Read more
Osho - ZEN
Chương 6. Người tỉnh thức, người mơ ngủ và người máy
Kính thầy,
Isan nói với Kyozan:
“Đa số người đang sống.
Ðều nhận thức không rõ ràng về nghiệp, nhân và quả,
họ kém ý thức và hờ hững với nguồn gốc tự nhiên,
với sự vận hành tất nhiên của vũ trụ.
Vậy ông có thể xác định hay phân biệt-
cái nhìn nguyên thủy trong tính sáng tỏ rõ biết?
Ý thức giống như guồng máy tôi và mọi người đều thấy?”
Kyozan đáp:
“Con khó trải nghiệm việc này”
Ngay lúc đó, một tu sĩ ngang qua Kyozan kêu lên: “Jari!”
Tu sĩ quay đầu lại.
Kyozan nói:
“Đây là trường hợp sự nhận thức nhân và quả
không có nền tảng cuả ý thức trong lúc người ta bám vào.”
Isan quan sát:
“Một giọt sữa tuyết cô đọng bằng hai mươi bốn lít sữa lừa.”
Nhân tiện, Isan nói với Kyozan:
“Cả ngày chúng ta thảo luận về Zen
và đã rút tỉa những gì trong thảo luận?”
Đáp lại Kyozan vạch một đường trong hư không.
Isan nhận xét:
“Nếu không phải là tôi, ai sẽ bị lừa.”
Maneesha, những giai thoại đều chạm đến nền tảng căn bản. Đễ
thấu hiểu tường tận, bạn phải hiểu hàm ý của nó. Chúng ta thường nghĩ ý thức là
một trong những điều không thể rõ biết mà ý thức theo chức năng.
Chúng ta học hỏi cách làm việc, đi ngủ, dậy sớm, vào công sở
làm việc... Tất cả phải được luyện tập. Ngay cả robot vẫn có thể làm tất cả mọi
sự nếu được cài đặt sẵn. Nhưng thực sự không cần thiết, và đây là điều chính
xác cho tất cả những gì xảy ra với nhân loại.
Một người máy, có nghĩa con người đã trở thành robot. Bạn học
hỏi đủ mọi thứ nhu cầu và cung cấp cho guồng máy những chất liệu để tiếp tục hoạt
động và làm đại diện cho bạn.
Bạn chỉ cần một việc là nạp điện cho thức vận hành theo
chương trình cài đặt rồi thản nhiên đi ngủ. Ðó có thể gọi là nghiệp hiện hành
và còn bao nhiêu nghiệp như thế trong nhiều đời nhiều kiếp.
Tất cả sự nỗ lực của chư Phật và Bồ tát là đem lại cho bạn
nhận thức rõ biết và chỉ cho bạn hiểu tường tận sự khác biệt giữa tâm thức vận
hành theo quán tính bản năng và tâm trong sáng thuần khiết không theo bản năng
mà chỉ là tấm gương rực sáng phản chiếu.
Gương không có thuộc tính bởi vì nó có lợi ích. Khi nhìn vào
gương, gương chẳng làm gì cả. Nó tức thời phản chiếu cho dù bạn muốn không muốn;
nó cứ phản chiếu không cần bạn làm diện hay nói về nó.
Và Zen diễn đạt như thế này: “Mặt trăng tròn chiếu sáng trên
mặt hồ. Dù muốn hay không mặt trăng vẫn phản chiếu trên mặt hồ.” Cả hai không cần
sự can thiệp. Cả hai theo tính tự nhiên và phản ảnh theo tính cách riêng của mỗi
sự việc. Bạn cứ làm việc của bạn và chú tâm làm mỗi một việc đó. Từ đó bạn có
thể phân biệt thức vận hành theo chức năng và tâm sáng tỏ rõ biết.
Khi bạn đi, bạn có nhận biết bạn đang đi? Khi bạn yên lặng,
bạn có rõ biết mình yên lặng? Khi bạn ăn, có sự quan sát nào bên cạnh nhìn cái
gì ăn không? Ý thức là sự tỉnh thức to lớn nhất nếu biết sử dụng nó.
Sự tỉnh thức không có tính cách hoạt động máy móc vì nó đã
trọn vẹn và tự đầy đủ trong chính nó. Đó là sự đồng ý sâu sắc với ngã và vô ngã;
nhưng không phải là thỏa hiệp.
Tính chất mãnh liệt này cứ để nó đến và đi như những gì cần
đi đến. Không cần thiết phải làm gì cả. Chính xác là vậy. Chính xác trong từng
sát na quan trọng hơn những gì nghĩ và hiễu. Niềm vui của sự chính xác ngay tại
đây và bây giờ. Đại lạc của khoảnh khắc hiện tiền.
