Read more
Osho - Ngón tay chỉ trăng - Trích dẫn
(Luận về Adhyatma Upanishad)
…Từ upanishad nghĩa là hạt mầm - hạt mầm của khoa học, nghệ
thuật phương đông cổ đại về việc học quan sát tâm trí và các tiến trình của nó
theo một cách thư thái mà không đánh giá, do vậy làm cho người ta siêu việt lên
trên cuộc sống nô lệ của các giác quan và tìm thấy sự cảm nhận và sự sáng tỏ của
tự nhận biết.
…Mọi người đều bị thất bại trong thế gian này. Ngay cả những
người dường như là chiến thắng thì cũng bị thất bại. Họ chỉ dường như là chiến
thắng với người khác, nhưng trong bản thân họ bị thất bại hoàn toàn. Bạn với bản
thân mình cũng dường như bị thất bại, nhưng với người khác thì bạn lại dường
như thắng lợi. Có những người bên ngoài bạn cảm thấy bạn đã thành tựu, rằng bạn
đã thắng trong trận chiến thế giới. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào trong con người
thì mọi người đều thất bại. Chúng ta không thể thắng trong thế giới này nơi mối
bận tâm duy nhất là với những điều nhỏ bé, nơi nó chỉ là một giấc mơ, một ảo vọng.
Khi mà chúng ta bị thất bại ngay trong ảo vọng đó, trong cái tựa giấc mơ đang xảy
ra, thế thì làm sao chúng ta có thể hy vọng chiến thắng cho riêng mình trong thế
giới của chân lý.
…Cuộc sống là một mạng lưới mênh mông của vô số lực. Sự tồn
tại của bạn cũng cũng là một mạng lưới mênh mông của vô số lực này. Bên trong bạn
gặp mặt trời, lửa, đất, bầu trời,… Tất cả chúng đều gặp nhau. Nếu chúng ta có
thể biết một cá nhân trong cái toàn bộ của anh ta thì chúng ta cũng biết đến
cái toàn bộ của sự tồn tại dưới dạng hạt mầm. Mọi thứ đều có đấy trong từng cá
nhân, mọi thứ đều thống nhất trong anh ta, và trong sự gặp gỡ của chúng, cá
nhân tồn tại.
…Làm sao chúng ta biết được cái MỘT, cái đã tồn tại ngay trước
khi chúng ta được sinh ra và là cái sẽ còn lại ngay sau khi ta chết? Làm sao
chúng ta có thể biết cái MỘT, trong đó chúng ta được sinh ra và cũng trong đó
chúng ta sẽ tan biến đi. Để biết, một sự phân cách nào đó là điều phải có. Đó
là lý do tại sao cá không biết tới biển, chỉ khi ai đó ném nó lên bờ thì nó mới
nhận ra được.
…Thượng đế có nghĩa là toàn thể, cái toàn bộ, mọi thứ- bất kỳ
cái gì. Cái mà không thể có bến bờ, vì chẳng có cái gì khác hơn để tạo nên bờ.
Do đó, Thượng đế là mọi nơi, không có bến bờ. Người sẵn sàng chìm thì lại được
cứu. Người cố gắng cứu thì lại chìm. Chúng ta đều trong nó. Chúng ta đang sống
trong cái chúng ta đang cố gắng tìm kiếm.
…Chúng ta đã bỏ lỡ chân lý bởi vì chúng ta được sinh ra
trong nó. Thịt ta, tủy ta, xương ta, toàn bộ thân thể ta đều được làm từ nó. Nó
là hơi thở của ta, cuộc sống của ta, mọi thứ. Theo nhiều cách thức, qua nhiều
cánh cửa, chúng ta được tổ hợp từ nó- chúng ta là vở kịch của nó. Do đó chúng
ta thấy thế giới, nhưng chẳng thấy chân lý chút nào cả. Thế giới là khoảng cách
xa, có một lỗ hổng giữa hai điều này; đó là lý do tại sao sự ham mê thế giới nảy
sinh.
…Cái ngày bạn hiểu rằng mọi sự đuổi bắt đều thành vô ích thì
bạn đi đến một cái dừng chết dí ngay nơi Thượng đế. Cái ngày bạn nhận ra rằng bạn
chẳng thu được gì bởi việc đuổi bắt, thì bạn sẽ không đuổi thêm nữa. Và bởi vì
bạn không đuổi bắt mà bây giờ bạn thấy cái điều mà trước đây không thấy được bởi
vì việc đuổi bắt. Cho đến nay chúng chỉ được thấy bên ngoài, bây giờ chúng bắt
đầu được thấy bên trong. Tấm gương thực hiện việc quay ngược lại. Thế thì bạn
không còn tìm thứ gì đáng thấy trong thế giới nữa, hay không còn tìm thứ gì
đáng lấy và đáng tìm tòi trong thế giới nữa. Bây giờ thế giới không còn là một
ham muốn chút nào nữa. Ham muốn là cánh cửa đi ra xa; vô ham muốn là cánh cửa về
lại gần.
…Bên trong thân thể ẩn dấu cái không sinh và vĩnh hằng. Nó
chưa bao giờ được sinh ra, nó có đó mãi mãi. Cái vĩnh cửu và không sinh đang ẩn
bên trong thân thể nhưng thân thể không biết về nó. Thân thể bao giờ cũng đuổi
bắt theo bên ngoài. Thế thì làm sao mà thân thể đáng thương này biết được ai
đang ẩn giấu bên trong đây? Do đó thân thể vẫn còn xa lạ với cái người sở hữu
thân thể đó. Tâm trí không biết về người sở hữu cái thân thể đó. Tâm trí lập luận,
cái bất diệt, cái không biểu lộ- tất cả chúng đều không biết đến người có thân
thể chính là chúng và người ẩn kín bên trong chúng. Ngay cả cái chết cũng vẫn
còn không quen biết với người có cái chết xảy ra. Chẳng có cái gì chết khi người
ta chết cả. Khi cái chết xảy ra, ai thực sự chết? Chẳng ai cả. Thân thể không
chết, bởi vì nó luôn luôn chết rồi, không có vấn đề về việc chết của nó. Người ẩn
kín bên trong thân thể là bất tử vĩnh viễn; không có vấn đề về việc chết của
người đó. Chỉ có mối quan hệ tan vỡ. Trong cái chết, mối quan hệ giữa người chết
và người bất tử tan vỡ. Nhưng bản thân cái chết, cho dù sau khi tới gần đến thế,
cũng vẫn còn không biết gì về người bất tử. Lý do duy nhất cho điều này là ở chỗ
hiện tượng nhìn vào trong chỉ xảy ra khi việc nhìn ra ngoài đã trở thành vô ích
và vô nghĩa.
…Bất kỳ cái gì gần gũi và có sẵn đều trở thành vô dụng,
nhưng cái ở xa thì lại gợi mối quan tâm của bạn. Cái ở xa đó rồi cũng trở thành
vô dụng vào ngày mai khi nó lại gần bạn. Nhưng không thể nào tất cả mọi thứ đều
có thể lại gần người ta được. Một số thứ vẫn tiếp tục còn ở xa; do vậy mối quan
tâm vẫn tiếp diễn, ham muốn vẫn cứ chạy dài.
