Read more
Osho
- Ngón tay chỉ trăng
Chương
8. Hiểu quả
Gốc rễ của phân chia này là tâm trí.
Nếu không có tâm trí, không có phân chia.
Do đó, tập trung tâm trí ông vào tâm thức vũ trụ cái là lãnh thổ của ông.
Biết rằng ông là linh hồn phúc lạc hoàn toàn, bao giờ cũng hân hoan trong phúc lạc này, bên trong và bên ngoài chính linh hồn ông.
Quả của tách rời là tri thức, quả của tri thức là thảnh thơi,
và an bình hạ xuống từ việc kinh nghiệm tự phúc lạc chính là quả của thảnh thơi.
Nếu từng điều đã nói trên không xảy ra kế tiếp, biết rằng điều trước đó đã không cho quả. Thiếu vắng đối tượng cảm giác là trong chính bản thân sự mãn nguyện tối cao và phúc lạc vô song
Gốc rễ của phân chia này là tâm trí.
Nếu không có tâm trí, không có phân chia.
Do đó, tập trung tâm trí ông vào tâm thức vũ trụ.
'Tâm trí' và 'tập trung', hai điểm này cần phải được hiểu sâu sắc. Tâm trí là cái phải có cho cuộc sống. Tâm trí nghĩa là luồng ý nghĩ, và mọi lúc tâm trí bạn đều tuôn chảy bên trong bạn.
Lưu ý đến điểm thứ nhất, rằng tâm trí không phải là vật. Tâm trí là luồng, không phải là vật. Và phân biệt này là có ý nghĩa. Hòn đá nằm đó, đấy là vật; thác nước tuôn chảy, đấy là luồng. Vật nằm đó là tĩnh tại; cái là luồng là thay đổi mọi khoảnh khắc.
Tâm trí không phải là vật mà là luồng, cho nên tâm trí thay đổi vào mọi khoảnh khắc. Nó chưa bao giờ như trước ngay cả cho một khoảnh khắc. Nó tựa như dòng sông thay đổi.
Heraclitus đã nói, “Ông không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông,” vì khi bạn xuống tắm trong con sông lần thứ hai, nước mà bạn bước vào trong lần đầu phải đã chảy đi rất xa rồi. Tương tự, cùng một tâm trí không thể được thấy lại - cái đã chảy qua rồi là đã chảy qua rồi. Trong toàn thể thời gian luồng chảy cứ tuôn chảy bên trong, và đứng đằng sau luồng này chúng ta nhìn thế giới.
Vậy cái bóng của tâm trí rơi vào mọi thứ chúng ta thấy. Và tâm trí thay đổi, tâm trí bị chia thành nghìn mảnh, cũng phân chia toàn thể thế giới nữa.
Cho nên, điều đầu tiên, tâm trí là luồng thay đổi mọi lúc. Do đó qua tâm trí không thể nào biết được cái một không bao giờ thay đổi. Nếu cái trung gian của việc biết đang thay đổi vào mọi lúc, chúng ta không thể biết cái không bao giờ thay đổi. Bất kì cái gì biết được qua trung gian thay đổi cũng sẽ bị xem như thay đổi. Dường như bạn đang đeo kính đổi mầu cứ đổi từ đỏ sang lục, từ lục sang vàng, từ vàng sang trắng. Mầu của mọi thứ mà bạn đang thấy cũng sẽ cứ thay đổi tương ứng bởi vì cái trung gian được dùng để thấy bị áp đặt lên mọi cái được thấy.
Tâm trí chúng ta thay đổi mọi khoảnh khắc. Cho nên chúng ta chỉ có thể biết qua tâm trí cái cũng thay đổi; chúng ta không bao giờ biết được qua tâm trí cái không thay đổi. Và chân lí tối thượng ẩn kín của cuộc sống thì không đổi, nó là vĩnh hằng, nó không bao giờ thay đổi, cho nên tâm trí không phải là cái trung gian để biết nó.
Mọi vật chất trong thế giới đều cứ thay đổi, nó cứ thay đổi tựa tâm trí. Cho nên qua tâm trí vật chất của thế giới có thể được biết, nhưng linh hồn vũ trụ ẩn kín bên trong thế giới không thể được biết. Chẳng hạn, khoa học dùng tâm trí để khám phá; khoa học nghiên cứu thế giới qua tâm trí. Khoa học sẽ không bao giờ có khả năng nói có linh hồn vũ trụ, nó bao giờ cũng nói chỉ có vật chất. Nhận ra linh hồn vũ trụ sẽ không bao giờ có sẵn cho khoa học. Không phải bởi vì không có linh hồn vũ trụ, nhưng bởi vì cái trung gian mà khoa học dùng để biết chỉ có khả năng biết cái thay đổi, nó sẽ không bao giờ có khả năng biết đến cái không thay đổi.
Hiểu điều đó theo cách này. Nếu nhạc đang được chơi và bạn cố nghe qua đôi mắt, bạn sẽ không bao giờ có khả năng nghe nó - thực ra bạn sẽ không nhận biết về chính sự hiện diện của nó. Mắt có thể nhìn, cho nên qua mắt bạn có thể biết hình dạng; nhưng mắt không thể nghe cho nên bạn không thể biết về âm thanh qua chúng. Tai có thể nghe nhưng không thể nhìn. Nhưng nếu ai đó cố nhìn qua tai, người đó sẽ nói, “Không có hình dạng trong thế giới.” Tai chỉ có thể bắt được âm thanh. Cái trung gian chỉ có thể biết cái nó nhạy cảm với.
Tâm trí là thay đổi. Bản chất của tâm trí là thay đổi, luồng. Tâm trí có thể đến dưới dạng cái thay đổi nhưng nó không bao giờ có khả năng biết cái không đổi. Cho nên những người bắt đầu tìm kiếm linh hồn vũ trụ qua tâm trí chẳng chóng thì chầy đều biến thành kẻ vô thần. Nếu họ không trở thành kẻ vô thần, điều đó chỉ có nghĩa là họ không đủ dũng cảm để chấp nhận hoàn toàn điều tâm trí đang nói cho họ. Nhưng người làm việc qua tâm trí không thể là người hữu thần được. Hữu thần của người đó sẽ là giả như việc nói người điếc nghe thấy nhạc qua đôi mắt, hay như việc nói người mù thấy được cái đẹp hay ánh sáng qua đôi tai. Hữu thần của một người vận hành qua tâm trí sẽ giả như những điều đó.
Cho nên có biết bao nhiêu người hữu thần trên thế giới nhưng rất khó tìm ra người hữu thần thực sự. Bạn nữa, nếu bạn xoay xở đem tới tin cậy, nó tới qua tâm trí bạn; bạn đang đem nó qua suy nghĩ tính toán. Qua suy nghĩ, không ai đã bao giờ có thể là người hữu thần; và nếu người đó là người hữu thần, người đó sẽ là người hữu thần giả.
Nếu người ta muốn trở thành người hữu thần qua suy nghĩ, chỉ vô thần tới. Cố gắng hết sức hiểu điều này đi - bởi vì chính cái trung gian tâm trí không có khả năng hiểu thấu cái không thể thay đổi. Tự lừa dối mình là vấn đề khác. Nghĩ về thuyết hữu thần của bạn đi! Bạn tin vào Thượng đế, nhưng đấy là một thực thể được tính toán, nó được đưa ra từ logic của bạn, từ phỏng đoán, suy nghĩ, kinh sách, tín ngưỡng và học thuyết. Thượng đế như thế là không thật và thượng đế như thế chỉ nói về cái không trung thực của bạn, bởi vì Thượng đế không bao giờ có thể được sinh ra từ tâm trí.
Trong thế giới này, chín mươi chín phần trăm mọi người được gọi là hữu thần đều là vô thần giấu mặt. Không có sức mạnh trong chủ nghĩa hữu thần của họ, đấy là yếu đuối, đấy là bất lực. Chỉ khẽ chạm là chủ nghĩa hữu thần của họ khô héo đi. Nó không có gốc rễ bên trong. Người ta trở thành hữu thần chỉ nếu người ta nhìn thế giới một cách trực tiếp, gạt tâm trí sang một bên. Thế thì không phải thế giới là được thấy, bởi vì với việc vứt bỏ tâm trí, cái đang thay đổi không thể được thấy. Khi vứt bỏ tâm trí, tâm thức thấy thế giới, nó có thể kể lại chỉ những cái không đổi.
Tâm thức là vĩnh hằng, nó không thay đổi. Tâm thức chỉ rơi vào hoà hợp với cái vĩnh hằng. Cái được thấy khi vứt bỏ tâm trí là cái ta tối thượng; cái thấy được khi đem tâm trí vào là thế giới. Để chúng ta định nghĩa nó theo cách này - rằng những người đã biết tới sự tồn tại không qua tâm trí đã nói, “Không có gì ngoài cái ta tối thượng.” Còn những người đã biết tới sự tồn tại qua tâm trí đã nói, “Có mọi thứ ngoại trừ cái ta tối thượng.”
Cho nên qua tâm trí bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết được. Vâng, bạn sẽ có khả năng biết thế giới - thế giới thực ra sẽ được biết chỉ qua tâm trí - nhưng không phải là chân lí. Và bất kì cái gì được biết qua tâm trí đều là những thứ sẽ thay đổi mọi khoảnh khắc. Đây là lí do tại sao khoa học không bao giờ ổn định. Khoa học sẽ không bao giờ ổn định, khoa học sẽ không bao giờ có khả năng nói rằng chân lí như thế và như thế là thường hằng. Khoa học sẽ chỉ có khả năng nói, “Không dứt khoát đâu, tạm thời thôi, từ tất cả những điều chúng ta đã biết đến giờ, đây là chân lí. Cái gì sẽ là kết quả của điều chúng ta sẽ biết ngày mai còn chưa thể nói được.” Khoa học thay đổi hàng ngày. Tất cả những cái là đúng hôm qua trở thành sai hôm nay.
