Chương 5. Buông bỏ và bay

Chương 5. Buông bỏ và bay

Price:

Read more

Osho - Ngón tay chỉ trăng
Chương 5. Buông bỏ và bay


Chỉ người tự do khỏi nắm giữ vào bản ngã mới đạt tới tự tính. Do đó, trở nên trong sạch không tì vết tựa như trăng tròn, người ta trở nên cực lạc và tự toả sáng.
Dừng cảm giác làm, mọi lo âu dừng. Dừng lo âu, mọi ham muốn dừng. Dừng các ham muốn là giải phóng - và điều này được gọi là jivanamukti, giải thoát trong khi sống.
Thấy tất cả, mọi nơi, theo mọi hướng, như Brahman, thực tại tuyệt đối - với chín muồi của cảm giác thiện chí như thế mà ham muốn dừng lại. Chớ bao giờ lãng quên lòng trung thành của ông với Brahman, thực tại tuyệt đối, bởi vì đó là cái chết duy nhất, những người đã bắt rễ chắc vào Brahman nói.
Dù có bị gạt sang bên, tảo vẫn không mất thời gian để phủ kín lại mặt nước. Tương tự, nếu người trí huệ đi chệch lòng trung thành với Brahman dù chỉ một thoáng chốc, ảo giác bao phủ người đó.
Chân lí rất sâu sắc được khải lộ trong điều này. Bản ngã đã không bắt giữ bạn, chính bạn đã bắt giữ bản ngã. Thế giới không bắt giữ bạn, chính bạn đã bắt giữ thế giới. Đau khổ không níu bám lấy bạn, chúng là chính sáng tạo riêng của bạn. Đau khổ không săn đuổi bạn, chúng không lấy quyết tâm nào để gây cho bạn rắc rối; chúng đến với bạn chỉ do lời mời của bạn.
Thông thường chúng ta không nghĩ theo cách này. Chúng ta nghĩ: Sao có những đau khổ này? Sao có những thống khổ trần gian này? Sao có vòng sinh tử? Tại sao bản ngã này dằn vặt tôi? Làm sao được tự do với nó? Thường xuyên ý nghĩ này chạy bên trong chúng ta: Làm sao được tự do với nó? Lúc này lúc khác tất cả các bạn đã từng đương đầu với câu hỏi này - làm sao được tự do với nó? - bằng không thì đã không thể nào có khả năng cho bạn đến đây.
Nhưng bản kinh này còn làm bạn thất vọng nhiều hơn, bởi vì nó nói chính câu hỏi trở nên tự do không nảy sinh bởi vì bản ngã không níu bám bạn, thế gian không ngăn trở bạn theo bất kì cách nào; sinh thành của bạn không gợi tới bạn, nó tất cả là do ý chí của riêng bạn. Cho nên hỏi “Làm sao thoát khỏi mọi thứ này?” là sai. Điều đúng cần phải hỏi là, "Làm thế nào, theo cách thức nào và với thủ thuật nào mà tôi vẫn đang níu bám vào mọi khốn khổ và rắc rối này?”
Nhưng kinh này sẽ làm bạn thất vọng lớn, bởi vì nó nói chính câu hỏi trở thành tự do không nảy sinh bởi vì bản ngã không nắm giữ bạn, thế giới không dừng bạn lại theo bất kì cách nào; việc sinh của bạn đã không cầu khẩn tới bạn, nó tất cả đều do ý chí riêng của bạn. Cho nên hỏi, "Làm sao được tự do với mọi điều này?" là sai. Điều đúng phải hỏi là, "Làm sao, bằng cách nào và với thủ thuật nào, tôi đang ôm giữ tất cả những khổ cực và rắc rối này?"
Người ta không nên nêu ra câu hỏi về việc trở nên tự do với mọi điều này. Câu hỏi nên là: Phương pháp luận của chúng ta là gì, mẫu hình nào mà theo đó chúng ta cứ ôm giữ lấy đau khổ? Chúng ta cứ bắt giữ đau khổ, và với tay riêng của mình, chúng ta cứ áp đặt lên bản thân mình nhiều thế gian hơn, nhiều sinh thành hơn, nhiều tái sinh hơn. Câu hỏi nên là: Tại sao chúng ta cứ tạo ra những mở rộng mới và bầu trời các ham muốn? Đây là điều cần được hiểu.
Điều này có nhiều nghĩa được ngụ ý. Một nghĩa sẽ là ở chỗ giải thoát không phải là thành đạt nào đó cần được đạt tới. Thế gian chắc chắn sẽ mất đi, nhưng giải thoát không được đạt tới. Nếu bạn sẵn sàng vứt bỏ thế gian, thế thì bạn sẽ thấy rằng giải thoát của bạn đã là hoàn cảnh rồi. Bạn đã tự do, nhưng bạn đã xoay xở để vẫn còn trong tù túng qua việc tự lừa mình.
Nếu bạn thấy cách vẹt bị bắt trong rừng bạn sẽ hiểu. Một chiếc dây thừng được buộc qua hai cọc đỡ. Khoảnh khắc vẹt bay tới và đậu lên dây thừng, nó lập tức bị treo lộn ngược bởi vì dây thừng đã xoay do sức nặng của nó. Bây giờ con vẹt cảm thấy rằng nó bị bắt. Con vẹt bị treo lộn ngược cảm thấy rằng nó bị bắt, bị bắt thật tồi tệ; chân nó quắp vào dây, bây giờ không còn cách nào thoát nữa. Chính con vẹt càng bám chặt vào sợi dây, dây không giữ nó chút nào. Nhưng cái mà vẹt cảm thấy cũng dường như logic: “Dây treo ngược mình thì chắc phải giữ chặt mình rồi, nó phải giữ chắc mình!”
Cho nên vẹt ta cứ thế mà bị treo ở đó. Nó cố gắng đủ mọi cách để đứng thẳng dậy để có thể bay được, nhưng nó không thể nào xoay xở làm điều đó được bởi vì sợi dây rất nhẹ so với trọng lượng con vẹt - cho nên dù nó cố gắng đến đâu, nó bao giờ cũng đung đưa lại vị trí lộn ngược. Do vậy, nó càng cố gắng, nó càng bị thuyết phục là nó không còn cách nào để thoát được.
Nếu con vẹt có thể hiểu, nó có thể không giữ dây nữa và bay ngay cùng khoảnh khắc đó. Nhưng trước hết nó cứ cố ngoi về vị trí thẳng đứng. Thậm chí nếu nó bỏ việc giữ dây trong trạng thái lộn ngược, nó có thể bay xa bởi vì dây đâu có bắt giữ nó. Nhưng con vẹt chưa bao giờ bay ở vị trí đầu lộn ngược xuống đất; bất kì khi nào bay nó đều bay ở vị trí đứng thẳng. Nó chỉ biết mỗi một cách bay. Nó nghĩ rằng có lẽ việc bay có mối nối không tránh khỏi nào đó với việc đứng thẳng trên hai chân.
Làm sao để con vẹt bị treo ngược ấy hiểu rằng nó cũng có thể bay được ngay ở đây và bây giờ, và rằng nó không bị bắt chút nào? Nhưng bởi vì nó đang bị treo ngược nên nó sợ rằng nếu nó bỏ sợi dây, nó sẽ bị ngã xuống đất và chết. Cho nên nó bám chặt vào sợi dây. Và rồi dù mãi lâu sau người bẫy vẹt mới tới, người đó sẽ thấy con vẹt đang bị treo ở đó.
Tân thức con người ít nhiều ở trong cùng tình huống này. Không ai bắt giữ bạn. Ai quan tâm tới việc bắt giữ bạn? Thế gian này không quan tâm gì tới việc nắm giữ bạn đâu. Cái gì có thể là mục đích, điều thế gian này thành đạt được qua việc nắm giữ bạn? Không, không ai quan tâm tới việc nắm giữ bạn cả. Bạn đã nắm giữ bản thân mình. Nhưng có những ảo tưởng cho bạn ý tưởng rằng bạn bị người khác nắm giữ.
