Read more
(Đọc hoặc download miễn phí hàng trăm quyển sách của Osho tại đây)
Bí Mật Của Những Bí Mật – Osho
Tập 1
Bài nói về Bí Mật Của Hoa Vàng
Chương 16. Trong Hồ Trống Vắng
Câu hỏi 1
Xin thầy bình luận thêm về khác biệt giữa "quá trình cá
nhân hoá" của C. G. Jung và điều tinh tuý của Bí mật của Hoa Vàng?
Habib, Carl Gustav Jung
đã dò dẫm theo hướng đúng nhưng ông ấy chưa đạt tới. Đó không phải là kinh nghiệm
riêng của ông ấy, nó là triết lí. Ông ấy nghĩ về cá nhân hoá, ông ấy đã đi vào
trong ý tưởng về cá nhân hoá, ngày càng sâu hơn. Nhưng đó không phải là thiền
riêng của ông ấy, nó không phải là kinh nghiệm có tính tồn tại riêng của ông ấy.
Bí mật của Hoa Vàng là
quá trình giả kim. Đây là lời của những người đã biết.
Jung không phải là một
cá nhân theo nghĩa cá nhân hoá; ông ấy bị phân chia: ông ấy có tâm trí ý thức
và tâm trí vô thức và tâm trí vô thức tập thể. Ông ấy không phải là một, bản
thân ông ấy là nhiều. Ông ấy là đám đông như mọi người khác. Ông ấy có mọi nỗi
sợ, mọi tham lam, mọi tham vọng mà bất kì người thường nào được mong đợi là có.
Ông ấy không phải là vị phật, ông ấy không chứng ngộ. Ông ấy đã không biết tới
bản thể bên trong riêng của mình cái là vô thời gian.
Trong khoảnh khắc của
chói sáng bên trong, mọi khác biệt biến mất. Chỉ có tâm thức thuần khiết -
không ý thức không vô thức không vô thức tập thể.
Cùng điều đó xảy ra với
Sri Aurobindo ở Ấn Độ. Ông ấy cũng nói về tâm trí ý thức và tâm trí siêu thức,
và vân vân.
Trong khoảnh khắc của
chói sáng tâm trí biến mất. Tâm trí nghĩa là phân chia. Dù bạn chia nó thành ý
thức và vô thức hay bạn chia nó thành ý thức và siêu thức thì cũng không tạo ra
khác biệt gì: tâm trí nghĩa là phân chia. Tính cá nhân nghĩa là không phân
chia. Đó là nghĩa của từ cá nhân: không thể phân chia được. Tâm trí nhất định
là đám đông. Tâm trí không thể là một được - bởi chính bản chất của nó, nó phải
là nhiều. Và khi tâm trí biến mất, cái một được tìm thấy. Thế thì bạn đã về
nhà. Đó là việc cá nhân hoá.
Nhưng dầu vậy tôi vẫn
nói Jung đã dò dẫm theo hướng đúng - nhưng vẫn là dò dẫm trong bóng tối. Ông ấy
chưa đạt tới cửa, ông ấy đã mơ về cửa.
Có những điều song song
trong lịch sử nhân loại. Chẳng hạn, Democritus, nhà tư tưởng Hi Lạp, đã loạng
choạng vớ được ý tưởng về nguyên tử mà không có thực nghiệm nào. Không có khả
năng nào để thực nghiệm vào thời của ông ấy, không kĩ thuật phức tạp nào là sẵn
có. Ông ấy không thể phân chia được nguyên tử, ông ấy không thể đi tới cấu trúc
nguyên tử của vật chất, nhưng ông ấy đã suy đoán. Ông ấy phải đã là nhà tư tưởng
lớn - nhưng chỉ là nhà tư tưởng. Ông ấy loạng choạng vớ được ý tưởng về nguyên
tử luận.
Thế rồi có Albert
Einstein và các nhà vật lí hiện đại. Cả hai đều nói về cấu trúc nguyên tử nhưng
khác biệt là vô cùng: Democritus chỉ nói, các nhà vật lí hiện đại biết.
Ở phương Đông cũng đã
có nói về nguyên tử luận. Kanad, một trong những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ, đã
nói về nguyên tử luận - và theo cách rất tinh tế, tế nhị - nhưng nó toàn là
nói. Thực ra, bởi vì ông ấy đã nói về nguyên tử - toàn thể triết lí của ông ấy
đều dựa trên giả thuyết về nguyên tử - nhiều tới mức tên ông ấy đã trở thành
Kanad. Kan nghĩa là nguyên tử, Kanad nghĩa là người liên tục nói về nguyên tử.
Nhưng dầu vậy, nó đã là triết lí. Ông ấy không có thực nghiệm thực, nó đã không
dựa trên bất kì thám hiểm khoa học này - phải đã là nhà tư tưởng lớn, gần ba
nghìn năm trước Albert Einstein - nhưng ông ấy loạng choạng, và tôi nói loạng
choạng, vớ được chân lí về nguyên tử luận. Nhưng nó đã là một giả thuyết không
được chứng minh. Có nhiều điều song song như thế.
Cùng điều đó là trường
hợp với Carl Gustav Jung và quá trình chúng ta đang nói tới: quá trình được cho
bởi Bí mật của Hoa Vàng.
Sách Bí mật của Hoa
Vàng là chuyên luận giả kim thuật - nó biết - và nếu bạn tuân theo phương pháp
này bạn sẽ đi tới biết. Nó là tuyệt đối chắc chắn. Và khi tôi nói điều này, tôi
nói bởi vì tôi biết - bởi vì tôi đã trải qua quá trình này. Vâng, hoa vàng nở
ra trong bạn: bạn đi tới điểm mà cái nhiều biến mất, cái đa biến mất, các mảnh
mẩu của tâm trí biến mất và bạn được bỏ lại toàn một mình: tất cả một mình, tất
cả là một.
Nếu bạn nghĩ về điều
đó, suy nghĩ nhất định đưa bạn tới đường nào đó. Nếu bạn nghĩ về nó, thế thì bạn
sẽ hỏi làm sao đi tới cái một, làm sao làm cho những mảnh mẩu này của tâm trí kết
lại với nhau, làm sao dính chúng lại với nhau. Nhưng điều đó sẽ không là đơn vị
thực. được dính lại hay không dính, chúng vẫn còn tách rời. Đám đông có thể được
biến đổi thành một đoàn: điều đó nghĩa là bây giờ nó được dính lại với nhau, nó
không nhiều hơn một đám đông. Nhưng cái nhiều vẫn là nhiều, có thể theo một kỉ
luật nào đó, dường như có một chồng hoa và bạn làm ra vòng hoa từ những đoá hoa
đó: một sợi dây chạy qua mọi đoá hoa và cho chúng một loại thống nhất nào đó.
Đó là điều Jung đã cố gắng
làm. Làm sao đem những mảnh mẩu này lại cùng nhau, làm sao dính chúng lại cùng
nhau, đó là toàn thể quá trình cá nhân hoá của ông ấy.
Kinh nghiệm thực về cá
nhân hoá là khác toàn bộ: bạn không dính các mảnh mẩu này lại, bạn đơn giản để
chúng biến mất, bạn vứt bỏ chúng. Và thế rồi, khi mọi mảnh mẩu của tâm trí đã
biến mất - lùi xa mãi khỏi bạn - đột nhiên bạn thấy cái một. Trong việc thiếu vắng
của tâm trí nó được tìm ra - không bằng việc nối tâm trí lại với nhau theo kỉ
luật nào đó, không bằng việc gắn tâm trí lại cùng nhau theo một kiểu liên hiệp
nào đó. Liên hiệp không phải là thống nhất. Liên hiệp chỉ là một trật tự được
áp đặt lên hỗn độn.
Điều này có thể được thực
hiện, và thế thì bạn sẽ có một loại cá nhân hoá giả. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn
trước, bởi vì bây giờ bạn sẽ không là đám đông, quần chúng, nhiều tiếng động sẽ
không có đó. Họ sẽ rơi vào trong một loại hài hoà nào đó, một sự điều chỉnh nào
đó chắc đã nảy sinh trong bạn. Tâm trí có ý thức của bạn sẽ thân thiết với vô
thức, không đối kháng. Vô thức của bạn sẽ thân thiết với vô thức tập thể, không
đối nghịch. Sẽ có sợi chỉ chạy xuyên qua các đoá hoa: bạn sẽ giống vòng hoa hơn
là chồng hoa. Nhưng dầu vậy, việc cá nhân hoá theo nghĩa mà tôi đang nói tới ở
đây đã không xảy ra.
Cá nhân hoá không phải
là việc thống nhất của tâm trí mà là việc biến mất của tâm trí. Khi bạn hoàn
toàn trống rỗng tâm trí, bạn là một. Là vô trí là quá trình của cá nhân hoá thực.
Jung đã dò dẫm trong
bóng tối, đi tới rất gần - cũng như Democritus đã tới gần hơn với cấu trúc
nguyên tử của vật chất - nhưng ông ấy đã ở xa khỏi việc cá nhân hoá thực như
Democritus đã ở xa khỏi vật lí hiện đại thực. Vật lí hiện đại không phải là suy
đoán, nó là hiện tượng được chứng minh.