…Với việc hiểu biết mẫu hình và hành vi của một ham muốn,
anh ta nhận ra bản chất của mọi ham muốn và trở thành một vị phật. Hiểu biết một
ham muốn, anh ta, người thấy được cái vô ích của nó- cái phù phiếm phổ cập- và
cái thất bại không tránh khỏi của nó, đơn thuần loại bỏ các ham muốn của mình.
Ham muốn rơi đi như chiếc nạng của người què rơi đi, và người ta bỗng nhiên thấy
chính mình ở đó, nơi mà anh ta chưa bao giờ đi đến, nơi anh ta bao giờ cũng ở đấy,
trong bản tính của mình. Đó là thượng đế, đó là linh hồn.
…Nếu thế giới dường như thay đổi với sự thay đổi trong cái
nhìn của bạn, thì bạn hãy hiểu cho rằng cái bạn đã thấy và nghĩ là như thế chỉ
là ảo tưởng thôi.Nó đã được tạo ra bởi sự phóng chiếu của bạn, đấy không phải
là thế giới như nó vẫn thế. Phóng chiếu là ảo tưởng. Do đó, thấy không có nghĩa
là chỉ thấy bằng mắt. Thấy nghĩa là một trạng thái mà tất cả những phóng chiếu
của bạn đều dừng lại, khi bạn không có quan điểm nào. Khi bạn không có con mắt
cá nhân riêng để áp đặt các điều kiện, khi bạn không có xúc động và ham muốn
phóng chiếu thì việc thấy xảy ra. Có một trạng thái mà mọi cái nhìn đều dừng và
cái thấy nảy sinh. Khi nào thì cái nhìn dừng lại? Cái nhìn dừng lại khi mọi sự
ham muốn đều dừng lại, bởi vì mọi cái nhìn đều là một trò chơi của ham muốn của
bạn, một sự mở rộng của cái ham muốn của bạn.
…Sự trung thành bao giờ cũng là với người khác, với ai đó
khác, không phải với chính bản thân cái ta. Chúng ta đuổi bắt theo những thứ
khác, không hướng về trung tâm riêng của mình. Chúng ta bao giờ cũng đi đâu đó,
tránh người ở bên trong. Trung thành với cái ta nghĩa là việc chạy đua vì ham
muốn đã hết, người ta đã đạt tới cái ta của chính mình. Người ta phải đi tới chỗ
không còn tâm trí nữa, không còn giác quan, không thân thể, chỉ còn tâm thức
thuần khiết. Trong việc bắt rễ vào đó, mọi ảo tưởng đều lập tức tan tành; thế
thì chẳng còn thế giới mà chỉ có thực tại tuyệt đối- cái ta.
…Ảo tưởng là thấy cái không có. Chân lý là thấy cái có. Bất
kỳ cái gì ta thấy đều là ảo giác, bởi vì chúng ta đưa cả bản thân mình vào
trong việc thấy; kinh nghiệm của chúng ta không còn khách quan nữa, nó trở
thành chủ quan. Bất kỳ cái gì ở ngoài đều không tới với chúng ta như nó vẫn thế.
Tâm trí chúng ta bóp méo nó, tô vẽ nó, trang điểm cho nó, tỉa tót nó, làm cho
nó lớn hơn hay nhỏ hơn và thay đổi nó theo nhiều cách, nhiều dạng.
…Cái thay đổi lớn nhất, sự lừa dối sâu sắc nhất, là ở chỗ
chúng ta gắn bản thân mình với mọi thứ, và trong thực tế chúng ta chẳng gắn gì
với chúng cả. Ngay khi ta được gắn thì thực tại bị mất và phóng chiếu giấc mơ bắt
đầu có vẻ như là đúng. Trong thế giới này, mọi thứ đều thuộc về chính bản thân
nó., chứ không thuộc về của tôi hay của ai đó khác. Một cái gì đó có thể có trước
khi có tôi, và sẽ còn đó sau khi tôi không còn nữa, cái không biến đi cùng với
sự biến mất của tôi- làm sao nó có thể là của tôi được? Nếu chúng ta hiểu được
điều này thì ta sẽ có thể làm tan vỡ cái ảo tưởng một cách dễ dàng. Người ta có
thể dùng chúng, nhưng không có quan hệ sở hữu được.
… “Cái tôi” trở nên lớn hơn qua cái “của tôi”, nhưng cái “của
tôi” càng bành trướng hơn thì lại càng bất hạnh hơn. Bởi vì “cái tôi” là vết
thương. Và “cái tôi” càng lớn thì vùng nhạy cảm đau càng lớn. Một mặt người ta
cảm thấy hạnh phúc đang tăng lên, mặt khác bất hạnh cũng tăng lên. Giữa hai điều
này là một ảo tưởng tiếp diễn.
…Một người không chỉ không phải là thân thể, mà con người
còn không là tâm trí, bởi vì tâm trí cũng là một thứ tích lũy. Không một ý nghĩ
nào là nguyên gốc cả, tất cả mọi ý nghĩ đều là của vay mượn. Nhưng chúng ta cứ
cho là ý nghĩ là “của tôi”.
…Thân thể bạn được tạo nên từ các nguyên tử của cha mẹ bạn.
Các nguyên tử này tồn tại trước khi có bạn, và chúng đến với bạn sau hành trình
dài. Trước cha mẹ bạn, chúng đã có ở trong thân thể cha mẹ họ. Những nguyên tử
này đã có cuộc hành trình dài hàng triệu năm; bây giờ chúng tạo nên thân thể bạn.
Thân thể đó nữa cũng là một cánh đồng, một mảnh đất mà bạn bắt rễ vào đó, nhưng
bạn không phải là nó. Bạn không phải là thân thể, bạn tách biệt với nó.
…Bạn hãy nhớ: ngay cả một hơi thở cũng không thể gọi là “của
tôi” được; ý nghĩ là một thứ vật chất tinh tế hơn nhiều. Với việc đi ngày càng
sâu hơn vào trong phân tích này thì người ta đi đến đâu? Khi không còn lại gì để
cắt bỏ, khi tất cả các quan hệ đều bị phá vỡ và chẳng cái gì còn lại để đập ra
nữa, thì cái còn lại như thế chính là cái gọi là nhân chứng.
…Người thấy này chính
là nhân chứng. Cái được thấy chính là thế giới. Người đang thấy chính là tôi
đang là, và cái đang thấy là thế giới. Ảo tưởng là cái mà người ta đang hiểu
sai: bản thân mình là tất cả những cái được thấy. Đây là ảo tưởng.
…Có một viên kim cương trong tay tôi: tôi đang thấy nó. Nếu
tôi bắt đầu nói rằng tôi là viên kim cương thì đó là ảo tưởng. Ảo tưởng này phải
bị đập tan và người ta cuối cùng phải đi tới phần tử thuần khiết đó, bao giờ
cũng là người thấy và không bao giờ là cái được thấy. Chúng ta không thể nào thấy
được bản thân mình. Bất kỳ cái gì bạn có thể thấy thì hãy hiểu rõ rằng cái đó
không phải là bạn.. Nếu bạn có một chứng nghiệm về phúc lạc bên trong mình thì
một điều dứt khoát là bạn không phải là niềm phúc lạc đó. Bất kỳ cái gì được chứng
nghiệm thì bạn đều không là cái đó. Bạn là cái đang chứng nghiệm. Tâm linh hướng
tới cái chứng nghiệm tất cả, nhưng bản thân nó lại chẳng bao giờ thành một chứng
nghiệm. Nó bao giờ cũng còn lại là người chứng nghiệm, nhân chứng, người thấy.
