Chương 3. Nhân chứng và ảo tưởng

Chương 3. Nhân chứng và ảo tưởng

Price:

Read more

Osho - Ngón tay chỉ trăng
Chương 3. Nhân chứng và ảo tưởng


Biết bản thân mình là sakshi pratyagatma, linh hồn chứng kiến bên trong về trí năng của người ta và tất cả những khuynh hướng của nó, và thu được khuynh hướng rằng “Cái đó là tôi,” từ bỏ đòi hỏi ‘của tôi’ với mọi vật.
Từ bỏ theo đuôi lok, xã hội, người đó từ bỏ theo đuôi cả thân thể. Từ bỏ theo đuôi kinh sách, người đó từ bỏ ảo tưởng cả về linh hồn.
Được bắt rễ vào linh hồn mình, và thông qua các kĩ thuật, thông qua việc lắng nghe và thông qua tự kinh nghiệm, nhà yoga nhận ra bản thân mình là linh hồn của tất cả và tâm trí của người đó bị triệt tiêu.
Không trao cơ hội cho việc ngủ, cho chuyện trò của xã hội, cho âm thanh, động chạm, hình dạng, vị và mùi - các đối tượng của giác quan - và sự quên lãng của linh hồn, suy tư về linh hồn bên trong.
Làm sao người ta có thể đi vào trong chân lí tối cao đó, làm sao người ta có thể biết rằng bí ẩn tối cao ở gần đến thế và vẫn còn chưa được biết tới? - cái nào là vĩnh viễn với chúng ta và vậy mà bị mất? Làm sao chúng ta đạt tới nó? Làm sao đã có ai đã bao giờ đạt được tới nó? Trong những kinh này là giải thích về khoa học đó, quá trình của con đường đó.
Trước hết chúng ta hiểu đôi điều về ảo tưởng. Ảo tưởng có nghĩa là thấy khi nó không có. Chân lí có nghĩa là thấy khi nó có. Bất kì cái gì chúng ta thấy đều là ảo giác, bởi vì chúng ta đưa cả bản thân mình vào trong việc thấy của mình; kinh nghiệm của chúng ta không còn khách quan,  nó  trở thành chủ quan. Bất kì cái gì đang có ở ngoài kia, nó không tới chúng ta như nó vậy. Tâm trí chúng ta bóp méo nó, tô vẽ nó, trang điểm cho nó, tỉa tót nó, làm cho nó lớn hơn hay nhỏ hơn và thay đổi nó thành nhiều, nhiều dạng.
Thay đổi lớn nhất, lừa dối sâu sắc nhất, là ở chỗ chúng ta liên kết bản thân mình với mọi thứ, mà thực tế chúng ta không được liên kết chút nào. Ngay khi chúng ta được liên kết thực tại bị mất và phóng chiếu mơ bắt đầu dường như thật. Chẳng hạn, chúng ta gọi một thứ là ‘của tôi’ - nhà của tôi... ngôi nhà đã có đó khi chúng ta còn chưa có và nó sẽ còn đó khi chúng ta không còn nữa. Cái gì đó có thể hiện hữu trước khi tôi hiện hữu, và sẽ tiếp tục sau khi tôi không hiện hữu, cái không biến mất cùng với sự biến mất của tôi - làm sao mà nó có thể là ‘của tôi’ được? Nếu tôi chết vào khoảnh khắc này, ngôi nhà của tôi đâu có sập đổ hay biến mất; thực tế nó thậm chí sẽ không biết rằng tôi đã chết. Thế thì loại liên kết nào có thể có đó giữa bản thân tôi và ngôi nhà đó? Mối quan hệ là gì? Ngày mai ai đó khác sẽ sống trong cùng ngôi nhà đó và gọi nó là ‘của tôi’. Hôm qua ai đó khác đã sống trong nó và người đó đã gọi nó là 'của tôi'. Ai biết được bao nhiêu người đã móc ‘cái tôi’ của họ vào ngôi nhà đó, và đã qua đời rồi? Nhưng ‘cái tôi’ đó không bao giờ dán được lên ngôi này, và ngôi nhà đó cũng không thuộc về ai cả; ngôi nhà thuộc về bản thân nó.
Trong thế giới này mọi thứ đều thuộc về cái ta riêng của nó. Nếu chúng ta có thể hiểu được điều này đúng đắn chúng ta sẽ có thể làm tan vỡ các ảo tưởng một cách dễ dàng.
Có một mảnh đất. Bạn gọi nó là cánh đồng của tôi, hay khu vườn của tôi. Nếu không phải hôm nay, ngày mai sẽ có lời đòi hỏi đưa ra về mặt trăng - Mĩ sẽ nói đấy là ‘của chúng tôi’, Nga sẽ nói đấy là ‘của chúng tôi’. Cho đến hôm qua mặt trăng đã không thuộc về ai cả; nó đơn giản có đó, nó đơn giản thuộc về bản thân nó. Nhưng bây giờ người này hay người nọ sẽ đòi hỏi sở hữu mặt trăng và sớm hay muộn sẽ có tranh đấu và đương đầu. Cho tới tận bây giờ mặt trời vẫn thuộc về chính nó, nhưng ngày mai mặt trời cũng có thể bị đòi hỏi thuộc ai đó.
Cứ nơi đâu con người đặt chân tới con người đều gắn luôn cái nhãn cho nó là ‘cái tôi’ của người đó. Tự nhiên không chấp nhận cái nhãn của người đó, nhưng những người khác phải chấp nhận, nếu không thì sẽ có đương đầu. Người khác phải chấp nhận các cái nhãn bởi vì họ muốn đặt nhãn của riêng họ vào mọi thứ. Cho nên nhà trở thành của ai đó và mảnh đất trở thành của ai đó khác. Tại sao chúng ta nôn nóng muốn dán cái nhãn ‘tôi’ này vào đâu đó vậy? Nôn nóng là bởi vì càng nhiều chỗ và vật mà chúng ta dán được nhãn này lên, hay kí tên vào đó, cái vòng ‘của tôi’ càng lớn hơn và cái 'tôi’ cũng phát triển lớn hơn bên trong chúng ta.
‘Tôi’ lớn như số lượng những vật mang nhãn của nó. Nếu ai đó nói rằng người đó có một sào đất thì làm sao cái 'tôi’ của người đó lớn bằng cái 'tôi’ của người khác, người nói, “Tôi có một nghìn sào đất” được?
Với sự bành trướng của cái ‘của tôi’, cái 'tôi’ cảm thấy dường như nó đang tăng trưởng lớn hơn. Nếu bành trướng của cái 'của tôi’ giảm đi, cái 'tôi’ cũng co lại. Cho nên mọi hòn gạch của 'tôi’ đều được làm từ cái ‘của tôi’. Vậy tôi có thể nói 'của tôi' càng nhiều cách, lâu đài của cái 'tôi' càng vươn lên cao hơn. Do đó trong toàn bộ cuộc đời mình, chúng ta vẫn còn chỉ trong một cuộc đua: bao nhiêu thứ chúng ta có thể dán nhãn của mình lên và nói, “Đấy là của tôi.” Trong khi làm như vậy, trong khi chúng ta tiếp tục gán nhãn cho mọi thứ, một hôm nào đó chúng ta chết, và bất kì chỗ nào chúng ta đã đặt nhãn của mình, ai đó khác bắt đầu dán nhãn của người ấy vào mọi thứ chúng ta đã gọi là ‘của tôi’.
Mọi thứ đều thuộc về bản thân chúng, không thuộc về người nào cả. Chúng có thể được dùng, nhưng không thể có chủ sở hữu. Chủ sở hữu là ảo tưởng, và trong khi chúng ta dùng chúng, chúng ta nên có cảm giác biết ơn bởi vì chúng ta đang dùng cái gì  đó  không thuộc về mình. Nhưng khi chúng ta nói ‘của tôi’, mọi cảm giác về biết ơn đều biến mất và thế giới mới về cái ‘của tôi’ được tạo ra. Cái đó bao gồm tiền bạc, địa vị, danh vọng, giáo dục và đủ mọi thứ. Với những thứ này điều đó có thể là được, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn là ở chỗ những cái không liên can gì tới 'tôi’ cũng được bao hàm. Chúng ta nói: tôn giáo của tôi, thượng đế của tôi, thiên thần của tôi, đền đài của tôi - với cả những người mà ‘tôi’ chẳng có quan hệ gì với bất kì cái gì. Và nếu điều đó là có thể, thế thì không có khả năng nào giải phóng bản thân người ta khỏi thế giới. Nếu tôn giáo cũng có thể là của tôi hay của anh, nếu Thượng đế cũng có thể là của tôi hay của anh, thế thì không có hi vọng nào cả. Thế thì chúng ta sẽ tìm con đường ra khỏi cái ‘của tôi’ ở đâu? Nếu Thượng đế cũng rơi vào trong phạm vi quyền lực của mình, thế thì không còn lại chỗ nào cho cái ‘tôi’ đi đâu cả. Nhưng chúng ta đặt cái nhãn ‘của tôi’ vào đền đài và nhà thờ và vào cả Thượng đế nữa.
Bất kì nơi đâu con người tới, người đó cũng đem tới đấy cả cái ‘của tôi’. Cố hiểu ngụ ý này. ‘Tôi’ thực tế trở nên lớn hơn qua ‘của tôi’, nhưng cái ‘của tôi’ càng bành trướng hơn, bất hạnh càng lớn hơn. Tăng trong 'tôi’ là tăng của bất hạnh, bởi vì ‘tôi’ là vết thương. Và cái ‘tôi’ càng lớn, vùng nhạy cảm đau càng lớn, cho nên nhiều vết thương hơn có thể phát tác trên nó. Cũng tựa như ai đó có một vết thương thể chất lớn luôn dễ gây ra đau đớn mọi lúc; bất kì một cử động người đó thực hiện và điều đó gây đau. Vết thương lớn, trải trên vùng rộng, một cái chạm khẽ là đủ gây đau. Cái ‘tôi’ càng lớn, vết thương càng lớn và cái đau cũng càng lớn.