Ảo tưởng lớn nhất là ở chỗ bạn nghĩ bản thân mình giá trị đến mức toàn thế giới đều quan tâm tới việc bắt giữ bạn. Đây là tính chất bản ngã cảm thấy rằng mọi khổ đều đang đổ dồn về mỗi bạn; rằng biết bao nhiêu khổ chú ý thế tới bạn; rằng mọi địa ngục đều được tạo ra cho bạn - chúng tất cả chỉ dành cho bạn, và bạn ngồi ở trung tâm! Dường như toàn bộ bố trí vũ trụ này vận hành vì bạn - và bạn không là gì ngoài con vẹt bị treo ngược trên dây! Nhưng lí do cho việc tạo ra ảo tưởng này ít nhiều cũng giống như lí do cho con vẹt.
Ngay khi đứa trẻ con người được sinh ra, nhiều biến cố bi kịch đã xảy ra bên cạnh. Chúng là cần thiết, đó là lí do tại sao chúng xảy ra. Đứa trẻ con người được sinh ra là kẻ không tự lo liệu được nhất trong tất cả các con vật trong thế giới này. Con của loài vật khác được sinh ra dều tự lo liệu được cho chúng. Con của các loài vật khác đều có thể bước đi, chạy và có thể bắt đầu đi tìm thức ăn ngay khi chúng được sinh ra, nhưng con của con người  sẽ  cần  hai  mươi nhăm năm sau khi sinh mới sẵn sàng đi tìm thức ăn riêng. Những hai mươi nhăm năm!
Con của con người là yếu đuối nhất trong tất cả các loài vật. Các nhà sinh vật nói rằng cái gì đó đã sai ở đâu đó. Họ nói rằng để có sinh thành chín muồi, con của con người nên còn trong bụng mẹ hai mươi mốt tháng. Nhưng phụ nữ con người lại yếu đuối, cô ấy không thể giữ được đứa trẻ lâu đến thế trong bụng. Do vậy theo một số nhà sinh vật, toàn bộ loài người đều bị đẻ non. Không đứa trẻ con người nào được sinh ra đã phát triển đầy đủ, tất cả đều mới phát triển có một phần. Ngược lại, con của mọi loài vật khác sinh ra đều phát triển đầy đủ.
Nhưng với đứa trẻ con người, việc sinh ra mới phát triển một phần này vừa là ân huệ mà cũng vừa là tai ương. Trong thế giới này chẳng cái gì là một mặt, bao giờ cũng có hai mặt cho mọi thứ. Điều không may là đứa trẻ con người yếu đuối, nhưng đây cũng là ân huệ bởi vì do cái yếu đuối đó mà con người trở thành cao siêu hơn mọi con vật khác. Có một số lí do sâu sắc cho điều đó. Bởi vì đứa con của con người được sinh ra rất yếu ớt - nó cần có trợ giúp lớn lao, bằng không nó không thể tồn tại được - chỉ để cung cấp sự trợ giúp đó mà đơn vị ‘gia đình’ đi vào sự tồn tại; bằng không thì không cần đến gia đình làm gì. Trong loài vật không có đời sống gia đình bởi vì điều đó không cần thiết. Đứa trẻ con người sẽ chết nếu không có gia đình; do đó phải có người mẹ, người bố rồi cả thể chế thiêng liêng về gia đình. Tất cả những điều đó được sinh ra do cái yếu đuối của đứa trẻ.
Trên cơ sở gia đình, xã hội, dân tộc, toàn bộ mạng lưới nền văn minh cũng ra đời. Và bởi vì đứa trẻ con người được sinh ra không tự lo liệu lấy cho mình được, cho nên nó không có bản năng cơ bản. Con của các loài vật được sinh và nó tới với thông minh - đủ cho nó sống cuộc đời nó. Nhưng con của con người không tới với thông minh như thế; nếu chúng ta bỏ mặc nó không để ý tới nó sẽ chết. Không có cách nào cho nó sống sót. Đây là lí do tại sao đứa trẻ con người phải được huấn luyện.
Không con của loài vật nào cần huấn luyện. Đứa trẻ con người cần dạy dỗ. Nó không tới mà được chuẩn bị với cái gì, mọi thứ đều phải được dạy. Do đó có trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Đây là những thể chế được sinh ra là do cái yếu ớt của con người. Chúng ta phải truyền đạt tất cả qua giáo dục, mọi thứ; hết thứ nọ đến thứ kia cần được dạy. Nỗ lực lớn đã được thực hiện, vậy mà vẫn không có chắc chắn là đứa trẻ sẽ học! Do vậy mọi thu xếp về giáo dục và ước định đã được phát triển bởi vì cái yếu ớt này của đứa trẻ con người. Kinh này có mối quan hệ nào đó với thực tại này.
Bởi vì đứa trẻ không tự lo liệu được, bố mẹ phải chú ý nhiều tới nó. Bởi vì chú ý này đứa trẻ cảm thấy, “mình là trung tâm của thế giới, toàn thế giới xoay quanh mình.” Đứa trẻ khóc một chút và mẹ nó chạy tới. Đứa trẻ hơi ốm và bố nó lập tức chăm sóc cùng với bác sĩ. Đứa nhỏ biết rằng mọi thứ đều chuyển động với mệnh lệnh chút xíu của nó. Hơi chút tiếng động, hơi kêu khóc, hơi tỏ ra trục trặc là đã lôi kéo cả nhà vào phục vụ nó. Và với đứa trẻ, gia đình là cả thế giới; nó không biết thế giới khác. Cho nên một ảo tưởng tự nhiên được tạo ra trong tâm trí của đứa trẻ rằng, “mình là trung tâm của thế giới, mọi thu xếp đều chỉ là cho mình; mọi thứ đang xảy ra chỉ là cho mình, mọi người đều quan tâm tới mình.”
Ảo tưởng này lắng sâu trong chúng ta, và thế thì với phần còn lại cuộc mình chúng ta cứ sống với giả định rằng chúng ta là trung tâm. Điều này đưa đến đau đớn cực kì lớn; đó là lí do tại sao bản ngã tổn thương - bởi vì điều đó không đúng, bạn không là trung tâm của thế giới. Thế giới diễn ra rất hạnh phúc không có bạn. Nó không gặp chướng ngại chút nào bởi vì sự vắng mặt của bạn. Nhưng ở đâu đó, trong một góc nào đó của tâm trí bạn, bạn vẫn cứ cảm thấy, “mình là trung tâm.” Và bạn bao giờ cũng chờ đợi cho thế giới chấp nhận rằng bạn là trung tâm. Đây chính là tìm kiếm của bản ngã.
Kinh này nói: Chỉ người tự do khỏi nắm giữ vào bản ngã... người được chuẩn bị để từ bỏ khái niệm bản ngã điều đã lớn lên và ăn sâu từ thời trẻ thơ... đạt tới tự tính.
Điều này là không tránh khỏi; việc tạo ra bản ngã ngay từ lúc sinh của đứa trẻ là điều không tránh khỏi. Đây là điều xấu không tránh khỏi. Nhưng bị mắc kẹt ở đó và không đi tiếp sẽ phá huỷ toàn thể cuộc đời chúng ta, bởi vì thế thì chúng ta vẫn còn bị tước đoạt việc biết thực thể đang ẩn kín bên trong chúng ta. Chúng ta sẽ có khả năng biết được nó chỉ khi chúng ta vứt bỏ bản ngã của mình. Tại sao? Tại sao trong tôn giáo có nhấn mạnh nhiều đến thế vào việc vứt bỏ bản ngã? Nhấn mạnh là bởi vì người cảm thấy rằng mình là trung tâm của thế giới vẫn còn bị tước đoạt việc biết về trung tâm riêng của mình. Người đó sống với việc tin vào một trung tâm giả là trung tâm của mình. Người tin rằng mình là trung tâm trong con mắt của người khác không bao giờ bận tâm tới việc tìm kiếm xem liệu người đó thực ra có bất kì trung tâm nào của riêng mình không, và do vậy một trung tâm giả được sinh ra. Trung tâm giả này phụ thuộc vào người khác, và do đó người ta chỉ thu được bất hạnh từ bản ngã.
