Chương 9. Vượt ra và vượt ra hơn nữa

Chương 9. Vượt ra và vượt ra hơn nữa

Price:

Read more

Osho – Tantra: Minh Triết Tối Ưu
Chương 9. Vượt ra và vượt ra hơn nữa


Bên ngoài và còn ngoài hơn nữa,
Vì thế tiếng hát Mahamudra vẫn tiếp tục:
Chúng ta không cần cho hay nhận,
Và cứ giữ tự nhiên.
Vì Mahamudra hoàn toàn vượt ra ngoài,
Mọi đón nhận và  từ khước.
Vì Alaya thì vô sinh,
Nên không gì có thể cản trở hay làm hoen ố.
Khi đã an trú trong kinh đô vô sinh ,
Tất cả bề ngoài tự hòa vào Pháp tánh.
Tất cả ý chí và mọi hãnh diện,
Sẽ tan biến vào hư không.
Tâm thức bình thường lúc nào cũng muốn nhận hơn nửa thế giới. Nó muốn lấy tất cả mọi phần. Tất cả mọi phương và chiều hướng. Tâm thức bình thường có một sức nuốt rất lớn. Vì nó là một tên ăn mày và sự ăn mày này không hề thỏa mãn.
Vì sự ham muốn thì vô tận. Khi càng được thì lòng tham càng tăng. Càng có bạn càng ham muốn. Điều này trở thành sự ám ảnh về cơn đói của ngạ quỷ. Nhưng thực sự không nhu cầu nào hiện hữu trong bản thể. Nhưng lúc nào bạn cũng bị ám ảnh và ngày càng đau khổ hơn.
Vì không gì có thể làm bạn thỏa mãn. Thực sự không gì có thể thỏa mãn khi tâm thức không ngừng đòi hỏi hêm nữa. Sự thêm nữa này rất bệnh hoạn. Nó không lành mạnh vì không bao giờ kết thúc.
Nói theo chủ nghĩa biểu tượng. Tâm thức bình thường không ngừng nuốt những sự việc. Ngay cả với con người vợ chồng lúc nào cũng muốn sở hữu lẫn nhau. Có thể nói hoàn toàn muốn nuốt trọn nhau. Họ muốn ăn tươi nuốt sống đối tượng trở thành một phần của chính mình.
Có nghĩa tâm thức bình thường là tâm thức ăn thịt người. Tất cả đều muốn nuốt, muốn chém giết lẫn nhau. Kể cả bạn bè, cha mẹ... Tất cả đều cùng  hành động. Như thế những mối quan hệ của tâm thức bình thường. Người này đều muốn thu hút người kia hoàn toàn. Đây là một dạng thực bào.
Đối kháng với tâm thức bình thường là tâm thức ngoại hạng. Chỉ nhờ tâm thức bình thường tâm thức ngoại hạng mới ra đời. Đây là giáo huấn của những tôn giáo. Họ nói:"Cứ cho đi. Hãy chia sẻ và hiến dâng!"
Ngay từ đầu, tất cả tôn giáo đều dạy bạn không nên nhận lấy. Ngược lại, cần phải cho đi. Họ thuyết giảng lòng từ thiện để tạo ra tâm thức ngoại hạng. Tâm thức bình thường lúc nào cũng đau khổ. Vì luôn muốn có thêm hơn. Nhưng không thể được thỏa mãn. Bạn nhận thấy họ luôn trầm uất và buồn rầu.
Tâm thức ngoại hạng, tâm thức những tôn giáo đã vun trồng. Bạn nhận thấy họ luôn mãn nguyện. Một thoáng vui mừng nào đó trong họ. Vì họ đòi hỏi gì hơn nữa. Ngược lại, họ chỉ cho đi. Nhưng tận bên trong họ, thật sự tâm thức bình thường vẫn còn hiện diện.
Vì niềm hoan hỉ không thể đến tận cùng bản thể. Nó chỉ có thể ở phía ngoài. Họ chỉ quay một vòng và trở thành sự đối kháng của những gì gọi là bình thường . Họ đứng trên đầu với tư thế Shirshasan. Nhưng tâm thức vẫn giữ như củ. Đây là sự ham muốn mới đã được hình thành: Cho đi ngày càng nhiều hơn. Nhưng quá trình này không thể kết thúc.
Có thể họ rất vui tính. Nhưng trong tận cùng của sự vui tính bạn có thể thoáng thấy một nổi buồn nào đó. Bạn lúc nào cũng có thể nhìn thấy nỗi buồn này ở những người tôn giáo. Họ rất vui vẻ và hồn nhiên. Chắc chắn như thế. Vì chỉ biết cho đi. Nhưng lại không thể cho đi nỗi buồn. Họ vui vẻ vì đã chia sẻ. Nhưng nỗi buồn thì không bao giờ đong đầy.
Như vậy có hai dạng đau khổ. Bạn có thể tìm thấy sự đau khổ ở những người bình thường khắp chung quanh. Vì toàn thể trái đất đầy rẫy những người luôn đòi hỏi nhiều hơn nữa nhưng không thể thỏa mãn.
Sự đau khổ khác có khuôn mặt vui tính hơn. Bạn có thể thấy ở những thầy tu. Những vị linh mục trong những tu viện và những Ashram. Những người này hình như luôn tươi cười. Nhưng nụ cười của họ lại chứa đựng một nỗi buồn nào đó. Nếu quan sát tận tình. Bạn sẽ thấy họ đau khổ. Vì không thể cho mãi mãi. Khi không còn gì để cho. Họ phải thuyết phục người khác cho đi để chính mình được an tâm. Đây là hai dạng người bạn có thể gặp dễ dàng. Thiên chúa giáo, Juda giáo, Hồi giáo, Ấn giáo vun trồng những người tôn giáo này.
Thật sự cũng tốt hơn tâm thức bình thường. Nhưng điều này không thể là điểm cuối của niềm rõ biết. Thật tốt để được đau khổ trên con đường tôn giáo. Quả thật thích hợp khi so sánh sự đau khổ của một vị vua với người ăn xin.
Một người rất giàu sắp chết. Ông yêu cầu tôi đến với ông giây phút cuối cùng. Tôi đồng ý. Giây phút cuối cùng đến. Ông mở mắt nói với con trai việc gì đó ông đã ấp ủ trong đầu và ông đã tâm sự với tôi nhiều lần.
Con trai ông đã gây ra nhiều lo lắng vì hắn là người phung phí và thích của cải vật chất. Trong khi ông, người đàn ông già lại rất thành kính. Những lời cuối cùng ông nói với người con là:"Nghe đây, tiền bạc thì không là gì cả. Con không thể mua tất cả bằng tiền bạc. Có những sự việc vượt ra ngoài tiền bạc và tiền bạc không đủ để mang lại hạnh phúc” Ngươì con nghe ông và đáp:"Có lẽ cha có lý. Nhưng đối với tiền bạc, một người có thể chọn sự đau khổ mà họ thích”
Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc. Nhưng bạn có thể chọn sự đau khổ và có thể chọn phương cách đau khổ mà bạn thích. Nhưng riêng người nghèo không có quyền chọn lựa đau khổ của mình. Trong khi người giàu có thể chọn lựa sự đau khổ mình muốn. Đây là sự khác biệt. Thế nên không một ai chọn lựa sự nghèo túng để được vui sướng trong sự tự do nào đó. Sự nghèo túng của người nghèo đến như một tai họa. Một số mạng và họ không có quyền chọn lựa.
Riêng người thuộc tôn giáo tự chọn sự đau khổ cho chính mình. Vì thế họ có một chút vui vẻ. Người không tôn giáo đau khổ cho sự thiếu may mắn. Vì họ không thể chọn lựa. Cả hai đều sống trong thế giới thuộc về phạm trù"Luôn luôn hơn nữa” Nhưng người thuộc tôn giáo sống như một vị vua. Vì họ thấy mình có chia sẻ khi cho đi và cho rằng mình đầu lòng nhân từ.
Phật giáo, Jaïna giáo và Lão giáo tạo ra dạng tâm thức thứ ba. Họ không thuộc bình thường cũng không thuộc ngoại hạng. Thật ra, đây không phải là tâm thức. Tốt hơn là gọi  thuộc về dạng "Vô tâm thức”
Chúng ta cùng hiểu sự phân loại: Tâm thức bình thường và tâm thức ngoại hạng. Chúng đối chiếu với nhau trong cùng chiều hướng của"Luôn luôn hơn nữa” Rồi, chúng ta lại có"Vô tâm thức” của Phật giáo, Jaïna giáo và Lão tử. Cái"Vô-tâm thức” này là gì? Đây chỉ là sự tiếp cận thứ ba của hiện thực.
Phật giáo và Jaïna giáo không thuyết về lòng nhân từ. Họ không thuyết về lòng nhân từ mà thuyết về sự thản nhiên. Họ không nói:"Cho đi” Vì sự cho đi dính liền với nhận lại. Như thế cũng đồng một vòng tròn. Khi nhận lại, chúng ta sẽ lấy đi của một ai đó và khi cho có nghĩa cho ai đó. Đây cũng vẫn cùng một vòng tròn. Kích thước thì không thay đổi. Chỉ hướng đi thì có khác.
