Read more
Osho - Những điều huyền bí tiềm ẩn
Chương 1. Bí mật của hình dạng, âm thanh và hương thơm
21 tháng 4 năm 1971, buổi tối tại Woodland, Bombay, Ấn Độ
Giả sử chúng ta có chìa khóa trong tay. Chúng ta không thề hiểu công dụng của chính cái chìa, hoặc không thể hình dung rằng kho báu vĩ đại có khả năng được phát hiện bởi chính sự trợ giúp của nó. Không có sự chỉ dẫn ẩn dấu nào trong khóa liên quan đến kho báu; chính ổ khóa bị khóa. Thậm chí nếu chúng ta phá nó hoặc chúng ta cắt nó thành nhiều mảnh, chúng ta chỉ có thể tìm ra thứ kim loại làm ra nó, chúng ta không thể tìm được bất kì điều gì về kho báu tiềm ẩn mà chìa có khả năng phát hiện. Bất kì khi nào mà khóa được bảo tồn trong thời gian dài thì nó chỉ có thể trở thành gánh nặng trong cuộc đời chúng ta.
Thậm chí ngày nay, trong cuộc sống
có rất nhiều chìa có thể mở các ô cửa của các kho báu, nhưng thật không may,
chúng ta không biết bất kì điều gì về những kho báu đó hoặc những chìa có thể mở.
Khi chúng ta không biết về, hoặc là những kho báu, hoặc những chiếc khóa, vậy
thì điều gì còn lại trong tay chúng ta không thể gọi là chìa. Nó chỉ có thể là
chìa nếu nó mở được khóa. Thỉnh thoảng trong quá khứ, chìa tương tự cũng có thể
khám phá ra các kho báu, nhưng bởi vì ngày nay không gì có thể được mở, chìa đã
trở thành gánh nặng. Nhưng thậm chí như vậy, chúng ta cũng không cảm nhận giống
như việc ném một cái gì đó đi.
Chìa đã để rơi rớt lại hương
thơm trong tâm trí vô thức của con người. Có thể, bốn nghìn năm trước chìa đó
đã mở những chiếc khóa, và những kho báu đã được tìm ra: hồi ức của tâm trí vô
thức làm cho chúng ta mang gánh nặng của chìa đó trong thời nay. Tuy nhiên con
người có thể bị thuyết phục quá nhiều về sự vô dụng của những chiếc chìa, nhưng
chúng ta không đủ can đảm để vứt chúng đi. Ở một góc nào đó chưa được biết đến
của trái tim, vẫn còn phảng phất hi vọng rằng, vào một ngày nào đó, khóa có thể
được mở bởi chính nó.
Hãy lấy ví dụ, những ngôi đền...
Không có giáo phái nào mà không xây dựng một cái gì đó như ngôi đền - chẳng
thành vấn đề cho dù nó được gọi là masjid, hoặc nhà thờ, hoặc gurudwara. Ngày
nay, để tìm hiểu một cái gì đó từ những giáo phái khác là điều có thể đối với
chúng ta, nhưng có thời kì chúng ta thậm chí không biết về sự tồn tại của những
giáo phái khác, cho nên không có cách nào để tìm hiểu giáo phái đó. Ngôi đền
không phải là kết quả kì cục của sự tưởng tượng của con người kì quặc nào đó,
nhưng rễ của nó đã ăn sâu đâu đó trong tâm thức của con người.
Con người có thể sống trong rừng
sâu, hoặc trên núi cao, hoặc trong hang động, hoặc ở bờ sông - họ có thể đã sống
ở bất kì đâu - nhưng dù ở bất kì đâu họ đã sống thì con người cũng đã xây dựng
một cái gì đó giống với ngôi đền. Một cái gì đó là sản phẩm của tâm thức họ.
Không có sự bắt chước mù quáng; họ không xây dựng bằng việc nhìn theo những
ngôi đền khác. Cho nên tất cả những ngôi đền đều có hình dạng và kiểu dáng khác
nhau, nhưng chúng vẫn luôn tồn tại.
Có rất nhiều sự khác biệt giữa ngôi đền và
masjid, sự bố trí và quy hoạch là rất khác nhau, nhưng không có sự khác nhau về
khát vọng của con người, hoặc sự thôi thúc mạnh mẽ bên trong. Con
người có thể ở bất kì nơi đâu; họ không quen thuộc, không quen biết với những
người khác, họ vẫn có thể mang hạt mầm tiềm tàng ở nơi nào đó trong tâm trí
mình.
Một điều khác nữa cũng đáng chú
ý, mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua và chúng ta không có manh mối nào về những
chiếc khóa, hoặc những kho báu tiềm ẩn, chúng ta vẫn tiếp tục mang những chiếc
chìa kì lạ như là bị bùa mê về kí ức mong manh nào đó. Mặc dù tất cả những cuộc
tấn công vào điều này - lý trí cố phá hủy từ mọi hướng; cái gọi là trí tuệ hiện
đại không chấp nhận điều đó - tâm hồn con người vẫn đánh giá cao hồi ức này và
tiếp tục bị mê hoặc bởi nó. Cho nên chúng ta buộc phải nhớ rằng, mặc dù ngày
nay con người không nhận biết về điều đó, một nơi nào đó trong vô thức vẫn có
tiếng nói vọng lại với chúng ta rằng, một cái khóa nào đó đã được mở vào một
ngày nào đó.
Tại sao điều này được lưu giữ
trong vô thức? Bởi vì không ai trong chúng ta là người mới đối với thế giới này. Tất
cả chúng ta đã được sinh ra nhiều lần, không có thời đại nào mà chúng ta không
tồn tại. Bất kì điều gì mà chúng ta biết một cách tỉnh táo trong quá
khứ thì ngày nay lại là vô thức, bị chôn vùi sâu trong chúng ta dưới hàng nghìn
lớp như là sự vô thức. Nếu trong quá khứ chúng ta biết ý nghĩa, biết những bí mật
sâu kín của ngôi đền và trải nghiệm sự cởi mở của một vài ô cửa bên trong, vậy
thì ở một nơi nào đó trong sâu thẳm của vô thức, hồi ức vẫn còn ẩn mình kín
đáo. Trí tuệ có thể chối bỏ hoàn toàn sự tồn tại của nó, nhưng trí tuệ không thể
đạt tới chiều sâu, nơi mà hồi ức được giữ lại.
Cho nên bất chấp tất cả những cản
trở này, bất chấp sự xuất hiện vô nghĩa của chúng theo mọi cách, đây là một cái
gì đó vẫn còn dai dẳng không thể dời bỏ. Có thể nó có hình thái mới, nhưng nó vẫn
tiếp tục. Đây là khả năng duy nhất có thể nếu chúng ta biết một cái gì đó như
là hành trình vô hạn của sinh và tử - mặc dù ngày nay chúng ta có thể không còn
nhớ về điều đó.
Ngoại trừ công dụng bên ngoài -
như là phương tiện cho mục đích - mỗi một trong những thứ đó cũng có ý nghĩa và
mục đích sâu sắc hơn.
Sự lôi cuốn phổ biến về việc tạo ra ngôi đền
là điều cố hữu chỉ trong con người. Thú vật cũng tạo ra chỗ ở cho chúng, chim
cũng xây tổ nhưng chúng không xây dựng những ngôi đền. Khi phân biệt con người
với thú vật, một đặc điểm nổi bật là, con người là thú vật biết tạo ra ngôi đền;
không có con vật nào tạo ra những ngôi đền. Để tạo ra một vài nơi
trú ngụ cho chính mình là điều hoàn toàn tự nhiên, bởi vì điều đó được thực hiện
bởi mọi loài vật. Chim muông và thú vật làm điều đó, thậm chí những con côn
trùng nhỏ bé cũng làm điều đó, nhưng để xây dựng ngôi nhà linh thiêng thì lại
là đặc điểm khác biệt của con người.
Nếu không có một vài nhận biết
sâu sắc của con người về điều linh thiêng thì ngôi đền không thể được xây dựng.
Thậm chí nếu sau đó sự nhận biết bị mất đi thì ngôi đền sẽ vẫn giữ nguyên; và
chắc chắn rằng nó không thể được xây dựng mà không có sự trải nghiệm sâu sắc về
điều linh thiêng.
Bạn làm nhà khách bởi vì những
vị khách liên tục viếng thăm bạn. Nếu không có những vị khách thì bạn hẳn sẽ là
không lãng phí tiền bạc vì ngôi nhà khách đó. Nhưng thậm chí, mặc dù bây giờ có
thể không có khách thì ngôi nhà khách đó vẫn giữ nguyên. Cho nên toàn bộ ý tưởng về việc xây dựng ngôi
đền, hoặc điện thờ thần thánh phải được hình thành ở những thời điểm, khi mà thần
thánh không chỉ là vấn đề tưởng tượng, mà là sự thực sống động đối với con người.
Quá trình hiện thân quan trọng của thần thánh trên thế gian đòi hỏi sự cần thiết
nơi chốn đặc biệt ở mọi nơi chốn trên trái đất, và chúng có thể được dùng như
là nơi ở đặc biệt cho các vị đó. Để thu nhận bất kì điều gì phù hợp thì mọi sự
thu xếp đầy đủ phải được chuẩn bị.
Điều đó có thể dược hiểu như thế
này... có nhiều sóng vô tuyến xung quanh chúng ta, nhưng chúng không thể được
thu nhận nếu không có thiết bị thu sóng. Ngày mai, nếu có chiến tranh thế giới
thứ ba và nếu công nghệ bị hủy diệt, nhưng bằng cách nào đó thiết bị thu sóng
vô tuyến vẫn may mắn được giữ nguyên, bạn hẳn là không muốn vứt nó đi.
Sau nhiều thế hệ trong gia đình
bạn, nếu một người nào đó được yêu cầu sử dụng máy thu sóng, không thành viên
nào trong gia đình bạn còn sống để có khả năng lặp lại. Có thể họ chỉ nói rằng
cha ông họ, tổ tiên của họ cứ khăng khăng muốn nó được giữ gìn, cho nên họ tiếp
tục giữ nó. Tổ tiên họ chưa bao giờ nói nó dùng để làm gì, họ không biết sử dụng
nó cho nên đối với họ nó là vô dụng; thậm chí nếu máy thu đó bị tháo rời ra thì
cũng không hiểu biết thêm được gì. Bằng việc cho máy thu sóng hoạt động, vậy
thì có thể biết rằng một lần nào đó trong quá khứ, âm nhạc và tiếng nói có thể
được nghe bởi nó. Máy thu sóng vô tuyến chỉ được dùng như trạm thu đối với một
cái gì đó xuất hiện ở đâu đó, nó có thể thu được sóng vô tuyến và làm việc như
phương tiện trung gian để biến sóng vô tuyến thành âm thanh nghe được.
Chính xác theo kiểu như vậy,
các ngôi đền được sử dụng như thiết bị thu.
Mặc dù sự mộ đạo ở khắp nọi nơi
và con người cũng có mặt ở khắp nọi nơi, chỉ trong một vài trường hợp riêng biệt
bên trong chúng ta, chúng ta trở nên hòa hợp với sự mộ đạo đó. Cho nên các ngôi
đền được sử dụng như những trung tâm thu nhận, chúng cho chúng ta cảm nhận về sự
tồn tại của thần thánh, của lòng mộ đạo, của sự cao cả tâm linh. Toàn bộ sự sắp
xếp trong ngôi đền được thúc đẩy bởi quan điểm cuối cùng này. Những dạng người
khác nhau nghĩ về những kiểu bố trí khác nhau, nhưng điều đó không quan trọng lắm,
điều đó không tạo ra khác biệt. Các nhà máy khác nhau sản xuất ra máy thu sóng
vô tuyến với những hình dạng và kiểu dáng khác nhau, nhưng công dụng cuối cùng
là như nhau.
Những ngôi đền ở Ấn Độ ần như
được xây dựng từ một trong ba hoặc bốn kiểu; những ngôi đền khác là bản sao của
những ngôi đền này. Những mái vòm của những ngôi đền này cơ bản dựa vào hình dạng
của bầu trời. Có những mục đích quan trọng. Nếu tôi ngồi ngoài trời và lặp lại
'Aum' thì giọng của tôi sẽ bị mất đi, bởi vì cường độ giọng của cá nhân sẽ bị mất
hút bởi không gian mở bao la. Tôi sẽ không có khả năng nghe âm điệu của tôi vọng
lại - tất cả sự cầu nguyện của tôi bị mất hút vào bầu trời mênh mông.
