Chương 7. Isan – Không dấu chân trên trời xanh

Chương 7. Isan – Không dấu chân trên trời xanh

Price:

Read more

Osho - ZEN
Chương 7. Isan – Không dấu chân trên trời xanh



Kính thầy,
Kyozan quay lại gặp riêng Isan.
Isan hỏi: “Bây giờ ông được gọi là vị thầy giỏi và thông minh. Làm sao ông phân biệt giữa bậc giác ngộ và người giả mạo. Tu tập thâm thúy và ý nghĩa học hỏi là gì?”
Kyozan trả lời: “Kyozan trải nghiệm khi các tu sĩ từ nhiều nơi đến. Tôi giơ cây gậy và hỏi: Ai có thể giải nghĩa từ đâu xuất hiện.”
Sau đó để qua một bên và hỏi tiếp: “Những bậc thầy xưa là gì? Còn các ông xuất phát từ giáo lý nào?”
Isan thán phục: “Đây là nanh vuốt cũng là nọc độc của giáo phái chúng ta.”
Maneesha, sự yên lặng rất cô đọng. Người ta cảm nhận chút sợ hãi dù chỉ một lời cũng có thể nhiểu loạn mặt hồ yên lặng. Nhưng nhớ rằng sự tỉnh thức của ngôn từ cũng là có sự bình lặng rất sâu sắc. Ngọn núi có độ cao và hùng vĩ đối với những ngọn đồi chung quanh. Những ngọn núi lớn không thể có thung lũng nhỏ. Đây là cấu trúc hài hòa trong sự vận hành của vũ trụ.
Cốt lõi của Zen là gắng đem bạn trở về ngôn ngữ vũ trụ, thứ ngôn ngữ hình như bạn quên lảng từ lâu. Bạn đã quên đi điều tối ưu và thay thế vào bằng những thứ rác rưỡi và những lời vô nghĩa.
Bạn có thể biết từ nguyên của “Lời vụn vặt hay lắp bắp” - (gibberish), không phải Anh ngữ mà từ Persia, tên cỗ của Iran xuất hiện từ những người theo khoa học huyền bí của Jabbar.
Vì ông chẳng bao giờ nói điều gì có ý nghĩa, không phải những lời phù phiếm, mà những câu không cần văn phạm, không nghĩa; và đơn thuần là âm thanh như Mantra. Tên gọi của Jabbar khi ra đời là “Gibberish” Nhưng Jabbar muốn nói điều gì phải thông qua gibberish vì: “Tất cả những điều có thể nói về chân lý là nhảm nhí và vô ích.”
Ông rất hài hòa trong cuộc sống. Có một điều không thể tin tưởng được rằng ông có cả hàng ngàn đệ tử. Ngồi bên cạnh khi ông yên lặng. Họ lặng yên, khi ông bước vào thế giới của lời bập bẹ và gần như khoảng hai mươi lăm người tỉnh thức. Không lời thốt ra từ Jabbar và không một ai ghi lại những lời vô nghĩa của ông .
Các bạn không thể nào viết luận án về ông. Bởi vì không điều gì có ý nghĩa. Toàn thể chỉ là lời lắp bắp. Nhưng ông là người tự phóng xuất những ánh sáng rực rỡ, hoa xuân trong ông nở rộ . Toàn thể con người ông tỏa ra sức mạnh đầy dũng cảm. Không sợ bị tấn công nhưng luôn rộng mở và đón nhận. Ông cứ thế mà trôi theo dòng chảy cuộc đời.
Zen cùng lập trường nhưng lại có những nét khác biệt. Bạn phải ý thức bất cứ vị thầy đức hạnh nào. Cho dù tuỗi nào, ở bất cứ đất nước nào. Họ đều không thích thú trong trò chơi thuyết giảng giáo lý - Một hệ thống triết lý khô khan. Niềm vui của họ là đem bạn trở về một con người đầy sự sống động. Cho bạn bằng sự trao truyền trong đường nét hài hòa với vũ trụ vô biên.
