Chương 9. Đang Trong Phép Màu

Chương 9. Đang Trong Phép Màu

Price:

Read more

Thiền Osho by Hành Trình Vô Ngã

Sách Osho

(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)

Bí Mật Của Những Bí Mật – Osho

Tập 1

Bài nói về Bí Mật Của Hoa Vàng

Chương 9. Đang Trong Phép Màu



Sách Nói Thiền Osho Podcast - Nghe , Tải Xuống


Osho ơi,

Thầy Lữ tử nói:

Thoát ra là trong con mắt...

Mầm hoa của thân người phải được tập trung hướng lên trong không gian trống rỗng.

Tính bất tử được chứa trong điều này và cũng là việc vượt qua thế giới.

Ánh sáng không trong thân thể một mình, cũng không chỉ ở ngoài thân thể. Sơn và hà và đại lục được nhật và nguyệt chiếu sáng; mọi cái đó là ánh sáng này. Do đó nó không chỉ bên trong thân thể. Hiểu biết và sáng tỏ, cảm nhận và chứng ngộ, và mọi chuyển động của linh hồn đều giống ánh sáng này; do đó, nó không chỉ là cái gì đó bên ngoài thân thể. Quang hoa của thiên và địa trút đầy hàng nghìn không gian. Nhưng cũng quang hoa của riêng thân thể đi qua thiên và bao phủ địa. Do đó, ngay khi quang luân, thiên và địa, sơn và hà, tất cả luân chuyển cùng nó đồng thời. Tập trung vào mầm hoa của thân người phía trên trong mắt, đó là chìa khoá lớn của thân thể người. Người thiếu kinh nghiệm, chú ý! Nếu trong một ngày ông không thực hành thiền, ánh sáng này chảy ra, ai biết đi đâu? Nếu ông chỉ thiền trong một phần tư giờ, nhờ nó ông có thể thoát khỏi mười nghìn niên kỉ và hàng nghìn việc sinh. Mọi pháp chấm dứt trong tĩnh lặng. Phép thần kì diệu này không thể lường được.

Nhưng khi công phu này được bắt đầu, người ta phải tiến từ cái hiển nhiên sang cái sâu sắc, từ cái thô tới cái tinh. Mọi thứ phụ thuộc vào không có ngắt ở đó. Bắt đầu và kết thúc của công phu này phải là một. Ở giữa có những khoảnh khắc mát hơn và ấm hơn diễn ra mà không nói ra. Nhưng mục đích phải là đạt tới cái bao la của thiên và chiều sâu của biển, để cho mọi pháp dường như hoàn toàn dễ dàng và được coi là đương nhiên. Chỉ thế thì chúng ta đã làm chủ được nó.

Một chuyện thần tiên cổ kể rằng khi Thượng đế tạo ra thế giới, bốn thiên thần hay hỏi tới gặp ngài để hỏi. “Ngài đang làm gì vậy?” thần thứ nhất hỏi. Thần thứ hai hỏi, “Tại sao?” Thần thứ ba nói, “Tôi có thể có nó khi ngài kết thúc không?” Thần thứ tư nói, “Tôi có thể giúp được không?”

Câu hỏi thứ nhất là câu hỏi của nhà khoa học, câu hỏi thứ hai, là của nhà triết học, câu hỏi thứ ba, của chính khách, và câu hỏi thứ tư là của người tôn giáo.

Truy tìm khoa học trong sự tồn tại là truy tìm của quan sát tách rời. Nhà khoa học phải khách quan. Để khách quan người đó phải vẫn còn không tham dự; người đó không thể tham gia được, bởi vì khoảnh khắc người đó trở thành người tham gia người đó trở thành bị tham dự vào. Do đó nhà khoa học chỉ có thể biết được chu vi bên ngoài của cuộc sống và sự tồn tại. Cốt lõi bên trong nhất sẽ vẫn còn không sẵn có cho khoa học; chính phương pháp luận của nó ngăn cấm nó.

Triết gia chỉ suy đoán, ông ấy không bao giờ thực nghiệm. Ông ấy cứ hỏi tới vô hạn, “Tại sao?” Và câu hỏi này dai dẳng tới mức bất kì cái gì là câu trả lời, nó có thể bị hỏi lần nữa - “Tại sao?” Không có khả năng của kết luận nào qua triết học. Triết học vẫn còn trong trạng thái không kết luận. Nó là hoạt động vô tích sự, nó chẳng dẫn tới đâu cả.

Chính khách đơn giản muốn sở hữu thế giới, muốn có nó. Ông ấy là nguy hiểm nhất trong tất cả mọi người vì ông ấy là bạo hành nhất. Mối quan tâm của ông ấy vào cuộc sống không phải là vào bản thân cuộc sống mà là vào quyền lực riêng của ông ấy. Ông ấy là người đói quyền, điên vì quyền; ông ấy là người gàn dở, ông ấy có tính huỷ diệt. Khoảnh khắc bạn sở hữu cái gì đó sống bạn giết chết nó, bởi vì khoảnh khắc cái gì đó trở thành tài sản nó không còn sống nữa. Sở hữu cây và nó không còn sống nữa. Sở hữu đàn bà hay đàn ông và bạn đã giết họ. Sở hữu bất kì cái gì và cái chết là kết quả, bởi vì chỉ cái chết mới có thể bị sở hữu.

Sống là tự do. Về căn bản nó vẫn còn tự do. Bạn không thể sở hữu được nó, bạn không thể đưa nó vào ngân hàng, bạn không thể vẽ một đường quanh nó. Bạn không thể nói, ‘Cái này là của tôi’; nói như thế là bất kính, nói như thế là bản ngã, nói như thế là điên.

Sống sở hữu chúng ta. Làm sao chúng ta sở hữu được nó? Chúng ta phải bị sống sở hữu ngày càng nhiều hơn. Toàn thể động thái phải thay đổi: từ mang tính sở hữu người ta phải trở nên có khả năng bị sở hữu bởi cái toàn thể.

Chính khách chưa bao giờ đi tới biết chân lí của sống.

Người tôn giáo tham gia. Người đó nhảy múa cùng cuộc sống, người đó ca hát cùng sự tồn tại, người đó giúp cho cuộc sống, người đó được buông xuôi theo sự tồn tại và người đó không tách rời và xa cách. Người đó không thực sự hỏi câu hỏi nào, người đó không theo đuổi tri thức; toàn thể nỗ lực của người đó là làm sao được hài hoà với sự tồn tại, làm sao được là một toàn bộ với nó. Do đó mới có từ phương Đông dành cho kinh nghiệm tối thượng: samadhi.

Nó bắt nguồn từ hai từ. Sam - sam nghĩa là cùng với nhau. Cùng gốc ‘sam’ đã chuyển vào tiếng Anh nữa; nó là trong ‘sympathy-thông cảm’, nó là trong ‘symphony-giao hưởng’. Một chút ít thay đổi là trong ‘synthesis-tổng hợp’, ‘synchronicity-tính đồng bộ’. ‘Sam’ nghĩa là cùng với nhau. Adhi nghĩa là chúa tể, Thượng đế. Samadhi nghĩa là hợp nhất với Thượng đế, là một với Thượng đế. Và đó là đích xác nghĩa của từ tiếng Anh ‘religion-tôn giáo’. Nó có nghĩa là trở thành một với sự tồn tại; không bị phân chia, không vẫn còn tách rời mà trở thành một. Và chỉ trong cái một này người ta mới đi tới biết, thấy, kinh nghiệm và hiện hữu.

Tôn giáo cũng là thực nghiệm lớn - thực ra là lớn nhất - nhưng với một khác biệt. Khoa học thực nghiệm với đối thể, tôn giáo thực nghiệm với bản thân chủ thể. Toàn thể mối quan tâm của nó là: Tôi là ai?

Người ta phải bắt đầu từ đầu. Chừng nào tôi chưa biết tới bản thân tôi, tôi sẽ không biết cái gì khác. Nếu sâu bên dưới tôi vẫn còn dốt nát, thế thì toàn thể tri thức của tôi chỉ là rác rưởi. Nó dựa trên dốt nát, nó bắt rễ trong dốt nát. Đầu tiên ánh sáng phải xảy ra bên trong tôi và thế rồi nó có thể lan toả, thế rồi nó có thể đi tới chính biên giới của sự tồn tại - nếu có biên giới nào. Nhưng đầu tiên điều này phải xảy ra bên trong tôi. Ngọn lửa thứ nhất phải tới từ tính chủ thể của tôi. Khi trung tâm của tôi đầy ánh sáng, chỉ thế thì bất kì cái gì được biết mới thực sự là được biết. Chừng nào bạn chưa biết tới bản thân bạn, chừng nào người biết còn chưa có đó, làm sao bạn có thể biết cái gì khác được? Nếu bản thân bạn đang ở trong bóng tối sâu sắc, mọi ánh sáng mà bạn đã tạo ra bên ngoài đều chỉ là lừa dối, ảo tưởng.

Cuộc truy tìm tôn giáo là cuộc truy tìm lớn nhất trong sự tồn tại. Vài điều phải được hiểu về cuộc truy tìm này.

Điều thứ nhất: tôn giáo không thể bò được; nó phải nhảy múa hoặc chết. Và đó là điều không xảy ra trên thế giới này - tôn giáo không nhảy múa, do đó nó đã chết. Tôn giáo đang bò và lê lết; nó đã quên mất cách bay. Tôn giáo đã trở thành giáo điều. Giáo điều là chết, nó là cái xác. Tuôn chảy và sống và bay, tôn giáo phải tồn tại như kinh nghiệm chứ không như lí thuyết, không như thượng đế học mà như thiền - không như một triết lí về Thượng đế mà như một kinh nghiệm cá thể về Thượng đế. Và biết cho thật rõ vào: biết về Thượng đế không phải là biết Thượng đế. Bạn có thể cứ biết về và về, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết Thượng đế. Biết về là đi lòng vòng mà không xuyên thẳng vào chính trung tâm của nó.