Khi bạn nói, “Bạn là người tốt,” bạn đang làm tăng cường bản ngã của tôi. Ngày mai nếu bạn nói, “Không, điều ấy là sai lầm, bạn không phải là người tốt,” thế thì bạn vừa rút đi viên gạch bạn đã cho bản ngã tôi mượn mà tôi xây dựng lâu đài từ viên gạch đó; thế thì nó đi tới bờ sụp đổ.
Bản ngã được tạo ra qua mắt kẻ khác, qua ý tưởng của người khác; bản ngã là phụ thuộc vào người khác. Và nhớ lấy, bất kì cái gì phụ thuộc vào người khác đều không thể là trung tâm của bạn được. Cho nên chúng ta lo lắng quá nhiều về ai nói gì, ai nói điều tốt về chúng ta và ai nói điều xấu về chúng ta.
Một người bạn vừa tới tôi nói, “Đây là vấn đề của tôi”... người đó đang hiện diện ở đây. Người đó nói, “Đây là chính vấn đề của tôi, rằng ai đó nói điều gì đó, một điều nhỏ nhặt, một điều hoàn toàn không có ý nghĩa, và tôi bị tổn thương tới mức tôi không thể ngủ được cả đêm.” Chẳng hạn, người đó nói, “Tôi mới ra tiệm mua vài thứ đồ. Tôi muốn mua một thứ nào đó, nhưng tôi không thích cái mà người chủ tiệm chỉ cho tôi. Người chủ tiệm nói, ‘Bỏ lại cái đó đi. Tôi biết khi lần đầu tiên tôi nhìn khuôn mặt anh là anh sẽ không mua thứ gì đâu.’ Tôi không thể ngủ được cả đêm đó, cố gắng tìm ra tại sao người chủ tiệm nói như thế.”
Bản ngã chúng ta phụ thuộc vào điều người khác nói. Mọi người xung quanh chúng ta hoặc đóng góp cho bản ngã của chúng ta hoặc họ lấy đi cái gì đó từ nó. Đây là lí do tại sao toàn bộ thời gian chúng ta chỉ bận tâm tới điều mọi người nói hay nghĩ về chúng ta. Đấy là vốn của chúng ta. Thu thập ý kiến người khác đóng góp cho tự hào của ta - nhưng cái gì là tính tin cậy trong ý kiến người khác? Ý kiến của họ là trong tay họ. Hôm nay họ có thể nghiêng về thiện cảm với chúng ta, ngày mai họ có thể không. Hôm nay họ có thể có ý kiến tốt về chúng ta, ngày mai họ lại có thể có ý kiến xấu - và họ có động cơ riêng của họ.
Người chủ tiệm kia có động cơ riêng của ông ta. Ông ta đánh vào bản ngã. Bây giờ hai điều có thể xảy ra qua nó. Một là ở chỗ người đàn ông này có thể mua hàng, chỉ để giữ thể diện chứ không vì cái gì khác. Và như thế thì sẽ tốt hơn nếu người đó mua hàng bởi vì ít nhất thì người đó cũng cứu mình khỏi cả đêm mất ngủ. Nhưng rồi lo âu khác lại nắm bắt tâm trí: “Sao mình mua quần áo mà mình không thích?” Và tất cả các bạn đều đã mua nhiều thứ mà bạn chẳng bao giờ muốn mua, nhưng nhiều cơ hội bản ngã của bạn thúc giục bạn mua.
Ở phương Tây, anh bán hàng đang dần bị thay thế trong các cửa hàng bởi cô bán hàng. Bây giờ không còn anh bán hàng nữa, chỉ còn cô bán hàng! Bây giờ không còn ý nghĩa gì mấy khi giữ việc dùng từ anh bán hàng. Khi một khách hàng nam vào tiệm mua đôi giầy và một cô bán hàng xinh đẹp tiến lại gần anh ta, thử đi đôi giầy vào chân anh ta bằng chính tay cô ấy, buộc dây giầy cẩn thận và mỉm cười nói thêm, “Đẹp quá! Đôi này trông đẹp trên chân anh thế,” bây giờ dù đôi giầy có bó chân thế nào anh ta cũng buộc phải mua chúng. Anh ta sẽ phải mua chúng. Bây giờ không còn là vấn đề của giầy nữa, bây giờ bạn đang mua cái gì đó khác, giầy chỉ là cái cớ.
Tất cả chúng ta đều đã mua nhiều thứ mà chúng ta chưa bao giờ muốn. Toàn bộ cuộc đời ta cũng tựa như bộ sưu tập những thứ đồ, và bản ngã chính là tổng tập của những cái này. Chúng ta đã đánh cắp ánh mắt của người khác, gắn tất cả lại và cái đó trở thành ánh sáng lập loè của mình. Nhưng người khác bao giờ cũng là chủ, bất kì ngày nào họ muốn họ đều có thể kéo lại sự hỗ trợ đó.
Ngay cả người lãnh đạo lớn nhất cũng không lớn hơn những người đi theo người đó. Người đó không thể lớn hơn được, bởi vì toàn bộ quyền lãnh đạo của người đó là trong tay của người khác. Hôm nay họ cho nó, ngày mai họ có thể lấy nó đi.
Do đó, người lãnh đạo dù có thể lớn đến đâu, người đó vẫn là người theo sau của những người theo sau mình. Người đó phải theo sau họ. Người đó phải quan sát xem những người theo sau đang định đi hướng nào, thế rồi người đó chạy ra và đứng trước họ. Người đó phải đánh dấu hướng gió, hướng của những người đi theo mình, và toàn thể tri thức chuyên gia của người đó là chạy ngay và đứng trước. Và đây là lí do tại sao, mọi lúc, mọi ngày, người lãnh đạo cứ thay đổi tuyên bố của mình. Người đó phải thay đổi. Đó là điều được gọi là tâm niệm về quan điểm của người theo sau. Bạn đã nhận được bản ngã của mình từ họ. Danh vọng, địa vị của bạn, mọi thứ bạn đều nhận được từ họ - tất cả nó đều được vay mượn. Và bất kì cái gì là của vay mượn, nó không phải là bạn. Bạn đã có đó trước khi tất cả những điều này được nhận. Khi cái chết chộp lấy mọi thứ này khỏi bạn, bạn vẫn sẽ có đó.
Bạn đã tạo ra một trung tâm giả, và nếu bạn đã coi bản thân mình là trung tâm này, thế thì tại sao bạn đi tìm trung tâm thực của mình? Bạn đã coi là đương nhiên rằng đây là trung tâm thực.
Cái gì là hình ảnh của bạn trong con mắt riêng của mình? Nó là hình ảnh được tạo ra bởi người khác. Chính người khác đã tạo ra nó - ai đó đã cho nó mầu sắc, ai đó đã vẽ mắt của nó, ai đó đã vẽ chân, và đó là tất cả những cái gì bạn là. Nhưng đây chỉ là hình ảnh trên giấy, một cơn mưa rào nhỏ sẽ xoá sạch mọi mầu sắc của nó. Nhưng tình huống này sinh ra từ cái không tránh khỏi của cuộc sống.
Các nhà tâm lí nói rằng đứa trẻ đầu tiên trở nên nhận biết về người khác, không phải về bản thân nó.  Một cách tự nhiên, khi đưa trẻ mở mắt, nó thấy mẹ nó. Làm sao nó có thể thấy bản thân nó được? Người khác, ‘bạn’, được thấy, không phải cái ‘tôi’. Dần dần hiểu biết của nó rộng ra. Nó thấy bố nó, anh nó, chị nó và gia đình, và theo cách này nó dần dần học cách kinh nghiệm người khác. Và chính trong tương phản và mối quan hệ với người khác này mà nó bắt đầu kinh nghiệm cái ‘tôi’ của nó.
Điều rất thú vị cần lưu ý là việc kinh nghiệm cái ‘tôi’ không phải là đầu tiên. Tôi hiện hữu, nhưng tôi không kinh nghiệm bản thân tôi trước hết, tôi kinh nghiệm người khác trước hết. Một cách tự nhiên khi tôi kinh nghiệm người khác trước hết, thế thì cái ‘tôi’ mà tôi sẽ tạo ra sẽ phải dựa trên ý kiến của những người khác này.