Phật giáo thuyết về trung tính - Sự không sở hữu. Sự không sở hữu được nhấn mạnh vào không sở hữu chứ không phải cho đi. Bạn chỉ không cần sở hữu. Thế thôi. Bạn không cần sở hữu, cho dù vật chất hay con người. Có nghĩa chỉ đơn giản là buông bỏ thế giới của sự sở hữu.
Ở đây không còn là cho để nhận. Vì hai hành động này thuộc về thế giới sở hữu. Bạn chỉ có thể cho những gì mình đã sở hữu. Vì làm sao có thể cho những gì mình không sở hữu? Bạn chỉ có thể cho những gì đã có. Nói cách khác. Làm sao bạn có thể cho? Vì khi được sinh ra đời. Bạn không theo mang gì cả. Nhất là bạn không thể sở hữu. Vì khi rời khỏi cuộc đời bạn không thể sở hữu bất cứ thứ gì.
Trong cuộc sống này, bạn chỉ có thể hiện hữu từ hai phía: Hiện hữu bên phía những ai muốn có nhiều hơn. Luốn lấy đi nhiều hơn, thu hút về mình nhiều hơn và tiếp tục vổ béo không ngừng. Hay, bạn có thể hiện hữu về phía những người cho đi. Lúc nào cũng cho và không ngừng thu nhỏ lại.
Đức Phật nói:
Bạn không nên sở hữu,
Bạn không nên chọn góc này hay góc kia;
Hãy đơn giản trong trạng thái không sở hữu trong hành động.
Đó là dạng người tôi gọi là: Những người"Vô tâm thức"Họ thật hạnh phúc và vui vẻ như người ngoại hạng. Nhưng yên lặng hơn. Họ trầm lặng trong yên bình hơn. Họ có sự hài lòng sâu sắc. Nhưng không thể hoan hỉ. Bạn không thấy bất cứ một nụ cười nào trên gương mặt họ. Bạn không thể tìm thấy tượng Mahavir tươi cười như đức Phật.
Họ không vui vẻ hay hạnh phúc. Vì đã buông bỏ thế giới đau khổ và hạnh phúc. Họ chỉ nghỉ ngơi trong sự trung tính đối với những sự việc và với thế giới vật chất. Không sở hữu nhưng hoàn toàn cách biệt và vô tư. Vì thế được gọi là Anashakti - Sự vô tư và trung tính. Người này chỉ có phẩm chất yên lặng nào đó bao chung quanh và bạn có thể cảm nhận được sự yên lặng này.
Nhưng Tilopa vượt ra ngoài ba dạng thức này. Ông vượt quá tổng thể của ba trạng thái. Vì thế rất khó để xếp loại. Tâm thức bình thường luôn đòi hỏi nhiều hơn. Tâm thức ngoại hạng cho đi  nhiều hơn. Còn tâm thức "Vô tâm thức” lại thản nhiên không dính líu. Không cho cũng không lấy.
Vậy, làm thế để định danh tâm thức của Tilopa? Tilopa là dạng thức thứ tư. Dạng thức này là dạng thức cuối cùng và cao nhất. Không sở hữu bất cứ gì vượt ra ngoài. Cũng không phải là"Vô tâm thức" 
Tilopa không còn thuộc về tâm thức hay "Vô tâm thức". Trong "Vô tâm thức", sự nhấn mạnh vẫn còn đặt vào sự kiện thản nhiên với những sự việc và thế giới hiện tượng. Nhưng bên trong vẫn còn tập trung nhiều vào những sự việc: "Hãy giữ thản nhiên không bám chấp"
Bạn không sở hữu những sự việc. Nhưng còn phải hoàn toàn rõ biết để không chiếm hữu. Bạn cần phải giữ mình không bị ràng buộc. Cũng như cần rõ biết để không sở hữu bất cứ thứ gì. Hãy nhìn một cách sáng tỏ điểm đặc biệt này: Sự nhấn mạnh vẫn còn đặt trên những sự việc"Hãy thản nhiên với cuộc đời !"
Tilopa nói:
Bạn cần chú ý vào bản thể mình,
Không chú ý vào những hiện tượng.
Hãy lặng yên và tự ngắm chính mình. Đừng thờ ơ với cuộc sống. Vì sự thờ ơ này là chiếc cầu tế nhị nối liền bạn với cuộc đời. Sự chú ý không cần mang đến bên kia. Hãy quay cuộc đời vào bên trong. Đừng quan tâm đến thế giới bên ngoài hay những sự việc và cũng đừng thờ ơ.
Bạn không yêu cầu sở hữu thêm gì nữa cả. Bạn không cho đi và cũng không thờ ơ với thế giới. Có thể như thế giới đã biến mất. Bạn tập trung vào chính mình. Ngồi với chính mình và không làm gì cả (Khoảng lặng). Tất cả sự chú ý của bạn đã được chuyển hóa. Nó vận hành trọn vẹn trong sự quay trở lại.
Khi thế giới hoàn toàn biến mất. Quả thật không có gì để cho. Không gì để lấy và không gì để thờ ơ. Duy nhất chỉ còn bạn hiện hữu. Bạn sống trong sự rõ biết chính mình và vũ trụ của mình. Có nghĩa không gì khác có thể hiện hữu. Trạng thái vượt ra ngoài tâm thức và vô tâm thức là trạng thái tối thượng của sự lãnh hội. Thật sự không có gì hiện hữu ở bên ngoài cả.
Tôi muốn nói với bạn điều này: Đừng bao giờ thỏa mãn khi chưa đạt đến điều này. Tại sao? Vì con người bình thường thì rất đau khổ. Họ luôn yêu cầu được thêm nhiều hơn nữa . Cho nên không bao giờ họ có thể thỏa mãn. Vì vậy sự trầm uất lúc nào cũng hiện diện và không ngừng gia tăng.
Người ngoại hạng thuộc về tôn giáo giảng rất vui vẻ. Nhưng lại  tận cùng đau khổ. Ngay cả khi nói rằng hoan hỉ. trong đó vẫn còn ẩn dấu một nỗi buồn nào đó. Họ cố mỉm cười nhưng nụ cười lại không có trong họ.
Giống như đứng trước nhà nhiếp ảnh. Họ chỉ có thể phô bày những sự biểu lộ không xuất phát từ bên trong. Điều này thì thích hợp với trạng thái thứ nhất. Vì ít ra cũng có nụ cười. Nụ cười này có thể không sâu sắc nhưng hiện hữu. Nhưng điều này không kéo dài lắm. Sau đó, tất cả những gì sở hữu sẽ cạn dần. Như thế nụ cười hoan hỉ sẽ biến mất. Tuy bạn thích cho nhiều hơn nữa và như thế cũng có nghĩa cùng trong không gian của những người bình thường.
Có thể dạng người thứ hai có thời gian để hiểu và rõ biết về sự đau khổ của họ. Nhưng nỗi buồn vẫn còn đó. Sự vui mừng mang ra thực hành trong biệt thất. Ở những ngôi đền, tu viện cũng không thể sâu sắc hơn để trở thành trạng thái thường trực. Họ không thể đi vào sự vĩnh hằng. Vì sẽ đánh mất nó. Bản chất nó thì như thể và chỉ xuất hiện trong phút chốc.
Tại sao chỉ có thể trong phút chốc? Vì khó tránh khỏi giây phút không thể cho được nữa vì không còn gì nữa. Vì thế nhiều người trong hai dạng tâm thức này. Tâm thức bình thường và tâm thức ngoại hạng cùng đồng phẩm chất. Đồng sự thỏa thuận. Chúng ta có thể nhìn thấy sự thỏa hiệp này ở khắp mọi nơi.
Trước tiên, họ kiếm được một trăm đồng và cho đi mười phần trăm. Vì đây là khả năng duy nhất. Nếu cho hết toàn bộ một trăm đồng. Họ sẽ không còn gì để cho. Những người Hồi giáo nói: Nên mang năm phần trăm lợi tức của bạn để làm từ thiện. Đây là một thỏa hiệp. Nói cách khác, bạn sẽ không còn gì để cho.
Do đó, lúc đầu bạn tích lũy để sau đó sẽ phân phát trong quan niệm làm giàu để được xem là nhân đức. Như thế bạn cần khai thác để có thể giúp đỡ người khác.  Tất cả điều này đều mơ hồ! Nhưng lại là cơ hội duy nhất. Vì đây là chiếc cầu giữa bình thường và ngoại hạng. Tâm thức bình thường cứ nghĩ và tin rằng: Khi có nhiều. Chúng ta nên cho đi để giúp đỡ những người khác.
