Osho – Không nước Không trăng – Trích dẫn

Osho – Không nước Không trăng – Trích dẫn

Price:

Read more

Osho – Không nước Không trăng – Trích dẫn


…Tất cả sự vật đều vô thường, không chắc thật. Tình yêu cũng vậy, không có cái tình yêu bất tử. Chỉ có một điều chắc chắn, đó là cái CHẾT, và sự chắc chắn thuộc vào cái chết, không phải phụ thuộc vào sự sống đâu. Nếu bạn đang đi tìm sự sống vĩnh cửu, hãy sống cởi mở, an nhiên, bình dị ngay từ phút giây tỉnh thức này.

…Thế gian này rất đẹp vì nó là cái bóng phản chiếu Thượng đế, phản chiếu cái Đẹp thiêng liêng. Ngoài thế gian, chúng ta không thể nào tìm ra cái Đẹp tuyệt đối. Những người đi tìm cái Đẹp tuyệt đối, hay Chân lý không bao giờ nhầm lẫn cái thật và cái bóng phản chiếu. Anh ta không phủ nhận cái bóng, không chối bỏ nó, nhưng anh ta không đắm nhiễm nó, không nhầm lẫn nó với cái Thật. Anh ta mượn nó để tìm đến cái Thật, tìm thấy cái Thật. Tỉnh thức trong từng satna, tỉnh thức trong từng hành động, ý nghĩ. Đó là con đường duy nhất để thực hành, để chứng đạt.

…Tranh luận là bạo lực. Bạn có thể giết hay bị giết qua phương cách đó, bạn không thể sống còn, và sự thật cũng bị giết qua phương cách đó. Quả thực, bạn không đi tìm sự thực, bạn đi tìm chiến thắng dưới bất cứ hình thức nào. Khi chiến thắng là mục đích, chân lý phải hy sinh. Khi chân lý là mục đích, chiến thắng hay vinh quang phải bị dẹp bỏ- và chân lý phải là mục đích, chiến thắng hay vinh quang phải bị dẹp bỏ- và chân lý phải là mục đích, không phải là chiến thắng, bởi vì nếu chiến thắng là mục đích, thì bạn là chính trị gia rồi. Bạn là một kẻ bạo hành, đang tìm cách thống trị và đàn áp người khác. Bạn cũng chẳng khác gì những kẻ đi gieo rắc chiến tranh, một là mình chết, hai là đối phương phải chết. Dù dưới dạng đấu tranh tư tưởng thì cơ bản vẫn là tranh đấu.

…Chân lý không bao giờ trở thành một sự thống trị cả; nó không bao giờ hủy diệt một cái gì. Chân lý đi đến “Tình thương, Xả kỷ, Khiêm tốn” chứ không đưa tới thất bại, vinh nhục hay bẽ bàng. Trong chân lý con người gặp nhau và trở thành một. Không có người chiến thắng, không có kẻ thất bại. Trong chân lý, Chân lý là người thắng và chúng ta là kẻ thua cuộc, mất mát. Mất mát cái gì? Thua cái gì? Mất cái tự ngã nhỏ hẹp, ích kỷ, mê mờ. Thua sự Thương yêu Chân thật.

…Nếu bạn thắng đối phương bằng trái tim thì người đó sẽ chịu thua trong hoan hỷ, an lạc và cảm phục (không phải khuất phục). Người đó hoan hỷ trong vinh quang của bạn, người đó chia sẻ với bạn sự hãnh diện sung sướng, vì đó không phải là chiến thắng trong tranh đấu, không phải bạn chiến thắng ai mà chân lý thắng. Không có người thắng kẻ bại. biên giới đã xóa mất, nhịp cầu đã bắc ngang, bạn và tôi tuy hai mà một, tuy một mà hai.

…Cuộc đời không phải là một bài toán đố. Nếu bạn tìm cách để giải đáp bài toán thì bạn đã đánh mất cuộc đời rồi vậy. Cánh cửa cuộc đời luôn mở rộng, không bao giờ khóa lại.

…Những kẻ thông thái có học là những kẻ có hai bộ mặt- hai mắt. Và khi ta nhìn kỹ những kẻ ngây thơ, lù khù kia, ta lại thấy họ thánh thiện, trong sáng hơn bọn bác học thông thái nhiều. Cái nét trong sáng, giản dị, hồn nhiên đó toát ra từ tấm lòng chân thật thẳng thắn không đắn đo, nghi kỵ. Còn hạng tài trí lịch lãm kia thì đã mất sự thánh thiện đó từ lâu rồi. Họ là người đứng giữa trí tuệ và vô minh. Họ tưởng họ tài trí hơn người, song thực ra, họ lại là những kẻ ngu xuẩn và thua thiệt nhiều nhất, đầu óc họ luôn luôn bị căng thẳng, không bao giờ được thư dãn, an lạc. Người thông thái có thể hủy diệt thể xác của kẻ khờ dại ngây thơ, nhưng không thể hủy diệt Niềm tin của hắn- đó là nét đẹp tuyệt đối nhân bản.