Với cuốn sách Bí mật của
Hoa Vàng, việc cá nhân hoá không phải là suy đoán - nó là kinh nghiệm. Trước
khi người ta có thể biết cái một, cái nhiều phải được nói lời chia tay: người
ta phải có khả năng trở thành trống rỗng hoàn toàn. Việc cá nhân hoá là việc nở
hoa của cái trống rỗng bên trong - vâng, đích xác điều đó: hoa vàng nở trong bạn
khi bạn hoàn toàn trống rỗng. Nó là đoá hoa trong cái hư không; trong hồ của hư
không sen vàng nở ra. Cho nên quá trình này là khác toàn bộ. Điều Jung đang làm
là cố gắng đặt tất cả các mảnh mẩu lại với nhau - dường như chiếc gương đã rơi
vỡ và bây giờ bạn đang cố gắn nó lại, dính nó lại với nhau. Bạn có thể dán nó lại
với nhau, nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy cùng chiếc gương đó lần nữa. Gương vỡ
là gương vỡ thôi.
Ở phương Đông công việc
này đã đi từ một chiều hướng khác toàn bộ: chúng ta phải để tâm trí này ra đi,
từng phần của tâm trí phải bị bỏ đi dần dần, dần dần.
Trong nhận biết sâu, có
tính thiền, các ý nghĩ biến mất, tâm trí sớm hay muộn trở thành vô nội dung. Và
khi tâm trí là vô nội dung, nó là vô trí, bởi vì tâm trí như nó vậy không là gì
ngoài toàn thể quá trình ý nghĩ. Khi bạn không có ý nghĩ, thậm chí không một ý
nghĩ khuấy động trong bản thể bạn, thế thì có vô trí. Bạn có thể gọi nó là việc
cá nhân hoá, bạn có thể gọi nó là samadhi, bạn có thể gọi nó là niết bàn hay
cái gì bạn muốn gọi.
Nhưng thận trọng: những
người như Jung có thể rất quyến rũ, bởi vì họ nói theo các từ thực sự hay. Họ
nói về cá nhân hoá và bạn có thể bắt đầu nghĩ rằng cá nhân hoá của Jung cũng là
như nhau. Nó không như nhau đâu, nó không thể như nhau được - bản thân ông ấy
chưa bao giờ thiền.
Ông ấy thực sự sợ thiền.
Ông ấy về căn bản sợ phương Đông. Và khi bạn ông ấy, Richard Wilhelm, người đã
dịch Kinh Dịch sang tiếng Đức và người cũng đã dịch Bí mật của Hoa Vàng, phát
điên, ông ấy thậm chí trở nên sợ hơn. Thế rồi ông ấy bắt đầu nói rằng các
phương pháp của phương Đông là không hữu dụng cho phương Tây, chúng là nguy hiểm.
Thế rồi ông ấy bắt đầu nói rằng các phương pháp phương Đông không nên được dùng
ở phương Tây vì phương Tây đã theo con đường tiến hoá khác toàn bộ. Yoga, Mật
tông, Đạo, Thiền, Sufi - không phương pháp phương Đông nào nên được thử bởi tâm
trí phương Tây - thế rồi ông ấy bắt đầu nói điều đó. Ông ấy thực sự sợ. Và ông ấy
không nhận biết về điều ông ấy nói - ông ấy chưa bao giờ thử các phương pháp
này.
Wilhelm phát điên,
không phải bởi vì ông ấy đã thử những phương pháp này; ông ấy đã trở nên điên
vì ông ấy đã cố làm việc tổng hợp tâm lí phương Tây với tâm lí phương Đông. Việc
đó có thể làm cho bạn điên. Ông ấy đã không thực hành, ông ấy đã không là thiền
nhân thực ành. Ông ấy đã triết lí.
Trong triết lí, Đông và
Tây không thể gặp gỡ được - điều đó là không thể được. Trong triết lí bạn không
thể làm cho chết và sống gặp gỡ, trong triết lí bạn không thể làm cho khẳng định
và phủ định gặp gỡ được. Nhưng trong thực tại chúng gặp gỡ: trong thực tại, cái
khẳng định không bao giờ tồn tại mà không có cái phủ định, trong thực tại chết
không là gì ngoài cao trào của sống, trong thực tại im lặng và âm thanh là hai
mặt của cùng một hiện tượng. Trong thực tại, đàn ông và đàn bà là cùng nhau, là
một, nhưng trong triết lí bạn không thể làm cho họ gặp gỡ được, vì triết lí là
quá trình của tâm trí. Tâm trí phân chia, tâm trí không thể thống nhất được; chỉ
trong trạng thái của vô trí, trong kinh nghiệm tồn tại, chúng mới gặp gỡ.
Chuyện xảy ra...
Một nhà huyền môn Sufi
mystic, Baba Farid, được nhà vua tặng món quà. Món quà là chiếc kéo đẹp, bằng
vàng, nạm kim cương. Nhà vua thích nó lắm - vị vua khác nào đó đã tặng nó cho
ông ta như món quà.
Khi nhà vua tới gặp
Farid ông ta nghĩ, “Đây sẽ là món quà đẹp.” Thế là ông ta đem chiếc kéo đó đi.
Farid nhìn kéo, trả nó
lại cho nhà vua và nói, “Chúng ta sẽ làm gì với kéo ở đây? - vì kéo cắt, tách rời,
phân chia. Nó sẽ không hữu dụng gì cho ta. Thay vì chiếc kéo, xin cho ta chiếc
kim, cái nối liền, cái gắn mọi thứ lại với nhau. Chiếc kim sẽ đại diện cho ta
nhiều hơn chiếc kéo.”
Tâm trí là chiếc kéo:
nó cứ cắt. Nó giống như con chuột đồng, chuột nhà, cứ gặm nhấm.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết
rằng một trong các nhân vật huyền thoại ở Ấn Độ là Ganesh, Thượng đế có đầu
voi. Ông ấy là Thượng đế của logic. Ông ấy cưỡi trên lưng một con chuột; con
chuột là phương tiện của ông ấy. Logic giống như chuột: nó gặm nhấm. Nó là chiếc
kéo.
Tâm trí bao giờ cũng
làm cho mọi sự bị phân chia. Tâm trí là một loại lăng kính: cho ánh sáng trắng
đi qua lăng kính và nay lập tức nó bị chia thành bẩy mầu; cho bất kì cái gì đi
qua tâm trí và nó đều trở thành phân đôi. Sống và chết không phải là sống-và-chết
đâu. Thực tại là sốngchết. Nó phải là một từ, không phải hai, thậm chí không có
gạch nối ở giữa. Sốngchết là một hiện tượng, yêughét là một hiện tượng, tốisáng
là một hiện tượng, phủ địnhkhẳng định là một hiện tượng. Nhưng cho hiện tượng một
này đi qua tâm trí và cái một lập tức bị chia thành hai. Sốngchết trở thành sống
và chết - không chỉ bị chia ra mà chết trở thành đối kháng với sống - chúng là
kẻ thù. Bây giờ bạn có thể cứ cố gắng làm cho cái hai này gặp gỡ, và chúng sẽ
không bao giờ gặp gỡ.
Kipling là đúng - rằng
“Đông là Đông và Tây là Tây và cặp này không bao giờ gặp gỡ.” Về mặt logic điều
đó là đúng. Làm sao Đông có thể gặp Tây được? Làm sao Tây có thể gặp Đông được?
Nhưng về mặt tồn tại điều đó là hoàn toàn vô nghĩa; chúng đang gặp gỡ ở mọi
nơi. Chẳng hạn, bạn đang ngồi ở đây ở Pune: nó là Đông hay nó là Tây? Nếu bạn
so sánh nó với London nó là Đông, nhưng nếu bạn so sánh nó với Tokyo nó là Tây.
Đích xác nó là gì, Đông hay Tây? Trên từng điểm Đông và Tây đang gặp gỡ, và
Kipling nói, “Cặp này sẽ không bao giờ gặp gỡ.” Cặp này đang gặp gỡ ở mọi nơi.
Không một điểm nào mà là chỗ Đông và Tây không gặp nhau và không người nào là
chỗ Đông và Tây không gặp nhau - nó không thể khác được. Chúng phải gặp gỡ, đó
là một thực tại: Đông, Tây - một bầu trời.
Nhưng tâm trí phân
chia. Và nếu bạn cố đặt mọi thứ lại với nhau qua cùng tâm trí, bạn sẽ phát rồ.
Đó là điều đã xảy ra cho Richard Wilhelm - một người hay, một thiên tài theo
quyền riêng của ông ấy, nhưng chỉ là một trí thức. Và khi ông ấy điên, một cách
tự nhiên Jung sợ: chính Wilhelm đã giới thiệu cho Jung các sách bí mật này của
phương Đông, Kinh Dịch và Bí mật của Hoa Vàng. Ông ấy đã thuyết phục Jung viết
bình luận về cuốn sách này. Ông này trở nên thực sự sợ phương Đông. Ông này nói
về những điều này nhưng ông này không bao giờ thử theo bất kì cách nào để thực
hành chúng. Và ông ấy đã qui định cho người phương Tây rằng phương Tây phải mở
ra yoga riêng của nó, các phương pháp thiền riêng của nó, nó phải không theo
các phương pháp phương Đông. Điều đó là ngu xuẩn như một số kẻ sô vanh phương
Đông nói rằng phương Đông phải mở ra khoa học riêng của nó, vật lí riêng của
nó, hoá học riêng của nó. Nó phải không theo sau phương Tây vì những phương
pháp này đã được phát triển ở phương Tây. Chúng không thể được đi theo bởi vì
“Đông là Đông và Tây là Tây.”