Chắc chắn họ sẽ thực hiện khi có khá tiền. Họ sẽ quyên cho bệnh viện. Cho trung tâm nghiên cứu về ung thư. Cho thư viện hay trường học. Trước tiên họ khai thác và sau đó cho đi. Trước tiên họ lấy của bạn rồi sau đó giúp bạn. Những người giúp đỡ và những người lấy đi không gì khác biệt. Thật ra thì như nhau. Tay phải họ lấy đi và từ tay trái họ giúp đỡ. Cùng cùng thuộc về thế giới làm ăn.
Dạng người thứ ba – Vô tâm thức trong hoàn cảnh tốt hơn hai người đầu. Sự yên lặng của họ có thể lâu hơn. Nhưng vẫn không ở trong niềm nội hỉ. Họ không cảm thấy hạnh phúc. Không bất hạnh. Không nghèo túng nhưng trạng thái vẫn phát xuất từ bản chất tiêu cực.
Họ như người không có bệnh vì bác sĩ không thấy gì bất bình thường nơi họ. Dù vậy, họ vẫn không thể lành mạnh vì không cảm nhận bất cứ thoải mái nào. Họ không bệnh cũng không khoẻ mạnh. Vì ở giữa. Có nghĩa họ chỉ sống thờ ơ.
Sự thờ ơ có thể cho bạn sự yên lặng. Nhưng yên lặng vẫn không đủ. Điều này thì tốt đẹp. Nhưng không thể thỏa mãn.  Vì sớm hay muộn bạn sẽ chán nản. Như những gì xảy ra khi về quê. Cuộc sống thành thị làm bạn chán nản - Bombay, Luân đôn hay Nữu ước chẳng hạn. Bạn mệt mõi vì tiếng động, xe cộ và tất cả những sự điên cuồng chung quanh.
Vì thế bạn đi trốn vào dãy Hy mã lạp sơn. Nhưng sau đó ba, bốn, năm ngày hay nhơn một tuần lễ. Sự yên lặng bắt đầu đè nặng bạn. Những ngọn đồi thì yên lặng, cây cối yên lặng, thung lũng cũng yên lặng. Thật sự không có một náo động nào. Cho nên bạn bắt đầu mong muốn cuộc sống thành thị: Mong muốn tìm đến quán rượu, rạp hát, bạn bè...
Vì sự yên lặng vẫn không đủ. Vì sự yên lặng có bản chất của cái chết không phải là sự năng động của cuộc sống. Thật tốt trong những kỳ hè, thật vui cho một buổi dã ngoại. Thật tốt để vượt khỏi những lo toan hàng ngày vài ngày. Trong những giây phút này cho phép bạn hoàn toàn yên lặng.
Bạn cảm thấy hứng khởi. Nhưng niềm vui này không thể vĩnh hằng. Rất mau chóng sẽ chán chường. Vì điều này vẫn chưa thể đủ. Đây không phải chất dinh dưỡng. Sự yên lặng chỉ bảo vệ bạn khỏi đau khổ và dao động... Nhưng tự trong nó không có chất dinh dưỡng. Vì đây cũng là trạng thái tiêu cực.
Trạng thái thứ tư được Tilopa thể hiện. Nhưng trạng thái này không thể diễn đạt. Tilopa chỉ cố vén màn cho Naropa nhận được lòng xác tín, tình thương và đức tin. Đây là trạng thái nội hỉ, yên lặng  và hạnh phúc đã sẵn có tính tích cực.
Không duy chỉ là yên lặng. Nó không đến từ sự thờ ơ trong cuộc sống. Ngược lại, nó là sự trải nghiệm sâu sắc nhất của bản thể. Nó không đến bằng sự từ khước mà bằng sự khai hoa của trạng thái thư giãn tự nhiên. Sự khác biệt này rất vi tế.
Nếu hiểu bằng cách chiêm nghiệm về những khác biệt. Toàn thể con đường sống sẽ trở thành sáng tỏ và bạn có thể tiến hóa dễ dàng. Nhưng đừng bao giờ thỏa mãn trong trạng thái thứ tư này. Vì nếu bạn cảm thấy thỏa mãn. Sớm muộn gì  sự bất thỏa nguyện cũng sẽ xuất hiện. Khi chưa đạt đến trạng thái Satchitanand - Sự thật tuyệt đối hay Niềm rõ biết và nội hỉ tuyệt đối. Có nghĩa vẫn chưa đến đích. Bạn vẫn còn ở trên con đường.
Vì bạn có thể dừng bên đường để nghỉ ngơi. Nhưng không thể dừng chân để làm nơi trú xứ. Cuộc hành trình cần phải tiếp tục. Bạn cần phải đứng dậy và tiến về phía trước. Nếu đang trong trạng thái thứ nhất của tâm thức chín muơi chín phần trăm. Như thế những người thuộc Juda giáo, Hồi giáo hay Thiên chúa giáo sẽ giúp bạn. Họ sẽ giúp bạn thoát khỏi bẫy của sự nghèo khó bình thường.
Điều này rất tốt nhưng bạn còn ở trên con đường và đừng tự lừa mình khi tưởng tượng đã thành tựu cuộc tìm kiếm chính mình. Bây giờ, bạn cần vượt qua điều này. Phải vượt qua niềm hoan hỉ chứa cả nỗi buồn. Vượt ra ngoài những hành động cho và nhận này. Có nghĩa vượt ra ngoài cái gọi là lòng nhân từ.
Vì bạn là ai mà có thể cho? Bạn có gì để cho? Bạn là ai mà nói rằng mình giúp đỡ người khác? Trong khi bạn chưa được giúp được chính mình, làm sao có thể giúp người? Ánh sáng của bạn chưa được thắp sáng; sao lại muốn thử đốt lên ánh sáng của người. Bạn chỉ có một nguy cơ là làm tắt mất ánh sáng của người. Vì bản thể bên trong bạn vẫn ở trong bóng tối. Co nên bạn không thể hỗ trợ ai cũng như không thể cho. Vì không có gì để cho.
Phật giáo, Jaïna giáo, Lão giáo, Đạo giáo, Mahavir và Đức Phật có thể giúp bạn ra khỏi và Tilopa nói:"Bạn không nên thỏa mãn trong sự yên lặng thờ ơ” Tình trạng tách rời hay sự dè dặt không phải là sự tỉnh thức. Vì bạn luôn dính liền với cuộc đời này.
Tilopa có thể giúp bạn vượt ra ngoài điều này. Ông có thể dẫn bạn đi vào trung tâm sâu thẳm nhất của bản thể. Ông có thể giúp bạn tập trung và bám chặt vào chính mình. Tất cả sự việc được hòa tan. Bạn chỉ cần giữ mình trong tính thuần khiết kết tinh. Bạn chỉ cần giữ mình trong sự hồn nhiên tuyệt đối như cuộc đời không hiện hữu hay chưa từng hiện hữu.
Trong không gian rõ biết thứ tư. Bạn đạt đến giây phút chưa sinh ra. Cội nguồn tuyệt đối của bản thể. Bạn chưa thực hiện bước đầu tiên vào cuộc đời hay chưa thực hiện những bước sau. Đây là những gì mà môn đồ phái Zen gọi là đạt đến bản lai diện mục.
Những vị thầy phái Zen nói với học trò:
“Hãy đi tìm gương mặt của anh trước khi ra đời"
“Hãy đi tìm gương mặt anh sau khi chết"
Khi cuộc đời chưa hiện hữu hay khi nó biến mất. Bạn đạt đến sự thuần khiết nguyên thủy. Đây được gọi là bản thể.
Chúng ta hãy thử hiểu Tilopa:
Không có cho và nhận,
Và vẫn giữ tự nhiên.
Vì Mahamudra ở ngoài,
Mọi đón nhận và mọi từ khước.
Chúng ta không nên cho đi hay nhận. Vì khi thấy mình cho. Bạn đã vượt ra khỏi chính mình. Khi thấy mình nhận. Bạn cũng vượt ra khỏi chính mình. Hai hành động này chỉ là những trò tiêu khiển và cái này sẽ đưa bạn đến cái kia.
Nếu cứ lẫn lộn. Năng lượng sẽ tuôn chảy ra bên ngoài. Thế nên dù nhận hay cho. Cũng không gì quan trọng. Khi sự việc hình thành. Đôi mắt bạn cứ mãi tập trung vào việc cho hay nhận. Vì thế bạn đã quên mất chính mình.
Đây là những gì xảy ra cho mỗi người chúng ta. Bạn đã quên mất chính mình vì đôi mắt đã tập trung và hoàn toàn tê liệt vì nhìn vào đối tượng. Bạn cứ mãi bận rộn trong sự mong muốn cho và nhận thì làm sao là chính mình?