Khó khăn bây giờ là tới mức bất kì khoa học nào được dạy trong trường phổ thông và đại học, phần lớn trong chúng đã trở nên ‘gần như sai’, bởi vì phải mất hai mươi năm mới đưa được những khám phá mới xuống mức trường phổ thông. Trong hai mươi năm đó nó đã trở nên không đúng. Ngày nay không cuốn sách lớn nào có thể được viết về khoa học bởi vì, nếu ai đó viết ra một cuốn sách một nghìn trang, vào lúc nó được viết, được in và xuất bản, nhiều điều đã được chứng tỏ là sai. Cho nên khoa học dần dần đi xuống những cuốn sách nhỏ hơn. Thực tại ngay cả những cuốn sách nhỏ cũng không được viết ra nữa, chỉ những đoạn nhỏ và bài báo, bởi vì chúng có thể được viết ra ngay lập tức và không sợ bị lạc hậu trước lúc chúng được xuất bản.
Khoa học nhất định thay đổi, bởi vì không cái gì được khám phá ra qua tâm trí có thể là vĩnh viễn. Cho nên các nhà tư tưởng phương Tây thấy khó hiểu được làm sao điều gì đó Mahavira nói ra hai nghìn năm trăm năm trước đây, hay những điều đã được người thấy của Upanishad nói ra năm nghìn năm trước đây, vẫn còn đúng. Năm nghìn năm! Khi ngay cả những điều mới chỉ được nói năm năm trước đây đã trở thành lạc hậu và không đúng, thì những điều đã được nói năm nghìn năm trước đây phải trở nên không đúng từ lâu rồi.
Điều họ nói dường như là hợp lí, bởi vì khi mọi điều được nói thậm chí năm năm trước bây giờ đã đáng ngờ, điều tự nhiên duy nhất là những điều đã được nói năm nghìn năm trước đây nên bị coi là đáng ngờ.
Nhưng không, điều Upanishad đã nói vẫn còn đúng - chúng đúng hôm nay và sẽ còn đúng ngày mai. Bây giờ điều này có thể mang hai nghĩa. Một, rằng thông minh của Ấn Độ đã trở nên đờ đẫn và không phát triển thêm nữa, rằng nó đã trở thành tĩnh tại ở một điểm năm nghìn năm trước đây và vẫn còn ngồi đó, bám chặt vào bất kì cái gì đã được phát hiện ra từ hồi đó. Nó đã không di chuyển thêm chút nào từ đó; bằng không mọi thứ đó sẽ trở thành sai bây giờ.
Ngay cả ở Ấn Độ ngày nay, những người làm bất kì suy nghĩ nào - và rất ít người làm - họ hầu như vay mượn suy nghĩ ít hay nhiều là cái bóng của cách suy nghĩ phương Tây. Cho nên dù ở phương Tây hay ở Ấn Độ, theo cách suy nghĩ của khoa học ngày nay dường như những phát biểu cổ lỗ hàng nghìn năm này của Ấn Độ phải đã trở thành không đúng từ lâu rồi. Bởi vì Ấn Độ đã dừng suy nghĩ thêm nó không có khả năng làm tu chỉnh gì thêm, và do đó mọi thứ vẫn còn lại ở nơi chúng đã từng ở. Và với những người nghĩ qua tâm trí, điều họ nói cũng đúng.
Sự kiện là ở chỗ những chân lí này đã không thể được đạt tới qua tâm trí. Chúng đã được đạt tới năm nghìn hay năm mươi nghìn năm trước đây, chúng có thể được đạt tới năm nghìn hay năm mươi nghìn năm sau đây - và việc đạt tới này không qua tâm trí. Điều không được đạt tới qua tâm trí là không thay đổi. Không có cách nào cho nó thay đổi, bởi vì ngay khi tâm trí bị vứt bỏ thế thì người ta bước vào một thế giới vĩnh hằng, phi thời gian; nơi không cái gì thay đổi, nơi mọi thứ đều không đổi; nơi thời gian đã dừng lại, nơi không có chuyển động trong thời gian, nơi thời gian đã đông cứng. Những chân lí này bao giờ cũng vẫn còn là chân lí. Khi chúng đã được nhận ra trong trạng thái bên ngoài tâm trí, không thay đổi nào của thế giới này có thể đem đến bất kì thay đổi nào trong chúng. Vâng, nếu những điều này đã được nhận ra bên trong phạm vi của tâm trí, những thay đổi trong thế giới sẽ cứ đem đến những thay đổi trong chúng.
Đây là khám phá nguyên bản của Ấn Độ, rằng sự tồn tại cũng có thể được biết tới không bằng tâm trí. Đây là khác biệt giữa khoa học và tôn giáo. Khoa học nói rằng bất kì cái gì có thể được biết, chỉ có thể được biết qua tâm trí. Tôn giáo nói rằng bất kì cái gì được biết qua tâm trí đều là thực dụng, nó là ‘gần như đúng’, nhưng chân lí là cái được biết bằng cách đi ra ngoài tâm trí. Và chỉ bên ngoài ngoài tâm trí mà việc biết thực là có thể.
Cho nên làm sao vứt bỏ được tâm trí? Làm sao làm yên tĩnh hay trống vắng tâm trí? Kinh này nói rằng nếu bạn có thể tập trung tâm trí, nó sẽ yên tĩnh đi, nó sẽ trở thành trống vắng.
Đây là điều thứ hai cần được hiểu: chính bản chất của tâm trí là không tập trung. Nếu bạn cố tập trung nó cho dù một khoảnh khắc, nó sẽ không tập trung, nó sẽ tìm cách chảy đi.
Nếu tôi yêu cầu bạn tập trung tâm trí vào Rama, bạn sẽ thấy rằng ngay khi bạn nghĩ về Rama, toàn bộ dây chuyền các biến cố trong cuộc đời của Rama cũng sẽ bắt đầu tới tâm trí bạn. Sita sẽ đi vào từ cửa sau, Hanuman sẽ bắt đầu ló vào, và toàn bộ đống lộn xộn đó sẽ có đấy. Với việc tập trung tâm trí bạn vào Ram, Dasharatha sẽ tới, Ravana sẽ tới, tất cả họ sẽ tới. Cứ thử có một Rama xem - không Dasharatha, không Ravana, không Sita, không Hanuman, không Lakshamana, không có ai cả - tống cổ cả lũ ấy đi, chỉ một mình Rama thôi; thế thì tâm trí sẽ trong khó khăn!
Nhưng thế rồi có cách khác để thoát ra khỏi tâm trí, chia Rama thành nhiều phần: chẳng hạn, bắt đầu từ bàn chân. Trước hết nhìn chân Rama, rồi nhìn thân thể ông, rồi nhìn khuôn mặt rồi nhìn mắt; điều này sẽ làm nhẹ bớt cho tâm trí bởi vì luồng chảy đã bắt đầu lại. Nếu bạn chỉ chọn mắt của Rama, tâm trí sẽ cứ chuyển từ mắt này sang mắt kia. Cho nên chọn chỉ một mắt, chọn Rama nửa mù chỉ có một mắt. Bây giờ khi bạn tập trung tâm trí chỉ vào một mắt, suy nghĩ sẽ bắt đầu về mắt đó và vận hành của nó.
Luồng chảy là bản chất của tâm trí. Cho nên chẳng thành vấn đề bạn làm gì, tâm trí sẽ khám phá ra một kênh cho nó chảy. Nó ngay lập tức sẽ khám phá ra một kênh và bắt đầu suy nghĩ. Đây là khác biệt giữa thiền và suy nghĩ. Thiền nghĩa là dừng suy nghĩ, dừng luồng chảy. Tập trung nghĩa là chỉ có một điểm còn lại, không có suy nghĩ gì về nó.
Thế thì điều gì sẽ xảy ra? Điều này là chống lại bản chất của tâm trí. Không có khả năng nào cho tâm trí còn lại theo cách này. Nếu bạn cứ nhất quyết và thử điều không thể được đó chỉ có một cách: trước hết tâm trí sẽ giằng co vất vả, và nó sẽ thử theo đủ mọi cách để thuyết phục bạn, để khuyên nhủ bạn, để bầy mẹo cho bạn suy nghĩ. Nó sẽ nói, “Không có vấn đề gì, ta nghĩ về Rama; điều đó là tốt, nghĩ về Rama là hành động tôn giáo.” Nó sẽ nói, “Được, nếu mình không muốn nghĩ về Rama thì mình tụng vậy: Rama, Rama, Rama, Rama.” Nhưng “Rama, Rama, Rama, Rama,” và luồng chảy đã bắt đầu. Rama thứ nhất, Rama thứ hai, và luồng đã bắt đầu, tâm trí đã tìm ra chuyển động, nó đã bắt đầu chuyển động.
Ban đầu tâm trí sẽ nỗ lực tìm ra kênh để chảy theo đó, vì đấy là bản chất của nó. Nhưng nếu bạn nhất quyết và duy trì tỉnh thức và bạn nói, “Mình sẽ không cho phép bất kì dòng chảy chút nào, mình sẽ bám lấy chỉ một điểm, mình sẽ không đi từ nó theo cách này hay cách khác" - và nếu bạn tiếp tục sự nhất quyết của mình, không để cho tâm trí di chuyển theo mọi hướng dù bất kì cái gì, thế thì cách thứ hai cho tâm trí là nó sẽ vứt bỏ, bởi vì tập trung đơn giản không thể có được cho tâm trí.
