Chương 2. Yoga: Sự trưởng thành của nhận thức

Chương 2. Yoga: Sự trưởng thành của nhận thức

Price:

Read more

Osho - Thiền: Nghệ thuật của nhập định
Chương 2. Yoga: Sự trưởng thành của nhận thức


Sự tiến hóa của cuộc sống là trở nên ngày càng nhận biết, nhưng sự nhận biết luôn được định hướng: bạn đang nhận biết về vài đối tượng nào đó. Yoga có nghĩa là được mở ra trong không gian mà ở đó không có đối tượng mà chỉ ý thức được giữ lại. Yoga là phương pháp tiến tới sự thức tỉnh tinh khiết; không phải thức tỉnh về một cái gì đó mà là tự thức tỉnh.
Khi bạn nhận biết về một cái gì đó, bạn không ý thức về cái được nhận biết. Sự nhận biết của bạn bắt đầu tập trung vào một cái gì đó; sự chú ý của bạn không phải bắt nguồn từ bản thân sự nhận biết. Trong Yoga nỗ lực là để trở nên nhận biết về cả đối tượng và nguồn gốc. Sự nhận biết trở thành mũi tên kép. Bạn phải nhận biết được khách thể đồng thời phải nhận biết được chủ thể. Nhận biết phải trở thành mối liên hệ kép. Chủ thể không được mất đi, nó phải không bị quên lãng khi bạn tập trung vào khách thể.
Đây là bước đầu tiên trong yoga. Bước thứ hai là bỏ rơi cả chủ thể lẫn khách thể và chỉ nhận biết là còn lại. Sự nhận biết tinh khiết này là mục đích của yoga.
Thậm chí không có yoga, con người vẫn trở nên nhận biết nhiều hơn; nhưng yoga bổ sung một cái gì đó, đóng góp một cái gì đó vào sự mở rộng và sự tiến triển của nhận thức. Nó thay đổi và biến đổi rất nhiều thứ. Sự biến đổi đầu tiên là sự nhận biết ‘mũi tên kép’, bạn nên nhớ rằng ở thời điểm quyết định sẽ còn một cái gì đó phải được nhận biết.
Mâu thuẫn là thế này:  hoặc là bạn nhận biết một vài đối tượng nào đó, hoặc là bạn không nhận biết. Nếu không có đối tượng nào bên ngoài thì bạn sẽ rơi vào giấc ngủ; đối tượng là cần thiết để cho bạn nhận biết. Khi bạn hoàn toàn nhàn rỗi bạn cảm thấy buồn ngủ - bạn cần một vài đối tượng nào đó để nhận biết – nhưng khi bạn có quá nhiều đối tượng để nhận biết, bạn có thể cảm thấy khó ngủ. Chính vì vậy việc quá ám ảnh với những ý nghĩ sẽ rất khó ngủ. Các đối tượng liên tục có đó. Anh ta không thể trở thành vô thức; ý nghĩ bắt đầu đòi hỏi sự chú ý của anh ta. Và đó là cách chúng ta tồn tại.
Với những khách thể mới bạn trở nên nhận biết nhiều hơn. Đó là lí do tại sao lại có sự ham muốn cái mới, sự khao khát mãnh liệt cái mới. Những cái cũ trở nên buồn chán. Thời điểm bạn sống với một vài đối tượng trong một khoảng thời gian nào đó, bạn trở nên vô thức với nó. Bạn đã chấp nhận điều đó, bấy giờ sự chú ý của bạn là không cần thiết; bạn trở nên chán nản. Ví dụ, có thể bạn đã không chú ý đến vợ bạn trong nhiều năm bởi vì bạn đã chấp nhận cô ấy như vậy. Bạn không nhìn mặt vợ mình trong thời gian dài, bạn không thể nhớ màu mắt của cô ấy; đã nhiều năm bạn không còn chú ý. Chỉ đến khi cô ấy chết bạn lại mới bắt đầu nhận thấy rằng cô ấy có đó. Đó là lí do tại sao những người vợ và những người chồng trở nên tẻ nhạt. Bất kì khách thể nào không tạo cho bạn sự chú ý liên tục thì sẽ sinh ra buồn chán.
Cũng tương tự như vậy, những câu thần chú, sự rung động âm thanh được lặp đi lặp lại sẽ gây ra giấc ngủ sâu. Khi những câu thần chú được lặp lại liên tục sẽ làm cho bạn chán. Không có gì bí mật về điều đó. Lặp lại đều đặn một từ cụ thể sẽ làm cho bạn chán, bạn không thể sống như vậy được nữa. Lúc đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, bạn sẽ bắt đầu đi vào giấc ngủ ngắn; bạn sẽ trở nên không nhận biết. Đó là toàn bộ phương pháp thôi miên, thực tế nó phụ thuộc vào mức độ buồn chán. Nếu tâm trí bạn buồn chán vì một cái gì đó, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ.