Ngay cả khi chạy trốn cuộc đời. Tâm thức bạn vẫn đeo đuổi với ý nghĩ:"Người khác sẽ nghĩ gì về mình?"Ngay cả khi tỵ nạn trong dãy Hy mã lạp sơn. Bạn vẫn tư duy:"Người khác sẽ nghĩ rằng"Tôi trở thành nhà đại hiện triết vì đã từ khước cuộc đời. Họ sẽ nói nhiều về tôi trên báo chí và truyền thông đại chúng"
Bạn sẽ chờ vài du khách đơn độc hay vài người lang thang nhàn rỗi. Cung cấp tin tức chủ đề về cuộc đời ẩn cư của bạn. Như vậy, bạn không có gương mặt thật chính mình. Duy chỉ là những dư luận người khác về cuộc ẩn cư của bạn.
Một người nói bạn đẹp và như thế bạn cho rằng mình đẹp. Người khác nói bạn xấu. Bạn thấy mình bị đụng chạm và xem mình bị thương tổn. Vì mình sẽ trở thành xấu xí. Như thế, bạn chỉ tích lũy những dư luận của người khác và không biết mình là ai. Bạn chỉ biết những gì người khác nghĩ về bạn là...
Điều này hoàn toàn xa lạ vì những người cho rằng họ hiểu bạn. Nhưng điều quan trọng là: Họ chưa bao giờ hiểu họ. Họ cũng chỉ biết họ qua những gì người khác nói. Đây là một trò chơi tuyệt diệu:"Tôi biết tôi qua anh và anh biết anh qua tôi. Như thế có nghĩa cả hai không biết mình là ai"Người ngoài trở thành quá quan trọng và tất cả năng lượng của bạn bị người kia ám ảnh. Vì không ngừng tư duy về người khác hay mãi tư duy về nhận hay cho ai cái gì đó.
Tilopa nói:
Không cần cho hay nhận.
Ông đang nói gì? Có phải ông nói không cần chia sẻ? Không. Nếu nắm bắt như thế. Có nghĩa bạn không hiểu mộtcách nghiêm túc.
Ông chỉ nói:
Chúng ta không cần phải lo âu về những gì cho hay nhận.
Nếu có thể cho một cách tự nhiên. Rất tuyệt vời. Vì như thế sẽ không có gì tồn đọng trong tâm thức. Không có gì liên quan đến việc cho và nhận này. Đây là sự khác biệt giữa cho và sự chia sẻ.
Một người thấy mình cho, biết mình cho. Như thế họ muốn bạn biết ơn sự cho như bạn sẽ cấp cho họ một hóa đơn:"Vâng, anh đã cho tôi điều này"Bạn cần cám ơn và cảm nhận lòng biết ơn những gì họ cám ơn lại bạn... Đây không phải là món quà mà một sự mặc cả. Thật sự, họ chỉ mong muốn đón nhận cái gì đó. Ngay cả sự biết ơn bạn có thể vẫn chưa đủ. Theo họ đây là sự thương lượng khi cho và nhận.
Vì thế Tilopa không nói bạn đừng chia sẻ. Ông chỉ nói:"Đừng quan tâm đến những gì đã cho hay đón nhận" . Nếu tự nhiên cảm nhận nhu cầu cần cho đi thì cứ cho. Đây là sự chia sẻ. Một món quà thật sự.
Đây là sự khác biệt giữa tặng một món quà và  thấy rằng mình cho. Món quà thì không có sự mặc cả. Không chờ đợi phản hồi. Tuyệt đối không, ngay cả lòng biết ơn. Ngay cả cái gật đầu cám ơn. Có nghĩa không gì để chờ đợi.
Nếu còn chú ý về về sự cho. Người nhận sẽ cảm thấy tổn thương. Nếu quá chú tâm vào việc này, người kia có thể cảm thấy khó chịu. Vì họ không hề chờ đợi lại phải cảm nhận lòng biết ơn vì đã đón nhận món quà... Họ có thể từ khước. Họ có thể nói không nhưng lại làm ra vẻ dễ thương để không từ chối.
Khi đã nhận. Thế cũng đủ. Một người cho bạn một món quà. Họ không chờ đợi để nhận lòng biết ơn khi bạn đón nhận. Tuy bạn có thể từ chối. Nhưng điều này cũng quá đủ với họ.
Vì thế Tilopa không nói:
Đừng cho hay không nên nhận.
Vì cuộc sống không thể hiện hữu nếu không có sự cho hay nhận.
Ngay cả Tilopa cũng cần thở.
Ngay cả Tilopa cũng phải đi xin để có thức ăn.
Tilopa cũng cần đến bờ sông để uống nước.
Khi khát, ông cần nước.
Khi đói, ông cần thức ăn.
Khi Tilopa cảm thấy khó thở trong gian phòng kín mít.
Ông cũng cần đi ra ngoài để và thở thật sâu không khí trong lành.
Tilopa đã nắm cuộc sống trong từng giây phút. Như thế, bạn không thể sống mà không cần thọ nhận. Cũng có một số người đã cố thử, nhưng sự việc này không phải là tự nhiên; mà là những người ích kỷ nhất có thể còn hiện hữu.
Những người ích kỷ luôn muốn thử sống hoàn toàn độc lập. Những người ích kỷ luôn muốn thử sống không cần bất cứ gì đến từ người khác. Điều này hoàn toàn vô nghĩa lý.
Tilopa không hành động như thế. Vì ông là người hoàn toàn tự nhiên. Bạn không thể tìm thấy người nào sống tự nhiên hơn Tilopa. Nếu hiểu được bản chất của ông. Bạn sẽ kinh ngạc khi quan sát và khám phá ra một sự kiện hoàn toàn nền tảng. Không ai lệ thuộc ai và không ai có thể tự tồn tại độc lập. Mọi người đều tương ác và tương thuộc với nhau.
Không ai có thể tuyên bố:"Tôi hoàn toàn sống độc lập"Điều này hoà toàn vô nghĩa! Bạn không thể hiện hữu cho dù một giây phút trong sự độc lập và cũng không hoàn toàn lệ thuộc vào ai. Tất cả đều tương tác và tương thuộc với nhau.
Sự thực. Hai đối cực này không thể hiện hữu. Vì tất cả đều lệ thuộc nhưng cũng hoàn toàn độc lập và ngược lại. Cuộc sống thì tương tác và tương thuộc. Nói một cách khác: Đây là sự chia sẻ. Một vị vua cũng lệ thuộc vào người hầu và gười hầu cũng có thể hoàn toàn tự do với vua. Chẳng hạn: Họ có thể tự tử. Như thế ít ra họ độc lập về điều này.
Những gì tuyệt đối thì không thể hiện hữu ở thế giới này. Cuộc sống hiện hữu nhờ vào tính tương đối. Đương nhiên, Tilopa hoàn toàn rõ biết về điều này. Ông khuyên chúng ta nên hướng về con đường tự nhiên. Như thế làm sao bạn có thể khước từ? Có nghĩa Tilopa hoàn toàn rõ biết cuộc sống tồn tại nhờ vào tính tương tác và tương thuộc của cho và nhận.
Bạn chia sẻ nhưng không cần quan tâm. Không cần nghĩ về nó. Đơn giản chỉ cần cho phép điều này xảy ra. Khi để điều này xảy ra tự nhiên thì hoàn toàn khác biệt. Không yêu cầu gì hơn nữa. Những gì có thể có cũng không cần cho những gì có thể cho. Bạn chỉ tự nhiên vớinhững gì cần cho và nhận những gì có thể tự nhiên được tiếp nhận.
Không cần nghĩ rằng mình thiếu nợ với ai và cũng không ai thiếu nợ bạn. Ngoại trừ bạn vay mượn. Chỉ đơn giản rõ biết cuộc sống hoàn toàn tương tác và tương thuộc. Chúng ta hoàn tonà hiện hữu trong sự hỗ tương. Tất cả đều là thành phần của nhau. Sự rõ biết là đại dương bao la và không ai là một hoang đảo. Chúng ta gặp gở và hợp lại thành một khối. Thật sự không có biên giới để chia cách hay phân biệt. Tất cả những điều này hoàn toàn là lầm lẫn. Tilopa rõ biết điều này. Nhưng như vậy, ông muốn chứng minh điều gì?
Ông chỉ nói:
Chúng ta không cần phải cho hay nhận;
Hãy để tất cả  tự nhiên xảy ra.
Ngay giây phút nhận thấy mình thọ nhận. Sự tự nhiên không còn nữa. Thọ nhận không phải là vấn đề. Nhưng  sự kiện nghĩ mình đang thọ nhận. Sự tự nhiên đã đánh mất. Cho đi thì hoàn toàn tuyệt diệu. Nhưng giây phút nghĩ mình cho. Cử chỉ này đã trở thành xấu vì không còn tự nhiên nữa. 
Chỉ đơn giản là cho. Vì không thể làm gì khác. Có nghĩa bạn có và cần cho. Thế thôi. Và bạn chỉ nhận. Vì không thể làm gì khác. Vì dù sao đi nữa bạn cũng là một thành phần trong"Tổng thể" .