Có lẽ bạn sẽ thấy kì lạ mà biết rằng tâm trí đơn thuần không thể tập trung được. Đấy là lí do tại sao bạn được yêu cầu phải tập trung, vì nếu bạn trở nên tập trung tâm trí bạn sẽ dừng. Tập trung là không thể được đối với tâm trí. Khi bạn được tập trung không có tâm trí. Chừng nào tâm trí có đó, bạn không tập trung.
Tập trung có nghĩa là dừng lại, ngừng mọi luồng chảy, chấm dứt mọi thời gian, biến mất mọi chuyển động.
Nếu bạn tiếp tục không ngừng nỗ lực của mình để tập trung và vẫn còn nhận biết và quan sát rằng tâm trí không tìm kiếm mẹo có thể lẩy cò luồng chảy, một khoảnh khắc tới khi, do nỗ lực tập trung, tâm trí dừng lại. Bởi vì nỗ lực tập trung, tâm trí không tập trung mà dừng lại; nó yên tĩnh, nó biến mất. Khi bạn không nghe và vẫn còn tham dự vào nỗ lực để tập trung nó, tâm trí bị vứt bỏ.
Việc dừng của tâm trí là trong việc trở nên được tập trung, cho nên khi chúng ta nói, “Tập trung tâm trí,” tức là chúng ta đang nói một điều không đúng. Đây là lí do tại sao tôi nói rằng Phật và Mahavira đều nói mọi thứ ‘gần như sai’. Họ phải nói vậy. Khi chúng ta nói, “Tập trung tâm trí,” chúng ta đưa ra một phát biểu không đúng bởi vì tâm trí không thể trở nên được tập trung, và nếu nó tập trung tâm trí sẽ không còn nữa.
Tập trung và tâm trí là những hiện tượng đối lập nhau. Trong nỗ lực về cái đối lập, tâm trí chết. Nhưng đấy là điều rất khó khăn... khó bởi vì cần phải hiểu được tập trung. Tập trung nghĩa là không cho phép luồng chảy được sinh ra. Suy nghĩ là luồng chảy, thiền là dừng luồng chảy. Sông luôn chảy. Nếu nó đông cứng thành băng để cho mọi luồng chảy đều dừng, không có chuyển động nữa. Tương tự, nếu tâm trí dừng để cho mọi luồng chảy đều dừng, nó đông cứng tựa băng, thế thì chính khoảnh khắc đó không có tâm trí, tâm trí đã biến mất - và thế thì cái còn lại là tâm thức.
Kinh này nói:
Gốc rễ của phân chia này là tâm trí.
Nếu không có tâm trí, không có phân chia.
Do đó, tập trung tâm trí ông vào tâm thức vũ trụ cái là lãnh thổ của ông.
Chúng ta không biết chính xác liệu có linh hồn vũ trụ nào không. Nhưng không cần biết đến điều đó. Câu hỏi lớn không phải là liệu có linh hồn vũ trụ hay không, câu hỏi lớn là tập trung tâm trí. Tập trung vào bất kì cái gì đi, cho dù bạn có thể tập trung vào một vật tưởng tượng cũng có tác dụng. Cho nên câu hỏi không phải là chỗ vấn đề sẽ được giải quyết chỉ nếu bạn tập trung vào cái gì đó thực. Kinh này không yêu cầu bạn trước hết phải tìm ra linh hồn vũ trụ và thế rồi mới tập trung. Nó nói, cho dù bạn có cảm thấy rằng linh hồn vũ trụ là đối thể tưởng tượng, đừng băn khoăn về điều đó; vì nếu tâm trí có thể tập trung ngay cả vào một đối thể tưởng tượng nó sẽ biến mất. Và ngay khi tâm trí biến mất, người ta bắt đầu thấy cái là thực. Cho nên không hại gì trong việc đi cùng với một vật tạo niềm tin.
Linh hồn vũ trụ hay Thượng đế là một giả thiết cho thiền. Với những người tìm kiếm, linh hồn vũ trụ không phải là cái gì đó để mà tin, nó là một điểm tưởng tượng để tập trung tâm trí. Và khi tôi nói về một điểm tưởng tượng, đừng nghĩ rằng tôi nói không có linh hồn vũ trụ. Nó chỉ chưa có đó cho bạn thôi. Bạn chỉ mới đang tập trung chú ý của mình vào một điểm tưởng tượng. Điểm đó có thể là bất kì cái gì, nó có thể có bất kì hình dạng nào. Tên nó có thể là Ram hay Krishna hay Allah, bất kì tên gì cũng được, điều đó không tạo ra phân biệt gì. Không quan trọng việc bạn tập trung vào cái gì, điều quan trọng là ở chỗ bạn tập trung. Cho nên mọi tôn giáo trên thế giới đều phục vụ cho mục đích này. Nếu có khác biệt trong học thuyết của họ, nó không gây khác biệt cho người tìm kiếm. Tất cả những khác biệt đó đều dành cho các học giả, cho những người phải mê đắm vào những thảo luận vô tích sự. Với người tìm kiếm, những điều này không tạo ra khác biệt; Allah, Rama hay Jehovah - mọi tên đều được.
Khoa học của tôn giáo, quá trình của tôn giáo, không gắn thêm bất kì giá trị nào vào cái bạn tập trung vào - nó là không liên quan. Điều quan trọng là ở chỗ bạn tập trung. Nó có thể là bất kì cái gì. A, B, C, D hay bất kì cái gì, nhưng bạn đang tập trung. Trong chính quá trình tập trung, tâm trí dừng lại. Và cái được biết tới sau cái chết của tâm trí - tên của nó không phải là Allah, hay Rama hay Krishna. Nó không có tên. Mọi tên đều là tưởng tượng. Chúng chỉ là tiện ích, chúng là bùa hộ mạng, chúng có tác dụng, và khi hiểu biết bừng lên, chúng có thể bị vứt đi. Thế thì chúng không được cần tới thêm nữa.
Đây là ý nghĩ rất cách mạng. Người tôn giáo thông thường thấy khó quan niệm được rằng Rama của mình, Krishana của mình, đền đài của mình và những thần tượng trong đó, tất cả đều là tưởng tượng. Tưởng tượng không có nghĩa là giả, nó có nghĩa là giả thiết. Chúng có thể được dùng; cuộc hành trình có thể được bắt đầu từ chúng, tới cuối cuộc hành trình người ta khám phá ra rằng cuộc hành trình có thể được hoàn thành cho dù không có chúng. Cũng ở cuối cuộc hành trình người ta thấy rằng nó có thể được thực hiện hành trình với bất kì tên nào khác. Nhưng điều đó không thể được biết vào lúc đầu của cuộc hành trình mà cũng không cần phải biết nó. Cứ để người Hindu tiến hành như người Hindu, để người Mô ha mét giáo tiến hành như người Mô ha mét giáo và để người Ki tô giáo tiến hành như người Ki tô giáo. Khi đạt tới đích người ta sẽ biết rằng Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo - tất cả những tên này chỉ là thứ tiện dụng, và không có quan hệ gì với chân lí tối thượng thực tại cả.
Những phân chia này có quan hệ với dốt nát của chúng ta, không phải với tri thức của chúng ta. Chúng có cái gì đó liên quan với việc làm cho chúng ta bắt đầu cuộc hành trình từ nơi chúng ta đang đứng trong thế giới này, nhưng không có liên quan gì với đích chúng ta đạt tới. Sau khi đạt tới, không ai còn là người Hindu giáo, người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo; khi đạt tới, người ta chỉ còn tính tôn giáo.
Cho nên nhớ lấy, chừng nào bạn còn là người Ki tô giáo, người Hindu hay người Mô ha mét giáo, biết rõ rằng bạn không mang tính tôn giáo. Đây chỉ là bắt đầu của cuộc hành trình hướng tới tôn giáo.
Gurdjieff đã nói một điều rất có giá trị. Bất kì khi nào ai đó tới và hỏi, “Con đường tới chân lí là gì?” Gurdjieff sẽ nói, “Đừng nói điều to lớn. Tôi chỉ có thể chỉ ra những cách thức để tìm ra con đường. Sau đó là tuỳ của bạn. Ngay bây giờ bạn lần đầu tiên tìm con đường thế là đủ. Đừng hỏi con đường là gì, trước hết hỏi hướng có thể đưa bạn tới con đường. Trước hết quan tâm tới việc tìm ra con đường đã.”
Nhớ lấy, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo, vân vân đều là những đường mòn nhỏ để đạt tới con đường. Không cái nào trong chúng là con đường; tôn giáo bản thân nó là con đường. Hindu là một lối nhỏ, Mô ha mét giáo là một lối nhỏ. Ki tô giáo là một lối nhỏ. Tôn giáo là con đường. Một khi bạn đạt tới con đường, mọi lối mòn nhỏ đều biến mất.
Được tập trung là có giá trị, vì nỗ lực để trở thành tập trung là chống lại tâm trí. Nhưng cần phải rất cẩn thận, bởi vì có hai cách chệch hướng trong khi trở thành tập trung. Một, bạn có thể thích tạo ra chuỗi các ý nghĩ; và một khi suy nghĩ bắt đầu, toàn bộ mọi thứ trở thành vô nghĩa. Khó khăn thứ hai là, nếu chuỗi suy nghĩ không xảy ra, bạn có thể ngủ ngay.