Zen cống hiến nhiều kỹ thuật chưa từng biết hay có thể ngờ. Bạn không thể nào dùng triết học Hy Lạp để có thể hiểu bất cứ phương pháp nào của Zen. Ngay cả Socrates và Plato phải thất bại nếu gặp Boddhidarma hay Jabbar.
Theo tôi nghĩ, sẽ rất là vui nhộn và kỳ thú nếu Jabbar gặp Socrates. Socrates quá lô gích, quá chia chẻ. Tuy nhiên tính ngay thẳng của ông giống Jabbar, ông sẵn sàng đối diện trước nguy cơ vì chân lý. Nhưng không thể rộ nở, cho đến giây phút cuối cuộc đời, ông chợt tỉnh thức. Ngày ông buông bỏ tất cả tri thức, tất cả sự khôn ngoan; ngay cả ngôn ngữ. Giây phút linh thiêng đó, sự bí mật tuôn tràn trùm phủ ông trong cái yên lặng vô tận.
Vậy các bạn nên ý thức rõ ràng và từ từ hướng về sự trải nghiệm trong mỗi một thời khắc. Nói gì đây trong sự hùng vĩ của yên lặng ngay tại đây và bây giờ? Tri thức lúc nào cũng nhảy vào can thiệp, xử lý mọi vấn đề.
Tri thức đã đuổi chúng ta lang thang trên con đường vô định. Nó làm cho chúng ta rời khỏi tính hiện tại diễn tiến. Tri thức không thích thú với công cuộc cách mạng bùng vỡ tâm thức. Nó chỉ thỏa mãn nên đồng lõa với thế giới hiện tượng và xa rời tính cách khách quan.
Trước khi nói về bản văn Isan. Đây là đoạn cuối trong chuỗi nói chuyện và cũng là đời sống cuối của Isan. Thời kinh văn kết thức chính xác vào thời điểm Isan tịch diệt. Cái chết tô điểm cách sống của ông. Có nghĩa ông có sống trọn vẹn và hết mình hay là không. Bạn thường tin rằng mình đang sống nhưng có lẽ không nên nói một cách quả quyết như thế; nếu chưa trải nghiệm.
Trong căn nhà thế giới điên loạn hoàn toàn cho rằng ông là người mất trí. Ông có thể ngạc nhiên tại sao người ta xem ông như kẻ khùng. Và ông kết luận: “Những người đáng thương, họ không thể thưỡng thức hương vị của ta.”
Con người vượt khỏi sự giới hạn rất khác thường. Một hành trình nho nhỏ vượt khỏi tâm thức nhị nguyên thì còn có thể chịu đựng được. Nhưng nếu họ tiến xa chút nữa và lên tiếng: “Tôi đã chết.”
Mọi người sẽ cười và nói: “Quá đáng! Ông quá lập dị... làm sao ông chết. Ông đang nói chuyện cơ mà!” Ông ta sẽ nói: “Người chết cũng nói chuyện.” Họ hỏi: “Ông đang đi, đang ăn, đang ngủ” Ông nói: “Điều đó đâu chứng minh rằng tôi đang sống. Chỉ có thể cho thấy rằng tôi đang sinh trưỡng. Nói cho cùng, cái chết đáng được quan tâm. Đó là điều chắn chắc.”
Cuối cùng họ đem ông ta đến nhà tâm lý, ông ta nói: “Đừng lo lắng, chỉ trong giai đoạn ngắn là xong, cứ giao ông ta cho tôi” Ông đến đây một tiếng và nói chuyện hai lần trong một tuần. Trong thời gian đó, người điên trở thành người chết biết cười.
Câu hỏi đầu tiên: “Tại sao ông cười?” Ông nói: “Lạ lùng... Trong nhóm người chết chỉ có một người sống. Họ tự lừa dối mình đang sống và cố gắng dụ dỗ rằng tôi cũng sống. Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì đang sống trong tôi.”