Tôn giáo không thể bò được, và tôn giáo đang bò. Ki tô giáo, Hindu giáo, Hồi giáo - tất cả họ đều bò. Tất cả họ đều trở thành hối tiếc. Tất cả họ đều sợ trưởng thành của khoa học trên thế giới. Họ đã từng tranh đấu chống lại khoa học. Họ đã cố gắng mọi điều họ có thể làm để ngăn cản sự trưởng thành khoa học, nhưng họ đã thất bại. Bây giờ họ cố lấy mọi hỗ trợ từ khoa học - bất kì cái gì họ có thể xoay xở được - nhưng họ biết hoàn toàn rõ rằng họ đã trở thành phụ. Họ có thể tồn tại chỉ nếu khoa học hỗ trợ cho họ. Họ có thể tồn tại chỉ nếu luận cứ khoa học trở thành sự ủng hộ. Đây là việc bò: tôn giáo không còn ở trên mảnh đất riêng của nó, trên chân riêng của nó; nó cần hỗ trợ từ khoa học. Nó sống sự tồn tại vay mượn, cuộc sống vay mượn. Thời của nó qua rồi.

Tại sao điều đó đã xảy ra? Một khi tôn giáo trở thành giáo điều và không còn là kinh nghiệm nữa, nó tự động chết đi. Và xác chết không thể đứng theo cách riêng của nó được, nó cần hỗ trợ. Mọi nhà thờ và đền chùa đều được hỗ trợ, chúng không đứng theo cách riêng của chúng.

Khi có vị phật ông ấy đứng theo cách riêng của ông ấy. Khi có một christ ông ấy đứng theo cách riêng của ông ấy. Thế thì tôn giáo nhảy múa, hát bài ca. Thế thì nó là sống động, nó nở hoa - có cả nghìn lẻ một hoa, và hương thơm ngát được toả ra.

Nỗ lực của tôi ở đây là để làm cho tôn giáo nhảy múa lại. Không cần bất kì hỗ trợ nào, bởi vì tôn giáo, bản thân nó là kinh nghiệm đích thực vĩ đại nhất: người khác phải trông cậy tôn giáo để tìm hỗ trợ, không tôn giáo nào trông cậy vào người khác. Nếu tôn giáo bắt đầu nhảy múa, bắt đầu trở thành sống động, khoa học sẽ cần hỗ trợ của nó, bởi vì bản thân khoa học đang mất đất. Nó trở nên ngày càng xấu đi mọi ngày. Nó trở thành ngày một phủ định cuộc sống hơn mọi ngày. Nó đang trở thành ngày một chính trị hơn mọi ngày. Mọi điều khoa học khám phá ra đều bị chính khách sở hữu. Và mọi điều khoa học khám phá ra đều phục vụ cái chết; nó không còn phục vụ cuộc sống nữa. Chín mươi phần trăm nỗ lực của khoa học dành cho chiến tranh. Khoa học đang mất mặt. Chừng nào tôn giáo còn chưa bắt đầu nhảy múa, ngay cả khoa học cũng sẽ không có tương lai nào. Khoa học sẽ cần việc xả ra năng lượng nào đó từ tôn giáo để hỗ trợ cho nó. Và nếu tôn giáo có thể lại sống động và khoa học trở thành một phần, thành cái bóng của tôn giáo, chỉ thế thì nó mới được tự do khỏi chính khách và cái điên khùng của ông ta; bằng không điều đó dường như là không thể được.

Con người đang ngày càng lại gần hơn với việc huỷ diệt tối hậu sự sống trên trái đất. Chỉ việc xả ra năng lượng tôn giáo mới có thể cứu được con người, có thể cứu được nhân loại. Điều chúng ta đang làm ở đây có thể giống như một thực nghiệm rất nhỏ nhưng tiềm năng của nó là vô hạn. Tương lai của nhân loại tuỳ thuộc vào một điều: nếu tôn giáo lại có thể lãnh đạo con người, nếu tôn giáo lại có thể trở thành ảnh hưởng trung tâm lên con người, nếu tôn giáo có thể lại trở thành giấc mơ của nhân loại.

Và nhớ lấy, đó là giấc mơ rất khó - gần như không thể được. Mơ hiện hữu cùng Thượng đế, mơ hiện hữu trong Thượng đế, nhất định là cái gì đó giống như giấc mơ không thể được. Con người đã mất dũng cảm. Mơ của con người bây giờ tí hon, mơ của con người rất trần tục; con người không còn mơ về điều siêu việt. Và nhớ, nếu bạn thôi mơ về điều siêu việt, bạn sẽ sống cuộc sống vô nghĩa.

Nghĩa nảy sinh chỉ trong tiếp xúc với điều siêu việt. Nghĩa nảy sinh chỉ khi bạn là một phần của cái toàn thể lớn hơn, khi bạn là một phần của cái gì đó cao hơn bạn, cái gì đó lớn hơn bạn. Khi con người cố gắng vượt qua bản thân mình, thế thì có tôn giáo. Và đó là điều tôi gọi là điệu vũ của tôn giáo: con người cố siêu việt lên trên bản thân mình. Không con vật nài khác có thể làm được điều đó, không con vật nào khác có năng lực về điều đó: duy nhất con người có tiềm năng và khả năng vượt qua bản thân mình. Vài người đã vượt qua bản thân họ; vài người đã đạt tới bờ bên kia.

Và khi tôi nói với bạn, tôi đang nói từ bờ bên kia. Do đó tôi không nói nó từ tri thức vay mượn, tôi đang nói từ kinh nghiệm riêng của tôi. Tôi biết điều không thể lại có thể trở thành có thể. Nó đã trở thành có thể trong tôi. Một khi bản thể bên trong của bạn trở nên đầy ánh sáng, một khi bạn biết không có tối bên trong bản thân bạn, thế thì bạn có tính tôn giáo.

Mơ giấc mơ không thể được đi. Nó có thể trông gần như là ngớ ngẩn lúc ban đầu - nó không có vẻ vậy đâu - nhưng nếu nó đủ mạnh, nó biến đổi thực tại của bạn.

Tôi đã nghe...

Ba cây có thời cùng lớn lên trên sườn núi, và khi chúng lay động theo gió chúng mơ điều chúng muốn được hiện hữu.

“Tớ muốn được chặt xuống một ngày nào đó,” cây thứ nhất nói, “và được biến thành cái nôi cho trẻ thơ.”

“Tớ muốn được chặt xuống một ngày nào đó,” cây thứ hai nói, “và trở thành con thuyền lớn dương buồm trên biển khơi, mang theo châu báu và ngọc quí.”

Và cây thứ ba nói, “Tớ muốn đứng trên đỉnh núi và chỉ đường cho mọi người lên trời.”

Một hôm các tiều phu tới và chặt cây thứ nhất. “Chúng ta làm nó thành chuồng ngựa lâu đài,” họ nói.

“Nhưng tôi không muốn làm chuồng ngựa lâu đài đâu,” cây khóc. “Tôi muốn là cái nôi cho trẻ thơ cơ.” Nhưng họ đã biến nó thành cái chuồng ngựa lâu đài, và khi cậu bé Jesus được sinh ra họ đã đặt cậu nhẹ nhàng vào trong chuồng ngựa lâu đài vì không còn chỗ nào khác để đặt cậu. Và cây nói, “Sao mà điều này tuyệt vời vô cùng hơn điều tôi đã từng mơ ước.”

Các tiều phu nói về cây thứ hai, “Chúng ta làm cây này thành chiếc thuyền đánh cá.”

Nhưng cây nói, “Không! Tôi không ước được là thuyền đánh cá đâu; tôi muốn là con tàu lớn mang châu báu và ngọc quí.” Nhưng họ đã biến cây này thành chiếc thuyền đánh cá và để nó vào hồ có hòn đảo, và một người đánh cá có tên Simon Peter đã mua chiếc thuyền này, và Jesus giương buồm trên thuyền và dạy cho mọi người từ nó. Và cây nói, “Sao mà điều này còn tuyệt vời hơn rất nhiều điều tôi đã từng mơ.”

Và về cây thứ ba họ nói, “Chúng ta làm nó thành cây chữ thập.” Nhưng cây nói, “Tôi không muốn là cây chữ thập đâu - một thứ đáng xấu hổ trên đó con người chết đi. Tôi muốn đứng trên đỉnh núi và chỉ cho mọi người lên trời.” Nhưng họ đã biến cây này thành cây chữ thập và Jesus bị đóng đinh trên cây chữ thập đó. Và trong suốt nhiều năm con người đã nhìn vào cây chữ thập đó và nó đã trỏ cho họ tới Thượng đế.

Ngay cả cây cũng có thể mơ cái gì đó, chúng trở thành cái đó, cho nên nói gì về con người?

Con người có tiềm năng lớn nhất trên trái đất, trong sự tồn tại. Nếu bạn thiếu cái gì đó, điều đó nghĩa là bạn thiếu giấc mơ lớn về vượt qua bản thân bạn. Bạn đã trở nên được thoả mãn với điều trần tục. Bạn đã bắt đầu bò trên đất, lê lết trên đất. Bạn không nhìn lên trên. Có lời gọi bên ngoài lớn lao hướng tới bạn. Có thách thức bên ngoài lớn lao với bạn. Và người duy nhất thực sự là người, là người chấp nhận thách thức của cõi bên kia. Mọi người khác chỉ là người trong tên tuổi, trong hình dạng, nhưng không thực sự là người.

Là người đi: chấp nhận thách thức của cái không biết, của cõi bên kia. Để cho nó trở thành giấc mơ lớn trong bản thể bạn. Cái mà bạn dường như là chỉ mới là hạt mầm thôi, và hạt mầm phải rơi vào trong đất và phải chết đi, và phải trở thành cây và phải nở hoa.

