Read more
Tục tĩu hay
không là phụ thuộc vào tâm trí của bạn
Obscenity or not
– it depends on your mind
Tại thời kì hoàng kim của Ấn Độ, chúng ta đã tạo ra Khajuraho, Konark, Puri. Nó là một sự mạnh dạn vô cùng hiếm hoi. Không gì có thể so sánh được với nó – không chỉ ở Ấn Độ nhưng là toàn thế giới. Một đền thờ Thượng đế với những tác phẩm điêu khắc về tình dục nhưng không hề có một chút thái độ tục tĩu nào đối với những hình ảnh phồn thực đó cả. Chúng quá sâu sắc, quá thần thánh.
Bà ngoại tôi sinh tại Khajuraho.
Bà luôn luôn nói với tôi “Khi con lớn hơn một chút, đừng bao giờ quên ghé thăm
Khajuraho.”
Trong suốt hai mươi năm cuối của
cuộc đời bà, tôi lúc ấy đang đi du lịch vòng quanh khắp Ấn Độ. Mỗi lần tôi đi
ngang qua ngôi làng bà sẽ lại nói, “Con nghe này, nhớ đừng bao giờ bước lên một
chuyến tàu đã bắt đầu lăn bánh, và đừng bao giờ xuống tàu trước khi nó dừng hẳn
lại. Thứ hai, đừng bao giờ tranh luận với bất cứ ai trong khoang tàu khi con
đang đi du lịch. Thứ ba, luôn luôn nhớ rằng ta vẫn đang còn sống và đang đợi
con về nhà. Tại sao con lại lang thang trên khắp đất nước khi mà ta đang đợi ở
đây để được chăm sóc con? Con cần được quan tâm và không ai có thể trao cho con
cùng sự quan tâm mà ta có thể.”
Trong hai mươi năm đó, tôi đã
liên tục phải nghe lời đề nghị ấy của bà…
Lần đầu tiên tôi đến Khajuraho,
tôi đã đi chỉ bởi vì bà ngoại cứ rầy rà tôi phải đến đó, nhưng từ khi đó, tôi
đã quay lại hàng ngàn lần. Không có nơi nào khác trên thế giới mà tôi quay lại
nhiều lần như vậy. Lý do rất đơn giản: bạn không thể giới hạn được sự kinh nghiệm
– kinh nghiệm về những cảm xúc là một thứ vô hạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng
muốn biết nhiều hơn. Mỗi chi tiết của những ngôi đền ở Khajuraho đều là một điều
bí ẩn. Nó đã mất tới hàng ngàn năm với hàng ngàn nghệ sĩ để tạo nên mỗi ngôi đền.
Và tôi chưa từng đi qua bất cứ thứ gì khác hoàn hảo hơn Khajuraho, thậm chí kể
cả đền Taj Mahal. Đền Taj Mahal vẫn có những khiếm khuyết, nhưng Khajuraho thì
không. Hơn nữa, Taj Mahal chỉ có kiến trúc đẹp, Khajuraho còn chứa đựng toàn bộ
triết học và tâm lý học của Nhân Loại mới.
Khajuraho rất gần với trường đại
học của tôi, chỉ 100 dặm, vậy nên bất cứ khi nào tôi có thời gian tôi sẽ lái đến
đó. Người hướng dẫn viên cuối cùng đã trở thành một sannyasin! Bởi vì chính anh
ấy cảm thấy xấu hổ khi giới thiệu về ngôi đền cho những người khác, tôi bảo với
anh ấy “Anh không hiểu. Anh không cần cảm thấy xấu hổ. Những bức tranh này, những
bức tượng này, những tác phẩm điêu khắc này thì không hề tục tĩu chút nào.
Không hề có bất cứ chút xíu nào dấu vết của sự tục tĩu, mặc dù chúng hoàn toàn
khỏa thân trong những tư thế và hành động âu yếm, làm tình. Nhưng không hề có bất
cứ dấu vết của sự tục tĩu nào trong đó nếu như trong tâm trí anh không đầy tràn
những suy nghĩ tục tĩu.”