Toàn bộ nhận thức của chúng ta phụ thuộc vào những đối tượng mới. Điều đó giải thích tại sao có rất nhiều sự khát khao những cảm giác mới, cuộc sống sẽ phát triển, nhưng nếu bằng lòng với những cái cũ, không đòi hỏi những cái mới thì sẽ dẫn đến sự tê liệt; nhận thức sẽ không phát triển.
Ví dụ ở phương Đông, chúng ta cố gắng bằng lòng với những gì chúng ta có. Điều này sẽ tạo ra sự buồn chán bởi vì không có gì mới. Trong hàng thế kỉ, mọi thứ vẫn giữ nguyên như cũ. Bạn thật sự chán nả. Tất nhiên bạn có thể ngủ tốt hơn - ở phương Tây rất khó ngủ; chứng mất ngủ buộc phải tồn tại khi bạn liên tục đòi hỏi cái mới – nhưng không có sự phát triển nào. Và có hai điều có thể sẽ xảy ra: Hoặc là toàn bộ xã hội sẽ trở nên buồn ngủ và dẫn đến tê liệt như ở phương Đông; hoặc là xã hội sẽ trở nên khó ngủ như đã xảy ra ở phương Tây.
Cả hai điều đó đều không tốt. Bạn cần khả năng nhận biết thậm chí khi không có đối tượng mới nào. Thực sự, bạn cần nhận biết không phải với những cái mới, đối tượng mới. Nếu điều đó buộc phải xảy ra với đối tượng vậy thì nó chắc chắn sẽ phải xảy ra với cái mới. Bạn cần sự nhận biết mà không có bất cứ đối tượng nào; đó chính là sự nhận biết bên ngoài đối tượng. Thế rồi bạn sẽ có tự do: bạn có thể đi ngủ nếu bạn thích, bạn có thể dậy nếu bạn muốn; bạn không cần sự trợ giúp nào của đối tượng. Bạn trở thành tự do, thực sự tự do đối với toàn bộ thế giới khách quan.
Ở thời điểm bạn bên ngoài khách thể thì bạn cũng đồng thời vượt ra bên ngoài chủ thể, bởi vì cả hai cùng tồn tại mật thiết với nhau. Thực sự, tính chủ quan và tính khách quan là hai mặt của một vấn đề. Khi có khách thể thì bạn là chủ thể, nhưng nếu bạn có thể nhận biết mà không cần khách thể thì sẽ không có chủ thể, không có ta. Điều này được hiểu một cách sâu sắc: khi khách thể mất đi  và bạn có thể trở nên tỉnh táo mà không cần khách thể - chỉ là sự nhận biết thuần túy – thế rồi chủ thể cũng sẽ biến mất. Nó không thể được giữ lại. Đó là điều không thể! Cả hai đều biến mất, thế rồi chỉ còn lại sự nhận biết, sự nhận biết tự nhiên. Bấy giờ sẽ không còn ranh giới nữa. Không còn ranh giới của khách thể và của chủ thể.
Đức Phật thường nói rằng khi bạn trong thiền, bạn sẽ không còn cái tôi, không còn linh hồn bởi vì nhận thức về cái tôi sẽ ngăn cách bạn với những thứ khác. Nếu bạn vẫn tiếp tục có đó, khách thể cũng sẽ vẫn có đó. “Ta là”, nhưng “Ta” không thể tồn tại trong toàn bộ sự đơn độc; “Ta” tồn tại trong mối liên hệ với thế giới bên ngoài. “Ta” là sự liên hệ. Rồi cái ta, cái “Ta là” chỉ là cái gì đó bên trong bạn mà nó tồn tại trong mối liên hệ với một cái gì đó bên ngoài. Nhưng cái bên ngoài không có đó thì cái bên trong cũng tan rã, biến mất; thế rồi nhận biết tự phát xuất như là điều bình thường.

Đó là tất cả những gì yoga mang lại. Yoga là khoa học về tự do của chính bạn đối với ranh giới của khách thể và chủ thể. Nếu bạn không tự do từ những ranh giới này thì bạn rơi vào sự mất cân bằng của phương Đông, hoặc sự mất cân bằng của phương Tây.