Tôi thường đi ngang qua ao Mukta mỗi ngày. Có hai con ngỗng
chỉ biết đùa giỡn suốt hai mươi bốn tiếng, chẵng làm gì cả. Chúng biễu lộ hoàn
toàn phẩm cách đầy tôn quý và tự hài lòng. Chẳng có chút bóng dáng ham muốn,
tham vọng , địa vị, hay bất cứ sự thành công nào. Tất cả đều là ngu xuẫn. Hai
con ngỗng hân hoan trong từng thời khắc và hòa điệu với hồ Kukta.
Tâm rõ biết giống như Basho nói:
Ngồi yên lặng,
Không làm gì cả.
Mùa xuân đến,
Cỏ đâm chồi nẩy nở.
Ông muốn nói gì đây: “Ðến tận cùng , tuy quan tâm, nhưng tôi
chẳng làm gì cả cũng không hy vọng điều gì. Xuân đến theo vận hành bốn mùa, chẵng
ai mời mọc. Cỏ bắt đầu mọc đầy lên chẳng cần đến sự nỗ lực của tôi. Tôi chỉ là
nhân chứng, ngồi yên lặng và chẳng làm gì cả.”
Ý thức không thao tác, không còn vận hành theo bản năng; chỉ
đơn giản là hạnh phúc, trạng thái ngây ngất. Sự ngà say tuyệt đỉnh hiện hữu
ngay từ giây phút này. Tất cả chư Phật là: “Làm bạn ý thức có sự bí ẩn đang
chôn dấu bên trong. Chỉ vì bạn không ứng dụng nên không biết có sự tỉnh thức.”
Thế giới chứa đựng lợi ích nhưng tâm lại không có gì. Bạn
không thể kiếm được gì trong đó, không bám được cũng không thể tác động. Nó không
vận hành theo năng lượng mong muốn. Và chỉ đơn giản hiện diện một cách chính
xác ngay bây giờ. Năng lượng kiên định như ngọn Everest yên lặng qua nhiều thiên
niên kỷ. Trong đối đáp trên, Isan cố gắng làm Kyozan nhận rõ sự bất lực. Chân
lý tuyệt vời và bao la nhất không gì khác vượt hơn vấn đề này.
Con người biết rõ nhưng lại nông cạn, họ sống như cái máy để
giải quyết mọi vấn đề. Không thể nào khẳng định họ hoàn toàn không ý thức, đa số
họ hiễu biết rất rộng lớn nhưng chỉ phiến diện bên ngoài.
Căn cứ theo tâm lý học và trắc nghiệm không đến 1/100 tính
sáng tỏ rõ biết được sử dụng nhưng đó lại là kho tàng vô giá bên trong. Đó là bộ
mặt rất thực và cũng là tính hồn nhiên nguyên thủy.
Tất cả đều chết, ngoại trừ... Như Basho đang thể nghiệm: “Ngồi
yên lặng.” Tất nhiên ông chỉ là nhân chứng. Chẳng làm gì, chỉ quan sát - Xuân đến,
người quan sát cây cỏ đâm chồi, muôn hoa đua nở. Chẳng có gì vượt hơn cái nhìn
đơn giản trật tự vận hành nhưng không tham dự vào tiến trình. Nghe - Nhìn là nền
tảng tối hậu của thực thể và là tính vĩnh hằng.
Isan nói: “Ông có thể phân biệt tính sáng tỏ rõ biết? Thức
hoạt động như guồng máy tôi nhìn thấy và tất cả mọi người nhìn thấy.” Con người
có vẻ như chú tâm và rất hoàn hảo khi đang làm việc gì. Làm sao bạn nhận thức
rõ biết tường tận như người quan sát? Tận sâu trong tâm thức, bạn có ý thức hay
không?
Kyozan đáp: “Sự trải nghiệm rất khó.” Ngay lúc đó ông kêu
tên một tu sĩ đang đi qua. Ông ta quay đầu lại. Ông chỉ rõ hành động này theo
thuộc tính. Khi tu sĩ bị gọi giật ngược, lập tức ông ta quay đầu lại. Thử quan
sát, ông có chút ý thức nào về việc quay đầu lại hay không?
Ngoảnh đầu thuộc về chức năng, chỉ cần chút ít ý thức và
hành động như người máy. Nếu hoàn toàn ý thức trong hành động quay đầu - sẽ là
một nhân chứng. Không bộ máy nào có thể gọi là có cơ hội sáng tỏ Phật tánh .