Với việc bành trướng của cái ‘của tôi’, cái ‘tôi’ bành trướng. Khi cái ‘tôi’ tăng lên, đau cũng tăng lên. Một mặt người ta cảm thấy rằng hạnh phúc đang tăng lên, mặt khác bất hạnh cũng tăng lên. Chúng ta càng làm tăng hạnh phúc này, càng nhiều bất hạnh cứ tăng lên - và giữa hai điều này ảo tưởng được mang theo. Nơi không có khả năng nào nói cái ‘của tôi’ thì thế nữa chúng ta vẫn tiếp tục nói ‘của tôi’ một cách giả dối, vô nghĩa lí. Tay này bạn gọi là ‘của tôi’, thân thể này bạn gọi là ‘của tôi’, đều không phải là của bạn. Khi bạn không có, ngay cả thế thì xương, da, máu của tay này vẫn tồn tại ở đâu đó; và chúng vẫn tồn tại ngay cả sau bạn. Xương bên trong thân thể bạn, chúng đã từng là xương trong biết bao nhiêu thân thể khác trước đây. Máu trong thân thể bạn đã chảy trong thân thể của con vật nào đó hôm qua và trong cây cối nào đó hôm kia. Ai biết được bao lâu, bao nhiêu tỉ, tỉ tỉ năm rồi cuộc hành trình đã diễn ra? Ngay cả khi bạn sẽ không có đó, không một hạt của thân thể bạn bị triệt tiêu. Nó tất cả sẽ tồn tại. Nó sẽ trôi vào trong thân thể khác nào đó.
Hiểu điều đó theo cách này: hơi thở bạn vừa thở xong, khoảnh khắc trước nó đã ở bên trong người ngồi cạnh bạn. Khoảnh khắc trước người đó đã gọi nó là hơi thở của tôi, và khoảnh khắc sau nó không còn thuộc vào người đó chút nào nữa, nó đã trở thành của ai đó khác.
Cuộc sống không chấp nhận đòi hỏi của bất kì ai về nó và cứ chảy đi từng khoảnh khắc. Nhưng chúng ta cứ đòi hỏi. Ảo tưởng này về đòi hỏi, đây là ảo tưởng sâu sắc nhất của con người.
Cho nên bất kì khi nào một người nói ‘của tôi’, người đó rơi vào trong dốt nát. Kinh này là để phá vỡ chính ảo tưởng này. Không chỉ đất không phải là của tôi, nhà không phải là của tôi, tiền bạc không phải là của tôi - ngay cả thân thể này cũng không phải là của tôi nốt. Thân thể bạn được tạo nên từ các nguyên tử của bố mẹ bạn. Các nguyên tử đó tồn tại trước khi có bạn, và chúng đến với bạn sau cuộc hành trình dài. Trước bố mẹ bạn, chúng đã ở trong thân thể  bố  mẹ  họ. Những nguyên tử này đã có cuộc hành trình dài hàng triệu năm; bây giờ chúng thiết lập nên thân thể bạn. Thân thể đó nữa cũng là cánh đồng, mảnh đất mà bạn được bắt rễ vào, nhưng bạn không phải là nó. Bạn không phải là thân thể, bạn tách biệt khỏi nó.
Kinh này nói một người không chỉ không là thân thể, nó thậm chí còn đi sâu hơn và nói con người thậm chí không phải là tâm trí, bởi vì tâm trí cũng là một thứ tích luỹ.
Bạn có một ý nghĩ nào mà có thể là của bạn không, mà bạn có thể nói là của bạn không? Chẳng có ý nghĩ nào cả. Một số ý nghĩ đến từ truyền thống, một số từ kinh sách, một số từ nghe ai đó, một số thì từ việc đọc sách báo - chúng đã đến từ một hay nhiều nguồn ngoài khác. Nếu bạn tìm kiếm sơ đồ sinh của từng ý nghĩ riêng lẻ, nếu bạn nhìn vào cuộc hành trình của từng ý nghĩ riêng lẻ, bạn sẽ thấy bạn không có một ý nghĩ riêng nào của mình cả, tất cả chúng đều là đồ vay mượn; chúng đã đến với bạn từ đâu đó.
Không một ý nghĩ nào đã bao giờ là nguyên bản, mọi ý nghĩ đều là vay mượn. Nhưng chúng ta cứ cho là ngay cả một ý nghĩ cũng là ‘của tôi’.
Nhớ lấy, ngay cả một hơi thở cũng không thể gọi là ‘của tôi’ được; ý nghĩ là vật chất tinh tế hơn nhiều. Đi ngày càng sâu hơn vào trong phân tích này, người ta tới đâu? Upanishad đã đi đến đâu? Phật đi tới đâu? Mahavira đã tới đâu? Tiếp tục phân tích này, dùng kiểu phủ định, “Tôi không là cái này, tôi không là cái này”; khi cuối cùng không còn lại cái gì để bị phủ định, khi không còn gì về cái tôi thậm chí có thể nghĩ liệu nó là của tôi hay không, cái còn lại ngay cả thế... Khi không gì còn lại để cắt bỏ, khi tất cả các quan hệ đều bị phá vỡ và không có gì còn lại mà có thể còn bị đập ra nữa, cái thậm chí còn lại như thế chính là điều Upanishad đã gọi là sakshi, nhân chứng.
Có một thế giới lớn quanh tôi - nó không phải là của tôi. Co lại, tôi tới gần hơn - thân thể này không phải là của tôi. Hạ sâu hơn vào trong nó - tâm trí này không phải là của tôi. Thế thì ai có đó cái người tôi có thể gọi là ‘tôi’? Hay không có gì trong tôi mà tôi có thể gọi là ‘tôi’. Tôi có hay tôi không có? Cắt bỏ cái ‘của tôi’ đi trong sự toàn bộ của nó, cái gì thuần khiết nhất còn lại bên trong? Chỉ có một điều còn lại mà không bỏ đi được; không có cách nào bỏ nó đi được.
Ở phương Tây có một nhà triết học tên là Descartes - một nhà tư tưởng sâu sắc. Ông ấy đã quyết định không chấp nhận bất kì cái gì chừng nào ông ấy còn chưa tìm ra chân lí không thể bị hoài nghi, cho nên ông ấy bắt đầu suy ngẫm. Ông ấy lao động cần cù và ông ấy cảm thấy mọi thứ đều đáng hoài nghi. Người ta có thể nói, “Có Thượng đế,” nhưng rồi hoài nghi có thể nảy sinh về điều đó. Có thể có mà cũng có thể không có Thượng đế, nhưng hoài nghi bao giờ cũng được tạo ra. “Có cõi trời,” “Có giải thoát” - tất cả điều đó đều có thể bị hoài nghi. Descartes nói, “Tôi sẽ chỉ tin vào điều không thể hoài nghi được, không phải cái gì đó mà có thể chứng minh hay biện luận được về nó, không. Cái gì đó không thể hoài nghi được, cái gì đó không tránh khỏi, không thể nghi ngờ được... chỉ thế thì tôi mới chấp nhận nó.”
Ông ấy đã tìm kiếm và tìm kiếm. Tuy nhiên ông ấy cũng đã dừng tại một điểm. Ông ấy phủ nhận Thượng đế, cõi trời, địa ngục, và mọi thứ khác, nhưng ông ấy mắc kẹt vào một điểm: “Tôi có hay tôi không có?”
Descartes nói, “Điều này không thể hoài nghi được, bởi vì cho dù tôi nói ‘Tôi không có,’ thì thế nữa tôi vẫn cần phải có để có thể nói điều này.” Cũng tựa như một người đang trong nhà và trả lời người gọi, “Tôi đã đi ra ngoài,” hay “Ngay bây giờ tôi không ở nhà. Chút nữa hãy tới và thế thì tôi có thể gặp anh bởi lúc đó tôi sẽ về nhà.” Chính việc nói điều này của người đó sẽ là bằng chứng cho việc người đó đang ở nhà. Cho nên sự kiện về con người tôi là không thể hoài nghi được. Đến chừng nấy là rõ ràng, rằng tôi có, mặc dầu tôi là gì thì không được rõ như thế. Tôi có là thân thể không, có là tâm trí không, hay là gì? - điều này không được rõ ràng đến thế.
Đây chính là điều Upanishad đang tìm kiếm. Hết cái nọ đến cái kia bị vứt bỏ, hệt như người ta bóc hết lớp nọ đến lớp kia của củ hành. Nếu bạn cứ bóc mãi một củ hành, cuối cùng không  còn  lại  gì  của  củ hành  trong  tay  bạn  cả.  Củ hành không là gì khác hơn những tầng tầng lớp lớp vỏ - quần áo trên quần áo - và chẳng có gì được tìm thấy nếu bạn cứ cởi mãi nó ra. Dường như ai đó có thể đã làm một con búp bê vải và chúng ta bỏ dần từng lớp vải. Tầng thứ nhất được cởi bỏ, tầng thứ hai lộ ra; tầng thứ hai được cởi bỏ, tầng thứ ba lộ ra; và cứ như thế cho đến khi mọi tầng vải cuối cùng đã được vứt bỏ hết, và không còn lại con búp bê nữa, chỉ cái không trong tay bạn.
Cho nên tìm kiếm lớn nhất của con người là tìm ra liệu người đó nữa không là gì ngoài tích luỹ của nhiều, nhiều tầng mà ta có thể cứ bóc dần và đến cùng chẳng có gì trong tay cả. Nếu chúng ta cứ phủ nhận và nói, “Tôi không phải là thân thể, tôi không phải là tâm trí, tôi không phải là cái này, tôi không phải cái nọ,” điều ấy có thể biến thành câu chuyện củ hành, và chung cuộc không còn lại gì về cái mà người ta có thể nói rằng “Đây là tôi.”
Nhưng Upanishad nói rằng cho dù có thế đi chăng nữa, vẫn cần biết chân lí; cho dù đúng là không có gì bên trong, vẫn đáng biết đến nó, vì kết quả của việc biết về chân lí là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, khi tìm kiếm sâu sắc, cuối cùng người ta lại thấy rằng không, con người không chỉ là tích luỹ của các lớp quần áo, con người không chỉ là tầng nọ phủ lên tầng kia; còn có cái gì đó bên trong các tầng khác nhau. Nhưng chúng ta chỉ đi tới biết điều đó khi, bằng cách vứt bỏ mọi tầng, chúng ta đi vào bên trong bản thân mình. Phần tử đó, cái vẫn còn đến cuối cùng, được Upanishad gọi là sakshi, nhân chứng.
