được. Khi tôi không biết, việc đi vào chân lí của tôi mới là điều có thể; nếu tôi biết từ ngay ban đầu thì bản thân chân lí sẽ dường như sai, bởi vì khi một người biết niềm tin rằng mình biết, người đó không bao giờ thấy được chân lí như nó vốn có.
Chính cách làm việc của tâm trí là ra đi với giả thiết rằng “mình là đúng” - ý tưởng của tôi, quan điểm của tôi, tôn giáo tôi, kinh sách của tôi là đúng. Nếu bạn bắt đầu từ “mình là đúng,” thì không cần gì phải bắt đầu hết cả; bạn đã đạt tới đích, bạn không cần tạo rắc rối bây giờ nữa. Mà bạn sẽ tìm đâu ra được mục tiêu? Bạn đang đứng trên mục tiêu rồi. Bạn là mục tiêu.
Điều này phải được làm rõ ra: nếu cái điên khùng về “tôi biết” đã từng chiếm lĩnh người ta, vấn đề xong rồi, không tìm kiếm gì cần được tiến hành.
Chính ý nghĩa của việc tìm là ‘tôi không biết.” Có khổ sở, phiền não, đau đớn và căng thẳng: “Tôi đang có vấn đề, bị bệnh, và bị bao quanh bởi bệnh của tôi; tôi không là gì ngoài tổ hợp của tất cả những bệnh này.” Ra đi với niềm tin như thế là tìm kiếm.
Và đây cũng là thực tại nữa. Bạn không là gì khác hơn một tổ hợp những bệnh - một bọc chứa đủ loại bệnh. Và mọi người đều là nhà phát minh, người đó phát minh ra bệnh riêng của mình. Và ngay cả bên trong những bệnh này, người đó vẫn khăng khăng trong cảm giác rằng “mình là đúng.”
Hấp thu nghĩa là: người ta thấy rằng phát biểu tối cao này là đúng. Người ta lắng nghe, suy ngẫm về nó và thấy rằng nó là đúng. Tâm trí đã thấy ra sự kiện về cái đúng của nó, tâm thức đã bắt đầu nhận ra sự kiện về cái đúng của nó; bây giờ việc tạo khuôn bản thân bạn theo điều đó chính là hấp thu - bắt đầu sống với cái tỏ ra là đúng.
Và nhớ lấy, một khi cái gì đó được thấy là đúng, thế thì không có gì khó khăn trong việc sống nó. Khoảnh khắc nó được thấy việc sống bắt đầu. Ai đưa tay vào lửa một cách có chủ ý? Chỉ trong dốt nát tay mới đưa vào lửa. Ai làm điều xấu một cách có chủ ý? Chỉ trong dốt nát điều xấu mới được làm. Ai mời chào điều điên khùng một cách có chủ ý? Chỉ trong dốt nát điên khủng mới được mời vào. Một khi bạn bắt đầu thấy được cái gì là đúng, chính thoáng nhìn đó sẽ bắt đầu biến đổi bạn từ bên trong - mọi rung động của bạn sẽ dần bắt đầu hài hoà với điều bạn đã thấy.
Hoà điệu này, điều hoà này được gọi là hấp thu.
Ngay cả sau điều này, nếu hài hoà không xảy ra hay nó dường như khó khăn, người tìm kiếm bây giờ biết rằng khó khăn là thuộc về phần mình. Cho nên người đó làm tan chảy mình thêm nữa. Nếu cuộc hành trình dường như là phức tạp, người đó biết rằng đấy là cái phức tạp của mình. Cho nên người đó cố gắng gỡ rối bản thân mình.
Nhưng nếu người này bắt đầu với khái  niệm  về  việc mình đúng lấy hai bước và không thấy kết quả gì tới, người đó nghĩ rằng khái niệm ‘Ngươi là cái đó’ bản thân nó là sai... cho nên từ bỏ nó.
Mọi người tới tôi... hôm qua một người bạn tới: anh ta đã thiền lần đầu tiên ngày hôm qua, và ngày hôm qua anh ta nói với tôi rằng không có gì xảy ra cả.
Có giới hạn cho ngu xuẩn của con người không? Trong thế giới này ngu xuẩn và Brahman là hai điều duy nhất dường như vô giới hạn; dường như không có giới hạn cho chúng.