Do đó, các nhà tâm lí nói, đứa trẻ đã nhận được tình yêu từ người mẹ và người bố và đã nhận được cách ca ngợi của gia đình thì cũng có cảm giác về tự ái. Nhưng một đứa trẻ không nhận được tình yêu nào từ bố mẹ, không nhận được ca ngợi từ gia đình - một loại nhân cách đáng khinh sẽ phát triển trong nó, bởi vì nếu mọi người mà qua họ đứa trẻ trước hết trở nên nhận biết về cái ‘tôi’ của mình không diễn tả vui vẻ và hạnh phúc về nó, cái ‘tôi’ của đứa trẻ đó trở nên nghèo nàn và thiếu thốn mãi mãi. Nó đã không nhận được chất nuôi dưỡng.
Các nhà tâm lí nói rằng cái gì đó đã bị mất đi trong đứa trẻ lớn lên thiếu vắng người mẹ, và điều này có thể không bao giờ bù đắp được bởi vì chính kinh nghiệm đầu tiên của đứa trẻ về cái ‘tôi’ vẫn còn bị què quặt. Người mà từ người đó cái hiểu đầu tiên về ‘tôi là ai’ được sinh ra, cái ‘bạn’ mà từ người đó lần đầu tiên thoáng nhìn về cái ‘tôi’ xảy tới đã không bao giờ có đó để cho những cái  thoáng  nhìn này. Người đó không bao giờ có đó để phản ánh những kinh nghiệm về nhân phẩm, kính trọng, tự hào, danh dự và tình yêu.
Nếu người mẹ không hớn hở trong bản thân mình khi sinh nở đứa con, nếu người mẹ không tràn ngập trong vui vẻ và nếu toàn bộ con người của người mẹ không rung lên vì xúc động thế thì cái ‘tôi’ của đứa trẻ đặc biệt đó sẽ vẫn còn bị què quặt mãi mãi. Nó sẽ đau khổ nhiều. Nó sẽ phải tìm nạng. Nó sẽ gặp rất khó khăn.
Chúng ta thu được kinh nghiệm đầu tiên về cái ‘tôi’ từ người khác, và chúng ta tiếp tục nhận được nó từ người khác từ đầu tới cuối. Dần dần, dần dần chúng ta tích luỹ ý kiến, chấp thuận, chứng nhận, quan điểm của người khác, uy tín và kính trọng từ xã hội. Trên trung tâm giả này chúng ta vẫn còn treo đấy, trong khi trung tâm thực của chúng ta bị ẩn kín đằng sau nó.
Cái ‘bạn’ không thể là cái đầu tiên, cái ‘tôi’ mới là cái đầu tiên - đó là vấn đề khác mà chúng ta đi tới biết nó mãi về sau. Khi đứa trẻ được sinh ra, nó được sinh ra với cái ‘tôi’ của nó, với linh hồn của nó. Nhưng trung tâm đó vẫn còn bị giấu kín và một trung tâm mới khác được tạo ra. Thế rồi chúng ta bám vào trung tâm mới này. Chúng ta làm như vậy bởi vì chúng ta không biết bất kì trung tâm nào khác, và chúng  ta  sợ  rằng  nếu  chúng  ta  buông  bỏ  trung  tâm  này, chúng ta có thể bị treo lơ lửng trong không trung, và nếu chúng ta không chăm nom chúng ta có thể bị mất. Chúng ta sợ rằng mọi thứ có thể bị đảo lộn, hỗn độn. Do đó chúng ta nắm giữ chắc vào nó tựa như con vẹt bám chặt vào sợi dây thừng, bởi vì nó sợ rằng nó có thể bị ngã xuống và bị thương.
Chúng ta cũng cứ bám vào cái ‘tôi’ này bởi vì chúng ta không thấy bất kì cái gì khác có thể được giữ để đỡ cho ta. Chúng ta đi dựa trên hỗ trợ của nó và giữ chặt để nó không tuột khỏi bám giữ của chúng ta. Điều này đem đến khổ sở bởi vì nó không phải là trung tâm thực.
Tình huống này của chúng ta tựa như một người được sinh ra với một kho báu, nhưng nghĩ lầm là kho báu bị chôn vùi trong mương và cứ thế mà đào bới tìm kiếm nó một cách không kết quả. Trung tâm thực của chúng ta là hoàng đế; linh hồn của chúng ta là phúc lạc cực kì  và  là  kho  báu. Nhưng cái ‘tôi’ này là con mương giả mà, dù chúng ta có đào bao nhiêu đi chăng nữa, chúng ta cũng không tìm thấy kho báu ở đâu cả. Đào bới ở đó chúng ta không bao giờ đạt tới tự tính của mình. Do đó kinh này nói:
Chỉ người tự do khỏi nắm giữ vào bản ngã mới đạt tới tự tính.
Thế thì cái gì cần được làm?
Gurdjieff là một nhà huyền môn xuất chúng. Khi bà của ông ấy đang trên giường chờ chết ông ấy đã hỏi bà ấy, “Bà có kinh nghiệm sống nào và kết luận nào mà bà coi là đáng truyền cho cháu không?”
Thế rồi bà của ông ấy nói một điều rất lạ với ông ấy. Bà nói, “Nếu cháu có thể nhớ được một điều trong suốt cuộc đời cháu điều đó sẽ có tác dụng. Đó là: đừng bao giờ làm bất kì cái gì như người khác làm nó - đừng bao giờ làm bất kì việc gì như người khác làm nó, bao giờ cũng cố làm nó theo cách khác.” Gurdjieff sau đó đã phát triển cả một triết lí xoay quanh điều này và đã phát biểu “luật của cái ngược lại” - bao giờ cũng làm những việc khác với người khác.
Gurdjieff đã làm nỗ lực lớn để áp dụng lời khuyên này và một con người duy nhất đã được sinh ra trong ông ấy, bởi vì không làm bất kì điều gì như người khác làm đem lại vô vàn kết quả. Kết quả đầu tiên là ở chỗ, vì bản ngã của người ta chỉ được nuôi dưỡng khi người ta làm mọi việc theo cách người khác làm chúng, một cách tự nhiên sẽ không có gì nuôi dưỡng cho bản ngã của bạn. Ngược lại, mọi người sẽ cười bạn.
Gurdjieff đã nói, “Bà tôi đã bảo tôi, ‘Bà gần chết rồi và bà sẽ không bao giờ biết được liệu cháu có theo lời khuyên của bà hay không. Cho nên cháu làm thử cho bà xem trước khi bà chết.’ Và quả táo có đó ngay gần giường bà; bà đưa quả táo đó cho tôi và bảo tôi ăn nó, nhưng phải chắc rằng tôi không ăn nó theo cách như mọi người vẫn làm.”
Đứa trẻ Gurdjieff này phải đã thấy bản thân mình trong khó khăn lớn: phải làm gì? Nhưng trẻ con đầy sáng tạo. Nếu bố mẹ không giết chết tính sáng tạo của chúng hoàn toàn, sẽ có nhiều nhà phát minh trên thế giới. Nhưng phát minh dường như nguy hiểm, bởi vì bất kì cái gì mới đều đem đến không dễ chịu.
Gurdjieff cầm lấy quả táo và đưa nó lên gần tai, trước hết cậu cố gắng nghe nó, rồi đưa nó lại gần mắt để nhìn, cậu hôn nó và chạm vào nó bằng đôi mắt nhắm kín, rồi nhảy múa trong khi vẫn giữ quả táo trong tay, nhảy nhót và chạy, và rồi cậu ăn quả táo. Bà của cậu nói, “Bà hài lòng lắm.”
“Sau đó,” Gurdjieff nói, “điều này trở thành một nguyên tắc trong đời tôi - không làm bất kì điều gì theo cách như người khác làm mà đem cái độc đáo nào đó của riêng tôi vào nó.” Mọi người hay cười ông ấy và gọi ông ấy là điên. Họ sẽ nói, “Không biết loại người gì thế này? Ông ta làm gì đây - nghe quả táo bằng tai sao?”