Nếu bạn cắt hạt mầm ra, bạn sẽ không thấy hoa ở đó. Đó là chỗ khoa học bỏ lỡ toàn thể vấn đề - nó cứ cắt hạt mầm ra. Nó nói, “Anh nói hạt mầm này sẽ đem tới việc nở hoa lớn sao? Chúng tôi cắt và mổ xẻ hạt mầm - và họ có phương pháp luận để mổ xẻ hạt mầm - nhưng chả tìm thấy hoa đâu," cho nên họ nói không có hoa. Đó là cách họ đã đi tới kết luận rằng không có Thượng đế trong sự tồn tại, rằng không có linh hồn, rằng không có cõi bên kia, rằng cuộc sống chỉ là điều ngẫu nhiên và không có định mệnh cho cuộc sống.

Có một câu nói nổi tiếng của Thiền sư, Ikkyu.

“Nếu ông đập toang cây anh đào ra, hoa ở đâu? Nhưng đến mùa xuân, chúng nở hoa làm sao!”

Đợi tới mùa xuân đi. Nếu bạn muốn thấy, thế thì đợi tới mùa xuân; và thế thì bạn sẽ thấy vị phật không phải là người, và bạn sẽ thấy một Jesus không phải là người, và bạn sẽ thấy một Krishna không phải là người. Thế thì bạn sẽ thấy hoa và hạt mầm không được thấy ở đó; hạt mầm đã biến mất, chức năng của nó đã được hoàn thành. Nó đã bảo vệ cái gì đó có giá trị mênh mông; nó đã mang bản kế hoạch tổng thể, bây giờ nó không được cần nữa: đất đã được tìm thấy, xuân đã tới, và hạt mầm đã đủ dũng cảm để chết.

Bản ngã của con người không là gì ngoài hạt mầm. nó rất có tính bảo vệ. Mọi người hỏi tôi, “Nếu bản ngã là rào chắn thế hướng tới Thượng đế, thế thì tại sao ngay chỗ đầu tiên bản ngã lại tồn tại? Nếu tâm trí là rào chắn thế tới Thượng đế, thế thì tại sao tâm trí lại tồn tại?” Nó tồn tại để bảo vệ bạn, cũng như lớp vỏ cứng của hạt mầm tồn tại để bảo vệ tiềm năng. Tiềm năng là rất mềm yếu; nó sẽ bị phá huỷ nếu vỏ cứng không có bao quanh nó. Vỏ cứng không phải là kẻ thù. Vỏ cứng sẽ là kẻ thù chỉ nếu xuân đã tới và đất đã được tìm ra, và hạt mầm bác bỏ cái chết. Nếu vỏ cứng nói, “Bây giờ, tôi sẽ cứ bảo vệ bạn, cho dù chống lại mùa xuân. Tôi sẽ bảo vệ bạn chống lại đất này,” thế thì sẽ có rắc rối. Đó là chỗ vấn đề nảy sinh.

Bản ngã trong bản thân nó không phải là vấn đề. Đứa trẻ cần nó, bằng không đứa trẻ sẽ rất không được bảo vệ. Nó sẽ không biết cách sống sót trong thế giới vật lộn này. Nó sẽ không biết cách bảo vệ bản thân nó chống lại nhiều mối nguy. Nó mềm yếu thế, mong manh thế, nó sẽ chết trước khi nó trở thành vị phật. Bản ngã giúp cho nó. Bản ngã là một loại áo giáp, và tâm trí cũng vậy - nó bảo vệ đứa trẻ.

Nó không phải là kẻ thù. Nó là kẻ thù chỉ khi khoảng khắc đã tới và bạn sẵn sàng đi vào trong thiền: bạn đã tìm thấy thầy, bạn đã tìm thấy phương pháp và bạn sẵn sàng, nhưng tâm trí nói, “Không, tôi không thể chết được. Nghĩ về mọi ân huệ mà tôi đã trút lên bạn. Nghĩ về mọi ích lợi mà tôi đã trao cho bạn. Nghĩ về mọi điều mà tôi đã làm cho bạn và cảm thấy biết ơn đi! Và đừng cố phá huỷ tôi.” Thế thì vấn đề nảy sinh: thế thì người bảo vệ trở thành có tính huỷ diệt. Thế thì bạn phải tranh đấu chống lại tâm trí riêng của bạn, bạn phải tranh đấu chống lại áo giáo riêng của bạn, bởi vì áo giáp không còn được cần nữa. Bạn phải xả ra tiềm năng bên trong của bạn - xuân đã tới rồi. Cho nên khi xuân tới, chỉ thế thì nó mới là vấn đề; bằng không nó không phải là vấn đề, nó là sự giúp đỡ. Sự giúp đỡ có thể trở thành cản trở. Khi thời gian qua đi, nó phải ra đi.

Mơ ước điều không thể được đi: mơ ước về vượt qua bản thân bạn, mơ ước về niết bàn, mơ ước về moksha, mơ ước về vương quốc của Thượng đế. Chỉ thế thì bạn mới bắt đầu làm việc và đi hướng tới nó, và chỉ thế thì với mơ ước đó, chân bạn sẽ có phẩm chất của điệu vũ.

Không có mơ ước bạn sẽ trở thành đờ đẫn. Đó là lí do tại sao mọi người đang kéo lê. Làm sao họ có thể nhảy múa được? Để làm gì? Chỉ đi mọi ngày tới văn phòng và làm việc, và quay về nhà và cãi nhau với vợ và nghe mọi phàn nàn của con cái sao? Và ngày hôm sau cùng con đường mòn đó bắt đầu lại - hết năm nọ tới năm kia. Cái gì có đó để mà nhảy múa? Thực ra, chính phép màu là làm sao con người cứ sống mãi, tại sao con người không tự tử. Con người sống để làm gì?

Chẳng có gì đang chờ đợi anh ta, chẳng có gì mà anh ta có thể tôn kính. Không có sao trong đêm; trời tối mịt. Phép màu là làm sao con người vẫn cứ sống, làm sao con người xoay xở được. Những người tự tử dường như là logic hơn. Những người cứ sống dường như rất phi logic. Khổ, chán, kéo lê - nhưng họ vẫn cứ sống. Nhưng điều đó chỉ ra cái gì đó. Nó chỉ ra một điều, rằng bản thể bên trong nhất của bạn biết rằng khả năng có đó: bất kì ngày nào bạn cũng có thể trở nên tỉnh táo về tiềm năng này, về khả năng này, bất kì ngày nào mơ ước này sẽ sở hữu bạn - và thế thì sẽ có nghĩa và sẽ có điệu vũ.

“Tôn giáo là nghệ thuật,” William Blake nói. “Tôn giáo là nghệ thuật, không phải là tiền.” Đây là phát biểu rất rất hàm chứa. Và chỉ người như William Blake mới có thể làm ra được nó. Ông ấy là nhà thơ huyền môn.

Nghệ thuật là gì? “Nghệ thuật là cách,” ông ấy nói, “làm cái gì đó” - hội hoạ, thơ ca, nhảy múa, điêu khắc, đồ gốm, dệt. “Nghệ thuật là cách làm cái gì đó.” - ông ấy không nói gì về tạo ra bản thân người ta. Nhưng điều đó đích xác là điều tôn giáo là gì. Nó không phải là hội hoạ, nó không phải là thơ ca, nó không phải là điêu khắc, nó không phải là âm nhạc, nhưng là cái gì đó trên cùng những đường đó, nhưng ở bên ngoài - về việc tạo ra bản thân người ta. Tôn giáo là cách làm cái gì đó nữa - sống, yêu, nhìn, hiện hữu.

Mọi nghệ thuật đều là ‘làm’. Nó giúp cho Thượng đế sáng tạo. Đó là lí do tại sao tôi gọi người nói với Thượng đế, “Tôi có thể giúp được không?”, là người tôn giáo. Nếu bạn muốn biết người sáng tạo bạn sẽ phải trở thành người sáng tạo theo chừng mực nào đó theo cách riêng của bạn. Thơ ca có thể không phải là tôn giáo thích hợp, nhưng nó trỏ theo hướng đúng. Khi nhà thơ thực sự trong trạng thái sáng tạo người đó biết cái gì đó về tôn giáo - âm nhạc ở xa xăm - bởi vì khi người đó trong trạng thái sáng tạo, người đó không còn là bản thân mình nữa. Người đó tham gia - mặc dầu theo chừng mực rất nhỏ, nhưng người đó tham gia vào trong Thượng đế: chỉ một giọt của tính thiêng liêng đi vào trong người đó. Đó là lí do tại sao các nhà thơ lớn bao giờ cũng nói, “Khi chúng tôi viết thơ, chúng tôi không phải là người sáng tạo của nó. Chúng tôi trở nên bị sở hữu. Năng lượng không biết nào đó đi vào, ca hát, nhảy múa trong chúng tôi. Chúng tôi không biết nó là gì.” Khi một hoạ sĩ mất hút trong bức tranh của mình, người đó hoàn toàn bị mất hút trong bức tranh của mình, bản ngã của người đó biến mất. Có thể chỉ trong vài khoảnh khắc, nhưng trong những khoảnh khắc vô ngã Thượng đế vẽ qua người đó.

Nếu bạn tham gia vào trong Thượng đế, Thượng đế tham gia vào trong bạn. Nghệ thuật là dạng vô ý thức của tôn giáo. Tôn giáo là nghệ thuật có ý thức. Nghệ thuật là dường như bạn có tính tôn giáo trong giấc mơ, nhưng nó đang chỉ đúng hướng. Nghệ sĩ là chỗ gần nhất với tôn giáo. Nhưng điều đó không được hiểu theo cách đó. Bạn không nghĩ về nhà thơ như người có tính tôn giáo hay hoạ sĩ có tính tôn giáo; tương phản lại, nếu ai đó nhịn ăn, hành hạ thân thể người đó, làm cho con người họ xấu đi, bạn bắt đầu nghĩ rằng người đó có tính tôn giáo. Người đó đơn giản là bạo hành với bản thân người đó. Người đó chỉ tự tử, người đó thần kinh, và bạn coi người đó có tính tôn giáo.