Đây là bước đầu tiên trong Yoga. Bước thứ hai là bỏ rơi cả chủ thể lẫn khách thể và chỉ nhận biết là còn lại. Sự nhận biết tinh khiết này là mục đích của Yoga.
Thậm chí không có Yoga con người vẫn trở nên nhận biết nhiều hơn nhưng Yoga bổ sung một cái gì đó, đóng góp một cái gì đó vào sự mở rộng và sự tiến triển của nhận thức. Nó thay đổi và biến đổi rất nhiều thứ. Sự biến đổi đầu tiên là sự nhận biết "mũi tên kép". Bạn nên nhớ rằng ở thời điểm quyết định sẽ còn một cái gì đó phải được nhận biết.
Mâu thuẫn là thế này: hoặc là bạn nhận biết một vài đối tượng nào đó, hoặc là bạn không nhận biết. Nếu không có đối tượng nào bên ngoài thì bạn sẽ rơi vào giấc ngủ; đối tượng là cần thiết để cho bạn nhận biết. Khi bạn hoàn toàn nhàn rỗi, bạn cảm thấy buồn ngủ - bạn cần một vài đối tượng nào đó để nhận biết - nhưng khi bạn có quá nhiều đối tượng để nhận biết, bạn có thể cảm thấy khó ngủ. Chính vì vậy việc quá ám ảnh với những ý nghĩ sẽ rất khó ngủ. Các đối tượng liên tục có đó............................

Nếu bạn muốn tâm trí mãn nguyện và bình yên, nếu bạn muốn giấc ngủ yên lặng thì tốt nhất là nên giữ nguyên sự tồn tại của khách thể. Trong nhiều thế kỉ không có sự thay đổi rõ ràng nào. Rồi bạn sẽ cảm thấy thư giãn, bạn có thể cảm thấy ngủ tốt hơn nhưng về tinh thần sẽ chẳng có gì; bạn bị mất rất nhiều. Sự ham muốn phát triển đã bị lỡ, sự ham muốn mạo hiểm, thách thức đã bị bỏ rơi, sự ham muốn tìm kiếm đã bị tàn lụi. Bạn trở nên thực sự đơn điệu, trì trệ, mụ mẫm.
Nếu bạn thay đổi điều này, bạn sẽ trở nên năng động nhưng vẫn còn đó sự bệnh hoạn: bạn trở nên năng động nhưng căng thẳng, năng động nhưng điên khùng. Bạn bắt đầu tìm kiếm cái mới, yêu cầu cái mới nhưng bạn sẽ ở trong cơn lốc. Cái mới bắt đầu xuất hiện nhưng bạn cũng bắt đầu bị lỡ.
Nếu bạn làm mất tính khách quan của mình, bạn trở nên quá chủ quan và mơ mộng; nhưng nếu bạn trở nên quá ám ảnh với khách thể, bạn sẽ mất tính chủ quan. Cả hai trạng thái đó đều mất cân bằng. Phương Đông đã cố gắng thực hiện điều này; phương Tây đã cố gắng làm điều kia.
Bây giờ phương Đông đang hướng về phương Tây, còn phương Tây đang hướng về phương Đông. Công nghệ phương Tây, khoa học phương Tây, chủ nghĩa duy lý phương Tây đang hấp dẫn phương Đông. Einstein, Aristotle và Russell đã ảnh hưởng đến con người phương Đông, trong khi ở phương Tây những điều ngược lại đang diễn ra: Đức Phật, Thiền và Yoga đang ngày càng trở nên ý nghĩa. Đây chính là điều kì diệu. Phương Đông đang hướng về vật chất, còn phương Tây đang bắt đầu nghĩ về sự phổ biến của thức tỉnh - thiền định, duy linh, nhập định. Bánh xe có thể quay và chúng ta có thể thay đổi gánh nặng của cuộc đời. Nó sẽ được rọi sáng trong khoảnh khắc nhưng rồi toàn bộ sự vô nghĩa sẽ bắt đầu trở lại.
Phương Đông đã thất bại trong cách này và phương Tây đã thất bại trong cách kia bởi vì cả hai đã cố tình chối bỏ một phần của tâm trí. Bạn phải vượt qua cả hai, và không quan tâm tới cái này trong khi chối bỏ cái kia. Tâm trí là toàn bộ; bạn chỉ có thể vượt qua nó một cách toàn bộ hoặc là không. Nếu bạn tiếp tục chối bỏ một phần, phần bị chối bỏ sẽ tìm cách trả thù. Và sự thực là phần chối bỏ ở phương Đông sẽ mang đến sự trả thù của nó ở phương Đông; và phần bị chối bỏ ở phương Tây cũng sẽ mang đến sự trả thù của nó ở phương Tây.