Thế nên, không bản ngã nào có thể tạo ra hay sẽ được phát sinh do sự kiện thọ nhận hay cho đi. Đây là điểm đặc biệt cần được hiểu một cách minh bạch. Bạn không tích lũy và cũng không từ khước. Chỉ đơn giản giữ tự nhiên. Nếu sự việc đến. Bạn thưởng thức. Nếu có nhiều hơn nữa và sự thặng dư luôn trở thành gánh nặng. Bạn nên chia sẻ. Thế thôi. Không phải là sự cân bằng. Đơn giản, chỉ cần giữ tự nhiên. Không sở hữu cũng không từ khước. Không sở hữu cũng như  không vô sở hữu.
Hãy nhìn loài thú dữ và chim chóc. Chúng không thọ nhận cũng không cho đi. Trong"Tổng thể”, mỗi người tìm lại niềm vui riêng của mình. Từ"Tổng thể”, mỗi người tự chia sẻ và thọ nhận. Trong"Tổng thể”, chim chóc, thảo mộc và loài thú sống thật tự nhiên. Con người là con vật duy nhất không còn tự nhiên. Vì thế tôn giáo trở thành cần thiết.
Loài thú không cần đến tôn giáo. Chim chóc không cần đến tôn giáo. Vì chúng sống không ngoàithiên nhiên. Chỉ riêng loài người mới cần đến tôn giáo. Con người càng xa rời tự nhiên thì tôn giáo càng cần thiết.  Xin bạn nhớ điều này: Một xã hội càng trở thành nhân tạo. Kỹ thuật và tôn giáo lại càng cần thiết cho họ.
Nhiều người hỏi tôi:"Tại sao ở Mỹ có những cuộc đi tìm về tôn giáo bằng những dao động đầy hoài bảo như thế” Vì nước Mỹ là một nước nhân tạo cao nhất cho đến ngày nay. Họ có kỹ thuật tân tiến nhất. Một chế độ kỹ thuật đã xuất hiện và điều này đã mang đến mọi sự việc một cách nhân tạo hơn nữa .
Vì thế, bản thể bên trong có hoài bảo được giải thoát khỏi nền kỹ thuật tiên tiến. Bản thể bên trong bạn đói tự nhiên. Vì xã hội đã trở thành nhân tạo hơn. Văn hóa hơn, văn minh hơn. Nên đã đã xa rời thiên nhiên. Khi xã hội đã trở thành quá tri thức. Tôn giáo sẽ xuất hiện để cân bằng. Đây là sự cân bằng tế nhị. Vì một xã hội tự nhiên thì không cần đến tôn giáo.
Lão tử nói:
“Tôi nghe người xưa nói: Có thời gian loài người csống một cách tự nhiên. Lúc đó không có tôn giáo. Khi loài người còn tự nhiên, họ không bao giờ nghĩ đến thiên đường hay địa ngục. Khi choàn toàn tự nhiên thì không có quy tắc hay luật lệ"
Lão tử nói:
“Khi có luật lệ, con người phạm tội nhiều hơn vì quá nhiều tri thức"
Trung quốc đã sống trình độ văn hóa như thế. Chưa một quốc nào có được nền văn hóa như thế. Khổng tử đã tạo ra kỷ luật chặc chẻ bằng cách rèn luyện con người với ba ngàn ba trăm quy tắc kỷ luật.
Vào thời đại này, Lão tử xuất hiện để cân bằng. Vì Khổng tử đã làm biến dạng tập họp xã hội. Ba ngàn ba trăm quy tắc thật sự quá nhiều cho một quốc gia. Con người đi đến mức độ quá tri thức nên bị biến dạng hoàn toàn. Bạn không còn là con người nữa. Thế là Lão tử đến, ông quăng tất cả luật lệ xuống đất và tuyên bố một kỹ luật duy nhất: Luật vàng là không có bất cứ luật lệ nào.
Đây là sự cân bằng. Lão tử là tôn giáo và Khổng tử là tri thức. Tôn giáo cần thiết như một viên thuốc. Vì nó là một loại thảo dược. Nếu bệnh, phải cần đến thuốc. Và xã hội đã trở thành bệnh hoạn khi cuộc sống tự nhiên đã biến mất.
Con người trở thành bệnh hoạn khi cuộc sống tự nhiên bị biến mất. Một người trở thành bệnh tật khi cái tự nhiên đã bị quên lãng. Riêng Tilopa thì đầy sâu sắc theo sự tự nhiên và thư giãn.
Thế nên, đừng bao giờ quên tự như và thư giãn. Vì bạn có thể thử tự nhiên cao độ. Nhưng chính sự cố gắng là đi ngược với tự nhiên. Vì thế những tính kỳ quặc được tạo thành. Tôi đã gặp rất nhiều người. Những người cuồng tâm thực hiện loại giáo huấn tự nhiên thành cái gì đó hoàn toàn trái tự nhiên.
Ví dụ: Quả thật tốt khi được dinh dưỡng bằng những thức ăn có bón phân bón sinh học. Không gì sai sót cả. Dù vậy nếu quá lo âu và bị ảnh hưởng sâu sắc. Trong từng giây phút bạn mãi nghĩ về thức ăn sinh học và không gì khác có thể đi vào thân vật lý. Như thế có nghĩa đã đi quá trớn. Tôi biết có rất nhiều người tin vào tự nhiên trị liệu pháp và họ quá đơm đặt về phương pháp trị liệu tự nhiên. Đến nổi, không thể tưởng tượng được làm sao họ có thể đi đến kết quả tốt.
Điều này có thể xảy ra. Nếu nó trở thành sự căng thẳng của tâm thức. Như thế có nghĩa trái tự nhiên. Từ ngữ"thư giãn" không bao giờ quên. Nói cách khác: Bạn có thể trở thành cuồng tâm hay điên loạn. Nếu không tự nhiên và thư giãn. Tuy nhiên, bạn có thể tự đặt một phần vào tổng thể và thực hiện một cố gắng nào đó. Như thế, sự tự nhiên đã trở thành nhân tạo.
Tilopa hoàn thư giãn và tự nhiên. Điều này hợp thành tất cả giáo huấn của ông. Ông không nói: Bạn không nên cho hay nhận. Dù vậy ông vẫn nói về nó. Có phải ông muốn giải thích điều khác nữa chăng?
Chúng ta không cho hay thọ nhận
Mà vẫn vẫn giữ tự nhiên.
Ở đây thì ẩn náu ý nghĩa:"Vẫn giữ tự nhiên” Nếu có thể giữ tự nhiên trong lúc cho đi thì thật tuyệt vời. Nếu tự nhiên ai ho bạn cái gì đó và bạn thọ nhận một cách thật tự nhiên. Có nghĩa đừng quá bận tâm để trở thành mối lo âu của bạn.
Và Mahamudra vượt ra ngoài sự đón nhận và từ khước.
Lão tử giảng về thọ nhận. Tilopa giảng về cái gì đó vượt ra ngoài từ khước và thọ nhận. Tilopa thật sự là một trong những đại đạo sư. Khi từ chối điều gì đó sẽ mất tự nhiên. Điều này chúng ta có thể hiểu được. Vì sẽ có sự giận dữ trong bạn vì bị dồn nén do một luân lý nào đó hay vì những khó khăn nào đó. Nên cơn giận tạo cho bạn những xung đột bạo lực.
Chấp nhận cơn giận trong cuộc sống thật không dễ dàng. Vì sống với cơn giận, bạn không thể sống với người nào khác . Nó tạo ra những vấn đề và những nhà luân lý vẫn luôn hiện diện để sẵn sàng giúp bạn.
Họ sẽ nói với bạn:"Hãy đè nén và từ khước. Đừng nổi giận. Bạn phải từ chối nó” Như thế, bạn sẽ từ khước cơn giận. Ngay giây phút từ khước, bạn bắt đầu không còn được tự nhiên . Vì dù gì đi nữa, thiên nhiên đã ban cho bạn. Vậy bạn là ai mà có thể  từ khước?
Một phần tâm thức giữ vai vị thầy và phần khác là một tập họp. Điều này thì không thể. Bạn có thể tham gia trò chơi này không ngừng. Thành phần là cơn giận và cố không lo âu. Như thế cố dồn nén cho đến giây phút bùng nổ.
Thật ra, điều này không làm phiền đến bất cứ thành phần nào. Cho dù giận dữ, tính dục hay ham muốn. Bạn ngưng tranh đấu, ngưng hao mòn . Ngưng dán hàng triệu phương cách. Nnưng vẫn luôn chia chẻ, xung đột từng mảng vụn. Một khi đã từ khước, bạn không còn tự nhiên. Nếu không từ khước, lập tức sự thọ nhận nổi lên trên mặt. Vì nếu không từ khước bạn sẽ thọ nhận. Điều này rất vi tế  và đầy tế nhị.
Tilopa nói:
Ngay cả trong thọ nhận,
Sự từ khước vẫn hiện hữu.
Khi nói:"Vâng, tôi thọ nhận"Như thế trong thâm tâm bạn đã từ khước. Nói cách khác. Tại sao bạn nói:"Tôi thọ nhận?” Đâu là nhu cầu để bạn đón nhận? Sự đón nhận hoàn toàn vô nghĩa nếu kèm theo từ khước.