Những mái vòm được xây dựng sao
cho tiếng vọng của những lời cầu nguyện của chúng ta có thể vọng ngược trở lại
chúng ta. Mái vòm chỉ nhỏ thôi, là nguyên mầu bán nguyệt của bầu trời. Nó có
hình dạng giống như bầu trời chạm vào trái đất từ bốn phía. Bất kì lời cầu nguyện
hay sự tụng kinh nào được tiến hành dưới vòm của nó sẽ không bị mất hút như là
dưới bầu trời mênh mông bởi vì mái vòm sẽ phản xạ ngược lại tới người cầu nguyện.
Mái vòm tròn hơn, nhẵn hơn thì càng dễ hơn cho âm thanh phản xạ, sự vọng âm của
nó sẽ tăng lên theo cùng tỉ lệ.
Theo thời gian, thậm chí những
tảng đá cũng được khám phá ra rằng nó cũng có thể làm tăng sự dội âm với mức độ
không ngờ.
Có phòng cầu nguyện của phật tử
ở động Ajanta, nơi mà những tảng đá dội âm với cùng cường độ của nhạc cụ Ấn Độ,
tabla. Nếu chúng ta đ65p vào những tảng đá đó với cùng một lực như khi sử dụng
để chơi đàn tabla thì chúng sẽ phát ra cùng một âm lượng. Những tảng đá bình
thường được sử dụng để xây dựng vòm không có khả năng dội lại những âm thanh rất
tinh tế nào đó, cho nên loại đá đặc biệt đã được sử dụng.
Mục đích đằng sau tất cả những
điều này là gì? Mục đích đó là, khi một
người nào đó tụng kinh 'Aum' và điều đó được thực hiện với cường độ rất mạnh
thì mái vòm của ngôi đền tạo ra sự vọng âm, tạo ra những vòng tròn âm câu tụng
kinh hoặc của âm thanh. Vòm của ngôi đền, với tính tự nhiên của thiết kế, rất hữu
ích cho việc tạo ra vòng tròn của tiếng vọng âm thanh. Vòng tròn âm thanh đó là
duy nhất. Nếu 'Aum' được tụng dưới bầu trời rộng mở thì sẽ không có vòng tròm
âm thanh nào được tạo ra, và bạn sẽ không bao giờ trải nghiệm được niềm vui đó.
Khi sự hình thành vòng tròn xuất
hiện, bạn không giữ nguyên là người cầu nguyện khiêm nhường trước thần thánh,
mà bạn trở thành người nhận - chính vì vậy mà có thể nói, sự cầu nguyện của người
đó cũng được trả lời. Và với sự vọng âm đó, sự trải nghiệm điều linh thiêng bắt
đầu vào bạn. Mặc dù âm thanh được tạo ra trong tụng kinh là của con người, khi
nó được dội lại thì sự dội âm đó xuất hiện với vận tốc mới, và như là sự hấp thụ,
như một tiềm năng khác được phát ra.
Những ngôi đền dạng vòm được sử
dụng để tạo ra những vòng tròn âm thanh bằng việc tụng các câu thần chú. Nếu
người tụng kinh ngồi một mình trong bình lặng và yên tĩnh tuyệt đối thì vòng
tròn âm thanh sẽ nhanh cóng được tạo ra, ý nghĩ sẽ dừng. Về mặt này thì vòng
tròn được tạo ra, về mặt khác thì ý nghĩ sẽ dừng. Như tôi thường nói, thậm chí
vòng tròn năng lượng được tạo ra trong hoạt động dục giữa nam và nữ, và khi sự
hình thành vòng tròn như vậy xuất hiện - đó là thời điểm hướng thẳng tới siêu
tâm thức.
Hãy nhìn vào những bức tượng của
Đức Phật và Mahavira ở Padmasan và Siddhasan. Những bức tượng đó chỉ ra những
phương pháp của việc hình thành những vòng tròn như vậy. Khi chúng ta ngồi
khoanh hai chân và hai tay đặt lên chân, sau đó toàn bộ cơ thể vận động như vòng
tròn. Vậy thì thân điện không thể biến mất và dòng điện sẽ được tạo ra. Ngay
khi dòng điện được tạo ra, con người sẽ trở nên vô nghĩ. Nếu chúng ta sử dụng
ngôn ngữ của kĩ sự điện thì có thể nói rằng những ý nghĩ trong tâm trí là quá ồn
ào bởi vì chúng ta không có dòng điện nội tại. Ngay khi dòng điện được tạo ra,
năng lượng bên trong trở nên cân bằng và im lặng. Cho nên, việc tạo ra vòng
tròn năng lượng với sự trợ giúp của các vòm của ngôi đền là một quá trình tuyệt
vời, và đây chính là mục đích và ý nghĩa sâu sắc của nó.
Chúng ta nhìn thấy những cái
chuông lớn và những cái chiêng lớn ở lối vào những ngôi đền, chúng được sử dụng
cùng mục đích. Khi bạn tụng 'Aum', mặc dù có thể bạn thực hiện rất nhỏ và sự
chú ý của bạn ở một nơi nào đó khác, nhưng âm thanh của chuông sẽ ngay lập tức
mang sự chú ý của bạn quay trở lại vòng tròn âm thanh được tạo ra bởi sự rung động
của chuông. Điều này giống như hòn đá bị ném xuống ao, nó tạo ra những gợn sóng
nối tiếp nhau.
Trong những ngôi đền ở Tây Tạng,
thay vì sử dụng chuông hoặc chiêng thì họ lại dùng chiếc thùng hình cái bát được
làm bằng nhiều dạng kim loại, cà có một cậy gậy gỗ quay tròn bên trong. Cây gậy
này quay trong chiếc thùng bảy lần, sau đó bất ngờ đánh vào vỏ thùng với tiếng
kêu 'bang' rất lớn. Sự rung động tạo ra bên trong thùng đã tạo ra âm thanh giống
như 'mani padme hum' - toàn bộ câu thần chú. Cái thùng dội lại âm thanh 'Mani
padme hum' không phải một lần mà là bảy lần. Quay nhanh cây gậy bên trong thùng
bảy lần, đánh vào thùng rồi lấy nó ra - sau đó bạn sẽ nghe âm thanh vọng lại của
câu thần chú 'Mani padme hum' bảy lần. Mặc dù âm thanh sẽ yếu dần nhưng sẽ vẫn
nghe được bảy lần.
Tương tự như vậy, trong ngôi đền
mái vòm tạo ra trong chính bạn câu thần chú 'Aum mani padme hum', và nghe thấy:
ngôi đền dội vọng lại. Mọi tế bào của cơ thể sẽ nhận được sự rung động và đáp lại
với sự cộng hưởng sâu sắc hơn. Sau một vài khoảnh khắc bạn hoặc ngôi đền sẽ
không có đó - chỉ còn lại những vòng tròn của năng lượng.
Nên nhớ rằng âm thanh là một dạng
tinh tế của điện. Nhưng các hiền nhân Ấn Độ đi một bước xa hơn, họ nói rằng điện
là một dạng của âm thanh, rằng âm thanh là cơ bản chứ không phải điện. Chính vì
vậy mà họ gọi siêu bản thể là shabda-brahma - 'âm thanh là sự thực tối thượng'.
Hiện nay, sự tiếp cận của các
nhà tư tưởng phương Đông và các nhà khoa học hiện đại gần như là tương tự, sự
khác nhau giữa hai chỉ ở bước đầu tiên. Các nhà khoa học nói rằng điện là cơ sở,
trong khi đó các hiền nhân nói rằng mật độ âm thanh tạo ra điện. Điều này có nghĩa
rằng trong tương lai gần, khoa học sẽ phải nghiên cứu khía cạnh tuyệt đối của
âm thanh.
Sự hiểu biết của hiền nhân bắt
nguồn từ kinh nghiệm của âm thanh được tạo ra dưới mái vòm của ngôi đền. Khi âm
thanh mãnh liệt 'Aum' được tạo ra trong ngôi đền bởi người mộ đạo, trong vòng
vài phút người đó cảm nhận rằng chính mình hoặc ngôi đền không còn đó, mà chỉ
còn điện được lưu giữ lại. Kết luận này không được đưa ra bởi bất kì phòng thí
nghiệm nào - những người đưa ra tuyên bố không có phòng thí nghiệm, ngôi đền của
họ được dùng như là phòng thí nghiệm duy nhất. Ở đó họ đã trải nghiệm rằng mặc
dù họ bắt đầu với âm thanh nhưng những gì giữ lại cuối cùng lại là điện.
Hãy trải nghiệm sự biến đổi này
của âm thanh được tạo ra bởi những ngôi đền mái vòm.
Khi những người phương Tây nhìn
thấy những ngôi đền Ấn Độ đầu tiên, họ nghĩ chúng không hợp vệ sinh, có hại cho
sức khỏe. Ý tưởng cơ bản nhất của những ngôi đền là không thể có nhiều cửa đi
và cửa sổ. Chỉ có thể có một cửa, và nó cũng rất nhỏ. Ý tưởng ẩn sau điều này
là để bảo đảm rằng vòng tròn âm thanh được tạo ra trong ngôi đền không bị tắc
nghẽn. Cũng không có gì ngạc nhiên, những người phương Tây đó ra về với ấn tượng
về những ngôi đền này rất cáu bẩn, tối tăm, dơ dáy, không khí trong lành không
thể thâm nhập vào. Bằng việc so sánh thì thấy rằng những nhà thờ của họ rất
thông thoáng, sạch sẽ, có nhiều cửa lớn và cửa sổ để ánh sáng, khí trời dễ dàng
thâm nhập vào, và còn hợp vệ sinh nữa.
Tôi đã nói với bạn trước đây rằng
khi bí mật sử dụng chìa khóa bị thất lạc thì tất cả các khó khăn lại xuất hiện
bất ngờ. Ngày nay, không một người nào ở Ấn Độ sẽ có khả năng nói tại sao những
ngôi đền không có các cửa sổ và các cửa đi. Cho nên khi được hỏi chúng ta đều
có khuynh hướng đồng ý rằng những ngôi đền của chúng ta là không hợp vệ sinh;
không ai có thể lí lẽ, trong những ngôi đền này, những người khỏe mạnh nhất đã
sống ở bên trong và không bệnh tật nào được phép thâm nhập vào. Những người thường
cầu nguyện và thờ cúng ở đó biểu hiện như là những người khỏe nhất theo đúng
nghĩa của từ đó.
Tại sao? Dần dần con người cũng
nhận ra âm thanh được tạo ra bởi việc tụng 'Aum' có sự ảnh hưởng thanh khiết
duy nhất. Có những âm thanh cụ thể nào đó có ảnh hưởng thanh khiết, và có những
thứ khác là ô uế. Một vài âm thanh đặc biệt tác động như là sự ngăn cản những bệnh
tật, và có những lạoi âm thanh khác mời gọi bệnh tật. Tuy nhiên, toàn bộ khoa học
về âm thanh đã bị thất lạc.
Những người đã nói âm thanh là
tồn tại tuyệt đối thì họ cũng đã nói đó là điều cuối cùng có thể nói về âm thanh.
Không có kinh nghiệm sâu sắc hơn tồn tại tuyệt đối, họ không biết bất kì điều
gì sâu sắc hơn âm thanh lại có thể được sử dụng để biểu cảm chính mình.
Tất cả các giai điệu, các dạng
và sự cải tiến của chúng đều sinh ra ở phương Động. Có những sự trải rộng của
những kinh ghiệm về sự tồn tại tuyệt đối ở dạng âm thanh. Các tác phẩm âm nhạc
cũng như các điệu múa đã khởi thủy trong những ngôi đền, sau đó chúng được phát
triển ở một nơi nào đó như là những loại hình nghệ thuật đặc trưng. Chỉ trong
ngôi đền, người mộ đạo mới trải nghiệm những hiệu ứng của âm thanh ở vô số sự
biến tấu - quá nhiều đến mức bất kì sự lưu giữ thống kê nào về chúng cũng là điều
khó khăn.