…Bạn hãy nhớ, tất cả! Kinh nghiệm về dục bị loại bỏ, về thiền
cũng loại bỏ, về thế giới, về tình yêu, về căm ghét cũng bị loại bỏ, chứng nghiệm
về phúc lạc và giác ngộ cũng bị loại bỏ. Chỉ còn người thấy thuần khiết là còn
lại. Chẳng còn gì ở đó mà thấy nữa, chỉ thấy cái rỗng không còn lại xung quanh.
Bây giờ anh ta chứng nghiệm cái không. Anh ta đã loại bỏ mọi chứng nghiệm khỏi
con đường mình. Bây giờ anh ta còn lại một mình, người đang chứng nghiệm. Việc
tìm tòi về nhân chứng này chính là tâm linh.
…Bây giờ, nếu bạn thấy ai đó đẹp, nhận biết của bạn bị kéo
theo đó. Nếu trong cùng khoảnh khắc đó bạn có thể nhận biết về cánh cung bên
trong mà từ đó mũi tên được bắn ra, nếu bạn có thể thấy đồng thời được chúng cả
hai- nguồn gốc nhận biết từ đó được bắn ra và đối tượng mà nhận biết đang đi tới-
nếu chúng cả hai đều đến trong sự chú ý của bạn một cách đồng thời, thế thì lần
đầu tiên bạn sẽ chứng nghiệm cái được ngụ ý là nhân chứng.
…Một kinh nghiệm đồng thời lắng nghe điều tôi đang nói và
cũng nhận biết rằng bạn đang nghe. Cảm giác, việc hiểu, kinh nghiệm rằng bạn là
thính giả, là khía cạnh thứ hai. Khía cạnh thứ ba là thế này: Diễn giả là A,
thính giả là B thì ai đang kinh nghiệm cả hai, cả diễn giả lẫn thính giả. người
đó là người thứ ba, và điểm thứ ba này là nhân chứng. Bạn không thể đi ra ngoài
điểm thứ ba này. Người thứ ba là điểm cuối cùng. Và tất cả 3 người này là 3 điểm
của tam giác cuộc sống: hai điểm là khách thể và chủ thể, còn điểm thứ ba là
nhân chứng của hai điểm này, người chứng nghiệm, người thấy hai điểm này.
Người tìm kiếm, người thám hiểm chân lý này, người khao khát
về giải thoát, đã chứng nghiệm rằng: “Tôi là nhân chứng” và chưa bao giờ là tác
nhân, rằng “Tôi vẫn là một nhân chứng” và chưa bao giờ là người ham mê, loại đi
cảm giác về “cái của tôi” và ham muốn về mọi thứ. Anh ta cứ lùi xa dần vào bên
trong tới điểm vượt ra sau mà không thể nào lùi xa hơn được nữa.
…Người đã chứng nghiệm con người riêng của mình, việc chứng
kiến của mình, thì bản thân anh ta là chủ của riêng mình trong thế giới này. Điều
rất thú vị là người loại bỏ mọi việc làm chủ trên mọi thứ lại trở thành chủ của
riêng mình; còn người cứ tích lũy mọi kiểu làm chủ thì anh ta chỉ chứng tỏ rằng
anh ta còn chưa làm chủ được bản thân anh ta. Điều đó có nghĩa là người đang bận
bịu cố gắng có thêm nhà cửa, đất đai, vương quốc, cái này cái nọ- thì một điều
chắc chắn là anh ta còn chưa thuộc vào chính bản thân mình, bởi vì với người đã
thu được vương quốc bên trong mình thì mọi vương quốc khác đều trở thành vô vị
và vô giá trị.
…Người là nhân chứng thì loại bỏ mọi loại làm chủ, bởi vì
anh ta đã trở thành người chủ riêng của mình, đồng thời không có cách nào trở
thành người chủ của người khác, mọi người được sinh ra như người chủ của chính
mình. Việc làm chủ cái có thể có, nó trở thành của anh ta, việc làm chủ cái
không thể có- anh ta chẳng bận tâm rơi vào cái điên khùng đó. Trong trạng thái
như vậy anh ta loại bỏ việc bận tâm về xã hội, bởi vì bây giờ chẳng còn kiểm
soát nào với anh ta nữa, anh ta là người kiểm soát của riêng mình.
Không chỉ việc anh ta đã dừng theo đuôi người khác, khi việc
hiểu về nhân chứng được sâu sắc hơn thì anh ta còn loại bỏ cả sự nô lệ vào thân
thể nữa. Thế thì anh ta không làm các điều do thân thể đang yêu cầu làm, bây giờ
anh ta làm cái anh ta muốn và thân thể tuân theo anh ta như một cái bóng.
Chừng nào mà thân thể biết rằng nó còn là chủ thì nó vẫn thực
thi quyền làm chủ, nhưng một khi nhân chứng đã được chứng nghiệm thì quyền làm
chủ của thân thể lập tức trôi qua. Luật lệ bên trong đơn thuần đã thay đổi. Thân
thể bắt đầu tuân theo bạn.
… “Tôi không là xã hội”, đây là chỗ sự việc bắt đầu. Nó đi
sâu hơn khi nói: “Tôi không là thân thể”, “Tôi không là tâm trí”. Bây giờ đây
là bước nhảy cuối cùng: “Tôi không là ngay cả linh hồn”. Điều này nghĩa là gì?
Khi chúng ta nói: “Tôi là linh hồn” thì tôi trở thành một cá nhân, và toàn thể
vũ trụ trở thành tách biệt với tôi. Ảo tưởng cuối cùng này cũng tan biến đi, rằng
tôi là tách biệt, tôi là một cá nhân. Thế thì mọi khoảng cách và mọi biên giới
giữa tôi và vũ trụ biến mất. Giọt nước trở thành đại dương.
Đến cuối cùng thì mọi thứ biến mất, thậm chí cả ý tưởng rằng
“Tôi là linh hồn” cũng bị loại bỏ. Điều này không có nghĩa là không có linh hồn,
mà có nghĩa là “Ta là Thượng đế”. Là một linh hồn vẫn chưa đủ.
Khi một người làm tan biến bản thân mình hoàn toàn thì anh
ta thậm chí cũng không nói rằng anh ta có linh hồn. Thế thì ngay cả ảo tưởng cuối
cùng cũng bị loại bỏ. Chừng nào mà bạn chưa biết rằng bạn là Thượng đế thì hãy
biết rõ ràng rằng ảo tưởng vẫn tồn tại. Chừng nào bạn còn chưa có chính kinh
nghiệm “Ta là cái tối hậu” thì hãy hiểu cho rằng vô hiểu biết vẫn còn thịnh
hành- và cứ tiếp tục mà vứt bỏ nó. Hãy trở nên tự do với xã hội, với thân thể,
với kinh sách, và cuối cùng với chính cái ta của riêng bạn nữa.