Nhiều người đến gặp tôi và nói:"Vâng, chúng tôi chấp nhận ông” Tôi nhìn lên gương mặt với những gì họ nói. Ngay khi nói vâng. Cái không đã hiện hữu. Cái vâng này chính nó đã chứa đựng cái không. Vâng chỉ là chiếc áo hời hợt. Một sự trang trí không hơn không kém. Trong chúng, tôi có thể thấy cái không lay động đầy sống động.
Họ nói:"Chúng tôi chấp nhận"Nhưng sự chấp nhận này lại chứa đầy từ khước. Thật sự họ đã từ khước. Nếu không có sự từ khúc làm sao có thể nói chấp nhận? Làm sao bạn có thể nói:"Tôi buông bỏ" 
Như vậy sự chấp nhận vượt ra ngoài sự từ khước. Như thế sự chấp nhận toàn diện được hình thành. Có nghĩa sự buông bỏ cần vượt ngoài tranh đấu để buông bỏ; để sự buông bỏ thực sự được hình thành. Như thế mới được xem là hoàn hảo.
Vì Mahamudra;
Vượt ra ngoài mọi chấp nhận và từ khước.
Khi giữ tự nhiên trong đơn giản. Không từ khước cũng không chấp nhận. Không tranh đấu hay buông xuôi. Không nói vâng hay từ khước mà cứ để tự trôi chảy. Những gì xảy ra cứ xảy ra. Không cần sự chọn lựa cá nhân. 
Cho dù bất cứ gì xảy ra. Bạn chỉ đơn giản ghi nhận điều này ađng xảy ra. Không cố thay đổi bất cứ điều gì. Không cố sửa đổi bất cứ thứ gì. Không lo âu về việc hoàn thiện mình. Đơn giản là giữ chính mình. Quả thật cực kỳ khó khăn cho tâm thức. Vì nó lúc nào cũng muốn được hoàn hảo.
Tâm thức không ngừng nói:
“Anh có thể đi cao hơn. Có thể trưởng thành hơn. Anh có thể đánh bóng ở chổ này hay chổ kia và có thể trở thành vàng ròng. Hãy hoàn thiện, chuyển đổi, biến hóa và chuyển hóa" .
Tâm thức không ngừng lặp lại:
“Bạn khả dĩ có thể thực hiện tốt hơn. Luôn luôn có thể làm tốt hơn. Vậy hãy thực hiện như thế  !"
Như thế sự từ khước đã hình thành. Khi từ khước một thành phần nào đó trong chính bạn. Bạn sẽ bối rối tận cùng. Vì nó là một bộ phận thuộc về bạn. Nên không thể từ khước. Bạn có thể cắt thân vật lý thành từng mảnh. Nhưng không thể cắt vụn bản thể. Bản thể lúc nào cũng là tổng thể. Làm sao có thể cắt đứt bản thể? Không thể có thanh kiếm nào có thể cắt đứt bản thể.
Nếu đôi mắt chống lại. Bạn có thể quăng chúng đi. Nếu bàn tay phạm tội. Bạn có thể chặt bỏ. Nếu đôi chân dẫn đến tội lỗi. Bạn có thể cắt đi. Vì thân vật lý không phải là bạn. Nó hoàn toàn chia cách. Nên có thể cắt bỏ dễ dàng.
Nhưng làm sao có thể cắt bỏ sự rõ biết của mình?
Làm sao có thể cắt bỏ bản thể thân thiện nhất của mình?
Nó không có thực thể;
Nên không thể cắt đứt.
Nó như khoảng không;
Làm sao có thể cắt khoảng không?
Thanh kiếm của bạn chỉ có thể xuyên qua,
Nhưng nó sẽ vẫn toàn vẹn.
Bản thể thân thiện nhất của bạn. Xuất phát từ bản chất của tánh không được gọi là Vô ngã. Nó hoàn toàn vô thực thể. Nó hoàn toàn hiện hữu. Nhưng không phải là vật chất. Vì thế bạn không thể cắt được. Quả thật không thể.
Thế nên đừng từ khước. Nhưng lập tức tâm thức nói:"Đồng ý, chúng tôi chấp nhận"Vì tâm thức không bao giờ để bạn một mình. Nó theo bạn như hình với bóng. Bất cứ nơi nào bạn đến. Tâm thức sẽ nói:"Đồng ý, tôi ở gần để giúp anh. Vì tôi là sự hỗ trợ của anh. Mỗi khi anh cần gì, sẽ có sự hỗ trợ của tôi"
Thế nên đừng từ khước. Chắc chắn như thế và thật tốt. Tilopa hoàn toàn có lý khi nói:"Hãy chấp nhận !"Nếu nghe theo tâm thức. Một lần nữa bạn bị rơi vào cùng một cái bẫy. Vì sự từ khước và chấp nhận là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Tilopa nói:
Vì Mahamudra;
Vượt ra ngoài mọi chấp nhận và từ khước.
Đừng chấp nhận cũng đừng từ khước. Thật ra, không có gì để làm. Không ai bắt bạn phải làm bất cứ điều gì. Tilopa chỉ yêu cầu bạn thư giãn và tự nhiên. Hãy là chính mình và hãy để sự việc chảy theo dòng.
Toàn thể thế giới vẫn quay không cần có bạn. Sông vẫn chảy ra biển. Những vì sao di chuyển trên bầu trời. Mặt trời mọc buổi sáng. Bốn mùa nối tiếp, cây cối trưởng dưỡng, nở hoa và tàn lụi.
Tổng thể vẫn vận hành mà không cần đến bạn. Khi không thể giữ thư giãn và tự nhiên; tuy cùng chuyển động với"Tổng thể"Đối với tôi, điều này chính là: Sự thành tựu - Sannyasin.
Nhiều người nói với tôi:"Hãy cho chúng tôi một kỷ luật chính xác. Ông cho chúng tôi Sannya - Sự thành tựu. Nhưng lại không cho chúng tôi bất cứ kỷ luật nào. Ông chờ đợi gì nơi chúng tôi?"Tôi chẳng chờ đợi gì cả. Tôi chỉ mong mõi bạn thư giãn và tự nhiên. Hãy đơn giản là chính mình và để sự việc chảy theo dòng.
Dù cho bất cứ việc gì xảy ra. Dù cho nó xảy ra trong vô điều kiện. Tốt hay xấu, đau khổ hay hoan hỉ,  sống hay chết. Cho dù sự việcgì xảy ra. Hãy để nó xảy ra theo cách của nó. Đừng gây trở ngại. Cứ thư giãn. Mọi sự hiện hữu và tự theo đuổi và ối tiếp một cách tốt đẹp. Thế tại sao lại lo âu về chủ đề này?
Không cần thiết hoàn thiện cũng không cần thay đổi. Bạn chỉ đơn giản giữ thư giãn và tự nhiên. Sự hoàn thiện sẽ đến tự chính chúng. Sự chuyển hóa tự tiếp nối. Nếu muốn thử. Tương tự như người buộc dây giày. Quả thật ngu xuẫn. Bạn đừng nên làm như thế...
Giống như một con chó chạy theo cắn đuôi của chínhnó. Vào buổi sáng mùa đông. Khi mặt trời vừa mọc. Bạn có thể nhìn thấy những con chó bận rộn trong việc này. Đang ngồi yên lặng đầy hạnh phúc. Chợt thấy chiếc đuôi kế bên mình và điều này đã cám dỗ chúng. Những chú chó đáng thương. Làm sao chúng có thể biết chiếc đuôi này thuộc về chúng?
Bạn đang trong hoàn cảnh rất đáng buồn. Sự cám dỗ trở thành quá lớn và chiếc đuôi này hình như ngon tuyệt. Chúng ta có thể ăn. Vì thế con chó cố thử. Ban đầu thì chậm chạp và lặng lờ để cố không làm phiền đến chiếc đuôi. Nhưng dù có làm gì đi nữa. Chiếc đuôi vẫn ve vẩy và hình như cách xa hơn.
Như thế, hoạt động quá độ được hình thành và con chó nhận thấy mình đang bị thách thức. Bây giờ nó bắt đầu nhảy. Nhưng càng nhảy cái đuôi cũng nhảy theo. Con chó có thể bắt đầu rơi vào sự điên loạn.
Đây là những gì con người đi tìm kiến tâm linh đã thực hiện. Họ hạy theo cái đuôi trong buổi sáng mùa đông. Trong khi chung quanh thật đẹp. Thật vô ích vì chỉ bận tâm đến cái đuôi đang ve vẫy! Cứ để yên cái đuôi. Hãy tự nhiên và thư giãn. Vì ai có thể bắt được cái đuôi của chính mình? Khi nhảy bổng lên. Cái đuôi sẽ cùng nhảy và bạn cảm thấy bất thỏa nguyện. Thế rồi bạn chạy đến nói:"Luồng Kundalini không đi lên. Giờ tôi phải làm sao đây?"