Từ sakshi này rất hay và rất có giá trị. Toàn bộ triết lí, thiên tài và trí huệ của phương Đông đều được bao  hàm trong từ nhỏ bé này. Phương Đông không có đóng góp từ nào quan trọng hơn sakshi, nhân chứng, cho thế giới.
Sakshi nghĩa là gì? Sakshi nghĩa là người thấy, nhân chứng. Đấy là ai, người đang kinh nghiệm rằng “Tôi không phải là thân thể”? Đấy là ai, người đang kinh nghiệm rằng “Tôi không phải là tâm trí”? Đấy là ai, người cứ liên tục phủ nhận rằng “Tôi không là cái này, tôi không là cái này”? Có một yếu tố của việc nhìn, của việc quan sát, của người quan sát bên trong chúng ta, người thấy, người quan sát mọi thứ.
Người thấy này chính là sakshi, nhân chứng. Cái được thấy chính là thế giới. Người đang thấy chính là người tôi đang là, và cái đang được thấy là thế giới. Adhyas, ảo tưởng, nghĩa là người đang thấy hiểu lầm bản thân mình là tất cả những cái được thấy. Đây là ảo tưởng.
Có viên kim cương trong tay tôi: tôi đang thấy nó. Nếu tôi bắt đầu nói rằng tôi là viên kim cương, đó là ảo tưởng. Ảo tưởng này phải bị tan vỡ và người ta cuối cùng phải đi tới phần tử thuần khiết đó cái bao giờ cũng là người thấy và không bao giờ là cái được thấy. Điều này có đôi chút khó khăn. Người mà là người thấy không bao giờ có thể được thấy, bởi vì điều đó sẽ được thấy bởi ai? Bạn có thể thấy mọi thứ trong thế giới ngoại trừ bản thân bạn. Làm sao bạn thấy được bản thân mình? - bởi vì hai điều sẽ được cần tới cho việc thấy: một là người thấy và điều kia là cái được thấy. Chúng ta có thể kẹp mọi thứ với một cái kẹp ngoại trừ bản thân cái kẹp đó. Nỗ lực đó sẽ thất bại. Chúng ta có thể thấy thách đố là trong khi cái kẹp cặp được mọi thứ, tại sao chúng không thể kẹp được bản thân chúng?
Chúng ta thấy mọi thứ, nhưng chúng ta không có khả năng thấy bản thân mình. Và chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng làm được như vậy. Bất kì cái gì bạn có thể thấy, biết rõ rằng cái đó không phải là bạn. Vậy một điều chắc chắn, rằng bất kì cái gì bạn có khả năng thấy đều không phải là bạn. Nếu bạn có khả năng thấy Thượng đế, thế thì một điều đã trở thành chắc chắn, rằng bạn không phải là Thượng đế. Nếu bạn đã thấy ánh sáng bên trong bạn, một điều xác quyết là bạn không phải là ánh sáng đó. Nếu bạn có kinh nghiệm về phúc lạc bên trong mình, một điều dứt khoát là bạn không phải là phúc lạc đó. Bất kì cái gì đã được kinh nghiệm, bạn đều không là cái đó. Bạn là cái đang kinh nghiệm.
Cho nên bất kì cái gì trở thành kinh nghiệm của bạn, bạn ở bên ngoài nó cả. Do đó sẽ có ích để hiểu một điểm khó khăn ở đây: tâm linh không phải là kinh nghiệm. Mọi thứ trong thế giới này đều là kinh nghiệm, nhưng không phải là tâm linh. Tâm linh vươn tới cái kinh nghiệm tất cả, nhưng bản thân nó không bao giờ trở thành kinh nghiệm. Nó bao giờ cũng còn là người kinh nghiệm, nhân chứng, người thấy.
Tôi nhìn bạn: bạn ở phía này, tôi ở phía kia. Bạn ở đó, người được nhìn; tôi ở đây, người đang nhìn. Có hai thực thể. Không có cách nào phân chia bản thân người ta thành hai để cho một phần nhìn và phần kia được nhìn. Ngay cả nếu có khả năng phân chia, thế thì phần sẽ thấy là bản thân tôi, phần sẽ được thấy sẽ không phải là bản thân tôi. Vấn đề kết thúc.
Đây là toàn bộ quá trình hay phương pháp luận của Upanishad: neti, neti - không cái này không cái kia. Bất kì cái gì có thể được thấy, nói rằng bạn không phải là cái đó. Bất kì cái gì có thể được kinh nghiệm, nói rằng bạn không phải là cái đó. Bạn có thể cứ bước lùi mãi cho đến khi chẳng cái gì còn lại mà có thể bị phủ nhận hay khử bỏ. Một khoảnh khắc tới khi tất cả cảnh đều mất. Một khoảnh khắc tới khi mọi kinh nghiệm đều bị vứt bỏ - tất cả!
Nhớ lấy, tất cả! Kinh nghiệm về dục tất nhiên bị vứt bỏ, kinh nghiệm về thiền cũng bị vứt bỏ. Kinh nghiệm về thế giới, về yêu và ghét bị vứt bỏ, kinh nghiệm về phúc lạc và chứng ngộ cũng bị vứt bỏ. Chỉ người thấy thuần khiết còn lại. Không còn gì ở đó để được thấy nữa, chỉ trống rỗng còn lại khắp xung quanh. Chỉ có người quan sát còn lại, và bầu trời trống rỗng khắp xung quanh. Đứng ở giữa là người thấy, người quan sát, người thấy cái không, vì mọi thứ đã bị phủ nhận và khử bỏ là cái có thể được thấy. Bây giờ người đó kinh nghiệm cái không. Người đó đã vứt bỏ mọi kinh nghiệm khỏi con đường của mình. Bây giờ người đó còn lại một mình, người đang kinh nghiệm.
Khi không có kinh nghiệm, không có việc thấy; không có gì được thấy và không có đối thể để được thấy, và nhân chứng một mình còn lại. Rất khó diễn đạt trong ngôn ngữ cái gì thực sự xảy ra, bởi vì chúng ta không có từ nào khác ngoại trừ từ ‘kinh nghiệm’ trong ngôn ngữ của mình; do đó chúng ta gọi nó là ‘tự kinh nghiệm’ hay ‘tự nhận ra’. Từ kinh nghiệm không đúng. Chúng ta nói “kinh nghiệm  về  tâm thức” hay “kinh nghiệm về Brahman, cái tuyệt đối,” nhưng không một cách diễn đạt nào là đúng, vì từ kinh nghiệm thuộc về cùng thế giới mà chúng ta đã khử bỏ. Từ kinh nghiệm quả có nghĩa trong thế giới nhị nguyên, nơi có cả ‘cái kia’ nữa. Tại đây nó không có nghĩa chút nào. Tại đây chỉ có người kinh nghiệm còn lại, nhân chứng còn lại.
Tìm kiếm về nhân chứng này chính là tâm linh.
Nhớ lấy: tìm kiếm về Thượng đế không phải là tâm linh. Trong kinh yoga cổ đại Thượng đế không được bàn tới, thậm chí không được nhắc tới; không cần. Sau này, ngay cả khi kinh có nhắc tới Thượng đế, họ gọi Thượng đế là phương tiện trong cuộc hành trình tâm linh và không phải là mục đích. Người ta nói rằng Thượng đế là có ích trong thực hành tâm linh, trong tìm kiếm tâm linh, do đó chấp nhận Thượng đế cũng tốt; nhưng đấy chỉ là phương tiện, phương sách, có vậy thôi.
Phật và Mahavira cũng phủ nhận Thượng đế. Họ đã phát minh ra một phương sách mới. Phương sách này là không được cần tới, họ nói. Nếu Thượng đế không là gì ngoài phương sách, thế thì các phương sách khác cũng sẽ phục vụ cho mục đích đó được.  Nhưng cả Phật lẫn Mahavira đều không thể phủ nhận sakshi, nhân chứng. Họ có thể phủ nhận Thượng đế, họ có thể phủ nhận mọi thứ khác, nhưng khi đi tới sakshi, đấy là tôn giáo. Nếu không nói gì đến nhân chứng, hiểu rõ rằng toàn bộ vấn đề không có liên quan gì tới tôn giáo cả. Mọi thứ khác đều là phụ. Mọi thứ khác có thể hữu dụng, có thể không hữu dụng; có thể có khác biệt ý kiến về mọi thứ khác, nhưng không có khác biệt về nhân chứng.
Do đó, nếu một ngày nào đó trong thế giới này khoa học về tôn giáo được tạo ra, sẽ không có việc nhắc tới Thượng đế, linh hồn hay Brahman. Đây toàn là những vấn đề cục bộ - một số tôn giáo tin vào chúng, số khác không tin - nhưng sakshi chắc chắn sẽ được nhắc tới bởi vì nó không phải là vấn đề cục bộ.
Không thể có được tôn giáo mà không có nhân chứng. Cho nên một mình nhân chứng là cơ sở khoa học cho mọi kinh nghiệm tôn giáo - cho mọi tìm kiếm và hành trình tôn giáo. Và chính trên điều này và xung quanh sakshi này mà tất cả Upanishad xoay tròn. Mọi nguyên lí và mọi chỉ báo đều chỉ để trỏ tới nhân chứng.
Chúng ta cố hiểu điều này thêm chút nữa. Không khó hiểu ý nghĩa của từ nhân chứng, nhưng trong thực hành thực tế thì nó là điều phức tạp.