Các bạn nên nhận thức và phải hiểu tường tận thật sâu sắc; Không chư Phật hay
Isan hiện diện trong những cổ máy cài đặt và mọi vấn đề sẽ rõ ràng hơn.
Chức năng máy vi tính có thể có hiệu quả hơn các bạn và chẳng
mệt mõi. Nhưng nó chỉ có thể vận hành khi được cài sẵn chương trình. Nếu có vấn
đề gì mới lạ, máy không thể đáp ứng. Bởi vì nó chỉ biết trả lời những thông tin
sẵn có.
Bạn có thể cài cả thư viện vào bộ nhớ. Và lượng tài liệu tùy
thuộc vào bộ nhớ lớn hay nhỏ. Nếu câu hỏi nằm trong dữ kiện lưu trử ngay lập tức
bạn sẽ được đáp ứng. Nếu không nó hoàn toàn yên lặng.
Nó không thể đáp ứng vì thiếu tính sáng tỏ nguyên thủy. Sự ý
thức hiện giờ của bạn chẳng giá trị hơn cổ máy. Các Bạn có ý thức được gọi và tự
chủ quay đầu nhìn hay không?
Chỉ ý thức mới có thể chuyển hóa cuộc sống, còn không bạn vẫn
là người máy. Cả toàn bộ hệ thống giáo dục là gì? Biến tấu bạn thành một cỗ máy
tinh xảo, nuôi dưỡng bạn bằng cách cung cấp ngày càng nhiều dữ kiện hơn.
Bất cứ làm, nói hay trả lời. Có bao giờ quan sát chính bạn
hay chịu sự điều khiển của động lực nào? Và chính bạn hay một ai đó đang thao
tác vấn đề? Bạn rất ngạc nhiên, khi nhận ra rằng mình chưa bao giờ hành động
theo tính tự nhiên dù chỉ một lần.
Bạn lúc nào cũng hành động theo quán tính cài đặt từ người
khác. Có thể là kinh nghiệm của bạn trong cuộc sống, nhưng những đáp ứng không
nên xuất phát từ ký ức, mà phải đến từ sự sáng tỏ rõ biết .
Một ngày, người đến hỏi Đức Phật về triết học tâm linh. Ngài
trả lời: “Ông nên tự suy gẫm.” Ngày kế tiếp, ông đến và nói: “Con không thể giải
quyết được.” Phật nói: “Ông lập lại câu hỏi.” Và Đức Phật trả lời lối khác. Người
đàn ông bối rối.
Ông nói: “Hôm qua, ngài nói một đường, hôm nay lại nói một nẽo.”
Đức Phật nói: “Hôm qua là hôm qua. Hôm nay là hôm nay. Và cũng đừng tin vì ngày
mai thời chưa đến. Tôi đáp ứng trong không gian và thời gian ngay lúc đó. Không
phải vấn đề thời gian mà là câu hỏi ngay bây giờ. Tôi không nhớ câu hỏi ngay
câu trả lời cũng thế. Hôm qua đã chấm dứt. Và hôm nay một ngày đẹp trời. Tại
sao lại phiền toái và rắc rối với thời quá khứ - vị lai? Hãy đối diện với nhau
ngay bây giờ, ngay giây phút thiêng liêng này. Bạn hỏi và tôi như tấm gương chỉ
phản chiếu. Nhưng tôi không thể hứa với sẽ giống ngày mai. Ai là định trước
tương lai? Toàn thể sự việc biến đổi, tất cả trong tình trạng thay đổi liên tục,
không cố định. Những gì đúng ngay thời khắc này có thể không còn phù hợp với
ngày mai.”
Đây là vận hành bắt nguồn từ gốc. Con người nguyên thủy chẳng
bao giờ nói về lập trường kiên định và nhất quán. Và để mọi việc đến như sự ngạc
nhiên: Hơn mười năm, tôi chống đối chính phủ Ấn Độ về vấn đề trường học là trường
hướng dẫn sinh viên hay là hệ thống giáo dục?
Chính phủ không trả lời; Họ qyết định cắt đứt quyền miễn thuế.
Nhưng cuối cùng đến kết luận: Khi còn sống, tôi không được miễn thuế. Bởi vì
tôi có thể thay đổi ngày mai. Tôi đồng ý. Miển thuế chỉ dành cho người chết, bởi
vì họ không thể thay đổi. Sự chết trở thành được chấp thuận và tôn kính. Nhưng
người sống và theo tính tự nhiên thì rất nguy hiểm!?