Bạn không bao giờ vượt qua được sự chối bỏ; nó vẫn có đó, và nó đang tập hợp rất nhiều sức mạnh. Ở thời điểm khi bạn chấp nhận thành công thì đó cũng chính là thời điểm của thất bại. Không có gì thất bại như thành công. Với sự thành công từng phần - với sự thành công trong một phần của bạn - bạn buộc phải nhận lấy sự thất bại sâu sắc hơn. Những điều bạn đạt được đó sẽ trở thành vô thức và những gì bạn bỏ lỡ sẽ trở nên nhận biết.
Sự vắng mặt được cảm nhận nhiều hơn. Nếu bạn bị mất răng, lưỡi của bạn sẽ nhận biết được sự vắng mặt và di chuyển đến vị trí răng bị mất. Nó chưa bao giờ tới đó trước đây - chưa bao giờ - nhưng bây giờ bạn không thể dừng được nó: nó liên tục di chuyển đến chỗ trống và cảm nhận răng không còn đó.
Cũng tương tự như vậy, khi một phần của tâm trí thành công, bạn bắt đầu nhận biết sự thất bại của phần khác - cái phần mà nó có thể đã từng tồn tại và không thành công. Bây giờ phương Đông bắt đầu nhận ra sự ngu ngốc của vô khoa học: đó là lí do tại sao chúng ta nghèo nàn, đó là lí do tại sao chúng ta "không là ai cả". Bây giờ sự thiếu hụt đó đang được cảm nhận; và phương Đông đã bắt đầu hướngvề phương Tây; trong khi phương Tây đang cảm thấy sự ngu ngốc, sự thiếu hòa hợp của họ.
Yoga có nghĩa là khoa học về toàn bộ con người. Nó không đơn giản là tôn giáo. Nó là khoa học về toàn bộ con người, toàn bộ sự siêu việt lên tất cả các phần. Và khi bạn vượt lên tất cả các phần, bạn sẽ trở thành toàn bộ. Toàn bộ không phải là sự cộng dồn các phần; nó không phải là vấn đề toán học, không phải tất cả các phần được xếp theo dãy để trở thành toàn bộ. Không, nó còn hơn cả toán học; nó giống như một cái gì đó rất nghệ thuật.
Bạ có thể chia bài thơ thành những từ nhưng từ ngữ không mang một ý nghĩa nào; và khi toàn bộ bài thơ có đó, nó còn ý nghĩa hơn cả những từ ngữ; nó có sự nhận biết riêng của mình. Nó có khoảng trống giống như các từ, và đôi khi khoảng trống còn ý nghĩa hơn cả các từ. Bài thơ trở nên thi vị chỉ khi nó đề cập về một điều gì đó chưa từng được nói đến, khi nó vượt lên tất cả các phần. Nếu bạn phân chia và phân tích nó, vậy thì bạn chỉ có các phần riêng rẽ và bông hoa huyền ảo - giá trị đích thực đã bị bỏ lỡ.
Cho nên thức tỉnh là toàn bộ. Bằng việc phủ nhận từng phần, bạn đang bị mất một cái gì đó - một cái gì đó thực sự ý nghĩa. Và bạn không nhận được gì; bạn chỉ thu được sự cực đoan. Mọi sự cực đoan đều trở nên bệnh hoạn, mọi sự cực đoan đều trở thành bệnh hoạn bên trong. Rồi bạn sẽ rơi vào tình trạng lộn xộn; đó là sự hỗn loạn bên trong.
Yoga là khoa học của sự siêu việt lên hỗn loạn, khoa học về việc tạo ra toàn bộ nhận thức của bạn - và bạn trở thành toàn bộ chỉ khi bạn siêu việt trên các phần. Cho nên Yoga không phải là tôn giáo mà cũng không phải là khoa học. Nó là cả hai. Hoặc nó siêu việt lên cả hai. Bạn có thể gọi nó là tôn giáo khoa học hay khoa học tôn giáo. Chính vì vậy mà Yoga có thể được thực hành bởi bất kì tín đồ tôn giáo nào, bởi bất kì đầu óc nào.
Ở Ấn Độ, tất cả các tôn giáo đều phát triển khác nhau - thực tế, đó là sự khác nhau về triết học, khái niệm, tri giác. Chúng không có điểm nào chung. Giữa đạo Hindu và đạo Jain không có điểm nào chung; giữa đạo Hindu và đạo Phật cũng không có điểm nào chung. Chúng có duy nhất một điểm chng đó là không tôn giáo nào có thể từ chối một điều: Yoga.