Nhà tâm lý luống cuống. Ông chưa bao giờ làm việc với người chết., nhưng ông tìm ra một phương cách. Ông lấy con dao ra và cắt ngón tay người chết, máu bắt đầu chảy. Rồi nói: “Ông có bao giờ thấy người chết mà chảy máu không?” Người điên nói: “Vâng, khi còn sống tôi nghe như vậy.”
Nhà tâm lý lấy làm hãnh diện, nhưng người chết nói tiếp : “ Khoan, đừng tự phụ vì điều đó không thể minh chứng tôi không chết, người chết cũng chảy máu và tôi là một thí dụ.”
Qua ba buổi nói chuyện, nhà tâm lý bắt đầu nghi: “Nếu ai hỏi tôi, ông có thể minh chứng rằng tôi đang sống, làm sao tôi có thể chứng tỏ?” Đêm đó nhà tâm lý không ngủ được, qua ngày sau ông nói với người điên: “Tôi không tính tiền ông và hãy để tôi yên. Ông đi tìm người trị liệu tâm lý khác, họ tính khoảng mười hai rupee… Vì bắt đầu tôi nghi cuộc sống tôi. Đúng hơn, chính ông thuyết phục tôi có thể là thây ma biết đi!!!. Cũng có thể tôi đang mộng mình đang sống.”
Cái gì cụ thể chỉ rõ bạn không mộng? Chết là tiêu chuẩn trong truyền thống Zen. Có bao nhiêu người chết để chứng tỏ mình sống? Chỉ có những người sống mới biết chết là gì.
Tôi nghe một học giả nổi tiếng ý thức ông chỉ sống khi nào ông biết chết. Bất ngờ ông phát hiện: “Chúa ơi!. Tôi cứ nghĩ mình sống, vì chưa bao giờ tôi nhận thông tri của sự chết.”
Đặc biệt trong Zen, các vị thầy thể hiện đỉnh cao vượt tri thức và “cái chết” là tiêu chuẩn. Nếu bạn “chết” trong bình an, trong những tấu điệu âm thanh, trong thánh thiện minh chứng bạn đang sống. Sự sống sâu sắc và thấm nhuần trong từng hơi thở và rõ biết cái chết như chuyện đổi thay chiếc áo.
Bạn rất ngạc nhiên? Đây là sự ngộ nghĩnh trong Zen. Đệ tử đến phỏng vấn thầy. Không tôn giáo nào có! Đối với Zen tất cả chỉ là trò chơi và trò chơi thì không thể quan trọng hóa. Có vài điều chúng ta ghi nhận. Kyozan là truyền nhân của Isan.
Nhưng hỏi riêng vị thầy trước khi tỉnh thức là thể hiện tính can cường của ông. Đồng thời biểu lộ sự thánh thiện cao cả của Isan . Ông không hề cảm thấy khó chịu để trách mắng như: “Kyozan, ông không biết gì mà dám hạch hỏi tôi?”

Đừng nói gì cả chỉ cần nhìn, chúng ta sẽ thấy Kyozan bị phỏng vấn ngược lại bởi Isan. Ông không nói điều gì làm Kyozan tổn thương, ông không hề phản bác như: “Kyozan, ông chưa đủ phẩm tính để so tài, ông chưa trải nghiệm sâu sắc về cốt tủy nội tại.”
Thay vì thế ông chấp thuận cho Kyozan hỏi: “Làm sao ông hướng dẫn, chỉ dạy người khác? Và làm sao rõ biết người nào biết hay không? Người nào là vị thầy chân chính, còn ai là giả mạo?” Và Kyozan hoàn toàn quên mình đến để phỏng vấn Isan, Ông bị Isan hỏi ngược lại. Đó là sự khéo léo của vị thầy.
Isan không hỏi về cây gậy, ông đưa  cây cao lên để ẩn dụ “như hiện tiền”, Kyozan đến đây như một vị thầy, vậy ông có thể giải thích “như hiện tiền” - Cái thoáng qua, giây phút tuyệt đỉnh của ngã tan biến? Thầy chẳng bao giờ đập ngoại trừ thực tập sinh sẵn sàng thức tỉnh.