Bạn có cho rằng phương
Đông phải mở ra hoá học riêng của nó không? Khác biệt gì sẽ có đó? Phương Đông
có phải mở ra vật lí riêng của nó? Khác biệt gì sẽ có đó? Nước có bay hơi theo
cách khác ở phương Đông so với nó bay hơi ở phương Tây không? Chẳng cái gì sẽ
khác cả. Và nếu nó là vậy với vật chất, nó là vậy với tâm thức bên trong nữa.
Mọi khác biệt đều nông
cạn. Mọi khác biệt đều trong ước định của bạn, không trong bản thể bạn. Bản thể
tinh tuý của bạn là như nhau; dù bạn có da trắng hay đen không thành vấn đề.
Khác biệt chỉ là ở chút ít mầu sắc. Ngày xưa họ thường nói: khác biệt chỉ ở
chút ít sắc tố - trị giá bốn xu. Người da trắng có ít sắc tố hơn người da đen.
Nhớ lấy, người da đen giầu có hơn - giầu hơn bốn xu, nhưng chỉ khác biệt bốn xu
về mầu sắc trong thân thể thôi. Sớm hay muộn chúng ta sẽ có khả năng phát minh
ra thuốc tiêm để cho người da trắng có thể trở thành da đen và người da đen có
thể trở thành da trắng. Chỉ có tiêm và trong buổi sáng bạn là người da đen hoàn
hảo! Khác biệt là không mấy - nó chỉ hời hợt, chỉ trên bề mặt. Và khác biệt
trong tâm trí cũng như vậy.
Người Hindu có tâm trí
khác - chắc chắn - người Mô ha mét giáo hay người Do Thái, nhưng tâm trí không
là gì ngoài điều đã được dạy cho bạn. Khi đứa trẻ được sinh ra nó không là người
Do Thái không là người Hindu không là người Ki tô giáo. Nó đơn giản là điều
tinh tuý thuần khiết. Nếu đứa con được sinh ra từ bố mẹ Do Thái và được nuôi lớn
bởi bố mẹ Hindu, nó sẽ có tâm trí Hindu, không phải tâm trí Do Thái; nó sẽ
không bao giờ trở nên nhận biết, rằng nó là người Do Thái, máu của nó sẽ không
chỉ ra điều đó. Máu không chỉ ra chút nào, ai là ai. Bạn không thể đi và được
bác sĩ làm xét nghiệm cho, qua máu của bạn, để chỉ ra liệu bạn là người Hindu
hay người Mô ha mét giáo. Xương của bạn sẽ không chỉ ra... Cho nên khác biệt chỉ
là ở chỗ điều được dạy cho bạn, bị áp đặt lên bạn. Khác biệt chỉ là ở quần áo,
ăn mặc, và không gì khác; đằng sau trang phục, cùng tính người trần trụi.
Cho nên Jung nói điều
vô nghĩa làm sao, rằng phương Tây phải phát triển giả kim thuật riêng của nó, Mật
tông riêng của nó, Đạo riêng của nó sao? Nhưng ông ấy sợ: đây là cách né tránh
của ông ấy, việc đối diện với nỗi sợ riêng của ông ấy.
Phương Tây phải không mở
ra cái gì chỉ bởi vì nó là phương Tây. Vâng, mọi thời đại đều phải mở ra phương
pháp riêng của nó, nhưng đó là vấn đề khác. Nó chẳng liên quan gì tới Đông và
Tây. Tôi đang mở ra những phương pháp mới bởi vì nhiều điều đã thay đổi. Trong
hai mươi nhăm thế kỉ này từ thời Phật nhiều điều đã thay đổi. Phật đã làm việc
trên tâm thức được ước định khác.
Nhiều điều đã thay đổi
- con người đã trở nên trưởng thành hơn: hoài nghi nhiều hơn, nghi ngại nhiều
hơn - ‘có’ đã trở thành khó nói hơn - muốn thám hiểm, nhưng không có niềm tin
nào, không thể tin cậy được một cách dễ dàng, không tin đã trở nên bắt rễ sâu,
không còn hồn nhiên nữa, tri thức đã làm biến chất con người. Những thay đổi
này đã xảy ra. Tương ứng với những thay đổi này, ít thay đổi đã được thực hiện
trong phương cách. Nhưng điều đó chẳng liên quan gì tới Đông và Tây. Và đặc biệt
trong thời hiện đại nói về Đông và Tây là cực kì tào lao.
Địa cầu là một. Lần đầu
tiên hiện tượng đẹp này đã xảy ra trên thế giới: chúng ta là toàn cầu, chúng ta
là vũ trụ. Các quốc gia chỉ còn là tàn tích, chỉ là tàn tích của quá khứ - những
thói quen cũ khó chết. Và bởi vì thói quen cũ khó chết, con người đang khổ một
cách không cần thiết.
Bây giờ khoa học và
công nghệ đã làm thành có thể có khả năng không người nào phải ở trong loại gần
chết đói. Nhưng các biên giới cũ của quốc gia đang ngăn cản điều này. Nếu mọi người
còn nghèo trên thế giới đấy không phải là vì bây giờ, các phương pháp là không
sẵn có để giúp họ, mà bởi vì các quốc gia và nhà nước và các biên giới chính trị.
Con người bây giờ có đủ năng lực để làm cho toàn thể trái đất thành thiên đường,
nhưng các chính khách sẽ không cho phép điều này. Một điều mà thế hệ mới phải
làm sớm hay muộn - và càng sớm càng tốt - là làm tan biến các quốc gia. Chúng
ta cần một thế giới, và một thế giới đó sẽ là câu trả lời cho nhiều câu hỏi và
nhiều vấn đề.
Nghèo nàn có thể biến mất
ngay lập tức - nếu thế giới được lấy như một toàn thể và nếu mọi điều mà con
người đã phát minh, khám phá, được dùng. Bằng không nghèo nàn không thể biến mất,
nó sẽ còn dai dẳng. Bệnh tật có thể biến mất khỏi thế giới, con người có thể trở
nên ngày càng mạnh khoẻ hơn. Tất cả các phương tiện đều sẵn có, chỉ tâm trí mục
nát cũ vẫn còn níu bám.
Gợi ý riêng của tôi là
về một chính phủ thế giới. Không cần chính phủ quốc gia thêm nữa, mọi chính phủ
quốc gia đều lạc hậu rồi. Nhưng chính khách sẽ không cho phép điều đó xảy ra. Tại
sao? - bởi vì nếu nó xảy ra thì tất cả họ biến mất. Morarji-bhai Desai sẽ ở
đâu? Tất cả các thủ tướng và tổng thống này sẽ ở đâu? Tất cả những người này sẽ
trở thành không có ý nghĩa. Thế thì họ không thể làm nhặng sị lên được và họ
không thể tạo ra nhiều ồn ào trên sâu khấu. Họ sẽ bị quên lãng. Họ thực sự vô dụng,
họ phải bị cho vào bảo tàng. Họ không còn được cần nữa.
Thế giới cần một chính
phủ. Thế giới cần mọi quốc gia biến mất, chỉ thế thì chiến tranh mới biến mất,
bằng không thì vẫn có các cuộc chiến ngu xuẩn, chỉ vì một mảnh đất nhỏ chẳng
thuộc vào ai hay thuộc vào tất cả mọi người. Chiến tranh có thể biến mất chỉ nếu
các quốc gia biến mất: chúng là sản phẩm phụ của quốc gia. Nhưng các chính
khách không thích điều đó, toàn thể tầm quan trọng của họ sẽ đi đời. Thực ra,
chính khách thích ngày càng nhiều quốc gia.
Ấn Độ là một quốc gia
nhưng chính khách Ấn Độ đã quyết định có hai quốc gia, Ấn Độ và Pakistan, để
cho có thể có hai thủ tướng, tổng thống, bộ trưởng, và mọi loại anh hề. Nhưng
thế rồi Pakistan đã bị chia ra làm đôi lần nữa vì nếu Pakistan là một, thế thì
người Bengalis khổ: họ không có các thủ tướng và họ không có các tổng thống. Họ
phải tách ra khỏi Pakistan. Bây giờ Ấn Độ đã trở thành ba nước, và nếu điều đó
tiếp diễn mãi theo cách này, Ấn Độ sẽ trở thành nhiều nước.
Bây giờ, sâu bên dưới,
Nam Ấn Độ muốn tách ra khỏi Bắc Ấn Độ với vấn đề về ngôn ngữ. Bây giờ họ nói rằng
họ là các giống nòi khác nhau - người Dravidians, và miền Bắc là giống người
khác - Aryans. “Máu của chúng tôi là tách rời, lí tưởng của chúng tôi là tách rời,
ngôn ngữ của chúng tôi là tách rời.” Cho nên ý tưởng về phân tách khỏi miền Bắc
đang ngày càng mạnh hơn bởi vì thế thì họ sẽ có thủ tướng riêng của họ. Mãi cho
tới giờ mọi thủ tướng đều đã từng từ miền Bắc.
Họ để tổng thống là người
miền Nam chỉ để an ủi họ, bởi vì tổng thống ở Ấn Độ là vô thực thể. Ông ấy giống
như Hoàng hậu của England: ông ấy là cái đầu danh nghĩa của đất nước, chẳng có
quyền gì. Chỉ để an ủi miền Nam, mọi tổng thống đều từ miền Nam. Và thủ tướng
là người có quyền, toàn thể quyền hành đều là của ông ấy; ông ấy là từ miền Bắc.