Chỉ khi tôi không còn nữa thì tâm trí mới dừng lại. Dễ dàng
từ bỏ tiền bạc, địa vị, gắn bó với thân thể, gắn bó với tâm trí, nhưng khó nhất là phá vỡ sự gắn bó với chính cái ta của
mình. Và ngay khi điều này bị phá vỡ thì tâm trí cũng bị triệt tiêu.
Khi bạn đã biến mất, chỉ thế bạn mới biết rằng bạn không bị
mất, bạn thu được tất cả, bạn trở thành tất cả.
…Linh hồn bên trong chúng ta là tấm gương sạch bong, không
khiếm khuyết; toàn bộ thế giới thấy được đều được phản xạ trong nó. Cho nên
chúng ta chạy đuổi để tóm bắt thế giới, nhưng chúng ta không thấy được tấm
gương, trong đó thế giới thấy được đã được phản xạ vào đó. Ngày bạn bắt đầu nhận
biết về tấm gương thì bạn đã đi vào thế giới của chân lý. Và người thấy được
gương thì không còn mê đắm với cái phản xạ nữa. Và tấm gương thì chẳng bao giờ
bị ô nhiễm bởi phản xạ cả.
Và đến cuối đời, vào khoảnh khắc chết, người đã tìm kiếm những
cái phản xạ mới nhận ra rằng họ đã vẽ các đường trên nước. Mọi thứ biến mất: Mọi
sự kính trọng, mọi địa vị, mọi của cải, mọi tích lũy- mọi thứ đều biến mất. Người
ta phát hiện ra một sai lầm lớn: người ta đã vẽ những đường trên đá, nhưng thực
tại là vẽ trên nước. Nhưng điều đó chỉ được phát hiện ra khi chẳng thể làm gì về
nó nữa.
Nhưng nếu bạn có thể biết điều đó hôm nay, nếu bạn có thể biết
điều đó bây giờ thì một điều gì đó là có thể: việc vẽ trên nước có thể đi đến
chấm dứt. Và một người đã chọn dừng việc vẽ trên nước sẽ đi vào thế giới khác,
một thế giới trong đó chẳng có cái gì chết cả. Có một thế giới của cái chết, có
một thế giới khác của cái bất tử. Bất kỳ ai rời khỏi cái chết đều đạt tới cái bất
tử.
…Bản ngã phải không nắm giữ bạn, chính bạn mới là người phải
nắm giữ bản ngã. Thế giới phải không nắm giữ được bạn, chính bạn mới là người nắm
giữ thế giới. Đau khổ không níu bám lấy bạn, chúng là sự sáng tạo của riêng bạn.
Đau khổ không săn đuổi bạn, chúng không kiên quyết gây cho bạn rắc rối; chúng đến
với bạn chỉ do lời mời của bạn. Ảo tưởng lớn nhất là ở chỗ bạn nghĩ bản thân
mình giá trị đến mức toàn bộ thế giới đều quan tâm tới việc nắm giữ bạn. Dường
như sự bố trí vũ trụ này đều xoay quanh bạn- và bạn chẳng là gì ngoài một con vẹt
bị treo ngược lên dây!
…Bản ngã được tạo ra qua mắt kẻ khác, qua ý tưởng của kẻ
khác, bản ngã phụ thuộc vào người khác. Và bạn hãy nhớ, bất kỳ cái gì phụ thuộc
vào người khác thì đều không thể là trung tâm của bạn được. Cho nên chúng ta lo
lắng quá nhiều về ai nói gì, ai nói điều tốt về chúng ta và ai nói điều xấu về
chúng ta.
…Người lãnh đạo dù lớn đến đâu thì anh ta vẫn có thể chỉ là người theo sau của những
người theo sau anh ta. Anh ta phải tuân theo họ. Anh ta phải theo dõi xem những
người theo sau đang định đi hướng nào, rồi anh ta chạy ra và đứng trước họ. Bạn
đã nhận được bản ngã của mình từ họ. Danh vọng, vị trí của bạn, mọi thứ bạn đều
nhận được từ họ- tất cả đều là đồ vay mượn, không phải của bạn.
…Cái ngày mà không cái “tôi” nào nảy sinh bên trong bạn,
ngày đó bạn đang đứng trên cái “tôi’ thực sự của mình. Cái “tôi” thực sự đó được
gọi là linh hồn. Và một cách tự nhiên, thế thì cái cá nhân của bạn trở thành sạch
không tì vết tựa như trăng tròn- đầy phúc lạc và tự tỏa sáng. Ánh sáng đã tồn tại
ở đó, phúc lạc đã có đó; chỉ còn mỗi vấn đề về một bước nhảy nhỏ từ cái “tôi” của
bạn sang linh hồn.
…Bạn vẫn còn là người quan sát tại chỗ của mình- dù đó là
ngày hay đêm, dù đó là hạnh phúc hay bất hạnh, dù đó là thất bại hay thắng lợi.
Khi một người an định trong việc chứng kiến thì tác nhân tan biến, việc làm
không còn là của bạn nữa. Bạn không còn là trung tâm của việc làm, bạn trở
thành trung tâm của việc thấy, việc chứng kiến, việc hiểu biết. Việc làm tiếp tục
xảy ra xung quanh bạn trong sự tồn tại.
…Bạn sẽ không thể nào quan sát thân thể đang chết; bạn sẽ cảm
thấy rằng bạn đang chết. Nếu bạn đã là tác nhân cho toàn bộ thời gian sống của
mình thì bạn sẽ phải làm cả việc chết. Khi bạn đã làm mọi điều thì bạn có thể để
lại hành động chết cho ai được? Một người đã chối bỏ cuộc sống thì cũng chối bỏ
cả cái chết nữa. Một người đã giữ quan sát cuộc sống như một nhân chứng thì
cũng quan sát cái chết như một nhân chứng. Nếu việc làm chết đi, nếu tác nhân
biến mất thì lo âu cũng biến mất. Dừng lo âu thì mọi ham muốn cũng dừng. Khi
không còn ham muốn thì bạn được giải thoát. Và người ta có thể được giải thoát
trong khi sống, không cần phải được giải thoát sau khi chết. Một người mà không
thể được giải thoát trong khi sống thì cũng chẳng nên hy vọng rằng anh ta sẽ đạt
tới nó trong khi chết, bởi vì người ta chết theo cùng cách thức như người ta sống.
Như bạn đã sống, vậy bạn sẽ chết không khác gì xảy ra trong khi chết cả. Cái chết
là đỉnh tối thượng của cuộc sống. Chỉ có người đã biết tới giải thoát bây giờ
và ở đây thì cái chết mới trở thành giải thoát trong khi sống nữa. Cho nên cần
phải thường xuyên giữ vững nhận biết. Mất nhận biết, dù chỉ một khoảnh khắc sẽ
mất tác dụng. Việc nhận biết là còn cần thiết cho tới một thời điểm mà không
còn ảo tưởng nào dù nhỏ nhất ở bên trong, hạt mầm của chúng đã bị thiêu cháy,
thế thì chẳng cần duy trì nhận biết nữa, vì nhận biết tại giai đoạn này đã trở
thành chính bản tính của bạn.