Bạn có thể đã quan sát rằng trong vài đêm, nếu có quá nhiều ý nghĩ trong đầu, bạn không thể nào ngủ được. Một số ý nghĩ cứ diễn ra trong tâm trí bạn - có lo lâu nào đó, luồng hoạt động nào đó trong tâm trí bạn - và việc ngủ trở thành không thể nào có được bởi vì những ý nghĩ này đang cản trở việc ngủ. Và ban đêm khi không có suy nghĩ, không có ý nghĩ trong tâm trí, tâm trí trống rỗng - thế thì bạn rơi vào giấc ngủ say ngay lập tức. Ngay khi bạn nằm xuống, giấc ngủ trùm lên bạn.
Người làm thuê, nông dân có giấc ngủ say. Lí do cho điều này là ở chỗ công việc của người đó không liên quan gì tới suy nghĩ, lo lắng, quá trình suy nghĩ hay luyện tập tinh thần. Người đó không cần tới chúng. Người đó đào hố hay làm việc trên đồng. Đây là công việc thường lệ, không suy nghĩ nào được cần tới. Buổi tối người đó về nhà mệt mỏi và tả tơi, và người đó gieo mình vào giường; ý nghĩ vắng lặng, và người đó rơi ngay vào giấc ngủ say.
Nhưng với người có công việc chủ yếu là tinh thần, mất ngủ trở thành đau khổ chính của họ. Những người bận bịu suy nghĩ và cân nhắc mọi lúc, việc suy nghĩ của họ tiếp tục không dừng ngay cả ban đêm và họ không thể nào ngủ được.
Tôi nói tất cả những điều này để cho cái đối lập của nó cũng trở nên rõ ràng cho bạn.
Trong khi thực nghiệm với tâm trí về việc tập trung, nguy hiểm thứ hai là ở chỗ ban đầu tâm trí sẽ cố gắng thuyết phục suy nghĩ - cái thuận tiện cho nó, là bản tính của nó; nhưng nếu điều này không xảy ra và bạn vẫn còn nhất quyết tập trung, điều thứ hai có thể xảy ra là ở chỗ, trong thiếu vắng suy nghĩ, thay vì đi vào trong thiền bạn rơi vào giấc ngủ, bởi vì ngay khi suy nghĩ dừng, thói quen cũ là chúng ta rơi vào giấc ngủ.
Cho nên nhiều người, nhân danh thiền, cứ ngủ và hưởng thú giấc ngủ ngắn. Vẫn ngồi trong đền họ cứ gà gà. Đấy không phải là lỗi của họ; họ không biết điều đang xảy ra. Họ đang cố tập trung và trong nỗ lực tập trung, hai điều không may có thể xảy ra: hoặc là suy nghĩ có thể bắt đầu, hoặc là nếu nó không xảy ra thì giấc ngủ có thể bắt đầu.
Cho nên người ta phải tránh cả nghĩ lẫn ngủ. Đó là hai cái rãnh và ở giữa hai cái rãnh đó là thiền.
Trong thiền viện, các thiền sư bao giờ cũng có một sư đi đi lại lại với chiếc gậy trong tay trong khi người khác đang thiền. Khoảnh khắc người đó thấy thiền nhân nào đó bắt đầu ngủ gật, người đó gõ nhẹ vào đầu người này.
Chúng ta cũng sẽ làm thu xếp này sớm thôi. Và không phải là tất cả những điều đó đều vô dụng. Không, nó rất hữu dụng, bởi vì ngủ gật bất thần bị ngắt quãng. Suy nghĩ lại diễn ra - suy nghĩ dừng lại và ngủ gật bắt đầu. Bạn tránh rãnh này và rơi vào rãnh kia. Ngủ gật bắt đầu chỉ khi luồng suy nghĩ bị đứt đoạn.
Và rồi sư này tới cho một cái gõ lên đầu. Luồng suy nghĩ dừng lại, ngủ gật đã len ra; sư gõ một cái vào đầu bạn - ngủ gật bị phá vỡ trong chốc lát. Trong một khoảnh khắc đó thoáng nhìn về thiền xảy ra. Và cho dù thoáng nhìn của khoảnh khắc đó xảy ra, đó là hỗ trợ lớn lao cho thiền của bạn rồi. Người ta bắt đầu cảm thấy rằng không có bóng tối nơi họ đang đi, mọi thứ đều sáng tỏ ở đó.
Điều đó đôi khi xảy ra bởi vì có biết bao thiền nhân cho nên không dễ gì cho thầy thực sự thấy được từng khoảnh khắc ai ngủ gật và ai không ngủ gật. Cho nên đã có thu xếp trong thiền rằng nếu bất kì thiền nhân nào cảm thấy người đó sắp ngủ gật, người đó đưa cả hai tay lên ngang ngực. Vậy thầy có thể dễ dàng thấy rằng trong người đó đang sẵp nảy sinh nguy cơ rơi vào giấc ngủ. Cử chỉ này là lời mời cho cái gõ; rằng, “Ngủ gật đang sắp bắt đầu, làn sóng ngủ bắt đầu chạm vào tôi tựa lông chim; làn sóng này đang áp đảo tôi và tôi sợ rằng bây giờ tôi sẽ mất trong giấc ngủ.”
Nếu suy nghĩ không bắt đầu và ngủ gật không xảy ra thiền sẽ xảy ra. Thiền có nghĩa là thiếu vắng của nghĩ và ngủ. Thế thì bạn sẽ có đó trong thiền.
Nhớ kĩ hai điều này trong tâm trí, bất kì cái gì cũng có thể là điểm tập trung.
Biết rằng ông là linh hồn phúc lạc hoàn toàn, bao giờ cũng hân hoan trong phúc lạc này, bên trong và bên ngoài chính linh hồn ông.
Điều thứ hai này cũng rất có giá trị. Chúng ta hân hoan, nhưng không bao giờ trong chính mình, chỉ trong người khác. Sự kiện rất kì cục là chúng ta thấy vui sướng, chúng ta thích thú, đôi khi chúng ta còn có chút ít hạnh phúc - nhưng bao giờ cũng trong người khác. Bạn đã bao giờ hân hoan trong bản thân mình chưa? Bạn chắc chưa bao giờ làm điều đó cả. Chúng ta đơn giản không chú ý gì tới bản thân mình.
Kinh này nói rằng người tìm kiếm nên dần dần từ bỏ hân hoan trong người khác và bắt đầu hân hoan trong bản thân mình. Bạn đang ngồi rảnh rỗi và cảm thấy bất hạnh: bạn nghĩ rằng nếu người bạn nào đó tới thế thì có thể có vui đùa; nếu có bầu bạn nào kéo đến thế thì có thể có vui vẻ và vui đùa. Một mình, bạn bắt đầu buồn. Một mình bạn không hạnh phúc. Trong một mình, chán chường nảy sinh, chán từ cái ta riêng của người ta.
Không ai thích bản thân mình! Điều thú vị là ở chỗ mọi người đều muốn người khác thích mình, và bản thân bạn không thích bản thân mình. Bạn thấy chán với bản thân mình và bạn muốn người khác rất hài lòng khi họ gặp bạn. Làm sao điều này xảy ra được? Điều ấy là không thể được. Bạn nghĩ về việc đem cho người khác hạnh phúc lớn. Bạn không thể đem hạnh phúc cho cái ra riêng của mình, làm sao bạn có thể đem nó cho người khác được? Và cái bạn không có cho bản thân mình, bạn không thể cho được; không có cách nào đem nó cho người khác được.
Kinh này nói, hân hoan trong cái ta riêng của bạn đi. Bạn đang ngồi một mình, vui đi. Trạng thái này đã được các fakir mô tả là masti, cực lạc. Dường như không có lí do bên ngoài nào cả nhưng người ta đơn giản say sưa với vui vẻ, dường như dòng suối vui vẻ đang tuôn chảy bên trong theo cách riêng của nó. Người ta đang tự mình tận hưởng, không có trung gian của người khác.
Có nhiều bộ môn tâm linh khác nhau dùng cực lạc. Sufi dùng và đánh giá cao việc thực hành tâm linh về cực lạc. Nguyên lí cơ bản của họ là ở chỗ bạn không làm cho hạnh phúc của mình phụ thuộc vào người khác. Bất kì ai liên kết hạnh phúc của người đó với người khác, nỗi buồn của người đó cũng được liên kết với người khác.
Đừng liên kết hạnh phúc của bạn với người khác, liên kết nó với cái ta riêng bản thân bạn đi. Bạn đang ngồi rảnh rỗi dưới gốc cây - hạnh phúc đi. Điều ấy dường như khó khăn: làm sao hạnh phúc được, khi không có lí do gì để hạnh phúc? Chúng ta thường chỉ trở nên hạnh phúc với lí do nào đó... một người bạn sắp tới - bạn chưa gặp anh ấy đã lâu rồi, cho nên bạn hạnh phúc. Chúng ta bao giờ cũng hạnh phúc vì lí do nào đó.
Hạnh phúc mà không vì lí do gì là masti, cực lạc. Không có nguyên nhân thấy được cho hạnh phúc này, người ta hân hoan trong cái gì đó từ bên trong. Đôi khi việc như vậy xảy ra cho người điên, cho nên đôi khi khó phân biệt giữa người điên và người masta, người cực lạc. Những người mà chúng ta gọi là masta, nhiều người trong số họ... ở phương Tây đích xác cùng kiểu người này bị tống vào nhà thương điên, bởi vì không có cách nào để phân biệt họ. Phương Tây không có ý tưởng nào về cách phân biệt giữa người cực lạc masta và người điên. Đối với họ những người này dường như điên cả. Ở phương Tây họ đã làm thành định nghĩa về lành mạnh là nếu ai đó vui vẻ từ lí do nào đó, tâm trí người đó là ổn thoả, nhưng nếu người ta vui vẻ không lí do gì, người đó là điên. Làm sao có thể có hạnh phúc mà không lí do gì?