Gurdjieff nói, “Tôi đã không nhận ra điều đó đâu, nhưng kết quả khác là ở chỗ tôi không còn lo nghĩ về người khác nữa. Điều người khác nói hay ý kiến của họ về tôi thế nào, hay họ nghĩ gì về tôi - mối bận tâm này đơn giản bị vứt bỏ. Tôi trở thành một mình, tuyệt đối một mình trên thế gian này. Bởi điều này,” Gurdjieff viết thêm, “tôi đã không phải trải qua đau khổ mà mọi người khác trải qua. Không trung tâm giả nào đã bao giờ được tạo ra trong tôi và tôi chưa bao giờ phải làm nỗ lực nào để phá huỷ bản ngã của mình. Nó chưa bao giờ hình thành ngay chỗ đầu tiên.”
Cái gì cần được làm? Vứt bỏ bận tâm về người khác. Tôi quan sát các bạn sáng nay khi các bạn thiền. Các bạn thiền, nhưng một ý tưởng vẫn còn lẩn quất, “Ai đó phải đang quan sát mình... người khác sẽ nói gì?”
Mới hôm nay một người bạn tới tôi. Người đó nói, “Bất kì điều gì thầy nói, tôi sẽ làm nó một mình. Nhưng làm ở đây trước bao nhiêu người thế này...” Sẽ không ích lợi gì mà làm nó một mình đâu. Sẽ không ích lợi gì đâu, bởi vì ích lợi của thiền là đa chiều. Dũng cảm của bạn để phát điên trước bao nhiên người thế này đơn thuần đánh gục bản ngã bạn. Hành vi kiểu trẻ con của bạn trước bao nhiêu người thế này bỗng nhiên loại bỏ bạn ra khỏi bản ngã của mình và ném bạn về trung tâm của bạn. Điều này sẽ không xảy ra trong sự một mình của bạn. Trong một mình, mọi người đều là ca sĩ trong buồng tắm và mọi người đều có thể làm đủ vẻ mặt trong gương trong tính một mình của buồng tắm nhà bạn - không chỉ có trẻ con mà cả người đã trưởng thành nữa. Những câu chuyện như thế may mắn là không bị gương kể lại. Nhưng những điều này không có giá trị gì, và cũng không ích lợi gì - không ích lợi chút nào.
Bỏ lo nghĩ về người khác đi, dừng suy nghĩ về ý kiến của người khác; bắt đầu giảm bớt thèm muốn được người khác chú ý tới. Việc tìm kiếm chú ý của người khác là thức ăn cho bản ngã. Chú ý của người khác là thức ăn, bản ngã được nuôi dưỡng từ nó. Do đó, người ta càng chú ý đến bạn, bản ngã càng cảm thấy lí thú hơn, bạn càng cảm thấy mình là cái gì đó. Nhưng nếu không ai chú ý đến bạn, bạn ở nhà và không ai thèm nhòm ngó đến bạn mà xem...
Gurdjieff đã làm thực nghiệm với đệ tử của mình. Ông ấy và ba mươi đệ tử sống trong một ngôi nhà lớn, và ông ấy bảo họ sống ở đó theo cách dường như hai mươi chín người kia không tồn tại. Họ không được nói với bất kì ai, không được làm dấu hiệu nào, không được làm cử chỉ nào có thể tạo ra bất kì trao đổi nào. Cho dù một người đi qua ai đó, người đó cũng phải nhớ rằng anh là một mình hoàn toàn ở đó, không ai khác có đó trong ngôi nhà. Cố ý hay không cố ý, không điều gì được làm bởi bất kì ai mà có thể chỉ ra sự hiện diện của người khác. Nếu ai đó dẫm lên ngón chân của ai đó khác, người đó không được xin lỗi, vì không có ai khác được hiện diện ở đó. Cho dù vì sai lầm của ai đó mà một cục than hồng trong lò rơi vào tay người nào đó, không ai được hỏi xin lỗi - vì không có ai khác được hiện diện ở đó. Không ai thậm chí được bày tỏ qua ánh mắt, “Tôi xin lỗi.”
Gurdjieff yêu cầu ba mươi đệ tử này phải sống ở đó trong ba tháng. Hai mươi bẩy đệ tử biến mất sau một khoảng thời gian; chỉ còn lại ba người cho tới cuối, nhưng ba người đó đã được biến đổi thành những người hoàn toàn khác.
Cái gì là mục đích của thực nghiệm này? Chúng ta hãy hiểu về nó. Rất dễ không chú ý gì đến người khác, hay không xin lỗi, cho dù bạn đá ai đó! Điều này rất dễ dàng, không có khó khăn gì trong đó cả. Đấy là cách chúng ta bao giờ cũng muốn nó là vậy. Nhưng điều này không phải là vấn đề có ý nghĩa. Vậy thực nghiệm này mang lại ý nghĩa gì?
Nhớ lấy, ý nghĩa của nó là sâu sắc và giấu kín. Gurdjieff đã yêu cầu bạn không được chú ý tới sự kiện rằng có ai đó khác đang hiện diện, nhưng thế thì cũng phải hiểu cho rõ rằng người khác cũng sẽ không chú ý gì tới bạn cả. Đó chính là nơi đặt bẫy. Bạn sẽ không chú ý tới người khác, bạn một mình; người khác sẽ không chú ý đến bạn, cả hai mươi chín người. Bạn sẽ không nhận được sự chú ý của hai mươi chín người khác, trong suốt ba tháng trời, tất cả có vậy!
Mọi giao dịch đều là lẫn nhau. Tôi cho bạn sự chú ý, bạn cho tôi sự chú ý. Đấy là kinh doanh. Tôi đáp ứng bản ngã bạn, bạn đáp ứng bản ngã tôi. Nhưng trong thực nghiệm này trao đổi sẽ dừng lại tại cả hai đầu. Cái gì là lí do cho hai mươi bẩy đệ tử này chạy mất? Nhiều người trong họ về sau nói, “Chúng tôi cảm thấy dường như chúng tôi bị ngạt, rằng chúng tôi sẽ chết, rằng chúng tôi bị nghẹt.”
Thực tại cổ họng họ đâu có bị nghẹt, đấy là cổ họng của bản ngã của họ bị nghẹt. Họ đã nghĩ, “Những ba tháng! Và sẽ không có thức ăn cho bản ngã của mình! Đến lúc chúng ta ra khỏi chỗ này, chúng ta sẽ thành trống rỗng.” Ba đệ tử dũng cảm này, người còn ở lại, sau ba tháng đi ra như những người hoàn toàn khác. Điều gì đã thay đổi trong họ?
Ouspensky là một trong ba đệ tử đó, người đã trụ lại qua suốt thực nghiệm đó. Sau này ông ấy nói, “Ông Gurdjieff này thật buồn cười, vì trong ba tháng... Và chúng tôi không có ý tưởng rằng đây là phương cách để giết chết bản ngã của chúng tôi. Chúng tôi đã nghĩ rằng thực nghiệm này được tiến hành để đem lại an bình và tĩnh lặng cho tâm trí chúng tôi. Chúng tôi thậm chí không được bảo rằng bản ngã của chúng tôi sẽ bị giết chết. Sau ba tháng chúng tôi trở thành dường như là chúng tôi không tồn tại nữa; chỉ bản thể chúng tôi là còn lại. Không còn âm điệu của cái ‘tôi’ nảy sinh ở bất kì đâu trong chúng tôi nữa.”
Cái ngày không cái ‘tôi’ nào nảy sinh bên trong bạn, ngày đó bạn đang đứng trên cái ‘tôi’ thực của mình. Cái ‘tôi’ thực đó được gọi là linh hồn. Và một cách tự nhiên thế thì tính cá nhân của bạn trở thành sạch không tì vết tựa như trăng tròn - đầy phúc lạc và tự toả sáng.
Ánh sáng đã tồn tại ở đó, phúc lạc đã tồn tại đó; chỉ còn mỗi vấn đề về một bước nhảy nhỏ từ cái ‘tôi’ của bạn sang linh hồn. Sạch sẽ không tì vết đã có đó rồi, nó chưa bao giờ bị quấy rối.
