Osho - Chiều bên kia cái biết – Trích dẫn

Osho - Chiều bên kia cái biết – Trích dẫn

Price:

Read more

Osho - Chiều bên kia cái biết – Trích dẫn


…Nếu bạn có thể yên tĩnh và im lặng, thì cái gì còn lại ngoại trừ việc thở? Chỉ việc thở còn lại, không cái gì khác. Việc hít vào thở ra không khác gì nhiều hơn việc không khí đi vào và đi ra bong bóng hơi. Cho nên Phật nói: “Ta chỉ là cái bong bóng. Ta đã ở đâu? Bong bóng nổ và các ông lại đang hỏi nó đi đâu?” Nếu ai đó như Phật, biết rằng mình giống như bong bóng, thế thì làm sao người đó có thể viết tự truyện của mình hay nói về kinh nghiệm của mình được? Bất kỳ cái gì người đó có thể nói sẽ bị hiểu lầm. Tự truyện không tồn tại. Nói một cách sâu sắc, linh hồn cũng không tồn tại. Bản ngã không tồn tại khi người ta đạt tới hiểu bản thân mình. Mọi thứ giống như một chuỗi giấc mơ, gống như màu cầu vồng được tạo ra trên bong bóng. Màu sắc mất đi khi bong bóng nổ. Đó là kết quả rất hiển nhiên.

…Cái hiện hữu thì bất sinh và bất diệt. Từ đâu mà việc sinh sẽ tới? Chẳng cái gì được sinh ra từ cái trống rỗng. Cái chết xảy ra ở đâu? Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng. Cái hiện hữu là vĩnh hằng. Thời gian không tạo ra sự phân biệt cho nó, không ảnh hưởng tới nó. Sự tồn tại này không bên trong sự nắm bắt của chúng ta bởi vì các giác quan của chúng ta chỉ có thể hiểu hình và dạng. Bất kỳ cái gì có tên và dạng đều được sinh ra và sẽ chết đi, còn cái vượt ra ngoài tên và dạng là vĩnh hằng. Nếu chúng ta coi bản thân mình như cái bong bóng, thế thì chúng ta cũng là những dạng lấy việc sinh và chết. Cái bên trong, không khí, bao giờ cũng có đấy, nhưng chúng ta đồng nhất bản thân mình với bong bóng. Thân thể hướng tới cái chết, nó biểu lộ qua sinh với tên và dạng. Linh hồn là cái vẫn còn lại cho dù cái tên và dạng mất đi. Khi không có tên và dạng như vậy, thế thì nó vẫn hiện hữu. Linh hồn ví như biển cả, còn thân thể cũng ví như sóng. Cái bên trong chúng ta chưa bao giờ chết, cho nên bên trong ta cảm thấy rằng “Mình sẽ không bao giờ chết”. Không người nào có thể quan niệm nổi về cái chết của riêng mình. Nếu người đó cố gắng hình dung mình đang chết, thì người đó vẫn thấy bản thân mình có đó, đang đứng ngoài cái chết. Người tưởng tượng vẫn đứng bên ngoài, quan sát, cho nên người đó không có khả năng chết. Khoảnh khắc chúng ta đồng nhất bản thân mình với thân thể, thì tâm linh chúng ta bắt đầu run rẩy với sự kiện là thân thể nhất định sẽ chết. Sự đồng nhất này là dốt nát; việc thoát khỏi đồng nhất này là tri thức. Chẳng cái gì thay đổi cả. Mọi thứ vẫn còn lại như nó trước đây. Chỉ ảo tưởng là biến mất. Cho nên chúng ta không phải sợ hãi. Tại mức độ việc sống có thân thể vốn là bên ngoài, và tại mức độ tồn tại có atma- linh hồn. Với người biết thì thế giới này không bị mất đi, nó chỉ hệt như nó hiện hữu cho bạn.