Truyền thống của những người cực lạc masta nói rằng hạnh phúc chỉ có thể có mà không với lí do gì: không bao giờ có hạnh phúc bởi vì lí do nào đó. Bây giờ đây là một phát biểu khá khó! Truyền thống của người cực lạc nói rằng không bao giờ có hạnh phúc bởi vì lí do nào đó - chỉ có khái niệm giả về hạnh phúc thôi. Từ các lí do chỉ có đau khổ phát sinh. Để điều này được hiểu rõ - nó có tâm lí hoàn toàn của riêng nó.
Khi bạn tìm kiếm hạnh phúc vì một lí do - ở ai đó, trong cái gì đó, trong biến cố nào đó - kết quả cuối cùng không bao giờ là cái gì ngoài bất hạnh cả. Đau khổ tiếp nối đau khổ. Vợ tìm kiếm hạnh phúc từ chồng, mẹ tìm kiếm hạnh phúc từ con, bố tìm kiếm hạnh phúc từ con trai, từ con gái. Hạnh phúc bao giờ cũng được tìm từ đâu đó khác - trong các mối quan hệ, trong tiền bạc, trong địa vị, trong danh vọng, nhưng bao giờ cũng từ đâu đó khác. Tất cả chúng ta đều tìm kiếm hạnh phúc ở mọi nơi ngoại trừ bên trong cái ta riêng của mình. Và điều buồn cười là ở chỗ bản thân người khác cũng đang tìm kiếm hạnh phúc ở đâu đó khác. Dường như là chúng ta đang đào mỏ mà chúng ta nghĩ đấy là mỏ kim cương, và bản thân mỏ đã đi mất trong việc tìm kim cương; và bản thân kim cương từ cái gọi là mỏ ấy vẫn đi tìm kiếm ở đâu đó khác.
Chúng ta giống như một bức thư ‘không dán tem’ không có địa chỉ trên đó. Cho nên việc tìm kiếm cứ tiếp diễn. Chúng ta không có ý tưởng nào về việc chúng ta đang tìm ai, và lần nữa chúng ta cũng không hỏi về người có địa điểm ta đang đi tới, liệu bản thân người đó có đi đâu đó trong việc tìm kiếm tương tự không!
Mọi người đều đang ở đâu đó, cho nên gặp gỡ không bao giờ xảy ra với bất kì ai. Bạn tới nhà của bất kì ai mà người ấy không có đó. Bạn cầm tay bất kì ai trong tay mình, mà người đó không có đó. Bạn ôm bất kì ai mà người đó không có đó, người đó đang ở đâu đó khác.
Mọi người đều đi đâu đó khác, cho nên không ai có thể gặp được bất kì ai - không ai đã bao giờ có khả năng gặp được. Cho nên bất kì ai đang tìm kiếm hạnh phúc theo một lí do nào đó sẽ cứ rơi vào trong khổ ngày càng sâu, bởi vì mọi lúc đều có hi vọng rằng lí do đặc biệt này sẽ đem lại hạnh phúc, và khi nó được đạt tái hi vọng sẽ tan vỡ.
Kinh sách của giáo phái cực lạc masta nói rằng chỉ có nỗi buồn đến từ người khác, không bao giờ là hạnh phúc; hạnh phúc bao giờ cũng đến từ cái ta riêng của người ta. Và bất kì khi nào có cảm giác dường như nó đến từ người khác, tín ngưỡng của người cực lạc nói rằng người khác không phải là nguyên nhân, mà là ở bạn.
Hiểu điều này thêm một chút đi. Bạn cảm thấy rằng bạn đang trong tình yêu với ai đó. Sự hiện diện của người đó đem lại cảm giác dễ chịu. Có đúng sự hiện diện của người khác cho bạn hạnh phúc không? Hay chính ý tưởng của bạn rằng bạn đang trong tình yêu, và rằng sự hiện diện của người yêu đem lại cho bạn hạnh phúc? Bây giờ cái nào đem lại cho bạn hạnh phúc?
Nếu chính do sự hiện diện của người đó đem đến cho bạn hạnh phúc, thế thì sự hiện diện của người đó cũng phải đem lại hạnh phúc cho mọi người. Nhưng điều đó không xảy ra. Sự hiện diện của cùng người đó có thể đem lại bất hạnh cho ai đó khác. Nếu nước làm dịu cơn khát thì nó phải làm dịu cơn khát cho mọi người. Nếu bạn nói rằng nước này chỉ làm dịu cơn khát cho riêng tôi thôi, thế thì đấy là cái gì đó phải giải quyết cho bạn, không phải cho nước.
Người ta nên học phân biệt giữa chân lí chủ quan và chân lí khách quan. Nếu nước là nước, nó sẽ làm dịu cơn khát của tôi, nó sẽ làm dịu cơn khát của bạn, nó sẽ làm dịu cơn khát của bất kì ai. Nó sẽ làm dịu cơn khát, nó không liên quan gì với những người khác nhau; bất kì ai khát nó sẽ đều làm dịu cơn khát của họ.
Cái đẹp của ai đó làm tôi thích thú nhưng không làm cho ai đó khác thích thú. Nếu nó là đẹp, thế thì bất kì ai đang tìm kiếm cái đẹp, có khát khao về cái đẹp, cũng phải được hạnh phúc từ nó. Nhưng điều này không xảy ra. Cái đẹp này xuyên rọi vào ai đó tựa như gai và họ muốn chạy khỏi nó, gì?
Có khó khăn. Rõ ràng là không ai yêu bất kì ai; người trong khi cũng cái đẹp đó cho bạn hạnh phúc. Người thì thấy bất hạnh; người thì dường như không chú ý rằng có cái đẹp nào cả; người đơn thuần chỉ cười và nói rằng bạn đang mất hết cảm giác, thấy cái đẹp ở nơi không có gì cả! Tất cả những điều đó nghĩa là gì? Nó nghĩa là cái đẹp mà bạn đang thấy mang thuộc tính của bạn. Không có gì ở đó cả - bạn là nguyên nhân của nó. Và đó là lí do tại sao có thể có việc từ cùng một cái đẹp đó, bạn thấy hạnh phúc vào buổi sáng, bạn có thể thấy bất hạnh vào buổi trưa và buổi tối bạn lại thấy hạnh phúc. Hay hôm nay bạn thấy hạnh phúc, ngày mai bạn bắt đầu thấy bất hạnh.
Một việc thú vị đã xảy ra. Một nữ nghệ sĩ điện ảnh đến tôi và nói, “Tôi đang rất khó khăn và do vậy tôi đã tới tìm lời khuyên của thầy. Khó khăn của tôi là ở chỗ tôi đã có cuộc hôn nhân vì tình, nhưng trong vòng một hay hai năm tôi cảm thấy rằng đấy là sai lầm và không có gì khác ngoài cãi cọ và đau khổ trong đời tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn chịu đựng trong mười năm, nhưng cãi cọ và địa ngục cứ ngày càng sâu thêm và không còn lại ý nghĩa gì hay thậm chí khả năng nào để chịu đựng thêm nữa.”
Cô ấy rất lúng túng, bởi vì chồng cô ấy đã yêu cô ấy và đã ra toà với cô ấy với nhẫn nại lớn, nhưng rồi chồng cô ấy cũng trở nên rất mệt mỏi về toàn bộ câu chuyện. Cho nên sau mười năm họ li dị, và bây giờ đã mười năm sau li dị. Họ có một đứa con gái, bây giờ đã lớn và gần đây đã lấy chồng. Đó là lúc người chồng và người vợ gặp lại nhau - nhân cơ hội đám cưới của đứa con gái. Nữ nghệ sĩ điện ảnh đó đã đến kể cho tôi rằng chồng cô ấy lần nữa lại thấy yêu cô ấy và đề nghị rằng họ nên cưới nhau lần nữa. Bây giờ cô ấy nên làm khác chỉ là màn ảnh và, khi thấy hình ảnh chính mình trong họ, chúng ta cứ sa vào tình yêu. Khi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đang có được hạnh phúc từ người khác, thế nữa đấy cũng không là gì khác ngoài ảo tưởng riêng của chúng ta. Chúng ta càng đi sâu hơn, càng rõ ra là sự xuất hiện hạnh phúc chỉ là phóng chiếu của riêng chúng ta. Và bởi vì chúng ta tin rằng hạnh phúc là ở trong người khác, và vì không hạnh phúc nào đến từ người khác, chúng ta khổ.
Người đã phát hiện ra rằng nguồn gốc hạnh phúc của mình là ở bên trong bản thân mình không đi đâu khác tìm nó; người đó bắt đầu kinh nghiệm bản thân mình ngập chìm trong hạnh phúc. Người đó nhảy múa không phải bởi vì bất kì nguyên nhân nào bên ngoài mà bởi vì sự tồn tại riêng của người đó. Sự tồn tại của riêng người ta là đủ vui mừng, sự tồn tại riêng của người ta là đủ phúc lạc; không cần tìm kiếm vì bất kì nguyên nhân gì khác. Việc thở xảy ra, ngay cả điều này cũng là phúc lạc tối cao; tim đang đập, ngay cả điều này cũng là phúc lạc tối cao.
Thực nghiệm với điều này một chút... Ngồi dưới gốc cây một mình và rơi vào trong tình yêu với cái ta riêng của bạn lần đầu tiên; quên thế giới, chỉ trong tình yêu với cái ta riêng của bạn.
Tìm kiếm tâm linh thực ra là tìm kiếm để rơi vào tình yêu với cái ta riêng của người ta.