Một vị thủ tướng của Châu Âu định
đến thăm Khajuraho, và một người bạn của tôi đang làm bộ trưởng giáo dục trong
bang này. Và một quan chức cấp cao đã gửi thông báo đến bạn của tôi rằng: “Tôi
bận không thể đến đó, nếu không thì tôi sẽ đi cùng vị khách của chúng ta và chỉ
cho ông ấy về Khajuraho. Vậy nên giờ nó là trách nhiệm của ông, bởi vì ông là bộ
trưởng giáo dục trong bang này, hãy đưa Ngài ấy đến Khajuraho.”
Ông ấy là bạn của tôi; ông ấy gọi
cho tôi và nói, “Tôi rất ngại ngùng vì dường như Khajuraho là một nơi rất đáng
xấu hổ. Và khi những người ngoài mà thấy những nhà thờ tôn giáo được làm tại
đó, họ sẽ không thể tin đó là một ngôi đền, một nơi thánh thiêng. Và chính tôi
cảm thấy tội lỗi, vậy nên tôi không thể giải thích và tôi không biết làm thế
nào để giải thích.”
Tôi nói, “Tôi sẽ đến.”
Tôi đã đi đến đó với vị khách
và cả ông bạn bộ trưởng giáo dục nữa – và ông ấy thì cứ luôn cố trốn tránh, bởi
vì ông ấy không có bất cứ khả năng nào để nhận ra, để chạm đến những thứ xinh đẹp,
những tuyệt tác ở đó – như là những tảng đá đang còn sống hay dường như một người
phụ nữ đang định bước ra khỏi bức tường nơi mà chúng được chạm khắc. Thật vô
cùng sống động.
Ông bộ trưởng đợi ở phía bên
ngoài và tôi thì đưa vị khách vào trong. Ông ấy đã rất kinh ngạc với những thứ
đẹp đẽ đó, những cơ thể được tạo ra một cách cực kì mỹ miều trong đá, như thể
người ta đã đưa cả sự sống vào trong những tảng đá, như thể chúng chứa đầy hơi ấm
của sự sống. Ông ấy không bao giờ nghĩ một thứ như vậy có thể tồn tại ở bất cứ
nơi nào trên thế giới. Và tôi đã giải thích cho ổng, “Đây mới chỉ là phía ngoài
của ngôi đền, và Ngài nên lưu ý một điểm rằng bên trong ngôi đền này không có bất
cứ tác phẩm điêu khắc nào, bức tượng nào, chỉ tuyệt đối trống rỗng và thinh lặng.”
Ông ấy nói, “Thật là một sự khải
lộ! Thật là lạ, những bức tượng nên được đặt bên trong ngôi đền. Tại sao chúng
lại bên ngoài và bên trong lại không có gì cả, chỉ trống không?”
Tôi nói với ông ấy, “Những ngôi
đền này được tạo ra bởi những nhà tâm lý học vĩ đại nhất từng xuất hiện trên
trái đất, khoảng ba ngàn năm trước. Họ được gọi là “tantrikas”, toàn bộ sự tiếp
cận của họ được gọi là “tantra”. Từ “tantra” là một từ tuyệt vời, nó nghĩa là mở
rộng nhận thức. Họ đã tạo nên những ngôi đền xinh đẹp như thế này trên khắp cả
đất nước.”
“Nhưng những người Hồi giáo đã
phá hủy gần hết chúng; quả thực là một điều may mắn khi ngôi đền này nằm trong
rừng sâu, được ẩn kín. Và chỉ có những thiền nhân mới thường hay lui tới đây;
không có bất cứ ngôi làng nào xung quanh ngôi đền. Bởi vì sự may mắn ngẫu nhiên
đó mà những thứ ở đây đã được bảo toàn, được cứu khỏi sự tàn phá.”
Tôi nói với ông ấy, “Bí mật là,
“tantra” tin rằng nếu bạn không đi xuyên qua được tất cả những kinh nghiệm về dục
- tới một điểm mà dục không còn là vấn đề với bạn chút nào nữa. Đó sẽ là một bước
nhảy siêu việt cho năng lượng bên trong của bạn. Và nó là lúc khi mà bạn có khả
năng để bước vào thánh đường bên trong của ngôi đền. Bạn đã sẵn sàng cho cái hư
vô của Phật Gautam; bạn đã sẵn sàng cho một cái thinh lặng thuần khiết.”