Câu hỏi đầu tiên khi đến Mỹ quốc, họ hỏi: “Ông có phải là
người chủ trương vô chính phủ?” Họ có toàn bộ tài liệu về tôi. Tôi nói: “Tầm
nhìn ông có vẻ thông minh. Hôm nay tôi có thể phủ nhận và ngày mai tôi có thể
trở thành người vô chính phủ.
Bởi vì hôm nay tôi không bị giam hãm hay bị hạn chế toàn bộ
đời sống. Vậy với quan điểm gì để đặt ra vấn đề như thế? Cuối cùng, tính kiên định
không phải là đường hướng của tôi.
Nếu thích hợp và thuận tiện, ông có thể viết: Tôi không chủ
trương đường hướng cách mạng vô sản hay vô chính phủ. Nói cho cùng, tôi có thể
quan tâm cả hai và hơn thế nữa.” Ông nói: “Hơn như thế nữa?” Tôi nói: “Tất
nhiên. Bởi vì Bakunin chết, Kropotkin chết, Marx chết. Nếu họ còn sống, có thể
họ sẽ thay đổi quan điểm hay lập triết thuyết cũ. Còn tôi. Tôi cần hoàn tất
công việc một cách trọn vẹn. Ðó là: Hơn chút nữa.”
Đời sống lúc nào cũng mở rộng và mời mọc như dòng sông tuôn
chảy. Bạn chẵng biết sẽ chảy về đâu. Bạn không thể nhận lời hứa hẹn từ dòng
sông sẽ không chuyễn dòng ở nơi nào đó. Sự vận hành tự nhiên chẵng bao giờ hứa
hẹn bất cứ điều gì.
Tất nhiên hứa hẹn đồng nghĩa với giam hãm và hoàn toàn bị hạn
chế. Có nghĩa chấp thuận giây phút này bạn không còn sống. Khi nói: “Tôi là
Christian”; có nghĩa bạn đã chết. Bạn không thể chống lại hay vượt cao hơn
Christianity. Cho dù nhìn thấy rõ sai lầm nhưng bạn phải giữ miệng ngậm laị. Chỉ
vì bạn là Christian.
Một khi lệ thuộc vào tổ chức, cơ quan, hệ thống tôn giáo, đảng
chính trị. Bạn phải từ bỏ tự do tư tưởng. Bạn phải trở thành người mù, bạn
không thể nhìn mọi vấn đề có thể khác với ý thức hệ cách đây cả trăm năm.
Bạn nên nhìn ngay bây giờ, lúc lắng nghe tôi nói. Bạn có ý
thức đang lắng nghe không? Nên tách rời sự ràng buộc cảm xúc về nghe nhìn; và
còn lại là người quan sát. Và chức năng nghe thuộc về bản năng và bạn chính là
nhân chứng của sự nghe nhìn.
Sự chia cách này rất cần thiết, vì chúng ta tách rời khỏi
tri thức phán đoán và phân tích. Lúc ấy hoàn toàn tự do trong cái nghe nhìn.
Không ý thức hệ, không phê phán, không có gì cả ngoại trừ tấm gương trần trụi
phản chiếu sự việc trong sáng không chút bợn nhơ.
Tu sĩ quay đầu lại, nhưng không ý thức những gì ông làm và tại
sao quay đầu. Tôi kể nhiều lần câu chuyện về Gautam Budha. Một ngày, từ thành
phố này sang thành phố khác, ngài nói chuyện với Ananda. Lúc ấy có con ruồi đậu
trên trán.
Ngài vẫn nói chuyện như không có gì xảy ra. Bất ngờ dừng lại
đưa rồi bàn tay thanh thoát phẩy nhẹ. Ananda hoàn toàn không hiểu: “Ruồi bay rồi,
ngài xua tay làm làm gì?” Đức Phật nói: “Nếu hành động theo thói quen, nói chuyện
và để thức tự vận hành hoàn toàn không ý thức về điều đó, như thế có nghĩa thiếu
tỉnh thức. Bây giờ tôi xua tay đuổi ruồi ngay bây giờ với đầy đủ nhận thức.”
Vào lúc khác ngang qua ngôi làng , cả hàng vạn người phản đối
và bao vây chung quanh. Chỉ một số rất ít là tôn kính. Đa số chỉ trích và phê
phán mãnh liệt. Những kẻ thù tụ tập bắt đầu hành hung và phỉ báng bằng những lời
không thanh nhã. Ngài lắng nghe trong yên lặng. Tất cả mọi người cảm thấy có
chút mặc cảm tội lỗi và hỗ thẹn vì ngài không phản ứng hay trả lời.
Sau đó đức Phật nói: “Các ông đã hoàn thành việc của các ông.