Thế giới là cuộc hành trình rơi vào tình yêu với người khác, tâm linh là cuộc hành trình rơi vào tình yêu với cá ta riêng của người ta. Tâm linh rất vị kỉ. Nó là việc tìm kiếm cái ta riêng của người ta, việc tìm kiếm ý nghĩa của cái ta của người ta. Nó là hân hoan trong cái ta riêng của bạn, nó là có hương vị cái ta riêng của bạn. Và khi hương vị này bắt đầu xảy ra bên trong... đợi một chút, tìm kiếm một chút. Cảm thấy cái duy nhất của bạn, vui mừng trong sự tồn tại riêng của bạn - bởi vì, “Tôi có thể đã làm được gì nếu như tôi không được sinh ra? Làm sao tôi có thể phàn nàn - và phàn nàn với ai - nếu như tôi không có ở đây?”
Bạn ở trong sự tồn tại này; ngay cả sự kiện này, ngay cả tâm thức chừng này, nhận thức chừng này rằng, “tôi đây,” chính khả năng của thoáng nhìn vào trong phúc lạc - hân hoan trong tất cả những điều này một chút đi. Để cho hương vị của tất cả những điều này ngấm vào từng lỗ chân lông. Cho phép bản thân bạn được lướt đi trong cơn xúc động về nó. Bắt đầu múa nếu bạn cảm thấy thích múa, bắt đầu cười nếu bạn cảm thấy thích cười, bắt đầu hát bài hát nếu bạn cảm thấy thích hát, nhưng nhớ tất cả bản thân bạn vẫn còn ở tâm điểm của nó và để cho dòng suối hạnh phúc chảy từ bên trong bạn, không phải là từ bên ngoài. Dần dần, dần dần điều này sẽ đi sâu vào bên trong kinh nghiệm bạn, và trạng thái mà nó đem lại chính là trạng thái của masta, của người cực lạc. Masta có nghĩa là người đã trở nên cực lạc trong bản thân người đó.
Kinh này là kinh nền tảng của masta.
Biết rằng ông là linh hồn phúc lạc hoàn toàn, bao giờ cũng hân hoan trong phúc lạc này, bên trong và bên ngoài chính linh hồn ông.
Quả của tách rời là tri thức...
Kinh này rất có giá trị.
Quả của tách rời là tri thức, quả của tri thức là thảnh thơi,
và an bình hạ xuống từ việc kinh nghiệm tự phúc lạc chính là quả của thảnh thơi.
Nếu từng điều đã nói trên không xảy ra kế tiếp, biết rằng điều trước đó đã không cho quả. Thiếu vắng đối tượng cảm giác là trong chính bản thân sự mãn nguyện tối cao và phúc lạc vô song.
Cố hiểu từng bước. Với người tìm kiếm từng bước đều đáng ghi nhớ trong tâm trí và xem xét lại thường xuyên. Đây là hòn đá thử.
Quả của tách rời là tri thức...
Như tôi đã nói trước đây, nhận ra cái vô nghĩa của thân thể. Nếu bạn nhìn với con mắt xuyên rọi, bạn sẽ đi tới biết rằng thân thể là vô nghĩa. Đi tới nhận biết rõ ràng và sâu sắc rằng thế giới này không thể cho bất kì hạnh phúc nào. Và không có cái ngăn trở; điều đó sẽ trở nên rõ ràng nếu bạn tìm kiếm bởi vì nó là vậy. Cũng hệt như là yêu cầu một người đang nhắm mắt mở mắt ra và thấy rằng ánh sáng có đó. Tất cả những điều này đơn giản như điều đó. Đây chính là trường hợp ấy. Không có hạnh phúc qua thế giới, không có hạnh phúc qua thân thể, không có an bình qua người khác - đây chính là trường hợp này, đấy chỉ là vấn đề thấy với mắt mở. Vì sợ việc đi tới biết chân lí này mà chúng ta đã nhắm mắt hết kiếp nọ đến kiếp kia. Việc nhắm mắt của chúng ta là có mục đích. Chúng ta sợ.
Một người bạn đến tôi. Anh ta muốn cưới vợ vì anh ta đang yêu ai đó. Tôi hỏi anh ta, “Bạn có thực sự yêu không?
Nghĩ lại điều đó thêm một chút nữa.”
Anh ta nói, “Nghĩ sao? Cái gì có đó gì mà nghĩ khi tình yêu đang có đó?”
Tôi vẫn nói, “Thì hại gì? Thay vì nghĩ sau, tốt hơn cả là nghĩ trước đi. Mà vội gì? Đợi thêm nửa tháng nữa đã.”
Anh ta có vẻ hơi bồn chồn và bất ổn.
Tôi nói, “Nếu tình yêu thực sự có đó, chắc chắn nó sẽ kéo dài thêm mười lăm ngày nữa. Việc gì phải bồn chồn?”
Anh ta đợi thêm hai tuần. Tôi đã bảo anh ta quay lại sau hai tuần, và nghĩ trong thời kì này nếu anh ta thực sự đang yêu.
Sau mười lăm ngày anh ta quay lại và nói với tôi, “Thầy làm tôi lẫn lộn. Tâm trí tôi rơi vào bất định lớn. Mười lăm ngày trước đây tôi đã rất rõ ràng và chắc chắn trong tâm trí. Thầy đã làm gì với tôi vậy? Tôi đã đến thầy để nhận được ân huệ của thầy để cho hôn nhân vì tình của tôi có thể thành công được.”
Tôi bảo anh ta, “Vì bạn đã đến nhận ân huệ của tôi - đó là vì sợ - tôi đã yêu cầu bạn nghĩ lại. Người ta đi tìm kiếm ân huệ chỉ khi người ta không chắc chắn về bản thân mình. Cho nên nếu bạn không yêu cầu ân huệ ở tôi, tôi sẽ không nói gì cả. Bạn không chắc chắn bên trong bản thân mình rằng bạn sẽ hạnh phúc, cho nên bạn yêu cầu ân huệ của tôi để cho trách nhiệm dịch chuyển sang ai đó, để cho bạn không còn có trách nhiệm nữa. Bạn đã định bẫy tôi; bạn đang yêu và bạn định bẫy tôi. Bây giờ bạn nghĩ thêm một chút đi, và nếu bạn vẫn còn lẫn lộn, đợi thêm nửa tháng nữa.”
Anh ta nói, “Tôi không thể đợi lâu thêm nữa, bởi vì nếu tôi đợi thêm nửa tháng nữa thì sẽ có li dị trước khi hôn nhân xảy ra.”
Tất cả chúng ta đều sợ hãi. Chúng ta không mở mắt ra và nhìn xung quanh để xem vấn đề là gì, bởi vì chúng ta đã trong nỗi sợ rằng điều chúng ta thấy không phải là thật ở đó. Chúng ta che giấu vết thương của mình. Nếu chúng ta mở chúng ra và nhìn, thế thì chúng ta sẽ biết rằng có vết thương. Cho nên chúng ta đã che giấu vết thương và phủ vòng vàng lên trên nó. Vòng vàng được thấy, không phải là vết thương. Và khi thấy vòng vàng chúng ta nghĩ rằng mọi thứ đều ổn thoả. Nhưng vòng vàng có bao giờ chữa lành được vết thương nào đâu? Vết thương đó cứ phát triển ngày càng lớn hơn bên trong, cho đến khi nó trở thành ung thư.
Toàn bộ cuộc đời chúng ta là sự tự lừa dối trong đó không có gì đáng giá cả. Chúng ta cũng cảm thấy rằng chẳng có gì, nhưng chúng ta cũng sợ rằng chúng ta đang sống chỉ với sự giúp đỡ của những ảo tưởng này và nếu chúng ta mở mắt ra và thấy rằng những cái đó nữa cũng không tồn tại, thế thì làm sao chúng ta sẽ sống được?
Khó khăn này đã nảy sinh ở phương Tây. Cố hiểu điều này đi.
Trong ba trăm năm lại đây, phương Tây đã cố gắng để nhìn mọi thứ như nó vậy. Bây giờ phương Tây lâm vào khó khăn. Khó khăn là ở chỗ cố gắng này đã thành công trong việc chỉ ra rằng không có gì trong mọi thứ. Làm gì bây giờ? Bây giờ chỉ còn một cảm giác lan tràn ở phương Tây, rằng mọi thứ đã trở thành trống rỗng và vô dụng, dường như không có ý nghĩa gì. Làm gì bây giờ?
Trong suốt ba trăm năm này, phương Tây đã nghĩ nhiều về mọi mối quan hệ trong cuộc sống, và kết quả là ở chỗ tất cả các quan hệ này đều trở nên đáng ngờ. Ngày nay không người yêu nào ở phương Tây có thể đủ bạo dạn để nói với người mình yêu rằng tình yêu của người đó là vĩnh viễn, vĩnh hằng. Nói như vậy đã trở nên không thể được, bởi vì càng nhiều nghiên cứu được tiến hành về tình yêu, vấn đề càng rõ ra rằng không có gì nhất thời hơn tình yêu. Đấy chỉ là lời của nhà thơ và người mù, những người hay nói tình yêu của họ là vĩnh viễn.
Cần mắt mù trước khi người ta có thể nói rằng tình yêu là vĩnh viễn. Vấn đề dường như vậy nhưng trong thực tại thì không phải như vậy. Khi bạn đang yêu ai đó, dường như là tình yêu này sẽ kéo dài mãi mãi và không sức mạnh nào trên trái đất này có thể phá vỡ nó được. Bạn đang trong ảo tưởng lớn. Không cần tới sức mạnh nào lớn cả, thực ra không sức mạnh bên ngoài được cần tớt chút nào; bạn sẽ đích thân làm việc phá vỡ nó, một mình bạn là đủ cho nó.