Chỉ bốn mươi năm trước, có một
người sống ẩn dật ở varanasi được gọi là Vishudhananda. Ông ta đã đưa ra hàng
tăm màn biểu diễn để chứng minh rằng bằng một vài âm thanh đặc biệt có thể giết
chết một người nào đó. Sadhu này thường ngồi dưới vòm của ngôi đền, một ngôi đền
mà có thể nói theo ngôn ngữ hiện đại là hoàn toàn mất vệ sinh. Lần đầu tiên, với
sự hiện diện của ba bác sĩ đến từ nước Anh, một thử nghiệm đã được thực hiện.
Các vị bác sĩ đã mang con chim vào ngôi đền cũng họ. Vishudhananda tạo ra những
âm thanh đặc biệt nào đó: con chim sẻ vỗ cánh trong chốc lát và sau đó lăn ra
chết. Các bác sĩ khám nghiệm và tuyên bố nó đã chết. Sau đó Vishudhananda tạo
ra một số âm thanh khác: con chim sẻ sống lại và lại bắt đầu vỗ cánh. Như vậy
là lần đầu tiên họ đã nhận ra tác động của âm thanh có thể tạo ra nhữn hiệu ứng
rõ ràng.
Ngày nay chúng ta sẵn sàng chấp
nhận những hiệu ứng đặc biệt được tạo ra bởi những âm thanh đặc biệt bởi vì
khoa học có thể chứng minh điều đó. Bây giờ chúng ta có thể nói, nếu một tia
sáng đặc biệt nào đó rọi vào cơ thể chúng ta thì nó sẽ cho những kết quả đặc biệt;
nếu những loại thuốc riêng biệt được cung cấp cho bệnh nhân thì nó cũng cho ra
những kết quả rõ ràng; nếu những màu sắc đặc biệt được sử dụng thì chúng sẽ
mang đến những hiệu ứng rõ ràng. Vậy thì tại sao những âm thanh đặc biệt lại
không gây ra những hiệu ứng cụ thể?
Hiện nay, một số phòng thí nghiệm
ở phương Tây đang rất quan tâm đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa âm thanh và
cuộc sống, hai hoặc ba phòng thí nghiệm đã đi tới kết luận có ý nghĩa rất sâu sắc.
Trong hai phòng thí nghiệm, các
nhà khoa học đã thành công trong việc chứng minh những âm thanh đặc biệt có thể
tạo ra nhiều sữa hơn ở những người mẹ. Thông qua những ạm thanh cụ thể nào đó, cây có
thể tạo ra những bông hoa trong vòng hai tháng, thay vì bình thường là sáu
tháng. Những con bò cung cấp gấp đôi lượng sữa nếu chúng được nghe nhạc nhẹ
trong thời kì tạo sữa. Ngày nay, tất cả những trại sản xuất bơ sữa ở nước Nga
đang sử dụng phương pháp mới nhất này trong thời kì tạo sữa. Và vào một ngày
không xa tất cả trái cây và rau xanh sẽ phát triển với sự trợ giúp của 6m thanh
nào đó. Sự kiểm chứng đã được thực hiện ở các phòng thí nghiệm, và việc nó được
áp dụng ở quy mô rộng lớn chỉ là vấn đề thời gian.
Bệnh tật và sức khỏe đều phụ
thuộc vào những sóng âm thanh đặc biệt, cho nên trong quá khứ, con người đã tạo
ra những sự sắp xếp hợp vệ sinh trong những ngôi đền của họ, nhưng không có bất
kì sự phụ thuộc nào và không khí. Họ không tin rằng chỉ có lượng không khí dồi
dào thì sức khỏe mới tốt. Ngược lại, không thể hình dung rằng, trong chu kì năm
nghìn năm, họ không thể gặp ý tưởng về sự thông gió phù hợp ở nơi chốn thờ cúng
của họ.
Ở Ấn Độ, người sống ẩn dật thường
ngồi trong hanh động, nơi mà ánh sáng và không khí không thể thâm nhập vào, hoặc
họ ngồi trong những ngôi đền có cửa rất nhỏ, nơi mà con người phải khom xuống
thì mới có thể vào trong. Có vài ngôi đền mà bạn phải nằm xuống và bò vào
trong; thậm chí có vài ngôi đền mà con người vào chỉ bằng việc tụng niệm. Mặc
dù điều này nhưng vẫn không có bệnh tật nào ảnh hưởng tới sức khỏe của những
người mộ đạo. Đó là kinh nghiệm của chúng ta trong hàng nghìn năm. Nhưng khi có
sự ảnh hưởng của người phương Tây, chúng ta có thể bắt đầu nghi ngờ, và lần đầu
tiên những ô cửa của ngôi đền được làm rộng hơn, những ô cửa sổ bắt đầu được lắp
đặt. Chúng ta hiện đại hóa những ngôi đền; và bằng việc làm như vậy chúng ta đã
biến chúng thành những ngôi nhà thông thường.
Âm học và kiến trúc của ngôi đền
có sự liên kết sâu sắc.
Có quy định đặc biệt về góc mà ở
đó âm thanh được tạo ra. Có những quy định để tạo ra âm thanh trong khi đứng hoặc
khi ngồi. Thậm chí còn có quy định mà âm thanh được tạo khi chỉ nằm xuống bởi
vì ảnh hưởng của âm thanh sẽ có tác động nào đó khi nó được tạo ra ở tư thế đứng,
và sẽ thay đổi khi được tạo ra trong tư thế bạn đang ngồi. Rõ ràng rằng âm thanh
được tạo ra cùng nhau và cũng được tạo ra riêng biệt. Cho nên, thật thú vị khi
lưu ý đến sự bối rối nảy sinh khi văn hóa vedic được dịch ra các ngôn ngữ
phương Tây.
Ngôn ngữ phương Tây nhấn mạnh đến
hình thái hơn là ngữ âm, ngược lại, theo quan điểm của vedic, ý nghĩa của câu
nói hoặc câu viết không quá quan trọng như đối với âm thanh riêng biệt và bố cục
của âm thanh đó. Do vậy, ngôn ngữ Sanskrit là ngữ âm mà không phải là hình
thái; nhấn mạnh nhiều hơn về âm thanh hơn là về từ. Cho nên trong hàng nghìn
năm, có cảm nhận rằng những kinh có giá trị không được viết ra bởi vì, một cách
tự nhiên, việc viết ra hẳn sẽ bị thất lạc nhanh hơn là bằng việc nhấn mạnh âm
thanh. Khẳng định rằng kiến thức được hình thành bởi việc nói bằng miệng hơn là
trong việc viết bởi vì bằng việc viết - chúng chỉ là từ ngữ, và những cảm giác
tinh tế liên quan đến âm thanh hẳn sẽ bị thất lạc và sẽ trở nên vô nghĩa.
Nếu chúng ta viết những lời nói
của Rama, những người đang đọc nó sẽ nói theo nhiều cách khác nhau. Một số người
sẽ nhấn mạnh nhiều đến chữ 'r', một số khác nhấn mạnh đến chữ 'a' và một số người
khác nữa lại nhấn mạnh đến chữ 'm'. Điều đó sẽ phụ thuộc vào cá nhân người đọc.
Câu nói nhanh chóng được viết ra, hiệu quả của âm thanh bị hủy hoại. Ngày nay,
để hiểu được hiệu quả âm thanh của những câu nói này, toàn bộ bài toán giải mã
về phát âm chính xác những từ ngữ sẽ phải được thực hiện. Cho nên, trong hàng nghìn
năm đã có sự quyết tâm mạnh mẽ về việc không viết ra bất cứ kinh nào bởi vì những
nhà tiên tri không muốn sự sắp xếp ngữ âm bị thất lạc. Kinh phải được truyền trực
tiếp cho người khác bởi lời nói phát ra từ miệng. cho nên các kinh được biết đến
như shrutis, nghĩa của nó được hiểu bởi việc nghe.
Những gì được truyền dưới dạng
những cuốn sách chưa bao giờ được chấp nhận như là kinh. Về mặt khoa học, tất cả
điều đó cơ bản dựa trên sự sắp xếp của âm thanh. Ở một vài nơi, âm thanh phải
được làm cho mềm mại, và ở những nơi khác, nó phải được làm cho lớn hơn. Việc
viết những câu này ở dạng kinh sách là điều rất khó khăn. Vào ngày mà các kinh
được cắt gọn để viết ra thì điều cốt lõi nguyên thủy vốn có, sự sắp xếp bên
trong của âm thanh bị thất lạc. Việc hiểu chỉ bằng nghe là không cần thiết nữa.
Bạn có thể đọc kinh - nó luôn có sẵn ở chợ. Bây giờ không còn mối quan hệ hoặc
sự liên quan tới âm thanh.
Lưu ý rằng, các kinh chưa bao
giờ nhấn mạnh về ý nghĩa, đây là lưu ý quan trọng. Sự nhấn mạnh về ý nghĩa sau
này trở thành liên quan khi chúng ta cắt gọt kinh để viết. Nếu một cái gì đó được
viết ra mà không có ý nghĩa gì thì nó có vẻ như là điên khùng, cho nên nghĩa là
cần thiết đối với những điều được viết ra. Vẫn còn một số phần của vedic lore
không có nghĩa có thể được giải mã - và có những phần thực sự, bởi vì chúng là
hoàn toàn thuộc về ngữ âm. Chúng không truyền đạt bất kì nghĩa nào.
Ví dụ, câu hỏi về nghĩa của câu
thần cú 'Aum mani padme hum' không nảy sinh bởi vì ý nghĩa của nó là hoàn toàn
ngữ âm. Tương tự như vậy, không có vấn đề về bất kì nghĩa nào trong câu thần
chú 'Aum', nhưng nó có sự tác động âm thanh-cơ bản, điều đó tạo ra hiệu ứng đặc
biệt của âm thanh. Khi thiền nhân lặp lại 'Aum mani padme hum' nhiều lần, âm
thanh tác động đến các chakras (luân xa) khác nhau và làm cho chúng hoạt động. Vấn
đề không phải là nghĩa mà là ý nghĩa liên quan đến chính âm thanh. Cho nên thực
tế là những kinh cổ không nhấn mạnh đến bất kì điều gì mà chỉ nhấn mạnh đến
công dụng của chúng - đó là mục đích mà chúng có thể được sử dụng, và lợi ích
có thể bắt nguồn từ chúng - điều đó đáng để chúng ta lưu ý đến.
Có một lần Đức Phật được hỏi,
"Sự thật là gì?", Người trả lời, "Sự thật là điều có thể được sử
dụng." Định nghĩa về sự thật là điều có thể được sử dụng. Khoa học cũng định
nghĩa tương tự như vậy. Định nghĩa của nó sẽ là thực dụng: Sự thật có thể được
tạo ra để sử dụng trong cuộc sống và có
thể được chứng tỏ.
Nếu nói rằng khi hydrogen và
oxygen trộn với nhau thì nước được tạo ra, chúng ta không quan tâm cho dù tuyên
bố đó là thật hay không; nếu chúng ta có thể nhìn thấy, nước được tạo ra bởi sự
hòa lẫn giữa hydrogen và oxygen, vậy thì đó là sự thật, ngược lại là sai. Chính
tuyên bố không có giá trị gì, giá trị là công dụng của nó. Nếu có thể tạo ra nước
theo cách như vậy, thế thì điều đó phải được chứng minh bởi thực tế. Ngày nay
khoa học đã chấp nhận định nghĩa này về sự thật, điều mà tôn giáo đã chấp nhận
ăm nghìn năm trước. Trong tôn giáo, công dụng của thử nghiệm là để xác minh sự
thật.
Câu thần chú 'Aum' không có
nghĩa nhưng nó lại có tác dụng; ngôi đền không có ý nghĩa nhưng nó có công dụng.
Việc tạo ra công dụng của nó là nghệ thuật, có dòng chảy vốn có trong tất cả
các nghệ thuật mà chúng không thể được dạy, không thể được thuyết giảng nhưng
phải là sự miệt mài cuốn hút.