Bây giờ tôi phải đi đến làng khác. Và các ông nên suy gẫm về tất cả mọi điều của
ngày hôm nay... Ở làng cũ, người ta tôn kính, yêu mến và cúng dường sữa, hoa quả
và nhiều tặng phẩm khác. Tôi không thể đem theo. Tôi nói với dân làng quay trở
về và phân phối tặng phẩm lại cho mọi người.
Bây giờ, tôi hỏi: Các ông đến đây với thái độ hung bạo, dùng
lời thô, xấu để bộc lộ. Tôi không nhận.
Các ông đến hơi muộn. Nếu cách đây mười năm, vấn đề có thể khác. Đôi bàn tay này
là của chiến sĩ.
Cách đây hơn mười năm, chỉ cần một lời các ông đã nói, tất cả
đầu phải rơi rụng. Nhưng may mắn các ông đến hơi muộn. Tôi không còn hành động
như người máy. Tôi chỉ nhìn thấy những vô minh, nhìn thấy những hành động từ vô
thức.
Ngoại trừ tôi nhận chứ các ông không thể trao cho tôi. Hãy
đem tất cả rác rưởi về nhà. Và sẽ làm gì với nó? Ðại diện tôi phân phối cho dân
làng. Và nếu dư thừa, khi trở lại tôi sẽ ở một ngày.
Các ông có thể phiền trách, phê phán như các ông muốn. Nhưng
nhớ một điều, ngoại trừ tôi nhận vì lời của các ông hoàn toàn vô nghĩa. Các ông
đang nói chuyện với hư không. Chẳng thể làm tổn hại ai cho dù một vết xước nhỏ.
Và đơn giản là tôi chỉ lắng nghe. Cám ơn.” Và Ngài tiếp tục lên đường.
Ananda, đệ tử cũng là dòng dõi chiến sĩ và là em họ ngài nói:
“Tôi hoàn toàn quên hết lòng từ, yêu thương và tha thứ.Tôi sẵn sàng chặt đầu tất
cả. Tôi đang tìm thanh gươm. Nhưng không làm gì được gì trong sự hiện diện của
ngài.”
Ananda vẫn chưa tỉnh thức cho đến khi Đức Phật vô thường.
Ông chỉ giác ngộ sau khi Ngài tịch diệt. Đức Phật nói: “Ông không thể giác ngộ
khi tôi còn sống. Bám chấp vào tôi là chướng ngại cho ông. Tình yêu ông hướng về
tôi ngăn ngại ông tiến hóa. Ông không thể quên mình là em họ của đức Phật.
Đó cũng là nguyên nhân cản trở ông trở thành thực tập sinh,
trạng thái thực tập sinh của ông chỉ là giả mạo. Tôi biết ông rất thất vọng,
ông không thể làm gì được cả. Ông đã cố gắng và nổ lực thực hành đủ mọi thứ,
nhưng sự cố gắng là hiện tượng bên ngoài và thể hiện bản tánh tự nhiên lại là vấn
đề khác.”
Sau khi Đức Phật tịch diệt. Ananda không di chuyển hay hoạt
động nữa, ông ngồi yên lặng cả ngày không dùng thực phẩm và nước. Mọi người ai
cũng muốn hỗ trợ ông. Nhưng đây là cú sốc mãnh liệt, bởi vì ông suốt bốn mươi
năm theo phục vụ đức Phật chẳng bao giờ phiền hà.
Đây là sự xúc động cùng cực. Ông nhắm mắt và ngồi bất động,
không một ai dám bước tới gần quấy nhiểu. Đó là vấn đề vi tế. Vào một buổi chiều
ông mở mắt ra và nói: “Ngài noí đúng. Bây giờ các ông có thể chặt đầu tôi cũng
chẳng ảnh hưởng tới Phật tánh.”
Bạn phải khám phá tận cùng sâu thẩm như người quan sát thân
và tâm - tư tưởng và hành động. và giữ mình không còn bất cứ bám chấp hay phê
phán nào. Sự khám phá như người quan sát là hành trình vĩ đại trong toàn bộ lịch
sử tâm thức. Không có sự khám phá nào cao quý hơn người quan sát là chính bạn
và cũng là Budddha.
Trở lại, Isan nói về nguồn tâm. Giá trị một giọt sương cao
quý của bản thể tự nhiên có thể làm tràn đầy đại dương. Ngay trong khoảnh khắc của
tâm trong suốt bạn chạm chính mình và chẳng còn giống như xưa.
Bạn hoàn toàn là người khác. Con người tinh khôi tôi thường
nói mỗi ngày, đó là nhắc nhở bạn sẵn có con người trẻ thơ nguyên thủy. Và bạn
chỉ cần quan sát nghiêm túc .