Người thần kinh trở thành mahatmas: họ được kính trọng và tôn thờ như thánh; họ không có tính tôn giáo chút nào. Khác biệt giữa cái gọi là thánh nhân và sát nhân là không mấy. Kẻ sát nhân sát hại ai đó khác, còn cái gọi là thánh nhân sát hại bản thân mình. Nhưng cả hai đều làm cùng một việc: cả hai đều bạo hành, cả hai đều có tính huỷ diệt. Và bất kì khi nào bạn có tính huỷ diệt bạn đều ở xa nhất khỏi Thượng đế, bởi vì Thượng đế là tính sáng tạo. Với tôi, thẩm mĩ là lân cận gần nhất của tính tôn giáo, không phải đạo đức.

Lenin tương truyền đã nói, “Đạo đức sẽ là thẩm mĩ của tương lai.” Tôi nói không, chính điều tương phản lại: thẩm mĩ sẽ là đạo đức của tương lai. Cái đẹp sẽ là chân lí của tương lai, bởi vì cái đẹp có thể được tạo ra. Và một người đẹp yêu cái đẹp, sống cái đẹp, tạo ra cái đẹp, là đạo đức - và không có nỗ lực nào. Tính đạo đức của người đó không phải là đạo đức được trau dồi; chỉ là cảm giác thẩm mĩ của người đó làm cho người đó thành đạo đức. Người đó không thể giết người được bởi vì người đó không thể nghĩ giết hại là đẹp. Người đó không thể lừa dối, người đó không thể bất lương, bởi vì mọi điều này làm cho người đó cảm thấy xấu. Tiêu chuẩn của người đó là cái đẹp. Và tôi đồng ý với William Blake rằng tôn giáo là nghệ thuật.

Mọi nghệ thuật đều là việc làm ra. Mọi việc làm ra đều cần một loại niềm tin. Bạn thấy ra điều không có đó và làm việc theo cách mà điều là vô hình, không thấy được, không nghe được được cho hình dạng trong thời gian và không gian. Cái được tạo ra sẽ là rõ ràng cho các giác quan - bức tranh, bài thơ, hay khu vườn. Tuy nhiên nghệ thuật không nên bị lẫn lộn với đối thể nó tạo ra. Đó là phân biệt hay cần được nhớ. Nó sẽ giúp bạn vô cùng để hiểu tôn giáo.

Nghệ thuật không phải là bức tranh hay mảnh điêu khắc. Điều người buôn bán nghệ thuật mua và bán là tác phẩm nghệ thuật, không phải là bản thân nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là hình dạng của tài sản. Cũng như nghệ thuật không phải là cùng thứ như tác phẩm nghệ thuật, vậy tôn giáo không nên bị lẫn lộn với đối thể và hiệu quả nó tạo ra - như giáo điều, học thuyết, Kinh Thánh, Korans, Gitas, nhà thờ, đền chùa, nhà thờ lớn. Đây là những tác phẩm nghệ thuật. Bạn có thể gọi chúng là tác phẩm tôn giáo, nhưng tôn giáo không nên bị lẫn lộn với chúng.

Nhà thờ là nhà thờ. Nó có thể đẹp, nhưng nó không là tôn giáo trong bản thân nó. Nó là sản phẩm phụ, thứ phẩm. Koran là bài thơ hay - nhưng là tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm phụ. Cái gì đó đã xảy ra trong tâm Mohammed - cái đó là tôn giáo, nhưng cái đó vẫn còn vô hình. Vì cái gì đó được khuấy động trong linh hồn ông ấy, ông ấy bắt đầu hát, ông ấy đi vào cách diễn đạt điên khùng. Đó đích xác là điều ông ấy đã nghĩ khi lần đầu tiên một mình trên núi ông ấy bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của Thượng đế. Ông ấy trở nên kinh hoàng thế, sợ thế, ông ấy tưởng ông ấy đã hoặc điên hoặc trở thành nhà thơ.

Ông ấy chạy xô về nhà. Ông ấy đang trong tình trạng sốt, run bắn người. Vợ ông ấy tưởng ông ấy đã bỗng nhiên lên cơn sốt cao. Cô ấy hỏi, “Chuyện gì xảy ra cho anh thế?” Và ông ấy nói, “Hoặc là anh đã điên hoặc anh đã trở thành nhà thơ. Cái gì đó cực kì vĩ đại đang xảy ra và anh không biết nó là gì hay nó tới từ đâu. Và anh không xứng đáng với nó thế... anh không thể tin được vào mắt riêng của anh, và anh không thể tin được vào tâm riêng của anh - điều anh đang cảm thấy. Nó đẹp thế, vĩ đại thế, bao la thế, anh không có khả năng quan niệm được nó.” Điều đó là tôn giáo.

Sốt vài ngày, và Mohammed mát dần lại và lắng động trong trạng thái mới của ông ấy, cực lạc, samadhi của ông ấy. Và thế rồi dòng chảy bắt đầu: Koran hay được sinh ra. Nhưng Koran là sản phẩm phụ, Gita cũng vậy, Dhammapada cũng vậy. Bao giờ cũng nhớ rằng không kinh sách nào chứa đựng tôn giáo - không thể chứa được nó. Mọi kinh sách đều là sản phẩm phụ của tôn giáo - cái bóng, dấu chân, bỏ lại trên bờ thời gian. Nhưng dấu chân là dấu chân.

Khi Phật bước đi trên bãi biển, một cách tự nhiên, ông ấy sẽ để lại dấu chân, nhưng những dấu chân đó không phải là bản thân Phật. Những dấu chân đó là đẹp bởi vì chúng thuộc về Phật - cúi mình trước chúng đi - nhưng đừng quên: chúng chỉ là sản phẩm phụ, và bạn phải là vị phật, không chỉ là người tôn thờ dấu chân.

Công trình nghệ thuật là hình dạng của tài sản, đó là lí do tại sao bạn có thể bán chúng, mua chúng; nhưng bạn không thể bán nghệ thuật và bạn không thể mua nghệ thuật. Nếu bạn bảo Pablo Picasso bán cho bạn nghệ thuật của ông ấy, điều đó sẽ là không thể được. Bạn có thể sẵn sàng trả bất kì giá tưởng tượng nào cho nó, nhưng ông ấy không thể bán nó được. Ông ấy có thể bán tranh của ông ấy, nhưng ông ấy không thể bán được nghệ thuật của ông ấy. Không có cách nào để bán nó cả vì nó không phải là đồ vật. Nó bao giờ cũng là vô hình. Chỉ hiệu quả mới trở thành hữu hình.

Thượng đế vẫn còn vô hình, chỉ thế giới mà ngài trở thành mới là hữu hình. Bạn là vô hình, chỉ thân thể là hữu hình. Đó là lí do tại sao Blake nói tôn giáo không phải là tiền. Ông ấy đúng. Ông ấy ngụ ý tôn giáo không phải là tài sản. Tôn giáo không giống điều đó, tôn giáo giống như tình yêu - bạn không thể mua được nó, hay để nó trong ngân hàng. Bạn không thể sở hữu được nó; ngược lại, nó sở hữu bạn.

Công trình nghệ thuật có thể bị sở hữu; nó là tài sản, nó là chết. Bạn có thể học Koran và Gita và Kinh Thánh, nhưng bạn không thể học tôn giáo được. Bạn phải sống nó - không có cách nào học nó. Bạn phải bị Thượng đế sở hữu, bạn phải trở thành sẵn có cho Thượng đế. Bạn phải mở bản thể bạn ra. Bạn phải rút lui, bạn phải trở thành trống rỗng để cho Thượng đế có thể vào và sở hữu bạn toàn bộ. Trong chính sở hữu đó, bạn đã siêu việt lên trên nhân loại. Bạn không còn là con người nữa, bạn là một Thượng đế - một christ, một phật.

Những lời kinh này là bí mật để giúp bạn làm thoát ra phật tính mà bạn đang mang như bản kế hoạch tổng thể, cái bạn đang mang trong dạng hạt mầm; cách giúp nó nở hoa, cách giúp nó trở thành cây lớn với tán lá rộng và nhiều hoa.

Lời kinh.

Thầy Lữ tử nói:

Thoát ra là trong con mắt...

Tiềm năng này mà tôi đã từng nói với các bạn, phật tính này, tâm thức Christ này hay tâm thức Krishna này, hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó, đều ở trong con mắt thứ ba. Ngay giữa hai con mắt vật lí của bạn có một khoảng không trống rỗng, và khoảng không trống rỗng đó là hạt mầm của việc bạn là Thượng đế. Chừng nào con mắt thứ ba đó còn chưa bắt đầu vận hành, tiềm năng của bạn sẽ không được xả ra.

Do đó,

Thầy Lữ tử nói:

Thoát ra là trong con mắt...

Thoát ra ra nghĩa là niết bàn, moksha, giải thoát, tự do. Thoát ra nghĩa là chứng ngộ. Nếu con mắt thứ ba của bạn có thể bắt đầu vận hành - nó đang ngủ, không vận hành, năng lượng của bạn chưa đạt tới nó... Nó là một cơ chế - hoàn hảo đấy, nhưng không có năng lượng nào đạt tới nó cả. Năng lượng của bạn đang chảy xuống vào dục của bạn, vào tham của bạn, vào giận của bạn, vào chuyện thế gian của bạn - năng lượng của bạn đang chuyển xuống và ra ngoài. Bạn không có đủ năng lượng để đem tới trung tâm con mắt thứ ba. Chừng nào bạn còn chưa có thừa thãi năng lượng, nó sẽ không đạt tới con mắt thứ ba.