Anh ta mới chỉ tới đây hôm qua, lần đầu tiên. Buổi sáng anh ta phải đã nhảy lên nhảy xuống chút ít, và buổi trưa anh ta tới tôi nói rằng không cái gì đã xảy ra tới lúc đó. Anh ta nói, “Dường như không có bản chất gì trong phương pháp này cả. Không cái gì xảy ra cho tôi cho tới giờ.”
Tôi hỏi anh ta rằng anh ta đã thực hiện phương pháp này được bao nhiêu kiếp rồi.
Người đó nói, “Tôi mới tới hôm nay. Không có vấn đề đến các kiếp khác.”
Cho phương pháp này ít ra cũng một cơ hội nhỏ để làm việc đi. Có chút ít khoan dung về phương pháp đi, cho nó một cơ hội nào đó.
Con người ra đi với giả định bản thân mình là đúng. Cho nên bất kì chỗ nào bất kì khó khăn nào xuất hiện, người khác phải sai. Người đó giữ cái đúng của mình không suy suyển và tiến hành cuộc hành trình. Thế thì bạn sẽ phải lang thang hết lần sinh này đến lần sinh khác; không cái gì sẽ gắn lại với nhau, bởi vì hoà hợp là nỗ lực lớn. Nó sẽ không xảy ra như vậy, bởi vì những ước định của kiếp nọ đến kiếp kia ở trong nền tảng; bạn sẽ phải phá vỡ chúng. Cho dù bạn tới xem hôm nay - bỗng nhiên, rõ ràng, trong một khoảnh khắc - cái gì là đúng, dầu vậy chân bạn vẫn đưa theo thói quen bước; thân thể bạn có thói quen, tâm trí bạn có thói quen, có mạng lưới dài những thói quen.
Mạng lưới đó sẽ không bị phá vỡ đột nhiên hôm nay đâu.
Người ta sẽ phải làm việc vất vả để phá vỡ mạng lưới đó.
Vấn đề không phải là ở phương pháp, vấn đề là về bạn. Bất kì phương pháp nào cũng có tác dụng, nhưng bạn... Chú ý về nó đi, toàn thể cuộc đời chúng ta là thói quen. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, mọi thứ đều là thói quen. Có một hàng dài những thói quen này và ý thức của chúng ta được huấn luyện để trôi theo gắn bó vào và đi theo cùng lối mòn. Cho dù bỗng nhiên hôm nay chúng ta thấy rằng con đường cũ là sai, con đường mới phải được tạo ra để đi theo nó. Và nhớ lấy, bạn sẽ phải tạo ra lối mòn sâu hơn lối mòn cũ cho dòng suối lấy con đường mới, để thay đổi sang con đường khác. Nhưng chỉ bằng suy nghĩ của bạn rằng điều gì đó là đúng, không cái gì sẽ được giải quyết.
Hấp thu nghĩa là bất kì cái gì đã được lắng nghe và được hiểu là  đúng, cuộc đời người ta cũng phải được biến đổi tương ứng. Sẽ cần có thời gian để hài hoà với nó. Tâm trí sẽ tạo ra cản trở, thân thể sẽ tạo ra chướng ngại - tất cả những thứ này sẽ xảy ra. Nhưng một khi con đường đúng đã được thấy thế thì cần có dũng cảm để ném bản thân bạn hoàn toàn, theo mọi khía cạnh, vào cuộc hành trình này. Thế thì ngồi lại sẽ không có tác dụng.
Nếu ngôi sao dẫn đường đã được thấy - dù nó có thể xa xôi đến đâu - nếu ngôi sao đã được thấy, thế thì lao tới cuộc hành trình đi. Và đừng bắt đầu nghĩ rằng bây giờ bạn đã bước một bước và bạn còn chưa đạt tới được ngôi sao, rằng bạn đã bước hai bước và bạn vẫn chưa tới được ngôi sao. Đừng bị bận tâm. Cho dù với hai bước này, bạn cũng đã tới gần hơn; hai bước này bạn đã qua không phải là điều nhỏ. Có nhiều người đơn giản ngồi lì đấy suốt cả đời; họ thậm chí chưa buồn đứng dậy, họ đơn giản đã quên mất rằng người ta thậm chí còn phải đứng lên, rằng người ta thậm chí còn phải bước.