Đức Phật nói, "Không có thể xác nhưng có linh hồn" nhưng người không thể nói, "Không có Yoga". Đạo Hindu nói, "Có thể xác, có linh hồn - và có Yoga". Yoaga là bất biến. Thậm chí những người Thiên Chúa giáo, những người theo đạo Hồi cũng không thể từ chối điều đó.
Trong thực tế, những người hoàn toàn vô thần cũng không thể từ chối được Yoga bởi vì Yoga không tạo ra điều kiện tiên quyết là tin vào Thượng đế. Yoga không có những điều kiện tiến quyết; Yoga là tuyệt đối kinh nghiệm. Khi khái niệm Thượng đế được đề cập đến - và trong quyển sách Yoga xưa cũ nhất, khái niệm Thượng đế cũng chưa bao giờ được đề cập đến - nó chỉ được nhắc đến như là một phương pháp. Nó có thể được sử dụng như là một giả thuyết - nó có thể được sử dụng nếu nó là hữu ích với một người nào đó - nhưng nó tuyệt đối không phải là điều kiện. Chính vì vậy mà Đức Phật có thể trở thành yogi mà không cần đến Thượng đế, không cần kinh Veda, không cần đức tin. Không cần cái được gọi là niềm tin nhưng ngài vẫn có thể trở thành yogi.
Do vậy đối với những người hữu thần, hoặc thậm chí với những người vô thần, Yoga có thể trở thành nền tảng chung. Nó có thể trở thành cây cầu giữa khoa học và tôn giáo. Nó xảy ra đồng thời giữa vô lí và có lí. Phương pháp luận là hoàn toàn có lí, nhưng thông qua phương pháp luận, bạn chìm sâu vào sự bí ẩn của phi lí. Toàn bộ quá trình là rất hợp lí - mọi bước đi đều rất hợp lí, rất khoa học, rất logic - và vì vậy bạn chỉ việc thực hiện điều đó và mọi thứ khác sẽ diễn ra tiếp theo.
Jung nói rằng trong thế kỉ 19 không có người phương Tây nào quan tâm đến tâm lí có thể hình dung bất kì cái gì trên hoặc dưới tâm trí tỉnh táo bởi vì tâm trí có nghĩa là sự tỉnh táo. Do vậy, làm sao có thể tồn tại tâm trí vô thức? Điều đó là ngớ ngẩn, không khoa học. Cho nên, ở thế kỉ 19, khi khoa học nghiên cứu về vô thức, lí thuyết về tâm trí vô thức đã ra đời và phát triển... Thế rồi, khi họ nghiên cứu sâu hơn, họ phải chấp nhận quan niệm về vô thức đám đông chứ không chỉ có vô thức cá nhân. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn - tâm trí có nghĩa là một cái gì đó cá nhân, vậy thì làm sao có thể có tâm trí đám đông - nhưng bây giờ họ đã chấp nhận khái niệm tâm trí đám đông.
Có ba sự phân chia đầu tiên của tâm lí Phật giáo, Yoga Phật giáo. Đức Phật chia thành hơn 160 phần. Jung nói, "Trước đây chúng ta từ chối sự chia ba, bây giờ chúng ta chấp nhận nó. Đều đó chứng tỏ rằng có thể có những sự phân chia khác. Chúng ta phải tiến lên từng bước, chúng ta phải đi sâu hơn vào nó." Sự tiếp cận của Jung là rất chí lí; ông ta là người đã bén rễ sâu vào phương Tây.
Với Yoga, bạn phải tiến hành một cách có lí nhưng chỉ để nhảy vào vô lí. Điều đó bạn có thể hiểu - sự hợp lí - không thể trở thành nguồn vì sự hạn chế của nó. Nguồn phải lớn hơn bạn. Suối nguồn, nơi mà bạn xuất hiện, nơi mà mọi thứ xuất hiện, toàn bộ vũ trụ đã xuất hiện - và ở nơi lắng dịu cho đến khi biến mất - nó phải lớn hơn. Sự biểu lộ phải hạn chế hơn suối nguồn. Tâm rí lí lẽ có thể cảm nhận và hiểu được sự biểu lộ, nhưng sự không biểu lộ còn ẩn chứa phía sau.
Yoga không đòi hỏi con người phải trở nên lí lẽ. Có thể nói "Có lí khi tưởng tượng một cái gì đó vô lí. Thực sự, tưởng tượng về ranh giới của lí lẽ là điều có lí". Tâm trí đích thực luôn nhận biết sự hạn chế của lí lẽ, luôn nhận biết rằng lí lẽ sẽ kết thúc ở một nơi nào đó. Bất kì người nào thật sự lí lẽ cũng phải đạt tới điểm mà ở đó sự phi lí sẽ được cảm nhận. Nếu bạn tiến đến điều tận cùng bằng lí lẽ thì ranh giới sẽ được cảm nhận.