Một kinh quan trọng khác, cũng hay và nguyên bản tương đương. Nhiều lần từ ngữ che giấu nghĩa thật và nó không được thấy. Và bởi vì những từ ngữ đó là quen thuộc nên khó chìm sâu vào chúng. Tất cả các bạn hẳn đã phải nghe thấy những từ này trước đây; không một từ nào là không quen thuộc cả, nhưng việc bố trí chúng ở đây lại hoàn toàn không quen thuộc.
Dừng cảm giác làm, mọi lo âu dừng. Dừng lo âu, mọi ham muốn dừng. Dừng các ham muốn là giải phóng – và điều này được gọi là jivanamukti, giải thoát trong khi sống.
Dừng cảm giác làm, mọi lo âu dừng... Tất cả chúng ta đều muốn phá huỷ lo âu. Ai là người không muốn được tự do khỏi lo âu? Nhưng chúng ta không muốn tự do khỏi là người làm. Chúng ta muốn tự do khỏi lo âu nhưng chúng ta không muốn tự do khỏi việc là người làm - và lo âu là hình bóng của người làm. Người nghĩ, “tôi đang làm cái này,” không thể cứu bản thân mình khỏi lo âu được. Lo âu sẽ cứ chồng chất lên người đó. Người đó càng nghĩ, “tôi đang làm,” người đó sẽ càng trở nên lo âu nhiều hơn.
Người phương Đông đã phát minh ra nhiều phương sách tài tình. Một trong những phương sách đó là cảm thấy, ‘tôi không làm, Thượng đế làm.” Đây là một kĩ thuật thiền. Kĩ thuật này là: “Thậm chí chiếc lá trên cây cũng không lay động nếu không có phép của Thượng đế.” Trong thực tại không có gì giống như thế cả. Nếu Thượng đế phải cho phép từng cái lá, đến giờ chắc ngài đã phát điên rồi. Hình dung phải bảo cho mọi cái lá, “Bây giờ lay động đi, bây giờ dừng lại!”
Không, không có Thượng đế như vậy ở đâu cả để cho phép từng cái lá được lay động hay dừng lại. Nhưng phát biểu này không liên quan gì đến Thượng đế theo bất kì cách nào, nó đơn giản là một kĩ thuật thiền, một phương sách, bởi vì một người tin rằng cho đến một cái lá cũng không lay động được nếu không có phép của Thượng đế dần dà bắt đầu vứt bỏ khái niệm về “tôi làm.” “Ngài là người làm,” người như thế tin; “tôi không là cái gì cả. Nhiều nhất tôi có thể là công cụ. Nếu ngài làm cho tôi đi, tôi đi; nếu ngài làm cho tôi bước, tôi bước; nếu ngài làm cho tôi dậy, tôi dậy.”
Việc nghĩ rằng mọi thứ đều xảy ra thông qua Thượng đế và chúng ta chỉ là con rối trong tay ngài đã cho phép một hiện tượng vĩ đại xảy ra trong thế giới này; người ở phương Đông đã trở thành hoàn toàn thoát khỏi lo âu. Thời đại vô lo âu mà phương Đông đã biết thì không có nơi nào khác trên thế giới này biết tới, còn thời đại nặng trĩu lo âu mà phương Tây hiện tại đang kinh qua thì trước đây cũng chưa nơi nào biết tới cả. Nhưng nguyên nhân phát xuất từ cùng một nguồn. Ở phương Tây Thượng đế trở thành một thực thể đáng hoài nghi, khái niệm về định mệnh mất hết ý nghĩa.
Tôi không nói rằng khái niệm về định mệnh là đúng, nhưng nói về phương sách trong khái niệm định mệnh - “Mọi thứ đang xảy ra như theo định mệnh” - đã kết thúc ở phương Tây. Cả Thượng đế lẫn số mệnh lẫn định mệnh đều không tồn tại; toàn bộ trách nhiệm dồn vào con người. “Tôi làm. Bất kì điều gì tôi làm, tôi đang làm đấy.” Cái ‘tôi’ còn lại, bởi vì không còn cách nào phủ nhận nó.
Không có gì khác biệt liệu Thượng đế có tồn tại hay không, nhưng nếu bạn có thể gạt người làm của mình sang bên vì Thượng đế - cho dù có ngài hay không - điều đó cũng bắt đầu có tác dụng lên bạn: bạn trở nên thoát khỏi lo âu.
Ở phương Tây, lo âu đã thành sâu sắc. Các nhà tâm lí học Mĩ nói rằng cứ ba trong bốn người là bị ốm yếu tinh thần... ba trong bốn! Người thứ tư có thể còn không bị ảnh hưởng bởi ba người kia được bao lâu nữa? Ba người này đang cố bằng mọi cách có thể để nhấn chìm người thứ tư. Đấy là một con số lớn nếu ba trong bốn người đã trở nên bị rối loạn và ốm yếu tinh thần. Lí do là gì? Phương Đông chưa bao giờ tạo ra lắm người điên đến thế như phương Tây.
Ở phương Tây bệnh điên cứ tăng lên và dần dần, dần dần được coi là đương nhiên. Ngay cả Freud cuối cùng cũng chấp nhận sau cả đời nghiên cứu về tâm trí rằng không có cách nào chữa được cho con người; con người sẽ còn điên ít hay nhiều. Ông ta chấp nhận bất lực của mình. Và nếu Freud chấp nhận bất lực của mình, điều đó rất có ý nghĩa, bởi vì con người này đã dành năm mươi năm cuộc đời mình để thám hiểm tâm trí con người và ông ta đã làm một số nghiên cứu sâu sắc. Ông ta nói không có cách nào để làm cho con người hoàn toàn mạnh khoẻ được.
Nhưng Freud không nhận biết rằng người hoàn toàn lành mạnh đã sống trên thế gian này và xã hội hoàn toàn lành mạnh cũng đã tồn tại. Nhưng những xã hội đó có các quan niệm rất khác biệt. Quan niệm sâu sắc nhất trong những quan niệm này là, “tôi không phải là người làm.” Họ đã tìm ra phương sách: người làm là Thượng đế, số mệnh, định mệnh - ai đó khác. “Tôi chỉ là công cụ và giống như chiếc lá - lay động khi bị lay động, không lay động khi không bị lay động, thắng hay thua khi được làm cho thắng hay thua. Tôi không có ở đâu trong đó cả.”
Điều này có hiệu quả kép. Một là ở chỗ khi bạn không là người làm, thế thì không nảy sinh lí do nào để lo lắng về bất kì cái gì. Thế thì thất bại được chấp nhận như thắng lợi. Khi thắng lợi không phải do việc làm của bạn, nó không tạo ra bản ngã; và vì thất bại cũng không phải do việc làm của bạn, nó không gây ra những đêm mất ngủ, lo âu không chiếm lĩnh người ta, không làm cho người ta đau tim. Và điều khác thú vị hơn cũng xảy ra: nếu ai đó thắng, không có ghen tị trong tâm trí bạn về điều đó, bởi vì nếu người đó thắng, đấy cũng không phải là thành tựu của người đó, đấy là ý chí  của Thượng đế để cho sự việc phải xảy ra theo cách đó. Người đó không lớn hơn vì người đó đã thắng, chúng ta không nhỏ hơn vì chúng ta thua. Tất cả đấy là ý chí của Thượng đế.
Trạng thái tinh thần rất an bình phát triển nếu cảm giác về người làm bị vứt bỏ. Không nhất thiết người ta phải tin vào Thượng đế vì điều này. Phật đã vứt bỏ nó mà không tin vào Thượng đế, Mahavira đã vứt bỏ nó mà không tin vào Thượng đế. Điều này có khó khăn hơn chút ít. Nếu người ta phải vứt bỏ người làm mà không tin vào Thượng đế, người ta phải làm sâu sắc hơn việc chứng kiến của mình rất nhiều. Vẫn còn là người quan sát; dù bất kì cái gì đang xảy ra, vẫn còn là người quan sát. Nếu có thất bại, quan sát rằng bạn đang chứng kiến thất bại; nếu có thắng lợi, quan sát rằng bạn đang chứng kiến thắng lợi. Bạn không thua bạn không thắng, bạn chỉ là nhân chứng. Khi đó là buổi sáng, bạn chứng kiến buổi sáng đã tới; khi đó là buổi tối, bạn chứng kiến buổi tối đã tới. Khi bóng tối của đêm tụ hội lại, bạn chứng kiến rằng bóng tối đã tới. Khi mặt trời lên và có ánh sáng, bạn chứng kiến rằng ánh sáng đã tới.