Phật đã nói, cứ bước đi. Không có bận tâm về những sai lầm bạn có thể phạm phải. Rằng bạn bước đi là đủ. Bạn đã bước đi, bạn đã phạm sai lầm, chúng ta sẽ sửa chúng. Bạn đi lạc lối - đừng lo, ít nhất chân bạn cũng đã làm chuyển động nào đó. Hôm nay bạn lạc đường, ngày mai bạn sẽ quay lại theo đường đúng. Phật nói, chỉ có một sai lầm và đó là việc bạn không bước chút nào mà cứ tiếp tục ngồi lì đấy.
Mặc dầu người ngồi đấy không bao giờ phạm phải sai lầm nào. Làm sao người ta có thể phạm phải sai lầm khi chỉ ngồi lì một chỗ? Trong thế giới này sai lầm bị mắc phải bởi những người chuyển động, những người làm cái gì đó.
Làm sao những người không làm gì và những người chỉ ngồi đấy phạm phải sai lầm được? Họ là những người tuyệt đối không sai lầm. Nhưng chỉ có một sai lầm thực duy nhất trong thế giới này là cứ ngồi yên một chỗ.
Đứng dậy và đi vào cuộc hành trình của điều cảm thấy là đúng đi. Cho dù nó tỏ ra sai vào ngày mai, ít nhất vẫn có một điều lợi, là bạn đã học bước đi. Và một khi bạn đã học bước đi, ngày mai hướng đúng cũng có thể được tìm thấy. Hướng đi không phải là điều thực, cái thực là khả năng đi, năng lực bước đi.
Nididhyasan, hấp thu, là nỗ lực để trở nên hoà hợp. Nó là một từ kì diệu.
Việc thiết lập tâm trí ông trong ý nghĩa không thể nghi ngờ được đạt tới được qua việc lắng nghe và suy tư này, việc làm hoà hợp với nó là nididhyasan, hấp thu.
Bây giờ tâm trí chúng ta nên trở nên hoà hợp với bất kì cái gì đã được hiểu thông qua lắng nghe. Không nên vẫn còn như một thoáng nhìn, nó nên trở thành toàn bộ tâm trí của chúng ta. Nó không nên còn lại là một ý nghĩ trong nhiều ý nghĩ, nó nên trở thành chính tâm trí chúng ta.
Chẳng hạn, một người nhân tính chất sannyas, người từ bỏ. Bây giờ tính chất sannyas có thể được nhận khi nó là quyết định trí tuệ, ý tưởng; nó dường như đúng, nó có nghĩa - cho nên người ta lấy tính chất sannyas. Nhưng nó vẫn chỉ là một ý nghĩ trong tâm trí, cũng như có hàng nghìn ý nghĩ khác, cho nên chưa hoà hợp nào sẽ được sinh ra. Dần dần, dần dần mầu sắc của cái đã đi vào người ta như một ý nghĩ riêng lẻ sẽ lan trên mọi ý nghĩ.
Điều được ngụ ý trong việc nói lan rộng trên tất cả các ý nghĩ là ở chỗ ngay cả trong khi ăn bữa ăn... cũng phải có khác biệt nổi bật giữa một sannyasin ăn và một phàm nhân ăn. Cái đượm mầu của sannyas thậm chí còn phải lan rộng trên hành động ăn. Sannyasin phải ăn theo cách dường như là người đó không ăn, sannyasin phải bước đi theo cách dường như người đó không bước đi, sannyasin phải đứng dậy dường như là người đó không đứng dậy; người đó phải vứt bỏ mọi việc làm.
Một dạng của tính chất sannyas là điều được lấy ra theo con đường của ý nghĩ, và một dạng khác là khi toàn bộ cuộc đời người ta trở nên hoà hợp với nó; thế thì chính tâm trí này trở thành sannyasin.
Cho nên Phật đã nói, thậm chí khi một sannyasin ngủ... người ta phải có khả năng phân biệt được giữa một sannyasin ngủ và một phàm nhân ngủ. Chính phẩm chất, chính cách thức của giấc ngủ của một sannyasin phải thay đổi, bởi vì tâm trí của bất kì ai đã hoàn toàn được chuyển hoá, cái bóng của nó, cái đượm mầu của nó, cái rung động của nó phải lan rộng trên mọi hành động của người đó. Nó nhất định lan rộng.