Người chứng kiến là đang nuôi dưỡng hạt giống Phật trong bạn.
Và sự nuôi dưỡng này nên càng sâu lắng hơn cho mỗi ngày. Mỗi một ngày bạn sẽ gặp
một bất ngờ. Không phải đào sâu vào trung tâm bản thể mà gần như ở đây đó ngay
bây giờ. Bất ngờ bạn tỉnh thức và với sự tỉnh thức toàn bộ thế giới biến đổi. Mọi
vật có cái đẹp khác biệt, tính thiêng liêng và ân sũng hoàn toàn khác biệt.
Âm thanh thanh thoát, nhẹ nhàn, và du dương. Giá trị đóa hoa
dại như sen hay hồng. Tính tự nhiên , sự bùng vỡ nhận thức về thế giới, giao tiếp,
liên hệ, tình yêu và tình bạn hình như nồng thắm hơn. Cách mạng tâm linh là tổng
thể làm thay đỗi tất cả khả năng cãm thụ, tất cả khái niệm. Thay đổi toàn diện
thuộc tính cũ. Lần đầu tiên bạn không còn là Robot.
Kyozan trả lời rất rõ ràng và sáng tỏ. Cả ngày thảo luận về
Zen như vạch một đường trong hư không. Thảo luận hay tranh cãi chẵng giúp ích
được gì. Bàn luận chỉ làm hao tổn năng lượng chẳng thể hướng dẫn đi đúng hướng.
Ngôn ngữ đưa đến những mớ thuật ngữ rối rắm ngày càng chồng
chất kết thành vòng lẫn quẩn. Bạn vẫn tiếp diễn trò chơi sự tranh cãi nhưng chẳng
bao giờ về nguồn. Đó là sự phù phiếm như đóng dấu vào hư không.
Isan nói: “Ông hoàn toàn chính xác, bởi cái mà tôi nhìn; sự
thực ai cũng bị lường gạt. Họ nghĩ sẽ đạt được điều gì đó qua thảo luận. Họ
không thể thấu hiểu vạch đường trong hư không là gì. Ngay cả cử động nhỏ mô tả
về đường cũng là sự nhiễu loạn.”
Bạn nên hoàn toàn yên lặng. Bởi vì chẳng có gì để đạt được,
ngay cả hư không. Nếu ai ở vị trí tôi cần có tiềm năng và sự lành mạnh tâm thức.
Nếu không ông ta đang lường gạt. và nếu cho rằng cứ bàn thảo hay tranh cãi sẽ đạt
đến cốt tũy của Zen hay đạt đến trạng Phật tính thì!!!...
Đây là toàn bộ tiến trình chuẩn bị cho người truyền thừa.
Kyozan sẽ là người nối tiếp Isan. Isan tặng ông tất cả tiềm năng, những điều có
thể ông phải đối diện. Tỉnh thức vẫn chưa đủ. Tột cùng tỉnh thức sẽ tặng bạn tất
cả niềm vui trong thế giới và bạn trở thành người khờ khạo tuyệt vời. Bạn không
nói gì và cũng không cần tìm phương cách để diễn đạt hay biễu lộ.
Trước khi tỉnh thức toàn diện, vị thầy chuẩn bị người nối tiếp.
Có thể hình thành lời rõ ràng, minh bạch. Có khả năng chuyển những lời vô không
nói thành vào ngôn ngữ yên lặng.
Cái yên lặng tột cùng hòa tan vào âm thanh vi diệu, thản
nhiên tột cùng trong những điệu luân vũ. Như thế, ông ta mới có khả năng có thể
truyền đạt điều gì đó giúp những người còn sống trong bóng đêm dài vô tận của
tri thức.
Đức Phật chia hai dạng thức tỉnh thức đều có cùng đỉnh cao
và không có phẩm tính nào hơn kém. Cả hai đều thuộc về thực thể vũ trụ trong
tính tự nhiên nền tảng. Ngài phân định:
Dạng thứ nhất là: Arhatas có nghĩa người sau khi tỉnh thức vẫn
giữ yên lặng.
Dạng thứ hai là: Bodhisattvas là những người trên Bồ tát đạo
với trách nhiệm là chuyễn và truyền đạt âm thanh, hương vị, những lời gợi ý hay
dấu vết về sự trãi nghiệm cho người khác.
Arhatas tạm gọi là Tiểu thừa, con thuyền nhỏ chỉ có thể một
người chèo vượt qua bờ bên kia. Và Bodhisattvas tạm gọi là Ðại thừa, con thuyền
lớn với hàng vạn người có thể cùng đến bờ bên kia và làm lợi ích nhiều người
hơn nữa.