Bạn vẫn còn là người quan sát tại chỗ của mình - dù đó là ngày hay là đêm, dù đó là hạnh phúc hay bất hạnh, dù đó là thất bại hay thắng lợi. Vậy khi một người lắng đọng trong việc chứng kiến người làm tan biến; việc làm không còn là của bạn nữa. Bạn không còn là trung tâm của việc làm, bạn trở thành trung tâm của việc thấy, chứng kiến, biết. Việc làm cứ xảy ra xung quanh bạn trong sự tồn tại.
Mahavira nói, “Dạ dầy tôi đói, tôi quan sát nó; gai đâm vào chân tôi và chân đau, tôi quan sát nó; thân thể bị ốm, ốm đã tới, tôi quan sát nó.” Ngay cả vào lúc chết, Mahavira cũng sẽ cứ quan sát thân thể đang chết. Bạn sẽ không có khả năng quan sát rằng thân thể đang chết; bạn sẽ cảm thấy rằng bạn sắp chết. Nếu bạn đã từng là người làm trong cả đời mình, thế thì bạn cũng sẽ phải làm việc chết. Khi bạn đã làm mọi điều, bạn có thể để lại hành động chết cho ai được? Người đã chối bỏ cuộc sống thì cũng chối bỏ cả cái chết nữa. Người đã giữ quan sát cuộc sống như một nhân chứng thì cũng quan sát cái chết như một nhân chứng.
Nếu việc làm chết đi, nói cách khác nếu người làm biến mất, lo âu chết. Phát biểu thứ hai là chân lí thậm chí sâu sắc hơn điều này:
Dừng lo âu, mọi ham muốn dừng.
Dường như là có sai sót nào đó trong kinh này. Trong kinh sách bao giờ cũng nói: khi ham muốn chết, mọi lo âu chết. Và đây là điều bạn cũng có thể đã từng nghe, rằng nếu không có ham muốn, không có lo âu. Kinh này đang nói chính điều đối lập lại. Nó nói: nếu lo âu dừng lại, ham muốn dừng lại. Với cái chết của việc làm, lo âu chết, và với cái chết của lo âu, ham muốn chết. Tại sao?
Bạn đã bao giờ quan sát chưa? - khi bạn càng nhiều lo âu, bạn càng nhiều ham muốn, khi bạn càng  nhiều  căng thẳng, ham muốn dục càng nảy sinh nhiều trong bạn, bởi vì với dục, căng thẳng có thể được dịu bớt và người ta có thể trở nên nhẹ nhàng hơn. Khi tâm trí bạn đang trong giận dữ thì thế nữa ham muốn dục cũng nảy sinh nhiều hơn trong bạn. Khi tâm trí bạn trong trạng thái vui vẻ, phúc lạc, ham muốn dục ít đi. Nếu tâm trí là toàn bộ và thường xuyên trong trạng thái phúc lạc, đơn giản sẽ không có ham muốn dục. Có lí do cho điều này. Khi tâm trí đạt tới một giới hạn căng thẳng nào đó do bất kì cái gì, trung tâm dục vận hành tựa như cái van an toàn; nó là van an toàn. Khi lo âu của bạn tăng lên và trở thành quá nhiều, khi bạn không có khả năng dung thứ nó và nhiều năng lượng đang chảy quanh trong thân thể bạn đến mức làm cho bạn khó chịu, thân thể bạn tìm cách để tống bớt năng lượng đó ra.
Trung tâm dục là cái van an toàn. Bất kì chỗ nào có năng lượng đang vận hành, van an toàn cũng phải có đó. Tự nhiên đã làm cùng việc như thế.
Nếu bạn đun nóng bếp lò hơi dầu lửa, thu xếp nào đó phải có đó để cho nếu bạn bơm quá nhiều hơi, lượng dư thừa sẽ được thoát ra. Khi bạn có đồ điện được lắp ráp trong nhà, cầu chì phải được cung cấp để cho nếu dòng điện quá mức chạy trong mạch điện, cầu chì sẽ cháy, ngắt luồng điện. Cầu chì không cho phép quá một khối lượng năng lượng nào đó chạy qua nó. Ngay khi dòng điện quá lớn chạy qua, cầu chì sẽ cháy vì quá mức năng lượng định chạy qua, và mọi thứ sẽ lại an toàn.
Thân thể có van an toàn sinh học qua trung tâm dục. Bất kì khi nào năng lượng quá mức tích luỹ trong thân thể bạn và trạng thái bứt rứt phát triển, lo âu thu bám giữ bạn, có vật lộn bên trong bạn; thế thì điều cần thiết là hoặc bạn trở thành nhân chứng và tất cả những rắc rối này sẽ giảm đi, hoặc khả năng thứ hai là ở chỗ năng lượng chảy ra khỏi cơ thể bạn và bạn trở nên yếu. Thế thì dưới ảnh hưởng của yếu đuối đó mọi rắc rối nguôi đi - vì người ta cần sức mạnh ngay cả để cho các rắc rối đó tiếp tục.
Do đó trường hợp hay xảy ra là người yếu là người tốt. Điều đó không có nghĩa là họ thực ra là người tốt, mọi điều nó ngụ ý là ở chỗ họ không có nhiều năng lượng cần thiết để làm điều ác.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng người béo thường vui đùa, rất thân thiện và thường không hay cãi nhau. Sao vậy? Nếu bạn hỏi nhà tâm lí, ông ấy sẽ nói rằng người béo không thể đánh nhau được; nếu người đó đánh nhau người đó sẽ bị đánh; do đó người đó trở thành thân thiện đến thế, bởi vì người đó không thể đảm đương được chuyện đánh nhau. Nếu người đó có ý định đánh nhau chắc chắn người đó sẽ bị đánh. Cho nên họ bao giờ cũng mỉm cười. Nụ cười này nghĩa là xin đừng đánh nhau; mọi thứ đều ổn thoả cả, không cần phải lao vào đánh nhau.
Người béo không thể chạy được. Và trong đánh nhau chỉ có hai cách: hoặc bạn đánh hoặc bạn chạy - mà người đó thì không làm được cả hai. Cho nên người đó trở thành người không cãi nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là người đó vượt cao hơn việc đánh nhau. Không, trong con người mọi thứ đều nằm sâu bên trong, và điều hữu dụng là trở nên nhận biết về những điều này.
Cho nên bất kì khi nào bạn đầy lo âu, bất hạnh và khổ, ham muốn sẽ nảy sinh trong tâm trí bạn. Hoặc bạn trở thành nhân chứng, trong trường hợp đó năng lượng bị vướng trong lo âu sẽ được thoát ra và, cưỡi lên nó, bạn sẽ lên đường theo cuộc hành trình đi lên... Hoặc, nếu bạn không thể trở thành nhân chứng được, năng lượng đang làm cho bạn bất ổn, cái đã tạo ra rối loạn xoáy lốc trong bạn, sẽ được xả ra qua van an toàn của trung tâm dục; bạn sẽ trở nên yếu và bạn sẽ cảm thấy bạn đang trở nên nhẹ hơn, được giảm nhẹ.
Freud đã mô tả dục như thuốc an thần tự nhiên, liều thuốc êm dịu. Con người trở về nhà mệt mỏi và mòn mỏi sau cả ngày toàn những vấn đề thuộc đủ mọi loại và bị nhấn chìm trong lo âu. Nếu người đó có khả năng xả ra năng lượng qua dục, người đó rơi vào giấc ngủ một cách an bình trong đêm.