Vậy hấp thu xuất hiện không phải như ý nghĩ mà như hoà hợp. Và...
Vứt bỏ thiền nhân và việc thiền tương ứng, khi cái được thiền, mục đích, vẫn còn là mục tiêu duy nhất và tâm trí trở thành tĩnh lặng như ngọn lửa đèn ở nơi không gió - điều này được gọi là samadhi, chứng ngộ.
Samadhi là việc xảy ra tối thượng. Ba điều đầu tiên là các bước hướng tới nó, bước thứ tư là bản thân samadhi. Bên ngoài điều đó thế giới từ ngữ không tồn tại. Bên ngoài điều đó không còn thế giới lời nói nữa. Chỉ tới samadhi không cái gì có thể được nói ra. Cái đó là ở ngoài lời nói, không cái gì đã bao giờ được nói về nó và không cái gì sẽ bao giờ được nói về nó.
Bất kì ai đứng tại cửa của samadhi đều đi tới thấy cái là vô hình, đi tới biết cái là không thể biết được, gặp cái mà không có nó cuộc đời là toàn khổ, toàn đau đớn, toàn tủi cực. Cái là không thể biết được trở thành được biết và cái là bí ẩn được hiển lộ ra và phơi ra. Mọi phức tạp vỡ tan, tâm thức trở thành một với chân lí trong bầu trời mở của nó.
Samadhi là cái gì đó đến sau hấp thu đối với người đã hoà hợp tâm trí mình với những lời phát biểu tối cao như Tattvamasi, “Cái đó là ngươi’, Aham Brahmasmi, ‘tôi là Brahman’, Soham, ‘ta là cái đó’. Người có tâm trí và hành vi đã trở thành sự diễn đạt của những lời phát biểu này, người trong những chuyển động của mình có giai điệu ‘Cái đó là ngươi’, người trong những chuyển động của mình có cử chỉ và chỉ dẫn rằng người đó đang đi tới hoà hợp với Brahman - người như vậy có khả năng đạt tới samadhi.
Khi thiền nhân và việc thiền cả hai đều mất đi, chỉ còn cái được thiền, mục tiêu, còn lại - đây là samadhi.
Để chúng ta hiểu điều này. Có ba từ: thiền nhân, việc thiền và cái được thiền - mục tiêu. Chẳng hạn, ‘Cái đó là ngươi’ là mục đích, cái được thiền. Chúng ta đang cố gắng lĩnh hội lời phát biểu tối cao này. Đây là mục đích. Điều này đáng đạt tới, chỉ điều này xứng đáng đạt tới. Đây là mục đích, đây là đích đến cuối cùng. Thế thì ‘tôi’, thiền nhân, là người đang nghĩ về mục tiêu này, là người đang suy tư về mục tiêu này, người đang khao khát mục  tiêu này, người đang khát khao mục tiêu này; người đang hăm hở đạt tới mục đích này... Đây là tôi, thiền nhân - tâm thức chuyển hướng tới mục đích này. Và khi thiền nhân chạy xô về mục đích này, khi tất cả những việc chạy đua khác đều dừng lại và chỉ mỗi việc chạy này của tâm thức hướng tới mục đích này còn lại, điều này được gọi là việc thiền.
Khi mọi luồng tâm thức bắt đầu chảy hướng về mục đích thống nhất và không chảy tách bạch thành hàng chục luồng nữa, khi chúng được hội nhập thành một, khi tâm thức trở thành một luồng duy nhất và bắt đầu chảy hướng về mục đích, liên tục - bay thẳng tựa mũi tên - tâm thức này được gọi là việc thiền.
Samadhi - Upanishad nói rằng khi việc thiền chìm vào trong mục đích không để lại thậm chí một dấu vết của năng lượng sống lại sau, khi toàn bộ năng lượng và toàn bộ tâm thức của thiền nhân trở thành một với mục đích, khoảnh khắc tới khi thiền nhân thậm chí không nhận biết rằng ‘tôi đây’. Một khoảnh khắc tới khi thiền nhân thậm chí không nhận biết rằng việc thiền có đó, rằng chỉ có Tattvamasi, chỉ có mục đích, là còn lại. Trạng thái đó được gọi là samadhi, khi cả ba không có đó - thiền nhân, việc thiền và cái được thiền - khi không có cả ba mà chỉ cái một còn lại.