Tâm trí chúng ta tựa như mũi tên, sắc nhọn một đầu. Bạn có thể đã từng thấy mũi tên: nó không thể được bắn đi từ cả hai đầu, mũi tên sẽ chỉ đi theo một hướng. Nó không thể đi theo hướng đối lập đồng thời được, nó sẽ chỉ đi tới mục tiêu theo một hướng. Cho nên, khi mũi tên đã lên cung và rồi được bắn đi, có hai khía cạnh cần được xem xét - khi nó rời khỏi cung nơi nó đã được đặt lên, nó bắt đầu bay đi khỏi cung; và nó bắt đầu tới gần hơn hướng tới mục tiêu, nơi nó chưa ở đó trước đấy. Một trạng thái là ở chỗ mũi tên đang trên cung, và xa trên cây là con chim đậu. Mũi tên vẫn còn trên cung và chưa xuyên vào con chim. Thế rồi mũi tên rời khỏi cung, bắt đầu đi xa cung và lại gần con chim hơn. Và rồi đến trạng thái mũi tên xuyên vào con chim; cung vẫn còn trơ khấc không tên mà tên thì đang trong lồng ngực chim.
Đây là điều chúng ta đang làm với nhận biết của mình trong toàn bộ thời gian. Bất kì khi nào mũi tên của nhận biết của chúng ta rời khỏi chúng ta, cánh cung  bên  trong  trở thành trống không và mũi tên, khi đạt tới đối thể, bị gắn vào nó. Một khuôn mặt trông đẹp với bạn, mũi tên nhận biết của bạn được buông ra. Vì mũi tên đó không ở bên trong bạn, nhận biết đó không ở bên trong bạn. Nhận biết đã rượt đi và gắn bản thân nó vào khuôn mặt đẹp.
Có viên kim cương nằm trên đường; mũi tên đã được buông ra từ cánh cung. Bây giờ nhận biết này không ở bên trong bạn, bây giờ nhận biết di chuyển và, đạt tới viên kim cương, xuyên vào trung tâm nó. Bây giờ nhận biết của bạn là với viên kim cương và không còn bên trong bạn nữa. Bây giờ nhận biết đang ở đâu đó khác. Cho nên mọi mũi tên của nhận biết của bạn đều đi ra ngoài và xuyên vào đâu đó khác - và đâu đó khác, và đâu đó khác. Bạn không có nhận biết bên trong nữa, nó bao giờ cũng ra đi. Mũi tên chỉ có thể đi theo một hướng, nhưng nhận biết có thể đi theo hai hướng - và khi điều đó xảy ra nhân chứng được kinh nghiệm. Mũi tên của nhận biết có thể đi theo cả hai hướng; nó có thể có hai đầu.
Khi nhận biết của bạn bị kéo ra đâu đó, nếu bạn có thể quản lí được chừng này thôi, thế thì một ngày nào đó nhân chứng sẽ xảy ra bên trong bạn. Khi chú ý của bạn bị kéo ra ngoài - chẳng hạn một cô gái trẻ đẹp đi qua hay một chàng trai trẻ đẹp đi qua, nhận biết của bạn bị bắt theo đó và bây giờ bạn hoàn toàn quên mất bản thân mình. Nhận biết không còn ở bên trong nữa. Bây giờ bạn không ý thức: bây giờ bạn trở thành vô ý thức, bởi vì tâm thức của bạn đã đi tới ai đó khác. Bây giờ tâm thức của bạn đã trở thành cái bóng của người đó hay vật đó - bây giờ bạn không còn ý thức nữa.
Bây giờ, nếu bạn có thể làm được một điều này... Bạn thấy ai đó đẹp, nhận biết của bạn bị kéo ra đó. Nếu trong cùng khoảnh khắc đó bạn có thể nhận biết về cánh cung bên trong mà từ đó mũi tên được bắn ra, nếu bạn có thể đồng thời thấy được chúng cả hai - nguồn gốc từ đó nhận biết được bắn ra và đối thể mà nhận biết đang đi tới - nếu chúng cả hai đều đến trong chú ý của bạn một cách đồng thời, thế thì lần đầu tiên bạn sẽ kinh nghiệm cái được ngụ ý là nhân chứng. Từ nơi nhận biết nảy sinh, từ nơi nhận thức đang bắn đi - nguồn đó phải được tìm thấy.
Chúng ta thấy cây cối - chúng ta thấy cành cây, tán lá, lá cây và hoa, quả, nhưng chúng ta không thể nào thấy được rễ cây. Rễ ẩn kín dưới đất tối. Nhưng cây đang hút chất dinh dưỡng từ rễ. Nhận biết của bạn mở rộng và đi khắp xung quanh; cây lớn về thế giới được tạo ra, nhưng cội nguồn từ đó nhận biết toả ra, tâm thức đại dương đó, vẫn còn chưa được chú ý tới. Điều được cần là ở chỗ rễ cũng đồng thời được thấy, cả rễ và cây đồng thời được thấy.
Hiểu điều đó theo cách này: khi tôi đang nói, nhận biết của bạn là trên lời tôi. Làm điều này thành mũi tên nhắm hai điểm... điều đó có thể trở thành đúng ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này. Khi tôi đang nói, đừng chỉ lắng nghe điều tôi đang nói, duy trì cả nhận biết đồng thời rằng bạn đang lắng nghe. Diễn giả là ai đó khác, người đó đang nói; tôi là thính giả, tôi đang nghe. Nếu cho dù chỉ một khoảnh khắc, bây giờ, ở đây, bạn có thể xoay xở cả hai điều đồng thời - lắng nghe cũng như luôn nhớ tới thính giả, việc ghi nhớ này ở bên trong rằng, “tôi đang lắng nghe” - thế thì không cần phải lặp lại lời này. Nếu bạn lặp lại lời này, “tôi đang lắng nghe,” bạn sẽ không có khả năng lắng nghe được đồng thời nữa, bạn sẽ lỡ mất điều tôi nói. Không cần phải hình thành lời nói bên trong, “Tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe.” Nếu bạn làm việc đó bạn sẽ thành điếc với những điều tôi đang nói trong khoảng thời gian đó. Trong khoảnh khắc đó khi bạn nghe tiếng nói riêng của mình rằng, “Tôi đang lắng nghe,” bạn sẽ không nghe điều tôi đang nói.
Đó là kinh nghiệm đồng thời lắng nghe điều tôi đang nói và cũng nhận biết rằng bạn đang nghe. Cảm giác, việc nhận ra, kinh nghiệm rằng bạn là thính giả, là khía cạnh thứ hai. Việc đạt tới nhận biết của khía cạnh thứ hai là khó khăn. Nếu bạn có thể xoay xở được việc đó, trở nên nhận biết về khía cạnh thứ ba là rất dễ dàng.
Khía cạnh thứ ba là thế này: nếu diễn giả là A, thính giả là B, thế thì ai là người đang kinh nghiệm cả hai, cả diễn giả cũng như thính giả? Người đó là người thứ ba, và điểm thứ ba này là nhân chứng. Bạn không thể đi ra ngoài người thứ ba này. Người thứ ba này là điểm cuối cùng. Và tất cả ba người này là ba điểm của tam giác cuộc sống: hai điểm là đối thể và chủ thể, còn điểm thứ ba là nhân chứng của hai điểm này, người kinh nghiệm cho hai điểm này, người thấy hai điểm này.
Bây giờ chúng ta có thể hiểu kinh.
Biết bản thân mình là sakshi pratyagatma, linh hồn chứng kiến bên trong về trí năng người ta và tất cả những khuynh hướng của nó, và thu được khuynh hướng rằng “Cái đó là tôi,” từ bỏ đòi hỏi ‘của tôi’ với mọi vật.
Người tìm kiếm, người thám hiểm chân lí này, người khao khát về giải thoát, đã kinh nghiệm rằng “Tôi là nhân chứng” và chưa bao giờ là người làm, rằng “Tôi vẫn là nhân chứng” và chưa bao giờ là người đam mê, bỏ đi cảm giác về ‘cái của tôi’ và ham muốn về mọi thứ. Người đó cứ lùi xa dần vào bên trong tới điểm vượt ra ngoài mà không thể nào lùi xa hơn được nữa.
Từ bỏ theo đuôi lok, xã hội...
Người như vậy dừng việc theo đuôi xã hội. Từ lok có nghĩa là xã hội, văn hoá, văn minh, những người xung quanh bạn, đám đông. Từ bỏ theo đuôi xã hội trước khi bạn có kinh nghiệm về nhân chứng cũng là điều nguy hiểm, bởi vì với xã hội có liên kết đạo đức, luật lệ, qui định, giới hạn, tổ chức và kỉ luật. Cho nên xã hội chắc chắn sẽ trở thành chủ cho những người chưa phải là chủ của chính mình. Ai đó phải kiểm soát người còn chưa là chủ của riêng mình; kỉ luật nào đó là cần thiết, nếu không thì mọi hệ thống sẽ nổi loạn, sẽ trở thành vô chính phủ. Nhưng người đã kinh nghiệm bản thể riêng của mình, người đã kinh nghiệm việc chứng kiến của mình, bản thân người đó là người chủ của riêng mình trong thế giới này.
Điều rất thú vị là người vứt bỏ mọi việc làm chủ trên mọi thứ trở thành người chủ của riêng mình; còn người cứ tích luỹ mọi kiểu làm chủ, người đó chỉ chứng tỏ rằng người đó còn chưa làm chủ được cái ta riêng của mình. Điều này nghĩa là người đang bận bịu cố gắng có thêm nhà cửa, đất đai, vương quốc, cái này cái nọ - một điều là chắc chắn, rằng người đó còn chưa thuộc về bản thân mình, bởi vì với người đã thu được vương quốc bên trong của mình, mọi vương quốc khác đều trở thành vô vị và vô giá trị.
Người đã thu được vương quốc bên trong của mình không còn có bất kì ham muốn nào với bất kì vương quốc nào khác. Cho dù người đó có vương quốc bên ngoài, nó cũng trở thành vô giá trị. Nếu ham muốn của người đó về vương quốc bên ngoài còn mạnh mẽ, điều đó chỉ chứng tỏ rằng người đó còn chưa có ý tưởng chút nào về làm chủ bên trong, về nhân chứng; người đó đang cố gắng thay thế cho nó. Không có người chủ bên trong, cho nên qua việc thu được quyền làm chủ với mọi thứ, người đó đang cố gắng tự thuyết phục bản thân mình rằng người đó là chủ: “Trông đây! Ta đã có biết bao đất đai, biết bao tiền bạc, biết bao của cải!” Bằng cách làm như vậy người đó đang cố gắng tạo ra tin tưởng bên trong bản thân mình rằng, “Ai nói ta không phải là chủ? Ta là chủ của nhiều thứ chứ!” Cái làm chủ này là giả, bởi vì không ai đã bao giờ là chủ mọi thứ trong thế giới này.