Bây giờ miền Nam khổ, đặc biệt các chính khách miền Nam, đang khổ rất nhiều. Sớm
hay muộn miền Nam sẽ muốn tách ra.
Thế giới cứ phân chia
mãi thành các phần nhỏ hơn. Nếu mọi chính khách đều được phép, thế thì từng
làng sẽ là một quốc gia bởi vì thế thì từng làng sẽ có các chính khách riêng của
nó, nghị viện riêng của nó, tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng - nếu điều đó là
được phép. Nhưng tại sao nó không được phép? Nó không được phép, lại vì các lí
do chính trị: bởi vì nếu Nam Ấn mà tách ra, thế thì một nửa quyền lực của
Morarji Desai đi đời. Cho nên những người đang nắm quyền chống lại: họ không muốn
đất nước bị phân chia. Và những người không nắm quyền, họ cố phân chia đất nước.
Điều này cứ diễn ra.
Thế giới đơn giản cần
quyết định một ngày nào đó vứt bỏ mọi điều vô nghĩa này và trở thành một. Không
cần hộ chiếu, không cần visa. Chúng ta cần quyền công dân thế giới. Chúng ta cần
tự do đi lại. Sao có nhiều bất tín thế? Sao nhiều đối kháng, chống lại nhau thế?
Trái đất này là hành tinh của chúng ta, chúng ta nên có khả năng đi lại tự do.
Thế giới này chưa là thế giới tự do bởi vì tàn tích của quá khứ. Chúng có thể bị
bỏ đi. Và với việc bỏ chúng đi, thế giới có thể trở nên giầu có như bạn muốn,
lành mạnh như bạn muốn, nghèo nàn có thể biến mất.
Nghèo nàn không thể biến
mất bằng việc du hành của Mahatma Gandhi trong toa tầu hạng ba. Đây chỉ là chiến
lược, chiến lược chính trị. Làm sao nghèo nàn có thể biến mất được bằng việc du
hành của Mahatma Gandhi trong toa tầu hạng ba? Thực ra, ông ấy đang chen vào
toa tầu hạng ba mà đã chật ních rồi! Nếu ông ấy đi trong toa có điều hoà, ít nhất
một người đã không chen vào đám đông. Và những điều này chẳng ích gì. Nhưng người
nghèo thích những điều này.
Họ nghĩ nghèo của họ có
cái gì đó rất đặc biệt: “Trông đấy, ngay cả Mahatma Gandhi cũng đi trong toa hạng
ba. Nhìn Mahatma Gandhi mà xem, ông ấy sống như người nghèo.”
Cho nên nghèo nàn có
cái gì đó tâm linh trong nó. Nghèo đã từng được tôn thờ, đó là lí do tại sao thế
giới vẫn còn nghèo. Và bất kì khi nào nghèo được tôn thờ, những người đó sẽ vẫn
còn nghèo.
Ở Ấn Độ nghèo được tôn
thờ - dường như có cái gì đó tâm linh trong nó. Điều đó là bệnh hoạn. Không cái
gì là tâm linh trong nó cả. Là nghèo đơn giản nghĩa là: bạn ngu, bạn không thể
xoay xở được. Là nghèo chỉ có nghĩa: rằng bạn quá bị gắn bó với các hình dạng
cũ mà không còn hữu dụng trong thế giới. Là nghèo đơn giản nghĩa là: bạn không
có phát minh, không có sáng tạo. Là nghèo đơn giản nghĩa là bạn không thông
minh. Nó chẳng là cái gì tâm linh cả; nó đơn giản chỉ ra việc thiếu năng lượng,
thiếu thông minh.
Nghèo nàn nên bị kết
án. Nghèo nàn không nên được tôn thờ. Chúng ta phải thay đổi toàn thể tâm thức
của con người về những điều này, thế thì chúng có thể bị giải tán rất dễ dàng.
Về mặt công nghệ chúng ta có khả năng sống trong thế giới rất sung túc, nhưng về
mặt tâm lí chúng ta không có khả năng sống trong thế giới thịnh vượng.
Điều xảy ra là một người
trở nên giầu nhưng vẫn cứ sống cuộc sống của người nghèo - và mọi người ca ngợi
điều đó rất nhiều. Họ nói, “Trông đấy, người đó có nhiều của cải thế, giầu thế,
và dầu vậy: nhìn vào sự giản dị của người này.” Điều đó là cực kì ngu xuẩn của
người này! Sao người đó phải không sống cái giầu có mà người đó đã đạt tới qua
lao động và nỗ lực lớn lao của mình? Người đó chỉ là kẻ keo kiệt. Người đó
không biết cách sống giầu có. Người đó che giấu cái bất lực của mình để sống giầu
có đằng sau mẽ ngoài đẹp đẽ: rằng người đó là 'giản dị'. Chúng ta phải thay đổi
lí tưởng này.
Nghèo nàn là xấu, xấu
như bệnh tật. Nhưng nó sẽ vẫn có đó nếu các quốc gia vẫn còn, nó sẽ vẫn còn đó
nếu các chính khách vẫn còn. Nó sẽ vẫn còn đó nếu thế giới vẫn còn bị phân
chia. Chiến tranh sẽ tiếp tục. Chúng ta có thể cứ nói mãi về hoà bình nhưng
chúng ta sẽ cứ chuẩn bị cho chiến tranh, bởi vì hoà bình chỉ là nói. Tàn dư của
quá khứ là lớn. Tàn dư là gì? Ba nghìn năm liên tục cãi cọ và đánh nhau và sát
hại và giết chóc - đó là quá khứ của chúng ta.
Chúng ta phải gián đoạn
bản thân mình với quá khứ. Người phương Tây phải gián đoạn bản thân mình với
quá khứ phương Tây, người phương Đông phải gián đoạn bản thân mình với quá khứ
phương Đông, người Hindu với quá khứ Hindu và người Ki tô giáo với quá khứ Ki
tô giáo past. Và phương pháp luận của việc làm gián đoạn bản thân người ta với
quá khứ của người ta sẽ là như nhau - nó không có tính phương Đông, nó không thể
có tính phương Tây được. Phương pháp luận làm gián đoạn bản thân người ta với mọi
tàn dư quá khứ sẽ là như nhau.
Nhưng Jung sợ lắm. Ông ấy
sợ đi vào trong im lặng, ông ấy sợ đi vào trong bản thể bên trong riêng của ông
ấy, bởi vì bản thể bên trong đó đầu tiên được kinh nghiệm như sự trống rỗng
hoàn toàn. Nhưng ông ấy sẽ không nói rằng ông ấy sợ; ông ấy sẽ nói ông ấy phải
phát minh ra phương pháp phương Tây.
Không có phương pháp
phương Đông, không có phương pháp phương Tây; phương pháp là phương pháp. Và
khi bạn cố gắng đi ra ngoài tâm trí, nó là cùng một phương pháp: nhận biết. Bạn
sẽ làm gì ở phương Tây, bạn có thể làm gì ngoại trừ nhận biết? Nhận biết, tỉnh
táo, hiện hữu trong khoảnh khắc, tự phát và toàn bộ, dù bạn ở bất kì chỗ nào, sẽ
giúp bạn gạt bỏ toàn thể quá khứ - chính trị, xã hội, tôn giáo. Và một khi bạn
được ngắt ra khỏi quá khứ, tâm trí bạn biến mất bởi vì tâm trí bạn không là gì
ngoài quá khứ treo quanh bạn. Tâm trí là kí ức, kí ức là quá khứ, và khi không
có tâm trí bạn hoàn toàn ở đây, ở đây và bây giờ một cách chói sáng. Trong trạng
thái chói sáng đó của việc ở đây và bây giờ là việc cá nhân hoá, theo nghĩa của
cuốn sách Bí mật của Hoa Vàng. Nhưng Jung đã nghĩ theo hướng đúng - chỉ nghĩ.
Bản thân Habib là người
phân tích theo trường phái Jung, do đó mới có câu hỏi này. Có thể rất khó cho
anh ấy hiểu điều tôi đang nói. Anh ấy hỏi câu hỏi khác nữa. Anh ấy nói, “Osho
ơi, khi thầy nhắc tới Freud, Jung và Adler trong một hàng, điều đó gây tổn
thương. Dường như là thầy nhắc tới Phật, Christ và Nixon cùng nhau.”
Điều đó sẽ là khó cho bạn,
Habib. Nhưng chân lí là: Freud là thiên tài, Jung và Adler chỉ là người tầm thường
- chỉ tầm thường thôi - họ không đạt tới chiều cao của ông ấy. Freud là người
tiên phong. Ông ấy đã đóng góp cái gì đó có giá trị mênh mông cho nhân loại.
Freud là cội nguồn, chính cái cây. Jung và Adler chỉ là các cành. Freud có thể
có đó mà không có Jung và Adler - ông ấy sẽ không thiếu cái gì - nhưng Jung và
Adler thậm chí không thể tồn tại mà không có ông ấy. Bạn không thể quan niệm được
điều đó. Bạn có thể quan niệm được Jung và Adler nếu như đã không có Freud
không? Điều đó là không thể được, thậm chí để quan niệm về việc đó - họ là con
cháu của ông ấy. Cho dù họ đã không vâng lời ông ấy, cho dù họ đã nổi dậy chống
lại ông ấy, điều đó không tạo ra khác biệt gì: bạn có thể tranh đấu với bố bạn,
bạn có thể chống lại ông ấy, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn là bố bạn. Bạn có thể
tranh đấu với ông ấy, bạn có thể giết ông ấy, nhưng dầu vậy ông ấy vẫn là bố bạn.
