Read more
Osho - Lòng trắc ẩn - Sự nở
hoa cuối cùng của tình yêu
Lòng trắc ẩn, năng lượng
và sự ham muốn
Đức Phật đã sống khoảng 40
năm sau khi được khai sáng. Sau khi mọi mong muốn được đáp ứng, cái tôi biến mất,
Ngài đã sống thêm khoảng 40 năm nữa. Rất nhiều người thắc mắc rằng, "Tại
sao bạn vẫn ở trong cơ thể bạn?" Khi sự nghiệp kết thúc thì bạn có thể biến
mất. Điều này dường như phi lý: Tại sao Đức Phật lại có thể tồn tại trong thân
thể lâu như vậy? Khi mà không còn mong muốn nào cả, làm thế nào cơ thể có thể
tiếp tục hoạt động?
Có vài điều khó hiểu. Khi ham
muốn mất đi, năng lượng chuyển hóa thành ham muốn vẫn tồn tại, nó không biến mất.
Ham muốn chỉ là một dạng của năng lượng; do vậy mà bạn có thể mong muốn cái này
rồi mong muốn cái khác. Sự tức giận có thể trở thành dục vọng, dục vọng có thể
trở thành sự tức giận. Dục vọng cũng có thể thành sự tham lam, vậy nên bất cứ
khi nào bạn thấy ai đó rất tham lam thì người đó có thể có ít dục vọng. Thậm
chí nếu anh ta là một người vô cùng tham lamthì anh ta chẳng có tí dục vọng nào
cả. Ngược lại, người nào có nhiều dục vọng thì bạn sẽ thấy anh ta không phải
người tham lam bởi vì chẳng có cái gì để anh ta tham lam nữa. Nếu nhìn thấy người
kác bị kìm chế những ham muốn dục vọng thì anh ta sẽ rất tức giận. Sự tức giận
sẽ luôn sẵn sàng bộc phát ra ngoài. Hãy nhìn vào mắt, vào nét mặt anh ta, anh
ta đang rất tức giận. Tất cả năng lượng dục vọng đã biến thành sự tức giận.
Đó là lí do tại sao thầy tu
và thánh nhân luôn luôn tức giận. Cách họ bước đi, cách họ nhìn chỉ cho ta thấy
sự tức giận của họ. Sự tĩnh lặng của họ chỉ là vẻ bề ngoài - thử chạm vào họ
xem và họ sẽ tức giận ngay. Dục vọng trở thành sự cáu giận. Đó là những hình
thái; cuộc sống chính là năng lượng.
Chuyện gì xảy ra khi tất cả
mong muốn mất đi? Năng lựợng không biến mất, nó rất bền vững. Khi hỏi các nhà vật
lí, thậm chí họ nói rằng năng lượng không thể bị phá hủy. Có một năng lượng nhất
định tồn tại trong cơ thể Đức Phật khi Ngài được khai sáng. Năng lượng này đã
chuyển hóa thành dục vọng, sự tức giận, sự tham lam và hàng triệu cái khác. Sau
đó, khi tất cả các hình thái biến mất, cái gì sẽ trở thành năng lượng? Năng lượng
không thể thoát ra khỏi sự tồntại, và khi không có những mong muốn ở đó thì
năng lượng không có hình thái rõ ràng, nhưng chúng vẫn tồn tại. Và bây giờ, chức
năng của nó là gì? Năng lượng trở thành lòng trắc ẩn.
Bạn không thể có lòng trắc ẩn
nếu không có năng lượng. Tất cả năng lượng đã bị chia thành những hình thái
khác nhau; đôi khi là dục vọng, đôi khi là sự tức giận, đôi khi là sự tham lam.
Lòng trắc ẩn không phải khuôn mẫu. Chỉ khi nào tất cả những ham muốn của bạn biến
mất, năng lượng sẽ biến thành lòng trắc ẩn.
Bạn không thể nuôi dưỡng lòng
trắc ẩn. Khi bạn không ham muốn cái gì, lòng trắc ẩn sẽ xuất hiện: tất cả năng
lượng của bạn sẽ trở thành lòng trắc ẩn. Và sự chuyển hóa này cũng khác biệt.
Ham muốn có sự thúc đẩy trong bản thân nó, đó là cái đích của ham muốn; trong
khi đó, lòng trắc ẩn thì không có sự thúc đẩy nào cả, nó không có mục đích gì hết.Đó
chỉ đơn giản là sự tràn trề năng lượng.
Chương 1. Lòng trắc ẩn là
tình yêu chín muồi
Đức Phật nhấn mạnh rằng lòng
trắc ẩn là một hiện tượng mới mẻ đối với bí ẩn củasự già cỗi. Ngài sáng tạo ra
lịch sử với đường chia cắt từ quá khứ. Trước Đức Phật, sự thiền định à đủ;
không một ai nhấn mạnh lòng trắc ẩn cùng với sự thiền định. Đó là lí do sự thiền
định mang đến sự khai sáng, sự nở hoa của bạn, biểu hiện cuối cùng của bạn về
cái mà bạn muốn nữa. Về phần cá nhân, chỉ cần thiền định là đủ. Sự cao thượng của
Đức Phật bao gồm sự xuất hiện của lòng trắc ẩn thậm chí trước khi bạn thiền định.
Bạn nên yêu thương, ân cần và động lòng trắc ẩn hơn nữa.
(Chương này còn tiếp)
Xem Chương 2 - Quay về Mục lục