…Con người của sự trong sáng thánh thiện đúng nghĩa không cần phải chiến đấu, không cần phải đàn áp hay bao vây cái gì. Chẳng có cái gì phải chiến đấu, chẳng có người nào phải đàn áp. Người đó đi đứng an nhiên tự tại vượt Không- Thời gian, không bị ràng buộc dính mắc mà cũng không trói chèn ai cả. Tự do tuyệt đối.

…Đối với bậc thượng nhân, những lời tâng bốc, khen thưởng hay những lời châm biếm, thóa mạ chẳng có tác động gì đến họ cả. Họ đã vượt ra ngoài những lý luận dung tục tầm thường của người đời. Còn chúng ta lại quan tâm quá nhiều đến dư luận, đến ý kiến của người khác. Tại sao vậy? Tại vì chúng ta không tự chủ được. Chúng ta tự biến mình thành nô lệ cho dư luận, nô lệ cho ý kiến người khác.

…Những người bốc thơm ta, khen tặng ta nhiều nhất cũng là những kẻ sẽ phản bội, quay mũi giáo về ta trước nhất khi vị thế của ta không còn nữa. Vì sao vậy? Vì chính bản thân họ vốn là loại người phân biệt, kỳ thị. Họ luôn đứng giữa sự lựa chọn, và với tư tưởng sẵn có như vậy, họ sẽ chọn cái nào có lợi cho họ nhiều nhất, lẽ dĩ nhiên.

…Trong vinh quang hạnh phúc hay đau khổ thất bại, sống hay chết, bậc thánh nhân không hề rúng động, luôn an trú trong tịch nhiên, tự tại. Cuộc đời tặng ta cái gì, ta đón nhận cái đó. Nó tặng ta đau khổ và chê bai, nguyền rủa, hãy dang tay ôm tất cả vào lòng. Nó tặng ta thành công hay hạnh phúc, hãy an nhiên đi đứng thẳng lưng trong vầng hào quang đó.

…Người giác ngộ đặt chân tới đâu, nơi đó hoàn toàn mất dấu những khái niệm Ta- Người, Có- Không, Được- Mất, Hơn- Thua… Những thước đo giá trị, những bảng luân lý đạo đức, những bình phẩm lhen chê,… đều vắng bóng, bởi vì tất cả những thứ đó đều lồng cái “Tôi” ở bên trong. Một cái “Tôi” được tô màu và đánh bóng. Người đạt đạo không màng những thứ phù phiếm đó, và cũng không để tâm mình dính bụi. Họ sống thật đơn giản, không cầu mong, không trông đợi. Người đó không có nơi nào để đi, không có mục đích nào cần đạt tới vì không còn dính mắc, tham cầu. Không có gì xấu và cũng không có gì tốt đối với người giác ngộ. Người đó sống trọn vẹn, hồn nhiên, phóng khoáng trong cái Chân- Thiện- Mỹ của dòng sông đời đang tuôn chảy…
Giác ngộ là ta biết được chính ta, ta tìm lại được chính ta.

…Từ đời thuở nào, con người vốn là thanh tịnh, vốn là Không, nên Phật dạy trở về để mà nhập cuộc, nhập vào cái tự nhiên, không thủy không chung của trời đất. Trong trật tự ấy, chúng sinh là một pháp vô tâm nên vô sự. Viên sỏi bên đường là một pháp vô sự nên vô vi. Muôn pháp đều vô vi mà bình đẳng nhau trong pháp giới vô ngại: nước chảy, hoa trôi, tăng lên, gió mát. Muôn vât đều vô ngại nên tự tại, không phải tự tại ở Niết bàn, không phải tự tại trong phiền não mà tự tại trong Không. Trong trạng thái Không ấy, những danh từ phàm, thánh, phải trái, tỉnh mê đều mất nghĩa, tất cả đều là đại đồng…

…Di chuyển là một tiến trình. Đi là một tiến trình. Chết là một tiến trình. Không có một nhân vật hay một nguyên lực ẩn núp phía sau tiến trình di chuyển hay tiến trình đi, cũng không có một nhân vật hay nguyên lực nào phía sau tiến trình chết.
Xem cả quyển “Không nước Không trăng”

Ads Belove Post