Bạn phải trở thành kho chứa năng lượng. Và khi bạn trở thành kho chứa và năng lượng không bị phí hoài, mức của nó bắt đầu đi lên ngày càng cao hơn mỗi ngày - một ngày nào đó nó đạt tới con mắt thứ ba. Và khoảnh khắc năng lượng chạm vào con mắt thứ ba, ngay lập tức, tức khắc, con mắt thứ ba vận hành. Và thế thì bạn biết, và thế thì bạn thấy lần đầu tiên. Thế thì bạn có linh ảnh về cuộc sống - nó là gì. Và chỉ qua con mắt thứ ba mà bạn sẽ có khả năng biết Thượng đế, thực tại, cái đang đó.

Qua hai con mắt vật lí bạn biết thế giới. Và bởi vì mắt có hai con, thế giới của bạn bị phân chia - nó có tính nhị nguyên. Hai mắt bạn làm cho thế giới bị phân chia. Thế giới trong bản thân nó không bị phân chia, nhưng qua cách nhìn của bạn nó phân chia thế giới. Điều đó cũng giống như tia sáng đi qua lăng kính. Tia sáng là một; khoảnh khắc nó đi qua lăng kính, nó trở thành bẩy, nó bị chia ra thành bẩy mầu. Đó là cách cầu vồng được tạo ra: tia nắng mặt trời đi qua giọt nước lơ lửng trong mây. Những hạt nước lơ lửng đó vận hành như lăng kính, và tia sáng mặt trời đi qua chúng lập tức bị chia thành bầy mầu.

Năng lượng của bạn đi qua hai mắt bạn và toàn thế giới trở thành nhị nguyên. Thế thì bạn thấy ngày và đêm là đối lập, sống và chết là đối lập, yêu và ghét là đối lập, vật chất và tâm thức là đối lập. Hai mắt bạn làm cho mọi thứ thành nhị nguyên và phân cực, và bởi vì hai mắt này bạn không thể thấy được tính một của sự tồn tại. Chừng nào hai mắt của bạn còn chưa trở thành một mắt, bạn sẽ không bao giờ biết tới cái không phân chia, cái phổ quát.

Cuốn sách này, Bí mật của Hoa Vàng, nói: năng lượng đi ra ngoài trở thành nhị nguyên; nếu bạn mang nó quay ngược trở lại nó lại trở thành một - nó mất tính nhị nguyên, nó trở thành bất nhị. Khi năng lượng quay trở lại từ hai mắt, nó bắt đầu rơi vào trong cội nguồn nguyên thuỷ.

Nếu bạn trộn lẫn bẩy mầu của cầu vồng thành một, nó trở thành trắng, nó trở thành một mầu. Phương pháp là như nhau. Năng lượng đi ra ngoài đi qua hai mắt và toàn thể sự tồn tại trở thành nhị nguyên. Năng lượng đi ngược trở lại qua hai mắt và đi vào trong một mắt, con mắt thứ ba - cái ở đích xác giữa hai mắt - và đột nhiên mọi thứ là một. Đây là samadhi: bạn là một với Thượng đế.



Thoát ra là trong con mắt...

Mầm hoa của thân người phải được tập trung hướng lên trong không gian trống rỗng.

Tính bất tử được chứa trong điều này và cũng là việc vượt qua thế giới.

Và khoảnh khắc bạn đã đạt tới một điểm trong bản thể bạn - Jesus nói, “Khi hai mắt ông trở thành một, ông đã đi vào vương quốc của Thượng đế.” - bạn biết tính bất tử, bởi vì bây giờ bạn biết sống và chết không phải là đối lập mà là hai cánh của cùng một con chim. Chết không phá huỷ sống mà giúp cho nó làm mới lại bản thân nó lần nữa. Chết không phải là kẻ thù mà là người bạn. Nó đơn giản giúp cho sống thay đổi vỏ bọc vì chúng đã trở nên cũ nát; chúng đã được dùng và chúng không thể được dùng thêm nữa. Nó đơn giản giúp cho bạn đổi nhà, nó không chấm dứt bạn. Nó chỉ cho bạn sự bắt đầu mới, việc thoát ra tươi tắn của năng lượng.

Thế thì tối và sáng không phải là hai. Thế thì các đối lập biến mất và chúng trở thành phần bù. Thế thì toàn thể sự tồn tại trở thành điệu vũ giữa năng lượng nam tính và năng lượng nữ tính - thế thì nó là điệu vũ cực thích. Thế thì cả hai là một - gặp gỡ, tan chảy vào nhau - xung đột biến mất. Và khi bạn thấy toàn thể sự tồn tại không có xung đột nào, chắc chắn niềm vui lớn nảy sinh - không có chết. Cái chết người ta chỉ thấy từ bên ngoài. Bạn thấy ai đó chết, bạn chưa bao giờ thấy bản thân bạn chết. Không ai đã bao giờ thấy bản thân mình chết.

Khi Socrates bị đánh thuốc độc, ông ấy rất say mê. Đệ tử của ông ấy kêu than và khóc lóc, và ông ấy nói, “Đừng khóc. Chẳng mấy chốc ta sẽ qua đời, và thế thì các ông có thể khóc cho đã tâm các ông. Ngay bây giờ, nhìn thực nghiệm lớn này đang xảy ra cho ta đi. Ta rất say mê với ý tưởng về chết - liệu ta có thực sẽ chết hay không. Đừng bỏ lỡ cơ hội này! Cứ ngồi quanh ta và quan sát.”

Thầy dạy qua cuộc sống của thầy và cũng dạy qua cái chết của thầy. Thầy dùng mọi cơ hội - ngay cả cái chết riêng của mình thầy sẽ dùng để dạy cho đệ tử.

Bởi vì ông ấy la và rất giận và nói, “Thôi than và khóc đi và lại gần đây! Đừng bỏ lỡ cơ hội này!” các đệ tử nhìn. Và Socrates nói, “Đợi đấy. Chất độc đã cho vào ta rồ. Bây giờ ta sẽ nói cho các ông điều đang xảy ra cho ta ở bên trong, để cho các ông có thể trở nên nhận biết về cái gì đó mà các ông không thể thấy được.” Và thế rồi ông ấy nói, “Lên tới đầu gối ta rồi, chân ta đang chết. Nhưng khi có liên quan tới ta, ta còn nguyên vẹn và ta là toàn thể như trước.”

Thế rồi ông ấy nói, “Toàn thể chân ta đã chết rồi - dưới thắt lưng ta không thể cảm thấy gì cả.” Ông ấy bảo một đệ tử chạm chân, cấu chân, nhưng ông ấy không thể cảm thấy cái gì. Ông ấy nói, “Ta không thể cảm thấy chúng được, cho nên một nửa thân ta chết rồi, nhưng ta vẫn là toàn thể như bao giờ. Cảm giác bên trong của ta không phải là ta nửa chết nửa sống, ta vẫn sống như bao giờ! Một nửa thân mất rồi, nhưng bản thể ta không bị nó chạm tới.”

Và dần dần, dần dần tay ông ấy trở nên chết, và ngực ông ấy bắt đầu hõm xuống. Và thế rồi ông ấy nói, những lời cuối cùng ông ấy nói, “Lưỡi ta sẽ không thể nói thêm lời được nữa. Nó đang tê cứng lại. Nhưng điều cuối cùng ta muốn nói với các ông là điều này: rằng mặc dầu gần chín mươi phần trăm thân ta chết rồi, ta vẫn một trăm phần trăm sống. Nếu nó là chỉ báo về cái gì đó, nó chỉ ra rằng ngay cả khi thân thể một trăm phần trăm chết, ta sẽ sống, vì ta đã thấy chín mươi phần trăm thân thể ta ra đi, nhưng ta vẫn là toàn thể như trước đây. Cho nên mười phần trăm nữa sẽ đi... Các ông không thể thấy được cái gì đang chờ đợi ta bên trong, nhưng ta có thể thấy nó.”

Socrates không phải là triết gia thường như các triết gia Hi Lạp khác vẫn vậy. Ngay cả đệ tử riêng của ông ấy, Plato, Aristotle... Aristotle, thực ra, không phải là đệ tử mà là kẻ thù. Ông ấy không hiểu Socrates chút nào, và điều ông ấy đề nghị là tuyệt đối chống lại Socrates.

Socrates là nhà huyền môn. Triết học của ông ấy chỉ là phương pháp truy hỏi - và truy hỏi rất xuyên thấu. Ông ấy thậm chí sẽ không bỏ cái chết; ông ấy thẩm vấn trong cái chết. Tới chính khoảnh khắc cuối cùng ông ấy vẫn đúng với phương pháp truy hỏi của mình.

Cái chết người ta thấy chỉ là từ bên ngoài - bạn thấy người khác chết - nhưng sống động là khác: bạn có thể thấy nó từ bên trong. Sống động là cảm thấy đau đớn và hoan lạc, là yêu và sợ. Sống động là có khả năng sáng tạo; nghĩ về cái gì đó mà không có và làm cho nó xảy ra. Đó là lí do tại sao người sáng tạo chỉ biết dạng cao nhất của cuộc sống bởi vì khi bạn sáng tạo bạn ở mức tối đa của năng lượng của bạn. Khi bạn sáng tạo bạn là một phần của Thượng đế. Cách người ta có thể làm nó là điều bí ẩn. Mọi hiệu quả đều phải có nguyên nhân. Đó là điều chúng ta gọi là luật nhân quả - đó là điều chúng ta được dạy - nhưng tôi có thể thấy không có nguyên nhân nào cho hiệu quả mà tôi đang vậy.

Tôi thức tỉnh khi đang trong phép màu. Lí trí của tôi phục vụ tốt cho tôi, nhưng với điều bí ẩn của bản thể tôi, nó thất bại. Bản thân lí trí của tôi là công cụ cho bí ẩn này, do đó nó không thể biết được bí ẩn đó.