Bhartrihari từ bỏ vương quốc của mình: ông ấy bỏ lại vương quốc, đi vào rừng và bắt đầu thiền sâu sắc. Sau này, một biến cố rất thú vị đã xảy ra. Ông ấy đang ngồi gần cửa động; bỗng nhiên một kị sĩ trên đường xa phóng đến trước động. Gần như đồng thời một kị sĩ khác cũng xuất hiện từ phía kia, gươm tốt trần sẵn sàng cho trận chiến quyết tử. Bhartrihari không thể hiểu được điều xảy ra bất thình lình này. Khi họ trỏ kiếm về một vật nào đó trên đường,
Bhartrihari thấy rằng có một viên kim cương ở đó. Kị sĩ thứ nhất nói rằng mình đã thấy viên kim cương trước, do đó nó là của người đó. Kị sĩ thứ hai nói, “Mi có thấy sự sắc bén của lưỡi kiếm ta không? Mi có thấy sức mạnh cánh tay ta không? Ai trông thấy nó trước phỏng có nghĩa lí gì? Bất kì ai xứng đáng là người chủ thì mới là người chủ. Lẽ tự nhiên, ta là người chủ!”
Một trận chiến quyết tử xảy ra và trong thoáng chốc đầu của cả hai kị sĩ đã lăn trên đất; cả hai thân thể đẫm máu nằm trên đất, còn viên kim cương lấp lánh vẫn nằm nơi họ đã thấy nó.
Bhartrihari nghĩ sự việc này thật kì cục quá! Viên kim cương mà cả hai kị sĩ đều tranh quyền làm chủ và đã chết vì nó sẽ không bao giờ biết điều gì đã xảy ra quanh nó, bởi vì nó. Và ai biết cái gì khác có thể đã xảy ra trong quá khứ quanh viên kim cương này? Còn viên kim cương thì vẫn nằm đó. Nhiều người nữa có thể chết vì nó trong tương lai, và viên kim cương thì vẫn nằm đó, vô tình.
Nỗ lực làm chủ mọi thứ là một chỉ dẫn rằng người đang nỗ lực không làm chủ gì trên bản thân mình cả. Bất kì khi nào một người bắt đầu kinh nghiệm nhân chứng, người đó đều trở thành người chủ riêng của mình. Ham muốn về việc làm chủ bị vứt bỏ; người đó không còn muốn trở thành chủ của bất kì ai hay bất kì cái gì khác, bởi vì bây giờ người đó biết rằng đơn giản không có cách nào trở  thành  chủ  của người khác. Để tôi nhắc lại nó: Không có cách nào trở thành người chủ của người khác.
Nếu chồng nghĩ anh ta là chủ của vợ, anh ta điên. Nếu vợ nghĩg cô ta là chủ của chồng, tâm trí cô ta cần được điều trị thuốc men. Không ai có thể là chủ của bất kì ai, bởi vì mọi người đều được sinh ra như người chủ của riêng mình. Trong chính bản chất của mọi thứ, việc làm chủ của mọi người đều bị ẩn kín bên trong bản thân người ta. Không vì một lí do gì mà điều đó có thể bị huỷ bỏ. Và chừng nào nó còn chưa bị huỷ bỏ, làm sao bất kì ai khác có thể trở thành người chủ của nó?
Do đó, một điều rất thú vị xảy ra. Chồng nghĩ, “Tôi là chủ.” Vợ cười khẩy bên trong và cô ấy biết, “Tôi mới là chủ.” Đó là lí do tại sao lại có va chạm hai mươi bốn tiếng một ngày. Va chạm đó là bởi chính lí do này, rằng từng khoảnh khắc cần phải quyết định ai là chủ, ai nắm quyền. Không có chắc chắn. Không bao giờ có chắc chắn cả. Vì không có chắc chắn ngay cả trong mối quan hệ với các vật, tuyệt đối không thể có chắc chắn trong mối quan hệ với các cá nhân. Không thể có làm chủ ngay cả trên một viên kim cương, làm sao có thể có làm chủ trên một cá nhân đang sống được?
Người là nhân chứng vứt bỏ mọi loại làm chủ, bởi vì người đó đã trở thành người chủ riêng của mình. Việc làm chủ có thể có được, nó trở thành của người đó; việc làm chủ không thể có được - người đó không bận tâm rơi vào cái điên khùng đó. Trong trạng thái như vậy người đó vứt bỏ bận tâm về xã hội; người đó vứt bỏ nó bởi vì bây giờ không còn kiểm soát nào trên người đó, người đó là người kiểm soát riêng của mình. Bây giờ người đó có thể bước đi trên chân riêng của mình, bây giờ người đó có thể bước trong ánh sáng riêng của mình, bây giờ người đó không cần bất kì ánh sáng vay mượn nào nữa.
Từ bỏ theo đuôi lok, xã hội, người đó từ bỏ theo đuôi cả thân thể.
Người đó không chỉ dừng đi theo người khác, khi việc nhận ra nhân chứng sâu sắc hơn, người đó vứt bỏ cả sự nô lệ vào thân thể nữa. Thế thì người đó không làm các điều vì thân thể nói vậy, bây giờ người đó làm điều người đó muốn và thân thể tuân theo người đó như cái bóng.
Ngay bây giờ thân thể bạn không tuân theo bạn như cái bóng đâu; ngược lại, bạn tuân theo thân thể tựa như cái bóng của nó. Thân thể chỉ đạo bạn làm mọi thứ hay không làm mọi thứ, và bạn phải hành động tương ứng.  Thân thể là người chủ, và nó có những chỉ báo riêng của nó kiểm soát bạn.
Nó nhất định là như vậy, vì bất kì ai không phải là người chủ riêng của mình, xã hội sẽ là người chủ của người đó, sinh học của người đó sẽ là người chủ của người đó. Xã hội là một nhóm người quanh chúng ta, và thân thể chúng ta được nối với đất, với tự nhiên. Người đã trở thành người chủ của riêng mình trở nên tự do với hệ thống xã hội và cũng tự do với sinh học của mình. Thế thì thân thể không bảo được người đó, “Làm cái này đi”; thế thì người đó đi theo cách riêng của mình và thân thể đi theo.
Hiện tượng thân thể đi theo bạn là rất có giá trị. Chúng ta thậm chí không thể quan niệm được làm sao thân thể có thể đi theo được. Chỉ khi thân thể đói... cho dù đấy là thân thể của một Mahavira, ông ấy nữa cũng sẽ cảm thấy đói chỉ khi thân thể đói trước hết; và chỉ khi thân thể báo hiệu cái đói của nó Mahavira mới đi tìm thức ăn, xin thức ăn. Cho nên làm sao thân thể tuân theo người ta được? Điều đó liệu có nghĩa là đột nhiên Mahavira sẽ nói, “Tôi đói,” và thân thể sẽ trở nên đói không?
Nghĩa của việc thân thể tuân theo là gì? Đó là thuật giả kim sâu sắc. Chắc chắn thân thể sẽ không đói chừng nào Mahavira không đồng ý. Bất kì cái gì xảy ra cho thân thể, bất kì cái gì nó cảm thấy, nó sẽ có khả năng truyền đạt điều đó cho Mahavira chỉ khi ông ấy sẵn sàng lắng nghe. Chính Mahavira là người quyết định rằng ông ấy sẽ nhịn ăn trong một tháng. Nếu bạn quyết định rằng bạn sẽ nhịn ăn trong một ngày, trong hai mươi tư giờ bạn sẽ cứ ăn thức ăn trong tâm trí, bởi vì thân thể sẽ phản đối, “Ai là chủ? Không tư vấn ta... mà nhịn ăn sao? Ta sẽ xem điều đó!” Thân thể sẽ cứ gửi thông điệp trong cả ngày: đói, đói, đói; và toàn thể tâm thức của bạn sẽ bị bao phủ bởi cái đói. Thông thường thân thể sẽ không gây rắc rối cho bạn nhiều lắm nếu bạn không thể ăn được, cho dù đấy là cả ngày, nhưng bạn đã quyết định vào một sáng rằng bạn sẽ không ăn ngày hôm đó, và...!
Điều rất thú vị xảy ra đáng chú ý. Nếu bạn vẫn ăn hàng ngày vào một giờ trưa, thông thường thân thể bạn sẽ không báo cáo về cái đói cho tới một giờ. Nhưng nếu một sáng bạn dậy lúc sáu giờ và quyết định rằng hôm nay bạn sẽ nhịn, tâm trí bạn sẽ bắt đầu có bữa trưa ngay từ sáu giờ ngày hôm đó. Thân thể đáng phải đợi ít nhất đến một giờ chứ!  Nhưng không, thân thể đã nhận được hướng dẫn rằng bạn đang cố thiết lập quyền làm chủ. Một giờ là vấn đề còn xa; thân thể bạn sẽ bắt đầu sách nhiễu ngay từ sáng. Điều ấy chưa bao giờ xảy ra trước đây như thế này - bạn quen cảm thấy đói quãng một giờ, nhưng hôm nay nó sẽ bắt đầu xảy ra ngay từ sáng.
Việc làm chủ của thân thể là điều cổ xưa, hàng nghìn hàng nghìn kiếp sống. Và bất kì ai là chủ, không ai muốn từ bỏ quyền làm chủ một cách dễ dàng đến thế.
Nếu Mahavira nói ông ấy sẽ nhịn ăn một tháng, thân thể trở nên im lặng trong một tháng; nó không trao đổi bất kì thông điệp đói nào trong thời hạn đó. Thân thể tuân theo, điều đó có nghĩa là nó không báo cáo. Nó sẽ báo cáo chỉ sau một tháng liệu nó có đói hay là không; trong cả tháng nó sẽ còn im lặng. Nhưng điều này nghĩa là gì? Nó có xảy ra qua thực hành được không? Nếu bạn cứ thực hành hàng ngày - chỉ như người ta tập thể dục hàng ngày, tương tự nếu bạn cứ thực hành nhịn đói hàng ngày - thế thì thói quen sẽ dần hình thành không? Không, đừng rơi vào ảo tưởng này. Vấn đề không phải là việc thực hành và thói quen, đấy là vấn đề của việc kinh nghiệm nhân chứng.