Bạn không thể giết được mối quan hệ. Bạn có thể giết được bố, nhưng bạn không
thể giết được quyền làm bố của ông ấy. Điều đó là tuyệt đối xác định. Bây giờ
không có cách nào để hoàn tác nó lại.
Freud là bố, Jung và
Adler chỉ là những đứa con nổi dậy - những cành nhỏ đang cố đi ra xa, xa hẳn khỏi
cây bố. Nhưng họ không thể đi rất xa được bởi vì sâu bên dưới họ vẫn lấy hình dạng
từ cùng một cây, sâu bên dưới họ vẫn được nối liền. Họ là những phản ứng chống
lại Freud. Và lí do không phải là họ đã có khả năng phát triển cái gì đó rất mới
- không có gì thuộc loại đó. Jung đối với Freud đích xác là điều Judas đối với
Christ.
Điều đó bao giờ cũng xảy
ra: đệ tử gần gũi nhất có thể phản bội thầy rất dễ dàng. Judas là đệ tử gần gũi
nhất của Jesus, đệ tử thông minh, có giáo dục nhất - thông minh hơn, có giáo dục
hơn bất kì ai khác. Thực ra, ông ấy là người có giáo dục hơn cả bản thân Jesus
- người phức tạp nhất. Và tất nhiên, ông ấy hi vọng rằng ông ấy sẽ là thứ hai:
sau khi Jesus qua rồi, ông ấy sẽ là người lãnh đạo. Ông ấy là người tiếp sau
Jesus, và một cách tự nhiên một ghen tị sâu sắc và bản ngã bắt đầu nảy sinh
trong ông ấy, rằng tại sao ông ấy không thể là người thứ nhất? Ông ấy phải chờ
đợi bao lâu? Và ông ấy biết nhiều và ông ấy nói giỏi hơn Jesus; Jesus không có
giáo dục. Một cách tự nhiên, ông ấy phải bắt đầu nghĩ dưới dạng này, và xung đột
nảy sinh. Ông ấy phải đã là người rất bản ngã.
Và đây không phải là điều
đã xảy ra chỉ một lần, nó đã xảy ra nhiều lần rồi. Với Mahavira nó đã xảy ra:
con rể riêng của ông ấy đã phản bội ông ấy - đã là đệ tử của ông ấy và thế rồi
bỏ đi với năm trăm đệ tử khác. Anh họ của Phật, Devadatta, đã phản bội ông ấy -
cố sát hại Phật, đầu độc ông ấy. Tại sao? - bởi vì Devadatta bao giờ cũng nghĩ
rằng ông ấy là giỏi ngang Phật, “Vậy sao Phật được kính trọng, và sao mình lại
không? Chúng ta đã cùng lớn lên, chúng ta đã được giáo dục bởi cùng thầy giáo,
chúng ta cả hai đều cùng một gia đình, cùng một gia đình hoàng gia - sao ông ta
đã trở thành người chứng ngộ và mình vẫn là một đệ tử?” Ông ta muốn tuyên bố bản
thân mình cũng là người chứng ngộ. Đó là tham vọng, đó là ghen tị, đó là bản
ngã. Và cùng điều đó là trường hợp với Jung và Adler và vài người khác.
Freud là cuộc cách mạng,
Freud là cột mốc trong lịch sử tâm thức con người, một lực biến đổi lớn - bản
thân ông ấy không chứng ngộ như Phật hay Mahavira hay Jesus, nhưng là nhà cách
mạng lớn khi có liên quan tới suy nghĩ và ông ấy đã mở ra cánh cửa, điều làm
cho nhiều sự việc thành có thể. Không có Freud chắc là đã không thể có khả năng
cho Mật tông được hiểu bởi phương Tây. Không có Freud người phương Tây chắc đã
sống với chủ nghĩa đạo đức Victoria, với cái giả tạo Victoria, đạo đức giả.
Freud đã mở ra cánh cửa: sống thực hơn, sống đích thực hơn, sống trung thực và
thực hơn. Jung và Adler chỉ là những khơi xa .
Jung là thứ hai so với
Freud. Bản thân Freud đã chọn ông ta làm người kế tục - đó là lí do tại sao tôi
nói ông ta gần như một Judas. Nhưng Freud bỏ lỡ, trong chính chọn lựa này ông ấy
đã bỏ lỡ. Bản thân ông ấy không chứng ngộ. Ông ấy phải đã chọn người bản ngã nhất
bởi vì người bản ngã nhất là người tích cực nhất. Jung là người tích cực nhất.
Bạn có thể nhìn vào bức ảnh cũ của ông ta với Freud và với các đệ tử khác: Jung
dường như là người bản ngã nhất - ngay cả trong các bức ảnh ông ta cũng không
thể che giấu được điều đó - không thể nào che giấu được. Nó được viết khắp trên
mặt ông ta.
Freud phải đã chọn ông
ta bởi vì ông ta nói giỏi, có tài, tích cực - cực kì tích cực - có khả năng triết
lí, suy đoán, tranh luận. Nhưng tất cả những phẩm chất đó đều biểu lộ tới mức sớm
hay muộn Jung trở nên nhận biết rằng ông ấy có thể trở thành thầy theo quyền
riêng của ông ấy, ông ấy có thể bắt đầu một trường phái mới về tâm lí theo quyền
riêng của ông ấy - tại sao phải ở địa vị phụ thuộc? Ông ấy có thể là một người,
người đầu tiên, người tiên phong. Ông ấy đã bắt đầu trường phái riêng của mình.
Trường phái của ông ấy
chỉ là một phản ứng - phản ứng với Freud - và hiểu biết của ông ấy chưa bao giờ
rất sâu. Mặc dầu ông ấy dò dẫm theo hướng đúng, nhưng, tôi nhắc lại: đó là dò dẫm,
ông ấy không ý thức về nó. Ông ấy chỉ đi xa nhất có thể được khỏi Freud.
Freud đã có thái độ rất
khoa học, Jung bắt đầu đi vào trong thế giới của nghệ thuật - chỉ để xa khỏi
Freud. Bởi ngẫu nhiên mà ông ấy bắt đầu đi theo hướng đúng. Freud là rất toán học,
Jung bắt đầu trở thành thơ ca. Freud rất sự kiện, Jung bắt đầu trở thành ngày một
huyền thoại hơn. Đây là vì phản ứng: ông ấy phải chứng minh bản thân ông ấy
tách rời, hoàn toàn tách rời khỏi Freud, ông ấy phải vứt bỏ mọi loại móc nối với
Freud, ông ấy phải trở thành cực đối lập của Freud - một cách không chủ ý, một
cách vô ý thức. Nhưng theo một cách nào đó, điều đó là tốt. Nó là tốt theo
nghĩa rằng ông ấy loạng choạng với được vài sự kiện mà Freud sẽ không bao giờ
loạng choạng vớ phải theo cách riêng của ông ấy - bởi vì ông ấy là người thực tế,
thực hành, thực chứng, khoa học, người hiện thực, và có nhiều điều không thể được
hàm chứa bởi sự kiện.
Có hàng triệu thứ mà
không thể qui lại thành sự kiện được. Và bạn đi càng cao, bạn đi càng sâu, càng
khó cho nó trở thành việc nói theo ngôn ngữ khoa học hay dùng ngôn ngữ khoa học.
Người ta phải tự do có tính thơ ca hơn; người ta cần thơ ca, người ta cần hư cấu
để diễn đạt. Huyền thoại trở thành phương tiện duy nhất để diễn đạt chiều cao
và chiều sâu nào đó.
Nhưng Habib phải cảm thấy
bị tổn thương. Anh ấy đã từng là một nhà phân tích theo phái Jung và bây giờ
anh ấy đã rơi vào tay tôi. Và tôi định đánh anh ấy đau nhất có thể được... bởi
vì tôi phải tạo ra cái gì đó mới toàn bộ từ anh ấy: không phải nhà phân tích mà
là một cá nhân. Tôi phải cho anh ấy việc cá nhân hoá và với điều đó anh ấy sẽ
phải chịu đau nhiều hơn nữa, anh ấy sẽ phải trải qua nhiều lửa. Đây cũng là lửa.
Và một khi tôi thấy gắn bó của bạn tôi bắt đầu tấn công chúng. Gắn bó của anh ấy
là với Jung. Bây giờ, bởi vì gắn bó của bạn, Habib, ngay cả Jung cũng phải khổ.
Câu hỏi 2
Tại sao thầy dùng chuyện ngụ ngôn?
Chuyện ngụ ngôn là cách
nói mọi sự mà không thể được nói. Chuyện ngụ ngôn là ngón tay chỉ trăng: quên
ngón tay đi và nhìn lên trăng. Đừng bắt giữ ngón tay, đừng bắt đầu cắn ngón
tay. Chuyện ngụ ngôn phải được hiểu và quên.
Và đó là cái hay của
chuyện ngụ ngôn, một câu chuyện: khi nó được kể, bạn lắng nghe chăm chú bởi vì
câu chuyện bao giờ cũng tạo ra tính tò mò - cái gì sẽ xảy ra? Bạn trở nên chăm
chú, bạn trở thành toàn là tai, bạn trở thành có nữ tính. Bạn trở thành rất mê
mải, bạn bắt đầu mong đợi - cái gì sẽ xảy ra? Chuyện ngụ ngôn tạo ra tình trạng
chờ đợi. Nó đem tới cực đỉnh và thế rồi đột nhiên, tới kết luận. Và sau cực đỉnh
kết luận xảy ra, bạn sôi nổi tới mức kết luận chìm sâu vào trong tim bạn.