Thực ra, nếu bạn tìm được vị thầy là bạn trở về nguồn; chẳng cần đi đâu để tìm vị thầy. Sự thực không cần tìm bất cứ nơi đâu. Khi Đức Phật giác ngộ, câu đầu tiên Ngài nói: “Ta là Phật, tất cả chúng sanh cũng đã là Phật. Giòng nhạc yên lặng vô thanh, đóa hoa vô hình tràn như mưa rơi xuống. Ta đã mù lòa. Giờ đây đôi mắt huệ bừng sáng, nhưng không phải để tôn vinh bản ngã cao cả và phi thường mà muốn nói lên. Dù vật tầm thường nhỏ bé như ngọn cỏ cho những đến hành tinh vũ trụ đều trong phúc lạc vĩnh hằng.”
Con người thường tạo rắc rối gây ra phiền muộn cho mình và những người khác. Chúng ta là những người sáng lập cơ quan gây đau khổ và ưu phiền. Nếu có được một ngày an bình ngày ấy trở thành vô nghĩa. Phải có cái gì đó lăng xăng, lộn xộn mới có chuyện để nói và bàn thảo.
Con người không còn tinh thần hài hước, mà thích nhìn những bi kịch hay châm biếm, chế diễu người khác. Chiến tranh đến, mọi người dậy sớm mua báo xem có tin gì mới. Những người trẻ tuổi tràn đầy sức sống chết hàng vạn trong chiến tranh huynh đệ tương tàn . Vì những tư tưởng không phải của mình hay của dân tộc. Có lẽ vì chúng ta quen thuộc với lối sống sôi nổi đầy thãm kịch. Cho nên sự ác tâm đã giết chết tinh thần hài hước vũ trụ.
Khi tìm được vị thầy, bạn có thể ở hay đi. Dù thế nào đi nữa thầy vẫn sống trong trái tim bạn. Những ai còn miệt mài tìm kiếm. Có lẽ vì họ chưa gặp được người làm cho trái tim mình ấm áp, vui đùa, hòa điệu với dòng nhạc thiên nhiên. Có lẽ họ chưa tìm thấy người lắng sâu trong bạn với tình yêu, niềm vui, ánh sáng và sự yêu thương đời sống Chân - Thiện - Mỹ.
Tất cả đã từng hiện hữu và hoàn thiện tất nhiên trong cuộc sống. Bạn đánh mất cơ hội gặp vị thầy chân chính, vì chưa mẫn cảm và rộng mở. Cơn gió thoảng lan tỏa hương cao quý và mát lạnh. Hương lúc nào cũng sẵn sàng nhưng bạn chẳng thể. Chẳng qua vì cửa còn đóng chặt.
Nếu bạn chưa tìm được vị thầy, đừng nghĩ không có các vị thầy. Đầu tiên, bắt đầu tập lắng nghe nhìn trần trụi: Bạn đã sẵn sàng đón nhận thầy hay chưa? Trái tim bạn rộng mở chưa? Thức phô diễn của bạn đã dừng phê phán? Tất cả hệ thống tôn giáo là gì? Hay chỉ đầy những định kiến?
Người thông tuệ không lệ thuộc vào sự sinh ra. Sinh ở đâu chỉ là sự ngẫu nhiên. Bạn là người Hindu, không có nghĩa chết cứng là Hindu. Giống như bám chặc vào hiện tượng các tôn giáo không thể buông bỏ mãi bám chặt vào sự kiện phụ thuộc dòng dõi. Bạn phải chọn, bạn phải khám phá. Mọi người phải tự thắp đuốc đi tận sâu thẳm của hành trình.
Nên nhớ, Isan hâm mộ hay thán phục Kyozan không phải vì sự thẩm định sâu sắc của vị thầy. Nếu Isan cho Kyozan một cái tát hay một đá. Đó là sự cảm kích. Cây gậy của chúng ta….Vì tôi là người làm biếng, không thể cầm cây gậy... vậy người Đức, Niskriya giơ cao gậy và đập Maneesha đáng thương! (Ông đứng dậy và gỏ vào đầu cô ta một cách kịch liệt và rất đột ngột). Tốt!