Arhata không có mấu chốt cho người khác tháo gở. Họ đơn giản,
nhẹ nhàng và khiêm tốn tột cùng, không một lời gì về những gì đã thấu suốt. Một
âm thanh đối với họ là quá nhiều. Họ hoàn toàn mãn nguyện.
Thế thì tạo sao phải nói? Dù sao đi nữa, mọi người tự tìm
con đường cho chính mình. Thế thì tại sao lại làm phiền người khác? Arhata có lập
trường riêng biệt đầy kiên định.
Đức Phật thường bàn thảo với Arhatas và Bodhisattvas, bởi vì
cả hai đều hoàn toàn tỉnh thức vào thời của ngài. Sự bàn thảo tiếp diễn không dừng
dứt. Arhatas có quan điễm của họ. Bạn không thể phủ định hay chối bỏ. Tất cả
nên tự khám phá ra con dường riêng chính mình, không cần thiết đễ chuyễn đạt.
Vì văn tự hay truyền đạt đều có thể trở thành chướng ngại.
Không Arhatas nào để lại văn tự. Họ không dùng ngón tay chỉ
mặt trăng mà hoàn toàn yên lặng. Nhưng đừng nghĩ họ là những người ích kỷ và
không co lòng tử tế nguyên thủy. Bởi có nhiều phương tiện để diễn đạt. Họ chỉ
thể hiện lòng tử tế không làm phiền và quấy nhiễu cuộc sống của bạn và biểu lộ
lòng tin qua hiện hữu, qua nguyện lực từ khoảng lặng mang đến cho bạn một phương
cách nào đó.
Nếu hôm nay không được, thế thì ngày mai, còn không thì kiếp
khác vậy. Tính bất diệt lúc nào cũng sẵn có, tại sao phãi vội vàng? Và nếu ai đủ
tư chất sẽ có thể nhìn thấy thuyền đang hướng về bên kia đại dương bao la vô bờ
bến. Đó cũng là vết tích hay gợi ý. Nếu không hiểu điều đó thì không hiểu bất cứ
điều gì cả.
Đức Phật xác tín hai loại tỉnh thức này có cùng phẩm tính.
Không thể so sánh cao thấp. Ngài nói: “Này Arhatas. Các ông cứ tiếp tục yên lặng”
Và với Bodhisattvas - Người sẵn sàng hành động: “Các ông đã tỉnh thức, chẳng
bao giờ trở lại. Thế thì điều gì có thể làm hại? Chỉ cần sự nỗ lực nho nhỏ như
kêu gọi, làm phiền hay quấy nhiễu họ. Thử thách và kích thích sự khẩn thiết, và
khao khát trong mọi người. Các ông có thể hành động, làm việc với hàng vạn người.
Nhưng nên nhớ có thể chỉ có một người sẵn sàng. Nhưng cũng là con số có giá trị.”
Trong bóng đêm dù chỉ là ngọn nến cũng lung linh rực rở...
ánh sáng, sự sinh động và cái thoáng qua cũng cao quý. Bởi vì nó mang dấu hiệu,
mang bảng chỉ dẫn để khám phá ngọn lửa. Thế thì tại sao chúng ta mãi sống trong
vùng tối? Ngay ngọn lửa này hãy thắp lên ngọn đuốc tự soi mình mà đi.
Bodhisattvas là những người chuyển động trong quần chúng để
gây nguồn cảm hứng thắp ngọn đuốc với niềm vui, với những tiết điệu âm thanh và
điệu luân vũ và hoàn thiện. Họ hình thành cấp thiết lòng khao khát đi đến sự tối
hậu.
Soseki viết:
Những cụm mây trắng bồng bềnh,
Trôi quanh cửa hang.
Chẵng phiền người bạn pháp,
Người ấy gỏ cửa.
Tôi chẳng lập lối đi,
Tuyệt chẳng che dấu.
Ngày lại ngày,
Chúng ta nối vòng tay.
Ði tới - đi lui,
Đi lui - đi tới.
Dấu ấn huyền bí thanh cao và hoàn toàn đơn giản. Thỉnh thoảng
sự hồn nhiên, mộc mạc được xem là bí ẫn và vi diệu như vài cụm mây trắng. Thơ của
Zen chỉ để nhìn chứ không là đọc. Thử hình dung hang động với vài cụm mây trắng
trôi dạt bồng bềnh chung quanh chẵng bận lòng người bạn pháp.
Ai là người bạn Pháp? Người bạn pháp là Phật tánh, là Buddha.