…Biển đôi khi có thể không có sóng, nhưng sóng không bao giờ có thể có mà không có biển. Cái vô hình dạng có thể có mà không có hình dạng, nhưng hình dạng không bao giờ có thể có mà không có vô hình dạng. Linh hồn không được chúng ta biết tới, nhưng thân thể thì hàng ngày được chúng ta nhìn thấy. Cái mà hàng ngày được thấy trở thành chân lý cho chúng ta. Thân thể hướng tới cái chết, bản thân nó là cái chết. Linh hồn là bất tử, không hướng tới cái chết. Nhưng trên tính bất tử của nó lại có điệu vũ của cái chết trên thân thể. Khi nói về biển và sóng, thì sự tồn tại của chúng được gắn chặt chẽ với nhau, cho nên dường như không có sự đối lập nào. Nhưng cái bất tử và cái chết lại dường như là kẻ thù tuyệt đối, dường như chúng không bao giờ có thể là một. Nhưng chúng cũng là một đấy. Bạn càng biết về cái chết gần hơn và sâu hơn thì bạn sẽ càng thấy rằng, cái chết chẳng gì khác hơn là sự thay đổi.

…Với tính bất tử, sự hỗ trợ của cái chết là không cần thiết. Nhưng trong mối quan hệ với khái niệm về bất tử mà sự xuất hiện của cái chết mới được hiểu. Sự tồn tại thuần khiết không có nhu cầu cho cái thay đổi được, nhưng cái đang thay đổi có thể được hiểu trong mối quan hệ với cái vốn không đổi. Một điều chắc chắn là chúng ta chỉ hiểu cái thay đổi được- bởi vì đó là điều chúng ta là gì. Đó là lý do tại sao, bất kỳ khi nào chúng ta nghĩ về cái bất tử, thì chúng ta lại cố gắng hiểu nó chỉ thông qua cái có thể thay đổi được. Mọi người bị cái chết bao quanh chỉ hiểu cái bất tử có nghĩa là chúng ta sẽ không chết. Nhưng họ sai. người biết bất tử là gì thì biết rằng mình chưa bao giờ có đó lúc nào. Sự khác biệt là rất sâu sắc và nền tảng. Suy nghĩ của người đó về cái chết là: “Nếu đúng linh hồn là bất tử thì mình sẽ không chết”. Suy nghĩ của người đó là hướng tới tương lai. Nhưng người biết bất tử là gì thì sẽ nói: “Mình không có đó chút nào; mình chưa bao giờ sinh”. Người đó sẽ hướng quá khứ. Cái chết nằm ở trong ngày mai, nhưng nguồn gốc mà cuộc sống đã tới thì bao giờ cũng là hôm qua. Vậy một người bị bao quanh bởi cái chết thì bao giờ cũng rút ra kết luận vốn được cái chết tô màu. Với bình diện cao hơn chỉ có thể là sự phỏng đoán của bình diện thấp hơn. Sự kiện của bình diện thứ hai chỉ nên được đánh gía bởi kinh nghiệm của bình diện thứ hai. Người biết tới bình diện thứ hai thì biết luôn cả bình diện thứ nhất nữa. Nhưng người biết bình diện thứ nhất thì không nhất thiết  biết tới bình diện thứ hai. Người đã chứng ngộ biết tất cả các bình diện; chúng ta chỉ biết một bình diện.

…Bạn sẽ thấy rằng bạn thậm chí không phải người tham dự trong giấc mơ, bạn chỉ là nhân chứng. Đó là lý do tại sao người ta lại thấy mình chết trong giấc mơ. Trong giấc mơ, nếu bạn thấy mình bước đi, thế thì người bạn thấy đang bước đó là một hiện tượng mơ và bạn hiện hữu, nhưng là một nhân chứng. Đó là lý do tại sao tôn giáo đưa ra ý tưởng rằng, nếu một người có thể coi thế giới này tựa như một giấc mơ thì người đó sẽ có kinh nghiệm tôn giáo cao nhất. Bởi vì, nếu người ta coi thế giới này dường như trong    giấc mơ, thế thì người ta trở thành nhân chứng. Trong giấc mơ, người ta bao giờ cũng là nhân chứng và không ai là người tham dự cả. Trong mọi hoàn cảnh, bạn đều không là diễn viên, mặc dù bạn thấy bản thân mình là diễn viên. Bạn bao giờ cũng là khán giả, người thấy, người đang thấy.