…Người có ý thức trong khi tỉnh thức thì sẽ dần dần học được
cách ngủ có ý thức. Người sống có ý thức thì một ngày nào đó sẽ chết có ý thức.
Người chết có ý thức có khả năng biết rằng anh ta trở thành một với thực tại tối
thượng. Nhưng trước hết người ta phải biết điều này trong ý thức ẩn náu bên
trong thân xác của chính mình. Thế thì một ngày nào đó cái bình bên ngoài cũng
vỡ và bầu trời bên trong hội nhập với bầu trời mênh mông bên ngoài.
…Chỉ có tôi và không có gì khác, chỉ có tâm thức này, linh hồn
này. Chỉ có người quán xét, chỉ có nhân chứng, không có gì khác. Tất cả những
cái khác chỉ là trò chơi, chỉ là giấc mơ. Chân lý duy nhất là chứng kiến tâm thức.
Người thấy duy nhất là chân lý, cái thấy được không phải là chân lý, chỉ là những
giấc mơ, những giấc mơ mênh mông bao quanh bạn. Khi việc chứng kiến, việc biết
đó trở thành chứng ngiệm được kết tinh lại, thì chúng ta gọi người đó đã đạt tới
cái MỘT rất đáng đạt tới. Và trong khi đạt tới cái MỘT đơn độc đó thì người ta
cũng đạt tới mọi thứ; và trong khi đánh mất cái MỘT đơn độc đó thì người ta
cũng đánh mất mọi thứ.
…Bất kỳ khi nào có sự thay đổi thì đều không có chân lý. Bạn
cứ đi tìm trong thế giới này và bạn sẽ thấy rằng chẳng đâu có chân lý không
thay đổi, thống nhất cả. Chỉ khi bạn tìm kiếm vào bên trong mình bạn mới thấy
trong người quán xét cái liên tục đó, cái toàn vẹn đó mà vốn là thống nhất. Điều
đó gọi là chứng kiến, cái MỘT. Nếu bạn biết rằng một người, trong khi sống, rồi
vào lúc chết, đều liên tục loại bỏ thân xác, thì cái MỘT, thực tại tuyệt đối, sẽ
được chứng nghiệm.
…Làm sao ta có thể biết
về cái MỘT này? Tiến trình là: Hãy tránh moị sự chọn lựa trong tự nhiên. Tất cả
mọi thứ đều có cái đối lập của chúng. Chẳng hạn, hạnh phúc- đối lập của nó là bất
hạnh. Nếu bạn muốn hạnh phúc thì bạn sẽ nhận cả bất hạnh nữa. Bạn sẽ phải mang
nó. Đó là cái giá người ta phải trả để có hạnh phúc. Nếu bạn muốn tình yêu thì
bạn sẽ gặp cả hận thù nữa, đó là cái giá. Nếu bạn muốn thành công thì thất bại
cũng đến trên con đường của bạn; nó là cái bóng của thành công. Nhị nguyên: bạn
ước muốn một phần và bạn chắc chắn bị vướng vào phần kia nữa. Không có cách nào
thoát khỏi tình huống này.
Cách duy nhất để vứt bỏ nó là loại bỏ cả hai, trở thành phi
chọn lựa. Giải thoát đến với người không chọn lựa giữa những cái đối ngẫu. Nếu
bạn chọn lựa bạn sẽ trở nên vướng víu vào trong thế gian. Khi hạnh phúc đến,
hãy chấp nhận nó; khi bất hạnh đến, hãy chấp nhận nó. Một người không đưa ra
yêu cầu nào trong thế giới này thì sẽ trở thành tự do với thế giới này.
Cái ngày mà người ta
từ bỏ được điều phàn nàn thì tỉnh thức phi chọn lựa xảy ra. Ngày đó
không còn cảnh tù túng trong thế giới này cho bạn nữa. Cho dù toàn bộ thế giới
trở thành một sự giam cầm mà nó siết chặt xung quanh cơ thể bạn như một con bạch
tuộc thì vẫn không có cảnh tù túng, bởi vì bạn chấp nhận cả điều ấy: được thôi.
Bạn đã đạt tới chính mình bên trong, ung dung tự tại.
Ung dung tự tại nghĩa là thái độ trung lập. Bất kỳ cái gì xảy
ra cũng đều được cả, đều được chấp nhận hết. Bất kỳ điều gì xảy ra họ không có
thái độ và sự nhất quyết chống lại nó., tâm thức của họ không bị đảo lộn.
…Hãy duy trì sự hấp thụ trong mình sự chứng kiến. Mọi địa vị,
mọi danh hiệu, mọi danh tiếng đều là sai và giả tạo. Nghèo khó và giàu có sẽ
không khác biệt với bạn, bởi vì bên trong bạn là cùng dòng suối chứng kiến cuộn
chảy.
Người biết việc chứng kiến này thì “người kia” biến mất khỏi
anh ta. Mọi thứ đều là sự mở rộng của riêng tôi. Cái ngày tôi nhận ra tâm thức
của riêng mình thì tôi cũng nhận ra rằng tâm thức của bạn cũng không tách biệt
với tâm thức của tôi. Chừng nào tôi chỉ biết có thân xác tôi thì bạn còn là
tách biệt với tôi, bởi vì thân tôi là tách biệt và thân bạn là tách biệt. Cũng
như, khi chiếc đèn đã chứng kiến rằng nó là ngọn lửa thì mọi chiếc đèn trên thế
giới cũng đều trở thành như một với nó. “Bây giờ ở đâu có lửa, đấy chính là
tôi”. Một khi chứng nghiệm ngọn lửa bên trong đã bắt đầu thì hình dạng trở
thành vô nghĩa., thế thì thân xác, vật chất trở thành vô nghĩa, chỉ có ngọn lửa
mới trở nên có nghĩa. Cũng cùng ngọn lửa chiếu sáng cả trong người vô minh nhất
lẫn trong Đức Phật. Nhưng Đức Phật biết điều đó còn người vô minh thì không biết.
Đấy chính là cái “Tôi” trải rộng ra tất cả- một sự hiểu biết như vậy gọi là tâm
linh.
…Chừng nào mà tâm trí còn chưa bị loại bỏ và chúng ta còn
chưa có khả năng thấy thế giới một cách trực tiếp thì chúng ta sẽ không thể nào
thấy được chân lý về thế giới. Khi một người thấy được chân lý về thế giới thì
thế giới biến mất và chỉ còn thực tại tuyệt đối tồn tại. Mọi sự phân chia đều sụp
đổ. Chỉ còn một sự mở rộng mênh mông của tâm thức ở đó.
Tâm trí thay đổi mọi khoanh khắc. Cho nên chúng ta chỉ có thể
biết qua tâm trí cái cũng đang thay đổi. Và chân lý tối thượng ẩn kín trong cuộc
sống thì không đổi, nó là vĩnh hằng, nó chẳng bao giờ thay đổi; tâm trí không
phải là cái trung gian để biết nó.