Tôi đã đọc rằng, một nghìn năm
trăm năm trước đây, có vị Hoàng đế ở Trung Hoa rất thích thịt - rất thích đến mức
ông ta có thể giết ngay con bò hay con trâu trước mắt ông ta. Mỗi buổi sáng,
người đồ tể đã giết mổ súc vật ngay trước mặt vị hoàng đế trong suốt mười lăm
năm. Vào một ngày, hoàng đế hỏi, "Ta chưa lần nào nhìn thấy ông mài cái
rìu trong suốt mười lăm năm. Lưỡi của nó không cùn đi sao?"
Người đồ tể nói, "Không,
tâu hoàng đế, không phải như vậy. Cái lưỡi của nó trở nên cùn chỉ khi đồ tể
không phải là chuyên gia, không biết vị trí để đâm vào. Người đồ tể phải biết
đâu là xương, đâu là khớp nối, và cái rìu cắt con vật làm hai chỉ với một nhát
chặt. Nghệ thuật này được truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác. Cho nên lưỡi
không bị cùn đi mà nó còn trở nên sắc hơn hàng ngày."
Vị hoàng đế đã đề nghị người đồ
tể dạy ông ta nghệ thuật.
Người đồ tể trả lời, "Điều
đó hẳn sẽ là rất khó. Tôi đã không học nghệ thuật này nhưng đã tiêm nhiễm nó từ
việc quan sát cha tôi từ khi tôi còn nhỏ. Tôi đã không được dạy điều đó, tôi hấp
thụ nghệ thuật bằng việc quan sát cha tôi hàng ngày. Đội khi tôi đưa cây rìu
cho ông, đôi khi tôi xếp các chi của con vật thành đống. Đó là cách tôi học được
nghệ thuật. Nếu hoàng thượng sẵn sàng thực hiện điều tương tự - xin hãy đứng
bên cạnh tôi, thỉnh thoảng cầm cây rìu cho tôi và sau đó để nó lại chỗ cũ, thỉnh
thoảng chỉ ngồi và quan sát - vậy thì có thể hoàng thượng sẽ học được nghệ thuật.
Nhưng tôi không thể dạy nó cho ngài."
Khoa học có thể được dạy nhưng
nghệ thuật phải được hấp thụ.
Tất cả các câu thần chú đó đều
không có nghĩa nhưng chúng có giá trị thực tế, và chúng ta đã làm cho trẻ con bị
thu hút từ lúc còn rất nhỏ. Họ đã học được công dụng của ngôi đền nhưng thậm
chí họ chưa bao giờ nhận biết mình đã học được điều gì. Họ hẳn là muốn học nghệ
thuật của việc đi vào đến, làm cách nào để ngồi đó, làm cách nào để sử dụng những
giới hạn linh thiêng. Bất kì khi nào có sự khẩn cấp hoặc khó khăn, họ vội vả đến
ngôi đền, sau đó quay về nhà trong trạng thái sự cân bằng và bình ổn. Mỗi buổi
sáng họ đến đền bởi vì những gì họ có được ở đó thì không thể tìm thấy ở bất kì
nơi nào khác. Nhưng tất cả những điều đó không được dạy cho họ, họ đã hợp thành
điều đó từ giai đoạn rất sớm khi còn là trẻ con. Điều đó không được dạy cho họ
nhưng được hấp thụ. Bất kì ở đâu có nghệ thuật thì nghệ thuật đó không thể được
dạy.
Những hiệu quả âm thanh trong
ngôi đền và của chính ngôi đền đã là sự sắp đặt để thử nghiệm. Chừng nào mà hiệu
quả âm thanh của lời nói chưa được hiểu thì toàn bộ thử nghiệm là vô nghĩa.
Ví dụ có truyền thống cho rằng
câu thần chú chỉ nên cho môn đệ bởi bậc thầy. Sự nhấn mạnh câu thần chú được
thuật lại bởi bậc thầy vào tai của môn đệ. Có thể bạn biết câu thần chú từ rất
lâu nhưng bậc thầy vẫn muốn thì thầm vào tai bạn.
Có thể bạn th8ác mắc, "Có
gì mới trong đó? Mình không thể thực hiện điều đó mà không có bậc thầy sao? Mọi
người đều biết cách lặp lại câu thần chú nhưng bậc thầy vẫn thì thầm vào tai
mình cứ như đó là điều bí mật vĩ đại vậy!" Nhưng điều cần được hiểu là khi
bậc thầy nói vào tai môn đệ, ông ta làm điếu đó theo cách đặc biệt sao cho đó
như là sự nhấn mạnh những âm thanh đặc biệt - một cái gì đó không ai biết đến.
Thực tế là có nhiều ngữ âm khác nhau của 'Ram' có những hiệu ứng khác nhau.
Chúng ta biết câu chuyện về hiền
nhân Valmiki nhưng ngày nay câu chuyện này đã bị thất lạc ý nghĩa thực của nó
và có vẻ rất trẻ con. Câu chuyện kể rằng,
Valmiki là người thất học và quê mùa.Bậc thầy của ông ta nói ông ta lặp lại câu
thần chú 'Rama, Rama' nhưng một lúc sau ông ta quên và bắt đầu tụng nó ngược lại
'Mara, Mara' - và trở nên chứng ngộ.
Khi những chìa khóa thực sự để
lần ra manh mối của những điều huyền bí bị thất lạc thì mọi rắc rối nảy sinh.
Thực tế là trong khi tụng câu thần chú 'Rama, Rama', sau một chu kì bạn bắt đầu
tụng 'Mara, Mara', cho nên điều đó tạo ra cường độ. Khi 'Ram, rama' được tụng
nhanh hơn thì câu tụng biến thành 'Mar, Mara'; vậy thì có sự nhấn mạnh ngữ âm
đúng. Vậy thì một cái gì đó duy nhất xuất hiện: bạn ngừng, bạn không là bạn nữa,
và trong thời điểm quan trọng đó, khi bạn ngừng là bạn, hoặc bạn chết đối với sự
nhận dạng của mình, lúc đó câu thần chú trở nên hoàn thiện. Đó là thời điểm của
kinh nghiệm thực sự - khi bạn ngừng, bản ngã của bạn đã chết.
Thật thú vị khi lưu ý rằng, nếu
quá trình này được hoàn thành một cách phù hợp - bạn sẽ bắt đầu với sự lặp lại
câu 'Rama, rama', thời điểm sẽ nhanh chóng xuất hiện khi bạn bắt đầu lặp lại
'Mara, mara', và thậm chí nều bạn muốn nói 'Rama, Rama', bạn sẽ không có khả
năng; toàn bộ bản thể bạn sẽ lặp lại 'Mara, Mara'... ở thời điểm đó, chính bạn
sẽ chết - và đó chính là bước đầu tiên của thiền. Khi chính bạn đang hoàn toàn
hấp hối, bỗng nhiên bạn sẽ nhận ra rằng 'Mara, Mara' bắt đầu quay trở lại như
cũ là 'Rama, Rama'. Khi 'Ram, Rama' đó bắt đầu từ bên trong, thực tế bên ngoài
bạn sẽ trải nghiệm rama - nhưng không phải trước đó. Ở khoảng giữa, sự biến đổi
thành 'mara' là cần thiết.
Cho nên có ba phần với câu thần
chú. Bắt đầu với 'Rama', mất sự nhận dạng của bạn với 'Mara', sau đó câu thần
chú sẽ biến thành 'Rama'. Bước thứ hai 'Mara' là phần cần thiết của quá trình;
trừ khi điều đó xuất hiện ở giữa chừng, kinh nghiệm rama thực sự cuối cùng ở bước
thứ ba sẽ không xuất hiện. Nếu bạn biết ngữ âm thực và nếu bạn tụng nó phù hợp
- nếu bạn nhấn mạnh 'ra' và ít nhấn mạnh 'm', chỉ khi đó 'Rama' sẽ thay đổi
thành 'Mara'. Khi 'm' ít nhấn mạnh, nó giống như thung lũng và 'r' trở thành ngọn,
thành đỉnh cao nhất. Trong việc bạn lặp lại 'm' của 'rama' với ít sự nhấn mạnh
thì sự biến đổi xuất hiện, và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng 'm' trở thành đỉnh
và 'r' trở thành thung lũng. Sau đó bạn lặp lại 'Mara, Mara' mà không biết về
nó.
Giống như sóng trên đại dương,
sau mỗi ngọn sóng là hõm sâu. Giống như sóng biển, âm thanh cũng có sóng giống
như cao độ và trường độ trong âm nhạc. Trừ khi bạn nhận ra sự phát âm phù hợp,
bạn không thể lặp lại câu thần chú và sẽ không có kết quả gì.
Ai đó viết câu chuyện về
Valmiki lặp lại câu thần chú 'Mara, Mara' vì ông ta là người thất học, quê mùa,
điều đó rất xa sự thật. Valmiki là người thất học và quê mùa nhưng trong trường
hợp đặc biệt này, ông ta quá thông minh. Ông ta biết toàn bộ khoa học làm cách
nào để tụng 'Rama', để biến đổi âm thanh thành 'mara'. Chỉ sau sự biến đổi giữa
chừng đó mà Rama sẽ được sinh ra. 'Rama' đó không phải là câu được nói bởi bạn,
bởi vì trong bước thứ hai của 'Mara', bạn ngừng là mình. Ai sẽ lặp lại điều đó?
'Rama' thực sự sinh ra trong bạn ở thời điểm cuối của bước thứ hai, nó sẽ không
được nói bởi bạn mà sẽ chỉ là hiện tượng mặc dù bạn có đó. Nó sẽ xuất hiện tự động,
nó sẽ không là sự lặp lại của bạn.
Giá trị của shrutis - nghĩa của
kinh được nghe hoặc lắng nghe - là sự nhấn mạnh ngữ âm. Chỉ có người biết khoa
học của ngữ âm mới có thể truyền đạt kiến thức của shrutis; chỉ khi đó nó mới
là hữu dụng. Nếu không, lời nói sẽ là tương tự như khi viết trong sách - bất kì
ai cũng có thể đọc chúng - nhưng khoa học vẫn giữ nguyên chưa biết. Khoa học đó
của âm thanh - sự lên xuống trầm bổng của nó và độ dài của quãng lặng - tạo
thành toàn bộ sự huyền bí.
Đã từng có kinh hoàn thiện của
những câu thần chú, và những ngôi đền được sử dụng như các phòng thí nghiệm để
thử nghiệm chúng. Đây là giá trị vĩ đại đối với người tìm kiếm. Con số những
người trải nghiệm nhận biết về Thượng đế bên trong khu vực của các ngôi đền
luôn nhiều hơn những người trải nghiệm bên ngoài ngôi đền. Điều này đã xảy ra,
mặc dù thực tế rằng lòng mộ đạo hiện diện bên ngoài những ngôi đền nhiều hơn
bên trong.
Con người như Mahavira, người
đã trải nghiệm bên ngoài những ngôi đền, đã tìm ra những phương pháp khác nhau,
đòi hỏi nhiều nghị lực hơn những người bên trong ngôi đền. Mahavira đã phải mất
nhiều năm kiểm soát các tư thế để có thể tạo ra dòng năng lượng bên trong. Ông ấy
không muốn sự trợ giúp của ngôi đền, nhưng sự thay đổi là một quá trình dài gồm
những bài thực hành khó trong nhiều năm, và chỉ có thể được hoàn thành bởi con
người có ý chí sắt đá như Mahavira.
Đức Phật cũng đạt được sự chứng
ngộ mà không cần sự trợ giúp của ngôi đền. Nhưng ngay sau cái chết của cả
Mahavira và Đức Phật thì những ngôi đền đã được xây dựng bởi vì những ngôi đền
có thể mang đến cho con người bình thường thì không cần thiết là những gì
Mahavira hoặc Đức Phật đã tạo ra. Những gì mà Đức Phật và Mahavira chủ trương
không phải luôn là điều để con người bình thường có thể đạt được.
Ngày nay, nếu chúng ta hiểu biết
rõ về khoa học cường độ âm thanh, chúng ta có thể phát minh ra những dụng cụ tốt
hơn ngôi đền. Hiện nay một vài nghiên cứu đã được tiến hành theo hướng này.