Để điều này được hiểu thêm một chút, bởi vì các bộ môn tâm linh khác nhau đã chọn lựa khác nhau về cái nào trong ba điều này cuối cùng cần phải còn lại.
Upanishad nói rằng cái được thiền, mục đích, nên còn lại; thiền nhân và việc thiền nên mất đi. Mahavira nói rằng thiền nhân nên còn lại, việc thiền và cái được thiền nên mất đi; chỉ còn linh hồn, ‘tôi’ thuần khiết nên còn lại. Điều ấy tất cả dường như mâu thuẫn. Sankhya, con đường bất nhị, nói cả thiền nhân và cái được thiền nên mất đi; chỉ có việc thiền là nên còn lại, chỉ có tâm thức là nên còn lại - chỉ nhận biết.
Dường như là cả ba cách quan niệm này là những phát biểu rất mâu thuẫn, nhưng chúng không mâu thuẫn nhau chút nào cả. Các học giả bao giờ cũng có những cuộc tranh cãi lớn, tranh cãi buồn cười. Họ đã từng tranh cãi kịch liệt, và những cuộc tranh cãi này nhất định nảy sinh. Những người chỉ hiểu lời sẽ tranh cãi rằng ba điều này là những phát biểu mâu thuẫn nhau.
Upanishad nói rằng chỉ cái được thiền là nên còn lại, ai đó khác nói thiền nhân nên còn lại, và rồi người nữa lại nói việc thiền nên còn lại. Thế thì thực sự samadhi là gì? Có samadhi của ba loại không? Hơn nữa, nếu samadhi là khi chỉ có mục đích, cái được thiền còn lại, thế thì làm sao cái đó có thể là samadhi khi chỉ có thiền nhân còn lại? Cho nên điều đó sẽ phải được quyết định xem cái nào là samadhi đúng. Hai trong chúng sẽ sai, chỉ một cái có thể đúng.
Học giả sống theo lời, không theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm có hương vị hoàn toàn khác về nó: tất cả ba điều này là một và cùng một. Tại sao? Bởi vì có một điều rất thú vị về ba điều này, đó là khi bất kì hai trong ba điều này biến mất và chỉ một điều còn lại, thế thì tên cho điều còn lại là chất liệu bề ngoài đến mức bạn có thể tuỳ ý đặt tên cho nó.
Ngay bây giờ có ba điều này - thiền nhân, việc thiền và cái được thiền. Với người tìm kiếm, với người tìm kiếm đã tới trạng thái hấp thu, có ba điều này. Khi ba điều này biến mất và chỉ một điều còn lại, thế thì người đó chọn cho nó bất kì một cái tên nào trong ba điều đó. Chọn lựa này hoàn toàn mang tính cá nhân, nó không tạo ra khác biệt gì về cái tên nào bạn đặt ra cho nó. Nếu bạn muốn bạn có thể chọn thậm chí cái tên thứ tư cho nó. Nhiều người theo Upanishad thực ra đã cho nó cái tên là ‘cái thứ tư’; cho nên cả ba điều trước đều mất, không còn lại gì mà tranh cãi... Bởi vì nếu bất kì một trong ba điều đó được chọn, nếu hai điều bị vứt bỏ chỉ để giữ lại một điều, điều ấy có vẻ được thiên vị, cho nên họ gọi nó là turiya, cái thứ tư.
Họ không đặt cho nó một cái tên nào, chỉ gọi nó là ‘cái thứ tư’, cho nên không còn tranh cãi gì nảy sinh. Nhưng những người đang đi tìm tranh cãi không có vấn đề, họ nói rằng chỉ có ba điều này, điều thứ tư từ đâu tới? Cái nào là điều thứ tư này? Điều nào trong ba điều này là điều thứ tư? Hay tất cả ba điều này tan biến và cái thứ tư này là hoàn toàn khác với chúng, hay nó là tổ hợp của cả ba điều này? Điều thứ tư là gì?