Nếu việc kinh nghiệm nhân chứng có đó, nếu Mahavira quyết định nhịn không chỉ một tháng mà thậm chí cả năm... Thân thể có thể trở nên chỉ còn là bộ xương và chết và bị kết thúc, nhưng nó sẽ không cần gửi bất kì thông điệp nào cho Mahavira. Nó sẽ không dám trao đổi thông điệp cho Mahavira rằng nó đang đói. Gửi thông điệp không phải là việc của thân thể. Đấy là vấn đề giải quyết một lần cho mọi lần ai là chủ. Chừng nào mà thân thể biết rằng nó còn là chủ, nó vẫn thực thi quyền làm chủ, nhưng một khi nhân chứng đã được kinh nghiệm, quyền làm chủ của thân thể lập tức mất đi. Luật bên trong đơn giản thay đổi. Thân thể bắt đầu tuân theo bạn. Và thế thì có những kinh nghiệm duy nhất.
Sau Mahavira hàng nghìn người đã nhịn ăn - biết bao nhiêu sư Jaina đang tham dự nhịn ăn - nhưng việc nhịn ăn của Mahavira là duy nhất. Bạn đã bao giờ nhìn thân thể Mahavira chưa, tượng của ông ấy? Nếu bạn đặt thân thể của các sư Jaina trước tượng của Mahavira bạn sẽ biết điều tôi ngụ ý. Khác biệt là ở đâu? Thân thể các sư liên tục báo cáo đói, không chỉ cho họ mà thậm chí cho cả bạn nữa. Thân thể của Mahavira không báo cáo về đói nào - không báo cáo cho Mahavira mà cũng không báo cáo cho bạn.
Rất khó tìm thấy một thân thể đẹp như thân thể của Mahavira. Thân thể đẹp trai đó đang nói rằng bây giờ ai đó đã trở thành người chủ bên trong và thân thể không có năng lực nào quấy rầy. Bây giờ thân thể không thể nói bất kì điều gì như “Làm cái này đi,” hay “Đừng làm cái đó.” Bây giờ không còn mối bận tâm về thân thể nữa; bây giờ mọi thứ là trong tay người biết bên trong. Bây giờ bất kì điều gì người đó quyết định, bất kì cách nào người đó quyết định, người đó đều có thể làm; quyết định là trong tay người đó. Người đó có thể sống nếu người đó chọn sống, người đó có thể chết nếu người đó chọn chết, nhưng thân thể không thể can thiệp vào được. Thân thể sẽ chỉ tuân theo như cái bóng.
Từ bỏ theo đuôi lok, xã hội, người đó từ bỏ theo đuôi cả thân thể. Từ bỏ theo đuôi kinh sách, người đó từ bỏ ảo tưởng cả về linh hồn.
Vậy người ta cứ từ bỏ: xã hội, thân thể, tuân theo kinh sách. Với người là nhân chứng, mọi kinh sách đều trở nên vô nghĩa. Điều này có đôi chút phức tạp. Chúng ta có thể nói điều này theo cách đối lập lại nữa, rằng với người là nhân chứng, kinh sách cũng trở nên có nghĩa. Và điều này là như nhau. Lí do nó là như nhau là ở chỗ chừng nào bạn còn chưa trở thành nhân chứng, không kinh sách nào có thể có nghĩa cho bạn. Bạn có thể học thuộc lòng chúng, bạn có thể thuộc lòng mọi kinh Veda, nhưng chúng cũng không có nghĩa bởi vì ý nghĩa không nằm trong lời mà trong kinh nghiệm. Kinh nghiệm này không phải là của riêng bạn. Bạn có thể cứ lặp lại từ nhân chứng như vẹt, nhưng thậm chí trong khi bạn lẩm nhẩm nó, không có nhân chứng nào bên trong, người có thể lắng nghe nó.
Chừng nào bạn chưa là nhân chứng mọi kinh sách đều vô dụng. Nhưng chúng sẽ dường như có nghĩa cho tới khi bạn có cái biết của riêng mình. Cái ngày bạn có cái biết của riêng mình, bản thân bạn trở thành kinh sách. Khi bản thân bạn đã trở thành kinh sách, bây giờ bạn còn dùng gì kinh sách nữa? Vậy cái ngày kinh sách trở nên có nghĩa chúng cũng trở nên vô dụng nữa. Bây giờ bạn biết điều kinh sách diễn tả. Bây giờ kinh sách có giá trị gì? Bạn đã tới đích; cuộc hành trình đã hoàn thành, cho nên cần dùng gì tới bản đồ đó mà bạn đã mang cho tới giờ? Bây giờ bạn có thể vứt bản đồ đi. Bạn sẽ làm gì với nó bây giờ?
Phật hay nói rằng khi ai đó đi qua sông trên một chiếc thuyền, lúc người đó đã qua sông rồi thuyền không có ích nữa. Người ấy bỏ lại chiếc thuyền ở đó và đi tiếp. Nhưng Phật kể lại một câu chuyện: Có lần đã xảy ra chuyện bốn chàng ngốc qua sông trên một chiếc thuyền. Qua sông xong họ lật úp chiếc thuyền và bắt đầu vác trên đầu. Mọi người trong làng nói với họ, “Chúng tôi đã từng thấy rất nhiều người đi qua sông này, nhưng tất cả họ đều bỏ lại thuyền ở đó tại sông. Các anh làm cái gì thế này?”
Họ trả lời, “Làm sao chúng tôi có thể bỏ lại chiếc thuyền đã từng có ích thế? Chúng tôi đâu có là kẻ đần.”
Bây giờ họ bị mắc kẹt. Thuyền đã giúp họ vượt qua sông, nhưng bây giờ làm sao vượt qua chiếc thuyền? Cho nên họ bắt đầu mang chiếc thuyền đến mọi nơi họ tới. Bây giờ sự việc trở thành không thể bỏ được chiếc thuyền.
Bạn đừng cho rằng những người như thế chỉ tồn tại trong quá khứ. Họ có thể đã chết, nhưng con cháu họ vẫn còn đó và họ vẫn tiếp tục mang chiếc thuyền. Họ nói, “Bố chúng ta đã mang cũng những kinh sách này và chúng ta cũng sẽ mang chúng. Bố của bố chúng ta cũng làm cùng việc đó; cho nên chúng ta có thể làm gì bây giờ? -  chúng ta bất lực. Những điều này bao giờ cũng được đặt trên đầu ông cha chúng ta, cho nên chúng ta nữa cũng sẽ giữ nó trên đầu mình. Hơn nữa, kinh sách này cũng là một loại thuyền, và bao nhiêu hiền nhân đã từng có khả năng sang qua  nhờ những chiếc thuyền này!”
Cái ngày người ta kinh nghiệm bản thân mình, không có gì còn lại để mà học từ kinh sách cả - và điều này cũng đúng, rằng ngày đó kinh sách cũng trở thành có nghĩa. Thế thì đấy là điều chúng ta đi tới biết rằng những cái được viết trong kinh sách là đúng. Điều này sẽ dường như là phát biểu ngược đời: ngày bạn biết mắt thấy tai nghe rằng điều mà kinh sách nói là đúng, từ ngày đó trở đi kinh sách trở thành vô dụng, và người ta vứt bỏ nó đi. Người lữ hành tâm linh thực vứt bỏ tất cả các kinh sách.
Và điều cuối cùng được nói trong Upanishad là huyền diệu. Chỉ Phật mới có được dũng cảm đến thế và nói, “Ta không phải là linh hồn.” Kinh này của Upanishad thật kì diệu. Nó chứa toàn bộ tinh tuý của điều Phật đã nói. Cuối cùng:
Từ bỏ theo đuôi kinh sách, người đó từ bỏ ảo tưởng cả về linh hồn.
Thế thì người đó thậm chí không nói, “Tôi là linh hồn.” “Tôi không là xã hội,” đây là chỗ sự việc bắt đầu. Nó đi sâu hơn khi nó nói, “Tôi không là thân thể, tôi không là tâm trí.” Bây giờ đây là bước nhảy cuối cùng: “Tôi không là ngay cả linh hồn.” Điều này nghĩa là gì? Điều này nghĩa là bây giờ tạo ra bất kì biên giới nào cho bản thân tôi sẽ là ngu xuẩn về phần tôi.
Khi chúng ta nói “Tôi là linh hồn,” linh hồn tôi và linh hồn bạn trở thành các thực thể khác nhau. Khi tôi nói “Tôi là linh hồn,” tôi trở thành một cá nhân, và toàn thể vũ trụ trở thành tách biệt với tôi. Ảo tưởng cuối cùng này cũng tan biến đi, rằng tôi là tách biệt, tôi là một cá nhân. Thế thì  mọi khoảng cách và mọi biên giới giữa tôi và vũ trụ biến mất. Giọt nước trở thành đại dương. Làm sao giọt nước thậm chí có thể nói “Tôi là giọt nước” được? Giọt nước đã trở thành đại dương.
Đến cuối cùng, khi mọi thứ đã biến mất, thậm chí cả ý tưởng rằng “tôi là linh hồn” cũng bị vứt bỏ - và điều này nghĩa là gì? Điều này không có nghĩa là không có linh hồn. Nó có nghĩa là “Ta là Thượng đế.” Là một linh hồn vẫn chưa đủ! Đây là một tuyên bố rất khó khăn. Bất kì khi nào tuyên bố này được nêu ra, rắc rối nảy sinh.
Al-Hilaj Mansoor đã tuyên bố với người Mô ha mét giáo, “Ta là Thượng đế.” Họ lập tức giết chết ông. Họ nói, “Ông nói điều tội lỗi làm sao. Ông phạm phải tội lỗi làm sao! Ông mà là Thượng đế! Dù ông có đạt cao đến đâu, dù ông có trở thành một siddha vĩ đại đến đâu, người được hoàn thành, ông không thể là Thượng đế được, vì là Thượng đế có nghĩa là điều cuối cùng.” Con người được làm bằng đất... và Mansoor lại đang nói về sự bay bổng cao ngất đến thế. Không, điều ấy là không thể được.