Nói cái gì đó về chân
lí không phải là chuyện dễ dàng. Người ta phải phát minh ra chuyện ngụ ngôn,
thơ ca, các phương pháp và phương tiện khác để cho người nghe có thể được khuấy
động vào một loại đam mê, có thể trở nên rung động, sẵn có, có thể chờ đợi điều
gì sẽ xảy ra.
Và không phải là mỗi
tôi mới dùng chuyện ngụ ngôn đâu; điều đó bao giờ cũng vậy rồi. Phật dùng
chúng, Trang Tử dùng chúng, Jesus dùng chúng - mọi thầy của thế giới đều đã
dùng chuyện ngụ ngôn như một phương pháp luận. Và nó đã phục vụ cho mục đích của
nó suốt nhiều thời đại, và nó vẫn cực kì có nghĩa - và nó sẽ vẫn còn có nghĩa.
Chuyện ngụ ngôn không
chỉ là câu chuyện; nó không giải trí cho bạn nhưng làm bạn ngộ ra. Đó là khác
biệt giữa chuyện thường và chuyện ngụ ngôn: chuyện ngụ ngôn có thông điệp trong
nó, thông điệp được mã hoá trong nó; bạn sẽ phải giải mã nó. Đôi khi bạn sẽ phải
mất cả đời mình để giải mã thông điệp này, nhưng trong chính việc giải mã đó bạn
sẽ được biến đổi.
Chuyện ngụ ngôn không
phải là chuyện thường, chỉ để giải trí bạn trong một khoảnh khắc; ý nghĩa của
nó là vĩnh hằng, ý nghĩa của nó không phải là nhất thời. Thực ra nó có ý nghĩa
nhiều hơn cái gọi là sự kiện của bạn, bởi vì sự kiện có tác động giới hạn. Sự
kiện là một biến cố: nó xảy ra và thế rồi nó biến mất. Và sau khi nó đã biến mất,
không có cách nào để chắc chắn về nó - không cách nào chút nào.
Bạn không thể chắc chắn
được liệu Jesus có tồn tại hay không, liệu Jesus có là con người lịch sử hay
không - bạn không thể tuyệt đối chắc chắn được. Nhiều nhất bạn có thể cảm thấy
tính có thể, rằng ông ấy có thể đã hiện hữu. Nhưng hoài nghi vẫn còn dai dẳng:
ông ấy có thể đã không hiện hữu - ai mà biết được? Bởi vì ngoại trừ bốn đệ tử của
ông ấy, chẳng ai nhắc tới ông ấy, không ai chút nào.
Bây giờ bốn đệ tử này
có thể đã chỉ là bịa đặt của người viết truyện - toàn thể lịch sử là có kịch
tính thế. Nó có mọi thứ mà tình tiết kịch cần tới, mọi phim hiện đại đều dựa
trên nó: một gái mãi dâm rơi vào tình yêu với Jesus, một đứa con ông thợ mộc
tuyên bố bản thân mình là con trai của Thượng đế, một thanh niên làm phép màu -
mở mắt người mù, đem lại chi cho người không có chi, giúp mọi người mạnh khoẻ
và toàn thể, người đã khổ cả đời họ - không chỉ điều đó, mà còn gọi Lazarus ra
khỏi nấm mồ của ông ta. Còn chờ đợi nào hơn, bạn cần làm gì hơn để làm ra một
tình tiết kịch? Và thế rồi bị bắt, thế rồi mọi mưu đồ chính trị, thế rồi nỗ lực
để giết ông ta, và thế rồi một ngày ông ta bị đóng đinh. Và câu chuyện không chấm
dứt ở đó: thế rồi sau ba ngày ông ta phục sinh lại. Bây giờ không tiểu thuyết
trinh thám nào có nhiều thứ thế trong nó.
Phục sinh... Thế thì
ông ta được các đệ tử thấy lần nữa. Ông ta lại gặp các đệ tử của mình và họ thậm
chí không thể nhận ra được ông ta. Và thế rồi con ông thợ mộc này - vô giáo dục,
không phức tạp - trở thành người sáng lập của tôn giáo lớn nhất trên thế giới,
cũng trở thành người sáng lập của vương quốc tôn giáo lớn nhất trên thế giới,
đánh bại mọi nhà tiên tri khác và mọi sứ giả khác của Thượng đế. Bây giờ ông ta
có chứng danh nào? Phật là con của một ông vua, nhưng con trai ông thợ mộc này
đã đánh bại Phật khi có liên quan tới số tín đồ. Socrates không có một tín đồ
nào trên thế giới ngày nay và ông ấy là người phức tạp thế - thông minh thế, cực
kì thông minh thế - và ông ấy có cùng câu chuyện. Ông ấy đã bị đầu độc và bị chết,
vậy mà ông ấy không thể thu thập được tín đồ nào. Điều gì đã xảy ra? Làm sao nó
đã xảy ra? Và người này Jesus có thực không, có là nhân vật lịch sử không? - vì
không cuốn sách sử nào có tên ông ấy, không đài kỉ niệm nào có đó. Ông ấy có thể
đã chỉ là hư cấu, chuyện hư cấu.
Biến cố lịch sử không
thể được chứng minh một khi chúng đã xảy ra - không thể được chứng minh một
cách toàn bộ, tuyệt đối. Nhiều nhất chúng còn lại ít nhiều là có thể. Nhưng
chuyện ngụ ngôn có thực tại vĩnh hằng về nó. Nó không đòi bằng chứng lịch sử
nào, nó đơn giản nói lên một thông điệp. Nó không liên quan tới các biến cố xảy
ra theo thời gian. Chuyện ngụ ngôn là cái gì đó xảy ra trong vô thời gian, nó vẫn
còn liên quan.
Liệu Jesus tồn tại hay
không không phải là vấn đề, nhưng những câu chuyện kể mà ông ấy đã kể vẫn tồn tại,
dù ông ấy kể chúng hay chúng là việc bịa hư cấu của người viết tiểu thuyết nào
đó, không thành vấn đề. Nhưng những chuyện ngụ ngôn đó có thông điệp vĩnh hằng
trong chúng, cái gì đó vĩnh hằng tới mức thời gian không thể làm cho chúng
thành không liên quan, không bước chuyển thời gian nào có thể làm cho chúng
thành không liên quan.
Chân lí của chuyện ngụ
ngôn là vô thời gian. Chân lí của lịch sử là chân lí của biến cố đặc biệt trong
hiện tại hay quá khứ. Một khi qua rồi, không có cách nào chứng minh, bên ngoài
mọi hoài nghi, rằng chúng thực tế đã xảy ra; và mọi điều có thể được thiết lập
chỉ là tính có thể. Chân lí duy nhất mà chúng ta có thể tin cậy là chân lí ở
trong thời hiện tại. Chỉ chân lí của chuyện ngụ ngôn, bởi vì nó ở bên ngoài mọi
thời gian, có thể nói với chúng ta mãi mãi trong thời hiện tại. Chuyện ngụ ngôn
bao giờ cũng trong thời hiện tại; nó chưa bao giờ trong quá khứ.
Chuyện ngụ ngôn bao giờ
cũng hiện tại; nếu bạn đã hiểu nó, nó sẵn sàng cho việc chuyển giao mọi kho báu
của nó cho bạn. Và nó không phụ thuộc vào điều kiện bất kì của lịch sử. Chuyện
ngụ ngôn và lịch sử có thể trùng nhau: một chuyện đúng về mặt lịch sử có thể
cũng trình bày cho chúng ta với chân lí của chuyện ngụ ngôn.
Chuyện về Jesus hay Phật
có thể là chính xác về lịch sử, nhưng ngay cả nó là vậy, nó là vậy bởi chân lí
của ngụ ngôn chứ không bởi chân lí của lịch sử mà chúng ta được dàn hoà. Không
thành vấn đề liệu Jesus tồn tại hay không, liệu Phật đã từng được sinh ra trên
trái đất hay không, điều đó không thành vấn đề. Chỉ chuyện ngụ ngôn, tính khả
năng, rằng vị phật là có thể là đủ khuấy động trái tim chúng ta trong niềm khao
khát mới, là đủ làm cho chúng cảm thấy khao khát về điều thiêng liêng. Nó là đủ
- chính khả năng của chuyện ngụ ngôn là đủ - làm cho chúng ta nhìn lên cõi trời,
để phái chúng ta vào cuộc thám hiểm; không để được mãn nguyện với những giới hạn
mà chúng ta đã tạo ra xung quanh bản thân mình. Nó khêu gợi chúng ta vào cuộc
phiêu lưu.
Một người sắp chết đuối,
một sợi dây thừng xoay tít thả xuống. Anh ta chộp lấy nó và anh ta được cứu. Ai
tết ra dây thừng này? Chuyện ngụ ngôn này... Ai đó nói Phật, ai đó nói Jesus,
ai đó nói Mohammed, nhưng với người sắp chết đuối câu hỏi quan trọng là: “Nó có
mang được trọng lượng của tôi hay không?” Ai tết ra dây thừng là câu hỏi về lịch
sử: bạn có thể có nó toàn sai nhưng dầu vậy vẫn được cứu. Đó là cái hay của
chuyện ngụ ngôn: Phật có thể đã không tồn tại, nhưng nếu bạn hiểu chuyện ngụ ngôn
này bạn sẽ được cứu.