Einstein cảm nhận được điều đó; Wittgenstein cảm nhận được điều đó. Tractatus của Wittgenstein là một trong những cuốn sách có lí nhất đã được viết; ông ta là một trong những bộ óc duy lí nhất. Ông ta không ngừng nói về sự tồn tại theo cách logic nhất, theo cách có lí nhất. Sự trình bày của ông ta - từ ngữ, câu chữ, mọi thứ khác - là có lí, nhưng sau đó, ông ta nói, "Có một vài thứ mà ý nghĩa là bên ngoài chúng, không có thể nói gì, và tôi vẫn phải giữ im lặng về điều đó." Thế rồi ông ta viết, "những gì không thể nói thì không được nói."
Toàn bộ dinh thự đã bị sụp đổ, toàn bộ dinh thự! Wittgenstein đã cố gắng trở nên có lí về toàn bộ hiện tượng của cuộc sống và sự tồn tại, thế rồi bỗng nhiên thời điểm xuất hiện và ông ta nói, "Bây giờ, ngoài thời điểm này, không gì có thể nói đến." Điều này nói về một cái gì đó - một cái gì đó rất ý nghĩa. Một cái gì đó hiện hữu và không thể nói được gì về nó. Bây giờ có những giá trị không thể được định nghĩa; tất cả các định nghĩa đều thất bại.
Bất kì khi ào có tâm trí xác thực, tâm trí logic thì giá trị sẽ xuất hiện. Einstein đã chết như một người huyền môn - và còn huyền môn hơn cái gội là những nhà huyền môn của bạn, bởi vì nếu bạn là người huyền môn mà chưa bao giờ theo con đường lí lẽ thì bạn không bao giờ đi sâu vào sự huyền bí. Bạn không thực sự biết về các đường biên. Tôi đã gặp những người huyền môn, họ liên tục nói về Thượng đế như là một khái niệm logic, như là lí lẽ. Có những người huyền môn Cơ Đốc đang cố gắng "chứng minh" Thượng đế. Điều đó thật vô nghĩa! Nếu thậm chí Thượng đế có thể được chứng minh thì bạn sẽ không còn lại cái gì là không thể chứng minh; và vấn đề không thể chứng minh đó chính là suối nguồn.
Một người nào đó đã trải nghiệm một cái gì đó về điều linh thiêng sẽ không cố gắng chứng minh điều đó, bởi vì nỗ lực để chứng minh cho thấy họ sẽ không bao giờ liên hệ được với suối nguồn nguyên thủy của sự sống - đó là không thể chứng minh. Toàn bộ không thể được chứng minh bởi một phần. Ví dụ, tay của tôi không thể chứng tỏ sự tồn tại của tôi. Tay của tôi không thể lớn hơn bản thân tôi: nó không thể bao phủ toàn bộ thân thể tôi. Cố gắng làm điều đó đơn giản là ngu ngốc. Nhưng nếu bàn tay có thể che phủ toàn bộ bản thân nó thì điều đó là quá đủ: ở thời điểm bàn tay biết chính nó, nó cũng còn biết rằng nó đã bám rễ sâu vào một cái gì đó nhiều hơn, rằng nó luôn là một với một cái gì đó nhiều hơn. Nó có đó bởi vì cái 'nhiều hơn' cũng có đó.
Nếu tôi chết, tay của tôi cũng chết; nó chỉ tồn tại bởi tôi. Toàn bộ giữ nguyên không biểu lộ; chỉ một phần là được biết đến. Chúng ta không thể chứng tỏ toàn bộ nhưng chúng ta có thể cảm nhận; tay không thể chứng tỏ tôi nhưng tay có thể cảm nhận tôi. Nó có thể hướng sâu vào chính nó, và khi nó đạt tới độ sâu, nó là tôi.
Những người được gọi là huyền môn đang bị làm phiền nhiễu bởi những lí lẽ không phải của những người huyền môn thật sự. Người huyền môn thật sự không bao giờ bị quấy rầy bởi những lí lẽ; họ có thể chơi với những lí lẽ đó. Và họ có thể chơi với lí lẽ bởi vì họ biết rằng lí lẽ không thể phá hủy điều huyền bí của sự sống. Cái gọi là những người huyền môn và những người tâm linh đang sợ hãi lí lẽ, sợ hãi logic, sợ hãi lẽ phải, họ đang thực sự sợ chính họ. Bất kì lí lẽ nào chống lại họ đều có thể tạo ra sự nghi ngờ bên trong; chúng có thể giúp cho sự nghi ngờ bên trong họ nổi lên. Họ đang sợ chính họ.