Trở lại bản văn, thấy Kyozan chưa hiểu, ông chưa chín mùi. Isan không đập ông. Isan dạy hơn bốn mươi năm và có rất nhiều thực tập sinh. Vào ngày 20 tháng 2 năm 853. Ông làm lễ tắm gội, ngồi thế liên hoa mĩm cười và đi vào vô thường vào lúc 83 tuổi. Tháp Stupa được xây dựng trên núi Kuei, tu viện gốc của ông.
Đức vua cảm kích và ban tặng bản vàng sau khi chết có hai chử “Ta Yuan” (Đại hoàn thiện). Ông làm việc rất cực vì phải luyện đá thành kim cương. Lợi ích và sự sáng chói đầy rực rở trùm phủ Isan, vì ông chuyển hóa con người từ vô minh trở về  đại hoàn thiện.
Kyozan chưa thể hiện sự sáng suốt, trí huệ và đi vào định. Nhưng vì yêu thương ông cố gắng làm trọn vẹn. Bốn mươi năm làm việc, đó là thời gian dài nhưng trong lòng tử tế nguyên thủy thì không giới hạn thời gian và không gian. Và chính Isan đã thành công đem Kyozan trở về nguồn gốc bản thể.
Tôi nhớ câu chuyện nhà vua nằm mơ: Trong giấc mơ có bóng đen đứng trước mặt ông. Với bàn tay run rẩy và trái tim đập mạnh, nhà vua hỏi: “Ngươi là ai?” Bóng trả lời: “ Chúng ta sẽ thảo luận điều này sau. Tôi đến đây để báo tin cho ông biết ngày mai vào buỗi chiều lúc mặt trời lặn ông sẽ chết.” Và rồi bóng tan biến, ông giật mình tỉnh giấc.
Nhà vua sợ toát mồ hôi. Ông gọi các cận thần tuy đã quá nữa đêm. Tất cả những chiêm tinh gia, người xem tay, nhà tiên tri đến để giải mộng. Giấc mộng có ngụ ý gì? Họ bắt đầu nghiên cứu các bản văn, nhưng không có văn bản nào báo tin ngày tử thần đến báo cho bất kỳ ai.
Mặt trời bắt đầu mọc, có vị lão thần nuôi nấng nhà vua khi còn nhỏ vì hoàng hậu mẹ ngài mất sớm. Nên mỗi khi đi chinh chiến cha ngài giao cho ông chăm sóc.. Ông đến gần và nói: “Tôi không phải là học giả hay chiêm tinh. Tôi không biết gì về những điều vĩ đại. Có một điều tôi biết là: Ngài không nên ở trong vương quốc. Hãy lấy con tuấn mã giỏi nhất rời khỏi lãnh thổ và đi thật xa. Nếu có thể càng xa càng tốt.”
Tất cả không đi đến quyết định nào cả và mặt trời bắt đầu mọc lên, ngài không thể chờ đợi. Sự suy nghĩ, sắp đặt hay bàn cải đều không còn đủ thời gian. Cuối cùng, ông quyết định rời bỏ tất cả. Lặng lặng, cưỡi con Arabian và noí với nó : “Chúng ta phải chạy thực xa. Vì đây là giây phút quan trọng nhất.”
Tuấn mã cảm thông sợ sợ hãi của chủ nên tận dụng hết tốc độ, nên chạy không ngừng nghĩ dù uống nước hay ăn. Họ rất hạnh phúc vì đã khỏi thủ đô trước khi mặt trời lặn.Và đến một vương quốc khác.
Ở giữa hai vương quốc có một vườn xoài. Và mặt trời bắt đầu lặn, nhà vua cảm kích con vật yêu, và nói: “Ta không ngờ ngươi có thể chạy nhanh như thế. Tuy ta đã biết ngươi là con tuấn mã rất đặc biệt...” Vừa lúc đó ông cảm thấy có bàn tay chạm nhẹ vào vai. Ông quay lại nhìn thấy bóng đen!