Phát minh ra dụng cụ tốt hơn là điều có thể bởi vì hiện nay chúng ta biết nhiều
về đi65n. Nhưng những sự thử nghiệm đó cũng rất nguy hiểm. Cho đến khi những
thu xếp khoa học phù hợp được thiết lập, bất kì sự trợ giúp nào của ngôi đền đã
được đưa ra cũng sẽ xuất phát từ khoa học, bởi vì hiện nay, vòng tròn năng lượng
được tạo ra trong ngôi đền thì cũng sẽ được tạo ra bởi một vài phương pháp khác.
Hiện nay, bạn có thể mang một dụng cụ nhỏ trong túi của mình, dụng cụ đó có thể
kích hoạt dòng điện bên trong bạn. Nhờ dụng cụ điện đó mà bạn có thể lưu những
âm thanh được ghi, những âm thanh này có thể tạo ra cường độ bên trong bạn. Một
vài nghiên cứu về vấn đề này hiện đang trong quá trình tiến hành ở nước Mỹ.
Hiện nay, bảy hoặc tám nhà khoa
học ở Mỹ đang thu hút đến đề tài hấp dẫn được nhắc đến này, mọi sự trải nghiệm
của chúng ta về niềm vui và nỗi đau khổ không là gì mà là những dòng điện chạy
qua những trung tâm của cơ thể.
Chẳng hạn, nếu khắp cơ thể bạn
bị châm bởi những cái kim, ở một vài điểm, bạn không cảm thấy đau. Có một vài
điểm chết trên cơ thể mà bạn sẽ không cảm nhận bất kì điều gì. Nếu một người
nào đó châm vào lưng bạn nhiều vị trí thì ba hay bốn chỗ này sẽ không có cảm
giác. Tương tự như vậy, sẽ có năm hoặc mười chỗ rất nhay cảm, thậm chí châm nhẹ
cũng làm cho đau đớn.
Đầu của chúng ta có nhiều điểm
rất nhạy cảm. Có hàng triệu tế bào trong não, mỗi trong chúng có sự nhạy cảm
riêng biệt nào đó. Bạn cảm thấy vui vẻ khi nói, dòng điện chạy qua một tế bào cụ
thể nào đó và cho bạn cảm giác vui vẻ. Giả sử bạn đang ngồi cạnh người yêu, cầm
tay cô ấy và bạn nói bạn cảm thấy hạnh phúc. Điều gì sẽ xảy ra? Nếu nhà khoa học
mô tả hiện tượng này, dòng điện chạy qua trung tâm cụ thể trong não bạn, về mặt
tinh thần, đó chỉ là sự liên tưởng quá khứ của bạn với người làm cho bạn qua 1hạnh
hạnh phúc bởi sự hiện diện của cô ta. Nhưng có thể bạn sẽ không cảm thấy niềm hạnh
phúc đó nữa sau hai hay ba tháng, bởi vì nếu bạn thường xuyên sử dụng một trung
tâm cụ thể thì dòng điện qua nó thường xuyên, và tế bào đó trở nên vô cảm.
Ví dụ, nếu bạn châm cái gai
liên tục vào điểm cụ thể ở chân mình thì sự đau đớn sẽ trở nên ít đi. Ngày mai
sự đau đớn sẽ ít hơn ngày hôm nay, và ngày sau đó nữa lại càng ít hơn. Nếu bạn
liên tục thực hiện điều đó thì điểm đó sẽ phát triển thành nút không cảm giác
và không còn cảm thấy đau đớn nữa. Người chơi đàn sita làm cho bề mặt da ở ngón
tay trở nên vô cảm. Vậy thì việc gãy dây đàn không tạo ra sự khác biệt nào;
ngón tay của họ không còn cảm giác đau.
Cho nên nếu bạn cảm thấy rằng
tình yêu của bạn đã chết sau ba hay bốn tháng, hoặc trở nên ít hơn thì điều đó
cũng không có nghĩa rằng tình yêu của bạn bị tan vỡ, điều đó chỉ có nghĩa rằng
điểm bên trong bạn, nơi mà cảm giác hạnh phúc xuất hiện, đã trở thành vô cảm bởi
vì bị sử dụng quá nhiều. Nếu cô ấy đi xa ba hoặc bốn tháng, khi cô ấy quay trở
về, cô ấy lại làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc.
Những thử nghiệm của các nhà
khoa học trên con chuột là biểu lộ rất ý nghĩa. Họ mổ óc con chuột, và một dạng
cửa sổ được giữ cho mở để quan sát những gì xuất hiện khi chuột đang quan hệ dục.
Điểm đặc biệt mà dòng điện chạy qua khi chuột xuất tinh đã được đánh dấu. Sau
đó, điểm đó được nối với điện cực và 'cửa sổ' được đóng lại. Điểm cuối khác của
điện cực được nối với thiết bị, thiết bị này có thể tạo ra lượng điện được kiểm
soát. Có một công tắc, khi nhấn vào công tắc này thì dòng điện được tạo ra -
dòng điện có cường độ tương tự xuất hiện tại thời điểm xuất tinh của chuột.
Con chuột được huấn luyện để sử
dụng công tắc, bất kì khi nào nó nhấn công tắc thì lượng điện yêu cầu cũng được
cung cấp bởi thiết bị đó, dòng điện đó kích hoạt điểm của não được nối với điểm
cuối khác của dây, lúc đó nó cũng tạo ra cho con chuột cảm giác khoái lạc như
khi quan hệ dục. Con chuột cảm thấy rất thích thú khi nhấn công tắc; nó qua
1htích thú đến mức lại nhấn công tắc lần nữa. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng
con chuột không làm bất kì điều gì khác sau hai mươi bốn giờ. Nó chỉ liên tục
nhấn vào nút - sáu nghìn lần trong một giờ. Nó không bận tâm đến việc ăn, uống
hoặc ngủ, mà chỉ liên tục nhấn công tắc cho đến khi kiệt sức hoàn toàn!
Nhà khoa học, người thực nghiệm
thử nghiệm đã nói rằng con chuột quá thích thú khoái cảm tình dục - nhiều hơn
khi nó thực hiện quan hệ dục, mặc dù thực tế đó không phải là hoạt động dục mà
chỉ là sự trải nghiệm khoái cảm dục do dòng điện được tạo ra ở bộ não của nó.
Nhà khoa học khuyến cáo rằng cảm giác tương tự sẽ nhanh chóng bị mất đi hấp dẫn
đối với con chuột và trở nên rất bình thường.
Thời kì mà chúng ta có khả năng
nối bộ óc con người với điện cực để nhận dòng điện ở điểm cụ thể, thực tế lúc
đó, chúng ta sẽ không có khả năng tìm ra bất kì người nào muốn tham gia vào dục
- bởi vì người đó không đạt được gì và mất đi rất nhiều năng lương. Có thể anh
ta có một thiết bị vận hành có nguồn nhỏ trong túi mình, bất kì khi nào anh ta
muốn, anh ta có thể kích hoạt trung tâm dục và trải nghiệm niềm khoái cảm tương
tự như khi quan hệ dục. Nhưng điều này có sự nguy hiểm của chính nó.
Một lúc nào đó có thể cấy nhiều
trung tâm vào não về sự nghi ngờ, sự tức giận, hoặc vân vân, những trung tâm
này có thể được giải phẫu đế lấy đi. Trung tâm nối với sự nổi loạn có thể bị ngắt
ra và con người sẽ trở nên ngoan ngoãn, dễ sai khiến. Chính quyền có thể lạm dụng
những thành tựu khoa học đó.
Các nhà khoa học không biết điều
đó, nhưng có thể với sự trợ giúp của các thiết bị khoa học, chúng ta có thể tạo
ra môi trường như vậy tồn tại trong ngôi đền. Những sự trải nghiệm có thể mất
hàng giờ, hàng tháng, hàng năm nhằm đạt được hiệu quả của âm thanh trong ngôi đền
thì lại có thể dễ dàng tạo ra nhiều hơn với các thiết bị khoa học. Cho nên tôi
nói rằng ngôi đền dựa trên nền tảng rất khoa học, và bằng việc sử dụng phương
tiện trung gian của âm thanh thì cảm giác hạnh phúc, bình yên, yêu thương và
phúc lạc nảy sinh. Và trong sự hiện diện của những cảm giác ấy, toàn bộ thái độ
của bạn với cuộc sống đã được chuyển hóa.
Về mặt khác, những gì các nhà
khoa học thực hiện có thể rất nguy hiểm. Sự nguy hiểm là ở chỗ, bất kì điều gì
khoa học thực hiện thì lại trở thanh công nghệ và tâm thức không đóng vai trò
gì trong đó. Có thể là, với việc sử dụng các thiết bị điện, sẽ xuất hiện trạng
thái giống như điều có được trong ngôi đền nhưng sự chuyển hóa trong tâm thức sẽ
là không thể. Đỉnh cao của tâm thức và sự chuyển hóa không thể xuất hiện theo
kiểu như vậy; những gì con người có thể nhận được bằng việc nhấn công tắc sẽ
không mang lại bất kì sự biến đổi nền tảng nào.
Cho nên, tôi không nhìn thấy bất
kì khả năng nào mà các thiết bị có thể thỏa mãn sự mong đợi như đối với những
ngôi đền.
Bạn có thể thắc mắc, nếu như
ngày nay những ngôi đền có thể được sử dụng trong những thời điểm thay đổi này.
Đúng, điều đó là có thể, nhưng tu sĩ truyền thống chính thống trong ngôi đền
ngày nay sẽ không có khả năng giải thích những gì xảy ra, và làm cách nào xảy
ra trong ngôi đền ở thời cổđại. Ông ta vẫn có chìa, nhưng lại không có bất kì ý
tưởng nào về những bí mật ẩn chứa bên trong nó. Ngày nay, toàn bộ triết lí và
khoa học của ngôi đền có thể vẫn còn tác dụng. Hiện nay ch1ng ta có thể tạo ra
những ngôi đền tốt hơn. Chúng ta có thể thiết lập toàn bộ hệ thống âm thanh
theo cách mà âm thanh có thể được khuếch đại lên hàng nghìn lần. Những bức tường
có thể được tạo ra rất nhạy cảm đến mức, nếu khi bạn tụng 'Aum' thì bức tường sẽ
dội âm hàng nghìn lần.
Ngày nay chúng ta có những thiết
bị tốt hơn nhưng chúng ta nên biết chìa để có thể mở khóa bí mật của bản thể
chúng ta.
Trong quá khứ, có ít nhất một ô
cửa trong ngôi đền, nhưng ngày nay, chúng ta có thể xây dựng ngôi đền mà không
có bất kì ô cửa nào. Nói chung, trong quá khứ những người xây dựng những ngôi đền
đã sống trong những ngôi nhà như túp lều được làm bằng phân bò và đất sét. Họ
đã làm tốt nhất trong khả năng giới hạn của họ, và những gì họ đã làm là rất vĩ
đại. Ngày nay chúng ta có kĩ năng công nghệ tuyệt vời nhưng chúng ta không có
khả năng tận dụng điều đó.
Cho đến bây giờ, chúng ta đã
tranh luận về lợi ích của những ngôi đền, về những người đã vào trong những
ngôi đền đó. Nhưng bên ngoài những ngôi đền cũng có những ý nghĩa và công dụng
của nó. Cho đến ngày nay chúng ta đã tranh luận, làm cách nào người mộ đạo vào
trong ngôi đền lại đi sâu hơn vào thiền và cầu nguyện. Nhưng thậm chí những người
chỉ đi ngang qua ngôi đền cũng được hưởng lợi, mặc dù ngày nay điều đó không xuất
hiện; ngày nay thậm chí những người vào ngôi đền và khi đi ra cũng không thu nhận
được gì. Nhưng vào những ngày đó, ngôi đền có thể giúp ích cho những người ở gần
nó bởi vì những người đã ở trong ngôi đền đã thực sự thực hiện một cái gì đó. Hàng
trăm người mộ đạo trong ngôi đền đã kích hoạt sự rung động âm thanh đặc biệt,
vì vậy mà toàn bộ không khí bên trong ngôi đền trở nên được nạp. Ngôi đền không
chỉ rung động bên trong, nó cũng rung động bên ngoài và những đợt sóng tinh tế
cũng lan tỏa bên ngoài. Toàn bộ môi trường cũng trở nên sống động bởi chính
ngôi đền rất sống động.