Cho nên họ chặt Mansoor từng chi một. Trong khi Mansoor bị chặt ra ông ấy cười. Ai đó trong đám đông hỏi ông, “Sao ông cười?” Mansoor đáp, “Ta cười vì ta đã nói rồi, ngay từ đầu, rằng ta không phải là cái mà những người này đang chặt ra. Họ nghĩ họ đang chặt ai? Ta đã nói rồi, ‘Ôi mấy cậu ngốc ơi, ta đâu có phải là cái mà các cậu đang chặt.’ Chỉ có khi ta có thể nói như thế, ta mwois đi tới biết rằng ta là Thượng đế.” Cho đến hơi thở cuối cùng, từ mồm của Mansoor vẫn có những lời, “Ana’l haq, ana’l haq,” nghĩa là, “Ta là Thượng đế, ta là chân lí,” vẫn vọng ra trong toàn bộ bầu không khí.
Có một thầy tu khổ hạnh fakir tên là Sarmad. Ông ấy được người theo Sufi rất kính trọng. Ông ấy là một trong số ít những người được lựa chọn, có thể đếm trên đầu ngón tay. Aurangzeb, vua Moghul của Ấn Độ, nghe thấy đôi điều phàn nàn về Sarmad, rằng ông ấy nói những điều kì lạ. Có một câu mật chú của người Mô ha mét giáo, “Không có Thượng đế trừ mỗi Allah, chỉ có một Allah duy nhất.” Nhưng Sarmad chỉ lặp lại nửa câu mật chú, “Không có Thượng đế, không có Thượng đế.” Bây giờ điều này đã làm thay đổi toàn bộ ý nghĩa. Nó nghĩa là không có Allah. Đấy quả là một việc hết sức nghiêm trọng!
Aurangzeb triệu Sarmad đến và nói, “Ông tự cho mình là thầy tu fakir, người yêu Thượng đế! Rồi ông cứ lặp lại ‘Không có Allah.’ Thế thì quá quắt lắm.”
Sarmad đáp, “Tôi mới đạt tới độ xa này thôi. Tôi còn chưa du hành hết phần còn lại của lãnh thổ này. Bệ hạ đang nói toàn bộ câu mật chú ‘Không có Thượng đế trừ mỗi Allah, chỉ có một Allah mà thôi.’ Tôi còn chưa đạt tới kinh nghiệm về câu mật chú đầy đủ chú này. Xin để tôi đi thêm nữa; dần dần, dần dần, có lẽ thôi có thể đạt tới. Nhưng tới giờ tôi chỉ có thể nói được ngần ấy thôi. Và tôi không sẵn sàng nói dối. Mãi tới giờ tôi mới chỉ biết ngần này, “Không có Thượng đế.’ Phần còn lại - ‘trừ mỗi Allah, chỉ có một Allah duy nhất’ - tôi vẫn còn chưa hiểu được. Xin đợi cho một chút, tôi đang làm việc theo hướng đó. Nếu bệ hạ đã hiểu được câu mật chú này một cách đầy đủ, xin nói như thế.”
Không hoài nghi gì nữa đấy đã là tội lỗi... và người này là kẻ vô thần. Còn bao nhiêu người nữa sẽ bị ông ta làm hư hỏng? Sarmad có danh tiếng lớn ở Delhi. Hàng triệu người đến chạm vào chân người này, người nói, “Không có Thượng đế.” Điều này được gọi là phép màu - khi ai đó nói, “Không có Allah,” và hàng triệu người thấy Allah trong ông ấy!
Điều đó đã xảy ra như vậy; điều đó đã xảy ra như vậy với Phật, nó đã xảy ra với Mahavira, nó đã xảy ra như vậy với Sarmad. Mahavira quả quyết, “Không có Thượng đế,” và hàng triệu người gọi ông ấy là bhagwan, người được ân huệ. Phật nói, “Không có Thượng đế lẫn linh hồn,” và hàng triệu người cúi đầu dưới chân ông ấy và yêu cầu ông ấy chỉ cho con đường và cách thức đạt tới chỗ không có cả linh hồn và Thượng đế.
Sarmad được Aurangzeb cho ba ngày để sửa lại sai lầm của mình và bắt đầu lặp lại đầy đủ phát biểu về câu mật chú; nếu không ông ấy sẽ bị chặt đầu.
Sarmad nói, “Cái gì là cái đảm bảo của ba ngày? Tôi có thể sống, tôi có thể không sống, và bệ hạ có thể bị mất mất cơ hội chặt đầu tôi. Cũng không có gì chắc chắn rằng trong thời gian ba ngày tôi sẽ có thể đạt tới được hoàn toàn câu mật chú - chừng nào mà tự tôi còn chưa đạt tới chân lí của toàn bộ câu mật chú, tôi không định lặp lại nó theo cách bệ hạ muốn. Tôi sẽ nói điều gì đó chỉ nếu nó là kinh nghiệm của tôi. Cho nên tốt hơn cả là bệ hạ cứ chặt đầu tôi ngay bây giờ đi.”
Tương truyền Sarmad còn nói thêm, “Cũng có thể là khi bị chặt đầu cuộc hành trình còn lại của tôi có thể được hoàn tất, phần cuối mà tôi không thể nào biết được cho tới tận bây giờ. Có lẽ cái đầu tôi là vật cản trở.”
Người ta cũng hoài nghi rằng Aurangzeb đã hiểu được mật chú. Hoàng đế và thông minh  không có quan hệ với nhau gì mấy. Aurangzeb đã chặt đầu Sarmad ngay ngày hôm đó. Tại Jama Masjid, tại Delhi, Sarmad đã bị chặt đầu. Và khi đầu ông ấy rơi trên các bậc của Jama Masjid và bắt đầu lăn xuống các bậc thềm thì ngưòi ta nghe thấy nó nói, “Không có Thượng đế trừ mỗi Allah, chỉ có một Allah mà thôi.” Hàng nghìn, hàng nghìn người chứng kiến nghe thấy điều đó.
Aurangzeb hối hận lắm, nhưng đã quá trễ. Khi ông ta hỏi đệ tử của Sarmad, họ cười và nói, “Sarmad đã nói cho chúng tôi, ‘Chừng nào ta còn sống, cho dù theo cách nhỏ bé nhất, làm sao có thể có việc nói gì về phần thứ hai của câu mật chú được? Allah sẽ có trong ngày ta không có. Cái đầu này là chướng ngại nhỏ. Nếu nó bị cắt bỏ đi thì cũng là tốt. Nó là chính kiểu của Aurangzeb mà ông ta đang cắt bỏ nó đi. Ta chắc sẽ tự xoay xở điều đó, nhưng điều đó phải mất thời gian. Aurangzeb làm cho công việc được làm nhanh hơn.’”
Khi một người làm tan biến bản thân mình hoàn toàn, người đó thậm chí không nói rằng người đó có linh hồn. Thế thì ngay cả ảo tưởng cuối cùng cũng bị vứt bỏ. Chừng nào mà bạn chưa biết rằng bạn là Thượng đế, biết rõ rằng ảo tưởng vẫn còn đấy. Chừng nào bạn chưa có chính kinh nghiệm, “Ta là Brahman, cái tối thượng,” hiểu cho rõ rằng dốt nát vẫn còn thịnh hành - và cứ vứt bỏ nó. Trở nên tự do với xã hội, trở nên tự do với thân thể, trở nên tự do với kinh sách, và cuối cùng trở nên tự do với chính cái ta riêng của bạn nữa.
Được bắt rễ vào linh hồn mình, và thông qua các kĩ thuật, thông qua việc lắng nghe và thông qua tự kinh nghiệm, nhà yoga nhận ra bản thân mình là linh hồn của tất cả và tâm trí của người đó bị triệt tiêu.
Tâm trí có thể bị kìm nén - mặc dầu đấy là khó khăn. Tâm trí có thể bị che giấu - mặc dầu đấy là khó khăn. Nhưng triệt tiêu tâm trí - đấy là điều cuối cùng có thể được quản lí.
Cho dù tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng, nó lại trở nên bồn chồn vào ngày hôm sau. Nó nảy sinh trở lại mãi, nó sống lại mãi; nó mọc ra mãi - bằng cách nào đó hạt mầm của nó vẫn còn. Dù chúng ta có thể thiền nhiều, cầu nguyện và tưởng nhớ tên Thượng đế, khoảnh khắc này chúng ta cảm thấy rằng mọi thứ ổn thoả cả rồi, khoảnh khắc sau chúng ta lại cảm thấy rằng mọi thứ lộn nhào cả; đôi khi chúng ta cảm thấy rằng đích đã tới, đây là chỗ ấy, rồi mọi thứ lại mất sạch.
Toàn thể trò chơi này có vẻ giống trò con rắn và chiếc thang mà trẻ con vẫn chơi. Có cả rắn và thang trong đó. Bạn trèo lên thang và rồi bỗng nhiên bạn đi tới mồm con rắn nào đó và lập tức bạn tụt xuống mức thấp hơn. Điều này cứ thế xảy ra - trèo lên, tụt xuống. Việc tương tự diễn ra cho tâm trí. Đôi khi người ta cảm thấy rằng mình đã trèo lên, mọi thứ đều xuôn sẻ, hoàn toàn tốt; người ta cảm thấy đã tới nơi, “Vậy đây là điều các thánh nhân đã từng nói tới - đây chính là chỗ ấy, đây chính là trạng thái ấy - và mãi tới giờ mình mới có được nó!” Nhưng ngay khi bạn nhớ tới các thánh nhân, bạn rơi vào mồm con rắn và tụt xuống để phát hiện ra rằng bạn lần nữa lại trở lại nơi bạn bắt đầu. Bạn cảm thấy những thánh nhân này chắc hẳn phải nói dối, hay “Có lẽ mình bị ảo giác; mình đã tưởng tượng ra mọi thứ đều ổn, nhưng thực tế mọi thứ đều sai cả.”