Qua suy nghĩ, chẳng ai có thể là người hữu thần được, và nếu
anh ta có là người hữu thần thì anh ta sẽ là người hữu thần giả tạo. Người ta
trở thành hữu thần chỉ nếu người ta thấy thế giới một cách trực tiếp, gạt tâm
trí sang một bên. Khi loại bỏ tâm trí thì thì tâm thức thấy thế giới, nó có thể
kể lại chỉ những cái không đổi, cái đó là cái ta tối thượng. Bất kỳ cái gì được
biết qua tâm trí đều là chức năng, nó là “gần như đúng”, nhưng chân lý là cái
được biết bằng cách vượt lên trên tâm trí.
…Trong thực tế bạn đang nỗ lực không mệt mỏi để cho vô tư
không nảy sinh. Toàn bộ thông điệp của cuộc sống là về vô tư, toàn bộ dòng chảy
cuộc đời đều hướng về vô tư. Cuộc sống đem đến cho bạn nỗi buồn về mọi hướng,
nhưng vô tư vẫn không nảy sinh trong bạn- đấy là một điều lạ lùng. Trong gắn bó
là việc sinh thành của cuộc sống, còn vô tư là kết quả chung cuộc. Chúng ta được
sinh ra từ gắn bó, nhưng nếu ta chết cũng trong gắn bó thì đó chỉ có nghĩa là
chúng ta không hiểu được thông điệp cũa cuộc sống. Cái ngày bạn đứng vững chắc
trong vô tư và bạn không còn ham muốn nào về thế giới này, và cái vô tích sự của
thế giới này lộ ra cho bạn- thì kết quả là hiểu biết. Thế thì bạn tràn đầy minh
triết; thế thì lần đầu tiên minh triết nảy sinh trong bạn và ngọn đènđược thắp
sáng lên bên trong bạn. Trong trạng thái của vô tư ngọn đền của minh triết bừng
cháy. Nếu ngọn đền của minh triết không bừng cháy thì bạn hãy hiểu rõ rằng vô
tư là giả tạo. Khi ngọn đèn của tri thức được thắp sáng thì đạt tới thư thái,
tĩnh lặng. Nếu tri thức không đem đến thư thái thì hãy hiểu rõ rằng tri thức ấy
là giả tạo, nó đến từ kinh sách, không phải theo kinh nghiệm của riêng anh ta.
Một tri thức như thế là gánh nặng trong đầu, nó không trở thành đôi cánh mà nhờ
đó người ta có thể bay trong bầu trời.
Quả của tri thức là sự thư thái mà chẳng cần nổ lực gì. Bất
kỳ cái gì xãy ra cũng đều được, không sợ hãi bị mất bất kì cái gì. Không có nỗi
sợ cái gì đó sai, không căng thẳng nào bạn có thể lỡ, bạn có thể thất bại, bạn
có thể lạc lối. Điều đó gọi là thư thái.
Quả của tri thức là thư thái, và quả của thư thái là an
bình. Một người đã đạt đến thư thái thì dần dần, dần dần sẽ đắm chìm ngày càng
sâu hơn vào trong nó, anh ta đạt tới trung tâm vẫn được gọi là an bình. Và nếu
an bình không nảy sinh từ sự thư thái của bạn thì thư thái của bạn cũng chỉ là
một sự áp đặt. Thư thái là việc xảy ra cho sự tồn tại. Tâm thức bạn không có gì
đáng phải đạt tới, không ham muốn thậm chí để trở thành thư thái nữa. nếu nó tới
thì tốt, mà nó không tới thì cũng tốt.
…Ý nghĩa của việc trở thành thánh là ở chỗ, đối với người ấy,
toàn thế giới đều trở thành thánh ngay lập tức. Đối với người ấy toàn bộ mọi thứ
đã thay đổi, bởi vì tầm nhìn đã thay đổi.
Khi người ta trở thành một vị thánh bên trong thì tại mọi nơi trên thế
giới, người ấy đều thấy là thánh, là thần cả, bởi vì cái bên trong chính là cái
thấy được ở bên ngoài.
…Giả thiết của chúng ta bao giờ cũng là “mình là phải”. Đây
là vấn đề cho chúng ta. Cái rắc rối, cái lo âu, cái buồn khổ nhất của cuộc đời
chúng ta là ở chỗ chúng ta hành động với
niềm tin rằng “mình là phải”. Đây là điểm bắt đầu của mọi thứ. Chúng ta kiểm
nghiệm mọi thứ trên cơ sở này. Đây là hòn đá tảng của chúng ta. Từ đó bất cứ
cái gì không phù hợp với bạn cũng đều thành sai cả.
…Bạn chẳng là gì khác hơn là một tổ hợp những tật bệnh- một
bọc chứa đủ loại tật bệnh. Và mọi người đều là nhà phát minh ra bệnh tật của
mình. Rồi ngay cả bên trong những tật bệnh ấy, người ấy vẫn khăng khăng thấy rằng
“mình là phải”. Cho nên bất kỳ khó khăn nào xuất hiện ở đâu thì người khác cũng
phải sai.
…Khi chúng ta đạt tới trạng thái giác ngộ, nơi chỉ còn con
người, không có việc làm nào hết cả, người ta bỗng hiểu ra rằng tất cả những
hành động mình đã từng làm trước đây không phải do mình làm. Một số hành động
do thân xác làm- vậy hãy để cho thân xác chịu trách nhiệm về những hành động
đó. Một số hành động do tâm trí làm- hãy để cho tâm trí chịu trách nhiệm về những
hành động đó. Nhưng bạn thì không làm bất kỳ hành động nào cả. Đồng thời với việc
hiểu biết này mạng lưới tất cả các dấu ấn hành động đều bị phá hủy. Linh hồn là
việc xóa bỏ mọi hành động. Chính do việc mất tính linh hồn mà mà ảo tưởng “tôi
đã làm” mới được tạo ra. Bạn chỉ đang hiện diện và hành động thì xảy ra. Bạn chỉ
là một nhân chứng, không phải là một tác nhân. Các sự kiện đã xảy ra, xảy ra
ngay cạnh bạn, nhưng bạn vẫn xa khỏi nó.
…Trong trạng thái giác ngộ thì toàn bộ cuộc sống cũng tựa
như giấc mơ. Giống như vào buổi sáng, khi bạn nhận ra trạng thái thức tỉnh khỏi
giấc ngủ thì toàn bộ cái vòng quá khứ, tất cả các chất liệu mơ đều tan biến tựa
làn khói. Và không có lo âu hay nuối tiếc gì về chúng còn lại cả. Cũng chẳng
còn lại tự ca ngợi nữa- “mình đã làm được một việc vĩ đại”- cũng chẳng còn tự kết
án,- “mình làm điều tầm thường làm sao!”. Không, mọi thứ đều biến mất. Chỉ cần
tỉnh dậy là giấc mơ trở thành vô nghĩa.