Ý nghĩa của ngôi đền sống động
chính là sự rung động mạnh mẽ này. Tượng thần sống động cũng biểu thị cùng điều
đó; thậm chí chúng cũng ảnh hưởng đến những người tới đó mà không vì bất cứ lợi
ích đặc biệt nào. Ngôi đền chỉ có thể được gọi là sống động nếu một người nào
đó tình cờ đi ngang qua nó, và bỗng nhiên họ cảm thấy không khí và môi trường
đã biến đổi, thậm chí có thể người đó không biết có ngôi đền ở vùng lân cận đó.
Giả sữ bạn đi bộ trên đường vào
một đêm tối trời, khi bạn đi ngang qua ngôi đền, bạn cảm nhận một vài sự thay đổi
bất ngờ bên trong bạn... Bạn nghĩ rằng bạn đã làm một cái gì đó sai, và bỗng
nhiên suy nghĩ của bạn thay đổi. Bạn đang nghĩ về việc giết một người nào đó,
và bỗng nhiên bạn cảm thấy tràn ngập lòng thương cảm. Nhưng điều này có thể xuất
hiện nếu ngôi đền được nạp. Mọi viên gạcg và viên đá của ngôi đền đó, những ô cửa
và cổng sẽ trở nên rung động; vậy thì toàn bộ ngôi đền sẽ trở nên rung động
cùng âm thanh.
Phương pháp duy nhất để nạp cái
chuông treo trước đền: bất kì ai đi vào cũng gõ vào chuông. Người đó thực hiện
với toàn bộ sự tỉnh táo mà không phải là tâm trí mơ ngủ. Khi bạn gõ vào chuông
của ngôi đền - không phải là sự thờ ơ mà với toàn bộ sự nhận biết - điều đó sẽ
tạo ra sự đứt đạon trong ý nghĩ của bạn, một dạng đứt đoạn trong dây chuyền ý
nghĩ của bạn, và bạn sẽ trở nên nhận biết sự thay đổi môi trường xung quanh. Có
sự tương đồng giữa âm thanh của chuông và âm thanh của 'Aum'; thực tế có một
vài sự liên hệ bên trong. Âm thanh của chuông liên tục nạp vào ngôi đền trong
suốt cả ngày, và âm thanh của 'Aum' cũng nạp vào ngôi đền với sự rung động của
chính nó.
Nhiều thứ khác tương tự như vậy
đã tạo ra công dụng trong ngôi đền, chúng có sự liên hệ bên trong. Có thể là,
những cây đèn đất cháy bằng bơ sữa tr6au, hương trầm cháy, hoặc tác dụng của
hương bột gỗ trầm hương, hoặc những bông hoa, hoặc bất kì hươg thơm nào khác -
tất cả đều liên hệ. Đó không phải là vấn đề của vị thần đặc biệt liên quan tới
bông hoa cụ thể, đó là vấn đề về sự hòa hợp của ngôi đền. Dạng âm thanh và mùi
thơm hòa hợp với ngôi đền được lựa chọn thông qua những trải nghiệm. Chỉ có hoa
cụ thể với hương thơm cụ thể pha trộn trong sự hòa hợp với âm thanh nào đó là
có tác dụng; những thứ hoa khác với những hương thơm khác đã bị cấm.
Trong nhà thờ Hồi giáo, cánh kiến
trắng có tẩm dầu creosote có thể được sử dụng như hương trầm. Tất cả điều đó có
sự liên hệ với âm thanh. Với âm thanh 'Allah', có sự hòa hợp bên trong với
hương thơm của lobhan. Mối liên hệ và sự liên quan đã được khám phá thông qua sự
tìm kiếm điều tối thượng bên trong; cúng không thể được tìm ra bởi bất kì quá
trình suy tưởng nào. Tôi sẽ nói với bạn làm cách nào mà điều này được thực hiện.
Bạn có thể ngồi trong phòng
không có lobhan được đốt cháy và liên tục lặp ại 'Allah' - không chỉ 'Allah' mà
là 'Allahooh' với sự nhấn mạnh đặc biệt ở 'hoo'. dần dần bạn sẽ nhận ra rằng âm
thanh 'Allah' biến mất và chỉ còn lại 'hoo' sẽ tiếp tục được lặp lại. Khi điều
này xuất hiện, bỗng nhiên bạn sẽ nhận ra toàn bộ căn phòng của bạn thơm ngát ùi
hương của lobhan. Lobhan được khám phá ra cũng tương tự với chất phát ra từ bạn.
Cho nên lobhan cháy trong ngôi đền Hồi giáo được coi là dùng để hỗ trợ người tụng
'hoo'. Vậy thì quá trình sẽ tăng gấp đôi: sự lan tỏa của hương thơm bên trong
con người có thể sẽ mất một khoảng thời gian nào đó nhưng hương thơm tương tự
trong ngôi đền vào lúc ban đầu có thể được cung cấp ra bên ngoài. Nhưng sự lặp
lại 'Aum' có thể không bao giờ mang đến hương htơm của lobhan. Âm thanh này tấn
công trung tâm khác mà nó không thể nào tạo ra mùi này.
Có những vùng riêng biệt về
hương thơm bên trong cơ thể bạn, và có những sự liên hệ với ý nghĩ và cảm giác
của chúng ta.
Chính vì vậy mà người theo đạo
Jain tin rằng cơ thể của Mahavira chưa bao giờ tỏa ra bất kì mùi hương tồi tệ
nào. Cơ thể của ông ấy có mùi hương đặc biệt, dựa trên điều đó mới có khả năng
nhận ra tirhankara. Trong thời đại của Mahavira, tám người khác đã tuyên bố là
tirhankara; nhưng mùi hương đặc biệt này không xuất phát từ họ. Không ai trong
họ kém am hiểu hơn Mahvira, họ có cùng tầm cỡ về tâm linh, nhưng họ không phải
là những người thực hành hệ thống kỉ luật tâm linh, điều tạo ra hương thơm này,
cho nên tuyên bố của họ đã bị từ chối.
Đức Phật cũng không thấp kém
hơn Mahavira. Người cũng có cùng phẩm chất và trạng thái thức tỉnh như Mahvira,
nhưng bởi vì người không theo phương pháp như Mahavira nên cơ thể gười không thể
tỏa ra mùi hương tương tự. Hương thơm đó cũng tỏa ra từ Parshwanath, một
tirhankara đã chết rất lâu trước thời kì của Mahavira. Thời đại của ông ta vẫn
còn sống động và họ đã quả quyết rằng hương thơm của Mahavira cũng tương tự như
của Parshwanath. Kết quả tối thượng của quá trình thần chú cụ thể là điều đặc
biệt. Kết quả cuối cùng của việc thực hiện thần chú cụ thể là hương thơm đặc biệt
đó.
Đây là sự sắp xếp dựa trên hồi ức
để xác định tính thực chất của tirhankara. Cho nên mặc dù Mahavira chưa bao giờ
tuyên bố mình là tirhankara, ông ấy dễ dàng được tuyên bố là như vậy. Về mặt
khác, Makhkhali cũng đã tuyên bố nhưng lại không thể chứng minh. Bạn có thể thắc
mắc tại sao hương thơm lại được sử dụng như là tiêu chuẩn đánh giá. Thử nghiệm
phải là sâu sắc và không thể sai lầm - lời nói không thể được lặp lại. Toàn bộ
cá thể con người đó sẽ phát ra hương thơm đặc biệt mà nó chỉ ra rằng có một sự
nở hoa chắc chắn đã xuất hiện bên trong người đó, rằng cực điểm của việc thực
hiện thần chú mà nó sinh ra tirhankra đã xuất hiện.
Makhkhali Goshal, Ajitkesh
Kambal và Sanjay Vilethiputra là những người thỉnh cầu, rất hiểu biết, họ có sự
bình đẳng về phẩm chất với Mahavira - mỗi người trong số họ có hàng nghìn người
theo, họ đã tuyên bố rằng bậc thầy của họ là tirthankara - nhưng tất cả họ đã
biến vào quên lãng. Về mặt khác, Mahavira tuyệt đối im lặng ở điểm này và không
bao giờ đưa ra bất kì tuyên bố nào. Cuối cùng tì cũng được quyết định rằng chỉ
cơ thể của người phát ra hương thơm đặc biệt mới có thể là tirthankara.
Mọi câu thần chú tạo ra hương
thơm của chính nó. Những người đã thực hiện việc tụng 'Aum' đã biết hương thơm
nào đó. Tương tự vậy, mọi câu thần chú tạo ra dạng đặc biệt của ánh sáng bên
trong. Nhiều ánh sáng sẽ được tạo ra trong ngôi đền được lựa chọn dựa trên ánh
sáng bên trong đó - không nhiều hơn hoặc không ít hơn. Thật ngạc nhiên, những
người ngồi dưới ánh sáng điện chói lòa trong ngôi đền chỉ đơn giản là sự ngu ngốc.
Chúng không bao giờ được cần đến, bởi vì ánh sáng nhiều như vậy chỉ cần đến dưới
bầu trời rộng mở - ánh sáng rất dịu và vô hại. Cho nên ngọn đèn bơ sữa trâu được
sử dụng bởi vì nó không bao giờ làm khó chịu và không làm chói mắt.
Có thể không dễ dàng để hiểu sự
khác nhau giữa ánh sáng dầu lửa và ánh sáng bằng mỡ trâu bởi vì chúng ta chưa
bao giờ thử nghiệm thiền bằng ánh sáng. Tập trung vào ngọn lửa của ngọn đèn dầu
trong vòng một giờ; mắt bạn sẽ bắt đầu cháy và trở nên mệt mỏi, đau nhức. Ngọn
đèn khác cháy bằng mỡ trâu và tập trung vào ngọn lửa của nó trong một giờ: mắt
bạn sẽ cảm thấy dịu hơn và tỉnh hơn. Tất cả những kinh nghiệm bên trong của
hàng nghìn người đã tiết lộ điều này, và hào quang đã được phát hiện ra đã trở
thành sự trợ giúp bên ngoài. Tất nhiên, không thể cung cấp ngọn đèn chính xác
như ánh sáng bên trong cho nên chỉ có điều gần đ1ung là được tìm ra. Hương thơm
chính xác được tạo ra bê trong bạn sau khi tụng thần chú đặc biệt không thể tìm
thấy ở bên ngoài cho nên chúng ta phải bằng lòng với sự gần đúng nhất.
Bột gỗ trầm hương trở thànhphổ
biến trong tất cả ngôi đền. Vị trí trên trán, nơi bột gỗ trầm hương được phết
vào gọi là agyna chakra trog Yoga. Việc thự hành những câu thần chú cụ thể tạo
ra trải nghiệm bên trong về mùi thơm trầm hương, nhưng nguồn của hương thơm đó
lại là chakra agya. Bất kì khi nào sự trải nghiệm của con mắt thứ ba mạnh mẽ
hơn thì mùi trầm hương tỏa ra, cho nên mùi trầm hương đã trở thành biểu tượng của
kinh nghiệm đó, do vậy mà chúng ta phết bột trầm hương ở trán. Khi chakra agya
tỏa ra mùi hương này thì sẽ cảm nhận được sự mát dịu, cứ như bạn đặt miếng đá lạnh
lên con mắt thứ ba. Có sự khác nhau giữa những thứ mát lạnh và những thứ êm dịu
- tương tự như giữa đèn dầu hỏa và đèn mỡ trâu.
Đá đóng băng là lạnh nhưng nó
không dễ chịu hoặc êm dịu. Cảm giác mát mẻ của đá đóng băng chỉ kéo dài trong
chốc lát và theo sau là cảm giác nóng. Cảm giác cuối cùng buộc phải là nóng; cảm
thấy nóng hơn một chút trước đó. Nhưng bột trầm hương dễ chịu và không lạnh; nó
êm dịu. Êm dịu là một dạng của chiều sâu. Nếu đặt đá lạnh lên chakra agya thì
nó chỉ làm cho bề mặt lạnh. Nếu bột tr6àm dược phết lên chakra agya, bạn sẽ thấy
sự êm dịu đang thấm qua những lớp sâu bên trong da một cáhc hiệu quả. Sự êm dịu
phải thấm tới vị trí con mắt thứ ba.