Quanh tôi nhiều người đã trèo lên thang và tụt xuống qua mồm con rắn. Một hôm họ tới và báo cho tôi, “Thật là tuyệt diệu, phi thường biết bao! Bây giờ thực sự không còn lại gì phải làm nữa.” Rồi sáng hôm sau họ quay lại, chán nản, quị hẳn. Lại thang và rắn vẫn đang đợi bạn.
Nhiều lần bạn cảm thấy tâm trí đã ra đi ổn thoả, và nó lại quay lại lần nữa. Bạn sẽ có được những thoáng nhìn. Cho dù nó biến đi chỉ một thoáng chốc, bạn cũng sẽ có thoáng nhìn nhỏ bên ngoài tâm trí. Cho dù nó đi xa khỏi con đường của bạn trong một chốc, không gian được tạo ra; bầu trời quang đãng, cửa sổ đã mở ra và bạn thấy sao trên trời. Nhưng điều này không kéo dài lâu. Nhà yoga trở thành siddha, người chứng ngộ, khi tâm trí bị triệt tiêu. Tâm trí bị triệt tiêu khi người ta kinh nghiệm rằng, “Tôi thậm chí không là linh hồn.”
Chừng nào tôi cảm thấy rằng, “Đúng, tôi không phải là thân thể, tôi không phải là tâm trí, nhưng tôi là linh hồn,” chừng nào còn có bất kì hỗ trợ còn lại cho cái ‘tôi’ của tôi, tâm trí tôi vẫn còn sống sót dưới dạng hạt mầm của  nó. Chừng nào vẫn còn hỗ trợ cho bất kì cái gì còn lại, kể cả đó là linh hồn, tâm trí tôi sẽ vẫn còn dưới dạng hạt mầm của nó. Bất kì khi nào một giọt mưa tới, hạt mầm đó sẽ vỡ tung ra, mọc lên và bắt đầu phát triển thành cây.
Chỉ khi tôi không còn nữa tâm trí mới dừng lại. Dễ dàng từ bỏ tiền bạc, dễ dàng từ bỏ địa vị, dễ dàng từ bỏ gắn bó với thân thể, dễ dàng từ bỏ gắn bó với tâm trí, nhưng nhiệm vụ khó nhất là phá vỡ gắn bó với chính cái ta của mình, với chính cá nhân mình, với chính sự tồn tại của mình. Nhưng ngay khi điều này bị phá vỡ, tâm trí bị triệt tiêu.
Sariputta đến Phật. Ông ta hỏi Phật, “Làm sao tôi có thể được giải thoát?” Phật nói, “Đừng tới ta, đi chỗ khác đi - vì ta không thể giải thoát cho ông được, ta chỉ có thể giải thoát cho ông khỏi cái ‘ông’ này thôi.” Phật nói thêm, “Cái ‘tôi’ không bao giờ được giải thoát. Người ta được giải thoát khỏi cái ‘tôi’. Cho nên nếu ông đang tìm kiếm giải thoát của ông, đi đâu đó khác đi. Nhưng có, nếu ông muốn giải thoát khỏi bản thân mình, ông đã đến đúng chỗ. Ta sẽ làm cho ông được tự do khỏi chính mình. Vậy đừng hỏi bằng cách nào ông sẽ được giải thoát. Ông sẽ không tồn tại trong giải thoát của mình. Ông nên hỏi cách được tự do khỏi cái ‘tôi’ này - cách được giải thoát khỏi cái ‘tôi’ này."
Do đó Phật đã không chọn từ moksha, giải thoát, ông ấy đã chọn từ niết bàn, nirvana. Với từ moksha còn có cảm giác về ‘của tôi’. Chí ít đến chừng này vẫn còn lại, linh hồn sẽ vẫn còn lại - và ngồi trên siddhashila, chỗ của người đã giải thoát, người ta sẽ tận hưởng việc giải thoát. Cùng người đó, cùng người đang quản lí một cửa tiệm ở đây, bây giờ ngồi vào chỗ của người được giải thoát trong thế giới của giải thoát, đang tận hưởng ở đó!
Mối quan tâm này vẫn còn ẩn nấp trong tâm trí bạn, rằng bạn sẽ còn lại. Nhưng cái gì có đó trong bạn đáng giữ lại? Và cái gì có đó trong bạn đáng phải giữ? Bạn đã bao giờ nghĩ về nó chưa? Bạn đã bao giờ xem xét cái bạn có mà đáng giữ gìn vĩnh viễn không? Loại hương thơm nào bạn có mà bạn có thể nói rằng nó nên còn lại mãi mãi? Loại giai điệu nào bạn có mà bạn muốn làm cho nó thành bất tử? Cái gì có đó trong tính cách của bạn mà bạn muốn còn lại mãi mãi? Dường như không có gì thuộc loại như thế bên trong bạn cả.
Phật nói, “Điều này nữa cũng là một loại ham muốn, thèm khát cuộc sống - rằng người ta nên tồn tại, không vì lí do nào hết cả. Dường như không có lí do nào tại sao ông nên tồn tại. Cái gì trong ông mà, nếu được giữ lại, có thể có ích cho thế giới? Không có gì cả.”
Cho nên Phật nói, “Không, từ giải thoát này không đúng”; và ông ấy chọn từ niết bàn.
Kinh này là kinh về niết bàn. Niết bàn có nghĩa là việc tắt đi của chiếc đèn. Khi chiếc đèn bị tắt, bạn có biết ngọn lửa đã đi đâu không? Ngọn lửa không đi đâu cả, nó đơn giản dừng hiện hữu; nó biến mất, nó đơn giản hội nhập. Bây giờ bạn sẽ không có khả năng tìm thấy ngọn lửa đã tắt ấy ở đâu nữa. Không có đâu trong mọi thế giới, không có đâu trong cái vô hạn mênh mông này, mà bạn có khả năng định vị ngọn lửa đã tắt đó. Nó đã hội nhập, nó đã hội nhập một cách toàn bộ đến độ nó không thể nào được gọi lại từ cái vô hạn đó. Nó đã đi sâu vào trong cái vô hình đến mức nó không thể lấy bất kì hình dạng nào nữa. Nó đã bị triệt tiêu.
Cho nên Phật nói rằng bạn cũng sẽ bị triệt tiêu đi, hệt như chiếc đèn bị tắt. Do đó ông ấy đã chọn từ niết bàn. Ông ấy nói, “Ông sẽ đạt tới niết bàn - không phải là moksha, giải thoát, mà là niết bàn. Ngọn lửa bập bùng mờ nhạt trong ông sẽ tắt ngấm.”
Điều này dường như có vẻ là việc rất đáng sợ. Thế thì cái gì là mục đích của tất cả những điều này? Đổ thêm dầu vào đèn của bạn và giữ cho ngọn lửa cháy mãi chăng? Cái gì thực sự là điều bản chất? Nhưng Phật nói rằng khi bạn đã bị triệt tiêu, chỉ thế thì bạn mới biết bạn là gì. Và khi bạn đã biến mất, chỉ thế thì bạn mới biết rằng bạn không bị mất; bạn đã thu được tất cả, bạn đã trở thành tất cả.
Cho nên linh hồn cũng bị vứt bỏ.
Không trao cơ hội - tại bất kì điểm nào - cho việc ngủ, cho chuyện trò của xã hội, cho âm thanh, động chạm, hình dạng, vị và mùi - các đối tượng của giác quan - và sự quên lãng về linh hồn, suy tư về linh hồn bên trong ông.
Mọi thứ cứ bị vứt bỏ dần. Ngủ bị vứt bỏ, vô ý thức bị vứt bỏ. Chúng ta đã quên cái ta của mình - điều này Upanishad gọi là ngủ. Việc quên lãng này về cái ta riêng của chúng ta, chúng ta là ai, việc không biết gì về chân lí rằng “Ta là Thượng đế” - điều này Upanishad gọi là ngủ. Cái ngày giấc ngủ này không chiếm lĩnh chúng ta dù chỉ một khoảnh khắc thì ngày đó không còn cách nào để vô ý thức nắm quyền nữa. Khi khói này không còn bao quanh chúng ta nữa, những đám mây này không còn lơ lửng treo quanh và bầu trời trở thành không tì vết và trong sáng và bóng tối do những đám mây này gây ra không bao giờ hạ xuống, thế thì có hồi tưởng thường xuyên.
Hồi tưởng cũng không phải là từ đúng. Mọi từ đều sai để diễn tả cái Upanishad muốn nói. Nhưng người ta không bất lực - không có cách nào khác ngoài việc dùng từ.
Nói là ‘hồi tưởng’ là không đúng, bởi vì từ hồi tưởng ngụ ý cái gì đó trong quá khứ và cũng đã bị quên. Hồi tưởng thường xuyên ngụ ý cái gì đó chưa bao giờ bị quên lãng.
Ngày xưa đã có chuyện này: Có một nhà huyền môn ở Tây Tạng tên là Naropa. Nhiều người hay tới ông ấy và họ rất lấy làm phân vân, bởi vì người ta biết quá rõ rằng ông ấy đã hoàn toàn được hội nhập vào điều thiêng liêng và họ chưa từng nghe Naropa đã bao giờ nhớ đến tên Thượng đế. Đệ tử của ông ấy thường hỏi Naropa, “Mọi người nói rằng thầy đã hội nhập vào điều thiêng liêng, nhưng sao không bao giờ thầy nhớ tới Thượng đế?” Tương truyền Naropa đã đáp lại, “Làm sao ta nhớ khi ta chưa bao giờ quên? Và cái ngày ta bắt đầu nhớ Thượng đế, biết rằng Naropa đã mất. Cái ngày ta nhớ, cái ngày ta gọi tên Thượng đế, ông cũng có thể hiểu rằng Naropa đã mất, rằng ông ta đã quên lãng và đã rơi vào trong giấc ngủ. Khi ta không rơi vào trong giấc ngủ, khi ta không bao giờ quên Thượng đế, làm sao ta nhớ được?”
Trong trạng thái như thế tức là đi vào trong cái hang bí mật tuyệt đối ở bên trong tất cả chúng ta.

Ads Belove Post