…Khi không còn ham muốn nảy sinh bên trong, khi các sự vật bạn
ham thích có thể hiện diện nhưng không ham muốn nào nảy sinh, mà cũng chẳng có
ý định chống lại, khi tâm trí đơn thuần không chạy theo cách này cách khác mà bạn
không đung đưa theo bất kỳ hướng nào; bạn vẫn còn nơi bạn hiện tại, dường như
là không có gì bên ngoài cả và không tạo ra bất kỳ sự hấp dẫn hay chán ghét
nào- thế thì đây là trạng thái tối hậu trong vô tư, khi bạn đang trong chính
mình, bạn đã lắng vào bên trong bản thân mình. Vô tư là cánh cửa đi tới phúc lạc,
bởi vì với một người đã lắng vào trong bản thân mình thì không có cách nào làm
cho người ấy bất hạnh nữa. Một người có linh hồn trở vào bên trong mình, thì sẽ
không có cách nào giết được người đó. Linh hồn không bao giờ chết. Nếu bạn đặt
linh hồn ở đâu đó khác, thì khi những thứ đó tuột đi, bạn sẽ chết. Linh hồn là
bất tử nhưng chúng ta gắn nó với những thứ hữu hoại. Những thứ hữu hoại này nhất
định sẽ tan rã- nếu không hôm nay thì ngày mai. Đây chính là bản chất của
chúng. Khi những thứ đó tan rã bạn có ấn tượng rằng bạn chết. Cái chết của cái
ta này là một ảo vọng được tạo ra từ sự gắn bó bản thân bạn với cái hữu hoại.
… “Không có gì ngoại trừ tôi và sự trưởng thành bên trong của
tôi là có liên quan đến tôi, tất cả những cái khác đều vô nghĩa. Bạn chớ có
dính vào những câu hỏi nảy sinh từ sự tò mò của bạn với người khác. Nó chẳng có
ích cho bạn tẹo nào trong việc thay đổi cuộc sống của bạn cả. Đây là cái cần đo
để cho bạn có thể đo lường bản thân mình bên trong. Hãy giữ việc quán xét bên
trong chính mình. Chừng nào có bất kỳ ham muốn nào nảy sinh bên trong khi thấy
mọi vật thì bạn hãy hiểu ràng vô tư như vậy còn chưa đạt tới được. Hãy hướng tất
cả nghị lực của bạn vào vô tư. Tiêu chuẩn duy nhất là cái tôi không nảy sinh. Bất
kỳ cái gì tạo ra “cái tôi” thì vẫn là xuất phát từ vô minh, dù bạn có gắn cho
nó cái tên mỹ miều thế nào.
…Thiền nhân là người đã chấm dứt việc tạo ra bất kỳ sự đặc
biệt nào về chính mình về bên trong, và dần dần, dần dần trở thành không ai cả.
Cái ngày thiền nhân trở thành không là gì cả thì trạng thái tối thượng trong hiểu
biết đã tới- không phải qua việc tích lũy tri thức mà bởi việc loại bỏ bản
ngã., không phải việc thông qua việc tích lũy thông tin mà bởi việc chết của
cái tôi.
…Cách được tự do khỏi tâm trí là làm nhân chứng khi tâm trí
đang đem cho bạn hạnh phúc và chớ có ôm giữ nó. Người không ôm giữ hạnh phúc
thì bất hạnh của anh ta cũng tiêu biến: Người không ôm giữ an bình thì bất an của
anh ta cũng tiêu biến mãi mãi. Chính trong ôm giữ an bình mà hạt mầm của bất an
lại nảy sinh và ôm giữ vào hạnh phúc là cái sinh thành của bất hạnh. Bạn chỉ cần
đừng níu bám! Níu bám là tâm trí. Chớ có níu bám vào việc gì. Khoảnh khắc cái nắm
tay của bạn buông ra thì bạn vượt ra ngoài tâm trí và bạn sẽ vào nơi ham muốn
không nảy sinh chút nào nữa- sự tan biến tối hậu của chúng xảy ra. Sự tan biến
tối hậu này được gọi là thư thái.
…Khi không còn mục tiêu nào nữa thì tương lai chết, thời
gian trở thành vô nghĩa, mọi kế hoạch đều tan thành mảnh vụn và chuyển động của
tâm trí dừng lại. Vì tâm trí chuyển động mới cần đến kế hoạch, mới cần đến mục
tiêu; vì chuyển động của tâm trí mà việc đạt tới một cái gì đó mới là cần thiết, tương lai, một thời
gian nào đó là cần thiết. Và bây giờ tất cả những cái đó đã triệt tiêu. Phúc lạc
là kết quả tự nhiên của con người bạn đã trống rỗng bên trong.
…Khi trí tuệ không suy nghĩ về người khác, không suy nghĩ
chút nào và trở thành vô suy nghĩ, khi tất cả các ý nghĩ bị loại bỏ và chỉ có
khả năng suy nghĩ còn lại bên trong, khi trí tuệ không còn gắn bản thân mình với
bất kỳ vật gì, và còn lại thuần túy- tựa như một ngọn đèn đơn độc bùng cháy
trong cái trống rỗng không có gì- với trạng thái tâm thức như vậy thì được gọi
là minh triết. Thế thì bạn đã đạt được ngọn lửa tri thức đúng đắn. Người mà ngọn
lửa tri thức này bao giờ cũng bùng cháy thì được gọi là người được giải thoát
trong cuộc sống.
Chỉ những người đã biết rằng toàn bộ cuộc sống là một tiến
trình chết; người đã thấy rằng điều chúng ta gọi là cuộc sống chỉ là một bước
tiến dài tới cái chết; chỉ những người ấy mới có thể giải thoát khỏi cuộc sống.
…Chính sai lầm của chúng ta là đã phân chia mọi thứ ra làm
hai. Khi người ta gạt cách nhìn này sang một bên, khi người ta loại bỏ tâm trí
khỏi phía trước con mắt mình và nhìn vào thế giới một cách vô tâm thì mọi sự
phân chia biến mất, họ sẽ chứng nghiệm về cái bất nhị, chứng nghiệm về bản chất.
Thế thì thế giới này không còn là thế giới nữa, nó trở thành Thượng đế. Cái mà
tôi đang ở đây và cái đang trải rộng ra khắp mọi nơi kia, cả hai đều trở thành
một; cái đó là bạn.
…Rồi một ngày nào đó chim vẫn cứ hót, trí tuệ của bạn sẽ
không nói nữa; bạn sẽ lắng nghe và một mối quan hệ của bạn với chim sẽ được thiết
lập trực tiếp, không qua trung gian nữa; thế thì bạn sẽ rất ngạc nhiên: bạn
đang hót hay chim đang hót, bạn đang nghe hay chim đang nghe đây? Khoảnh khắc
trí tuệ của bạn động đậy và chen vào giữa thì bạn và tiếng chim líu lo sẽ trở
thành hai đầu của cùng một thực tại, họng chim là một đầu và tai bạn là một đầu
bên kia, tiếng chim líu lo trở thành cầu nối. Thế thì chứng nghiệm trong từng
khoảnh khắc trở thành chứng nghiệm về Đại ngã, về thực tại tối thượng, về cái MỘT.
Cái thứ nhất nối với cái thứ hai, cái thứ hai nối với cái thứ ba và cứ như thế
mãi. Người ta không còn thấy sự tách biệt mọi vật, chỉ còn thấy mối nối bên
trong giữa chúng.