Tình yêu là phù du. Khi hoa nở buổi sáng, ai có thể tin được rằng nó sẽ tàn phai trong vài giờ? Việc nở hoa của nó lừa dối và làm cho người ta cảm thấy rằng nó sẽ còn mãi mãi, nhưng sự việc không xảy ra theo cách đó. Bất kì cái gì đã nở hoa sẽ phôi phai. Khi tình yêu nở hoa, cái đó nữa cũng là đoá hoa và nó sẽ phôi phai.
Phương Tây đã đi tới biết rõ điều này, đã đi tới hiểu rõ điều này, và đã lâm vào khó khăn lớn: yêu đã trở thành khó khăn, bởi vì để yêu, ảo tượng về cái vĩnh viễn của nó là cần thiết. Không có ảo tượng đó không thể có tình yêu. Nếu ảo tượng đó bị tan vỡ, tình yêu cũng sụp đổ.
Cho nên chỉ dục còn lại ở phương Tây. Dường như không thể có tình yêu, bản năng dục còn lại. Nhưng rất khó để cho cuộc sống chiều sâu dựa trên nền tảng dục. Và rất khó để tạo ra gia đình dựa trên cơ sở bản năng dục. Và nếu bản năng dục là thực tại duy nhất, thế thì không đáng để trải qua nhiều rắc rối đến thế, nhiều trách nhiệm thế của hệ thống gia đình.
Ở phương Tây, chồng và vợ đang mất dần, bạn trai và bạn gái đang tăng lên. Mối quan hệ chồng-vợ đã thôi là điều quan trọng. Bạn trai và bạn gái - điều đó nghĩa là mối quan hệ vẫn còn tốt và sinh động. Nếu ngày mai nó thay đổi thế thì không có đau đầu pháp lí nào. Nhưng thế thì trống rỗng sẽ bắt đầu. Tình yêu bị bật gốc rễ, và nếu thiền không được làm thành sẵn có sẽ có rắc rối nghiêm trọng. Năng lượng được thoát ra và không có con đường khác cho nó đi. Đó là lí do tại sao người ta cứ nhắm mắt lại và cảm thấy rằng nơi họ đang bước là cõi trời - ngay cả trong địa ngục. Khi mắt mở ra, địa ngục được thấy liền. Bạn cũng bắt gặp các cơ hội hàng ngày, nơi bạn thấy địa ngục. Cuộc sống là tới mức bạn sẽ chọn việc tách rời theo cách riêng của bạn.
Cuộc sống tới mức tách rời nhất định xảy ra, không phải là bạn phải nỗ lực không mệt mỏi vì nó. Thực ra bạn đang nỗ lực không mệt mỏi để cho tách rời không nảy sinh. Nghĩ mà xem, nhìn lại cuộc đời bạn, lấy cái nhìn mắt chim và bạn sẽ thấy rằng toàn bộ cuộc sống đều dẫn bạn tới tách rời. Toàn thể thông điệp của cuộc sống là tách rời, toàn thể dòng chảy cuộc sống đều hướng về tách rời. Cuộc sống đem đến cho bạn nỗi buồn từ mọi hướng nhưng dầu vậy tách rời vẫn không nảy sinh trong bạn. Cuộc sống làm thất vọng bạn trong mọi khía cạnh, phá tan bạn, xé bạn thành từng mảnh, nhưng tách rời vẫn không nảy sinh trong bạn - đấy là phép màu! Bằng không, dòng chảy tự nhiên của cuộc sống là hướng tới tách rời.
Trong gắn bó là việc sinh thành của cuộc sống, còn tách rời là kết quả cuối cùng. Chúng ta được sinh ra từ gắn bó, nhưng nếu chúng ta chết cũng trong gắn bó điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta không hiểu được thông điệp của cuộc sống.
Tách rời là ngôn ngữ của cuộc sống. Nếu bạn tìm kiếm, nếu bạn không tự lừa dối mình thì tất cả đều có ích - cả bạn bè lẫn kẻ thù; người gần gũi và thân thiết cũng như người xa cách, tất cả đều có ích trong việc đưa bạn hướng tới tách rời.
Quả của tách rời là tri thức...
Ngày bạn đứng vững chắc trong tách rời và bạn không còn ham muốn nào về thế giới này, bạn không còn nhu cầu nào từ thế giới này, và cái vô tích sự của thế giới này được lộ ra cho bạn - kết quả là hiểu biết. Thế thì bạn tràn đầy trí huệ; thế thì lần đầu tiên trí huệ nảy sinh trong bạn và ngọn đèn được thắp sáng bên trong bạn.
Trong trạng thái của tách rời ngọn đèn của trí huệ bùng cháy. Nếu ngọn đèn của tri thức không bùng cháy, hiểu rõ rằng tách rời là giả. Đây là phần thứ hai của kinh. Nếu bước thứ hai không theo sau, thế thì bước thứ nhất là giả; nó đã chứng tỏ không kết quả gì. Trong nước ta không thiếu những người đã từ bỏ gắn bó - những người này vẫn đang ngồi trong mọi đền đài và tu viện - nhưng khó mà tìm thấy người trí huệ.
Tôi đã từng gặp không biết bao nhiêu là sadhu - thánh nhân - và sannyasin. Họ đã chạy trốn nhiều năm trước đây, nhưng họ nói, “Không có gì xảy ra tới giờ, tri thức đã không xảy ra.” Nhưng ngay cả họ cũng không sẵn sàng để chấp nhận rằng tách rời của họ là giả và đó là lí do tại sao tri thức đã không xảy ra cho họ. Họ tin rằng tách rời của họ là đầy đủ; mỗi tri thức đã không xảy ra. Nếu tri thức đã không xảy ra, thế thì bước thứ nhất đã đi sai, tách rời của bạn là giả. Đấy không phải là sản phẩm của gắn bó chín muồi, nó không bắt nguồn từ gắn bó chín muồi; bạn đã thoát li khỏi thế giới một cách vội vã, bạn đã chạy trốn mà không mở mắt ra - để điều này được ghi nhớ.
Có một người đang bước đi trong địa ngục với mắt nhắm nghiền và ấp ủ những giấc mơ trong đó người đó đang trên cõi trời. Người đó không mở mắt ra để khỏi trông thấy địa ngục. Người đó nghe thấy những phát biểu của người thấy và hiền nhân rằng thế giới là địa ngục; bản thân người đó cảm thấy bên trong rằng có thể là như vậy và người đó sợ mở mắt ra. Hay đôi khi khi mắt người đó mở ra trong một biến cố ngẫu nhiên nào đó người đó thấy địa ngục, và điều mà người thấy và hiền nhân đang nói tỏ ra là đúng. Nhưng người đó không giữ cho mắt mở, người đó cứ trở nên bồn chồn hơn, và tiếng nói của người thấy và hiền nhân cứ tiếp tục ẩn sâu hơn trong người đó. Người đó bắt đầu cảm thấy từ bên trong rằng mọi thứ là sai và người đó chạy trốn khỏi thế giới. Nhưng người đó chạy trốn với đôi mắt vẫn nhắm nghiền. Người đó đi vào tách rời, nhưng người đó không nhìn vào gắn bó bằng mắt mở. Với mắt nhắm người đó đã trong gắn bó; với mắt nhắm người đó đã đi vào tách rời.
Điều này sẽ không đem lại kết quả của tri thức, bởi vì không có thay đổi gì trong trạng thái tâm trí của người này - mắt người đó vẫn nhắm. Cho đến hôm qua người đó đã bước đi tựa người mù trong gắn bó; hôm nay người đó đang bước đi tựa người mù trong tách rời.
Tách rời, cái xảy ra bởi việc mở mắt của người ta ở bên trong gắn bó, là tách rời đã chín chắn, chín muồi. Chính trong chín muồi này mà ngọn đèn tri thức được thắp sáng.
quả của tri thức là thảnh thơi.
Khi ngọn đèn của tri thức được thắp sáng kết quả là gì?
Kết quả là thảnh thơi, tĩnh lặng. Tâm trí, tâm thức, thân thể, bản thể - mọi thứ đều đạt tới thảnh thơi. Không có nỗ lực bị bỏ lại ở bất kì đâu; không có căng thẳng, không dồn nén, thậm chí không một dấu vết của bất kì những điều này còn lại ở bất kì đâu trong con người đó. Tĩnh lặng, thảnh thơi xảy ra.
Nếu tri thức không đem đến thảnh thơi, hiểu rõ rằng tri thức ấy là giả. Thế thì mỗi bước kế tiếp phải là giả nốt. Nếu người có tri thức trông căng thẳng, nếu người có tri thức không thảnh thơi, nếu người có tri thức phải áp đặt kỉ luật lên chính mình, thế thì biết rằng tri thức đó phải đến từ kinh sách, không phải là qua kinh nghiệm riêng của người đó. Người đó có thể đã đạt tới tri thức đó bằng cách lắng nghe người khác nhưng không qua việc biết riêng của người đó. Trong trường hợp như thế, tri thức có thể tốt trong trí năng nhưng nó còn chưa đi vào bản thể. Tri thức như thế là gánh nặng trên đầu, nó không trở thành đôi cánh mà nhờ đó người ta có thể bay trên trời.