Chẳng làm sao hết. Chỉ vì bạn đã chạy theo chiếc đuôi của mình nên quên đi một điều:"Trời thật trong sáng và rất đẹp. Bạn đã có thể nghỉ ngơi với chiếc đuôi trong yên lặng. Những con ruồi sẽ đến và chúng được đảm bảo có một bửa ăn sáng tuyệt ngon. Chỉ vì mãi chạy theo chiếc đuôi. Bạn đã làm chúng hoảng sợ bay đi. Kể cả việc đúng ra chúng đã có bửa điểm tâm thích thú"
Thế nên hãy chờ đợi. Quả thật đơn giản khi biết rằng:"Những sự việc không thể hoàn thiện được... Chúng đã tự hoàn hảo về những gì chúng có thể là..."Vậy hãy hài lòng vui thú. Tất cả đã sẵn sàng cho lễ hội. Thật sự không còn thiếu gì cả. Cho nên đừng chạy theo những hoạt động vô lý. Muốn phát triển tâm linh là một trong những hoạt động vô lý nhất của con người.
... Giữ tự nhiên,
Vì Mahamudra;
Vượt ra ngoài mọi chấp nhận và mọi từ khước;
Vì Alaya chưa thể sinh ra...

Alaya là thuật ngữ Phật học. Nó có nghĩa: Nơi an trú hay nơi an trú bên trong. Khoảng trống bên trong hoặc bầu trời bên trong.
Vì Alaya chưa thể sinh ra,
Nên không gì có thể cản trở hay làm hoen ố.
Nhưng đừng lo lắng! Bản thể sâu sắc nhất của bạn chưa bao giờ sinh ra. Nên nó không thể chết. Vì nó bao giờ được  sinh ra. Nên không ai có thể làm hoen ố hay cản trở nó.
Bản thể thì bất tử. Vì "Tổng thể" ban cho bạn cuộc sống và cuộc sống cũng đến từ "Tổng thể". Thế thì làm sao một thành phần lại có thể cải thiện"Tổng thể?"Từ nguồn cội phát sinh đủ mọi thứ. Như vậy hãy để cội nguồn tự lo toan. Vì cội nguồn lúc nào cũng vĩnh hằng. Bạn đã làm phiền một cách vô ích. Vì mãi cố làm cho sông về biển. Trong khi nó đang chảy về biển.
Cho nên,
Không gì có thể cản trở và hoen ố.
Sự thuần khiết bên trong bạn đã tuyệt vời. Cho nên không ai hay cả chính bạn cũng không thể làm hoen ố. Đây là tinh túy của Mật tông. Trong khi tất cả tôn giáo đều nói:"Bạn phải đạt đến...."
Trong khi Mật tông nói:
“Nó đã đạt đến từ nguyên thủy"
Tất cả tôn giáo đều nói:
“Bạn phải làm việc vất vả cho điều này"
Riêng Mật tông nói:
“Vì những hoạt động quá mãnh liệt của thức;
Nên bạn đánh mất nó"
Vậy làm ơn, hãy thư giãn một chút. Do sự thư giãn. Bạn được cái không đạt được. Không gì có thể cản trở hay làm hoen ố nó. Có thể bạn đã thực hiện hàng triệu việc. Nhưng đừng lo đến Karma (Nghiệp). Vì không do bất cứ hành động nào bạn đã thực hiện. Bản thể bên trong sẽ bị hoen ố.
Đây là huyền thoại về sự ra đời trinh nguyên của Chúa Jésus. Nhưng không phải nói về Marie - Mẹ Jésus là trinh nữ. Đây chính là thái độ của Mật tông. Suốt chuyến du hành ở Ấn độ. Chúa đã gặp nhiều môn đồ Mật tông. Ông hiểu rằng:"Tính  trinh nguyên không thể bị phá hủy và mỗi đứa con được sinh ra đều từ một trinh nữ"
Những nhà thần học Thiên chúa giáo bận rộn với việc chứng minh Chúa được sinh từ một trinh nữ. Thật sự không cần thiết! Mỗi đứa trẻ đều được sinh ra từ một trinh nữ. Vì tính trinh nguyên không thể bị hoen ố.
Ở Phương tây, lúc nào cũng bận rộn chứng minh Chúa sinh từ một trinh nữ. Tôi nói với bạn:"Không có một đứa trẻ nào không sinh từ một bà mẹ trinh nguyên. Nhưng tất cả những đứa con đều đến từ tính trinh nguyên nguyên thủy"
Trong từng giây phút. Cho dù làm gì đi nữa. Bạn vẫn ở bên ngoài hành động. Không một hành động nào có thể để lại cho bạn một vết thẹo. Hoàn toàn không thể. Khi đã thư giãn và rõ biết điều này. Bạn không còn bận tâm đến những gì phải làm và không nên làm.
Vậy hãy để những sự việc chảy theo dòng. Như thế đơn giản bạn chỉ lơ lửng như vầng mây trắng. Không một hướng đi riêng biệt. Đơn giản vui thú trong sự chuyển động. Đây là chuyến du hành tự chính nó đã tuyệt vời.
Không gì có thể cản trở và hoen ố,
Khi an trú trong kinh đô vô sinh;
Tất cả những gì bên ngoài;
Sẽ được hòa tan vào Pháp Tánh...
Pháp tánh (Dharmata) nghĩa là:
“Tất cả sở hữu tự bản chất cơ bản của chính nó"
Nếu đã an trú tự bên trong. Tất cả sự việc từ từ hòa tan trong thành phần tự nhiên của nó. Sự thật, bạn lại là người làm phiền. Nếu đã an trú bên trong bản thể. An trú trong Alaya -  Bầu trời bên trong bạn. An trú trong sự thuần khiết tuyệt đối như những vầng mây vượt qua bầu trời không để lại vết tích.
Những hành động chỉ đến rồi đi. Những tư tưởng đến và đi. Tuy nhiều sự việc đã xảy ra. Nhưng từ bên trong. Từ chốn sâu thẳm nhất. Không gì có thể xảy ra cả.  Tại đây, đơn giản bạn hiện hữu. Chỉ hiện hữu đang hiện diện. Không hành động nào có thể  xâm nhập. Không tư tưởng nào xâm nhập hay chi phối.
Nếu giữ được thư giãn và tự nhiên từ nơi an trú bên trong. Từ từ, bạn sẽ thấy tất cả những thành phần được đặt trở lại ngay bản chất riêng của chúng. Thân vật lý được hợp thành từ năm nguyên tố. Từ từ, đất sẽ quay về là đất. Không khí trở ề không khí và lửa quay về là lửa...
Đây là những gì xảy ra khi bạn chết: Mỗi nguyên tố quay trở về nơi an nghĩ của chính nó. Pháp tánh chỉ định bản chất cơ bản của mọi sự việc và tất cả sự việc tự quay về nơi an trú của chính nó.
Bạn tìm lại nơi an trú của mình. Mỗi sự việc đều tương tự vậy. Không còn chút hoang mang nào. Có hai cách sống và chết. Một là sống như mọi người: Hiện hữu trong sự lầm lẫn về mọi sự và quên hoàn toàn bầu trời bên trong của mình. Cách kia an trú trong chính mình và cho phép những sức mạnh cơ bản theo đuổi con đường riêng của chúng.
Khi thân vật lý cảm nhận cái đói. Nó sẽ tự di chuyển để tìm thức ăn. Người tỉnh thức an trú tại ngôi nhà bên trong chính mình. Thân cảm nhận đói. Nó sẽ cảm nhận và hân tự di chuyển để tìm thức ăn.
Nó cảm nhận và thân bắt đầu ăn. Nó cảm nhận thân đã ăn và cảm thấy no. Nó cảm nhận đúng và không ngừng cảm nhận. Vì hành động hoàn toàn ngưng hoạt động. Có nghĩa nó không làm gì cả.
Không còn là hành động. Thân cảm nhận được cơn khát và nó tự cảm nhận. Thân bắt đầu hoạt động. Sức mạnh cơ bản vận hành là tự chính chúng. Thật vô ích khi nói:"Tôi khát"Thật sự  không phải bạn khát. Bạn mãi sống trong sự lầm lẫn. Thân cảm nhận khát và sẽ hoạt động tự chính nó. Tự nó sẽ đến nơi có nước.
Nếu ở bên trong. Bạn sẽ thấy tất cả những sự việc xảy ra tự chúng. Ngay cả những cội cây cũng tự tìm nước cần thiết cho sự sống. Không một bản ngã hay tâm thức. Rễ của nó tự đào sâu đi tìm những nguồn nước. Đôi khi dang ra xa hàng trăm mét để đi tìm nguồn nước.