Nhà huyền môn Cơ Đốc giáo Tertullian nói, "Tôi tin vào Thượng đế bởi vì tôi không thể chứng minh ngài; tôi tin vào Thượng đế bởi vì đó là điều không thể không tin." Đây thực sự là cách người huyền môn thật sự sẽ cảm nhận: "Đó là điều không thể; đó là lí do tại sao tôi tin." Nếu điều đó là không thể thì không cần gì phải tin. Nó trở thành khái niệm, khái niệm thông thường.
Đó là những gì những người huyền môn luôn nói đến bởi sự trung thành, bởi niềm tin. Đó không phải là một cái gì đó trí tuệ, không phải là khái niệm; đó là cú nhảy vào điều không thể. Nhưng bạn chỉ có thể nhảy vào sự huyền bí từ đường biên của lí lẽ mà chưa bao giờ có thể thực hiện trước đó. Làm cách nào mà bạn có thể thực hiện trước đó? Bạn có thể nhảy chỉ khi bạn đã làm căng lí lẽ tới cực đỉnh logic của nó. Bạn đã đạt tới điểm mà lí lẽ không thể vượt ra bên ngoài, và bên ngoài vẫn được giữ nguyên. Thậm chí nếu bạn bạn quyết định giữ nguyên với lí lẽ thì đường biên sẽ được tạo ra. Bạn biết rằng tồn tại là bên ngoài biên giới của lí lẽ, cho nên nếu bạn không vượt ra bên ngoài đường biên này, bạn có thể trở thành người huyền môn. Thậm chí nếu bạn không thực hiện cú nhảy, bạn cũng có thể trở thành người huyền môn bởi vì bạn đã biết một cái gì đó, bạn đã chạm trán một cái gì đó hoàn toàn vô lí.
Tất cả những lí lẽ có thể biết thì bạn đã biết. Bây giờ có một cái gì đó được chạm trán mà lí lẽ không thể biết. Nếu bạn thực hiện cú nhảy, bạn phải để lí lẽ lại phía sau; bạn không thể thực hiện bởi chính lí lẽ. Đây chính là ý nghĩa của niềm tin là gì. Niềm tin không chống lại lí lẽ: nó bên ngoài lí lẽ. Nó không phải là chống lại lí lẽ; đó là sự phi lí.
Yoga là phương pháp đưa bạn tới cực đỉnh ranh giới của lí lẽ - và phương pháp không chỉ đưa bạn tới cực đỉnh mà còn tạo ra cú nhảy.
Làm cách nào để tạo ra cú nhảy? Ví dụ, Einstein hẳn là muốn được nở hoa như Đức Phật nếu ông ấy biết một cái gì đó về phương pháp thiền. Ông ấy chỉ ở đường biên, rất nhiều lần trong cuộc đời mình, ông ấy đã đạt tới điểm mà từ đó cú nhảy là có thể. Nhưng một lần nữa ông ấy lại bị lỡ: một lần nữa ông ấy lại vướng vào lí lẽ. Và cuối cùng, ông ấy đã chán nản với toàn bộ cuộc đời đầy lí lẽ của mình.
Điều tương tự cũng đã xảy ra với Đức Phật. Người cũng có tâm trí vô cùng lí lẽ nhưng có một cái gì đó là có thể đối với người, một phương pháp có thể được sử dụng. Không chỉ lí lẽ có phương pháp của riêng nó mà sự phi lý cũng có phương pháp của nó.
Yoga tuyệt đối liên quan đến phương pháp phi lí; chỉ ở giai đoạn đầu phương pháp có lí mới được sử dụng. Chúng chỉ thuyết phục bạn, đẩy bạn, lí lẽ thuyết phục bạn di chuyển tới đường biên. Và nếu bạn xuất hiện ở đường biên thì bạn sẽ thực hiện cú nhảy tối thượng.