Điều đó không tạo ra khác biệt gì - những người muốn tranh cãi, họ lấy ra bất kì cái gì để bắt đầu một luận cứ. Nhưng người quan tâm tới việc tìm kiếm thực sự, cuộc hành trình của người đó là khác toàn bộ.
Từ ba điều này, Upanishad đã chọn cái được thiền là cái còn lại; Mahavira chọn thiền nhân là cái còn lại; Sankhya, con đường của bất nhị, nói đó là việc thiền còn lại. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là cái tên.
Một điều là chắc chắn, rằng chỉ một trong ba là còn lại. Tên tất cả đều nhân tạo, bạn có thể cho nó bất kì cái tên nào. Chỉ nhớ một điều, là khi chỉ có một điều còn lại, có samadhi, chứng ngộ. Chừng nào vẫn còn lại hai điều biết rõ là cả ba điều vẫn còn đó, bởi vì chừng nào hai điều còn lại, điều thứ ba, gắn với chúng ở giữa, là điều phải có.
Một mình hai điều không thể còn lại, hai bao giờ cũng có nghĩa ba. Cho nên những người luôn luôn nghĩ theo kiểu toán học không gọi thế giới là dwaita, nhị nguyên, họ gọi nó là traita, tam nguyên, bởi vì khi có hai điều thứ ba nhất định có đấy, bằng không ai sẽ kết hợp hay phân tách hai điều này? Điều thứ ba trở thành không thể tránh khỏi khi đã có hai điều. Ba là cách thức của sự tồn tại.
Đây là lí do tại sao chúng ta đã tạo ra trimurti, bức tượng ba mặt biểu thị cho Brahma, Vishnu và Mahesh: đó là chỉ dẫn về bộ ba, rằng thế giới được tạo nên từ ba. Nhưng ba khuôn mặt là của cùng một người, chính là “cái thứ tư.” Bạn đi vào qua bất kì một trong ba khuôn mặt này và khi bạn đạt tới bên trong, ba khuôn mặt này không còn nữa. Nhưng người tìm kiếm sẽ chiêm ngưỡng khuôn mặt qua đó người đó đã vào. Một số người tìm kiếm có thể đi vào qua Brahman, một số qua Vishnu và một số qua Mahesh; mỗi người sẽ đặt tên cho kinh nghiệm theo khuôn mặt mà người đó đã đi vào. Cho nên người đó sẽ nói điều thứ tư phải là Vishnu hay Mahesh hay Brahma. Nhưng sau khi đạt tới bên trong, tất cả ba khuôn mặt đó đều mất. Không có chỗ bên trong, mọi thứ có đó là một.
Bộ ba này không chỉ là bức tượng, nó là kết luận của nỗ lực tối thượng của chúng ta trong việc tìm kiếm.
Ba là ở ngay trước bước nhảy chung cuộc; chúng vẫn còn đó - thiền nhân, việc thiền và cái được thiền. Và từ bất kì điều nào trong ba điều này đều tạo nên bước nhảy, mà một còn lại. Bất kì cái tên nào bạn muốn đặt cho nó, đấy là tuỳ bạn; tên không tạo ra bất kì cái gì khác biệt. Nếu bạn không muốn đặt tên cho nó, điều đấy là tuỳ bạn. Nếu bạn muốn gọi nó là ‘cái thứ tư’, càng hay. Nếu bạn không muốn gọi nó là gì và bạn còn im lặng, điều đó là tốt nhất.
Nghe: biến nghe thành lắng nghe. Nghĩ: biến suy nghĩ thành suy tư. Suy tư: đưa đến kết luận và để các kết luận trở nên được hấp thu, cho phép hoà hợp.
Và cho phép hoà hợp không đơn thuần là hoà hợp, để cho nó cuối cùng trở thành cái một.
Hiểu khác biệt này. Hoà hợp có nghĩa là hai vẫn còn; qua hài hoà, hoà hợp đã xảy ra giữa hai điều, vậy mà hai vẫn còn lại. Cái một nghĩa là hai mất đi và chỉ hài hoà còn lại.
Hoà hợp là hấp thu; cái một là samadhi, tỉnh thức.

0 Đánh giá

Ads Belove Post