Chuyện ngụ ngôn là gì?
Chẳng hạn:
Phật sắp đi tham gia
vào lễ hội thanh niên trong chiếc xe vàng đẹp của ông ấy. Đột nhiên ông ấy thấy
một ông già lần đầu tiên trong đời mình, vì điều này là chuyện ngụ ngôn: rằng
khi Phật được sinh ra, các nhà chiêm tinh lớn đã tới bố ông ấy để mô tả tương
lai, để dự đoán tiềm năng của đứa trẻ.
Mọi nhà chiêm tinh đều
nói, “Hoặc nó sẽ trở thành người cai trị thế giới, một chakravartin người sẽ
cai quản tất cả sáu lục địa, hoặc nó sẽ trở thành một sannyasin từ bỏ toàn thế
giới. Đây là hai khả năng.”
Tất cả các nhà chiêm
tinh ngoại trừ một người đều giơ hai ngón tay lên cho nhà vua và nói, “Một khả
năng: nó sẽ trở thành người cai trị vĩ đại nhất trên thế giới, chưa bao giờ được
biết tới trước đây, chưa bao giờ được nghe nói tới trước đây - quyền lực của nó
sẽ là như vậy. Và khả năng thứ hai: rằng nó có thể từ bỏ toàn thể mọi sự hoàn
tàn và đi vào trong rừng, trở thành một sannyasin và thiền, và đạt tới phật
tính.”
Ngoài tất cả các nhà
chiêm tinh này có một nhà chiêm tinh, người trẻ nhất, người giơ lên chỉ một
ngón tay. Nhà vua nói, “Mọi người đều giơ hai ngón tay, còn ông giơ một ngón
tay là sao?”
Người đó nói, “Vì nó sẽ
trở thành vị phật. Không có khả năng khác.”
Nhưng người đó là nhà
chiêm tinh trẻ nhất và nhà vua không bị phân vân bởi người đó và không lo nghĩ
- người đó có thể biết được bao nhiêu? Và người già, tất cả đều nói, “Hai khả
năng.”
Cho nên nhà vua hỏi người
già, “Ta phải làm gì để cho nó không bao giờ từ bỏ vương quốc?”
Và họ gợi ý, “Làm cung
điện đẹp cho nó, cung điện tách bạch cho các mùa tách bạch. Ở Ấn Độ có bốn mùa,
cho nên bốn cung điện, với vườn đẹp, hàng a đất toàn hoa. Làm cho nó gần giống
như thiên đường.
“Và làm một điểm là
không người già nào được vào trong vườn của nó, không người ốm nào được bắt gặp
nó, nó không bao giờ thấy một sannyasin, người mặc áo vàng nâu, nó không bao giờ
bắt gặp hiện tượng chết - bốn điều này là bị cấm. Cho dù lá rụng chúng cũng phải
được bỏ đi trước khi nó thấy lá khô. Hoa phải bị bỏ đi khỏi vườn trước khi nó
trở nên nhận biết rằng hoa tàn và chết.
“Và nó phải được bao
quanh bởi những đàn bà đẹp, đẹp nhất của vương quốc. Và nó phải được giữ liên tục
được vui chơi. Nhớ lấy, chỉ thế thì nó mới có thể được cứu khỏi ham muốn về chứng
ngộ: giữ nó liên tục vui chơi, đến kiệt sức, mệt mỏi. Đến sáng, nó dậy và nó phải
thấy đàn bà đẹp đang nhảy múa quanh nó tới chính khoảnh khắc cuối cùng khi nó
rơi vào giấc ngủ. Nó phải rơi vào giấc ngủ với giai điệu của âm nhạc và điệu
vũ.”
Và đây là cách điều đó
được kiểm soát.
Bây giờ liệu đó là lịch
sử hay không không phải là vấn đề; đây là cách chúng ta xoay xở tất cả theo
cách này cách khác - điều này là ngụ ngôn: đây là cách mọi bố mẹ đều sợ - có thể
không nhiều như bố Phật bởi vì đó là điểm cực đoan. Làm cho chuyện ngụ ngôn
thành tuyệt đối rõ ràng nó phải được căng ra tới đầu tận cùng logic của nó, có
vậy thôi. Nhưng mọi người bố, mọi người mẹ đều sợ: bạn không nên trở thành kẻ bỏ
học, bạn không nên từ bỏ.
Bây giờ một bà từ Mĩ đã
viết cho Morarji Desai rằng con gái bà ấy bị bắt bởi một thầy Ấn Độ, bị thôi
miên - “Cứu con gái tôi với! Gửi nó về lại cho tôi.” Báo chí đã không nói người
này là ai, người đã thôi miên cô ấy. Nhiều khả năng hơn là nó phải là tôi và cô
con gái phải ở đây. Còn ở đâu khác được?
Bây giờ các bố mẹ đang làm
ra các hiệp hội, các hội, thành lập các nhóm - bảo vệ con cái họ khỏi đi vào
các chuyến đi phương Đông. Họ sợ thiền còn hơn cả ma tuý. Ở Mĩ bây giờ tồn tại
một tổ chức của các bố mẹ để bắt cóc con họ nếu chúng trở thành thiền nhân. Và
thế rồi những đứa trẻ đó phải được đưa tới các nhà hoá giải chương trình, các
nhà phân tâm, để hoá giải chương trình cho chúng - một loại tẩy não.
Điều này là bất hợp
pháp. Và một nhà phân tâm đã từng bị cho vào tù ở California vì việc hoá giải
chương trình, vì ông ta quá nhiệt tình. Đầu tiên các bố mẹ đã cho ông ta quyền
bắt cóc con của họ, thế rồi ông ta bắt đầu theo cách riêng của ông ta. Ngay cả
bố mẹ cũng không có thẩm quyền đó. Một khi đứa con đủ tuổi không bố mẹ nào có
quyền bắt cóc đứa con. Nhưng có thể họ xoay xở: họ đã vận động trong nghị viện,
họ có thể xoay xở vì thẩm phán cũng là bố mẹ, người bố, và cảnh sát và luật sư
và tất cả đều là bố mẹ. Họ có thể xoay xở, họ có thể ép buộc điều đó.
Nhưng nhà phân tâm,
theo cách riêng của mình, đã trở thành nhà truyền giáo; bắt đầu bắt cóc, có tổ
chức của những kẻ bắt cóc và bắt đầu chương trình tẩy não. Ông ấy gọi các
chương trình đó là 'hoá giải chương trình' - để cho người này trở thành phản
thiền, phản phương Đông, và rơi lại vào trong khuôn mẫu cũ. Nếu nó là người Cơ
đốc giáo, trở thành người Cơ đốc giáo, đi nhà thờ; nếu nó là người Tin lành, trở
thành người Tin lành, đọc Kinh Thánh. Những người này đều sợ - không chỉ bây giờ,
họ bao giờ cũng sợ. Câu chuyện của Phật chỉ là một cực đoan logic. Các bố mẹ đều
sợ con của họ có thể từ bỏ thế giới, đó là chân lĩ vĩnh hằng trong nó.
Nhưng chuyện ngụ ngôn
tiếp tục:
Bất kì khi nào Phật đi
lại trong kinh đô, đường đều được dọn sạch, mọi người già đều bị loại ra, các
sannyasin bị cấm. Khi xe ngựa của ông ấy đi qua, ông ấy sẽ chẳng bao giờ bắt gặp
cái gì xấu, ốm, già, chết. Nhưng hôm đó điều gì đó đã xảy ra.
Chuyện ngụ ngôn nói rằng
các thần trên cõi trời trở nên rất lo lắng. Họ trở nên lo nghĩ rằng “Phật có
còn trong loại vui chơi ngu xuẩn liên tục này không? Ông ấy sẽ chẳng bao giờ trở
nên chứng ngộ sao?”
Đường được dọn sạch,
giao thông bị quản lí và kiểm soát, nhưng các thần đó đã xoay xở: một thần biến
thành ông già, thần khác biến thành một sannyasin, thần khác biến thành người rất
ốm, ho sù sụ, gần chết, thần khác biến thành người chết được những người khác
mang ra nghĩa địa.
Chuyện ngụ ngôn này hay
- các thần đã trở nên lo nghĩ. Nó có thông điệp có ý nghĩa. Sự tồn tại này muốn
bạn trở nên chứng ngộ - đó là nghĩa của nó - sự tồn tại trở nên lo nghĩ, sự tồn
tại chăm nom, sự tồn tại muốn bạn trở nên tự do khỏi mọi tù túng, tự do khỏi mọi
bóng tối. Sự tồn tại muốn giúp bạn.
Và khi nó thấy rằng bạn
đang cứ phí hoài cuộc sống của bạn, nó tạo ra những tình huống trong đó bạn có
thể được kích động. Đó là nghĩa của ngụ ngôn.
Không có các thần trên
cõi trời và không thần nào sẽ tới và bước đi như người già đâu, nhưng chuyện ngụ
ngôn là cách nói chân lí ẩn kín nào đó. Chân lí ẩn kín là: rằng sự tồn tại chăm
nom cho bạn, rằng bạn đã từng được phái vào trong sự tồn tại này để học cái gì
đó - đừng bị lạc.