Đây là lí do tại sao đàn bà không quan tâm mấy đến dục, bởi vì họ nhanh chóng nhận ra rằng họ đang vận hành chỉ như cái van an toàn cho đàn ông. Họ sớm phát hiện ra rằng không có tình yêu hay thứ gì đại loại như thế trong dục cả, đấy tất cả chỉ là công cụ. Họ sớm đi tới nhận ra rằng dần dần, dần dần họ đã trở thành công cụ cho người đàn ông này để qua đó người đó xả năng lượng của mình và chìm vào giấc ngủ. Và điều thường hay xảy ra là sau khi giao hợp người đàn ông quay mình và chìm vào giấc ngủ, trong khi người đàn bà vẫn còn khóc bởi vì đối với cô ấy không có gì xúc phạm lớn hơn là bị dùng như một vật.
Một số không kể xiết đàn bà đến và nói với tôi rằng họ không quan tâm chút nào tới dục cả. Lí do cho điều này không phải vì họ thiếu quan tâm về nó, toàn bộ lí do là ở chỗ đàn ông đã dùng họ như đồ vật và mối quan tâm của họ đã bị lên men. Thực ra thực tại chính là điều ngược lại: đàn bà nhiều dục nhiều hơn đàn ông, họ có nhiều năng lượng dục hơn. Nhưng họ không tỏ ra hướng dục, thay vì thế họ tỏ ra lãnh đạm với dục. Thái độ của họ đối với đàn ông dường như là, “Thôi được, cứ làm cái anh thích và được thoả mãn với nó đi. Kệ vấn đề cho tôi!” Nhưng họ dường như không có nhiều quan tâm hơn điều này. Lí do cho điều này không phải là ở chỗ họ không có chút nào ham muốn dục bên trong, nhưng bởi vì họ có cảm giác bị tổn thương là bị sử dụng như đồ vật. Họ đã phiền lòng khi bị đối xử giống như đồ vật mà không như một cá nhân. Nhưng tất cả những điều này đem tới kết quả khác.
Đàn ông có khả năng giải toả năng lượng của mình qua dục, nhưng đàn bà giải toả như thế nào? Thế là đàn bà quay sang hay cãi lộn, cằn nhằn, độc đoán. Họ ném năng lượng của họ qua những tuyến khác này hai mươi bốn giờ một ngày, bởi vì thiết bị van an toàn dục không vận hành đối với họ, và họ đi tới coi thiết bị này chỉ dành cho đàn ông.
Bây giờ đây là điều rất ngược đời. Đàn bà đáng phải dịu dàng hơn, nhưng điều này không xảy ra theo cách đó; họ nên tốt bụng hơn, nhưng điều này không xảy ra theo cách đó; họ nên hài hoà hơn, nhưng điều này không xảy ra theo cách đó. Vấn đề là gì? Tại đâu đó sai lầm nào đó đang xảy ra trong sự thu xếp tự nhiên. Và sai lầm đó là ở chỗ cái có thể là đầu ra tự nhiên cho năng lượng của họ bị khoá trái và họ mất quan tâm đến nó. Trở thành nhân chứng là gay go, cho nên tất cả những năng lượng này cứ tiếp tục luẩn quẩn bên trong và chúng đi ra dưới nhiều dạng khác nhau.
Đàn bà sẽ ném đồ dùng nấu bếp đang cầm trong tay - thông thường nó phải là đồ sứ, cho nên nó rơi và vỡ tan. Trong việc phá vỡ này, năng lượng của cô ấy tìm được lối ra. Bạn có thể chuẩn bị một sơ đồ đầy đủ về những sự kiện như vậy để tìm ra cho bản thân mình khi nào những điều như thế xảy ra nhiều trong gia đình bạn. Và bạn tất yếu sẽ phát hiện ra rằng họ đập phá nhiều hơn trong những ngày khi năng lượng của người đàn bà không được giải toả - thế thì qua nhiều phương pháp như giận dữ, căng thẳng vân vân đàn bà sẽ trút năng lượng của cô ấy ra.
Khi có lo âu lớn của tâm trí, nó chạy về các ham muốn mê muội. Do đó, kinh này nói rằng với cái chết của lo âu, mọi ham muốn chết.
Đây là bản kinh cổ đại và duy nhất. Và chỉ đến bây giờ các nhà tâm lí mới đang phát hiện ra điều này. Nếu bạn trở nên thoát khỏi lo âu, ham muốn của bạn sẽ trở nên rất yếu. Nếu bạn trở nên hoàn toàn thoát khỏi lo âu, tâm trí bạn sẽ thậm chí không chuyển hướng về ham muốn nữa. Ham muốn trở nên không tránh khỏi để xả ra cơn bão khi nó nảy sinh bên trong bạn vượt ra ngoài một giới hạn nào đó. Khi không có bão tố về sự dồn dập đó, ham muốn trở nên rất yếu. Nhưng năng lượng không bị yếu đi; ham muốn yếu, nhưng năng lượng cứ tích luỹ.
Mọi thứ sẽ tới lúc biến đổi tại một giới hạn nào đó. Nước biến thành hơi khi được đun nóng tới một trăm độ. Khi tích luỹ nhiệt lên đến một trăm độ thế thì nước trở thành hơi. Khi tinh trùng của bạn, năng lượng của bạn, tiếp tục được tích luỹ bên trong tới một điểm nào đó - không có bất kì cơn bão nào xảy ra và không cần nảy sinh việc vứt bỏ vô ích năng lượng ra ngoài - thế thì bỗng nhiên, khi việc tích luỹ năng lượng đạt tới một mức nào đó, tựa như điểm một trăm độ, nó bắt đầu bay lên thay vì chảy tràn xuống.
Bạn có quan sát không: nước chảy xuống còn hơi nước bay lên. Nước có bản tính chảy xuống, bỗng nhiên tại một trăm độ trở thành hơi và bắt đầu bay lên, hướng lên trời.
Đây là hiện tượng xảy ra bên trong bạn nữa: có một điểm, một mức, điểm bay hơi, tại đó việc bay hơi xảy ra. Khi năng lượng tích luỹ tới điểm đó, bỗng nhiên bạn thấy rằng cái thường chảy ra đã bắt đầu chảy vào trong, cái mà mãi tận tới hôm qua vẫn còn là tội lỗi đã biến thành đức hạnh, còn cái trông như kẻ thù ngày hôm qua, nay không có người bạn nào lớn hơn được nó - tất cả những điều này đều đi đến được nhận ra.
Dừng các ham muốn là giải phóng
Khi không có ham muốn bạn được giải thoát. Và người ta có thể được giải thoát trong khi sống, không có nhu cầu được giải thoát sau khi chết. Người không có khả năng được giải thoát trong khi sống đừng hi vọng rằng người đó sẽ đạt tới nó trong cái chết, bởi vì người ta chết theo cùng cách thức như người ta sống. Như bạn đã sống, vậy bạn sẽ chết; không gì khác xảy ra trong khi chết cả. Chết là cao trào tối thượng của sống. Chỉ có jivanamukta, người đã biết tới giải thoát bây giờ và ở đây, cái chết trở thành giải thoát trong khi sống nữa.
Thấy tất cả, mọi nơi, theo mọi hướng, như Brahman, thực tại tuyệt đối - trên sự chín muồi của cảm giác thiện chí như thế mà ham muốn dừng lại. Đừng bao giờ lãng quên lòng trung thành của bạn với Brahman, thực tại tuyệt đối, bởi vì đó là cái chết duy nhất, những người đã bắt rễ vào Brahman nói thế.
Cho dù bị gạt sang bên, tảo không mất thời gian để phủ kín lại mặt nước. Tương tự, nếu một người trí huệ đi chệch lòng trung thành với Brahman dù chỉ một thoáng chốc, ảo tưởng sẽ bao phủ người đó.
Cho nên cần phải thường xuyên giữ vững nhận biết. Mất nhận biết dù chỉ một khoảnh khắc sẽ không có tác dụng. Việc còn nhận biết là cần thiết cho tới thời điểm mà không còn thậm chí một lượng tảo hay cỏ nhỏ nhất bên trong. Khi tất cả tảo và cỏ đều bị thiêu cháy trong chính dạng hạt mầm của chúng, thế thì không cần phải duy trì nhận biết nữa, vì nhận biết tại giai đoạn này trở thành chính bản tính của bạn.

Ads Belove Post