Gurdjieff đã làm việc với một nhóm nào đó bằng vài phương pháp phi lí. Ông ấy làm việc với nhóm những người tìm kiếm và sử dụng phương pháp phi lí đặc biệt. Ông ấy thường gọi đó là bài thực hành dừng. Ví dụ, bạn hẳn muốn cùng với ông ấy và bỗng nhiên ông ấy muốn nói, "Dừng lại!" thế rồi mọi người phải dừng lại như ông ấy - hoàn toàn dừng. Nếu tay đang ở một vị trí cố định, vậy thì tay phải dừng ở đó. Nếu mắt mở, vậy thì chúng hẳn phải mở; nếu mồm đang mở - có thể bạn vừa nói một câu gì đó - vậy thì mồm vẫn phải ở trạng thái mở. Không nhúc nhích, không động đậy!
Phương pháp này bắt đầu với cơ thể. Nếu không có sự hoạt động nào trong cơ thể thì cũng không có hạot động nào trong tâm trí. Cả hai là liên quan: bạn không thể di chuyển cơ thể mà không có một vài chuyển động trong tâm trí, và bạn không thể dừng cơ thể một cách toàn bộ mà không có sự dừng hoạt động bên trong tâm trí. Cơ thể và tâm trí không phải là hai; chúng là cùng một năng lượng. Năng lượng trong cơ thể đặc hơn trong tâm trí; tỉ trọng là khác nhau, tần số của sóng cũng khác nhau, nhưng chúng là cùng một loại sóng, cùng một dòng chảy của năng lượng.
Những người tìm kiếm đã thực hành bài thực hành dừng này trong một tháng liên tục. Vào một ngày, Gurdjieff đang ở trong lều của mình và ba người tìm kiếm đang đi bộ ngang qua con kênh cạn. Đó là con kênh cạn nước; không có nước chảy trong nó. Từ lều của mình, bỗng nhiên Gurdjieff la lên, "Dừng lại!" Mọi người đang ở trên bờ kênh dừng lại. Ba người đang ở trong lòng kênh cũng dừng lại. Không có nước nên không có vấn đề gì.
Sau đó bỗng nhiên nước ủa tới. Không biết ai đã mở nguồn cung cấp nước và nước tràn vào kênh. Khi nước dâng lên đến cổ của ba người, một trong số họ đã nhảy ra khỏi kênh và nghĩ, "Gurdjieff không biết những gì đang xảy ra. Ông ấy đang ở trong lều và không biết thực tế rằng nước đã tràn vào trong kênh." Người đàn ông đó nghĩ, "Mình phải nhảy ra thôi. Bây giờ thật phi lí khi ở đây." Và anh ta nhảy ra khỏi kênh.
Hai người còn lại vẫn ở trong kênh khi nước dâng lên ngày càng cao. Cuối cùng nước đã dâng đến mũi họ và người thứ hai nghĩ, "Đây là giới hạn! Mình không đến đây để chết. Mình đến đây để biết cuộc sống vĩnh hằng mà không phải để chết." Anh ta nhảy khỏi kênh.
Vẫn còn lại người thứ ba. Rắc rối tương tự cũng xảy ra với anh ta, nhưng anh ta quyết định giữ nguyên vị trí bởi vì Gurdjieff đã nói rằng đây là bài thực hành phi lí và nếu nó được thực hiện bởi sự có lí, vậy thì toàn bộ vấn đề sẽ bị phá hủy. Anh ta nghĩ, "Cũng được, mình chấp nhận chết nhưng mình không thể dừng bài tập này." Và anh ta vẫn ở đó.
Nước không chảy quá đầu anh ta. Gurdjieff nhảy ra khỏi lều, đi đến kênh và mang anh ta ra khỏi. Anh ta đã ở bên bờ vực của cái chết. Nhưng khi anh ta sống lại, anh ta đã là người biến đổi. Anh ta không còn là người đứng đó để thực hiện bài thực hành; anh ta đã hoàn toàn biến đổi. Anh ta đã biết một cái gì đó; anh ta đã thực hiện cú nhảy.

Vậy thì đâu là giới hạn? Nếu bạn vẫn tiếp tục với lí lẽ, có thể bạn sẽ bị lỡ. Bạn tiếp tục rơi ngược trở lại. Đôi khi bạn phải thực hiện bước đi bất ngờ mà bước đi đó dẫn bạn vượt ra bên ngoài. Bước đi đó trở thành sự biến đổi; ranh giới bị vượt lên. Cho dù bạn nói rằng ranh giới này là giữa ý thức và vô thức, giữa có lí và vô lí, giữa khoa học và tôn giáo, giữa Đông và Tây - ranh giới này phải bị vượt lên. Đó chính là Yoga: sự siêu việt. Vậy thì bạn có thể quay lại với lí lẽ nhưng bạn sẽ được biến đổi. Thậm chí bạn có thể suy ra mọi vấn đề nhưng bạn sẽ bên ngoài lí lẽ.

Ads Belove Post