Những đám mây này chẳng thể nào che lấp Phật tính bên trong. Nếu Ngài đến gỏ cửa,
tôi chẳng có gì che dấu và cũng chẳng có lối nào để mở. Tuyệt đối chẳng có gì để
làm, ngày qua ngày cứ thế trôi đi.
Những đám mây nhỏ bé chẵng thể nào che lấp tính tự nhiên. Cứ
gỏ cửa, tố chất thiêng liêng từ bản thể tự đánh thức, chẳng cần tiếng gõ bên
ngoài. Bản thể Phật ẩn kín từ bao nhiêu đời. Ngày nào đó tự xuất hiện. Bản thể nguyên
thủy khao khát nhìn mặt trời mọc - lặn, đêm sáng rực những sao và những đóa hoa
đẹp của vũ trụ vận hành.
Cuối cùng, hành giả sẽ nghe tiếng nói nội tâm. Tuy bây giờ
chỉ nghe những ồn ào, náo nhiệt bên ngoaì. Một ngày tươi sáng đầy mới lạ hay
cũng có thể vào lúc giữa đêm. Tiếng gõ tâm linh chợt bung nỗ và đó là sự trãi
nghiệm kỳ diệu, lạ lùng.
Đừng sợ hãi, vì người bạn thân thiết bao đời vừa thức dậy. “Bây
giờ, bạn đã sẵn sàng, cửa đã mở. Hãy đễ ta hòa nhập trong từng cử chỉ , dáng đi,
tiếng nói trong bình an và yên lặng. Hãy để ta cùng bạn hòa tan vào hư ảo.”
Vì thế nếu thĩnh thoảng nghe tiếng gõ cửa, đừng ngộ nhận.
Anando nghe tiếng gõ, cô ta nghĩ là ai đó. Cũng có thể tôi. Tôi đã khóa cửa
phòng và chìa khóa giao cho Nirvanno nên không thể bước ra ngoài.
Và Anando... tôi cố gắng làm cho cô nhận thấy sai lầm. Nhưng
cô nghĩ: Có lẽ Maitreya gõ vì ông sống ở bên cạnh. Và là người láng giềng, người
bạn tốt thích trao đỗi báo chí và cô cho rằng: “Có thể trong đêm lạnh nằm dưới
nấm mồ, ông ta muốn biết việc gì xảy ra trong thế giới và gõ cửa. Có thể như vậy.”
Nói tận cùng, “cửa chính” còn đóng kín. Sự việc vẫn còn bí mật.
Tiếng gõ xuất hiện từ bản thể bên trong. Bạn chưa bao giờ nghe và nhận thức sai
lầm tiếng nó đến từ bên ngoài.
Anando nên nhớ lần sau tiếng gõ cửa xuất hiện. Nó không đến
từ những hồn lang thang, thiên thần hay ác quỷ. Tất cả những ma quỷ đều có mặt
tại đây. Nhưng gõ là tiếng gọi từ sâu thẳm bên trong bạn. Đừng đè nén hay lẫn
tránh.
Hãy lắng nghe nó muốn cái gì? Bản thể bất diệt muốn xuất hiện
trong thế giới với nguồn sáng rực rở và tràn đầy sức sống. Soseki nói: “Không
gì có thể ngăn ngại người bạn đồng hành khi gõ cửa”
Tuy nhiên Soseki cũng ưu tư: “Bạn sẽ nghĩ gì? Bởi vì đơn giản
tôi không gì để làm.” Một chút suy tư hiển lộ: “Đức Phật sẽ nghĩ gì? Người bạn bất
lực và lười này là như thế nào. Quá ồn ào chăng trong khi không làm gì cả? Ngày
mãi trôi qua ngày như thế...?”
Nhưng cuối cùng, chúng ta nắm tay nhau đi tới đi lui, đi lui
và đi tới. Có nghĩa từ bản thể đến vòng ngoài - rồi từ vòng ngoài quay lại bên
trong. Có nghĩa bạn và Buddha trở về tổng thể phất khả phân ly.
Một khi trở nên yên lặng không còn phòng thủ hay bảo vệ. Bạn
dễ bị tấn công dễ tỗn thương hơn. Khi mở rộng trọn vẹn, nối liền hai bàn tay là
do bạn. Khởi điểm của những điệu nhảy mới lạ, và toàn bộ trở nên sinh động
trong nét đẹp huyền diệu tự chính nó.
Bắt đầu cơn say ngà lâng lâng không thuộc về thế giới này
hay thế giới khác. Bạn có thể gọi đó là rượu vang siêu phàm. Đó là Sufi thường
gọi là sự tuyệt vời kỳ diệu chưa từng có.
Xem Chương 7 – Quay về Mục lục