Những người đã trải nghiệm hoạt
động của chakra agya, cảm nhận ảnh hưởng êm dịu của nó đã tìm kiếm sự tương tự,
và họ đã tìm ra nó trong bột trầm hương. Nó có mùi hương tương tự khi nó phát
ra từ bên trong.
Tất cả những sự trợ giúp bên
ngoài đó chỉ là tương đương. Và khi ngôi đền được trang bị bời chúng thì nó sẽ
trở nên được nạp. Cho nên có quy định rằng không ai có thể vào đền mà không phải
tắm rửa. Tắm bằng nước lạnh để phá bỏ những suy tính và ý nghĩ liên quan. Không
ai được phép và đền mà không rung chuông. Không ai được phép vào đền với quần
áo cũ và bẩn; thực tế, phải mặc trang phục bằng lụa khi viếng thăm đền, bởi vì
vải lụa giúp tạo ra điện cơ thể và bảo vệ nó, cho nên vải lụa luôn duy trì sự
tươi mát, do vậy mà bạn mặc nó nhiều hơn.
Tất cả những sự phòng ngừa và sắp
xếp đã làm cho ngôi đền được nạp, cho nên bất kì ai chỉ đi ngang qua cũng bị ảnh
hưởng bởi từ trường của ngôi đền.
Người ta đã nói về Mahavira rằng,
trong phạm vi nào đó xung quanh ông ấy - bất kì nơi nào ông ấy có mặt - việc phạm
tội ác nào là điều không thể. Đó là trường được nạo của ông ấy, bên trong trường
đó thì bạo lực là điều không thể. Ông ấy thích đi bộ đến đền, và trong giới hạn
của trường hình quả cầu đó, bất kì điều gì bất ngờ xuất hiện cũng bị thay đổi.
Teilhard de Chardin đã đặt ra từ
mới 'noosphere' thay cho từ 'atmosphere'. Atmosphere có nghĩa là môi trường bên
ngoài, noosphere có nghĩa là trạng thái
tinh thần và tâm lí, và bên trong trường đó không bao giờ xảy ra bất kì sự kiện
cụ thể nào.
Vào thời kì đầu tiên, các môn
phái được quản lí bởi các rishi. Không khí xung quanh những môn phái này được
cho là thuần khiết và bất khả xâm phạm. Nếu có một cái gì đó sai xuất hiện ở
các môn đệ thì rishi sẽ trừng phạt chính mình mà không phải trường phạt họ, bởi
vì điều đó có nghĩa là trường đã bị mất phẩm chất cốt lõi của nó - cho nên các
môn đệ không thể bị khiển trách. Khiển trách họ là điều phù phiếm; một vài sự
kiện rủi ro chỉ có nghĩa rằng, trường đã bị mất tính thiêng liêng của nó. Cho
nên chính bậc thầy ăn năn, phải chịu sự nhịn ăn và làm trong sạch lại chính
mình.
Những ý tưởng này đã bị Gandhi
hiểu sai. Tự làm trong sạch không có nghĩa là cách để chứng tỏ lại một cái gì
đó khác, không có ý định tạo áp lực lên một người nào đó khác. Việc hành hạ
chính mình, hoặc nhịn ăn cho đến chết để thay đổi trái tim hoặc tâm hồn của một
người nào đó không phải là ý tưởng. Gandhi không hiểu. Rishi không làmtrong sạch
chính mình để thay đổi một người nào đó khác, ông ta làm điều đó để nạp lại trường,
hoặc để làm tinh khiết lại môi trường xung quanh. Nếu khuôn mẫu tư tưởng bị
thay đổi, nếu quả cầu tinh thần bị biến đổi thì con người sống trong đó cũng sẽ
trở nên thay đổi. Không có vấn đề về việc thay đổi tâm thức của một người nào
đó, mà chỉ là sự thay đổi môi trường xung quanh và trường từ tính mà mọi người
mang theo họ.
Những người như Mahavira thích
đi bộ đến đền. Những người như vậy không thể hi vọng nghỉ cố định ở một nơi cụ
thể nào đó. Cho nên chúng ta cần một cái gì đó khácổn định hơn, trở thành trung
tâm của cuộc sống đối với toàn bộ thị trấn - một cái gì đó xung quanh cuộc đời
của con người sẽ tiếp tục được biến đổi. Chúng ta cần nơi chốn, ngôi đền, ở đó
hàng ngày chúng ta dâng tặng lễ vật và nhận lại một cái gì đó. Thậm chí, có thể
chúng ta không nhận biết một cái gì đó xảy ra, mọi thứ xảy ra bởi chính nó. Bất
kì ai đi ngang qua ngôi đền đều nhận được một cái gì đó vô giá. Có một trường từ
tính rộng lớn được tạo ra xung quanh nó, giống như sắt có chứa từ tính bị hút bởi
chính trường từ tính, cho nên bất kì ai đi ngang qua ngôi đền hẳn sẽ bị thu
hút, và bị ảnh hưởng bởi chính năng lượng của nó. Trường của ngôi đền cũng giống
như vậy.
Người ta nói rằng khi Moses đi
lên núi, ông ấy nhìn thấy ngọn lửa linh thiêng đang cháy ở đó. Toàn bộ bụi cây
bị cháy nhưng ở lưng chừng có một số bông hoa nở và nhiều lá xanh. Moses đi tìm
kiếm Thượng đế. Ông ấy ngay lập tức tiến thẳng đến bụi cây và bỗng nhiên nghe
thấy giọng nói phát ra từ đó, giọng đó nói, "Ông là kẻ ngốc! Hãy bỏ giày
lùi lại mấy bước trước khi vào bụi cây này!" Trong vòng nửa cây số không
có bụi cây nhỏ nào - cho nên Moses tiếp tục đi lên phía trước, tìm kiếm bờ đất
để có thể bỏ lại đôi giầy của mình. Khi ông ấy đi ngang qua một điểm xác định,
ông ấy không còn là Moses; một cái gì đó trong ông ấy thay đổi. Từ bên ngoài bờ
đất, nơi mà ông ấy đã để lại đôi giày của mình, ông ấy đi vào cầu trường, cầu
xin được tha thứ do sự báng bổ đối với nơi chốn linh thiêng đó.
Ngôi đền đã thay đổi mạnh trường
rung động xung quanh nó, và trường đó có sự ảnh hưởng hữu ích tới toàn bộ ngôi
làng. Đó không phải là sự hư cấu; thực tế đã đạt được những kết quả. Sự đơn giản
đặc trưng, sự trong trắng, sự tinh khiết của những ngôi làng Ấn Độ trong hàng
nghìn năm, do trường được nạp của những ngôi đền hơn là chính những ngôi làng.
Cho dù ngôi làn có nghèo thì sự tồn tại của ngôi đền trong nó vẫn là tuyệt đối
cần thiết. Không có ngôi đền, mọi thứ có vẻ hỗn loạn mà không có sự nhịp nhàng.
Trong hàng nghìn năm, những
ngôi làng có tính linh thiêng nào đó, và có những nguồn vô hình lớn lao của điều
linh thiêng đó. Điều tồi tệ nhất, có thể được thực hiện để hủy diệt nền văn hóa
phương Đông, là hủy diệt trường được nạp của những ngôi đền. Những ngôi đền rung động đó bị hủy diệt thì
toàn bộ văn hóa phương Đông cũng bị sụp đổ. Chính vì vậy mà ngày nay mọi người
hoài nghi về giá trị của những ngôi đền. Bất kì ai đã đến trường phổ thông, hoặc
trường chuyên nghiệp đều chỉ được dạy về ngôn ngữ và logic - họ chỉ được phát
triển về trí tuệ còn tâm hồn thì bị đóng chặt - không bao giờ có sự trải nghiệm
về sự sống của những ngôi đền. Cho nên, theo thời gian, những ngôi đền mất dần
ý nghĩa của chúng.
Ấn Độ không thể là Ấn Độ nữa
cho đến khi những ngôi đền trở nên sống lại. Toàn bộ thuật giả kim của Ấn Độ là
ở trong những ngôi đền; Ấn Độ đã nhận được mọi thứ từ những ngôi đền của nó. Có
thời kì mà mọi thứ xuất hiện trong cuộc đời con người đều được coi là vì ngôi đền.
Nếu anh ta bị bệnh, anh ta đến ngôi đền, nếu anh ta bất hạnh, anh ta cũng chạy
đến ngôi đền; thậm chí nếu anh ta hạnh phúc, anh ta chạy đến ngôi đền để cảm tạ.
Nếu một cái gì đó tốt xảy ra trong gia đình, anh ta chạy đến ngôi đền với trái
cây và hoa tươi; nếu có rắc rối nào đó, anh ta đến ngôi đền để cầu nguyện. Đối
với anh ta, ngôi đền là tất cả. Tất cả mọi hi vọng, ước mong, tham vọng của anh
ta đều liên quan đến ngôi đền. Tuy anh ta là người nghèo, anh ta vẫn giữ cho
ngôi đền được trang trí bằng vàng, bằng bạc và tất cả các loại trang sức khác.
Ngày nay chúng ta nghĩ rằng, sự
thái quá của ngôi đền là điên khùng. Thật quá ngu ngốc, khi mọi người đang hấp
hối vì đói mà ngôi đền mới lại đang được xây dựng! Dừng lại ngay! Hãy xây bệnh
viện và trường học; hãy để cho ngôi đền thành nơi trú ngụ cho những người lánh
nạn, hãy làm cho chúng có ích. Bởi vì chúng ta đã quên công dụng thực sự của những
ngôi đền cho nên nó trở thành vô dụng. Chúng ta nghĩ, "Tại sao vàng bạc
quý báu lại để ở ngôi đền trong khi mọi người đang chết đói?" Nhưng cũng
nên nhớ rằng chỉ có những người đói đo mới dâng tặng vàng và kim cương cho nhữngngôi
đền; bất kì điều gì họ cảm thấy là giá trị nhất thì họ dâng cho ngôi đền, bởi
vì bất kì điều gì có giá trị lớn lao trong cuộc đời họ thì họ đều học được từ
ngôi đền. Không có gì là đủ để hoàn lại sự mắc nợ của họ, cho nên bất kì cái gì
họ có, họ đều dâng tặng. Bất kì điều gì thực hiện thì cũng là chính đáng, bởi
vì không có gì diễn ra liên tục trong hàng nghìn năm mà lại không có lí do
chính đáng. Ảnh hưởng của những thành quả vô hình của ngôi đền luôn được đón nhận.
Có những lợi ích rõ ràng và dễ hiểu về việc ở gần ngôi đền.
Con người luôn luôn quên. Bất
kì điều gì có giá trị lớn thì chúng ta lại quên; bất kì điều gì tầm thường và
sáo rỗng thì chúng ta lại luôn nhớ đến, hai mươi bốn giờ liên tục. Chúng ta phải
tại nỗ lực để nhớ Thượng đế, nhưng những ước mong và sự say mê của chúng ta thì
lại không cần nhớ, chúng luôn có đó ở mọi thời điểm. Xuống dốc là điều rất dễ;
lên dốc luôn là điều khó khăn.
Cho nên ngôi đền được xây dựng
giữa làng sao cho trong ngày, mọi người có thể tới đó thường xuyên khi cần thiết.
Nó làm cho sự tìm kiếm vẫn giữ nguyên sống động. Một cách tự nhiên, một số rất
ít người trong chúng ta nhớ những gì chúng ta đang tìm kiếm; gần như tất cả
chúng ta chỉ cảm thấy cảm hứng khi chúng ta nhìn thấy những điều thực tế. Khi
không có máy bay, chúng ta không có ước mong du hành bằng máy bay. Đúng, một
người nào đó như Wright Brothers đã mơ về việc bay bởi vì họ đã phát minh ra
máy bay, nhưng con người bình thường sẽ không có giấc mơ như vậy, trừ khi họ
nhìn thấy máy bay.