Bây giờ đây là một
thông điệp vĩnh hằng. Không thành vấn đề liệu Phật được sinh ra hay không, liệu
ông ấy là con người lịch sử hay không, mọi điều thành vấn đề là ở chỗ sự tồn tại
chăm nom cho bạn. Nếu nó chăm nom cho Phật, nó chăm nom cho bạn nữa, nó sẽ tạo
ra cơ hội cho bạn. Và nếu bạn có chút ít tỉnh táo bạn sẽ có khả năng bắt lấy những
cơ hội đó, và những cơ hội đó sẽ chứng tỏ là tình huống biến đổi, và thức tỉnh.
Phật thấy một người già
và hỏi người đánh xe ngựa, “Điều gì đã xảy ra cho người này?”
Một cách tự nhiên, bởi
vì ông ấy chưa bao giờ thấy người già. Bạn sẽ không hỏi bởi vì bạn thấy điều đó
mọi ngày. Nó kì lạ thế: ông ấy đã lấy vợ, ông ấy đã có con, và ông ấy chưa bao
giờ thấy người già. Đột nhiên ông ấy bị choáng khi nhìn thấy người già. Và người
đánh xe ngựa định nói dối bởi vì ông ấy biết bố của Phật.
Nhưng, chuyện kể, một
thần đã đi vào trong thân thể của người đánh xe và nói ra sự thực. Ông ấy nói,
“Mọi người đều phải trở nên già.”
Và Phật hỏi, “Ta cũng
trở nên già sao? Và người yêu của ta, vợ ta, Yashodhara cũng thế sao? Và con nhỏ
của ta, Rahul, vừa mới được sinh vài ngày trước, nó cũng thế sao?”
Và thần, qua người đánh
xe, nói - buộc người đánh xe nói, “Vâng, mọi người đều sẽ trở nên già.”
Và thế rồi người chết
được nhìn thấy. “Và điều gì đã xảy ra cho ông ấy?” Phật hỏi.
Và thần, qua người đánh
xe nói, “Mọi người đều phải đi tới trạng thái này - ốm, tuổi già, rồi chết.”
“Ta cũng sẽ chết sao?
Thế với người đàn bà đẹp của ta, Yashodhara, và con ta, Rahul, vừa mới sinh vài
ngày trước cũng thế sao?”
Và thần nói, “Tất cả đều
sẽ chết không ngoại lệ nào.”
Và thế rồi Phật thấy
sannyasin áo vàng nâu. Và ông ấy nói, “Sao ông ấy mặc áo vàng nâu, da cam?”
Và thần nói, “Người này
cũng đã thấy ốm bệnh, tuổi già, cái chết xảy ra; bây giờ ông ấy đang cố gắng
tìm cội nguồn của bất tử. Ông ấy đã trở nên nhận biết rằng cuộc sống này bị ô
nhiễm với cái chết. Ông ấy đã thấy sự kiện rằng thân thể này sẽ biến mất - sớm
hay muộn, cát bụi trở về với cát bụi. Cho nên ông ấy đang cố gắng tìm và kiếm
cái gì đó không chết. Ông ấy đã trở thành thiền nhân. Ông ấy đã từ bỏ vui chơi.
Ông ấy đang tìm chứng ngộ.”
Và Phật nói, “Thế thì đợi
đã. Không cần đi tới lễ hội thanh niên nữa, bởi vì nếu tuổi thanh niên chỉ là
hiện tượng nhất thời, ta đã già rồi. Và nếu cuộc sống sẽ biến mất trong cát bụi,
ta đã chết rồi.”
Nhìn sáng suốt của chuyện
ngụ ngôn này:
Phật nói, “Nếu nó sẽ xảy
ra, có thành vấn đề gì liệu nó sẽ xảy ra ngày mai hay sau bẩy năm hay sau bẩy
mươi năm? Nếu nó sẽ xảy ra, nó đã xảy ra rồi. Quay lại đi! Ta không còn quan
tâm tới bất kì lễ hội nào. Mọi lễ hội đều đã kết thúc với ta rồi. Ta phải tìm
điều ông gọi là chứng ngộ. Trước khi thân thể này biến mất, ta phải dùng thân
thể này như bậc đá hướng tới cái gì đó mà không chết. Ta phải tìm nước cam lồ.”
Và ông ấy quay lại.
Ngay đêm đó ông ấy rời khỏi cung điện và trốn vào trong rừng sâu để thiền.
Bây giờ đây là chuyện
ngụ ngôn. Dù nó có xảy ra hay không, tôi không quan tâm chút nào. Làm sao thành
vấn đề liệu nó có trùng với lịch sử hay không? Đó là lí do tại sao nhiều lần những
người quá bị ám ảnh với lịch sử trở nên bực tôi - bởi vì tôi không có cam kết với
lịch sử chút nào. Tôi lấy mọi tự do thơ ca.
Cam kết của tôi là với
chuyện ngụ ngôn, không với lịch sử. Nếu tôi thấy rằng chuyện ngụ ngôn có thể trở
nên hay hơn, thế thì tôi chơi với chuyện ngụ ngôn; tôi chẳng bận tâm liệu nó được
viết ra hay không. Ai chăm nom? Toàn thể cam kết của tôi là dành cho thơ ca và
chuyện ngụ ngôn và thông điệp ẩn trong nó. Và dù nó có xảy ra hay không, nó vẫn
có thể cứu được bạn.
“Ai làm ra dây thừng -
Jesus, Phật, Mohammed?” Phỏng có ích gì khi bạn đang sắp chết đuối trong giếng?
Toàn thể vấn đề là: liệu dây thừng này có mang được trọng lượng của bạn hay
không.
Thử nó đi - và bạn có
thể có được nó với mọi thứ sai và vẫn được cứu. Dây thừng có thể đã được Phật
làm ra và bạn có thể nghĩ nó đã được Jesus làm - chẳng thành vấn đề, bạn có thể
vẫn được cứu. Kinh Thánh có thể đã được nhà văn ma viết ra - chả thành vấn đề,
nó có thông điệp - và người viết là bất kì ai, người đó phải đã là người chứng
ngộ bằng không người đó không thể viết được chuyện ngụ ngôn hay thế. Người đó
là Jesus. Bất kì ai đã tạo ra câu chuyện về Phật, người đó là Phật. Dù chuyện
đó có tồn tại hay không, không thành vấn đề. Do đó tôi dùng nhiều chuyện ngụ
ngôn thế.
Chuyện ngụ ngôn cụ thể
hoá hi vọng, nguy hiểm và khả năng được đưa ra bởi Lão Tử hay Zarathustra. Nếu
tất cả Kinh Thánh mà bị phá huỷ, nếu cái tên của Jesus bị quên đi, sẽ không
thành vấn đề gì chừng nào ngọn lửa này đã nhen nhóm lên hi vọng, cái đẹp - khả
năng vẫn tiếp tục bùng cháy.
Nếu người ta chứng
minh, tuyệt đối chứng minh, rằng Phật không bao giờ xảy ra, Jesus không bao giờ
được sinh ra, Mohammed không bao giờ bước đi trên trái đất, Mahavira là huyền
thoại, Lão Tử là bịa đặt của những nhà văn hư cấu nào đó - nếu hi vọng tiếp tục
và nếu con người tiếp tục hi vọng vượt qua bản thân mình, nếu ngọn lửa tiếp tục
cháy, nếu niềm khao khát vẫn còn để tìm và kiếm chân lí, điều đó là đủ: bạn có
thể quên tất cả về Kinh Thánh và Koran. Nếu niềm khao khát tiếp tục, Korran sẽ
được sinh ra trong bạn. Nếu niềm khao khát là đủ mạnh, một ngày nào đó bạn sẽ
thấy, Phật nảy sinh ra từ bạn, bạn sẽ thấy Jesus được sinh ra trong bạn.
Câu hỏi 3, câu hỏi cuối
cùng
Thầy nói người ta phải
trả cho mọi thứ trong đời. Có ngoại lệ nào không?
Nghe giai thoại này...
Một người Mĩ ở Paris hỏi
người lái taxi cho anh ta địa chỉ của một nhà thổ tốt. Anh ta đi tới đó một
mình, lựa chọn bạn tình và gọi bữa tối. Muộn trong tối, sau khi thoả mãn mọi ý
thích chợt nảy ra của mình, quí ông hoàn toàn kiệt sức đi xuống cầu thang và hỏi
Bà chủ về hoá đơn của mình.
“Không tính tiền ạ,
thưa ông,” bà chủ nhà nói. Quá đỗi ngạc nhiên, nhưng không sẵn lòng tranh cãi vấn
đề này, quí ông đi ra. Đêm hôm sau ông ta quay lại nhà thổ và lặp lại mọi việc
như đêm hôm trước. Khi ra về tuy nhiên lần này ông ta choáng khi biết rằng hoá
đơn là tám trăm francs.
“Không thể được!” người
Mĩ la lên. “Tôi đã ở đây đêm qua và tôi đã có mọi thứ mà bà không tính một xu
cho tôi.”
“À,” Bà chủ nói, “nhưng
đêm qua ông đã ở trên truyền hình.”
Vâng, thỉnh thoảng bạn
có thể được cái gì đó không mất tiền, nhưng thận trọng: bạn có thể trên truyền
hình.
Thực ra chẳng có gì
trong cuộc sống mà bạn có thể được mà không phải trả gì cho nó - và bạn chỉ được
tới mức mà bạn sẵn sàng trả. Khi bạn sẵn sàng trả bằng đời bạn, bạn được đáp lại
bằng cuộc sống vĩnh hằng. Không cái gì là cho không đâu, không cái gì là không
mất tiền đâu.
Đủ cho hôm nay.
Kết Thúc Tập 1 – Xem Tiếp Tập 2