…Điềm đạm chỉ có khi vượt ra ngoài nhị nguyên, vượt ra ngoài
hai điểm đối lập. Đây là người xúc phạm, đây là thân xác mình và cái tên đang bị
xúc phạm, còn đây là mình, phần thứ ba, người theo dõi toàn bộ vấn đề. Nếu mình
đứng xa đều cả người xúc phạm lẫn kẻ bị xúc phạm thì có điềm đạm. Điềm đạm là tỉ
lệ cân bằng, giống như kim chỉ cân, đứng yên chính giữa, không nghiêng bên này,
bên kia, không nặng về người xúc phạm cũng chẳng nặng về kẻ bị xúc phạm, đứng
ra ngoài và chỉ quan sát. Việc làm nhân chứng này là điềm đạm.
…Giống như đám mây đen bao phủ bầu trời bên ngoài, bầu trời
bên trong cũng bị bao phủ bởi mây. Mây của bầu trời bên trong được gọi là ý
nghĩ, chọn lựa, ham muốn. Khi những đám mây như vậy bao phủ bầu trời bên trong
thì người ta cũng có cảm giác không tồn tại bầu trời không mây đằng sau nó. Việc
loại bỏ đám mây bên trong này và nhìn vào bầu trời xanh bên trong chính là thiền
định. Nhìn vào bầu trời xanh bên trong này là đạt tới, sự hoàn thành tối thượng.
Khi một người đi vào bầu trời bên trong thì anh ta trở thành vô tư. Anh ta
không có bất kỳ quan hệ nào với bất kỳ cái gì xảy ra; anh ta bắt đầu thấy thế
giới hệt như bầu trời thấy nó vậy. Đấy là khi không có dấu vết nào hình thành
trong bầu trời bên trong của bạn, khi bất kỳ cái gì bên ngoài chỉ là một vở kịch
đối với bạn, khi mọi thứ xảy ra chỉ trong một chu vi và trung tâm của bạn vẫn
còn không bị động chạm tới. Khi tâm trí bị đẩy sang bên thì sự việc như vậy nảy
sinh.
…Khi một người nhận ra rằng không một hành động nào của anh
ta lại động chạm được tới mình… Nếu anh ta thất bại thì linh hồn anh ta vẫn
không thất bại; còn nếu anh ta thắng thì linh hồn anh ta vẫn không thắng, nếu
anh ta được trọng vọng thì linh hồn anh ta chẳng được thêm gì, nếu anh ta bị
xúc phạm thì linh hồn anh ta cũng chẳng mất gì- với một hiểu biết như thế thì
hành động tương lai tự nhiên mất đi. Anh ta biết rằng nếu hành động của mình
trong quá khứ không thể đụng chạm đến mình thì hành động tương lai cũng sẽ
không động chạm đến anh ta. Do vậy, việc lập kế hoạch cho tương lai sẽ dừng lại.
Anh ta không còn lo lắng liệu anh ta có thành công hay thất bại, liệu danh tiếng
của mình sẽ chống đỡ cho mình hay ai đó sẽ làm ô danh mình. Với một người đã thấy
được bản thân mình, toàn bộ quá khứ của anh ta tự nhiên bị cắt rời khỏi anh ta
và toàn bộ tương lai cũng bị cắt rời y như thế.
Cả cái chết và sự sống đều không động chạm được tới linh hồn.
Cuộc sống trôi qua, cái chết trôi qua, tuổi thanh xuân cũng như tuổi già trôi
qua- nhưng sự trinh bạch bên trong vẫn còn nguyên: không có rạn nứt nào trong
đó, mà ngay cả những tin tức về điều xảy ra bên ngoài cũng không đạt tới nó được.
…Với một thiền nhân thì chỉ có hôm nay, không có ngày mai.
Ngay cả hôm nay cũng còn là một khoảng thời gian dài. Chỉ có khoảnh khắc này! Tại
đây và bây giờ là toàn bộ sự tồn tại; chẳng có gì còn lại trong anh ta để hướng
tới tương lai. Tương lai chỉ là sự phóng chiếu của quá khứ mà thôi.
…Cảm giác về cái “của tôi” với thân xác là nguyên nhân của mọi
đau khổ của chúng ta, mọi hạnh phúc của chúng ta- tất cả quả của nghiệp. Nếu
cái “của tôi” đó bị loại bỏ đi thì hiệu quả của mọi hành động lên thân xác trở
thành không còn quan hệ gì tới chúng ta nữa. Việc biến mất của cái “tôi” chính
là sự từ bỏ quả của mọi hành động quá khứ. Thế thì hành động quá khứ không còn
hậu quả nữa, việc từ bỏ đã xảy ra.
Trong thực tại không có thân xác lẫn hành động quá khứ.
Trong thực tế, chân lý không chứa thân xác lẫn hành động quá khứ trong nó,
không hành vi tốt, không hành vi xấu trong nó, không hạnh phúc, không khổ đau
trong nó. Trong thực tế, thế giới không có. Với hiểu biết về cái ta riêng mình
thì thế giới trở thành sai lầm. Chính bởi vì chúng ta không biết bản thân chúng
ta nên thế giới sai lầm dường như là đúng.
…Mọi người đều muốn tin rằng mình sẽ không chết.Chẳng ai muốn
chết cả. Và bất kỳ ai không muốn chết đều biết chắc chắn rằng người ấy sẽ phải
chết. Người hiểu biết muốn chết, người vô hiểu biết không muốn chết. Người hiểu
biết muốn chết bởi vì anh ta biết rằng chẳng có cái gì chết đi trong cái chết cả,
anh ta biết rằng trên đường đi vào cái chết anh ta sẽ có chứng nghiệm thanh tịnh
nhất về bất tử.
…Hạnh phúc bao giờ cũng cứ lùi xa khỏi bạn. Đấy là đặc trưng
của người chưa mãn nguyện. Đặc trưng của người mãn nguyện là ở chỗ hạnh phúc là
ở đây và bây giờ. Không có vấn đề về tình huống, không có vấn đề gì xảy ra bên
ngoài, không có gì thay đổi trong luồng chảy của suối nguồn hạnh phúc bên
trong. Và cũng chẳng có điều kiện nào được gắn với nó. Bất kỳ ai tạo ra điều kiện
thì chắc chắn là bất hạnh. Chẳng có điều kiện nào được đáp ứng cả. Và cho dù những
điều kiện đặt ra có được đáp ứng đi chăng nữa thì cái tâm trí luôn tạo điều kiện
ấy sẽ liền tạo ra những điều kiện mới.
…Bạn hãy là một với nó. Chớ có nhìn ra ngoài. Hãy chỉ nhớ: đứng
lên hay ngồi xuống, hãy tìm hạnh phúc vô điều kiện. Đi, ngủ, ăn uống- bất kỳ
cái gì cũng có thể là tình huống, bạn hãy tìm hạnh phúc vô điều kiện. Hãy cứ hạnh
phúc đi. Bạn sẽ trở thành tràn đầy hạnh phúc… nhiều đến độ, nếu muốn, bạn có thể
làm cho toàn bộ thế giới tràn đầy hạnh phúc của bạn. Nó sẽ tiếp tục trải rộng
ra khắp nơi xung quanh.