“Vậy nên những thiền nhân đã
thường thiền định hàng tháng trước những bức tượng này. Và nó là một chiến lược
vĩ đại, bởi vì nhìn vào những bức tượng này, một khoảnh khắc đến, vài điều vốn
tồn tại trong miền vô thức của bạn biến mất. Bài huấn luyện không chỉ là việc
nhìn một lần thoáng qua nhưng nó là sự huấn luyện trong hàng tháng, thậm chí
hàng năm trời. Nhưng những thiền nhân đó không được phép vào bên trong ngôi đền
cho đến khi họ trở nên vô cảm với mọi suy nghĩ về dục. Khi thầy của họ nhận thấy
ai đó trở nên hoàn toàn vô cảm với dục – thậm chí khi đang ngồi trước những bức
tượng đẹp nhất về những người phụ nữ – với đôi mắt nhắm – sau đó anh ta có thể
được cho phép bước vào trong ngôi đền.”
“Bây giờ, những suy nghĩ về dục
đang làm chủ tâm trí của mọi người. Cứ mỗi ba phút một người đàn ông bình thường
lại nghĩ về dục ít nhất một lần, và mỗi năm phút một người phụ nữ đều nghĩ ít
nhất một lần về nó. Những điều này là lỗi lầm tinh tế nhất mà Chúa đã tạo ra
con người khi Ngài ấy tạo nên thế giới; đó là lý do tại sao tôi nói ở đó không
có Thượng đế, để không ai gánh vác tất cả những trách nhiệm này. Đây là một sự
khác biệt rất nguy hiểm!”
Khi chúng tôi bước ra, vị thủ
tướng đã rất ấn tượng. Nhưng ông bộ trưởng đang đợi bên ngoài thì không. Mặc dù
ông ấy không vào trong, ông ấy vẫn đang cảm thấy xấu hổ. Và chỉ để che giấu đi
sự xấu hổ đó, ông ấy đã bảo vị khách rằng, “Đừng nhớ gì nhiều về nó. Nó chỉ là
một góc nhìn nhỏ bé của những người đã tạo nên ngôi đền này, và chúng tôi cảm
thấy xấu hổ thay khi họ quá tục tĩu như vậy.”
Vị khách nói, “Tục tĩu sao? Vậy
thì tôi sẽ phải quay trở lại đó để nhìn lại một lần nữa, bởi vì tôi không tìm
thấy bất cứ sự tục tĩu nào.”
Những bức tượng khỏa thân này
trông rất vô tội, rất ngây thơ, và chúng không ở đó để khêu gợi tính dục của bạn.
Sự tục tĩu là một hiện tượng
tinh tế, rất khó để phân biệt liệu một thứ là tục tĩu hay không. Nhưng điều này
nên được đặt làm tiêu chuẩn – tôi nghĩ chỉ có một tiêu chuẩn: sự tục tĩu là khi nó khêu gợi cảm
giác về tính dục trong bạn. Và nếu nó không chỉ không khêu gợi bất cứ
suy nghĩ về dục nào mà còn khơi lên cảm giác vô cùng của sự lộng lẫy huy hoàng
về cái đẹp, thế thì nó không phải là sự tục tĩu. Nhưng điều này sẽ phụ thuộc
vào mỗi cá nhân. Cùng một bức tượng có thể trông tục tĩu với người này, và với
người khác thì lại là một tuyệt phẩm nghệ thuật.
Tôi nói với vị bộ trưởng, “Tâm
trí của ông thì tràn đầy sự tục tĩu. Vị khách này tuy đến từ bên ngoài nhưng
ông ấy quả thực rất trong sáng. Ông ấy không khởi lên bất cứ câu hỏi nào về sự
tục tĩu của ngôi đền này.”
Trích dịch từ
quyển 'Osho’s Life and Teaching" (Phi Tuyết)