Bạn phải nhìn vào bên trong. Đầu tiên, để nhìn cuộc sống là gì, bạn phải cảm thấy nó từ bên trong. Và cách tốt nhất để cảm thấy cuộc sống của bạn là có tính sáng tạo, vì thế thì bạn ở mức tối đa của bạn. Bình thường, mọi người sống ở mức tối thiểu, và bất kì cái gì mọi người làm đều có thể được làm ở mức tối thiểu bởi vì đấy chỉ là thói quen, đấy chỉ là những điều thường lệ mà thân thể bạn đã biết. Chúng đã được chuyển từ tâm thức của bạn sang phần robot của thân thể bạn, điều cứ vận hành theo cách riêng của nó. Chẳng hạn, một khi bạn biết lái xe: khi lần đầu tiên bạn học bạn rất sống động, rất tỉnh táo, bởi vì có nguy hiểm. Bạn phải tỉnh táo - bạn không biết cái gì sắp xảy ra. Bạn phải giữ nhận biết về nhiều điều thế. Vô lăng, con đường, khớp li hợp, số, chân ga, phanh - bao nhiêu thứ phải nhận biết và tỉnh táo - và giao thông, và mọi người đi ngang qua, và xe ô tô đi ngang qua. Nhưng một khi bạn đã học xong rồi, tri thức của bạn được truyền tới phần robot của thân thể bạn. Thế thì bạn không cần bận tâm; bạn có thể nói chuyện với bạn của bạn, bạn có thể hát bài ca, bạn có thể hút thuốc, bạn có thể nghe radio, và thân thể bạn cứ làm việc. Bạn không cần tỉnh táo - chỉ trong tình huống ngoại lệ thôi. Nếu tai nạn nào đó sắp xảy ra, trong một khoảnh khắc bạn sẽ thức tỉnh bởi vì nguy hiểm lớn thế và nguy hiểm lại không được biết tới mức phần robot không thể đối diện được nó; nó đã không xảy ra trước đây, nó là mới.

Cuộc sống bình thường trở thành thường lệ máy móc, và bạn bắt đầu sống ở mức tối thiểu. Bạn chưa bao giờ loé sáng tới cực đại của bạn. Trong tính sáng tạo bạn loé sáng. Và điều đó là một trong những thông điệp của tôi cho các sannyasin của tôi: có tính sáng tạo đi, vì sáng tạo là đáng tôn thờ, có tính sáng tạo là lời nguyện, có tính sáng tạo là thiền, và có tính sáng tạo là ở gần Thượng đế. Không cần đi tới Kaaba, bởi vì Thượng đế là ở đây cũng nhiều như ở Kaaba. Không cần đi lên Himalaya, bởi vì Thượng đế là ở mọi nơi, sẵn có ngang nhau - nhưng sẵn có chỉ với những người sống ở mức tối đa của họ, những người có ngọn lửa cuộc sống không phải là ngọn lửa leo lét, những người rót toàn thể năng lượng của họ vào trong nó. Và điều đó xảy ra chỉ qua tính sáng tạo.

Cho nên, với tôi, định nghĩa về sannyasin không phải là định nghĩa về loại thánh nhân cổ, ngồi đờ đẫn và chết. Định nghĩa về sannyasin là có tính sáng tạo. Nhảy múa, ca hát, sáng tác âm nhạc, điêu khắc, hay bất kì cái gì bạn cảm thấy thích làm. Tìm ra xem vui vẻ bên trong nhất của bạn là gì - và làm nó! Và làm nghĩa là đem nó từ cái vô hình thành cái hữu hình, làm nghĩa là làm cho mơ ước đó thành tồn tại trên trái đất. Để mơ ước đó trở thành thực tại, biến đổi tiềm năng thành thực tại, và đó là niềm vui lớn nhất có đó. Phúc lạc thực được đạt tới chỉ khi bạn có khả năng đem cái gì đó từ cái không biết sang cái biết, khi bạn làm, sáng tạo, khi bạn có khả năng biến đổi mơ ước thành hiện thực, khi bạn đã giúp đỡ cho sự tồn tại. Khi theo cách nào đó, theo cách riêng của bạn, bạn đã làm cho thế giới đẹp thêm lên chút ít, khi bạn đã làm tăng thêm niềm vui của nó, thế thì bạn là một sannyasin.

Và biết cách thức này, cuộc sống bên trong của bạn, sẽ giúp cho bạn biết rằng bạn là bất tử, bởi vì một khi bạn biết bạn là ai trong năng lực tối đa của bạn, khi ngọn đuốc bên trong của bạn bùng cháy từ cả hai đầu cùng nhau, ở mức tốt nhất, thế thì bạn sẽ biết không có chết. Và tại mức tốt nhất trung tâm con mắt thứ ba của bạn bắt đầu vận hành - và chỉ tại mức tốt nhất. Cho nên đừng sống như việc kéo lê. Đừng sống nó dường như nó là gánh nặng, nghĩa vụ phải được hoàn thành. Làm cho nó thành điệu vũ đi, để nó là mở hội.

Tính bất tử được chứa trong điều này và cũng là việc vượt qua thế giới.

Nếu bạn có thể cho phép năng lượng của bạn đạt tới, ngọn lửa cuộc sống của bạn đạt tới con mắt thứ ba, bạn sẽ thấy không có chết, và bạn đột nhiên sẽ thấy rằng bạn không còn bị gắn bó với thế gian.

Bây giờ, khác biệt này phải được ghi nhớ. Tính chất sannyas cổ, cái gọi là cách sống tôn giáo cổ, đã từng dạy cho mọi người từ bỏ thế giới. Tôi không dạy từ bỏ, tôi dạy: đem sinh lực của bạn tới mức tối đa, và một khi bạn đã thấy chân lí trong bản thể của bạn, thế giới không còn mang nghĩa nào thêm nữa. Cái cao hơn đã xảy ra, cái thấp hơn trở thành không quan trọng. Bạn không cần từ bỏ nó; nó đã bị bỏ. Bạn không cần trốn đi bất kì đâu. Bạn có thể sống trong thế giới, nhưng bạn đã vượt qua nó. Và nhớ lấy, trốn tránh và vượt qua là hai điều khác nhau toàn bộ. Sannyasin thực phải vượt qua thế giới, không từ bỏ nó.

Ánh sáng không trong thân thể một mình, cũng không chỉ ở ngoài thân thể.

Và một khi bạn đã thấy ánh sáng bên trong, thế thì bạn sẽ trở nên nhận biết rằng nó không chỉ là bên trong, nó cũng ở bên ngoài. Nó không bị giới hạn cho bạn. Nhớ lấy, tối có tính cá nhân, sáng có tính phổ quát. Chết có tính cá nhân, sống có tính phổ quát. Khổ có tính cá nhân, phúc lạc có tính phổ quát. Để khổ tồn tại bạn phải tồn tại như sự tách rời, và để phúc lạc tới trong sự tồn tại bạn phải trở thành một phần của cái toàn thể, trong hài hoà với cái toàn thể.

Ánh sáng không trong thân thể một mình, cũng không chỉ ở ngoài thân thể. Sơn và hà và đại lục được nhật và nguyệt chiếu sáng; mọi cái đó là ánh sáng này.

Một khi bạn đã thấy nó ở bên trong bạn sẽ nhận ra nó ở mọi nơi: trong mặt trăng, trong mặt trời... Mọi ánh sáng là như nhau - bên trong và bên ngoài không tạo ra khác biệt.

Do đó nó không chỉ bên trong thân thể. Hiểu biết và sáng tỏ, cảm nhận và chứng ngộ, và mọi chuyển động của linh hồn đều giống ánh sáng này..

Chính là cùng ánh sáng này mà bạn thấy trong mặt trăng, và cái bạn thấy bên trong bản thân bạn trong con mắt thứ ba. Một khi bạn đã thấy rằng nó là cùng ánh sáng, bên trong và bên ngoài không còn phân biệt. Cái bên trong là cái bên ngoài, cái bên ngoài là cái bên trong. Đó là lí do tại sao các Thiền sư nói rằng samsara là nirvana; thế giới - chính thế giới này - là chứng ngộ. Chính thân thể này là phật, chính thế gian này là thiên đường. Đó là lí do tại sao khi Phật trở nên chứng ngộ, ông ấy nói, “Không thể nào tưởng được, không thể nào tin được rằng khoảnh khắc ta trở nên chứng ngộ, toàn thể sự tồn tại đã trở nên chứng ngộ cùng ta.”

Trong suốt nhiều thế kỉ các thiền nhân Phật giáo đã từng thiền về điều đó, “Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy muốn nói gì - ‘Khoảnh khắc ta trở nên chứng ngộ, toàn thể sự tồn tại trở nên chứng ngộ’ sao? Nhưng làm sao nó có thể vậy được? - bởi vì vẫn có nhiều người không chứng ngộ mà. Ông ấy có thể ngụ ý cái gì?” Bản thân thiền nhân này nghĩ, “Mình còn chưa chứng ngộ, vậy làm sao toàn thể sự tồn tại đã trở thành chứng ngộ được?” Nó đã trở nên được chứng ngộ với Phật vì ông ấy đã thấy phân biệt giữa cái bên trong và cái bên ngoài không là gì ngoài bản ngã - bức màn mỏng nhỏ này của bản ngã. Một khi bức màn đó đã rơi xuống thì không có gì bên trong, không có gì bên ngoài.