Bóng đen nói với con ngựa: “Tôi lo lắng không biết ngươi có khả năng chạy đến đích bằng một hành trình quá dài hay không? Bởi vì nhà vua phải mất tại vườn xoài. Tôi chưa bao giờ báo tin cho ai biết nếu không cần thiết. Vì hành trình quá  và không có lý do nào để Đức vua bỏ Vương quốc để đi đến vườn xoài. Như nhà vua đã cám ơn ông và giờ tôi cũng vậy.”
Đây là câu chuyện hay. Sự tiếp cận sâu sắc hơn điều cần thiết. Tâm trí lúc nào cũng dẫn bạn đi xa ngàn dặm. Người phục vụ hoàn toàn thông minh nhưng còn dựa theo lý trí. Vượt khỏi thông minh là học giả. Nhưng tri thức vẫn là tri thức.
Nếu có vị thầy hiện diện tại đó. Ông ta có thể nói: “Vẫn còn đủ thời gian. Ngài có thể ra đi. Tuấn mã không còn cần thiết. Ngài không cần ra khỏi Vương quốc dù chỉ một inch. Hãy bước vào bên trong, không có sự chết. Cái chết chỉ dành cho những người theo thế giới hiện tượng. Người nào biết được bản thể, cái chết sẽ trở thành chiếc bóng. Không phải là vật thể, chất liệu hay tính chất xác thực.”
Isan hướng dẫn Kyozan miệt mài suốt bốn mươi năm. Và sự tỉnh thức xảy ra trong khoảnh khắc hiện tiền. Nó tùy thuộc vào sự trọn vẹn và cấp thiết của bạn. Thời gian không là vấn đề, nó chỉ phiến diện bên ngoài. Không có gì bổ sung cho tỉnh thức tự nhiên vốn sẵn có. Và bạn chỉ cần đổi hướng nhìn vào bên trong.
Suốt bốn mươi hai năm. Cuối cùng Isan, vị thầy cao cả đầy bi mẫn tìm ra phương cách chuyển người chết trở thành Buddha. Tháp, Stupa của Isan là biểu tượng tưởng nhớ thế giới chư Phật. Hiện giờ vẫn còn tồn tại trên núi Kuei. Tại nơi ông sáng lập tu viện sau khi tỉnh thức, Hiển nhiên, ông là người tỉnh thức hoàn toàn và sự ra đi của ông minh chứng điều ấy.
Soseki viết:
Một ngàn năm hiếm thấy,
Hoa ưu đàm nở…
Hoa nở mang điềm lành,
Rất khó di chuyễn nó.
Từ Ấn sang Trung Quốc,
Hương lan tỏa muôn phương.
Chẳng tài phai tàn,
Chẳng lụi tàn.
Ở giữa hàng vạn bải cỏ,
Vô số hạt giống tốt.
Cùng một hương vị đi tới đỉnh cao ở Nhật bản. Bất cứ ai nhận rõ Phật tánh trở thành đóa hoa ưu đàm ngàn năm hoa chỉ nở một lần. Như đức Phật đã tịch diệt nhưng hương thơm của Ngài vẫn lan tỏa khắp muôn phương cho đến tận bây giờ. Ai có độ cảm nhận chính xác, đều có thể nếm được hương vị Đức Phật hay Bodhiddharma ngay bây giờ.
Một cách tức thời, vì nó không lệ thuộc vào thời gian hay không gian. Hãy trải nghiệm về tính tự nhiên. Đức Phật tuy vô thường, nhưng sự linh thiêng đầy bí ẩn của Ngài vẫn hiện hữu chung quanh các bạn cho đến vô tận thời gian. Tuy ngài tan biến vào vũ trụ, nhưng các bạn vẫn có thể tìm thấy ngài trong giây phút hiện tiền. Vì đức Phật chính là tính bất diệt vĩnh hằng.
Hết quyển “Zen”  Quay về Mục lục

Ads Belove Post