…Khi chúng ta trở nên bị gắn bó với bất kỳ ai hay bất kỳ cái gì, chúng ta đều quay đi khỏi việc đối diện với chính mình. Thực tại, ham muốn về gắn bó với ai đó hay cái gì đó là phương cách để thoát khỏi cái ta của riêng mình. Chúng ta liên tục định tâm vào người khác trong cả đời, thế thì cái ta riêng của mình không bao giờ trở thành trung tâm được. Và khi người khác cứ trở nên một quan trọng với chúng ta, cùng mức độ đó, người đó trở thành trung tâm và chúng ta trở thành ngoại vi. Lý do cho bất hạnh nằm ở trong việc gắn bản thân chúng ta với người khác, trong sự trông đợi từ người khác, trong hy vọng thu được hạnh phúc từ người khác. Bạn thực tế chưa bao giờ thu được hạnh phúc, nhưng hy vọng thì bao giờ cũng kéo dài. Và bất kỳ khi nào hy vọng đó dọn đường, thì thất vọng bắt đầu. Hạnh phúc không bao giờ có thể tới từ người khác cả. Khi đương đầu với chính mình, bất hạnh được kinh nghiệm ngay từ ban đầu., nhưng hạnh phúc đích thực tới khi sự đương đầu đó tiếp tục. Ngược lại, đương đầu với người khác cho hạnh phúc lúc bắt đầu, nhưng bất hạnh là ở cuối. Cuộc sống tạo ra nhiều cơ hội để được ném trở lại chính mình. Nếu bạn trở nên quá quan tâm tới người khác, thì bạn sẽ làm mất cơ hội du hành hướng về cái ta.

…Tính tôn giáo không phải là mục đích chết, mà là mục đích tối cao. Nó cũng giống như dòng sông tuôn chảy: Hàng ngày phong cảnh trên bờ sông thay đổi. Đá và đồi mới được trôi qua, và trăng mới và sao mới được thấy. Bất kỳ cái gì chúng ta mới biết hôm qua lại mất đi hôm nay. Người ta chỉ đi vào trong kinh nghiệm đó, chứ không đạt tới đích, bởi vì nó là vô tận. Việc sống vô giới hạn này vốn luôn làm mới bản thân nó mọi khoảnh khắc, vốn chẳng bao giờ trở thành nhàm chán, là kinh nghiệm tôn giáo. Và chúng ta không bao giờ có thể nỗ lực để đạt tới nó, mà cũng không bao giờ có thể đạt tới nó một cách đầy đủ.

…Trong thế giới này tôn giáo đã trở thành sự dối trá lớn nhất, bởi vì mọi người nói rằng, nó có thể được chấp nhận. Bất kỳ điều gì có thể được chấp nhận đều không thể nào lớn hơn chúng ta. Sau rốt, đấy chính là cái tôi sẽ chấp nhận nó, vì vậy làm sao nó có thể lớn hơn tôi hay vô hạn hơn tôi? Nó tới chỉ khi chúng ta mất. Chúng ta gọi nó là gì? Là chân lý, là chứng ngộ, là Thượng đế,… cũng không thành vấn đề. Và những khoảnh khắc của hư không như vậy chỉ đơn giản hạ xuống.

…Nếu bạn ngủ ít hơn nhu cầu của mình, thế thì trong khi ngủ bạn trở thành vô ý thức. Bạn không thể ngủ nhiều hơn yêu cầu của mình được. Nếu bạn vẫn cứ ngủ sau khi nhu cầu nghỉ của thân thể đã hết, thì ai đó bên trong bạn hãy còn nhận biết và trở thành nhân chứng cho tất cả những điều đang xảy ra xung quanh bạn.
Xem cả quyển “Chiều bên kia cái biết”

Ads Belove Post