Quả của tri thức là thảnh thơi, tới mức không còn nỗ lực chút nào bên trong người ta. Không còn nỗ lực thuộc bất kì loại gì, người ta trở thành vô nỗ lực. Bất kì cái gì xảy ra cũng đều đúng - trạng thái của điều như thế thịnh hành, thảnh thơi xảy ra. Bất kì cái gì hiện hữu đều đúng. Không có nỗ lực nào để đạt tới bất kì điều gì, không có sợ hãi bị mất bất kì cái gì. Không sợ nào nắm giữ bạn rằng cái gì đó có thể đi sai, không khó chịu nào lởn vởn rằng sai lầm nào đó có thể xảy ra, không căng thẳng là bạn có thể lỡ, bạn có thể ngã, bạn có thể đi lạc lối - điều này gọi là uparati, thảnh thơi.
Uparati, thảnh thơi, là điều rất sâu sắc. Bạn sẽ bắt gặp hàng triệu người vô gắn bó, nhưng không ai có thoáng nhìn về tri thức trong họ. Bạn sẽ bắt gặp hàng nghìn người có tri thức nữa, nhưng không có thoáng nhìn về thảnh thơi trong họ. Không thiếu các học giả uyên thâm hay người thông thái.
Nhưng điều rất thú vị cần lưu ý là đôi khi người dốt nát và người không có tri thức dường như nhiều thảnh thơi hơn người có tri thức. Nếu bộ óc của học giả uyên thâm và bộ óc của người dốt nát được đem ra kiểm tra thì bộ óc của người dốt nát sẽ thấy trong thảnh thơi, còn bộ óc của học giả sẽ thấy trong rối loạn lớn. Tất cả dường như đi vào trong lộn ngược. Ngay cả dốt nát cũng tốt hơn tình huống này bởi vì ít nhất dốt nát cũng là của bạn. Tri thức này được vay mượn và do đó là gánh nặng. Cái gì của riêng người ta mới làm cho người ta nhẹ nhàng, còn cái gì vay mượn đều làm cho người ta nặng gánh. Cái gì của riêng người ta bao giờ cũng mang đến nở hoa, cái gì của người khác nghiền nát người ta.
Quả của tri thức là thảnh thơi và quả của thảnh thơi là an bình. Người đã đạt tới thảnh thơi dần dần, dần dần sẽ đắm chìm sâu hơn và sâu hơn và sâu hơn trong nó, người đó đạt tới trung tâm đã từng được gọi là an bình.
Khi một người đang bơi, người đó sẽ trên bề mặt nước. Bơi là nỗ lực, việc làm. Nhưng người khác, người đã để bản thân mình mất đi và thảnh thơi, người không bơi mà chỉ nổi vô nỗ lực, cuốn đi theo dòng sông đến bất kì đâu nó đưa tới - đối với người đó sông đưa người đó đến đâu cũng tốt, và nếu sông không đưa người đó đến đâu cả thì thế nữa cũng tốt - người như thế đã đạt tới thảnh thơi. Người như thế, người nằm vô nỗ lực ở đó sẽ dần dần, dần dần chìm vào trong sông; người đó sẽ tiếp tục chìm cho tới khi tới độ sâu tối thượng, cho tới khi người đó chạm vào đá dưới đáy sông - hòn đá đáy sông mang tên an bình.
Tri thức đến qua tách rời... nếu tách rời là thực, tri thức nhất định theo sau. Nếu tri thức là đúng, thảnh thơi nhất định sẽ theo sau. Nếu thảnh thơi là thực, an bình bao giờ cũng sẽ theo sau. Và nếu an bình không nảy sinh từ thảnh thơi của bạn, biết rõ rằng thảnh thơi của bạn là thứ bị áp đặt.
Ở phương Tây nhiều sách được viết mang những cái tên kì lạ như, Bạn phải thảnh thơi. Bây giờ tiêu đề của cuốn sách này là ngớ ngẩn. Trong chính từ ‘phải’ là đã có căng thẳng rồi. Bây giờ ‘bạn phải’ này sẽ trở thành vấn đề, nó sẽ không để bạn thảnh thơi nữa. Người ta nằm dài trên giường đọc những cuốn sách như thế và thử đủ mọi tư thế. Cuốn sách nói người ta phải thảnh thơi, cho nên họ đang thảnh thơi!
Họ có thể thậm chí áp đặt thảnh thơi lên bản thân mình, họ thậm chí có thể nằm trên giường cứng đơ như cái xác, nhưng căng thẳng vẫn tiếp tục bên trong họ bởi vì bây giờ họ phải nghĩ cả về thảnh thơi nữa. Nếu bạn phải nghĩ về thảnh thơi của mình, điều ấy nữa sẽ đòi hỏi nỗ lực, nghị lực. Và nhớ, nếu bạn phải làm điều này, bạn sẽ ra khỏi nó thậm chí còn kiệt lực hơn, bởi vì nỗ lực đó chính là cái làm cho người ta mệt mỏi. Bạn đang tập trung vào “Tôi đang nghỉ ngơi, tôi không làm bất kì nỗ lực nào chút nào.” Cái “tôi không làm bất kì nỗ lực nào chút nào” bây giờ trở thành nỗ lực.
Không an bình nào sẽ được đạt tới thông qua việc thảnh thơi như thế. Thảnh thơi là việc xảy ra mang tính tồn tại. Thảnh thơi nghĩa là tâm thức bạn không có gì đáng phải đạt tới, tâm thức bạn không có nhu cầu thuộc bất kì loại gì và không ham muốn trở thành cái gì đó - không ham muốn thậm chí để trở thành được thảnh thơi; không có khăng khăng ngay cả để thảnh thơi tới. Nếu nó tới thì tốt, nếu nó không tới thì cũng tốt tương đương.
Bạn có thể đã từng nghe những thầy tu khổ hạnh Mô ha mét giáo trên đường nói, “Cầu cho người cho được hạnh phúc, cầu cho người không cho được hạnh phúc.” Kẻ ăn xin bình thường cũng lặp lại điều này, nhưng phát biểu này là từ người Sufi. Kẻ ăn xin thường lặp lại điều này một cách dối trá. Khi người đó nói, “Cầu cho người cho được hạnh phúc,” loé sáng trong mắt của người đó rất khác thường, còn khi người đó nói, “Cầu cho người không cho được hạnh phúc,” không có loé sáng trong mắt chút nào. Bạn sẽ đi tới biết khác biệt đó bằng cách cho người đó và quan sát, và bằng cách không cho người đó và quan sát.
Có một thầy tu khổ hạnh Sufi tên là Bayazid. Ông ta có thay đổi đôi chút trong phát biểu này. Ông ta hay nói, “Cầu cho người cho được hạnh phúc và cầu cho người không cho thậm chí còn hạnh phúc hơn.” Ai đó hỏi Bayazid, “Từ trước tới giờ chúng tôi chỉ nghe thấy ‘Cầu cho người cho được hạnh phúc và cầu cho người không cho được hạnh phúc,' nhưng việc nói thêm này nghĩa là gì?”
Bayazid trả lời, “Khi ai đó cho, tôi hài lòng, nhưng khi ai đó không cho, tôi thậm chí còn hài lòng hơn. Cảm giác của tôi về lòng biết ơn còn mạnh mẽ hơn. Khi ai đó cho, điều ấy là phải, tôi hài lòng; nhưng khi ai đó không cho, thế thì hài lòng bên trong vẫn còn. Tôi cảm thấy muốn cúi mình với người ấy. Tôi cảm thấy rằng nếu người ấy cho, tôi sẽ mất đi cơ hội vẫn còn hạnh phúc khi không nhận được. Đấy là lí do tại sao tôi nói, “Cầu cho người cho được hạnh phúc và cầu cho người không cho còn hạnh phúc hơn.” Người đó là loại người cho tôi thêm một cơ hội để thấy dòng suối hạnh phúc của mình có còn liên tục không khi không nhận được gì.”
Thảnh thơi đến từ bên trong, nó không có được qua nỗ lực. Cho nên toàn bộ quá trình này là theo từng bước. Vô gắn bó là bước đầu tiên hướng tới yên tĩnh. Mọi người đều muốn thảnh thơi, nhưng tách rời đến trước - đó là bước đầu tiên hướng tới thảnh thơi. Nhưng Upanishad áp đặt các điều kiện và làm cho mọi thứ thành khó khăn. Ai có đó mà không muốn thảnh thơi? Mọi người đều tìm kiếm thảnh thơi, mọi người đều tìm kiếm an bình. Nhưng thế thì toàn bộ khoa học của nó cũng phải được tuân theo. Bạn muốn hoa nhưng không gieo hạt. Bạn gieo hạt nhưng bạn không tưới nước cho chúng. Hay nếu bạn tưới nước cho chúng, bạn không làm hàng rào để bảo vệ cây khỏi thú ăn. Không, người ta phải đi qua từng bước một.
Tách rời có nghĩa là vứt bỏ khỏi tâm trí người ta mọi loại ham muốn. Khi tâm trí được vứt bỏ đi các ham muốn, năng lượng mà đã bị tiêu phí cho việc chạy theo mọi ham muốn này sẽ được tiết kiệm và nó trở thành ngọn lửa.
... quả của tri thức là thảnh thơi...
Người đã đi đến biết không còn nguồn căng thẳng nào nữa. Người đã đi đến biết cũng không có lí do nào để lo lắng băn khoăn. Không có gì trong thế giới này mà người ta phải băn khoăn về nó cả.
... quả của tri thức là thảnh thơi,
và an bình hạ xuống từ việc kinh nghiệm tự phúc lạc chính là quả của thảnh thơi.
Nếu từng điều đã nói trên không xảy ra kế tiếp, biết rằng điều trước đó đã không cho quả. Thiếu vắng đối tượng cảm giác là trong chính bản thân sự mãn nguyện tối cao và phúc lạc vô song.
0 Đánh giá