Cho nên Phật không thể nói, “Ta đã trở nên chứng ngộ.” Ông ấy nói, “Cái toàn thể đã trở nên chứng ngộ.” Mọi cây, và mọi sông, và mọi núi, và mọi người, và mọi con vật, và mọi hành tinh - tất cả đều đã trở nên chứng ngộ, bởi vì bây giờ ông ấy không có căn cước tách rời. Ông ấy không ngụ ý rằng bạn đã trở nên chứng ngộ; ông ấy đơn giản nói, “Ta không thể nói được rằng ta đã trở nên chứng ngộ. Ta đã trong tù túng, chừng nấy ta có thể nói được. Ta đã dốt nát, chừng nấy ta có thể nói được. Nó là khổ, chừng nấy ta có thể nói được. Nhưng bây giờ, ta không còn nữa.”

Sự tồn tại là phúc lạc. Sự tồn tại là đầy ánh sáng. Và ánh sáng bên trong và ánh sáng bên ngoài đều là một - không có cái gì bên trong, không có cái gì bên ngoài, mọi phân biệt biến mất. Khi ánh sáng đi vào trong con mắt thứ ba - một con mắt, con mắt duy nhất - mọi phân biệt biến mất: cầu vồng lại trở thành một tia sáng trắng.

Mới hôm nọ có một câu hỏi, “Osho ơi, tại sao thầy bảo chúng tôi mặc đồ cam còn thầy mặc đồ trắng?”

Nó chỉ là biểu tượng thôi, chỉ để nói cho bạn rằng bạn phải đi tới điểm mà mầu sắc biến mất và một tia sáng trắng còn lại, không có phân biệt nào.

Hiểu biết và sáng tỏ, cảm nhận và chứng ngộ, và mọi chuyển động của linh hồn đều giống ánh sáng này; do đó, nó không chỉ là cái gì đó bên ngoài thân thể.

Nó không là bên ngoài không là bên trong; nó là mọi nơi - bên trong nữa, bên ngoài nữa. Và nó là cùng ánh sáng đó - cùng ánh sáng mà bạn thấy chói sáng lên trên mầu lục và hoa, và nhảy nhót trên hoa sen. Nó là cùng ánh sáng mà trở thành sáng tỏ bên trong - chứng ngộ, cảm nhận, hiểu biết.

Và nhớ lấy, thầy nói hiểu biết, không là tri thức. Thầy nói sáng tỏ, không là câu trả lời. Người ta đơn giản trở thành sáng tỏ tới mức câu hỏi biến mất, không phải là bạn đạt tới câu trả lời nào đó đâu; duy nhất là bạn sáng tỏ tới mức lẫn lộn không còn đó nữa, có vậy thôi. Nó là việc thiếu vắng câu hỏi chứ không hiện diện câu trả lời, do đó nó được gọi là hiểu biết, không là tri thức.

Mới hôm nọ, Aniruddha cũng hỏi, “Khác biệt là gì giữa tri thức của chúng tôi và tri thức của thầy? Tôi không thấy khác biệt nào,” anh ấy nói.

Khác biệt không phải là trong tri thức. Anh ấy phải đã từng nghĩ rằng tôi biết nhiều hơn anh ấy biết. Chính điều ngược lại mới là hoàn cảnh: tôi không biết nhiều hơn bạn biết; thực ra, bạn biết và tôi không có tri thức. Tôi chỉ có sáng tỏ - sáng tỏ, hiểu biết - không phải tri thức. Ở đây có nhiều người biết nhiều hơn tôi - và đó là vấn đề của họ - và họ sẽ phải vứt bỏ tri thức đó.

Tôi không biết một điều nào, nhưng chỉ có sáng tỏ...

Khi bạn hỏi tôi một câu hỏi, không phải là tôi có câu trả lời cho nó đâu, nhưng tôi chỉ hội tụ sự sáng tỏ của tôi vào nó, cố hiểu, và bất kì đáp ứng nào tới từ sự sáng tỏ tôi đều cho bạn. Nó không phải là tri thức. Nó chỉ là năng lực để thấy.

Tri thức làm cho mọi người mù quáng. Mắt họ trở thành đầy tri thức họ không thể thấy được. Ngay cả trước khi bạn hỏi câu hỏi họ có câu trả lời được làm sẵn ở đó rồi. Họ sẵn sàng trả lời nó. Họ không lắng nghe câu hỏi của bạn, họ không lắng nghe người hỏi, họ không lắng nghe bản thể người đó. Họ không nhìn vào trong người đó để xem người đó ngụ ý gì; họ có câu trả lời làm sẵn. Họ vội vàng trả lời bạn - và họ phải chứng minh câu trả lời đó bằng các luận cứ và kinh sách, và họ phải cho mọi loại hỗ trợ cho nó.

Tôi chỉ có một loại hiểu biết, cách nhìn, năng lực để thấy. Đó là lí do tại sao thầy nói:

Hiểu biết và sáng tỏ, cảm nhận và chứng ngộ…

Nó không phải là tri thức, nó chỉ là bầu trời hoàn toàn không mây bên trong.

Quang hoa của thiên và địa trút đầy hàng nghìn không gian. Nhưng cũng quang hoa của riêng thân thể đi qua thiên và bao phủ địa.

Nó là quang hoa, toàn thể sự tồn tại này. Đây là kinh nghiệm của nhà huyền môn... rằng sự tồn tại được làm từ không cái gì khác ngoài ánh sáng - nó toàn là ánh sáng, ánh sáng là cấu thành cơ sở của sự tồn tại. Và vật lí học hiện đại đồng ý với điều đó. Họ gọi nó là điện. ‘Ánh sáng’ là một từ có tính thơ ca quá nhiều cho họ, họ phải kéo lê nó trên đất - nó trở thành ‘điện’. Nhưng điều họ nói đích xác là một.

Vật chất đã biến mất khỏi vật lí hiện đại, vật chất không còn nữa. Và cốt lõi sâu nhất của vật chất không là gì ngoài điện, điện tử, hạt điện nhảy múa, hạt năng lượng nhảy múa, không vật chất trong chúng, không trọng lượng. Điều này đã từng được kinh nghiệm bởi các nhà huyền môn trong nhiều thế kỉ, không ngoại lệ nào; dù nhà huyền môn được sinh ra ở Ấn Độ hay ở Trung Quốc hay ở Tây Tạng cũng không tạo ra khác biệt gì. Điều này đã từng là kinh nghiệm nền tảng nhất của mọi nhà huyền môn: rằng sự tồn tại được làm ra từ ánh sáng và không gì khác.

Bí mật của Hoa Vàng nói, “Ánh sáng này, hoa của ánh sáng này, những cánh hoa ánh sáng này trút khắp các không gian bên ngoài và bên trong nữa.”

Do đó, ngay khi ánh sáng luân chuyển, thiên và địa, sơn và hà, tất cả đều luân chuyển cùng nó đồng thời.

Cùng một điều mà Phật đã nói trong những lời khác. Khoảnh khắc bạn thấy ánh sáng luân chuyển trong bạn, bạn sẽ có khả năng thấy việc hừng lên của ánh sáng khắp nơi. Sao chuyển, và núi và sông - tất cả sẽ không là gì ngoài dòng ánh sáng, điệu vũ vô cùng của năng lượng ánh sáng.

Tập trung vào mầm hoa của thân người phía trên trong mắt, đó là chìa khoá lớn của thân thể người. Người thiếu kinh nghiệm, chú ý! Nếu trong một ngày ông không thực hành thiền, ánh sáng này chảy ra, ai biết đi đâu?

Nếu ông chỉ thiền trong một phần tư giờ, nhờ nó ông có thể thoát khỏi mười nghìn niên kỉ và hàng nghìn việc sinh. Mọi pháp đều chấm dứt trong tĩnh lặng. Phép thần kì diệu này không thể lường được.

Thầy Lữ tử nói chỉ mười lăm phút trong hai mươi bốn giờ sẽ có tác dụng. Nếu bạn có thể ngồi im lặng trong mười lăm phút, tập trung vào con mắt thứ ba, điều đó sẽ là đủ để làm thay đổi toàn thể tương lai của bạn. Bạn sẽ không cần được sinh ra vào trong thân thể lần nữa, bạn sẽ không cần bị ném vào trong thế giới lần nữa. Bạn đã học xong bài học rồi, bạn đã trở nên xứng đáng với việc di chuyển không có thân thể và không có giới hạn của thân thể. Linh hồn bạn sẽ tự do, không dính líu, không bị tù túng nào, và thế thì sẽ không có chết, không có sinh. Bạn sẽ là việc nở hoa vĩnh hằng của ánh sáng trong sự tồn tại này.

Chỉ mười lăm phút thôi sao? Vâng, chỉ mười lăm phút có thể làm ra phép màu này. Nhưng mọi người thậm chí không sẵn sàng để ra mười lăm phút... để tĩnh lặng, để im lặng.

Tôi đã nghe...

Khi Ignatius Loyola nghe tin tức rằng một người không có thiện cảm được bầu làm giáo hoàng, ông ấy được hỏi ông ấy sẽ làm gì nếu giáo hoàng mới của nhà thờ sẽ ra lệnh giải tán Hội Jesus, công việc mà Loyola đã đầu tư cả đời mình vào. Ông ấy đáp, “Mười lăm phút trong cầu nguyện và tất cả sẽ như cũ.”

Một lời đáp có ý nghĩa vô cùng.

Một giáo hoàng không có thiện cảm đã lên nắm quyền và có mọi khả năng rằng toàn thể công việc của Loyola sẽ bị giải tán. Ông ấy đã tạo ra một hội nhỏ các nhà huyền môn. Công việc là bí truyền, và người Ki tô giáo bao giờ cũng chống lại công việc bí truyền, bao giờ cũng sợ các nhà huyền môn bởi vì đây là những người nguy hiểm: họ đem chân lí cho thế giới. Và một khi họ đem chân lí tới cho thế giới, mọi người không còn quan tâm tới nghi lễ, những nghi lễ bất lực. Vậy thì ai chăm nom tới nhà thờ?