Đây là một trong những sự việc đáng kinh ngạc nhất đối với những nhà thảo mộc học. Vì họ không thể hiểu làm sao điều này lại xảy ra.Thân cây ở một nơi và vài chục mét phía bắc có nguồn nước. Một nguồn nước nhỏ nằm sâu dưới đất. Làm sao rễ cây biết hướng về bắc mà không tìm về hướng nam? Với khoảng cách hàng chục mét. Không gì có thể minh chứng có sự hiện diện của nước. Vì thân cây chỉ hướng về bầu trời...
Trong khu rừng Phi châu, những thân cây mọc rất cao. Chúng cần phải làm như thế vì khu rừng thật rậm rạp. Nếu những thân cây không mọc đủ cao, chúng không thể có đủ ánh nắng, ánh sáng và không khí.
Cây thì không có tâm thức hay bản ngã. Nhưng nhờ vào những lực hấp dẫn của nước. Cây tự kéo dài bộ rễ về hướng bắc. Cho đến một ngày nào đó. Nó tìm gặp nguồn nước. Như vậy, chúng tự tăng trưởng để ngày càng cao và đi tìm con đường riêng của chính nó. Ngay những thân cây cũng đi tìm nguồn riêng của mình. Thế tại sao chúng ta lại bận tâm?
Vì thế Chúa nói:
“Hãy nhìn hoa huệ trên cánh đồng.
Chúng không làm gì cả;
Vì tất cả đã được ban cho chúng"
Khi đã ở bên trong. Bạn đã ở chính nơi an trú của mình. Những lực cơ bản bắt đầu vận hành trong tính thuần khiết đã kất tinh từ nguyên thủy. Xin đừng can thiệp. Thân vật lý cảm thấy đó tự thân sẽ di chuyển. Thật quá truyệt vời khi bạn nhận ra thân vật lý tự vận hành. Đây là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Khi nhận ra thân vật lý mình tự chuyển động đi tìm nguồn thức ăn hay uống.
Khi cơn đói tình yêu hình thành và thân tự chuyển động. Tuy nhiên bạn vẫn nên tập trung trong nơi an trú của chính mình. Đột nhiên, bạn nhận ra hành động không thuộc về mình nữa.
Vì bạn không còn là người hành động mà chỉ là một quan sát viên. Khi rõ biết như thế. Có nghĩa bạn đã đạt đến cái không thể đạt. Khi rõ biết về điều này. Bạn thấu suốt những gì có thể hay không thể thực hiện.
Khi an trú trong kinh đô vô sinh;
Tất cả những gì bên ngoài sẽ được hòa tan vào Pháp Tánh...
Tất cả ý chí và hãnh diện,
Sẽ biến mất trong hư không.
Khi đã nhận thấy những sự việc từ từ đi đến. Làm sao có thể giữ lại bản ngã hay lại hãnh diện về điều này? Làm sao bạn có thể nói:"Tôi"Trong khi cơn đói tự vận hành và tự thỏa thuê đến no nê. Trong khi cuộc sống tự vận hành để được thỏa mãn cho đến khi chết hay đnghỉ ngơi?
Bạn là ai mà có thể tự hào:"Tôi là?” Lòng hãnh diện, bản ngã, ý chí. Tất cả đều được hòa tan. Như vậy, có nghĩa bạn không làm gì cả. Không còn ham muốn gì nữa. Thế nên, hãy tự tập trung vào bản thể cùng tận bên trong và để cỏ tự mọc theo kiểu của nó. Thế nên, hãy để tất cả sự việc xảy ra tự chính nó.
Rất khó khăn để hiểu được điều này. Vì bạn đã được dạy dỗ. Đã được điều kiện hóa theo cách cần phải làm như thế nào mới đúng. Vì thế bạn là kẻ hành động không ngừng khẩn trương chuyển động trong những cuộc tranh đấu.
Bạn đã được dạy dỗ trong một môi trường cần phải đấu tranh để sinh tồn. Bằng không sẽ bị thua thiệt. Hay nói cách khác bạn sẽ không đi đến đâu cả. Như thế có nghĩa bạn được dạy dỗ bằng thuốc độc của tham vọng.
Nói riêng, ở phương Tây có một từ hoàn toàn vô nghĩa là:"Ý chí” Hoàn toàn vô lý. Ý chí không hề hiện hữu mà chỉ là sự khoái cảm hay một giấc mộng. Ý chí thật sự không cần thiết. Những sự việc xảy ra tự chính chúng. Vì đây là là bản chất riêng của chúng.
Một câu chuyện:
Thầy của Lâm Tế mất. Vị thầy là người rất nổi tiếng. Ông là một người hoàn toàn yên lặng và qua Lâm tế ông trở thành nổi tiếng. Khi vị thầy mất mọi người biết rằng đây là người đã tỉnh thức.
Thế là hàng ngàn người tụ họp để tưởng niệm lần cuối và nói lên những lời tiển biệt tối ưu. Họ nhìn thấy Lâm Tế khóc. Những giọt lệ chảy dài trên mặt như một đứa trẻ thấy người mẹ sắp chết.
Nhiều người không tin vào mắt mình vì họ nghĩ:"Đã là người tỉnh thức. Thế tại sao ông khóc như một đứa trẻ.  Điều này phải hoàn toàn bình thường như không gì xảy ra"Họ nói rằng:"Bản chất bên trong hoàn toàn bất tử và vĩnh hằng. Không bao giờ mất. Như vậy tại sao ông lại như thế?"
Thế là vài người thân cận nhất đến gần Lâm Tế nói:"Điều này không tốt. Mọi người sẽ nghĩ về thầy như thế nào? Đã có lời đồn đại và nhiều người nghĩ họ bị lừa khi xem thầy là một người tỉnh thức. Tất cả thanh thế của thầy đang lâm nguy. Hãy ngưng khóc. Một người như thầy không nên khóc"
Lâm Tế đáp:"Tôi không làm khác hơn? Vì những giọt nước mắt vẫn hiện diện. Đây chính là Pháp tánh và tôi là ai để có thể ngăn chúng? Tôi không hề từ khước hay chấp nhận. Vì tôi vẫn là chính tôi. Bây giờ những giọt lệ đang chảy. Thật sự không gì để làm. Nếu thanh thế lâm nguy cứ để nó lâm nguy. Nếu mọi người nghĩ tôi là người tỉnh thức. Đó là chuyện của họ. Vì tôi có thể làm gì đây?
Điều này đã quá lâu khi đã hoàn toàn ngưng mọi hành động. Trong tôi, không còn người hành động. Những sự việc tự xảy ra. Đơn giản như thế. Đôi mắt này khóc và lệ tự rơi. Vì chúng không còn khả năng nhìn vị thầy thêm lần nữa. Ông là thức ăn và chúng sống được nhờ thức ăn này.
Tôi hoàn toàn biết linh hồn thì bất tử và không ai không chết. Nhưng làm sao có thể nói điều này cho đôi mắt hiểu? Phải nói thế nào với chúng? Chúng không thể nghe cũng không có đôi tai. Làm sao giảng cho đôi mắt đừng khóc hay đừng rơi lệ và cuộc sống thì vĩnh hằng? Tôi là ai mà có thể can thiệp? Và đây là việc của chúng. Nếu chúng thích khóc thì cứ khóc"
Hãy giữ tự nhiên và thư giãn điều này có nghĩa: Những sự việc tự xảy ra. Bạn không còn là người hành động. Đừng chấp nhận cũng như từ khước. Ý chí tự hoà tan. Khái niệm về ý chí cá nhân trở thành trống rỗng và bất lực. Đơn giản nó tự biến mất. Và lòng hãnh diện tự tan biến trong hư không.
Thật khó khăn để hiểu một người tỉnh thức. Không một quan niệm nào có thể giúp bạn. Bạn sẽ nghĩ thế nào về Lâm tế. Khi ông nói: Tôi biết,  nhưng đôi mắt cứ khóc. Cứ để chúng khóc tự nhiên. Sau đó cchúng sẽ cảm thấy thư giãn. Chúng không còn cơ hội để nhìn con người này thêm lần nữa. Vì thân này sẽ sớm được thiêu đốt và vì chúng có thói quen được thầy của Lâm Tế nuôi dưỡng.
Chúng không biết sắc đẹp nào khác như người này và không một ân sũng nào khác. Chúng đã sống quá lâu khi được hình tướng và thân vật lý của vị thầy nuôi dưỡng. Bây giờ, chắc chắn chúng đang khát và đói. Bây giờ, chắc chắn chúng cảm thấy mặt đất bị sụp đổ dưới chân. Thế nên chúng phải khóc!"
Một người tự nhiên đơn giản tự tập trung vào chính mình và cho phép những sự việc xảy ra. Họ không làm gì cả.
Tilopa nói:
Khi đó chỉ có Mahamudra xuất hiện - Cái tối thượng,
Sự khoái cảm cuối cùng hiện hữu.
Như thế,
Bạn không còn chia chẻ nữa,
Như thế,
Bầu trời bên trong bạn là một với bầu trời bên ngoài.
Như thế,
Không còn hiện hữu hai bầu trời;
Có nghĩa chỉ còn một bầu trời duy nhất.

Ads Belove Post