Cho nên khi chúng ta nhìn thấy
lòng mộ đạo nhân hình hóa bên trong hình dáng ngôi đền, một cái gì đó của lòng
mộ đạo vẫn nán lại trong tâm trí của chúng ta. Cho nên đây là điều đặc biệt đối
với những người không thể hình dung sự không rõ ràng của thần thánh. Đối với những
người có thể thì không cần ngôi đền. Nhưng theo cách đó thì những người này đã
gây ra sự tổn hại ghê gớm đối với những ngôi đền, bởi vì họ đã nói rằng ngôi đền
không có ích gì và họ không cần đến sự giúp đỡ của nó.
Bản thân tôi thường nói rằng những
ngôi đền là vô dụng, hãy di dời chúng; nhưng dần dần tôi bắt đầu nhận ra rằng nếu
những ngôi đền bị phá hủy, làm cách nào những người không thể hình dung dạng
không rõ ràng của lòng mộ đạo lại có thể nghĩ về lòng mộ đạo? Từ góc nhìn đó mà
có những khó khăn nảy sinh. Nếu con người như Mahavira, người không bao giờ cần
đến ngôi đền, nói ra từ mức độ tỉnh thức của mình thì người đó muốn những ngôi
đền bị bỏ đi; nhưng nếu ông ấy nghĩ về nhu cầu của bạn thì ông ấy sẽ ngừng nói
như vậy.
Ngôi đền giữ nguyên là nguồn cảm
hứng trong suốt hai mươi bốn giờ. Bạn nên nhớ rằng, còn có một cửa nữa trong cuộc
đời, nó khác với những nhà hàng hay ngôi nhà của bạn, tách rời với vợ bạn và sự
giàu có... khía cạnh đó không phải là một phần của thương trường hoặc của những
ước mong. Nó sẽ không cho bạn sự giàu có, sự nổi tiếng hoặc sự mãn nguyện của
những ước mong; ngôi đền nhắc nhở bạn liên tục về điều đó. Có những thời điểm
trong cuộc đời khi bạn mệt mỏi với đời thường, buồn bực với gia đình mình;
trong những thời điểm đó, bạn có thể tìm thấy sự tĩnh tại, thanh thản trong
ngôi đền.
Nếu như ngôi đền bị phá hủy thì
sẽ không còn sự lựa chọn khác. Nếu bạn chán thức ăn ở nhà, bạn có thể đến khách
sạn, nhà hàng. Nếu bạn chán với đời, bạn sẽ đi đâu? Ngôi đền cho bạn những khía cạnh khác, khác
xa với thế giới thực dụng. Cho nên những người đã biến những ngôi đền thành
thương trường thì coi như họ cũng đã hủy hoại chúng. Ngôi đền không phải là nơi
chốn để mặc cả, đó là nơi để nghỉ ngơi, thư giãn, khi tất cả những hoạt động
ngoài đời trở nên mệt mỏi và iệt sức; thế thì bạn có thể tìm thấy sự tĩnh tại
và thanh thản ở đó. Không có điều kiện nào cho việc vào ngôi đền, ngôi đền chấp
nhận bạn như là bạn. Điều này tồn tại ở nơi quá bình dị đến mức bạn được chấp
nhận như là bạn.
Nhiều lần bạn trở nên mệt mỏi
vì cuộc sống mà bạn đang sống. Ở những thời điểm đó, có thể bạn đã cảm nhận được
ô cửa cầu nguyện mở ra. Và nếu thậm chí một lần nào đó ô cửa mở ra thì nó lại
có thể mở nhiều lần nữa, thậm chí ở cửa hàng hay ở nhà bạn. Bất kì khi nào bạn
muốn, ô cửa đó sẽ sẵn sàng cho bạn với bất kì thời điểm nào - bởi vì có thể
nói, những thời điểm đó là sự xuất hiện hiếm hoi, nhưng tuyệt vời. Không cần
thiết phải đến cuộc hành hương, hoặc tìm kiếm Mahavira hoặc Đức Phật. Những thời
điểm đó quá ngắn ngủi. Sẽ phải có một nơi nào đó gần để bạn có thể đi vào một
cách dễ dàng.
Những hồi ức thời trẻ con là rất
quan trọng. Các nhà khoa học nói rằng, tới bảy tuổi, trẻ con đã học được hầu hết
các điều cơ bản; nhờ vào đó mà thượng tầng kiến trúc về kiến thức của nó đã được
xây dựng. Chính một chút cái mới được bổ sung mà kiến thức của nó đã được hình
thành. Chính một chút cái mới đó được thêm vào mà vài điều cơ bản có thể sẽ được
bổ sung thêm. Nếu chúng ta không có khả năng hình thành mối liên hệ với ngôi đền
trong tâm trí trẻ nhỏ lúc bảy tuổi, thế thì điều đó sẽ trở thành khó khăn, thậm
chí là không thể, bởi vì sẽ là quá muộn để thực hiện điều đó. Rất nhều nỗ lực sẽ
cần đến, vậy thì nhiều hồi ức sẽ chỉ là hời hợt, là vẻ bề ngoài.
Chính vì vậy, chúng ta muốn
ngôi đền là hồi ức đầu tiên của đức trẻ ngay sau khi ra đời. Môi trường xung
quanh nó được chuẩn bị theo cách, nó có thể được nuôi dưỡng và lớn lên gần ngôi
đền, dần dần nó biết điều đó và thu hút tới điều đó trong suốt cuộc đời. Ngôi đền
hẳn sẽ trở thành một phần trọn vẹn của thực tại nó, khi nó vào đời, ngôi đền hẳn
sẽ có vị trí bên trong nó, bởi vì nó đã được cung cấp nơi ẩn náu để tránh tất cả
các hoạt động cuồng nhiệt của cuộc đời. Cho nên chúng ta muốn ngôi đền có vị
trí trong tâm trí nó từ lúc mới sinh ra; muộn hơn sẽ là điều rất khó khăn...
Tất cả những người sống xung
quanh ngôi đền đều có ấn tượng in đậm trong tâm trí họ. Nó ăn sâu vào vô thức đến
mức không còn là vấn đề của tư tưởng, mà trở thành một phần của bản thể họ. Cho
nên trên khắp thế giới, kiểu dáng và hình dạng của những ngôi đền có thể khác
nhau nhưng chúng là tuyệt đối cần thiết.
Trên thế giới này nay, hình
bóng ngôi đền không được coi là không thể thiếu nữa; những thứ khác đã được
thay thế vào vị trí đó - những ngôi trường, bệnh viện và địa vị; những thứ khác
đã chiếm chỗ - trường học, bệnh viện và thư viện. Nhưng chúng rất vật chất và
hoàn toàn không có mối liên hệ nào với thế giới tâm linh. Thay vì vậy, điều cần
thiết là một cái gì đó chỉ ra sự siêu việt. Khi chúng ta dậy vào buổi sáng,
chúng ta sẽ nghe tiếng chuông của ngôi đền; khi chúng ta đi ngủ vào buổi đêm,
chúng ta sẽ nghe những bài thánh ca từ ngôi đền.
Có một sự kiện trong cuộc đời của
Mahavira... Có một người đàn ông a9n trộm đang nằm chờ chết trên giường của
mình, con trai của ông ta hỏi một vài lời khuyên cuối cùng có ích cho anh ta
trong công việc. Người đàn ông nói, "Đừng làm bất kì điều gì với con người
gọi là Mhavira. Nếu con biết ông ta trong ngôi làng của chúng ta thì hãy chạy
đi chỗ khác. Nếu ông ta đi ngang qua con trên đường thì hãy trốn đâu đó. Và nếu
không nhận biết rằng con đang ở đâu đó, và có thể nghe thấy lời nói của ông ta
thì hãy thận trọng về ông ta!"
Khi người con trai hỏi, tại sao
ông ta lại quá sợ Mahavira thì người cha nói người con trai không được lí lẽ,
"Chỉ nghe những gì ta nói. Nếu con đến gần người đàn ông đó thì công việc
của chúng ta sẽ nguy hiểm và gia đình ta sẽ cchết đói."
Những gì xảy ra tiếp theo rất
thú vị. Con trai của người ăn trộm đó luôn chạy xa khỏi Mahavira; nhưng vào một
ngày nào đó anh ta đã phạm sai lầm. Mahavira đang ngồi tĩnh lặng trong vườn
xoài, và không biết rằng con trai của người ăn trộm đã đi qua con đường đó. Bỗng
nhiên, Mahvira bắt đầu nói. Tên trộm nghe được một nửa câu n1i, và điều đó làm
cho anh ta vô cùng bối rối... Anh ta đang bị cảnh sát truy lùng - toàn bộ cảnh
sát khu vực đó đang lùng bắt anh ta vì một vụ trộm mà anh ta đã thực hiện - sau
vài tuần anh ta đã bị bắt.
Gia đình anh ta là gia đình trộm
cắp, vì vậy anh ta là chuyên gia trong công việc của mình. Anh ta quá htông
minh đến mức chưa bao giờ để lại chứng cứ buộc tội nào. Anh ta là tên trộm nổi
tiếng và đã thực hiện rất nhều phi vụ; mọi người đều biết về điều đó nhưng
không có bằng chứng nào. Cho nên không có khả năng buộc anh ta thú tội.
Anh ta tự làm cho mình hoàn
toàn say xỉn, và tình trạng đó làm cho anh ta trở nên bất tỉnh trong hai hay ba
ngày. Khi anh ta mở mắt trở lại, anh ta vẫn còn trong trạng thái nửa mê, nửa tỉnh.
Mọi người đang ở xung quanh, anh ta nói với người phụ nữ xinh đẹp đang đứng bên
cạnh và hỏi xem mình đang ở đâu. Anh ta n1i rằng anh ta đã chết, và các thủ tục
đã được chuẩn bị để đưa anh ta lên thiên đường hoặc địa ngục. Anh ta được nói lại
rằng, mọi người đang chờ anh ta tỉnh lại để anh ta thừa nhận tội ác mà mình phạm
phải. Nếu anh ta thừa nhận thì sẽ được lên thiên đường; nếu không sẽ phải xuống
địa ngục. Nếu nói sự thật, anh ta sẽ được an toàn.
Bấy giờ anh ta cảm thấy nên nói
sự thật, và không nên bỏ lỡ cơ hội lên thiên đường; mình đã chết nên không có
gì phải sợ. Nhưng ở thời điểm đó, anh ta nhớ lại nửa câu nói mà Mahavira đã
nói. Mahavira đã nói về chúa trời và ma quỷ. Anh ta còn được gợi ý về
yamadoots, người có thể đưa con người đến thế giới bên ngoài cái chết. Tên trộm
đã nghe ông ta nói rằng, những ngón chân của yamadoots luôn mọc ngược: anh ta mở
mắt và nhìn thấy chân mọi người đứng bên cạnh đều bình thường, cho nên anh ta bắt
đầu cảnh giác. Bấy giờ anh ta nhận thấy không cần phải thú nhận. Anh ta đã nhìn
thấy trò bịp bợm và nói rằng mình không phạm bất kì tội ác nào; có thể thú nhận
điều gì? Nếu họ muốn, họ có thể mang anh ta tới địa ngục. Nhưng khi anh ta
không thú nhận bất kì tội ác nào thì làm cách nào họ có thể thực hiện? Cho nên
họ phải cho anh ta đi.
Anh ta chạy đến Mahavira, phục
xuống chân và đề nghị ông ta nói nốt câu hoàn chỉnh để cứu anh ta. Khi một nửa
câu của Mahavira đã cứu sống thì toàn bộ câu nói sẽ còn có ích như thế nào! Anh
ta nói đã buông bỏ hoàn toàn với Mahavira. Một lúc nào đó anh ta chắc chắn sẽ bị
bắt và bị treo cổ, nhưng anh ta đã nghe phần còn lại của câu nói nên đã được cứu
sống. Cho nên Mahavira thường nói rằng, thậm chí nghe một nửa câu nói của người
thức tỉnh thì vào một ngày nào đó cũng có thể trở thành có ích.
Tương tự như vậy, người chạy
qua ngôi đền hoặc chỉ tình cờ đi ngang qua, nghe thấy âm thanh rung động xuất
phát từ ngôi đền, hoặc ngửi thấy mùi hương của nơi chốn đó... thậm chí điều đó
cũng có thể trở thành có ích đối với người đó.