Cho nên Ki tô giáo đã nhất quán phá huỷ mọi trường phái huyền môn để cho không ai có thể đi ra ngoài nhà thờ, để cho không ai có thể có cánh cửa khác đạt tới Thượng đế, để cho mọi người đều phải tới qua linh mục. Bất kì khi nào ham muốn tìm và kiếm Thượng đế nảy sinh, không phương án nào còn được bỏ lại. Bởi vì ý tưởng ngu xuẩn này, Ki tô giáo đã phá huỷ tôn giáo trên toàn thế giới, bởi vì có các kiểu người khác nhau và họ cần các kiểu trường phái khác nhau và họ cần các kiểu kĩ thuật khác nhau. Và những người thực sự chân thành trong tìm kiếm của họ đều phải tìm ra nhóm bí truyền. Họ không thể trở thành một phần của tôn giáo chính thức được - điều đó là không đủ cho họ; nó là rất hờ hững, nó ra rất hời hợt.

Ở phương Tây, tôn giáo thực phải đi ngầm bởi vì nhà thờ. Mọi người phải tạo ra nhiều vẻ ngoài giả để ẩn trốn đằng sau. Giả kim thuật đã là một trong những vẻ ngoài đó; công việc thực là cái gì đó khác, nhưng nhà giả kim thuật đang cố tạo ra quanh bản thân mình ý tưởng rằng ông ấy ông ấy đang làm việc để biến đổi kim loại cơ sở hơn thành vàng. Điều này là được phép. Nhà thờ rất hài lòng: nếu bạn cố biến kim loại cơ sở hơn thành vàng, điều đó hoàn toàn tốt, bạn có thể làm điều đó. Nếu bạn thành công, nhà thờ sẽ có nhiều vàng hơn, có vậy thôi; không có sợ về điều đó. Nhưng đây chỉ là vẻ ngoài, nó không phải là giả kim thuật thực, nó chỉ là ở bên ngoài. Đằng sau bức màn công việc thực là khác toàn bộ: nó là biến đổi sinh linh thấp hơn thành sinh linh cao hơn. Nó đích xác là bí mật của hoa vàng: cách biến đổi dục tính của bạn, kim loại cơ sở, thành tính tâm linh, vàng.

Nhưng rắc rối không cần thiết phải được tính tới: họ phải làm các thu xếp ở bên ngoài sao cho xã hội vẫn còn được thuyết phục rằng công việc của họ là cái gì đó liên quan với vàng. Nhà thờ rất quan tâm tới vàng, không tới Thượng đế.

Loyola là nhà huyền môn lớn - ông ấy đã tạo ra Hội Jesus - và giáo hoàng rất chống đối lại đương quyền. Ai đó nói với ông ấy, “Ông sẽ làm gì? Bây giờ điều gì sẽ xảy ra? Hội có thể bị giải tán bởi lệnh của giáo hoàng.”

Loyola nói, “Mười lăm phút trong cầu nguyện và mọi sự sẽ như cũ. Tôi sẽ mất chỉ mười lăm phút đi sâu vào thiền, có vậy thôi, bởi vì bất kì khi nào tôi có đó, chẳng cái gì thành vấn dề. Không cái gì thành vấn đề chút nào.”

Thầy Lữ tử nói: trong một phần tư giờ…

… nhờ nó ông có thể thoát khỏi mười nghìn niên kỉ và hàng nghìn việc sinh. Mọi pháp đều chấm dứt trong tĩnh lặng.

Nhớ điều đó. Bất kì cái gì là phương pháp, mục đích là như nhau: tĩnh lặng, hoàn toàn im lặng bên trong, vô ý nghĩ, chỉ tâm thức không có nội dung nào.

Phép thần kì diệu này không thể lường được.

Nó là chiều sâu không lường được. Khi ý nghĩ biến mất và bạn đơn giản im lặng, thế thì im lặng là vực thẳm không đáy; nó không thể được thăm dò. Thái Bình Dương có thể được thăm dò - nó có chiều sâu tám cây số; nhưng Thái Bình Dương bên trong bạn không thể được thăm dò - nó là vô hạn. Bạn có thể cứ đào và đào và chìm ngày càng sâu hơn: bạn sẽ không đi tới đo được nó, bạn sẽ không đi tới đáy của nó chút nào.

Chỉ ý nghĩ mới có thể được đo, vô ý nghĩ là không đo được. Do đó, vô ý nghĩ là cái tên khác cho Thượng đế. Nhưng nhớ lấy, vô ý nghĩ phải không là loại ngủ, bởi vì điều đó là rất bình thường, nó xảy ra mọi ngày. Sâu trong giấc ngủ, khi mơ biến mất, bạn rơi vào trong vực thẳm đó, đó là lí do tại sao giấc ngủ làm sảng khoái thế, làm tươi mới thế. Buổi sáng bạn cảm thấy sống động lần nữa, mới, được tái sinh. Nhưng đó là vô ý thức. Patanjali đã nói giấc ngủ say và samadhi là rất tương tự, chỉ với một khác biệt: trong giấc ngủ bạn vô ý thức, trong samadhi bạn có ý thức. Nhưng bạn đi tới cùng không gian, cùng cái không thể thăm dò được, không gian thần kì bên trong bạn, nơi không có ý nghĩ, không ham muốn, không rung động trong tâm trí bạn - tất cả đều yên tĩnh. Mọi phương pháp đều dẫn tới nó. Yoga, Mật tông, Đạo, Hassid giáo, Sufi giáo, mọi phương pháp đều dẫn tới nó. Từ các góc độ khác nhau, dành cho những người khác nhau, chúng đã được tạo ra.

Nhưng khi công phu này được bắt đầu, người ta phải tiến từ cái hiển nhiên sang cái sâu sắc, từ cái thô tới cái tinh.

Lúc ban đầu nỗ lực lớn là được cần. Người ta phải tiến từ cái hiển nhiên sang cái sâu sắc. Hiển nhiên là gì? - cái hiển nhiên là quá trình ý nghĩ liên tục của bạn. Và sâu sắc là gì? - chỉ là trạng thái vô ý nghĩ. Thô là gì? - mọi nội dung của tâm trí đều là thô. Và tinh là gì? - trạng thái vô nội dung là tinh. Người ta phải tiến lên. Lúc ban đầu, nỗ lực lớn sẽ được cần. Lúc ban đầu, bạn phải hoàn toàn cam kết với công việc này, chỉ thế thì khoảnh khắc phúc lạc mới nảy sinh, khi thiền trở thành vô nỗ lực.

Đầu tiên, thiền phải là năng lượng nam tính. Chỉ thế, đến cuối, nó mới có thể trở thành năng lượng nữ tính. Đó là lí do tại sao có nhấn mạnh của tôi vào phương pháp động lúc bắt đầu. Đem mọi nỗ lực của bạn tới cực đại, đưa mọi thứ bạn có vào lâm nguy, không giữ lại cái gì, và thế thì một ngày nào đó, bạn sẽ có khả năng thảnh thơi mà không nỗ lực: bạn sẽ có khả năng, chỉ bằng việc nhắm mắt, đạt tới con mắt thứ ba.

… khi công phu này được bắt đầu, người ta phải tiến từ cái hiển nhiên sang cái sâu sắc, từ cái thô tới cái tinh.Mọi thứ phụ thuộc vào không có ngắt ở đó.

Và làm nó thành hiện tượng đều đặn.

Bắt đầu và kết thúc của công phu này phải là một. Ở giữa có những khoảnh khắc mát hơn và ấm hơn diễn ra mà không nói ra. Nhưng mục đích phải là đạt tới cái bao la của trời và chiều sâu của biển, để cho mọi phương pháp dường như hoàn toàn dễ dàng và được coi là đương nhiên. Chỉ thế thì chúng ta đã làm chủ được nó.

Việc làm chủ thực là khi không nỗ lực nào được cần, khi mọi nỗ lực đều có thể được bỏ. Việc làm chủ thực là khi không phương pháp nào được cần, khi mọi phương pháp đều có thể được bỏ. Việc làm chủ thực là khi thiền không còn là một thứ để làm mà đã trở thành chính trạng thái của bạn. Bạn sống trong nó, bạn bước đi trong nó, bạn ngồi trong nó: ngồi trong Thiền, bước đi trong Thiền. Bạn ăn trong nó, bạn ngủ trong nó, bạn là nó - khoảnh khắc đó cũng tới. Nhưng lúc ban đầu người ta phải đi với mọi năng lượng của người ta.

Nhớ lấy, cũng như nước bay hơi ở nhiệt một trăm độ - không ở chín mươi chín độ, không ở chín mươi chín phẩy chín độ, mà đích xác ở một trăm độ - cho nên bất kì khi nào bạn đưa toàn bộ năng lượng của bạn, một trăm độ vào lâm nguy, ngay lập tức kim loại cơ sở biến thành vàng: ngay lập tức, năng lượng dục đã xuyên thấu vào trong thế giới tâm linh, ngay lập tức năng lượng đã đi ra nay đã lấy việc quay một trăm tám mươi độ, và hai mắt trở thành một mắt. Và thế thì tất cả, trong và ngoài, đều được chứng ngộ.

Jesus đã nói, “Chặt gỗ và ông sẽ tìm thấy ta. Đập đá và ta ở đó.”

Đây là trạng thái tối thượng: khi bạn chặt gỗ và bạn tìm ra Thượng đế, và bạn đập đá và bạn tìm ra Thượng đế. Thế thì bạn bước lên Thượng đế, vào trong Thượng đế, như Thượng đế; thế thì bạn thở Thượng đế, thế thì bạn ăn Thượng đế, bạn uống Thượng đế - bởi vì mọi thứ đều là Thượng đế.

Kinh nghiệm tối thượng này là điều Thầy Lữ tử nói, là được thoát ra. Và nó là con mắt thứ ba.

Đủ cho hôm nay.

Xem Tiếp Chương 10 Quay Về Mục Lục Tập 1 - Mục Lục Toàn Tập



Ads Belove Post